Tải bản đầy đủ (.docx) (147 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất cây măng tây trồng tại xã ninh trung, thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN THỊ ÁNH VÂN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN
HỮU CƠ VI SINH ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT
VÀ PHẨM CHẤT CÂY MĂNG TÂY (Asparagus officinalis
L.) TRỒNG TẠI XÃ NINH TRUNG, THỊ XÃ NINH HÒA,
TỈNH KHÁNH HÒA

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 8420114

Người hướng dẫn: TS. BÙI HỒNG HẢI


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan cơng trình này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng,
đã công bố theo đúng quy định.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một
cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn củaViệt Nam chưa từng
được sử dụng hay cơng bố trong bất kì cơng trình khác cho đến thời điểm này.
Tôi xin cam đoan!

Học viên cao học

Nguyễn Thị Ánh Vân



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình hồn thành đề tài luận văn, ngồi sự cố gắng của
bản thân, tơi cịn nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của nhiều tập thể
và cá nhân. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Các thầy cô bộ môn Sinh học ứng dụng - Nông nghiệp, Khoa Khoa học Tự
nhiên, Trường ĐH Quy Nhơn tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành luận văn
này.
Thầy giáo TS. Bùi Hồng Hải đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức
cũng như kinh nghiệm để giúp tơi hồn thành luận văn này. Trong q trình làm
việc, tơi ln nhận được những lời nhận xét, góp ý quý báu từ thầy để thực hiện
tốt cơng trình nghiên cứu khoa học của mình.
Cảm ơn ông Nguyễn Hữu Tuấn (giám đốc Công ty TNHH Linh Đan Ninh
Thuận), ông Nguyễn Trường Giang (Viện Khoa Học Kĩ thuật Nông nghiệp Duyên
hải Nam Trung Bộ) đã cung cấp thông tin giống, tư vấn kỹ thuật trồng măng tây.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã ln ủng hộ,
động viên tơi giúp tơi hồn thành tốt đề tài này.
Chân thành cảm ơn!
Bình Định, tháng 10 năm 2020
Học viên cao học

Nguyễn Thị Ánh Vân


MỤC LỤC
••
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

PHỤ LỤC


Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

BVTV

Bảo vệ thực vật

ĐC

Đối chứng

CS

Cộng sự

CT

Công thức

CTTN

Cơng thức thí nghiệm


NMC

Ngày mọc chồi

NST

Ngày sau trồng

Nts

Nitơ tổng số

NSLT

Năng suất lí thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

NXB

Nhà xuất bản

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

USDA


Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

Số
Tên bảng

hiệu
1.1

Thành phần chất dinh dưỡng trong 100g măng tây tươi

1.2 Thành phần dinh dưỡng của các loại măng tây (100g)
1.3 Thành phần dược chất ở một số bộ phận của cây măng tây

Trang
8
9

1.4 Tình hình sản xuất măng tây trên thế giới năm 2013-2018

10
14

1.5 Tình hình sản xuất măng tây ở một số nước trên thế giới năm

15

2018
1.6 Diễn biến nhiệt độ và lượng mưa các tháng tiến hành thí

28


nghiệm
2.1 Mức phân bón ở các cơng thức thí nghiệm

30


3.1 Tốc độ sinh trưởng của chồi I

38

3.2 Tốc độ sinh trưởng của chồi II

38

3.3 Tốc độ sinh trưởng của chồi III

39

3.4 Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến pH và

40

hàm lượng chất hữu cơ của đất trước và sau khi trồng măng
tây
3.5 Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến chiều cao

42

của cây măng tây

3.6 Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến tăng

44

trưởng đường kính thân măng tây
3.7 Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến số thân

46

được tỉa/cây của măng tây
3.8 Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến số chồi

48

măng hình thành/cây măng tây
3.9

Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến số cành

49

cấp 1/thân cây măng tây
3.10 Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến chiều dài

51

cành cấp 1 cây măng tây
3.11 Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến số chồi,

53


chiều cao chồi và đường kính chồi măng tây thu hoạch
3.12 Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến khối

55

lượng trung bình của chồi và khối lượng chồi thu hoạch/cây
măng tây
3.13 Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến khối
lượng các loại chồi măng thương phẩm và tỷ lệ các loại chồi
thương phẩm

57


3.14 Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến năng suất

59

lý thuyết và năng suất thực thu của cây măng tây
3.15 Hàm lượng chất khô và hàm lượng nước tổng số trong chồi

61

măng tây thu hoạch ở các cơng thức thí nghiệm
3.16 Hàm lượng protein, vitamin C và hàm lượng chất xơ của cây

62

măng tây ở các cơng thức thí nghiệm.

3.17 Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến tỷ lệ sâu

63

hại của cây măng tây
3.18 Hiệu quả kinh tế sơ bộ/ha của cây măng tây ở các cơng thức

66

thí nghiệm.
Số
hiệu
3.1

*7 X
rri /V
1 • /V -f- /V
Tên biểu đồ
Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến chiều cao

Trang
43

của cây măng tây
3.2

Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến tăng

45


trưởng đường kính thân măng tây
3.3

Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến số chồi,

54

chiều cao chồi và đường kính chồi măng tây thu hoạch
3.4

Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến khối

56

lượng trung bình của chồi và khối lượng chồi thu hoạch/cây
măng tây
3.5

Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến tỷ lệ các

58

loại chồi thương phẩm
3.6

Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến năng suất
thực thu của cây măng tây

60



8

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của
con người, cung cấp năng lượng, chất xơ cần cho quá trình tiêu hố, là nguồn
cung cấp vitamin, mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, nguồn thức ăn cho vật
nuôi. Hơn nữa, rau cịn là ngun liệu của ngành cơng nghiệp thực phẩm như
sản xuất bánh, mứt, nước giải khát, hương liệu công nghệ đồ hộp, dược liệu,..
Cây măng tây (Asparagus officinalis L.) thuộc nhóm cây lưu niên, có
chồi măng được sử dụng làm rau chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và giàu
dược tính [9], được trồng từ những năm 500 - 200 trước Công nguyên ở Hy
Lạp, La Mã cổ đại và vùng Địa Trung Hải [24]. Được du nhập vào Việt Nam
từ những năm 1960 và ngày càng mở rộng khu vực và diện tích canh tác trong
cả nước [24]. Ở nước ta, tỉnh Ninh Thuận được xem là vùng trọng điểm trồng
măng tây, ước tính diện tích canh tác khoảng 200 ha và ngày càng mở rộng
[83]. Trong khi đó, tỉnh Khánh Hịa với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho măng
tây phát triển nhưng cây măng tây mới dừng lại ở nghiên cứu trồng thí điểm,
chưa đưa vào sản xuất đại trà.
Mặt khác, biện pháp canh tác măng tây hiện nay chủ yếu sử dụng phân
hóa học do vậy làm thay đổi tính chất của đất trồng, giảm thời gian khai thác
sản phẩm của măng tây. Xu hướng nền nông nghiệp thế giới cũng như ở Việt
Nam là hướng đến xây dựng nền nông nghiệp sạch và bền vững. Trong đó,
thay thế phân hóa học bằng phân hữu cơ vi sinh là giải pháp được ưu tiên hàng
đầu. Phân hữu cơ vi sinh bên cạnh chứa thành phần dinh dưỡng còn chứa các
vi sinh vật giúp phòng trừ bệnh và tăng sức đề kháng cho cây trồng, làm tăng
chất lượng nông sản, cung cấp cho đất từ 30-60kg N/năm, tăng hiệu lực dùng
phân lân, nâng cao độ phì nhiêu của đất, tăng lượng mùn trong đất [30]. Ngoài



9

ra, thành phần hữu cơ trong phân giúp giữ ẩm, giữ phân, giữ nước và giúp cho
bộ rễ phát triển tốt, bền lâu, giúp cho đất tơi xốp từ đó chống hiện tượng xói
mịn và chai cứng đất, giúp cho hệ vi sinh vật có lợi trong đất phát triển mạnh
mẽ đẩy lùi những vi sinh vật bất lợi cho cây trồng, giúp hạn chế được những
loại bệnh do vi sinh vật có hại gây ra, những loại nấm bệnh gây hại cho rễ. Tuy
nhiên đối với mỗi loại cây trồng khác nhau, chất đất khác nhau thì nhu cầu
phân bón khác nhau.
Vì vậy nhằm đánh giá ảnh hưởng của liều lượng phân bón hữu cơ đến
sinh trưởng, năng suất măng tây xanh và góp phần xây dựng kỹ thuật canh tác
phù hợp, bền vững cây măng tây ở địa phương chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến sự sinh
trưởng, năng suất và phẩm chất cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
trồng tại xã Ninh Trung, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hịa”.
2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá được ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến một
số chỉ tiêu sinh trưởng của cây măng tây.
- Đánh giá được sự ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh
nghiên cứu đến một số chỉ tiêu về năng suất, phẩm chất của cây măng tây.
- Xác định được liều lượng phân hữu cơ vi sinh hợp lý cho cây măng tây
nhằm mang lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1.

Ý nghĩa khoa học

Đề tài góp phần bổ sung cơ sở dữ liệu về đặc điểm sinh trưởng, phát
triển, năng suất và chất lượng của giống măng tây lai F 1 Radius dưới sự ảnh

hưởng của các mức bón phân hữu cơ vi sinh trên nền đất thịt nhẹ tại xã Ninh
Trung, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
3.2.

Ý nghĩa thực tiễn

Qua kết
quả
nghiên
cứu
của
đề
tài
xác
định
cơng
thức
phân
bón
phù
Hịa,
hợp
tỉnh
với
Khánh
nền
đất
Hịa
thịt


đánh
nhẹ
giá
tại
hiệu

Ninh
quả
Trung,
kinh
thị
Từ

đóhợp
Ninh
khuyến
với
giống
cáo
cây
ra
măng
sản
xuất
tây
nhằm
cơng
đạt
thức
năng

bón
suất
phân
hiệu
cao,
quả
cải
phù
thiện
đất,
góp
phần
tăng
thu
nhập,
phát
triển
kinh
tế
chotế.
người
dân.


10

1.1.

Nguồn gốc, phân bố và phân loại của cây Măng tây


1.1.1.

Nguồn gốc, phân bố

Theo Boswell, Startevant và Vavilop, măng tây hiện trồng có nguồn gốc
từ khu vực phía đơng Địa Trung Hải và Tiểu Á. Măng tây tự nhiên mọc ở châu
Âu, vùng Kavkaz và phía tây Siberia [1]. Một số tài liệu cho thấy măng tây
được phân bố từ Địa Trung Hải đến Siberia, được tìm thấy như lồi bản địa
của dãy núi Altai (Cộng hòa Altai, Liên bang Nga) [47] và măng tây được ghi
nhận ở châu Mỹ và New Zealand. Trước khi được dùng làm thực phẩm, măng
tây hoàn toàn được coi như một loại cây thuốc được dùng cho các bệnh về tim,
phù thũng và đau răng. Người Hy Lạp là người đầu tiên đặt tên, gieo trồng
măng tây như một loại rau cao cấp vào những năm 200 trước công nguyên
[79].
Măng tây được trồng và thu hoạch từ tự nhiên trong hơn một nghìn năm
và hiện đã du nhập ở nhiều vùng lãnh thổ trên toàn thế giới: đầu tiên là ở Bắc
và Nam Mỹ, Trung Quốc và châu Âu, sau đó ở Hoa Kỳ, Canada, vùng
Bermuda, quần đảo Cook, Polynesia thuộc Pháp, New Caledonia, Ecuador
(bao gồm quần đảo Galapagos), Nhật Bản, New Zealand, Úc và Seychelles và
trở thành cây nông nghiệp quan trọng trong nền nông nghiệp thế giới với giá
trị xuất khẩu năm 2019 đạt 1,4 tỉ đơ la Mỹ [81], [FAOSTAT].
1.1.2.

Vị trí phân loại của cây Măng tây

Măng tây là loại cây lâu năm được mô tả lần đầu tiên vào năm 1753 bởi
Carl Linnaeus [68], có vị trí phân loại học như sau:
Ngành

Hạt


kín

(Angiospermatophyta)

hay

ngành

Ngọc

(Magnoliophyta)
Lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae) hay lớp Hành (Liliopsida)
Bộ (ordo): Asparagales
Họ (familia): Asparagaceae

lan


11

Chi (genus): Asparagus
Loài (species): A. officinalis L.
Chi Măng tây (Asparagus) bao gồm 300 lồi, trong đó lồi A. officinalis
là lồi thơng dụng nhất có nguồn gốc từ các lồi măng tây hoang dại được
trồng trọt cho rau xanh [64]. Những người nơng dân ở Tây Ban Nha và Hy Lạp
thích ăn các chồi non của lồi có gai A. acutifolius, là loài mọc hoang ở bờ
biển Địa Trung Hải. Loài A. springeri là lồi có tính chống chịu cao với nấm
Fusarium spp. nhưng không lai được với A. officinalis [1].
Hầu hết các giống măng tây được trồng trọt hiện nay là các giống thuộc

loài A. officinalis, với một số đặc điểm hình thái học khác nhau và thậm chí
khác nhau về tính thích ứng theo từng địa phương (năng suất, kích thước
măng, tính chống chịu sâu bệnh, tuổi thọ,..) nhưng khơng khác nhiều về hình
thức và đặc điểm sinh trưởng [1]. Số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội của A.
officinalis được ghi nhận là 2n = 20 [47], [79].
Măng tây hoang dại mọc ở Anh, Nga và Ba Lan có thân dài và mỏng
hơn so với các giống được tìm thấy và hương vị tinh tế hơn. Hiện nay, loài
măng tây hoang dại (nguồn gốc của măng tây trồng) vẫn được tìm thấy ở
những nơi như khu vực rừng cây và dọc theo các bờ sông ở Nam Trung Âu,
Tây và Trung Á và Bắc Phi [78].
Một loài măng tây hoang dại A. racemosus đóng một vai trị đặc biệt
trong sự phát triển của y học Ayurveda ở Ấn Độ bắt đầu từ hơn 5.000 năm
trước. Vì lồi này có tác dụng chống oxy hóa và kháng khuẩn có thể cải thiện
hệ thống miễn dịch, có thể kích thích cơ thể người tiết insulin nên được dùng
để chữa trị chứng khó tiêu, táo bón, co thắt dạ dày và loét dạ dày, viêm phế
quản, tiêu chảy, tiểu đường [80].
1.2.

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây măng tây

Măng tây là loài cây thân thảo, thuộc lớp thực vật Một lá mầm


12

(Monocotyledoneae), có tuổi thọ trung bình khoảng 30 năm. Cây măng tây có
khả năng chịu hạn rất tốt, thích nghi để trồng ở những vùng có khí hậu nhiệt
đới. Cây sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện đất nhẹ, tơi xốp, giàu dinh
dưỡng, đủ ánh sáng, thoát nước tốt. Đất càng tơi xốp, càng giàu dinh dưỡng
hữu cơ, vi sinh có ích thì mầm măng tây càng có chất lượng tốt, năng suất cao.

1.2.1.

Thân

Măng tây có dạng thân thảo lâu năm, cây phát triển theo dạng bụi, cây
trưởng thành có chiều cao khoảng 100-150 cm, tán rộng khoảng 1m, phân
cành nhiều về phía trên [1].
1.2.2.



Lá măng tây hình kim, trên bề mặt lá có lơng, mọc thành từng cụm, khả
năng thốt nước ít nên thuộc nhóm cây chịu hạn [1].
1.2.3.

Rễ

Ngay sau khi hạt nảy mầm rễ chính rất ngắn bị chết, tồn tại rễ trụ thẳng
đứng, các rễ nhánh mọc ngang rễ trụ tạo thành hệ rễ chùm [1], [24], [27].
1.2.4.

Cụm chồi và măng

Măng thường được hình thành trên rễ trụ gần mặt đất, đây là nơi tập
trung chất dinh dưỡng của cây khi còn non. Các cây đực thường cho nhiều
mầm hơn, sống lâu hơn và sản lượng măng cao hơn cây cái khoảng 25%
nhưng chất lượng măng kém hơn cây cái. Măng được thu hoạch trong nhiều
năm (8-10 năm) nhưng sản lượng lớn thường tập trung ở các năm thứ 3 đến
thứ 5. Sang năm thứ 7-8, khi năng suất và chất lượng giảm thì cần bỏ để trồng
mới [1], [24], [27].

Trước khi mọc khỏi mặt đất, măng có màu trắng, mềm. Khi mọc cao
khỏi mặt đất thì chuyển sang màu xanh và phát sinh cành, thân chồi măng tây
có thể cao tới 2m [27].
1.2.5.

Hoa


13

Măng tây là cây đơn tính với hoa đực và hoa cái được sinh ra trên các
cây riêng biệt đôi khi có hoa lưỡng tính. Hoa của cả hai giới đều có hình
chng với 6 vịi (phần hoa bên ngồi không phân biệt thành đài và cánh hoa),
cuống hoa nhỏ dài tới 25 mm. Hoa đực dài 5-6 mm và màu vàng, có bầu nhụy
bất dục và ống phấn màu vàng với rất nhiều hạt phấn. Hoa cái dài khoảng
4mm và màu vàng lục, có dấu tích của nhị đực nhưng khơng có khả năng sinh
hạt phấn, có bầu nhụy phát triển [1], [27].
Hoa lưỡng tính rất hiếm gặp, hoa tự thụ phấn và có thể hình thành một
hoặc một vài hạt có sức sống. Những hoa hữu thụ chức năng chỉ chiếm 1-10%
của hoa lưỡng tính [1].
1.2.6.

Quả và hạt

Quả măng tây là quả mọng có đường kính trung bình 9 mm, có 3 ngăn,
khi chín có màu đỏ, mỗi ngăn cho 2 hạt.
Hạt có màu đen, vỏ hạt rất cứng, nhăn, giịn, có đường kính trung bình
4mm. Mỗi gam có khoảng 40-60 hạt, trọng lượng 1000 hạt khoảng 20g [1],
[27]. Hạt có thể nảy mầm ở nhiệt độ 20oC nhưng thích hợp là 25oC [27].
1.3.


Thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây măng tây

1.3.1.

Thành phần dinh dưỡng và giá trị sử dụng của măng tây Măng

tây được trồng để thu lấy chồi, phần chồi này có hàm lượng dinh dưỡng
cao và là nguồn cung cấp vitamin B6, canxi, magie, kẽm và rất giàu chất
xơ. Thành phần dinh dưỡng của măng tây được thể hiện qua bảng 1.1.


14

Bảng 1.1. Thành phần chất dinh dưỡng trong 100g măng tây tươi

Thành phần
dinh
dưỡng

Đơn
vị

Giá trị
dinh
dưỡng

Đ
Thành phần dinh
ơn

dưỡng
vị

Giá trị
dinh
dưỡng

m
16
g
m
Năng lượng
Kcal
20
Vitamin E
1,13
g
^
Carbohydrate
g
3,38
Vitamin K
41,6
g
m
Chất đạm
g
2,20
Natri
2

g
m
chất béo tổng số
g
0,12
Kali
202
g
m
Cholesterol
mg
0
Canxi
24
g
m 0,189
Chất xơ
g
2,1
Đồng
g
m
Đường tổng số
g
1,88
Sắt
2,14
g
Folate tổng số
52

Magiê
m
14
^g
g
Niacin
mg
0,978
Mangan
m 0,125
g
m
Axit pantothenic mg
0,274
Photpho
52
g
^
Pyridoxin
mg
0,091
Selen
2.3
g
m
Riboflavin
mg
0,141
Kẽm
0,54

g
^
Thiamin
mg
0,143
Carotene-P
449
g
Vitamin C
mg
5,6
Carotene-a
9
^
g
Vitamin A
^g
38
Lutein-zeaxanthin ^
710
g
(Nguồn: Viện dinh dưỡng Việt Nam 2007 [16], USDA [69].)
Nước

g

93,22

Choline tổng số


Măng tây được chia thành 3 loại: măng tây xanh, măng tây trắng và măng tây
tím với hàm lượng các dinh dưỡng khác nhau (bảng 1.2)
Bảng 1.2. Thành phần dinh dưỡng của các loại măng tây


15

Hàm lượng dinh dưỡng (tính cho 100g chồi măng tây)
Loại măng tây

Năng

Glucid

Protein

Lipid

Chất

Đường

lượng

(g)

(g)

(g)




tổng số (g)

( )

g

(cal)

Măng tây xanh

25

Măng tây trắng

17

Măng tây tím

20,1

1,8
1,5

2,5
1,0

0,2
0,3


2,1

5

1,1

2,0
3,7

2,2
2,2
0
2,2
(Nguồn: Welbaum Gregory E. [64]; Internet [76])

Măng tây xanh là phổ biến nhất trên thị trường, có hàm lượng vitamin
B cao hơn các giống khác. Măng tây trắng trồng phổ biến ở Bắc Âu thực chất
là măng tây xanh nhưng do trong q trình trồng khơng cho tiếp xúc với ánh
sáng. Bởi vì quy trình trồng măng tây trắng tốn cơng lao động và trồng trong
quy trình khép kín nên giá cao hơn nhiều so với măng tây xanh. Măng tây
trắng ít xơ và mềm hơn so với măng tây xanh [24].
Măng tây tím mềm hơn măng tây xanh và măng tây trắng, tồn bộ chồi
có thể ăn từ gốc đến ngọn, có hàm lượng anthocyanins cao, đây là chất chống
oxy hóa mạnh. Măng tây tím đặc biệt phổ biến ở các nước châu Âu như Pháp,
Ý và Hà Lan. Măng tây tím có chất lượng rất tốt, giá thành cao hơn măng tây
xanh. Điều này làm cho diện tích măng tây tím ở nước ta cịn hạn chế. Giống
măng tây tím được cơng ty TNHH Linh Đan Ninh Thuận đang trồng thử
nghiệm giống F1 xuất xứ từ Hà Lan [24].
Măng tây được sử dụng làm rau và nguồn dược liệu gần Aswan ở Ai

Cập khoảng 20.000 năm trước do hương vị và có đặc tính lợi tiểu. Từ năm 200
trước công nguyên, người Hy Lạp và người La Mã cổ đại đã biết sử dụng
măng tây xanh làm thuốc để trị các bệnh về tiêu hóa, gan, thận [9].
Trong cuốn sách “Lịch sử tự nhiên” (năm 57 sau Công nguyên), đã
giành nhiều cuộc thảo luận về tính chất dược liệu của măng tây. Đáng ngạc


16

nhiên, sự quan tâm đến măng tây đã giảm trong thời Trung cổ cho đến những
năm 1600. Sự quan tâm được phục hồi, một phần nhờ vào sự yêu thích của
Louis IV đối với măng tây đã dẫn đến tăng sản lượng ở Pháp [38].
Hiện nay măng tây được dùng khá phổ biến ở Việt Nam và khắp nơi
trên thế giới, không chỉ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao mà nó cịn chứa
những chất hoạt tính sinh học và được chứng minh là có tác dụng tích cực đến
sức khỏe. Nhiều bộ phận của măng tây được nghiên cứu vì có chứa nhiều dược
chất.
Bảng 1.3. Thành phần dược chất ở một số bộ phận của cây măng tây

Bộ phận của cây

Tên hợp chất

Rễ cây

Steroid saponins, sarsasapogenin, shatavarin I-IV,
galactogogue, quercetin và rutin.

Chồi măng


Thiophene, thiazole, aldehyde, ketone vanillin,
asparagusic acid, và methyl/ethyl esters.



Diosgenin và quercetin-3-glucuronide.

Hoa

Quercetin, rutin (2.5% chất khô), và hyperoside.

Quả trưởng thành

Quercetin, rutin (2.5% chất khô), và hyperoside.

Các hợp chất quan
trọng khác (Có trong
rễ, chồi, lá, hoa và
quả trưởng thành)

Vitamin (A,B,C,E), hợp chất vô cơ (Mg, P, Ca, Fe, và
folic acid), tinh dầu, axit amin (asparagine, arginine,
tyrosine), chất chuyển hóa thứ cấp (flavonoid,
kaempferol, nhựa và tannin).
(Nguồn: Iqbal Muhammad et al. [43])

Măng tây được coi là một loại dược liệu có giá trị cao vì thành phần hố
dược. Saponin và fructan (asparagose và asparagosine) là chất chống oxy hóa,
chất kích thích miễn dịch, chống dị ứng, kháng khuẩn, và giảm nguy cơ rối
loạn như táo bón, tiêu chảy cũng như các bệnh như lỗng xương, béo phì, bệnh

tim mạch, thấp khớp và tiểu đường. Saponin cịn là chất kháng khuẩn có tác


17

dụng ức chế nấm mốc và bảo vệ cây khỏi cơn trùng nên xem là nhóm các phân
tử bảo vệ phytoanticipin hoặc phytoprotectants [34], [ 54], [56].
Rễ măng tây cũng được sử dụng như thuốc nhuận tràng, thuốc bổ, thuốc
kích thích tình dục, thuốc lợi sữa và chữa các bệnh về thận và gan. So với chồi,
rễ có tác dụng lợi tiểu hơn và an thần Theo Thakur S. và cs. (2015), rễ măng
tây có tác dụng chống tiêu chảy, kiết lỵ và suy nhược cơ thể, bệnh goutte,
chứng phù, thấp khớp và hạ huyết áp [57].
Chồi măng tây được sử dụng như một món khai vị chứa nhiều dưỡng
chất có lợi cho sức khoẻ vì chứa một lượng lớn acid folic (cần thiết cho việc
sản xuất các tế bào hồng cầu), tinh dầu, asparagine, arginine, tyrosine,
flavonoid (kaempferol, quercitin, rutin), nhựa và tannin. [50].
Ngồi ra, người Trung Quốc cịn sử dụng măng tây để điều trị ho, sát
trùng, bệnh ngoài da, ghẻ, nấm và ký sinh trùng [82]. Các chất được chiết xuất
từ lá dùng điều trị ung thư tế bào gan ở người (HepG2), bảo vệ tế bào gan
chống lại sự tác động của các chất độc hại [36]. Dược chất asparagine có trong
măng tây rất cần thiết cho phân chia tế bào, được sử dụng trong điều trị chứng
phù tim và bệnh goutte, chống lão hóa cơ thể, giảm cholesterol, phòng đột quỵ
ở người bị huyết áp cao [9].
1.3.2.

Giá trị kinh tế của măng tây

Hiện nay, thị trường tiêu thụ măng tây xanh rất rộng lớn. Theo thống kê
của FAO (2017), các nước nhập khẩu măng tây hàng đầu gồm Mỹ (227.888
tấn), Đức (25.140 tấn), Canada (20.114 tấn), Pháp (14.326 tấn), Hà Lan

(12.543 tấn),.. đem lại giá trị giá trị kinh tế cao cho các nước xuất khẩu. Tổng
kim ngạch xuất khẩu măng tây năm 2019 là 1,4 tỉ đô la Mỹ [FAOSTAT].
Ở Việt Nam, trồng măng tây cho thu nhập kinh tế khá cao so với các
loại rau củ quả khác, người trồng có thể lãi 300 triệu - 500 triệu đồng/ha/năm
tùy theo kỹ thuật trồng và chăm sóc [24]. Măng tây sau khi thu hoạch, ngồi


18

được tiêu thụ dưới dạng rau tươi, măng tây còn được chế biến thành măng tây
đóng hộp, trà túi lọc măng tây,.. .có giá trị kinh tế cao [24].
1.4.

Lịch sử phát triển của cây măng tây

Măng tây đã được trồng và thu hoạch từ tự nhiên trong hàng ngàn năm
và đã trở thành loài cây trồng quan trọng về kinh tế. Măng tây được mô tả trên
các ngôi mộ Ai Cập cổ đại có niên đại khoảng 3000 năm trước công nguyên.
Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã sử dụng măng tây với mục đích ẩm thực,
sấy khơ làm thức ăn trong mùa đông [81].
Các tài liệu đầu tiên liên quan đến loại rau này có thể được viết bởi
Theophrastus của Hy Lạp trong cuốn “Lịch sử thực vật” khoảng 300 năm
trước Công nguyên [81]. Năm 160 trước Công nguyên, Porcius Cato the Elder
đã xuất bản “De Agri Cultura”, trong đó mơ tả các phương pháp trồng măng
tây. Măng tây có lịch sử sử dụng lâu đời như một cây thuốc: bác sĩ Pedanius
Dioscorides người Hy Lạp ở thế kỉ thứ nhất đã khuyến cáo chiết xuất từ rễ
măng tây điều trị các vấn đề về tiết niệu và thận, vàng da và đau thần kinh tọa.
Măng tây sau đó được đề cập trong cuốn “Thảo dược” của Gerard có tác dụng
tăng khả năng sinh sản của nam giới [77].
Theo Kindner thì người La Mã đã có cơng cải tiến phương pháp trồng

theo rãnh. Đây là phương pháp thích hợp chung cho tất cả các nước trồng
măng tây sau này [1].

Nhà vườn
làm
vua
Pháp
của
Louis
làXIV
Jeanđặc
Baptiste
biệt
u
de
thích
labào
Quintinie
măng
tây

người
phát
triển
người
các
Pháp
phương
đãơng
trồng

pháp
măng
để
sản
tây,
xuất
biết
ngồi
cách
mùa
vụ.
chế
Đếnđã
„„Sirop
năm
1469,
des
cinq
racines”
từ
rễ
cây
măng
tây,

tác
dụng
lợi

Măng tây là lồi đơn tính với cây đực và cây cái riêng. Để thay thế các


quần thể truyền thống không đồng nhất, các giống lai kép được sản xuất vào
những năm 1970 để tạo các cây lai F1 làm giống. Vì cây đực thường có năng
suất cao hơn cây cái nên các giống cây đực sau đó đã được phát triển. Trong
những năm 1980, tiến sĩ Howard Ellison thuộc Đại học Rutgers đã tự lưỡng
tính (cây đực có bộ phận hoa cái có chức năng) để thu được một số cây đực
đồng hợp tử. Các siêu đực được nuôi cấy mô được sử dụng để tạo ra cây lai


19

toàn đực khi lai với cây bố mẹ cái. Năm 1985, cây lai toàn đực “Giant Jersey
Giant” được tạo ra và hiện tại nhiều giống lai F1 toàn đực đang được sản xuất
trên khắp thế giới như: Atlas, Aspalim, Bẹjo,...clio năng suất cao thích hợp với
nhiều điều kiện khí hậu khác nhau [38].
1.5.

Tình hình nghiên cứu và sản xuất cây măng tây trên thế giới

1.5.1.

Tình hình sản xuất cây măng tây trên thế giới

Hiện nay trên thế giới có hơn 65 quốc gia trồng măng tây. Măng tây trở
thành loại rau cao cấp và phổ biến, đồng thời là một loại cây trồng đem lại thu
nhập và giá trị xuất khẩu cao. Chính vì vậy diện tích và sản lượng măng tây
trên thế giới không ngừng tăng lên trong những năm gần đây. Mỗi vùng trên
thế giới có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, khí hậu và tập quán canh tác
nên sản xuất măng tây có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng, các châu lục trên
thế giới được thể hiện qua bảng 1.4.



20

Bảng 1.4. Tình hình sản xuất măng tây trên thế giới năm 2013 và 2018

Năng suất

Sản lượng

1.463.237

(tấn/ha)
5,4231

(tấn)
7.935.254

2018
2013

1.584.544

5,7482

9.108.203

1.339.488

5,2816


7.074.619

2018
2013

1.441.682

5,5897

8.058.601

68.552

8,4047

576.157

2018
2013

77.935

9,0697

706.840

52.425

5,1434


269.643

62.727

5,2948

332.126

Châu Đại

2018
2013

2.346

4,5530

10.682

Dương

2018

2.070

4,5066

9.327


2013

425

9,7641

4.153

2018

131

10,0135

1.309

Khu vực
Thế giới
Châu Á
Châu Mỹ
Châu Âu

Châu Phi

Năm

Diện tích (ha)

2013


(nguồn: FAOSTAT [73])
Diện tích trồng măng tây của thế giới tăng từ 1.463.237 ha (năm 2013)
lên 1.584.544 ha (năm 2018). Khu vực có diện tích trồng măng tây cao nhất là
châu Á (1.441.682 ha), tiếp theo là châu Mỹ (77.935 ha) và châu Âu (62.727
ha). Hiện nay, sản xuất, nghiên cứu và phát triển măng tây đã mở rộng từ các
nước phát triển sang các nước đang phát triển và Trung Quốc đang trở thành
nước có diện tích và sản lượng măng tây cao nhất thế giới (1.431.605 ha,
7.982.230 tấn).


21

Bảng 1.5. Tình hình sản xuất măng tây ở một số nước trên thế giới năm 2018.

STT

Quốc gia

Diện tích (ha)

Năng suất

Sản lượng

(tấn/ha)

(tấn)

1.431.605


5,5757

7.982.230

1

Trung Quốc

2
3

Peru

31.005

11,6313

360.630

Mexico

30.792

9,0181

277.682

4

Đức


23.408

5,6827

133.020

5

Tây Ban Nha

14.688

4,6571

68.403

6
7

Italy

6.863

7,1400

49.000

Hoa Kỳ


8.780

4,0387

35.460

8
9

Nhật Bản

5.324

5,0597

26.937

Thái Lan

2.695

8,8229

23.779

10

Iran

741


28,2857

20.957

(nguồn: FAOSTAT [73])
Trung Quốc là nước sản xuất măng tây lớn nhất thế giới với 1.431.605
ha, tiếp theo là Peru (31.005 ha) và Mexico (30.792 ha). Tuy đứng thứ 10 thế
giới về diện tích sản xuất măng tây nhưng Iran là đất nước có năng suất măng
tây cao nhất trên thế giới với 28,2857 tấn/ha, tiếp đến là là Peru (11,6313
tấn/ha) và Mexico (9,0181 tấn/ha).
1.5.2.

Tình hình nghiên cứu cây măng tây trên thế giới

Trung Quốc là nước dẫn đầu về diện tích canh tác và sản lượng măng
tây trên thế giới và cũng có nhiều nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng, y học và kĩ
thuật canh tác giúp tăng chất lượng, năng suất măng tây.
Lu Xi-kang và cs. (2005) đã nghiên cứu hiệu quả của phân đạm đối với
măng tây xanh, kết quả thực nghiệm cho thấy lượng N 16,20kg/667m2 có hiệu
quả tốt nhất đối với măng tây trồng trong nhà màng, giúp tăng năng suất
24,23% và giá trị đầu ra tăng 27,13% so với lô thực nghiệm thông thường (N


22

ngun chất 21,72 kg/667m2), hiệu quả của lơ thí nghiệm với N
10,68kg/667m2 giúp tăng năng suất 4,30% và giá trị đầu ra tăng 3,16% so với
đối chứng 27,24kg/667m2 có sự ức chế đối với phát triển của rễ cây trồng, làm
giảm năng suất 6,22% và giá trị sản lượng giảm 18,92% [52].

Cheng Quangsheng và cs. (2007) đưa ra các thông số kĩ thuật về kiểm
soát dịch bệnh và sâu bệnh trên măng tây xanh, kiểm sốt hóa học liên quan
đến các bệnh và dịch hại đã được quy định theo các thơng số kỹ thuật có liên
quan, cung cấp cơ sở khoa học để kiểm soát tiêu chuẩn và kiểm sốt ơ nhiễm
đối với các sâu, bệnh trên măng tây [37].
Bên cạnh măng tây xanh, sản xuất măng tây trắng ở Trung Quốc cũng
được quan tâm. Gao Chun-hua và cs. (2009) đã chỉ ra được sự ảnh hưởng của
hàm lượng Nitơ đến chỉ số tăng trưởng, năng suất, chất lượng của măng tây
trắng. Kết quả khảo sát hàm lượng Nitơ với các mức độ khác nhau thì ảnh
hưởng khác nhau đến năng suất, chất lượng, chỉ số tăng trưởng và hệ thống rễ.
Mức bón 300kg N/ha cho măng tây trắng phát triển trong 3 năm có hiệu quả rõ
rệt, năng suất cao nhất, chỉ số tăng trưởng cũng lớn nhất. Tuy nhiên nếu bón
Nitơ cao hơn 100 kg/ha hệ thống rễ sẽ bị ức chế rõ ràng, do đó lượng Nitơ
300kg/ha là một định mức được khuyến nghị trong khu vực [40].
Trong trang trại thí nghiệm của Đại học Quốc gia Nội Mông từ tháng 3
đến tháng 7 năm 2008, sử dụng vật liệu thí nghiệm là giống măng tây Apollo 4
năm tuổi, Yang Heng-shan, Gu Yong-li và Zhang Ruifu (2011) đã nghiên cứu
ảnh hưởng của lượng phân lân đến năng suất và chất lượng dinh dưỡng của
măng tây xanh. Kết quả cho thấy năng suất của măng tây xanh trước tăng và
sau đó giảm nhẹ với sự gia tăng lượng phân lân trong thời gian thu hoạch khi
lượng phân lân nằm trong khoảng 0-90 kg/ha. Trọng lượng của mỗi nhánh và
sự gia tăng của các nhánh là những lý do chính làm tăng năng suất của măng
tây xanh. Với sự gia tăng lượng phân lân, hàm lượng chất diệp lục a và b tăng


23

lên, hàm lượng carotene khơng có sự thay đổi rõ ràng và hàm lượng chất diệp
lục a, diệp lục b và carotene trong giai đoạn sau cao hơn so với tiên lượng và
giai đoạn giữa. Hàm lượng đường hòa tan, protein thơ, protein hịa tan tăng

cùng với sự gia tăng của lượng phân lân. Hàm lượng các nguyên tố khoáng cao
hơn nhiều khi lượng phân lân thích hợp, nhưng thấp hơn khi lượng P quá nhiều
hoặc quá ít. Trong điều kiện thí nghiệm này, khi lượng phân lân khoảng 72
kg/ha, măng tây xanh khơng chỉ có năng suất cao hơn và chất lượng dinh
dưỡng tốt hơn [66]. Một năm sau, tại trại thí nghiệm này từ tháng 3 đến tháng
7 năm 2009, sử dụng vật liệu thí nghiệm là giống măng tây Apollo 5 năm tuổi,
Zhang Ruifu và cs. (2013) đã nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân kali khác
nhau đến năng suất và chất lượng dinh dưỡng của măng tây xanh. Kết quả cho
thấy: năng suất của măng tây xanh và trọng lượng của mỗi nhánh măng tây
xanh đầu tiên tăng sau đó có xu hướng giảm khi gia tăng lượng phân kali bón
trong khoảng 0-375 kg/ha, và cao nhất khi lượng phân kali tương ứng là 300
kg/ha và 225 kg/ha. Số lượng nhánh măng tây xanh tăng lên cùng với sự gia
tăng lượng phân kali. Hàm lượng protein hòa tan tăng dần cùng với sự gia tăng
lượng phân kali. Hàm lượng đường trong giai đoạn đầu và giữa tăng nhanh và
sau đó giảm trong đó cao nhất là lượng phân kali là 225 kg/ha (thời kì đầu) và
330 kg/ha (giữa), tăng dần vào cuối. Protein thô tăng lên cùng với sự gia tăng
lượng phân kali và hàm lượng các chất dinh dưỡng khác khơng có sự thay đổi
rõ rệt. Các nguyên tố Mg giảm dần khi tăng phân kali và các ngun tố khống
khác khơng có sự thay đổi rõ ràng khi thay đổi hàm lượng phân kali. Sự kết
hợp giữa năng suất và chất lượng dinh dưỡng, lượng phân kali 300 kg/ha phù
hợp với măng tây xanh [67].
GE C. và cs. (2016) đã tiến hành nghiên cứu tác động của việc áp dụng
phân trùn quế, Nitroxin và phân bò lên đặc điểm sinh trưởng của A. officinalis
L., đã quan sát được sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ nảy mầm giữa các biện pháp


24

xử lý phân bón, kết quả tỷ lệ nảy mầm cao nhất ở cơng thức bổ sung 15% phân
bị. Tỷ lệ nảy mầm khác nhau đáng kể trong các phương pháp xử lý phân trùn

quế 15% và 30% nhưng không có sự khác biệt đáng kể khi hỗn hợp phân trùn
quế với Nitroxin được sử dụng, tuy nhiên cả hai đều có tác dụng cao hơn ở
mức 15%. Xử lý Nitroxin cho thấy khơng có sự khác biệt đáng kể với phương
pháp xử lý bằng phân bò 30% và phân trùn quế 30% trộn với Nitroxin, hiệu
quả của hỗn hợp được cải thiện. Sự khác biệt đáng kể đã được quan sát thấy
trong các phương pháp xử lý phân bò và hỗn hợp của nó với Nitroxin và hiệu
quả lớn hơn được tìm thấy khi phân bị được trộn với Nitroxin, tỷ lệ nảy mầm
cao hơn [41].
Watanabe Shinichi và cs. (2019) tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của
nhiệt độ cao đến việc mọc chồi măng và kéo dài măng để kiểm soát thời kỳ thu
hoạch trong sản xuất của măng tây. Rễ măng tây giống UC157 bốn năm tuổi
được trồng trong các buồng tối ở 30oC, 34oC, 38oC và 42oC trong 14 ngày và
sau đó ở 25oC trong 18 ngày. Ở nhiệt độ 42oC không phát hiện ra chồi măng và
tất cả các gốc ghép đều chết. Trong thời kỳ nhiệt độ cao, số lượng chồi măng
mọc trong điều kiện 38oC thấp hơn đáng kể so với điều kiện 30oC, trong khi
sau thời kỳ nhiệt độ cao, con số này cao hơn đáng kể ở 38oC so với 30oC và
34oC. Tổng số chồi mọc trong và sau thời kỳ nhiệt độ cao không khác biệt
đáng kể giữa các mức nhiệt độ 30oC, 34oC và 38oC. Tốc độ kéo dài chồi măng
trong thời kỳ nhiệt độ cao thấp hơn đáng kể ở 38oC so với 30oC và 34oC trong
khi khơng có sự khác biệt đáng kể về tốc độ kéo dài chồi sau 3 lần xử lý nhiệt
độ cao [63].
Bên cạnh việc nghiên cứu nâng cao năng suất và chất dinh dưỡng, thành
phần dược chất của măng tây cũng được nghiên cứu. Loài A. racemosus được
biết đến với giá trị dược học, theo nghiên cứu của Vijay N. và cộng sự (2009)
ảnh hưởng của N, P và K đến các thành phần sinh hóa của A. racemosus (chất


25

diệp lục, carbohydrate, protein, sapogenin) với liều lượng như sau: Nitơ

nguyên chất (20 mg/kg, 40 mg/kg, 80 mg/kg và 160 mg/kg mg/kg), phospho
nguyên chất (20 mg/kg, 40 mg/kg, 80 mg/kg và 160 mg/kg), kali nguyên chất
(40 mg/kg, 80 mg/kg và 160 mg/kg) ở dạng Urê (46% H2NCONH2),
superphosphate (16% P2O5) và muriate của kali (60% K2O) tương ứng. Sự gia
tăng đáng kể hàm lượng chất diệp lục đã được ghi nhận với tất cả các mức thí
nghiệm của N, P và K. Hàm lượng protein và carbohydrate ở rễ được tìm thấy
tăng tuyến tính khi bón K trong khi đó có sự giảm nhẹ khi bón liều lượng N
cao hơn. Hàm lượng sapogenin ở rễ cao gấp 1,66, 1,87 và 1,75 lần so với đối
chứng với N, P và K tương ứng [59].
1.6.

Tình hình nghiên cứu và sản xuất cây măng tây ở Việt Nam

1.6.1 Tình hình sản xuất cây măng tây ở Việt Nam
Măng tây là loại cây trồng lâu năm nhằm mục đích thu hoạch chồi non
làm rau thực phẩm được du nhập vào nước ta từ những năm 1960 [9], [24].
Đến thập niên 1970, nhiều vùng trong nước đã trồng được măng tây như Hà
Nội, Hải Phòng, Lâm Đồng,..nhưng diện tích trồng cịn ít, khơng có thị trường
tiêu thụ nên cây măng tây khơng có điều kiện phát triển. Năm 2005, Trung tâm
Khuyến nơng thành phố Hồ Chí Minh du nhập giống măng tây xanh F1 UC
157 vào trồng thử nghiệm 4 ha tại huyện Củ Chi. Sau 3 năm trồng kết quả cho
thấy măng tây xanh có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trên đất xám Củ
Chi đã mang lại hiệu quả kinh tế khả quan, có triển vọng mở ra thị trường tiêu
thụ lớn trong nước và ngồi nước. Từ đó, nhiều vùng từ Nam ra Bắc đã trồng
măng tây xanh như: Long An, Đồng Nai, Bình Phước, Bến Tre, Thái Bình,
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,Trung tâm khuyến nơng Bình Thuận, Viện
Khoa học Kĩ thuật miền Nam,.. đã tiến hành trồng thử nghiệm măng tây. Riêng
ở tỉnh Ninh Thuận diện tích trồng măng tây lên đến 200 ha dưới sự hỗ trợ của
công ty TNHH Linh Đan Ninh Thuận cung cấp giống, quy trình canh tác và có



×