Các nguyên tắc đầu tư cơ bản
1. Hãy bắt đầu ngay từ hôm nay
Chúng ta nói điều này không chỉ để phê phán việc lãng phí thời gian mà sự
bắt đầu sớm luôn mang lại lợi thế cho bạn. Nếu bạn đầu tư ngay từ bây giờ thì sau
6 năm, số tiền tiết kiệm hàng tháng của bạn sẽ được nhân lên gấp đôi để đạt được
mức thu nhập tương tự khi về hưu. Theo như thống kê khác: nếu trong vòng 9 năm
tới, hàng tháng bạn đầu tư một số tiền nhất định và sau đó không đầu tư thêm;
hoặc trong 9 năm đó, bạn không đầu tư gì cả, nhưng sau đó hàng tháng đóng góp
một số tiền tương tự trong vòng 41 năm liên tiếp thì bạn cũng chỉ có được khoản
tiền tương đương. Vì vậy, bạn hãy xem xét và đầu tư ngay khi có thể.
2. Hiểu rõ tình hình tài chính của bản thân
Hướng đầu tư đúng phụ thuộc vào tình hình hiện tại và mục tiêu trong
tương lai của cá nhân bạn. Nếu bạn không biết được những điều này và không đưa
ra được kế hoạch dứt khoát thì bạn có thể đầu tư sai hướng.
Tình hình tài chính: Bạn phải xét xem khả năng tài chính của bạn ra sao?
Thu nhập hàng tháng như thế nào? Chi tiêu hàng tháng những gì (có thể giảm
được những khoản nào)? Bạn đang nợ bao nhiêu tiền với tỷ lệ lãi suất như thế
nào? Bạn đã tiết kiệm được bao nhiêu? Bạn đang đầu tư vào việc đó ra sao? Lãi
suất là bao nhiêu? Phụ phí hàng tháng của bạn?
Mục tiêu: Mục tiêu tài chính của bạn là gì? Bạn sẽ thu được bao nhiêu tiền
từ khoản đầu tư này? Bạn có đang đi đúng hướng hay không?
Chịu đựng rủi ro: Bạn sẽ sẵn sàng chịu đựng rủi ro ra sao và có lòng kiên
nhẫn để theo đuổi mục tiêu đến cùng hay không? Mức độ rủi ro thích hợp sẽ được
xác định bởi chính tính cách, tuổi tác, sự ổn định của công việc, sức khoẻ, tổng số
tiền mặt bạn có để dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp và phạm vi đầu tư
của bạn.
3. Đầu tư tài chính một cách hợp lý
Nếu bạn không biết được số tiền mà bạn đầu tư hàng tháng thì tốt nhất bạn
đừng nên nghĩ đến đầu tư. Thói quen theo dõi chi tiêu là bước tiến đầu tiên để cải
thiện tình hình kinh doanh. Nếu bạn không bị mắc nợ với tỷ lệ lãi suất cao thì bạn
nên bỏ bớt gánh nặng chi tiêu trước khi bạn quyết định đầu tư. Bạn cũng sẽ không
biết được đầu tư nào là đúng hướng nếu không nắm rõ số tiền tiết kiệm mỗi tháng
là bao nhiêu, bạn cần tiết kiệm bằng nào để đạt được mục tiêu của mình.
Bạn nên bắt đầu bằng việc tích luỹ đủ số tiền chi tiêu trong khoảng từ ba
đến sáu tháng và đầu tư khoản tiền này một cách an toàn như là tài khoản thị
trường tiền tệ, vì vậy hãy chuẩn bị cho những trường hợp khẩn cấp. Ngay khi bạn
tiết kiệm được các khoản để đề phòng trường hợp khẩn cấp, bạn có thể tiếp tục
đầu tư với mức mạo hiểm cao hơn: mua trái phiếu, cổ phiếu hay quỹ đầu tư chứng
khoán chung để thu được lãi suất. Dựa trên đồng đô la làm mức trung bình, bạn
nên đầu tư một số tiền tương tự hàng tháng. Đây là một trong những phương pháp
đầu tư an toàn, tránh được những giao động bất thường trên thị trường. Và tất
nhiên, không nên đầu tư vào những lĩnh vực mà bạn không nắm rõ hoặc không có
những hiểu biết thấu đáo.
4. Phát triển kế hoạch đầu tư dài hạn
Bây giờ thì bạn đã biết được tình hình tài chính, mục tiêu hiện nay; đã đến
lúc bạn nên đưa ra một kế hoạch đầu tư dài hạn. Bạn nên đưa ra danh sách chi tiết
xem bạn sẽ chi tiền vào những việc gì: ô tô, nhà cửa, hưu trí. Đồng thời cũng xem
tiền sẽ lấy từ đâu để phục vụ công việc đầu tư.
Hãy thường xuyên kiểm tra kế hoạch của mình theo định kỳ dù nhu cầu hay
tình hình có thay đổi như thế nào đi nữa. Nếu bạn không thấy tự tin về kế hoạch
bạn đưa ra thì hãy xin ý kiến của các nhà cố vấn hay bất cứ ai mà bạn cảm thấy tin
tưởng.
5. Mua cổ phiếu
Khi đã có một kế hoạch lâu dài, bạn sẽ an toàn hơn khi “rót tiền” vào các
đầu tư mạo hiểm. Sự tiếp cận này sẽ làm giảm đáng kể phương thức đầu tư đối với
hai lựa chọn: cổ phiếu và quỹ đầu tư cổ phiếu mà xét về lâu về dài, những lựa
chọn đầu tư này sẽ có lợi hơn.
Nếu bạn mua các công ty đang trong tình trạng nợ và đưa công ty vượt qua
được khó khăn thì bạn sẽ gặt hái được thành công lớn. Nếu bạn chưa thông thạo
khi đầu tư vào cổ phiếu thì hãy chọn quỹ đầu tư chung, còn nếu bạn chưa thông
thạo về quỹ đầu tư chung thì hãy chú ý đến quỹ đầu tư về chỉ số.
6. Nghiên cứu trước khi quyết định đầu tư
Kiến thức về kinh doanh của bạn càng am tường bao nhiêu thì công việc
của bạn càng thuận lợi bấy nhiêu. Để đạt được điều này bạn phải học hỏi và chú ý
đến các sự kiện có liên quan ảnh hưởng đến bạn, như những vấn đề tài chính cá
nhân, những thay đổi về thuế…Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu mỗi khoản đầu tư
phù hợp với danh mục đầu tư còn lại của bạn ra sao và với cả chiến lược của bạn
như thế nào; đồng thời cũng cần biết những rủi ro đầu tư. Hãy cẩn thận khi nghe
lời khuyên với mức lãi suất được đưa ra.
Nếu bạn tiếp tục đầu tư vào cổ phiếu, hãy tìm hiểu cụ thể về những công ty
mà bạn đang xem xét đầu tư. Phải nghiên cứu kỹ càng trước khi muốn đầu tư.
Nghiên cứu, nghiên cứu và nghiên cứu bằng cách đọc sách báo, thu thập thông tin
từ những nguồn đáng tin cậy. Nếu có điều kiện, bạn nên tham gia vào các câu lạc
bộ đầu tư hay những tổ chức, hiệp hội các nhà đầu tư quốc tế. Hãy đưa ra các
chiến lược trước khi bạn đầu tư. Kiểm tra các dữ liệu trước đây. Thử một danh
mục đầu tư, danh mục phân tích kỹ thuật, danh mục cổ tức, danh mục tăng trưởng
lợi nhuận và giá cả, danh mục dự đoán, danh mục xu hướng và nhiều những danh
mục khác nữa. Trong quá trình này bạn sẽ xác định được công việc nào là hữu ích
cho bạn. Hãy rút ra bài học từ chính những sai lầm của mình và của những người
khác.
Nếu bạn không có thời gian làm tất cả các việc trên, hãy xem xét quỹ đầu tư
chung đặc biệt là quỹ đầu tư về về chỉ số.
7. Phát huy sở trường và ưu điểm
Những tính cách cá nhân sau sẽ giúp bạn đạt được thành công về tài chính:
• Tính kỷ luật: Phát triển một kế hoạch và thực hiện kế hoạch đó. Khi bạn
tiếp tục học, bạn sẽ trở nên tự tin hơn và cảm thấy mình đang đi đúng hướng.
• Tự tin và bản lĩnh: Hãy đưa ra quyết định bằng ý chí chứ không phải bằng
tình cảm. Phải nhớ rằng “ sai một ly, đi một dặm”, nếu bạn mắc các lỗi nhỏ thôi
thì việc thua lỗ trong đầu tư là không thể tránh khỏi mặc dù bạn là nhà kinh doanh
giỏi. Không nên suy đoán chủ quan mà hãy thường xuyên đánh giá và xem xét
chiến lược kinh doanh dựa trên số liệu hay thực tế.
• Kiên nhẫn: Đừng để tình cảm xen vào chuyện kinh doanh. Đừng nên vội
vàng đầu tư khi bạn chưa biết rõ hay chưa thấy yên tâm.
Những tính cách cá nhân sau sẽ khiến bạn khó đạt được những thành công
về tài chính:
• Sợ hãi: Nếu bạn không sẵn sàng đối đầu với rủi ro thì bạn sẽ gặp khó khăn
trong đầu tư - một trong những nguyên nhân gây nên lạm phát.
• Hám lợi: Giàu lên nhanh chóng là một điều tệ hại. Nếu những mong muốn
của bạn hơi phi thực tế, bạn hãy tìm kiếm những cơ hội thực tế hơn.
Đây cũng chính là những lời khuyên để tránh đưa ra quyết định dựa trên
tình cảm.
8. Hãy nhận sự giúp đỡ khi cần thiết
Hãy tự mình làm mọi việc, tuy nhiên khi cần thiết, bạn đừng ngần ngại khi
nhận sự giúp đỡ của người khác. Nếu bạn cố gắng nhưng vẫn chưa đạt được hiệu
quả như ý hay vẫn còn e ngại khi bắt tay vào công việc, hoặc không có đủ thời
gian thì bạn hãy nhờ sự giúp đỡ của các cố vấn chuyên nghiệp.