Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Con người hiện sinh trong truyện ngắn của nguyễn danh lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.52 MB, 123 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

NGUYỄN TIẾN THỦY

CON NGƯỜI HIỆN SINH TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA NGUYỄN DANH LAM

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ

BÌNH DƯƠNG – 2021


UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

NGUYỄN TIẾN THỦY

CON NGƯỜI HIỆN SINH TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA NGUYỄN DANH LAM

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TẠ ANH THƯ


BÌNH DƯƠNG – 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Tạ Anh Thư. Những trích dẫn trong luận
văn đều có nguồn gốc rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong
luận văn này hồn tồn chưa được cơng bố.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Bình Dương, ngày 20 tháng 5 năm 2021
Tác giả

Nguyễn Tiến Thủy

i


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên chúng tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Trường Đại học Thủ
Dầu Một, Viện Đào tạo sau đại học, Khoa Sư phạm đã tạo điều kiện thuận lợi
cho chúng tôi thực hiện luận văn này.
Tiếp theo chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến q thầy cơ trong
trường đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ chúng tơi trong suốt q trình học tập và
thực hiện luận văn tại Trường Đại học Thủ Dầu Một.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô công tác tại Thư viện Trường
Đại học Thủ Dầu Một, Thư viện Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh, Thư viện tỉnh Bình Dương đã hết lịng phục vụ, cung cấp tài liệu để chúng
tơi hồn thành luận văn.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn nhà văn Nguyễn Danh Lam đã trả lời
những thắc mắc và định hướng cho chúng tơi trong q trình tiếp xúc và nghiên

cứu các tác phẩm của ông.
Đặc biệt, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Tạ Anh Thư đã
tận tình hướng dẫn chúng tơi xây dựng đề cương; chỉ dẫn cho chúng tôi những tư
liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu; góp ý, điều chỉnh những sai sót để
chúng tơi hồn thiện luận văn và đặc biệt đã ln động viên, chia sẻ những khó
khăn với chúng tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Và cuối cùng, chúng tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã ln
bên cạnh, khuyến khích và cổ vũ tinh thần để chúng tơi có thể hồn thành luận
văn.

ii


MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Lời cam đoan ................................................................................................. ……..i
Lời cảm ơn ............................................................................................................. ii
Mục lục .................................................................................................................. iii
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 2
2.1. Nghiên cứu về con người hiện sinh trong văn học Việt Nam ......................... 2
2.2. Nghiên cứu về nhà văn Nguyễn Danh Lam và truyện ngắn của ông.............. 5
2.3. Nghiên cứu về con người hiện sinh trong truyện ngắn Nguyễn Danh Lam ... 8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 9
3.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 9
3.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 10

4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 10
4.1. Phương pháp cấu trúc - hệ thống .................................................................. 10
4.2. Phương pháp lịch sử ...................................................................................... 10
4.3. Phương pháp Thi pháp học ........................................................................... 10
5. Đóng góp của đề tài.......................................................................................... 10
6. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 11
Chương 1. CHỦ NGHĨA HIỆN SINH TRONG VĂN HỌC VÀ NHÀ VĂN
NGUYỄN DANH LAM ..................................................................................... 13
1.1. Khái quát về chủ nghĩa hiện sinh và con người hiện sinh trong văn học ..... 13
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................... 13
iii


1.1.1.1. Khái niệm chủ nghĩa hiện sinh ................................................................ 13
1.1.1.2. Khái niệm con người hiện sinh ............................................................... 14
1.1.2. Sự biểu hiện của khuynh hướng hiện sinh, con người hiện sinh trong văn
học Việt Nam ....................................................................................................... 15
1.2. Nhà văn Nguyễn Danh Lam trong văn xuôi Việt Nam đương đại ............... 24
1.2.1. Sự nghiệp sáng tác ..................................................................................... 24
1.2.1.1. Hành trình sáng tác.................................................................................. 24
1.2.1.2. Dấu ấn của Nguyễn Danh Lam trong văn xuôi Việt Nam đương đại ..... 25
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật ................................................................................ 26
1.2.2.1. Quan niệm về con người ......................................................................... 26
1.2.2.2. Quan niệm sáng tác ................................................................................. 26
Tiểu kết ................................................................................................................. 27
Chương 2. CON NGƯỜI HIỆN SINH TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA
NGUYỄN DANH LAM NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG ................ 28
2.1. Những nỗi đau của con người trong cuộc sống ............................................ 28
2.1.1. Cô đơn, lạc lõng giữa dòng chảy cuộc đời ................................................. 28
2.1.2. Thống khổ trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc....................................... 33

2.1.3. Lưu lạc nơi đất khách quê người................................................................ 45
2.1.4. Hoang tưởng giữa cuộc sống thực tại ........................................................ 47
2.1.5. Lạc lối, vô định, sa chân vào vũng bùn tội lỗi ........................................... 50
2.2. Những giá trị nhân văn, nhân bản tốt đẹp ..................................................... 56
2.2.1. Sự thức tỉnh trở về sau những ngày dài trượt ngã ...................................... 56
2.2.2. Sự giải thoát khỏi những đắng cay đau khổ của cuộc đời ......................... 58
2.2.3. Tình người vẫn cịn hiện hữu trong cuộc sống........................................... 59

iv


Tiểu kết ................................................................................................................. 63
Chương 3. CON NGƯỜI HIỆN SINH TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA
NGUYỄN DANH LAM NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ......... 64
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ...................................................................... 64
3.1.1. Miêu tả nhân vật qua ngoại hình ................................................................ 64
3.1.2. Miêu tả nhân vật qua nội tâm ..................................................................... 67
3.2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện .................................................................... 70
3.2.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện đồng nhất ................................................ 70
3.2.2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện phân mảnh .............................................. 72
3.2.3. Nghệ thuật xây dựng truyện như không truyện ......................................... 75
3.3. Giọng điệu ..................................................................................................... 76
3.3.1. Giọng điệu triết lí ....................................................................................... 76
3.3.2. Giọng điệu vơ âm sắc ................................................................................. 78
3.4. Các mô - tip hiện sinh ................................................................................... 80
3.4.1. Mơ - tip cuộc đời phi lí............................................................................... 81
3.4.2. Mơ - tip hành trình ..................................................................................... 82
3.5. Khơng gian, thời gian nghệ thuật .................................................................. 85
3.5.1. Không gian nghệ thuật ............................................................................... 85
3.5.1.1. Không gian thực và mơ ........................................................................... 85

3.5.1.2. Không gian không xác định .................................................................... 87
3.5.2. Thời gian nghệ thuật .................................................................................. 89
3.6. Hệ thống các kí hiệu ...................................................................................... 91
3.6.1. Kí hiệu tên người........................................................................................ 91
3.6.2. Kí hiệu tên địa điểm ................................................................................... 92
v


3.7. Hệ thống các yếu tố kì ảo .............................................................................. 94
Tiểu kết ................................................................................................................. 95
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 96
DANH MỤC TÁC PHẨM ................................................................................. 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 99

vi


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhận diện cuộc sống, khám phá con người là vấn đề mà văn học thời kì
nào cũng quan tâm đến. Tuy nhiên do bị chi phối bởi hoàn cảnh lịch sử xã hội,
các tư tưởng văn hóa và các trào lưu văn học mà sự phản ánh của các nhà văn có
điểm khác nhau. Nước Việt Nam ta sau năm 1986 có nhiều thay đổi về mọi mặt
của đời sống xã hội. Điều đó làm cho văn học cũng thay đổi mạnh mẽ theo. Một
trong những điểm đáng ghi nhận của các sáng tác thời kì này là sự đổi mới quan
niệm nghệ thuật về con người của các nhà văn. Bên cạnh những con người công
dân, con người nhập cuộc luôn sống vì lí tưởng, vì mục tiêu chung của dân tộc,
hăng say chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc và lao động để xây dựng đất nước trong
niềm vui, niềm phấn khởi của cuộc sống mới thì văn học cũng đã có sự xuất hiện
của những con người đời tư thực dụng, ích kỉ, có nguy cơ bị tha hóa; con người

hoài nghi, âu lo về cuộc sống hay những con người tự nhiên với những khát vọng
bản năng thầm kín. Mọi ngóc ngách trong sâu thẳm tâm hồn con người đã được
văn học khai phá. Điều đó làm cho cuộc sống của họ có thêm nhiều nỗi đau, nỗi
chán chường, tuyệt vọng... không chỉ diễn ra ở mặt thể xác mà cịn hiện hữu ở
mặt tinh thần. Cũng chính vì vậy mà vấn đề con người và thân phận con người
trong cõi nhân sinh được các nhà văn đặc biệt quan tâm, khai thác và thể hiện
phong phú.
Chủ nghĩa hiện sinh xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng đầu những năm 50
của thế kỉ XX. Trong bối cảnh chiến tranh khốc liệt và bi thảm, triết học và văn
học hiện sinh được giới thiệu, quảng bá qua hệ thống giáo dục, xuất bản và báo
chí. Sự ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh đến văn học thể hiện ở cả hai bình
diện lí luận và sáng tác. Nhiều tác phẩm mang khuynh hướng hiện sinh ra đời,
tác động mạnh đến giới độc giả chuyên môn lẫn độc giả phổ thông, trở thành một
hiện tượng văn học lúc bấy giờ. Việc nghiên cứu chủ nghĩa hiện sinh cũng trở
thành một hoạt động cần thiết trong nghiên cứu văn học. Việc nghiên cứu chủ

1


nghĩa hiện sinh góp phần khẳng định tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của nó
đến nền văn học nước nhà.
Nguyễn Danh Lam là một cây bút trẻ nhưng nhận được nhiều thiện cảm
của các nhà nghiên cứu và phê bình văn học Việt Nam đương đại. Bằng việc tiếp
nhận và thấm nhuần các tư tưởng của chủ nghĩa hiện sinh, cùng với những suy
nghĩ, quan sát tinh tế của một nhà văn, tác giả đã cho ra đời nhiều truyện ngắn,
tiểu thuyết phản ánh sâu sắc chủ đề trên với nhiều hình, nhiều vẻ khác nhau gây
hứng thú và chiêm nghiệm cho người đọc. Chúng ta có thể kể một số tác phẩm
tiêu biểu của ông viết về đề tài này như Mưa tháng mười một (tập truyện ngắn –
2008), Giữa dòng chảy lạc (tiểu thuyết - 2010), Cuộc đời ngoài cửa (tiểu thuyết
– 2014)... Tiểu thuyết là thể loại có khả năng miêu tả cuộc sống bề bộn, phức tạp,

tiểu thuyết cũng là nơi mà nhà văn có thể thỏa sức thể hiện các yếu tố kĩ thuật
của mình. Chính vì vậy khi nghiên cứu về Nguyễn Danh Lam, các nhà nghiên
cứu, phê bình văn học quan tâm đến thể loại này hơn. Điều đó khiến cho truyện
ngắn của ơng mặc dù rất đặc sắc nhưng ít được bàn luận và nghiên cứu một cách
tổng quan, có hệ thống.
Vì những lí do trên, tơi lựa chọn đề tài nghiên cứu là Con người hiện sinh
trong truyện ngắn của Nguyễn Danh Lam với mục đích làm rõ một khía cạnh
tiêu biểu về mặt nội dung và những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc trong các sáng
tác ở thể loại truyện ngắn của ơng. Qua đó, đề tài cũng góp phần làm rõ tài năng
và sự đóng góp của một nhà văn trẻ với nền văn học nước nhà.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Nghiên cứu về con người hiện sinh trong văn học Việt Nam
Trong cơng trình Vấn đề con người trong văn học, Lê Ngọc Trà đã nhấn
mạnh rằng cần chấm dứt quan niệm cho rằng viết về cái xấu, cái kém cỏi, nỗi
đau, bi kịch... của con người là tạp nham, nhỏ bé, thua kém các đề tài lớn về lao
động sản xuất và chiến đấu. Ông nói: “Văn học là sự thật. Mà sự thật chủ yếu của
văn học là sự thật và con người. Nhiều năm qua văn học chúng ta còn mắc nợ

2


cuộc đời về sự thật. Sự thật về người nông dân Việt Nam trong bao cơn bão táp
của cách mạng và chiến tranh, về người lính suốt ba thế hệ cầm súng đánh giặc
trên đủ loại chiến trường với bao nhiêu vinh quang, hi sinh và mất mát, về anh
cán bộ nghiêm túc, lương khơng đủ ăn, về người trí thức cách mạng với lòng yêu
nước và những ngộ nhận ngây thơ, với niềm tâm huyết, say mê và bao điều dằn
vặt. Các nhà văn ngày nay phải trả món nợ ấy cho đời” (Lê Ngọc Trà, 1990). Tức
là văn học phải đi sâu khai thác những số phận đáng thương, những cảnh đời bất
hạnh, những đau khổ, trái ngang mà con người phải gánh chịu trong cuộc đời;
không che giấu, khơng bỏ mặc, khơng ngụy trang cho nó bằng một lớp áo đẹp đẽ

bên ngoài khiến cho độc giả có những nhìn nhận sai lầm, ảo tưởng về cuộc đời
(Lê Ngọc Trà, 1990).
Ở cơng trình Chủ nghĩa Hiện sinh ở Miền Nam Việt Nam 1954-1975 (trên
bình diện lý thuyết), Huỳnh Như Phương đã chỉ ra những ảnh hưởng chính yếu
có tác động to lớn đến nền văn học miền Nam giai đoạn 1954-1975 về quan niệm
nghệ thuật về con người, thái độ sống của con người trong chiến tranh (bên cạnh
những con người vì nghĩa qn thân lại có sự xuất hiện của những con người
“nổi loạn”, “tận hưởng cuộc đời”), những trăn trở, suy tư về thân phận con
người, ý thức trách nhiệm của con người thời chiến với những kĩ thuật hết sức
độc đáo một lần nữa khẳng định nhận định của Lê Ngọc Trà là chính xác (Huỳnh
Như Phương, 2009).
Dịch giả Đinh Hồng Phúc trong Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản
đã chuyển tải một cách trung thành quan niệm của Jean – Paul Sartre về vận
mệnh của con người. Học thuyết mà tác giả giới thiệu cho rằng vận mệnh của
con người là do con người quyết định và họ có quyền hi vọng vào chính bản thân
mình: “Thuyết hiện sinh khơng gì khác hơn là nổ lực rút ra tất cả các hệ quả từ
một lập trường vơ thần vững chắc. Nó khơng hề tìm cách dìm con người vào
tuyệt vọng. Nhưng nếu ta gọi sự tuyệt vọng là tồn bộ vơ tín ngưỡng như người
Cơng giáo thì thuyết hiện sinh xuất phát từ tuyệt vọng nguyên thủy. Thuyết hiện
sinh thực sự không phải là một thuyết vơ thần theo nghĩa nó tận lực chứng minh

3


rằng Thượng đế khơng hiện hữu. Đúng hơn, nó tun bố rằng: cho dù Thượng đế
có hiện hữu thì cũng chẳng có gì thay đổi cả; đấy là quan điểm của chúng tôi.
Không phải chúng tôi tin Thượng đế hiện hữu, mà chúng tôi cho rằng vấn đề
không phải sự hiện hữu của ngài. Con người cần tìm lại chính mình và tin chắc
rằng khơng có gì có thể cứu nổi con người ra khỏi bản thân mình, đó có phải là
một chứng cứ có hiệu lực về sự hiện hữu của Thượng đế? Theo nghĩa này, thuyết

hiện sinh là một thuyết lạc quan, một thuyết hành động” (Jean – Paul Sartre,
Đinh Hồng Phúc dịch, 2016).
Theo xu hướng ấy nhiều bài báo, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ có liên
quan đến lĩnh vực văn học tiếp tục ra đời và phát triển đề tài trên. Chẳng hạn
như:
Bài viết Cảm thức lạc loài trong sáng tác của Thuận (Trịnh Đặng Nguyên
Hương, Tạp chí Văn học số 8/2010), Cảm thức lạc lồi trong văn xi đương đại
(Trần Hạnh Mai, Ngơ Thị Thu Hiền, Tạp chí Văn học số 11/2011), Con người cô
độc trong tiểu thuyết đô thị miền Nam 1954 - 1975 (Nguyễn Thị Việt Nga, Tạp
chí Văn học số 3/2012)… đã soi chiếu sự tồn tại của con người từ nhiều góc độ
khác nhau để hướng đến lý giải nguyên nhân của sự lạc loài. Các tác giả đã theo
dấu hành trình của các nhân vật từ lạc lồi trong tổ ấm, lạc loài giữa cộng đồng…
đến những lối thốt khỏi sự lạc lồi của họ để đi đến kết luận thân phận di dân,
tha hương và lưu lạc là một căn cước cố hữu của con người.
Luận văn thạc sĩ Văn học Các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi
Việt Nam đương đại (qua một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ
Duy Anh, Chu Lai và Nguyễn Danh Lam) (Mai Thị Bình, Trường Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn Hà Nội, 2014) đã khái quát về cảm giác cô đơn và đi vào
những kiểu con người cô đơn cụ thể trong văn xuôi Việt Nam sau 1975.
Luận văn thạc sĩ Văn học Thân phận người Việt trong tiểu thuyết hải
ngoại đương đại (Nguyễn Thị Thu Trang, Trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014) đã trình bày tương đối đầy đủ về thân
phận của người Việt di dân sau năm 1975 với những nỗi đau do “đột ngột bị
4


bứng ra khỏi đất nước như cây non chưa đủ rễ đã bị nhổ bật khỏi đất mẹ” cùng
với những cách tân về mặt nghệ thuật của các nhà văn hải ngoại đương đại trên
cơ sở phù hợp với sự thay đổi, phát triển của văn học trong nước lúc bấy giờ.
Hai bài viết Con người hiện sinh trong tiểu thuyết Việt Nam mười năm

đầu XXI và Khuynh hướng hiện sinh trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 (Thái
Phan Vàng Anh, 2015) đã tập trung vào việc miêu tả con người hiện sinh qua các
biểu hiện nổi loạn, hành trình tìm kiếm tự do, nỗi cơ đơn bản thể, kiểu nhân vật
chấn thương, hiện sinh tính dục...
Luận án tiến sĩ Văn học Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam
từ 1986 đến 2010 (Trần Nhật Thu, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế,
2016) đã làm rõ những biểu hiện đặc thù của cảm thức hiện sinh trong truyện
ngắn Việt Nam từ năm 1986 đến 2010 trên các bình diện chính yếu như: kiểu
nhân vật; khơng gian, thời gian nghệ thuật tương ứng; hệ thống các motif, biểu
tượng tương ứng.
2.2. Nghiên cứu về nhà văn Nguyễn Danh Lam và truyện ngắn của ông
Mặc dù là một cựu sinh viên của Trường Đại học Mĩ thuật Thành phố Hồ
Chí Minh nhưng Nguyễn Danh Lam lại có duyên với nghiệp văn và có nhiều nỗ
lực trong việc tìm kiếm một hướng đi riêng cho mình. Đọc các tác phẩm của
Nguyễn Danh Lam ta sẽ thấy một lối viết rất lạ, rất đặc sắc từ nội dung cho đến
hình thức. Điều đó thu hút sự tò mò, khám phá cho những ai yêu thích văn
chương, thích sự trải nghiệm những cảm xúc khi thì được đẩy lên đến cao trào,
khi thì hụt hẫng, thất vọng... Cũng chính vì điều này mà tác phẩm của ông đã thu
hút được sự quan tâm và gây nhiều thiện cảm với các nhà nghiên cứu, phê bình
văn học. Khảo sát kho dữ liệu của một số thư viện và trang mạng internet, chúng
tôi nhận thấy được một số bài sau đây:
Bài viết “Bến vô thường” - thế giới những người không mặt (Nguyễn
Vĩnh Nguyên, 2005) đã đưa ra những nhận xét sắc bén về nội dung và nghệ thuật
của tác phẩm: “Khó có thể đi tìm một tuyến nhân vật rõ ràng, một nhân vật chính

5


hay một câu chuyện đầu xuôi đuôi lọt trong cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Danh
Lam. Đọc lại lần nữa, lại thấy nó khơng có nhân vật, nói cách khác, nhân vật lại

khơng có mặt người mà biểu hiện rõ nhất trong mớ hỗn độn, tù túng, ngổn ngang
kia là một thế giới người không mặt, không tên” bởi “họ mang những cái tên chợ
đời, mà tác giả như người chủ nợ, ghi chúng vào trang sách theo cách “bắt thần”:
thằng câm, chị mặt rỗ, cơ tóc tém, thằng mắt híp, thằng “chữ ký”, lão toét, lão
cóc.” (Nguyễn Vĩnh Nguyên, 2005).
Bài viết “Giữa vòng vây trần gian” dệt bằng biểu tượng và huyền thoại
(Hồi Nam, 2006) đã nhận xét: “Giữa vịng vây trần gian của Nguyễn Danh Lam
không đem lại cho ta sự phản chiếu đời sống, có chăng, đó chỉ là sự phản chiếu
cách nghĩ của tác giả về đời sống, nó đan dệt bằng những biểu tượng, những
huyền thoại, nhưng cũng chính vì thế mà nó tạo ra sự ám ảnh và buộc ta phải
nghĩ về đời sống mà mình đang sống” (Hồi Nam, 2006). Tiểu thuyết đón nhận
hai luồng ý kiến khen chê trái chiều nhau. Tuy nhiên, người đọc nhận ra ở đó
những thể nghiệm mới về nghệ thuật của tác giả trong việc đi vào khám phá sâu
hơn những góc khuất trong đời sống con người.
Bài viết Viết văn, việc khơng chỉ của nhà văn (Hồi Nam, 2012) đã nhấn
mạnh sự chuyển biến rất “khác” của Nguyễn Danh Lam trong tiểu thuyết Giữa
dòng chảy lạc. Cuốn tiểu thuyết “đã trả người đọc lại với đời thường bằng những
chất liệu của đời thường, những câu chuyện của đời thường và cách kể chuyện
đời thường. Thường đến hết mức có thể. Thế giới nhân vật trong Giữa dịng chảy
lạc là thế giới của một thứ mẫu số chung tầm thường tạo thành xã hội. Những
con người ấy, nếu khơng gánh chịu số phận bi kịch thì cũng là những cuộc đời
thất bại theo một cách nào đấy” (Hoài Nam, 2012).
Bài phỏng vấn Nhà văn Nguyễn Danh Lam: Tiểu thuyết của tơi khơng có
ngun mẫu (Trần Hồng Thiên Kim, 2012) đã ít nhiều thể hiện được quan niệm
và phong cách sáng tác của nhà văn khi ơng nói “Với một "cậu bé rừng xanh",
cái gì cũng thiếu, cũng muốn tiếp thu, sự ảnh hưởng lại càng... ào ạt, như kiểu đói
q, có thức ăn là ngấu nghiến. Ngồi sách, tơi cịn mê nghe và xem nhiều thứ:
6



phim ảnh, hội họa, âm nhạc... Tất cả đều có những ảnh hưởng đối với trang viết
của tơi. Nhưng có thể nói, văn xi của tơi khơng có ngun mẫu ngoài đời, trừ
cuốn tiểu thuyết đầu - mà như những người mới viết thường kể chuyện của mình.
Thêm nữa, lối viết của tôi khá huyền ảo. Sự kiện, nhân vật đều do tôi tưởng
tượng. Bởi vậy, kỉ niệm gắn cuộc đời với trang viết tơi... hầu như khơng có”
(Trần Hồng Thiên Kim, 2012).
Bài phỏng vấn Nguyễn Danh Lam mong viết được “chút gì để nghĩ”
(Dương Tử Thành, 2012) đã thể hiện được sự nghiêm túc, yêu nghề của nhà văn
trong q trình sáng tác. Ơng “mong ước viết được những trang, có “chút gì để
nghĩ”. Điều đó góp phần thể hiện quan niệm sáng tác của nhà văn và cùng nhờ
quan niệm đó mà ơng đã mang đến cho đời nhiều sản phẩm tinh thần giá trị.
Luận văn thạc sĩ Văn học Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam (Trần
Thị Thúy, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2013) đã thể hiện những đóng góp mới mẻ của Nguyễn Danh Lam về mặt
nội dung và nghệ thuật cho thể loại tiểu thuyết. Đặc biệt là cảm quan nghệ thuật
về con người và thân phận con người trong cõi nhân sinh.
Bài viết Đứt gãy nhân sinh trong tiểu thuyết Cuộc đời ngoài cửa của
Nguyễn Danh Lam (Lê Thị Kim Liên, Trường Đại học Thủ Dầu Một, 2018) dưới
góc nhìn của triết lí nhân sinh đã cho chúng ta thấy rõ những mảng đời đứt gãy,
những con người cơ đơn, lạc lồi trong thế giới lồi người mênh mơng, vơ tận.
Họ sống chới với, lạc điệu nhau giữa cuộc đời. Mọi sự hàn gắn đều trở nên vơ
nghĩa. Họ có cái nhìn đầy chán chường, ngao ngán, tuyệt vọng về tương lai. Tất
cả đều là do họ khơng có niềm tin và hi vọng vào cuộc sống, không vượt qua
được sự nửa vời trong suy nghĩ và hành động của bản thân.
Luận văn thạc sĩ Văn học Việt Nam Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết
Giữa dịng chảy lạc và Cuộc đời ngồi cửa của Nguyễn Danh Lam (Lê Thị Kim
Liên, Trường Đại học Thủ Dầu Một, 2018) đã đánh giá cao tài năng của nhà văn
Nguyễn Danh Lam qua việc sử dụng nghệ thuật tự sự, việc tổ chức cốt truyện,
thời gian, không gian trần thuật, việc lựa chọn phương thức trần thuật. Luận văn
7



góp phần khẳng định tài năng nghệ thuật của tác giả trong việc thể hiện hình thức
tác phẩm.
Qua việc khảo sát những nghiên cứu về nhà văn Nguyễn Danh Lam,
chúng tơi nhận thấy mặc dù có sự khác biệt trong việc đánh giá nhưng các nhà
nghiên cứu đều cho rằng Nguyễn Danh Lam là một cây bút có sức sáng tạo dồi
dào và có sức viết rất tốt. Các tác phẩm của anh sẽ là miền đất hứa chờ đợi những
cơng trình nghiên cứu chun sâu của độc giả và các nhà phê bình.
2.3.Nghiên cứu về con người hiện sinh trong truyện ngắn Nguyễn Danh Lam
Tuy không bằng tiểu thuyết nhưng truyện ngắn của Nguyễn Danh Lam
cũng nhận được sự quan tâm khá nhiều từ các nhà nghiên cứu. Khi nghiên cứu về
thể loại này của ông, các nhà nghiên cứu tập trung khai thác việc thể hiện đối
tượng con người trong cõi nhân sinh của nhà văn.
Khi nhận xét về nghệ thuật kết cấu truyện trong tập truyện ngắn Mưa
tháng mười một, Nguyễn Hồi Nam cho rằng: “Khơng cốt truyện lớp lang chặt
chẽ, không biến cố mang giá trị thắt nút mở nút, không nhân vật được khắc họa
diện mạo và tính cách hồn chỉnh, tác giả dẫn người đọc theo chiều dọc văn bản,
tìm kiếm một cái gì đó, để rồi cuối cùng cái tìm được thấy dường như chỉ là
những điều hết sức vặt vãnh, thậm chí trống rỗng, trong tồn tại nhân sinh”
(Nguyễn Hoài Nam, 2009).
Bên cạnh đó, ở tập truyện ngắn Hợp đồng của quỷ, nhà văn Nguyễn Ngọc
Thuần còn đề cập đến sự phi lý: “Mơ típ chủ đạo là những tình trạng phi lí trong
đời sống. Những địa danh mịt mờ, những con người khơng rõ tình thế, khơng rõ
khát vọng, họ đều mang trong mình một biến cố cá nhân nào đó và tức tốc lên
đường. Gặp gỡ, trải nghiệm hoặc biến đổi; nhưng sau những biến đổi đó lịng
hồi nghi khơng những khơng mất đi mà cịn bành trướng hơn, rơi vào tình trạng
phi lí hơn. Song đó cũng là những trải nghiệm chung nhất, ở bất cứ đâu về cách
thức mà con người tồn tại như một vật thể đính kèm với những phi lý trong đời
sống hiện thực của tinh thần vậy” (Ngọc Lợi, 2016).


8


Trần Thị Thanh Quang trong Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ, Văn học và Văn
hóa Việt Nam Dấu ấn hiện sinh trong truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyễn Danh
Lam (Trần Thị Thanh Quang, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh, 2018) cũng hướng trọng tâm vào việc làm rõ các biểu hiện cơ bản trong
cảm quan hiện thực và con người mang dấu ấn hiện sinh qua các tác phẩm truyện
ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam. Đó là hiện thực mang màu sắc phi lí,
kì ảo, hiện thực tiềm ẩn nhiều bất trắc. Các dạng thức cảm quan hiện thực này
chính là mơi trường cho con người với các kiểu con người cô đơn - bản thể, cơ
đơn – lạc lồi, kiểu con người lo âu về cuộc sống, về cái chết, kiểu con người nổi
loạn trong suy nghĩ, hành động, kiểu con người tha hóa trong suy nghĩ, trong
hành động.
Sau đó, Cao Quốc Sĩ trong Luận văn thạc sĩ Văn học Việt Nam Hình
tượng con người cô đơn trong sáng tác của Nguyễn Danh Lam (Cao Quốc Sĩ,
Trường Đại học Sài Gòn, 2019) tiếp tục khai thác và làm rõ những biểu hiện con
người cô đơn trong sáng tác của Nguyễn Danh Lam và nghệ thuật thể hiện con
người cô đơn của nhà văn.
Từ những điều đã trình bày, chúng tơi nhận thấy rằng hình ảnh con người
hiện sinh được thể hiện khá rõ nét trong các sáng tác của Nguyễn Danh Lam.
Đồng thời qua khảo sát chúng tơi cũng nhận thấy vấn đề đó chưa được nghiên
cứu một cách tồn diện, có hệ thống. Các tác giả chỉ tập trung vào một khía cạnh
hoặc có sự so sánh, đối chiếu trong q trình phân tích tiểu thuyết... Chính vì vậy
việc có một đề tài đi vào khảo sát và nghiên cứu riêng về vấn đề này của ơng là
vơ cùng cần thiết. Đó là lý do chúng tôi thực hiện đề tài Con người hiện sinh
trong truyện ngắn của Nguyễn Danh Lam ở 21 truyện ngắn của nhà văn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Thứ nhất là chúng tôi nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh và con người
hiện sinh trong văn học để có những tri thức tương đối đầy đủ, có hệ thống về
vấn đề nghiên cứu.

9


- Thứ hai, chúng tôi nghiên cứu con người hiện sinh trong truyện ngắn của
Nguyễn Danh Lam qua hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu về con người hiện sinh trong truyện ngắn của
Nguyễn Danh Lam qua việc khảo sát 21 truyện ngắn trong tập truyện Mưa tháng
mười một, Nxb Lao động, 2008.
Từ đó, chúng tơi làm rõ những nỗi đau của con người trong cõi nhân sinh
được tác giả thể hiện (khi thì trực tiếp, khi thì gián tiếp) trong các truyện ngắn
của mình. Đồng thời đề tài cũng làm sáng tỏ những giá trị nhân văn, nhân bản tốt
đẹp được thể hiện trong các tác phẩm.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình thực hiện đề tài, chúng tơi đã sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu sau:
4.1. Phương pháp cấu trúc – hệ thống: được sử dụng để xây dựng hệ thống
luận điểm phù hợp làm sáng tỏ vấn đề con người hiện sinh trong truyện ngắn của
Nguyễn Danh Lam.
4.2. Phương pháp lịch sử: được sử dụng để khảo sát sự hình thành, phát triển và
những biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa hiện sinh trong văn học Việt Nam.
4.3. Phương pháp Thi pháp học: được sử dụng để làm cơ sở lí luận chỉ ra
những kiểu con người hiện sinh trong truyện ngắn của Nguyễn Danh Lam trên cả
hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Nó cũng giúp cho việc khảo sát và
nghiên cứu của luận văn đầy đủ hơn, tồn diện hơn.
5. Đóng góp của đề tài

Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, chúng tơi nhận thấy đây là
cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu về vấn đề con
người hiện sinh trong truyện ngắn của Nguyễn Danh Lam. Từ đó, đề tài cũng chỉ

10


ra được những giá trị về nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của ông ở thể loại
truyện ngắn. Vì vậy, khi hồn thành, đề tài sẽ có những đóng góp sau đây:
- Chứng minh được sự ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh và con người
hiện sinh đến truyện ngắn của Nguyễn Danh Lam nói riêng.
- Chỉ ra được một trong những nét đặc trưng của truyện ngắn Nguyễn
Danh Lam mang đậm dấu ấn hậu hiện đại đó chính là quan niệm nghệ thuật về
con người (có sự đổi mới so với thời kì trước).
- Khẳng định được những đóng góp của Nguyễn Danh Lam trong dịng
chảy văn chương Việt Nam đương đại.
6. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm
có 3 chương sau:
Chương 1. Chủ nghĩa hiện sinh trong văn học và nhà văn Nguyễn Danh Lam
Với việc dẫn ra những phạm trù lí thuyết cơ bản, chương này có ý nghĩa
như một tiền đề lí luận cho đề tài. Đây là cũng là cơ sở đáng tin cậy để đề tài
định vị được sự tiếp biến chủ nghĩa hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam sau 1986.
Cụ thể, trong phần “Khái quát về chủ nghĩa hiện sinh và con người hiện
sinh trong văn học”, chúng tôi trình bày: Khái niệm chủ nghĩa hiện sinh, Khái
quát diễn trình của chủ nghĩa hiện sinh trong văn học, Khái niệm con người hiện
sinh, Khái quát diễn trình của con người hiện sinh trong văn học. Trong phần
“Nhà văn Nguyễn Danh Lam trong văn xuôi Việt Nam đương đại”, chúng tơi
trình bày: Sự nghiệp sáng tác (Hành trình sáng tác, Dấu ấn của Nguyễn Danh
Lam trong văn xuôi Việt Nam đương đại), Quan niệm nghệ thuật (Quan niệm về

con người, Quan niệm sáng tác) của ông.
Chương 2. Con người hiện sinh trong truyện ngắn của Nguyễn Danh Lam
nhìn từ phương diện nội dung

11


Chương này khảo sát và phân tích để làm rõ những nỗi đau của con người
trong cuộc sống hiện sinh bao gồm: Con người lạc lõng giữa dòng chảy cuộc đời,
Con người lẩn quẩn trong cuộc sống mưu sinh, Con người thống khổ trong hành
trình tìm kiếm hạnh phúc, Con người lưu lạc nơi đất khách quê người, Con người
hoang tưởng giữa cuộc sống thực tại, Con người lạc lối, vô định, sa chân vào
vũng bùn tội lỗi và Những giá trị nhân văn, nhân bản tốt đẹp được thể hiện trong
các truyện ngắn của Nguyễn Danh Lam.
Chương 3. Con người hiện sinh trong truyện ngắn của Nguyễn Danh Lam
nhìn từ phương diện nghệ thuật
Chương này giải quyết các vấn đề về nghệ thuật thể hiện như: nghệ thuật
xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng cốt truyện, giọng điệu, các mô – tip hiện
sinh, không gian, thời gian nghệ thuật, hệ thống các kí hiệu, hệ thống các yếu tố
kì ảo.

12


Chương 1. CHỦ NGHĨA HIỆN SINH TRONG VĂN HỌC VÀ
NHÀ VĂN NGUYỄN DANH LAM
1.1. Khái quát về chủ nghĩa hiện sinh và con người hiện sinh trong văn học
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm chủ nghĩa hiện sinh
Thuật ngữ “Existentialism” (chủ nghĩa hiện sinh), có gốc từ “Existence”

có nghĩa là sự tồn tại hay hiện hữu. Nhưng sự tồn tại ở đây không phải là sự tồn
tại của các sự vật, hiện tượng vật lí, sinh học mà là sự tồn tại của con người.
Chủ nghĩa hiện sinh xuất hiện đầu tiên ở Đức vào cuối những năm 20 - 30
của thế kỉ XX với các đại diện tiêu biểu như: M. Heidegger (1889-1976), K.
Jaspers (1883-1969); sau đó được J.P. Sartre, A. Camus, G. Marcel, M. Merleau
Ponty… đưa vào Pháp. J.P. Sartre được xem là một trong những đại diện tiêu
biểu, nòng cốt nhất của hoạt động này. Chủ nghĩa hiện sinh ra đời như là một kết
quả tất yếu sau các cuộc chiến tranh đẫm máu ở Châu Âu. Nó hướng mọi suy tư,
mọi câu hỏi về thân phận con người.
Xét về mặt khái niệm, chủ nghĩa hiện sinh được hình thành bởi triết gia
người Pháp Gabriel Marcel vào giữa năm 1940. Sau đó được Jean Paul Sartre sử
dụng như một tun ngơn trong bài nói chuyện với nhan đề Thuyết hiện sinh là
một nhân bản thuyết (Existentialism is a Humanism) được xuất bản năm
1946. Kể từ đó, khái niệm hiện sinh trở nên phổ biến và tư tưởng hiện sinh trở
thành một khuynh hướng nổi tiếng. Chính vì vậy, một số học giả cho rằng thuật
ngữ này chỉ nên được dùng để chỉ phong trào văn hóa ở Châu Âu trong những
năm 1940 và 1950 liên quan đến tác phẩm của các triết gia Jean - Paul
Sartre, Simone de Beauvoir, Maurice Merleau - Ponty và Albert Camus. Họ tuy
khác nhau về học thuyết nhưng có chung niềm tin rằng tư duy triết học xuất phát
từ chủ thể cá nhân con người - không chỉ đơn thuần là chủ thể tư duy, mà còn là
chủ thể hành động, cảm nhận, và sống, “bất cứ khuynh hướng nào trong triết hiện

13


sinh đều là triết học về con người, trước khi là triết học về vũ trụ” (Trần Thái
Đỉnh, 2015).
Trong cuốn Những chủ đề triết học hiện sinh, tác giả cho rằng “Nói một
cách khái qt thì trào lưu tư tưởng này (triết học hiện sinh) là một phản ứng của
con người, chống lại sự thái quá của triết thuyết duy tâm và triết lý về vạn vật.

Trào lưu đó khơng lấy cuộc sống nói chung, nhưng lấy cuộc sống của con người
nói riêng là vấn đề đầu tiên của triết học” (E.Mounier, 1970).
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả cho rằng chủ nghĩa hiện sinh
là “một trào lưu văn học xuất hiện ở châu Âu, trước hết là ở Pháp, vào những
năm trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai và tiếp đó, lan rộng nhanh chóng
sang một số nước trên thế giới ngay trong tư tưởng triết học của họ cũng khơng
hồn tồn đồng nhất. Có người hữu thần, có người vơ thần, song họ giống nhau ở
tư tưởng bi quan sâu sắc đối với con người và cuộc sống” (Lê Bá Hán, Trần Đình
Sử, Nguyễn Khắc Phi, 2007).
Trong bài viết Chủ nghĩa hiện sinh và văn học, Huỳnh Như Phương lại
khẳng định “Thuật ngữ chủ nghĩa hiện sinh xuất phát từ tiếng La-tinh có nghĩa là
“tồn tại”, “hiện hữu”, từng được dịch sang tiếng Việt là “chủ nghĩa tồn tại”. Hiện
sinh ở đây được hiểu như đối lập với “yếu tính”, “bản tính” và do vậy chủ nghĩa
hiện sinh hay triết học hiện sinh được xem như đối lập với yếu tính luận trong
triết học truyền thống là triết học chủ yếu truy tìm yếu tính của con người, sự vật
và thế giới nên cịn gọi là triết học yếu tính” (Huỳnh Như Phương, 2018).
Mỗi người có một quan điểm riêng về chủ nghĩa hiện sinh nhưng hầu hết
đều cho rằng sự hiện sinh của cá nhân chính là nội dung cơ bản của học thuyết
này. Chính vì vậy, trong các tác phẩm của mình, họ đều tập trung khai thác và
làm nổi bật nội dung cơ bản đó.
1.1.1.2. Khái niệm con người hiện sinh
Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, “con người” là khái niệm chỉ những cá
thể người như một chỉnh thể trong sự thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội

14


của nó. Con người là sản phẩm của sự tiến hoá lâu dài từ giới tự nhiên và giới sinh
vật. Do vậy nhiều quy luật sinh vật học cùng tồn tại và tác động đến con người.
Con người hiện sinh là “con người khơng là gì khác ngồi những gì mà nó

tự làm ra” (Đỗ Ngọc Thạch, 2011). Con người như những cá nhân mang tính chủ
thể chứ khơng phải là con người phổ quát. Mỗi con người là một cá thể hướng
đến xác lập sự tồn tại của bản thân chứ không nhân danh hay đại diện một ai cả.
Chủ nghĩa hiện sinh lấy con người làm trung tâm, làm đối tượng và mục
tiêu để hướng tới. Mỗi con người mang một bộ mặt riêng, khác với mọi tính cách
mang tính phổ quát. Con người được tự do lựa chọn cách sống, thái độ sống của
mình, con người có ý thức để trở thành hiện sinh. Cũng chính vì điều đó mà con
người ln đau khổ, dằn vặt, lo âu trong cuộc kiếm tìm và lựa chọn tự do.
1.1.2. Sự biểu hiện của khuynh hướng hiện sinh, con người hiện sinh
trong văn học Việt Nam
Sau khi ra đời, chủ nghĩa hiện sinh lan nhanh và ảnh hưởng sâu rộng đến
nhiều mặt của đời sống nhân dân trên toàn thế giới, lúc đầu là ở các nước phương
Tây, sau đó đến các nước phương Đông. Văn học cũng là một lĩnh vực chịu ảnh
hưởng nhiều của trào lưu ấy. Các tác giả đã dùng tác phẩm văn học để làm
phương tiện chuyển tải tư tưởng hiện sinh. Chính vì vậy mở đầu bài viết Khuynh
hướng hiện sinh trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986, tác giả Thái Phan Vàng
Anh đã khẳng định vai trò của chủ nghĩa hiện sinh trong văn học: “Cùng với sự
khẳng định nhân vị, chủ nghĩa hiện sinh khẳng định được đời sống của nó trong
văn học toàn cầu, kể cả các nền văn học phương Đông. Nhận diện cuộc sống,
khám phá con người, văn học bất kì thời đại nào cũng ít nhiều thám hiểm, thăm
dò thế giới “hiện sinh”. Ám ảnh về sự hiện tồn của bản thể cũng là căn nguyên
cho những chiều sâu văn học” (Thái Phan Vàng Anh, 2015).
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cho rằng chủ nghĩa hiện sinh đã có mầm
mống nảy sinh trong các tác phẩm văn học thời kì trung đại. Đầu tiên là Cung
ốn ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều:

15


“Thảo nào khi mới chơn nhau

Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra
Khóc vì nỗi thiết tha sự thế
Ai bày trò bãi bể nương dâu
Trắng răng đến thuở bạc đầu
...
Trăm năm cịn có gì đâu,
Chẳng qua một nấm cổ khâu xanh rì”.
(Nguyễn Gia Thiều, Cung ốn ngâm khúc)
Qua việc miêu tả thân phận của những thiếu nữ được tuyển vào cung vua
phủ chúa chờ ngày ân ái, tác giả đã nói lên thân phận “bèo dạt mây trơi” của kiếp
làm thê thiếp nói riêng và kiếp làm người nói chung. Đây cũng là một vấn đề mà
các nhà văn, nhà thơ sau này quan tâm khai thác và thể hiện rõ nét trong các tác
phẩm của mình.
Sau Cung ốn ngâm khúc, Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng là một tác
phẩm xuất sắc phản ánh đời sống “hồng nhan bạc phận” của nàng Kiều nói riêng
và những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh trong xã hội phong kiến nói chung. Nhà
thơ mở đầu tác phẩm bằng những tiếng kêu xé lòng, đứt ruột:
“Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trơng thấy mà đau đớn lịng”.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Rồi sau đó là:
“Đau đớn thay phận đàn bà

16


Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” .
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Mười lăm năm sống lưu lạc của nàng Kiều với bao khổ ải nhân gian
“thanh lâu hai lượt thanh y hai lần” (Nguyễn Du, Truyện Kiều) đã trở thành một
bản cáo trạng lên án chế độ phong kiến đương thời, một chế độ “nhất nam viết
hữu, thập nữ viết vô”, coi thường vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ.
Nhưng sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện sinh ở Việt Nam được xem là
chính thức khi Pháp sang xâm lược nước ta vào những năm đầu của thế kỷ XX.
Chính nhờ có sự tương đồng về hồn cảnh, về tâm lý của nhân dân so với thời
hậu chiến của Châu Âu nên hạt giống hiện sinh có nhiều cơ hội để phát triển.
Chủ nghĩa hiện sinh hiện diện trên các thi đàn như thơ say của Vũ Hoàng
Chương, thơ mới của Xuân Diệu. Tiếp đó, tư tưởng hiện sinh được phản ánh
trong hàng loạt các tác phẩm văn học ở miền Nam, tiêu biểu là các tác phẩm của
Duyên Anh, Nguyễn Thị Hoàng, Thanh Tâm Tuyền,... Một đoạn thơ tiêu biểu
mang cảm thức hiện sinh của Thanh Tâm Tuyền là:
“Tơi buồn khóc như buồn nơn
ngồi phố
nắng thủy tinh
tơi gọi tên tôi cho đỡ nhớ
thanh tâm tuyền
buổi chiều sao vỡ vào chuông giáo đường
tôi xin một chỗ quỳ thầm kín
cho đứa nhỏ linh hồn
sợ chó dữ
con chó đói khơng màu”.
(Thanh Tâm Tuyền, Phục sinh)
17


×