Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.59 KB, 2 trang )
Đa dạng hoá trong kinh doanh như thế nào?
Phần lớn các công ty thường bắt đầu nghĩ đến việc đa dạng hoá khi họ đã
tạo được nguồn lực tài chính thặng dư vượt quá mức vốn cần thiết để duy trì lợi
thế cạnh tranh trong hoạt động nguyên thuỷ hoặc cốt lõi của họ. Vấn đề đặt ra là
cần phải chọn phương án đầu tư nào hữu hiệu nhất. Dưới đây là 4 cách lựa chọn
chính giúp bạn có những quyết định hiệu quả trong kinh doanh.
1. Chiến lược danh mục vốn đầu tư
Các công ty nên áp dụng chiến lược này bằng cách tập trung quyền lực vào
một văn phòng đầu não của công ty với 3 nhiệm vụ như sau:
- Thực hiện các chức năng hoạch định chiến lược liên quan đến danh mục
vốn đầu tư tổng thể. Ví dụ như: đề ra các quyết định về sang nhượng và giải thể.
- Đặt ra các mục tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các đơn
vị kinh doanh chiến lược.
- Phân bổ nguồn vốn hoạt động cho các đơn vị kinh doanh chiến lược này.
2. Tái tạo cấu trúc
Mục đích của chiến lược này là tìm kiếm các doanh nghiệp bên ngoài có
quá trình hoạt động không hiệu quả hoặc chưa phát triển để mua lại, sau đó tái tạo
lại cấu trúc về các mặt nhân sự, chú trọng nhất là bộ phận quản lý, nguồn vốn,
công nghệ nhằm làm hồi sinh lại doanh nghiệp này.
3. Chuyển giao kỹ năng
Một công ty áp dụng chiến lược đa dạng hoá bằng phương thức chuyển
giao kỹ năng sẽ tận dụng khả năng sở trường nhất của mình khi mua lại một công
ty khác đang yếu kém về kỹ năng đó. Như vậy, cần phải có một vài điểm chung
nhất đáng kể giữa hai đơn vi giao và nhận. Ví dụ: Hãng xe hơi General Motors
mua lại Hughes Aircraft là một công ty điện tử vì nghĩ rằng ngành chế tạo xe hơi
cần đến điện tử. Kết quả là General Motors chẳng đem lại lợi ích gì cho mình vì
không đánh giá đúng mức việc chuyển giao kỹ năng của mình có bao hàm những
điểm chung nhất đáng kể giữa hai đơn vị giao và nhận hay không. Hay ví dụ khác
như: Hãng Philip Morris chuyển giao kỹ năng tiếp thị và định vị nhãn hiệu (brand