Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

Cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn khuyến và trần tế xương từ góc nhìn so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.64 KB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

LÝ THỊ NGỌC MAI

••
“CÁI TƠI” TRỮ TÌNH TRONG THƠ
NGUYỄN KHUYẾN VÀ TRẦN TẾ XƯƠNG TỪ GĨC NHÌN SO SÁNH
Chun ngành : Văn học Việt Nam
Mã số
: 60 22 01 21

Người hướng dẫn: TS. PHẠM THỊ NGỌC HOA


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Thị Ngọc Hoa. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong bất cứ một cơng trình
nghiên cứu nào.


TRANG PH ÌA
LỜI CAM ĐOAN
M C C Trang
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 12
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 12
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 13
6. Cấu trúc luận văn.......................................................................................... 13


Chương 1. NGUYỄN KHUYẾN, TRẦN TẾ XƯƠNG - CON NGƯỜI
VÀ THỜI ĐẠI ........................................................................................... 15
1.1.

ối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX ................ 15

1.1.1. Xã hội nửa thực dân, phong kiến đầy biến động ..................... 15
1.1.2. Nguyễn Khuyến, Tú Xương - Những nhà nho cuối mùa của chế độ
phong kiến............................................................................................ 18
1.2.

Hình tượng “cái tơi” trữ tình trong thơ ca trung đại ............ 22

1.2.1.

Giới thuyết về “cái tơi” trữ tình trong thơ ca trung đại............22

1.2.2.

Nguyễn Khuyến với “cái tơi” trữ tình của một bậc cao nho.... 25

1.2.3.

Tú Xương với “cái tơi” trữ tình nhà Nho thị dân..................... 29

Tiểu kết........................................................................................................ 33
Chương 2. BIỂU HIỆN “CÁI TƠI” TRỮ TÌNH TRONG THƠ
NGUYỄN KHUYẾN, TRẦN TẾ XƯƠNG - TỪ GĨC NHÌN SO SÁNH.. 34

2.1.


Nguyễn Khuyến - “cái tơi” trữ tình cao nhã, thâm thúy........34

2.1.1.

“Cái tôi” sâu lắng, khắc khoải niềm đau.................................. 34

2.1.2.

“Cái tôi” dung chứa tiếng cười trào lộng, u mua ..................... 41
2.2. Tú Xương - “cái tôi” bi phẫn, tuyệt vọng trước thời cuộc....46
2.2.1. “Cái tơi” trữ tình sâu lắng, bế tắc............................................. 46


2.2.2. “Cái tôi” tự trào - con người trượt chuẩn.................................52
2.3. Sự tương đồng và khác biệt của “cái tôi” trữ tình Nguyễn
Khuyến, Tú Xương .................................................................................... 57
2.3.1. Sự gặp gỡ giữa “niềm đau” và “tiếng cười” trong thơ Nguyễn
Khuyến, Tú Xương....................................................................................... 57
2.3.2. Sự khác biệt giữa “Cái tôi” trầm tĩnh Nguyễn Khuyến và “cái tôi”
bi phẫn Tú Xương ........................................................................................ 62
Tiểu kết................................................................................................ 69
Chương 3. PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN
KHUYẾN, TRẦN TẾ XƯƠNG - TỪ GĨC NHÌN SO SÁNH..................70
3.1. Ngơn ngữ nghệ thuật và hình ảnh thơ thể hiện “cái tơi” trữ
tình Nguyễn Khuyến .................................................................................. 72
3.1.1. Nghệ thuật sử dụng đại từ nhân xưng - một cách vinh danh chủ thể.
72
3.1.2. Nghệ thuật tổ chức, sắp xếp hình ảnh thể hiện “cái tơi” trữ tình
Nguyễn Khuyến ........................................................................................... 75

3.2. Hệ thống ngơn ngữ và hình ảnh thể hiện “cái tơi” trữ tình trong thơ
Tú Xương......................................................................................................79
3.2.1. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ thị dân thể hiện “cái tơi” ngơng
ngạo

79
3.2.2. Hệ thống hình ảnh xã hội thị dân trong thơ Tú Xương............82
3.3. Tương đồng và khác biệt trong phương thức thể hiện “cái tôi” của

Nguyễn Khuyến, Tú Xương.........................................................................85
3.3.1. Sự gặp gỡ về phức điệu trào phúng, trữ tình trong phương thức thể
hiện của hai nhà thơ ..................................................................................... 85
3.3.2. Sự khác biệt trong phương thức thể hiện “cái tôi” “cổ điển”
Nguyễn Khuyến và “cái tôi” “bung bứt” Tú Xương.................................... 88


Tiểu kết .............................................................................................. 94
KẾT LUẬN ...................................................................................... 95
DANH M C TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................... 99
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI UẬN V N THẠC S ản sao


1


2
Nghiên cứu về phong cách thể hiện thơ “không tắt gió”, “khơng bay ra
khói” của Tú Xương, Nguyễn Tn lý giải điều đó chính là vì: “Thơ Tú Xương
đi bằng cả hai chân: hiện thực và trữ tình, mà cái chân hiện thực ở người Tú
Xương chỉ làm một cẳng chân trái tả thực, chủ đạo cho đà thơ là ở chân phải

mà Tú Xương đã băng được mình tới chúng ta bằng nước bước lãng mạn trữ
tình [29, tr.72]. Rõ ràng, trong thơ Trần Tế Xương có sự kết hợp hài hịa hai
chân “hiện thực và trữ tình, hiện thực và lãng mạn”. Sự kết hợp ấy đã tạo cho
thơ Trần Tế Xương có một lối đi riêng, khó lẫn.
Tú Xương dù có làm thơ theo kiểu “xuất khẩu thành chương” cười cợt
giễu nhại cuộc đời hay có lúc nào đó cầm bút mà trải lịng trên những trang thơ
thì dứt khốt vẫn khơng phải thơ ra từ miệng, từ bút, mà trước hết là từ cõi
lòng, từ cõi tâm... Cái tâm tức là thế giới trữ tình của chính nhà thơ, nó gắn liền
với vận mệnh của đất nước, với thời thế, với giai cấp và với chính cả ngay số
mệnh của nhà thơ giữa cuộc đời. Nhận xét về “gốc rễ” trào phúng và trữ tình
trong thơ Trần Tế Xương, GS. Nguyễn Đình Chú nhận định: “Tú Xương được
mệnh danh là nhà thơ trào phúng kiệt xuất, trước hết cũng là nhờ có cái “tâm”
(.). Cõi tâm tức là thế giới trữ tình trong thơ Tú Xương. Nó gắn với vận mệnh
đất nước, với thời thế, với giai cấp Tú đã đưa chính mình vào thơ mình như
một nhân vật khách thể: Nhân vật Tú Xương, có cá tính rõ rệt và ít nhiều có ý
nghĩa điển hình sâu sắc cho cả một lớp người, lớp người của Tú Xương trong
một thời buổi, thời buổi của Tú Xương” [4, tr.27]. Như vậy, nhân vật trữ tình
trong thơ Tú Xương, hay “cái tơi” trữ tình phần nào được thể hiện chính ngay
số mệnh nhà thơ giữa cuộc đời.
Trong cuốn Văn học Trung đại Việt Nam, nghiên cứu về hiện tượng
ngôn ngữ “độc đáo” trên phương diện trào phúng - hiện thực của thơ Tú
Xương, GS. Nguyễn Đăng Na nhận định: “Thơ Trần Tế Xương có lắm bài hay,
dù trữ tình hay trào phúng. Những bài thơ xuất sắc của ông hay cả ý lẫn lời,


3
cấu tứ và sử dụng ngôn từ độc đáo. Tuy nhiên, nói đến thơ Trần Tế Xương, cái
phong cách gây ấn tượng nhất lại tập trung ở phương diện trào phúng, đả kích”
[56, tr.318].
Nghiên cứu thơ và cuộc đời con người nhà thơ biểu hiện trong thơ Trần

Tế Xương, Xuân Diệu cho rằng: “Có sự thống nhất hai luồng trữ tình và trào
phúng trong một con người: một trái tim, một linh hồn, một trí tuệ, một tài
năng của một thi sĩ, nhà thơ lớn Tú Xương !” [6 tr.137]. Nhận xét của Xuân
Diệu góp thêm sự khẳng định có hai luồng trữ tình và trào phúng đan xen trong
một con người: một trái tim, một linh hồn, một trí tuệ, một tài năng của một thi
sĩ Tú Xương.
Trên Tạp chí Sáng tạo năm 1957, Nguyễn Sỹ Tế có bài viết “Hệ thống
trào phúng của Trần Tế Xương”. Nghiên cứu sâu sắc hệ thống “tiếng cười”
trong thơ Trần Tế Xương, tác giả đã khái quát một cách ngắn gọn truyền thống
trào phúng trong văn học Việt Nam, phân tích nguyên nhân và đối tượng trào
phúng trong thơ Tú Xương là do yếu tố khách quan xã hội cộng với tài thơ trào
phúng của nhà thơ “non Côi - sông Vị”. Tác giả nhấn mạnh: “Tú Xương không
đạo đức hão, không vị nể, khơng tự ái, khơng nhẹ nhàng kín đáo, không đại
cương lý thuyết, không gián tiếp, không sợ người ta giận thù, khơng sợ sự
thật... đó là những yếu tố góp phần tạo nên tính đặc sắc trong phương thức biểu
hiện nghệ thuật của thơ văn Trần Tế Xương” [81, tr.36].
Từ lâu nay, nghiên cứu về Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương trên nhiều
phương diện, về con người cuộc đời; về nội dung phản ánh; về hình thức thể
hiện ... đã có rất nhiều cơng trình đề cập đến. Thơ là tiếng lòng của chủ thể. Dù
sống cùng thời đại, cùng bước qua nền giáo dục Nho giáo, song rõ ràng, tiếng
thơ hai nhà thơ, nhà nho cuối mùa ở cuối thế kỷ XIX cất lên trên những trang
thơ hẳn chẳng thể trùng khớp nhau. Ở hai nhà thơ tài hoa cùng thời này có
những điểm tương đồng và cũng có những độc đáo trong sáng tác nghệ thuật


4
của mình. Đề cập đến vấn đề này, Xuân Diệu cho rằng: “Nguyễn Khuyến là
nhà đại nho, người cao sĩ trong thời kỳ bắt đầu mất nước, bao nhiêu sự kiện
phản ánh vào ông, bao nhiêu dằn vặt, tranh đấu trong tâm hồn ông. Tú Xương
chỉ đỗ tú tài, chỉ hơn anh đồ một bậc, danh vị trong xã hội chưa đến là bao, cho

nên dễ tung tẩy, dễ phá phách, dễ ăn nói, dễ viết thơ phóng túng hơn! (.).
Nguyễn Khuyến làm quan đế bậc quyền Tổng đốc, dẫu sao cũng không thể trở
xuống làm anh đồ, thầy tú, cho nên phải tự mình câu thúc mình hơn (.). Cịn Tú
Xương đã nói là nói đến mức cao độ, đến mức điển hình, đến mức nổi bật hết
tất cả những gì gai góc của vấn đề của sự vật, tức là từ những gì sâu thẳm của
mình mà nói ra. Đó là một giọng nói cất lên từ tâm huyết, nó trào phúng, nó đả
kích cũng là tâm huyết, nó trữ tình lại càng tâm huyết, mà tâm huyết chứa
đựng trong những lời thơ rất hay. Đó là vinh quang của nhà thơ Tú Xương”[5,
tr.125]. Rõ ràng, giữa hai nhà thơ, nhà nho cùng thời này có những điểm tương
đồng và khác biệt trong sự thể hiện “cái tôi” trữ tình qua thơ.
Nguyễn Khuyến và Tú Xương là hai đại biểu xuất sắc nhất thuộc
khuynh hướng phản tỉnh, trào phúng và phủ định thực tại. Song, thơ văn ở hai
nhà thơ, nhà nho cuối mùa này vẫn có những “đường nét” riêng. Nhận xét về
điều này, Đặng Thai Mai cho rằng: “Yên Đổ với một vài người bạn vẫn tủm
tỉm những nụ cười khinh bỉ. Tú Xương chế giễu đời và tự chế giễu cả mình,
cười mình để cười đời” [13, tr.146]. Lý giải đôi chút về sự khác nhau giữa hai
nụ cười “cười mình cười đời” của Tú Xương và Nguyễn Khuyến, PGS.TS.
Biện Minh Điền giải thích: “Xuất phát điểm để Tam Nguyên Yên Đổ bước vào
làng văn sĩ Nho gia là hết sức thuận lợi (...). So với n Đổ thì Tú Xương bất
lợi hơn nhiều. Có lẽ một phần vì thế mà Tú Xương lắm phen buồn giận tư cách
“nhà văn” của mình: Muốn bỏ văn chương học võ biền” [13, tr.172].
Hơn một thế kỷ qua, nghiên cứu thơ văn Nguyễn Khuyến, Tú Xương, có
rất nhiều cơng trình tiêu biểu như: “Thi hào Nguyễn Khuyến - đời và thơ”


5
(Nguyễn Huệ Chi); “Nguyễn Khuyến - tác giả và tác phẩm” (Vũ Thanh);
“Luận về Nguyễn Khuyến” (Nguyễn Duy Diễn);“Nguyễn Khuyến, nhà thơ
Việt Nam kiệt xuất” (Văn Tân);“Nguyễn Khuyến - thân thế và thi văn” (Thế
Nguyên);“Tú Xương - Thơ, lời bình và giai thoại” (Mai Hương);“Thi pháp

thơ Tú Xương” (Hồ Giang Long); “Tú Xương - con người và nhà thơ” (Trần
Thanh Mại); “Thơ văn Trần Tế Xương” (Nguyễn Đình Chú, Lê Mai); “Trần
Tế Xương về tác gia và tác phẩm” (Vũ Văn Sỹ, Đinh Minh Hằng, Nguyễn Hữu
Sơn); “Thơ Tú Xương trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam” (Đồn
Hồng Ngun)... Đây là những cơng trình nghiên cứu, sưu tập về thơ văn Tam
nguyên Yên Đổ và Tú Xương một cách quy mơ, hệ thống. Những cơng trình
trên, đặt vấn đề nghiên cứu trên nhiều bình diện khác nhau, các nhà nghiên cứu
giải quyết theo mục đích của mình. Ở những cơng trình nghiên cứu ít nhiều
đều có quan tâm đến sự thể hiện con người Nguyễn Khuyến và Tú Xương biểu
hiện trong thơ.
Nghiên cứu trên phương thức nghệ thuật thể hiện của hai nhà thơ
Nguyễn Khuyến, Tú Xương cũng có rất nhiều cơng trình đề cập đến. Đánh giá
về những đóng góp lớn lao thơ Nơm trên phương diện nghệ thuật thể hiện của
Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương trong dịng thơ Nơm Đường luật, GS.
Nguyễn Đăng Na cũng đã khẳng định: “Hai tác giả lớn cuối cùng của dịng thơ
Nơm Đường luật là Trần Tế Xương và Nguyễn Khuyến. Hai tác giả này đã
chuyển thơ Nôm Đường luật từ văn học trung đại sang văn học cận - hiện đại”
[55, tr.293]. Điều đó cho thấy, thơ Nơm Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương có
những đóng góp lớn trong việc chuyển biến từ văn học trung đại sang văn học
cận - hiện đại Việt Nam.
Cùng thời với người “bế tắc về lý tưởng” Nguyễn Khuyến, “ánh sao lạ
vụt sáng trên bầu trời văn chương nước Việt”, Trần Tế Xương cũng rơi vào bi
kịch “bế tắc”, bi kịch “con người thừa”. Nhận định về Trần Tế Xương, GS.


6
Nguyễn Đăng Na cho rằng: “Thơ ca Trần Tế Xương đã thể hiện một cách cụ
thể, sinh động tâm trạng chán nản, phẫn uất đến cực điểm của ông đối với hiện
thực cuộc sống đương thời (...). Thơ ơng cịn là giọng trào lộng đầm đìa nước
mắt của một nạn nhân trước bi kịch thi cử. Đây là mâu thuẫn giữa lý tưởng và

hiện thực” [53, tr.308]. Trước hiện thực xã hội như nhau, hai nhà Nho cùng
thời đã có những phương cách thể hiện cảm xúc không giống nhau trong việc
thể hiện cái tơi trữ tình.
Đặt trong tương quan thời đại, xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, hai nhà
Nho đều rơi vào “bi kịch”, đều giống nhau trong sự “bế tắc về lý tưởng”. Hẳn
nhiên, hành xử ở từng người là không giống nhau. Theo đánh giá của Vũ Tiến
Quỳnh về Nguyễn Khuyến “tuy có lúng túng, song đã kịp thời đi tìm sự giải
thốt “thử ướm mình qua nhiều tâm trạng, nhiều địa vị mong tìm nơi ẩn náu
yên ổn, khả dĩ đưa lại ít nhiều thanh thản cho tâm hồn trong bối cảnh đầy bão
tố” [68, tr.299]. Trong khi đó, Trần Tế Xương cũng “bế tắc” trong cái đêm đen
“lẩn quẩn” của xã hội, ông lựa chọn cách thể hiện mình, ơng vung vít, ngoa
ngoắt, khinh mạn, chì chiết về giống bất nhân, rồi lại đau đáu với người thân,
với bạn bè... trong những lời chân thành hết mực. Để từ đó thơ ca Trần Tế
Xương đã thể hiện một cách cụ thể, sinh động tâm trạng chán nản, phẫn uất
đến cực điểm của nhà thơ. Tất cả những biểu hiện về “cái tôi” trữ tình của hai
nhà thơ đã thể hiện trong thơ khá rõ.
Nghiên cứu thơ văn Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương trên nhiều bình
diện khác nhau từ trước đến nay ln được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm,
tìm hiểu và có, những đánh giá nhận định xác đáng về biểu hiện cái tơi trữ tình
trong thơ của hai nhà thơ. Vì những mục đích nghiên cứu khác nhau, phần lớn
các cơng trình nghiên cứu độc lập hai nhà thơ hoặc đặt hai nhà thơ trong sự đối
sánh cũng chỉ để phục vụ cho mục đích nghiên cứu riêng. Những cơng trình
nghiên cứu trên sẽ là những gợi dẫn cần thiết để chúng tơi tiếp nối đi vào tìm


7
hiểu một cách hệ thống thơ ca của hai nhà Nho cùng thời với những nét tương
đồng và khác biệt trong việc thể hiện cái “tơi” trữ tình của từng nhà thơ thể
hiện trên thi phẩm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là sự đối sánh giữa “cái tơi” trữ
tình trong thơ Nguyễn Khuyến và Tú Xương. Trên cơ sở so sánh sự thể hiện
“cái tơi” trữ tình trong thơ của hai nhà thơ, chúng tôi hướng đến làm rõ giá trị
nội dung và nghệ thuật trong hệ thống sáng tác, từ đó nhận diện sự suy nghiệm
trong tính đa diện, trầm lắng, xót xa ngay trong tiếng cười châm biếm của mỗi
nhà thơ.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hệ thống các bài thơ của hai tác giả,
Nguyễn Khuyến và Tú Xương. Chúng tôi chọn cuốn Nguyễn Khuyến - tác
phẩm (Nguyễn Văn Huyền chủ biên) và cuốn Thơ văn Trần Tế Xương của
Nguyễn Đình Chú (1988), NXB Giáo dục Hà Nội để làm văn bản khảo sát.
Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát văn bản, chúng tôi tham khảo, vận
dụng một số nhận xét, đánh giá từ những kết quả nghiên cứu của một số cơng
trình khác nhằm làm rõ hơn nội dung đề tài.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trong dòng chảy thời đại, trong bối cảnh lịch sử chung có cùng ý thức
hệ thời đại, những người sáng tác nghệ thuật, bên cạnh sự “tuân chuẩn” giống
nhau trên cái nhìn đại thể, mỗi cá nhân nhà thơ vẫn có sự khác biệt trong cách
nhìn, cách cảm, cách thể hiện... của mình trong từng thi phẩm.
Thơng qua việc khảo sát, phân tích “cái tơi” trữ tình trong thơ của
Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương, chúng tôi hướng đến đối sánh “cái tơi” trữ
tình thể hiện trong thơ của từng cá nhân tác giả. Đồng thời, qua nội dung biểu
hiện và phương thức nghệ thuật thể hiện “cái tôi” trong thơ của Nguyến
Khuyến và Tú Xương, việc dẫn ra những điểm tương đồng và khác biệt của hai


8
tác gia lớn trong dòng văn học Trung đại vào thời điểm Nho tàn cuối thế kỷ
XIX là mục đích của luận văn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng linh hoạt một số phương

pháp cơ bản sau:
5.1. Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại: Khảo sát tồn bộ tác
phẩm chữ Nơm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương để minh chứng nét tương
đồng, khác biệt giữa “cái tơi” trữ tình của hai nhà thơ.
5.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Là phương pháp phân tích giá
trị nội dung và nghệ thuật của hai hệ thống tác phẩm để minh chứng cho đề tài
này.
5.3. Phương pháp so sánh và đối chiếu: Trong quá trình nghiên cứu,
chúng tơi đặt thơ Nguyễn Khuyến và Tú Xương trong tương quan so sánh để
thấy được những nét chung và điểm khác biệt giữa hai nhà thơ. Bên cạnh, sự
so sánh, đối chiếu với một số tác giả khác cùng thời để làm nổi bật luận điểm
đề ra là hết sức cần thiết.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội
dung chính của khóa luận được chia thành 03 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương - Con người và thời đại
Chương 2: Biểu hiện “cái tơi” trữ tình trong thơ Nguyễn Khuyến, Trần
Tế Xương - Từ góc nhìn so sánh
Chương 3: Phương thức nghệ thuật thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế
Xương - Từ góc nhìn so sánh


Chương 1
NGUYỄN KHUYẾN, TRẦN TẾ XƯƠNG - CON NGƯỜI VÀ THỜI ĐẠI
1.1. ối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX
1.1.1.

Xã hội nửa thực dân, phong kiến đầy biến động
Việt Nam vào những thập niên cuối thế kỉ XIX là một thời kỳ lịch sử rối


ren, phức tạp với các thể chế chính trị nửa thực dân, phong kiến cùng với các ý
thức hệ “nhập nhằng” xuất hiện. Cái cũ truyền thống chưa mất đi, cái mới “nhố
nhăng” lại tràn vào xã hội, tạo nên một xã hội đầy biến động mới - cũ, Tây - ta
hỗn loạn.
Một vấn đề lớn đặt ra cho sự sống còn của đất nước khi thực dân Pháp
tiến quân xâm lược nước ta là canh tân cải tổ đất nước hay thủ cựu giữ. Tuy
nhiên, các triều đại phong kiến nhà Nguyễn vẫn giữtư tưởng thủ cựu, lo chăm
chút, xây dựng cung điện, “trọng nông, ức thương”, cho phương Tây là “ngoại
di”, hơn là cải tổ, canh tân đất nước, điều đó đã dẫn đến việc nước ta rơi vào
tay chủ nghĩa thực dân.
Những năm cuối cùng của thế kỷ XIX, chế độ phong kiến của nhà
Nguyễn hoàn toàn sụp đổ kéo theo sự sụp đổ của ý thức hệ Nho giáo. Nho giáo
với tư tưởng trung quân, ái quốc “Sống thờ vua, thác cũng thờ vua” (Nguyễn
Đình Chiểu) đã tồn tại qua bao thế hệ nhà Nho ở Việt Nam. Thế nhưng, khi gót
giày xâm lược thực dân Pháp vào Việt Nam mang theo nền văn minh của khoa
học kỹ thuật và tư tưởng cá nhân chủ nghĩa đã làm biến đổi sâu sắc xã hội Việt
Nam. Triều đình hỗn loạn, vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi, nhà Nguyễn
chính thức làm bù nhìn, làm tay sai cho giặc. Tư tưởng trung quân, ái quốc giờ
đây rơi vào khủng hoảng trầm trọng, vua khơng cịn tận trung với nước, triều
đình khơng cịn chăm lo đến đời sống của nhân dân. Đứng trước cảnh quân
giặc làm càn trên đất mẹ, triều đình nhà Nguyễn lại khơng xuất binh kháng
Pháp, các sĩ phu yêu nước như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Hoa Thám, Phan


Đình Phung... phải đi tìm một con đường mới để mong thoát khỏi những bế tắc
hiện tại. Những cuộc khởi nghĩa tự phát của nhân dân nổ ra rồi cũng lụi dần, sự
khủng hoảng về mặt tư tưởng sâu trong lòng xã hội ngày càng bộc lộ rõ nét
hơn.
Những biến động của xã hội và sự khủng hoảng, suy vong của ý thức hệ
Nho giáo khiến nhà nho hoang mang, nhận thức về nhân cách của họ cũng dần

có sự thay đổi. Xã hội thực dân tư sản dần thay thế xã hội phong kiến cũ, nho
phong tàn tạ, sĩ khí tiêu tán, bút lơng hết thời...
Thực dân Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, cơ
bản bình định xong về mặt quân sự, tiếp đến chúng xây dựng một trật tự xã hội
mới. Bộ máy cai trị được tổ chức theo lối hiện đại hơn, chặt chẽ hơn và có
quyền lực hơn, chi phối tồn diện mọi hoạt động xã hội. Sự tiến bộ của khoa
học kỹ thuật dẫn đến sự phá sản của những hoạt động mang tính thủ cơng, tạo
nên một nguồn nhân công rẻ mạt dồi dào phục vụ cho các công trình khai thác
của chúng. Đi kèm là chính sách sưu cao thuế nặng cùng với những luật lệ hà
khắc của bộ máy quan liêu thống trị. Đó cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
mâu thuẫn sâu sắc giữa người với người chốn thành thị và nông thôn, giữa giai
cấp tư bản và phong kiến.
Chế độ thực dân nửa phong kiến hình thành đã kìm hãm sự phát triển
của đất nước bởi một mặt, giao thông, buôn bán, kinh tế hàng hóa phát triển
tạo nên một thị trường sơi động khắp cả nước, mở rộng giao lưu với thị trường
quốc tế, mặt khác, Pháp lại dựng lên một hàng rào thuế quan làm cho Việt Nam
hoàn toàn bị phụ thuộc vào nước mẹ Đại Pháp. Với sự hà khắc của những
chính sách kinh tế do Pháp đặt ra, nước ta vừa trở thành một nơi cung cấp
nguồn nguyên liệu hàng xuất khẩu cho thương nghiệp Pháp, vừa trở thành một
thị trường tiêu thụ những sản phẩm ế thừa cho chúng.
Chế độ thuộc địa dẫn tới sự hình thành một thành phần mới trong xã hội


- tay sai của thực dân. Đầu tiên là đội ngũ nhân công bản xứ, tiếp đến là những
kẻ làm trong bộ máy cai trị thực dân, nào là thông ngôn, ký lục phụ trách việc
giao thiệp giấy tờ, rồi đến các me Tây, thầu khoán... tất cả tập hợp lại thành
tầng lớp thị dân xốy trong vịng quay qn xâm lược.
Chứng kiến biến động toàn cảnh của xã hội, lớp nhà nho trong giai đoạn
này đã bộc lộ thái độ của mình một cách thẳng thắn, dù thất thế nhưng vẫn
quyết liệt phản kháng, phản kháng bằng hành động và bằng ngòi bút sáng tác

văn chương. Tuy nhiên, ưu thế của tinh thần dân tộc và đạo nghĩa thánh hiền
vẫn không thể nào lấn át nổi những biến đổi nhanh chóng của xã hội thực dân
nửa phong kiến, những nhà nho chấp nhận sự thất thế của mình trước cuộc đổi
thay từ trước đến nay chưa từng chứng kiến. Cuộc sống khơng cịn bó hẹp
trong khn khổ cũ mà trở nên đa dạng hơn. Chính trị, kinh tế, văn hóa của
dân tộc đã và đang thay đổi. Văn hóa hiện đại từ phương Tây tràn vào, trộn lẫn
với văn hóa truyền thống tạo nên một thứ văn hóa lai căng Tây ta lẫn lộn. Đó
là một xã hội mà theo GS. Trần Đình Huợu: “Sự êm ấm của lịng từ hiếu, cung
thuận trong gia đình khơng giữ được gia đình, cha mẹ, tình làng xóm q
hương với cái rộn ràng của học hệ đình đám khơng giữ được chân chàng trai
sau lũy tre xanh. Bước ra ngồi khn khổ cuộc sống chật hẹp, yên lặng, họ
hàng, làng mạc, người ta phải tỉnh táo, vật lộn trong tình thế “khơn sống mống
chết” của một quan hệ lạnh lùng “tiền trao cháo múc”. Người ta phải tự ý thức,
phải sống, phải suy nghĩ, ước mơ cho riêng mình trong những điều kiện của
một xã hội rộng lớn” [29, tr.17]. Cái xã hội đi vào hỗn độn, xô bồ, mọi kỷ
cương, trật tự đều bắt đầu bung bứt, cái xã hội thị thành ngày càng lộ dần
“nguyên hình” với tất cả những nhố nhăng kệch cỡm.
Sự biến đổi xã hội dẫn đến sự thay đổi trong nhận thức của người dân,
đặc biệt là tầng lớp trí thức Nho học. Trước thực trạng này, nhiều nhà nho vơ
cùng đau xót. Xót xa nhưng bất lực, chỉ biết gửi tâm sự vào những trang thơ.


Hiện thực xã hội là những nhân tố khách quan dẫn đến tiếng cười chua chát ẩn
chứa bao nỗi xót xa của các nhà nho - nhà thơ trong buổi giao thời giữa hai
hình thái ý thức xã hội phong kiến và tư bản thuộc địa ở Việt Nam vào cuối thế
kỷ XIX.
1.1.2.

Nguyễn Khuyến, Tú Xương - những nhà nho cuối mùa của chế


độ phong kiến
Nguyễn Khuyến thường được gọi là ông Nghè Và hay Tam Nguyên Yên
Đổ, hiệu là Quế Sơn, sinh năm 1835, trước tên là Nguyễn Tất Thắng, người
làng Yên Đổ tục gọi là làng Và (sau này là làng Vị Hạ), huyện Bình Lục, tỉnh
Hà Nam. Tổ phụ là Nguyễn Mại đậu Tiến sĩ sung chức Hiến Sát Sứ triều Lê.
Thân phụ ông là Nguyễn Lệ đậu 3 khoa Tú Tài, gần 40 tuổi mới sinh hạ ra ông.
Từ nhỏ đã rất thông minh và chăm học, nổi tiếng thần đồng. Năm 12 tuổi đã
thuộc Kinh Sử, 14 tuổi văn lý đã thông, 15 tuổi đỗ đầu kỳ hạch tỉnh. Hai năm
sau sửa soạn thi Hương thì thân phụ mất phải ở nhà cư tang. Sau đó cửa nhà sa
sút túng thiếu lại rủi mấy khoa thi Hương sau đều rớt nên phải đi dạy học để độ
nhật. Hoàng Giáp Tam Đăng Phạm Văn Nghị mến tài chu cấp cho ăn học. Năm
1864 đỗ Giải Nguyên trường Hà Nội nhưng năm sau thi Hội trượt, rồi lại hỏng
luôn hai khoa nữa nên đổi tên là Nguyễn Khuyến để tự răn mình. Đến khoa thi
năm 1871 ơng mới đỗ Hội Ngun và Đình Ngun Hồng Giáp.
Lúc đầu, Nguyễn Khuyến được sơ bổ Nội Các Thừa Chỉ rồi làm Đốc
Học Thanh Hóa, tiếp đó được thăng Bố Chánh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Ơng
chính sự cần mẫn, thanh liêm lại có tài thao lược trong nhiều vụ tiêu trừ giặc
giã. Một lần ông dâng sớ xin về hưu nhưng vua Tự Đức không chấp thuận,
triệu về kinh làm Sử Quán Toản Tu. Năm 1882, Pháp lấy cớ thông thương uy
hiếp Hà Nội, ông được cử làm Thương Biện lo việc giao thiệp và thương
thuyết với Pháp. Sau đó sung chức Tổng Đốc Sơn - Hưng - Tuyên. Tình hình
trong nước lúc đó rất nguy ngập, Pháp hạ thành Hà Nội năm 1883. Năm sau,


1884 vua Tự Đức băng hà triều đình Huế phải ký hịa ước Patenơtre cơng nhận
cho Pháp quyền bảo hộ Bắc và Trung Kỳ. Năm 1885 Nguyễn Khuyến lấy cớ
đau mắt cáo quan xin về quê sống đời thanh bần nơng thơn. Sau khi bình định
các nơi, Pháp tìm cách mua chuộc sĩ phu để thu phục nhân tâm nên ủy cho
Hoàng Cao Khải rồi Vũ Văn Báo nhiều lần mời Nguyễn Khuyến ra làm quan
nhưng ông nhất định khước từ.

Nguyễn Khuyến làm quan lúc vận nước rơi vào tay giặc, các phong trào
yêu nước lần lượt bị dập tắt, cơ đồ nhà Nguyễn gần như sụp đổ hoàn toàn nên
ông không thực hiện được lý tưởng xây dựng đất nước tốt đẹp như ông hằng
mơ ước. Không thay đổi được thế cục, cũng không thể thỏa hiệp với thực dân,
ông bất mãn, u uất, chán nản chọn con đường lánh đục khơi trong như bao ẩn
sĩ khác. Cáo quan về ở ẩn, “minh triết bảo thân” là con đường mà các nhà nho
tiền bối vẫn từng làm. Nguyễn Khuyến cũng theo con đường ấy để giữ trọn khí
tiết bằng sự lựa chọn về nơi chốn làng quê yên ả làm một dật dân, ẩn sĩ.
Sinh ra sau Nguyễn Khuyến 35 năm, nhưng lớn lên và phải chứng kiến
bao điều nhố nhăng của xã hội Thực dân nửa phong kiến, Tú Xương gần như
là chứng nhân của thời đại ấy. Ông tên thật là Trần Duy Uyên, thường gọi là
Tú Xương, tự là Mặc Trai, hiệu là Mộng Tích, đến khi thi Hương mới lấy tên
là Trần Tế Xương. Đã có lần trong thơ, ơng nói thẳng điều này một cách “cay
phẫn”: “Tế đổi thành Cao mà chó thế!”.
Được sinh ra trong một gia đình đơng con, thuộc dịng dõi Nho gia tại
Vị Xuyên (Nam Định), Tú Xương nổi tiếng thơng minh, có tài và có cá tính.
Tiếc thay, con đường khoa cử của ông mãi lận đận. Mười lăm tuổi, ông tham
gia kỳ thi Hương, hai khoa tiếp theo cũng “lều chõng” đến trường thi cũng
trượt cả hai. Mãi đến khoa Giáp Ngọ (1894), ông đậu tú tài khi ông hai mươi
bốn tuổi.Với học vị tú tài thời ấy, ông cũng chỉ làm ông đồ dạy học chứ vẫn
chưa được chức quan nào. Các khoa thi tiếp theo (cứ ba năm một khoa), ông


lại vác lều chõng đi thi, nhưng rồi khoa nào cũng trượt. Chính Tú Xương đã
khơng ngần ngại để tổng kết về con đường khoa cử lận đận đầy chua chát của
mình: “Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy”. Tú Xương nói nhiều đến “điều
tu sĩ” của kẻ sĩ, ơng mạt sát bọn cử nghè. tưởng như ông căm ghét chế độ khoa
cử. Nhưng ông vẫn đi thi vẫn khuyên người khác đi thi. Tú Xương khơng thốt
được vịng danh lợi. Ơng chỉ thấy có một lối thốt cảnh nghèo, con đường lập
thân chính là con đường khoa cử. Suốt đời “lóc cóc lụi cụi”, mà cuối cùng ơng

vẫn khơng trang trải xong với nợ công danh, để rồi, cay đắng thốt lên: “Hổ bút
hổ nghiêng/ Tủi lều tủi chõng”.
Bi kịch đáng kể của ơng Tú thành Nam gói gọn trong 37 năm ngắn ngủi
(1870 - 1907) lại nằm trọn trong giai đoạn lịch sử vô cùng bi thương của thảm
cảnh nước mất nhà tan. Một nhà Nho được trang bị học thuyết Nho giáo với
những vấn đề cương thường đạo nghĩa, trí qn trạch dân., rồi chính ơng phải
chứng kiến mọi sự đổ vỡ của Nho giáo trong lòng xã hội thị thành với tất cả
những nhố nhăng kệch cỡm của nền văn hóa, chính trị, kinh tế lai tạp hỗn độn
ở buổi giao thời.
Nguyễn Khuyến và Tú Xương đều xuất thân từ dòng dõi Nho học.
Nguyễn Khuyến sinh ra và lớn lên khi Pháp chưa xâm lược còn Tú Xương sinh
ra khi đất nước đang rơi vào cảnh lâm nguy. Xã hội Việt Nam lúc ấy đã chuyển
sang một xã hội mới là xã hội thực dân nửa phong kiến. Cái xã hội ấy gắn với
mọi sự thay đổi, thay đổi trong từng bộ phận giai cấp, trong mọi nền nếp sinh
hoạt, trong mọi trạng thái tâm lí xã hội. Đây là lúc mọi trật tự cứ đảo lộn cả
lên, ông làm thằng, thằng làm ông, cậu bồi, cậu bếp, thầy thơng, thầy kí,... rặt
một phường bất tài vô liêm sỉ nhưng sẽ làm anh làm chị, nghênh ngang vênh
mặt với đời. Và đây cũng là lúc nho phong tàn tạ, sĩ khí tiêu điều, bút lơng đến
ngày hết được săn đón, mọi giá trị cũ đang sụp đổ trước uy thế của đồng tiền.
Cái xã hội đảo điên tan tác ấy đã tác động đến nhiều nhà Nho chân chính, có ý


thức trước vận mệnh đất nước, trong đó có Nguyễn Khuyến và Tú Xương.
Chứng kiến thực tế đảo điên, lố bịch của xã hội thực dân nửa phong kiến
diễn ra từng ngày trên đất nước, nhà Nho hướng ngòi bút vào sự châm biếm đả
kích sự xấu xa của xã hội. Mặt khác, nội dung thể hiện trong thơ ca khơng kém
phần quan trọng chính là những nỗi buồn sâu lắng, đau đớn xót xa trước vận
nước, trước tấn bi hài của thời đại mà hai nhà nho từng chứng kiến. Có bi kịch
nào hơn khi cả hai nhà Nho Nguyễn Khuyến và Tú Xương đều ý thức được nỗi
nhục mất nước, ý thức được trách nhiệm của kẻ sĩ trước vận mệnh nước nhà

nhưng đành bất lực.
Đứng trước những đổi thay của thế thái nhân tình, nhân cách nhà nho
chân chính của Nguyễn Khuyến và Tú Xương vẫn giữ được sự vững vàng
khơng hịa trộn vào dịng chảy xấu xa. Ở họ ta bắt gặp những quan điểm sống
giống nhau. Với Nguyễn Khuyến đó là cách sống giả câm giả điếc “Tấm hồng
nhan đem bơi lấm xóa nhịa”. Tú Xương cũng vậy, sống chỉ là “ấm ờ, giả câm
giả điếc”, là “khơn chán thì giả làm ngây” là khơng cần phơ trương chí khí với
đời là khơng màng cơng danh, biết đau cùng nỗi đau dân tộc, nỗi đau thế sự.
Trước hiện thực thời đại lịch sử đầy bão táp ấy, hai nhà nho cùng thời
đều có những nỗi niềm giống nhau: Sự bất mãn phản kháng trước xã hội, tiếng
nói tâm tình của một tấm lịng u nước. Tuy nhiên, hai kiểu tâm tình được đặt
trong hai giọng thơ khác nhau. Cũng là tiếng cười chua chát, cũng là nỗi đau
thẳm sâu về một đất nước suy vong, nhưng ở hai nhà nho cuối mùa Nguyễn
Khuyến, Tú Xương là những cách thể hiện khác nhau. Điều này xuất phát từ
nhiều lý do, cuộc đời, vị thế và nét độc đáo cá tính sáng tạo của từng nhà thơ.
1.2. Hình tượng “cái tơi” trữ tình trong sáng tác văn chương trung đại

1.2.1 Giới thuyết về “cái tơi” trữ tình trong thơ ca trung đại
Văn hoá Việt Nam chịu ảnh hưởng rất sâu đậm của văn hố Trung Quốc.
Do đó các hoạt động sáng tạo văn học Việt Nam đặc biệt là văn học trung đại


chịu ảnh hưởng sâu đậm của tư tưởng Tam giáo. Đặc điểm chung dễ nhận thấy
của sự ảnh hưởng này trong văn học trung đại là quan niệm về con người “vô
ngã”. Các triết lý của Nho - Phật - Đạo đều chủ trương lý tưởng phá ngã, vô
ngã, vô kỉ nhưng không hề là một sự diệt ngã tuyệt đối. Trái lại tất cả đều dựa
vào phẩm chất cá nhân để giải phóng cho cái “ngã” nội tại khát khao tự do
được bước sang thế giới khác, khơng gị bó tạm bợ. Văn học chịu ảnh hưởng
của các triết lý này nhưng không đồng nhất với chúng. Trên cái nền đó, văn
học thể hiện “cái tơi”trữ tình theo nhiều chiều hướng, nhiều phương thức và

từng mức độ khác nhau.
Thế kỉ X mở đầu cho sự phát triển rực rỡ của các thể loại, là điều kiện
cho những cá nhân chứng tỏ tài năng sáng tạo. Khi văn học viết được sáng tạo
bởi các cá nhân thì khi đó, dù ít, dù nhiều cái Tôi cá nhân cũng đã xuất hiện.
Theo một số nhà nghiên cứu về cái tôi trong văn chương thời cổ cho rằng, “Cái
Tôi” là biểu hiện của ý thức con người về cá nhân. Sự tự ý thức đó được biểu
hiện ở mức độ nào và mức độ đó tuỳ thuộc vào từng thời đại. Thời đại quy
định con người, con người sống theo thời đại. Khi thời đại đó là thời đại của
những cái ta, của cộng đồng thì văn học phải xây dựng mẫu hình con người lý
tưởng mang dáng dấp cộng đồng, con người xã hội. Điều đó khơng có nghĩa
con người cá nhân bị tiêu diệt, nó vẫn tồn tại ở một mức độ cần thiết phải có.
Lẽ đương nhiên, trong văn học trung đại cũng xuất hiện vai trò của chủ thể
sáng tạo ở từng mức độ đậm nhạt khác nhau, vấn đề là ở sự thể hiện cái tôi
theo phương thức nào và đâu là “phi ngã”, đâu là phần sáng tạo riêng.
Từ khi văn học viết ra đời, con người luôn là chủ thể sáng tạo đồng thời
cũng là đối tượng nhận thức phản ánh của văn chương. Đặc điểm “sùng cổ”,
“phi ngã” đã trở thành đặc điểm riêng của văn học trung đại. Mỗi tác gia văn
học trung đại đều là những nhà tư tưởng, nhà chính trị lớn. Lý tưởng của họ là
lý tưởng về một xã hội tốt đẹp, về một mẫu hình nhà nước dưới thời vua


Nghiêu - Thuấn. Nhưng ở họ vẫn tồn tại hai con người: con người xã hội - con
người cá nhân. Với tư cách con người chức năng, thơ văn của họ hướng tới đề
tài cao cả, sản xuất ra lối thơ giáo huấn, quan phương. Khi đó, thơ văn của họ
đại diện cho tiếng nói cộng đồng. Đó là tiếng nói yêu nước, căm thù giặc trong
thơ Phạm Ngũ Lão, Trần Quang Khải hay những nỗi niềm đau khổ của những
mất mát lớn lao trong văn tế của Nguyễn Đình Chiểu. Cịn khi đối diện với nỗi
lịng mình, đối diện với nỗi đau thân phận và hoàn cảnh cụ thể mn vẻ đời
thường thì khi ấy, yếu tố con người cá nhân dễ được bộc lộ. Trong những trạng
huống bức xúc, những cảnh ngộ dễ khơi gợi sự mẫn cảm trong tâm hồn người

nghệ sĩ ... bột khởi những rung động nghệ thuật đích thực từ đó khởi động
những suy cảm cá nhân. Do đó, cái hữu ngã và cái vô ngã, cái Tôi và cái Ta
luôn cùng tồn tại trong sáng tác nghệ thuật.
Vấn đề “cái tơi” trữ tình trong văn học trung đại là kết quả của sự ý thức
và phân hóa về giá trị của con người trên nền ý thức chung của thời đại. Cho
nên, hình tượng “cái tơi” trong văn học trung đại có một q trình ý thức chậm
chạp, lâu dài. Nó phản ánh q trình vận động giải phóng cá tính của con
người trong hoàn cảnh thực tế của đời sống. Trong sáng tác nghệ thuật, tính
chất quan phương truyền thống cịn nặng nề nên sự thể hiện cái tơi vẫn cịn hạn
chế ở những mức độ nhất định. Dẫu vậy, không phải tác phẩm nào cũng phi
ngã và được hiểu theo nghĩa tuyệt đối mà cùng với đó là tính hữu ngã song
song tồn tại. Tuy không được rõ ràng, rành mạch như thời hiện đại, song vấn
đề “cái tơi” trữ tình trong văn học trung đại như một mạch ngầm vẫn chảy
trong dịng chung của văn học Việt Nam.
Văn học khơng chỉ là bức tranh phản ánh đời sống mà nó còn là bức
chân dung tinh thần của chủ thể sáng tạo. Chủ thể không chỉ là người sáng tạo
ra những giá trị tinh thần mà còn là đối tượng miêu tả biểu hiện; chủ thể không
chỉ được xem như là một yếu tố tạo nên nội dung tác phẩm mà còn được xem


như là một phương tiện bộc lộ nội dung của tác phẩm, là một thành tố của thế
giới nghệ thuật do tác phẩm tạo ra. Ở những nhà thơ có cá tính sáng tạo độc
đáo, dấu ấn của chủ thể càng in đậm trong từng từ, từng hình ảnh, từng dịng
thơ, bài thơ.
“Cái tơi” là yếu tố của chủ thể làm cho chủ thể ý thức được chính mình,
là chức năng tự nhận thức của chủ thể. Có thể thấy cái tơi của nhà thơ có mối
quan hệ trực tiếp và thống nhất với cái tơi trữ tình trong thơ. Nhà thơ là nhân
vật chính, là hình bóng trung tâm, là cái tơi bao qt trong tồn bộ sáng tác.
Những sự kiện, hành động, tâm tình và kí ức trong cuộc đời riêng cũng in đậm
nét trong thơ. Cái tôi của nhà thơ có lúc thể hiện trực tiếp qua những cảnh ngộ

riêng, trực tiếp giãi bày những nỗi niềm thầm kín, có khi được hiện diện gián
tiếp qua cách nhìn, cách nghĩ, qua những sắc thái tình cảm, thái độ trước thế
giới của nhà thơ.
“Cái tơi” trữ tình trong thơ và cái tôi của nhà thơ không hề đồng nhất.
Cái tơi của nhà thơ ngồi đời thuộc phạm trù xã hội học, cịn “cái tơi” trữ tình
trong thơ thuộc phạm trù nghệ thuật. Cái tơi trữ tình là cái tơi nhà thơ đã được
nghệ thuật hố và trở thành một yếu tố nghệ thuật phổ quát trong thơ trữ tình,
là một thành tố trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Thơ trữ tình là tiếng nói
trực tiếp biểu lộ những cảm xúc suy tư, chiêm nghiệm. Tính chất cá thể hóa
của cảm nghĩ và tính chất chủ quan hóa của sự thể hiện là dấu hiệu cơ bản của
thơ trữ tình.
Trong q trình sáng tác, cái tơi nghệ sĩ bước vào thế giới nghệ thuật và
trở thành một hình tượng trọn vẹn. Hình tượng cái tơi có mối quan hệ tương
đồng với chủ thể trữ tình đang tự bộc lộ với toàn bộ sức mạnh nhân cách với
mọi khả năng của nó. Hình tượng cái tơi là sự hiện thực hóa, khách thể hóa cái
tơi trữ tình trong thế giới nghệ thuật thơ. Hình tượng cái tơi khơng hoàn toàn
đồng nhất với con người tác giả mà là kết quả của sự điển hình hóa nghệ thuật


khi cá nhân nhà thơ nghe thấy mình trong người khác, với người khác và cho
người khác. Khi sáng tác nhà thơ đã tạo nên một thế giới nghệ thuật riêng thì
tất yếu trong thế giới nghệ thuật ấy có hình tượng cái tơi và hình tượng này
đóng vai trị nhân vật trung tâm.
Văn học thế kỷ XIX là thời kỳ phát triển rực rỡ của thơ ca trung đại Việt
Nam. Giai đoạn văn học này phần lớn xuất hiện những sáng tác có ý thức về sự
bất lực của cái tôi cá nhân trước cuộc đời và thời cuộc. Hình ảnh con người cá
nhân ý thức về cái tơi bất lực góp phần đánh dấu chấm dứt vai trị của mơ hình
nhân cách truyền thống. Điều này thể hiện trong sáng tác của một số tác giả
cuối thế kỷ XIX nói chung, trong thơ văn Nguyễn Khuyến, Tú Xương nói
riêng khá rõ.

1.2.2 Nguyễn Khuyến với “cái tơi” trữ tình của một bậc cao Nho
Sống trong thời nhà Nguyễn ổn định, mục đích của Nguyễn Khuyến
cũng như bao nho sĩ khác là học hành thi cử đỗ đạt làm quan. Bởi lẽ đó chính
là con đường duy nhất để mỗi nhà Nho thực hiện lý tưởng sống của mình trong
xã hội phong kiến. Bước vào con đường hoạn lộ, Nguyễn Khuyến trơi nổi giữa
vịng quay hỗn loạn của triều đình, ông chứng kiến tất cả sự thối nát của nó và
sự tham lam, tàn bạo của bọn tay sai, trong ông, niềm tin về nhân cách đạo đức
của nhà nho cùng lý tưởng trung quân dần rạn vỡ. Ông rời xa chốn quan
trường với ngổn ngang tâm sự, cái tri thức của một vị đại khoa giờ cũng trở
nên vô nghĩa, không thể giúp ông ứng biến trước thời cuộc đổi thay.
Thời thế đổi thay dẫn đến sự phân hóa gay gắt trong tầng lớp nho sĩ,
Nguyễn Khuyến cũng có sự thay đổi, nhân cách nhà nho cũng có sự biên đổi
trong ơng. Đứng trước hồn cảnh đó, bản thân mỗi nhà Nho đều đặt mình
trong sự lựa chọn: hành đạo hay ẩn dật? Nguyễn Cơng Trứ từng nói: “Xưa nay
xuất xử thường hai lối”. Nếu bậc vua minh, thì người quân tử sẵn lòng phò vua


giúp nước, bởi lý tưởng của nhà Nho là “trí quân trạch dân”, “dùi mài kinh sử”,
“đăng trường ứng thí”. Thực tế thời đại đã làm cho những tư tưởng ấy lụi tàn,
họ chọn lui về với cuộc sống thanh bần để giữ khí tiết. Nguyễn Khuyến lựa
chọn cách ứng xử “đắp tai cài trốc”, mong được làm “hòn đá tảng trơ trơ cho
đỡ khổ” nhưng trong lịng ơng vẫn ln day dứt về sự lựa chọn của mình. Ơng
bộc bạch nỗi lịng bằng thơ tự trào, ơng tố cáo xã hội bằng những vần thơ
châm biếm sâu cay... Nguyễn Khuyến mang trong mình nỗi đau thế thái nhân
tình, khóc thương cho vận mệnh đất nước và sự mai một của giá trị văn hóa
truyền thống.
Cùng là sự bất mãn với xã hội, châm biếm, tố cáo những người những
việc xấu xa nhưng cách thể hiện của các nhà thơ cùng thời rất khác nhau.
Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một nhà thơ trào phúng châm biếm. Nội dung
châm biếm của ông bao giờ cũng có một ý nghĩa xã hội và chính trị phong phú.

Động cơ châm biếm của ơng xuất phát không phải từ sự bất mãn về quyền lợi
cá nhân mà là từ lòng yêu nước nồng nàn. Đối tượng đả kích của ơng tập trung
xung quanh những người những việc có liên quan đến việc nước mất hay việc
thực dân Pháp đặt quyền thống trị trên đất nước ta. Hạng người bị Nguyễn
Khuyến châm biếm nhiều hơn cả là bọn thống trị phong kiến. Ông rất khinh và
ghét mọi quan lại cũ hay mới vì ơng cho rằng khi chủ quyền trong nước đã mất
thì làm quan là một điều hổ thẹn, một sự vi phạm không thể tha thứ được đối
với đạo đức của một nhà nho chân chính. Nguyễn Khuyến đánh một địn đau
vào tồn bộ bọn vua quan đương thời khi chỉ ra tất cả bọn chúng chỉ là một
“phường chèo” nghĩa là một đám bù nhìn của thực dân:
Vua chèo cịn chẳng ra gì
Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề
(Lời người vợ phường chèo)
Ơng đã hạ bệ những ơng tiến sĩ tri thức trong hình hài những “Cái mặt


×