Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghề thủ công truyền thống trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định từ năm 1986 đến năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

PHẠM HUY TRỌNG

NGHỀ THỦ CƠNG TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN HỒI ÂN, TỈNH BÌNH ĐỊNH TỪ NĂM
1986 ĐẾN NĂM 2018

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 8229013

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Dương Thị Huệ


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác cao
nhất. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng.

Tác giả

Phạm Huy Trọng


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

6

DANH MỤC CÁC BẢNG

7

MỞ ĐẦU

1

Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG Ở
HUYỆN HOÀI ÂN TRƢỚC NĂM 1986
1.1. Khái quát về huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định

7
7

1.1.1. Điều kiện tự nhiên

7

1.1.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội

8

1.2. Khái quát về nghề thủ cơng truyền thống ở huyện Hồi Ân, tỉnh
Bình Định trƣớc năm 1986
15

1.2.1. Khái niệm Nghề thủ cơng truyền thống

15

1.2.2. Nghề thủ cơng truyền thống ở huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định
trước năm 1986
16
Chƣơng 2. HOẠT ĐỘNG CỦA NGHỀ THỦ CƠNG TRUYỀN THỐNG
HUYỆN HỒI ÂN, TỈNH BÌNH ĐỊNH (1986 - 2018)

22

2.1. Chủ trƣơng phát triển nghề thủ công truyền thống của huyện Hồi
Ân, tỉnh Bình Định
22
2.2. Hoạt động của nghề thủ cơng truyền thống ở huyện Hồi Ân, tỉnh
Bình Định từ năm 1986 đến năm 2018
24
2.2.1. Nghề dệt thổ cẩm của người Bana ở xã Bok Tới và Đak Mang 25
2.2.1.1. Khái quát về nghề dệt

25

2.2.1.2. Nghề dệt thổ cẩm của người Bana ở xã Bok Tới và Đak Mang
26
2.2.2. Nghề đan nong tằm ở thôn Đức Long, xã Ân Đức

30



2.2.2.1. Khái quát về nghề đan đát

30

2.2.2.2. Nghề đan nong tằm ở thôn Đức Long, xã Ân Đức

34

2.2.3. Nghề trồng dâu ni tằm

40

2.2.4. Nghề sản xuất trà ở Gị Loi

47

2.2.4.1. Khái quát về nghề chế biến nông sản

47

2.2.4.2. Nghề sản xuất trà ở Gị Loi huyện Hồi Ân

51

Chƣơng 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ NGHỀ THỦ CƠNG TRUYỀN
THỐNG HUYỆN HỒI ÂN, TỈNH BÌNH ĐỊNH TỪ NĂM 1986 ĐẾN
NĂM 2018
3.1. Đặc điểm

60

60

3.1.1. Nghề thủ công truyền thống phân tán, quy mô nhỏ lẻ, phát triển
không ổn định
60
3.1.2. Nghề thủ công truyền thống gắn với kinh tế nơng nghiệp, vẫn cịn
mang tính chất tự cung tự cấp
62
3.1.3. Nhiều nghề thủ công truyền thống một thời đã dần mai một hoặc
biến mất trong cơ cấu nghề thủ công của huyện
65
3.2. Tác động của nghề thủ công truyền thống đối với kinh tế- xã hội,
văn hóa của địa phƣơng
67
3.2.1. Về kinh tế

67

3.2.2. Về xã hội

71

3.2.3. Về văn hóa

74

3.3. Thực trạng và triển vọng phát triển của nghề thủ cơng truyền
thống huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định trong tƣơng lai
77
3.3.1. Những thách thức với việc phát triển nghề thủ cơng truyền thống

huyện Hồi Ân
77


3.3.2. Triển vọng phát triển của nghề thủ công truyền thống huyện
Hồi Ân, tỉnh Bình Định trong tương lai
80
KẾT LUẬN

89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

92

PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCH

: Ban chấp hành

CNH, HĐH : Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Đvt

: Đơn vị tính


HTX

: Hợp tác xã

KH & CN

: Khoa học và Công nghệ

NXB

: Nhà xuất bản

UBND

: Ủy ban nhân dân

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

KH

: Kế hoạch

NK

: Niên khóa

VHTT


: Văn hóa thể thao

NN & PTNN: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

TCN

: Thủ công nghiệp


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
2.1

2.2

2.3

2.4

2.5

3.1

3.2

Tên bảng

Thống kê giá trị của mỗi chiếc nong ở thôn Đức Long,
xã Ân Đức trong các năm 1986, 2000, 2010 và 2018
Thống kê giá trị kén thu mua ở tại huyện Hoài Ân từ
năm 1999 đến năm 2018
Diện tích, năng suất, sản lượng cây điều giai đoạn năm
2010-2015
Theo dõi hàng nhập trong năm 2019 (Từ ngày 11/02 –
08/06)
Thống kê giá trị trên một kg chè Gò Loi bán được từ năm
1979 đến năm 2018
Giá trị sản lượng tiểu thủ cơng nghiệp (trong đó có bao
gồm các nghề thủ công truyền thống) (1990 – 2000)
Quy hoạch phát triển cây chè ở xã Ân Tường Tây đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Trang
37

45

48

50

55

73

82



1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Định, huyện Hồi Ân là vùng đất nối liền dải
đồng bằng ven biển phía Đơng với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ ở phía Tây.
Là một địa bàn xung yếu của tỉnh Bình Định, có tầm quan trọng về kinh tế và
quốc phịng, Hồi Ân đồng thời cịn là vùng đất có lịch sử lâu đời, giàu truyền
thống u nước và văn hóa. Nhắc đến Hồi Ân là người ta không thể không
nhắc đến ba sản vật nổi tiếng của huyện nhà xác lập kỉ lục mới của Việt Nam,
đó là: tấm lụa tơ tằm dài nhất Việt Nam; Chiếc nong tằm lớn nhất Việt Nam;
Ly trà Gò Loi lớn nhất Việt Nam. Những sản phẩm ấy đại diện cho các nghề
thủ công truyền thống tiêu biểu của huyện như nghề dệt lụa, nghề đan đát và
nghề chế biến trà Gị Loi.
Nghiên cứu về các nghề thủ cơng truyền thống từ góc độ là một thực
thể kinh tế văn hóa hình thành và phát triển từ lâu đời ở huyện Hồi Ân là
điều hết sức cần thiết. Nó khơng chỉ có ý nghĩa khoa học, thực tiễn mà cịn
góp phần bảo tồn nét đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc.
Nghiên cứu về các nghề thủ cơng truyền thống trên vùng đất Hồi Ân
đã có một số cơng trình, bài báo cơng bố trên các tập san của địa phương,
nhưng rất khái quát. Hiện tại vẫn chưa có những cơng trình khảo sát tồn
diện, hệ thống về những nghề thủ công truyền thống này.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và hơn hết vốn là một
người con của huyện nhà, tác giả cảm thấy tự hào và đã quyết định chọn vấn
đề “Nghề thủ công truyền thống trên địa bàn huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định
từ năm 1986 đến năm 2018” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Việc hồn
thành đề tài này là cơ hội cho tác giả có thêm sự hiểu biết sâu sắc về các nghề
thủ công truyền thống của quê hương, đồng thời biết trân quý những giá trị
văn hóa mà những nghệ nhân đã tạo nên trên mảnh đất Hồi Ân giàu truyền
thống cách mạng. Qua đó góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ có thái độ đúng



2
đắn với giá trị văn hóa từ những nghề thủ cơng truyền thống nói riêng và giá
trị văn hóa dân tộc nói chung.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về các ngành nghề thủ cơng nói chung là mảng đề tài vốn
được nhiều nhà nghiên cứu trong nước quan tâm và đã có nhiều cơng trình
đáng kể. Trong đó có những cơng trình tiêu biểu:
Cuốn “Nghề thủ cơng truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề” của
Trần Quốc Vượng (Nxb Văn hố dân tộc, 1996). Trong cơng trình này tác giả
đã trình bày một cách hệ thống các nghề thủ công trên tất cả các vùng miển
đất nước từ Bắc đến Nam.
Cuốn “Nghề cổ nước Việt” của Vũ Từ Trang (Nxb Văn hố dân tộc,
1998). Trong cơng trình này tác giả đã khôi phục diện mạo một số nghề thủ
công cổ xưa của nước Việt.
Gần đây nhất, tác giả Lê Thị Vương Hạnh với cơng trình “Tiểu thủ
cơng nghiệp tỉnh Bình Định (1989 - 2010)” (LATS -2017) đã phục dựng bức
tranh tổng thể về các ngành nghề tiểu thủ cơng nghiệp trên địa bàn tình Bình
Định. Cơng trình đã mô tả bức tranh chung về các ngành nghề thủ cơng trên
đia bàn tỉnh nhà.
Huyện Hồi Ân có những nghề thủ cơng một thời vang bóng, nhưng
qua thăng trầm, biến chuyển một số nghề đã khơng cịn tồn tại; một số nghề
vẫn còn tiếp tục sản xuất nhưng gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy việc tìm
hiểu, nghiên cứu về các ngành nghề thủ công trên địa bàn gặp rất nhiều khó
khăn. Do đó cho đến nay rất thiếu vắng những cơng trình nghiên cứu có tính
chun khảo về nghề thủ cơng trên địa bàn Hồi Ân, tỉnh Bình Định. Dù vậy
vẫn có những cơng trình ít ỏi đề cập đến nghề thủ cơng trên địa bàn huyện
Hồi Ân ở một số góc cạnh nhất định. Có thể dẫn ra một số cơng trình sau:



3
Tác giả Võ Chí Hà (Báo Bình Định, 2008) trong bài viết “Nghề đan
nong ở Đức Long – Ân Đức Hồi Ân (Bình Định)”, đã khái lược về sự hình
thành nghề đan nong tằm và những trăn trở đối với sự thăng trầm trong quá
trình phát triển của nghề nghề đan nong tằm .
Trong một loạt bài viết về nghề dệt thổ cẩm của đồng bào người Bana
Hoài Ân như “Thổ cẩm Hồi Ân” (Báo Bình Định, 2008); “Dệt thổ cẩm Nghề truyền thống của người Bana (2010); “Dốc sức giữ màu thổ cẩm tại
Bình Định” (2012)…. Tác giả Võ Chí Hà tiếp tục khẳng định nghề dệt thổ
cẩm của người Bana ở Hồi Ân là nghề thủ cơng truyền thống rất kỳ cơng
“mẹ truyền con nối”, khó bỏ vì trang phục truyền thống của người Bana khó
có loại vải khác thay thế.
Tác giả Đức Thọ với bài viết: “Hoài Ân phát triển nghề dâu tằm” (Báo
Bình Định, 2014), cũng khái quát diện mạo nghề trông dâu nuôi tằm trên địa
bàn Hồi Ân (Bình Định), với kỳ vọng về sự phát triển mạnh mẽ của nghề
trong thời gian tới.
Ngoài ra, cơ sở để tác giả dựa vào, đó là những báo cáo và những đề án
về xây dựng, phát triển nền kinh tế của huyện nhà, tiêu biểu như đề án về xây
dựng vùng chè Gị Loi.
Tuy nhiên, những cơng trình nghiên cứu, các bài viết nêu trên vẫn chưa
phân tích, đánh giá đầy đủ và có hệ thống dưới góc độ một cơng trình chun
khảo về nghề thủ cơng trên địa bàn huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định từ năm
1986 đến năm 2018. Có thể thấy, thực trạng phát triển; nguyên nhân dẫn đến
sự phát triển thăng trầm; ảnh hưởng của nghề thủ công đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội, văn hóa địa phương…. Là những vấn đề cịn để ngỏ, cũng
chính là những vấn đề mà tác giả cố gắng giải quyết trong luận văn.
Những cơng trình nghiên cứu, các bài viết nêu trên chính là những
nguồn tài liệu tham khảo quan trọng làm cơ sở giúp chúng tơi hồn thành đề
tài. Ngồi nguồn tư liệu trên, trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả cần phải



4
tiến hành các đợt khảo sát thực tế tại địa phương để bổ sung nguồn tư liệu
điền dã, nhân chứng cho việc giải quyết các nhiệm vụ đặt ra cho đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm phục dựng diện mạo nghề thủ cơng
truyền thống trên địa bàn huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định từ 1986 đến năm
2018. Qua đó rút ra những nhận xét về nghề thủ công truyền thống trên địa
bàn huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định từ 1986 đến năm 2018.
Để đáp ứng mục tiêu đề ra, luận văn tập trung giải quyết những vấn đề
sau:
- Khảo sát những cơ sở dẫn đến sự hình thành và phát triển nghề thủ
cơng truyền thống của huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định
- Khảo sát các nghề thủ cơng huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định theo các
nhóm nghề, trên các khía cạnh: Địa bàn phân bố, tổ chức quản lý nghề, tình
hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm….
- Khảo sát các nghề thủ cơng truyền thống tiêu biểu của huyện Hồi Ân,
tỉnh bình Định: Nghề đan nong Đức Long; Nghề dệt thổ cẩm Bok Tới và Đak
Mang; nghề chế biến trà Gị Loi; Nghề trồng dâu ni tằm.
- Qua việc nghiên cứu rút ra những đặc điểm của nghề thủ công truyền
thống ở huyện Hoài Ân (1986-2018), tác động của nghề thủ công truyền
thống đối với kinh tế- xã hội, văn hóa địa phương; Hướng đi cho nghề thủ
cơng truyền thống ở Hoài Ân.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài khảo sát những nghề thủ cơng truyền thống tiêu biểu ở huyện
Hồi Ân như: Nghề dệt thổ cẩm của người Bana, nghề đan nong ở Đức Long,
nghề trồng dâu nuôi tằm và nghề chế biến trà Gị Loi. Trên cơ sở tìm hiểu các
nhóm nghề thủ cơng truyền thống. Trong đó, đi sâu khảo sát một số nghề thủ
công truyền thống tiêu biểu trên các khía cạnh: Sự phân bố, tình hình sản xuất



5
và tiêu thụ sản phẩm. Qua đó rút ra một số nhận xét về nghề thủ công truyền
thống ở huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu nghề thủ công truyền thống ở huyện
Hồi Ân, Bình Định theo địa giới hành chính từ năm 1986 đến năm 2018.
Về không gian: Đề tài nghiên cứu nghề thủ cơng truyền thống ở huyện
Hồi Ân, Bình Định. Chủ yếu đi sâu khảo sát một số nghề tiêu biểu.
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu

Nguồn tài liệu thành văn
Đây là nguồn tài liệu khơng thể thiếu trong q trình hồn thành luận
văn bao gồm các cơng trình lý luận về nghề và nghề thủ cơng nói chung cũng
như các nghề thủ cơng truyền thống nói riêng ở các địa phương.
Ngồi ra tác giả còn tiếp cận các bài nghiên cứu cụ thể về nghề thủ
công truyền thống được cá nhân các nhà nghiên cứu trong địa bàn huyện và
tỉnh đăng trên các tạp chí nghiên cứu kinh tế và các tập san của Tỉnh. Đặc biệt
là các báo cáo, đề án của nghề thủ công từ năm 1986 đến nay của phịng Kinh
tế huyện Hồi Ân cũng như cơ sở sản xuất tại địa phương.

Nguồn tài liệu điền dã
Đây là nguồn tài liệu góp phần khơng nhỏ cho việc hồn thành và tăng
độ tin cậy của đề tài.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn này, tác giả đứng trên quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tuyệt đối tuân thủ phương pháp nghiên cứu bộ mơn đó là:
Phương pháp lịch sử và Phương pháp lơgic.

Ngồi ra, tác giả cịn sử dụng các phương pháp khác: Phương pháp điền
dã, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh,
phương pháp tổng hợp.


6
6. Những đóng góp của luận văn
Đề tài hồn thành sẽ có một số đóng góp sau:
- Phục dựng bức tranh nghề thủ cơng truyền thống ở huyện Hồi
Ân, tỉnh Bình Định từ năm 1986 đến nắm 2018 với những nét cơ
bản nhất.
- Đề tài tổng hợp và hệ thống hố các tư liệu về nghề thủ cơng
truyền thống ở huyện Hồi Ân, Bình Định từ năm 1986 đến nay.
Cung cấp tư liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch
sử địa phương.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là cứ liệu khoa học để các
cấp chính quyền địa phương tham khảo trong việc đề ra những
chủ trương, biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy nghề thủ cơng
truyền thống ở huyện Hồi Ân.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chƣơng 1. Khái quát về huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định và nghề thủ cơng
truyền thống trước năm 1986
Chƣơng 2. Hoạt động của nghề thủ công truyền thống ở huyện Hồi Ân, tỉnh
Bình Định từ năm 1986 đến năm 2018
Chƣơng 3. Nhận xét về nghề thủ công truyền thống ở huyện Hồi Ân, tỉnh
Bình Định từ năm 1986 đến năm 2018



7

Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN
THỐNG Ở HUYỆN HOÀI ÂN TRƢỚC NĂM 1986
1.1. Khái quát về huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Hồi Ân là huyện trung du có diện tích rộng vào hàng thứ ba trong 11
đơn vị hành chính của tỉnh Bình Định (sau 2 huyện Vân Canh, Vĩnh Thạnh)
với diện tích tự nhiên 777,8 km2, chiếm 12% diện tích tự nhiên tồn tỉnh. Phía
Bắc giáp huyện Hồi Nhơn, phía Nam giáp huyện Vĩnh Thạnh, phía Đơng
giáp huyện Phù Mỹ và huyện Phù Cát, phía Tây giáp huyện An Lão.
Nằm ở phía Bắc của tỉnh Bình Định, huyện Hồi Ân là vùng đất nối
liền dải đồng bằng ven biển phía đơng với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ ở
phía Tây. Hồi Ân là huyện trung du có diện tích rộng vào hàng thứ ba trong
11 đơn vị hành chính của tỉnh Bình Định. Huyện Hoài Ân là vùng bán sơn địa
nên địa hình đa dạng, đồi núi xen kẽ với đồng bằng, thung lũng. Trên địa bàn
huyện có 2 sơng lớn là Kim Sơn (62km) và An Lão (20 km). Hai con sông
này gặp nhau tại Phú Văn (Ân Thạnh) và hợp thành dịng sơng Lại đổ ra cửa
An Dũ (Hồi Hương – Hồi Nhơn). Hai dịng sơng này chảy quanh co, uốn
lượn nên đã hình thành các bãi bồi và các cánh đồng màu mỡ phù sa trên địa
bàn huyện. Hệ thống sơng suối ở Hồi Ân chia cắt mạnh địa hình, tuy gây khó
khăn cho việc giao lưu giữa các vùng, nhất là vào mùa mưa, song đóng một
vai trị rất quan trọng trong việc cung cấp nước tưới, bồi đắp phù sa, điều hịa
khí hậu… để phát triển kinh tế của dân cư trên địa bàn. Diện tích đất tự nhiên
của huyện khá lớn nhưng chỉ có chưa đầy 10% là đất nơng nghiệp
(7.465/77.780ha), diện tích đất có rừng cũng chỉ có 11.195ha, cịn lại là diện
tích đất lâm nghiệp với tổng diện tích là 59.937,65ha chiếm 79,57% đất tự
nhiên tồn huyện [59, Tr. 11]. Đây chính là nguồn nguyên liệu thuận lợi cho
một số nghề thủ công chế biến nơng lâm sản ở huyện Hồi Ân.



8
Điều kiện thổ nhưỡng, mơi sinh của huyện Hồi Ân, Bình Định phù
hợp với nhiều loại cây ngun liệu (ngồi lúa gạo) cho tiểu thủ công nghiệp
như: song mây, tre, dâu tằm, ...và đặc biệt là có nhóm đất phù sa, đất đỏ
bazan, phù hợp với các loại cây trồng như lúa, ngơ, đậu, mè, lạc,... Đất đỏ
thích hợp cho sự sinh trưởng các loại cây công nghiệp như chè, cà phê,....là
nguồn nguyên liệu cung cấp cho các ngành chế biến lương thực thực phẩm.
Mặc dù là huyện trung du, không nằm trên trục quốc lộ 1A, nhưng
mạng lưới giao thơng của Hồi Ân khá phát triển và thuận lợi trong việc giao
lưu với các vùng khác. Phía bắc có tỉnh lộ 629 nối với quốc lộ 1A tại Bồng
Sơn (Hoài Nhơn) lên tới huyện lỵ An Lão và Ba Tơ (Quảng Ngãi); phía Nam
có tỉnh lộ 630 nơi với quốc lộ 1A tại cầu Dợi (Hoài Đức- Hoài Nhơn) qua
huyện lỵ Hoài Ân, lên Kim Sơn (Ân Nghĩa) rồi lên huyện Kbang (Gia Lai)
nối với tỉnh lộ 637 qua huyện lỵ Vĩnh Thạnh và nối với quốc lộ 19 tại vườn
Xồi (Tây Thuận – Tây Sơn). Ngồi ra cịn có tuyến đường từ Tân Thạnh (Ân
Tường) nối với quốc lộ 1A tại Mỹ Trinh (Phù Mỹ). Đó cũng là một lợi thế
cho việc trao đổi lưu thông các sản phẩm thủ cơng nghiệp của huyện Hồi Ân
với các huyện xung quanh trên địa bàn tỉnh Bình Định.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội
Theo các tài liệu lịch sử, năm 1937, Hoài Ân được phiên thành 4 tổng:
Phú Hữu, Hồi Đức, Quy Hóa, Kim Sơn với 66 làng. Trải qua các thời kỳ, địa
giới và địa danh làng, xã ở Hồi Ân có nhiều thay đổi. Đầu năm 1946, thực
hiện xóa tổng hợp xã lần thứ nhất, 66 làng được gộp thành 22 xã. Đầu năm
1948, hợp xã lần 2 còn lại 8 xã, lấy chữ "Ân" làm tên đầu cho các xã mới: Ân
Hịa, Ân Hảo, Ân Tín, Ân Thạnh, Ân Đức, Ân Tường, Ân Hữu, Ân Nghĩa.
Năm 1952, xã Hoài Phong của huyện Hoài Nhơn được sáp nhập vào huyện
Hoài Ân và đổi tên thành xã Ân Phong.
Sau ngày giải phóng miền Nam, tháng 1-1976, huyện Hồi Ân cùng 2
xã Đak Mang, Bok Tới của huyện Vĩnh Thạnh hợp nhất với huyện An Lão



9
thành huyện Hồi An với 18 xã, 105 thơn. Tháng 8-1981, huyện Hoài An
được tách thành 2 huyện Hoài Ân và An Lão, xã Ân Hảo của Hoài Ân được
nhập vào huyện An Lão và xã An Sơn của huyện An Lão được nhập vào
huyện Hoài Ân. Lúc này huyện Hồi Ân có 11 xã. Cuối tháng 12-1988, chia
xã Ân Tín thành 2 xã Ân Tín và Ân Mỹ, đồng thời thành lập thị trấn huyện lỵ
lấy tên là thị trấn Tăng Bạt Hổ.
Xưa nay trong các huyện đồng bằng của tỉnh Bình Định, huyện Hồi
Ân vẫn là nơi đất rộng dân thưa, có ba dân tộc Kinh, Bana, H’rê sinh sống từ
lâu đời. Theo lịch sử Đảng bộ Hoài Ân thì dân số năm 1910 là 48.079 người,
năm 1945 là 54.000 người, năm 1979 là 61.202 người, năm 1989 là 77.016
người, năm 1999 là 90.014 người. Đến năm 2009 (theo số liệu thống kế tháng
4/2009) huyện Hồi Ân có số dân là 84.437 người (trong đó dân tộc kinh có
81.390 người, dân tộc Bana có 2.626 người, dân tộc H’rê có 369 người, dân
tộc khác có 52 người). Đến nay Hồi Ân có gần 100.000 người [12, Tr.24].
Trong cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên chống áp bức và chống
giặc ngoại xâm, biết bao thế hệ người Kinh, Bana, H’rê trong huyện Hoài Ân
đã đoàn kết giúp đỡ nhau để khai phá, bảo vệ và xây dựng vùng đất heo hút
này thành những bản làng, thơn xóm ngày càng đông vui, trù phú như hôm
nay. Người Bana và H’rê là cư dân bản địa trên vùng đất Hoài Ân. Trước đây,
họ sống du canh du cư, lấy sản xuất nương rẫy thành phương thức canh tác
chủ yếu. Ngày nay họ đã sống định canh, định cư tại ba xã vùng cao Bok Tới,
Đak Mang, An Sơn và làm ruộng nước khá thành thạo, bước đầu áp dụng một
số kỹ thuật canh tác mới, đời sống tiến bộ hơn xưa nhiều.
Người kinh chiếm đa số trong cộng đồng dân cư đang sinh sống trên
đất Hồi Ân. Tuy sự có mặt của họ trên vùng đất này tương đối muộn so với
các cư dân bản địa nhưng phát triển rất nhanh về số lượng, lại không ngừng
bổ sung từ những cư dân các vùng đất khác. Hơn nữa họ vốn mang trong

mình truyền thống văn minh nơng nghiệp trồng lúa nước, lại có trình độ tổ
chức xã hội tương đối cao nên trong suốt chiều dài lịch sử họ là lực lượng chủ


10
thể trong cuộc đấu tranh để tạo lập cuộc sống và xây dựng quê hương, cũng
như đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc theo địa bạ thời Gia
Long, các thôn Thế Thạnh, An Thường (Ân Thạnh); An Chiểu, An Hậu, Linh
chiểu (Ân Phong),… là những ấp đầu tiên của người kinh ở Hoài Ân. Với
những phẩm chất đã được hun đúc của con người nơi đây: cần cù, chịu
thương chịu khó, thật thà, anh dũng, yêu lao động. Tất cả những yếu tố này
chính là cơ sở quan trọng cho sự nảy sinh và phát triển các làng nghề thủ cơng
vang bóng một thời của huyện nhà.
Năm 2016, dân số trung bình trên địa bàn huyện ước đạt 86.332 người.
Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế đạt 53.679 người, trong đó:
Đang làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp – thủy sản là 28.517 người
(nông nghiệp 21.976 người, chiếm 42%; lâm nghiệp 6.279 người, chiếm 12%
và thủy sản 262 người chiếm 0,5% trong tổng nguồn lao động của huyện).
Tuy có một lực lượng lao động khá lớn nhưng chủ yếu lao động ở ngành
nông, lâm nghiệp – thủy sản chưa qua đào tạo về chun mơn nghiệp vụ và có
độ tuổi trung bình khá cao, hơn nữa phần lớn lực lượng lao động trẻ, lao động
được đào tạo khơng có cơng việc bố trí phù hợp và ổn định nên đa số đi tìm
việc làm ở nơi khác, đây là một trở ngại lớn cho việc đầu tư sức lao động và
chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nơng nghiệp [59, Tr. 13].
Tồn huyện có khoảng 11.191 hộ sản xuất nơng nghiệp; 1532 hộ sản
xuất lâm nghiệp và 54 hộ hoạt động thủy sản. Tính chất sản xuất của các hộ
gia đình chủ yếu là: quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, mang nặng tính tự
phát… Do đó, việc liên kết trong sản xuất, đầu tư đồng bộ về khoa học kỹ
thuật còn hạn chế; sản phẩm đầu ra không đồng nhất về chất lượng và chủng
loại, do đó thiếu một khối lượng hàng hóa nơng sản đảm bảo u cầu cho các

hợp đồng tiêu thụ, tạo nên chuỗi liên kết bền vững của thị trường. Đây là một
thách thức lớn cho công tác tổ chức sản xuất của địa phương; đòi hỏi bức thiết
cho việc hình thành nhiều hơn các mơ hình sản xuất trang trại có qui mơ lớn;


11
sự vươn lên một cách tích cực của các hợp tác xã nông nghiệp, nhằm nâng
cao sản lượng và giá trị hàng hóa nơng sản.
Từ trước đến nay kinh tế Hồi Ân chủ yếu là nơng nghiệp, bên cạnh đó
người ta có thể nhắc đến những nghề thủ cơng truyền thống của những thợ
thủ công trên địa bàn huyện khá phong phú, mang tính đặc trưng riêng được
phản ánh qua các giai đoạn lịch sử như: nghề đúc đồng ở thơn Thanh Lương,
nghề làm nón ở thơn Vĩnh Đức (xã Ân Tín); nghề đan mây tre ở 2 thơn Đức
Long, Gia Trị (xã Ân Đức) và thôn Thanh Tú (thị trấn Tăng Bạt Hổ); nghề
làm võng thơm tàu ở thôn Thạch Khê (xã Ân Tường Đông); nghề trồng dâu
nuôi tằm ở các địa phương ven sông An Lão, Kim Sơn. Các sản phẩm thủ
công không chỉ đem lại giá trị sử dụng mà cịn có giá trị văn hóa, là một
trong những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc trưng của người Hồi Ân.
Hồi Ân hơm nay đã mang trên mình diện mạo của một miền quê trù
phú, xanh tươi cùng nhịp sống rộn rã từng ngày để ngày càng khởi sắc hơn.
Cảnh đồng ruộng hoang tàn; đồi núi xác xơ ngày nào đã được thay bằng
những cánh đồng lúa, bãi dâu trải dài tít tắp, cùng màu xanh của những cánh
rừng ngày một nhiều thêm. Những con đường đất đỏ quanh co, nhỏ hẹp đã
được thay bằng những con đường rộng rãi, trải nhựa, trải bê tông phẳng lỳ,
chắc chắn. Trong công cuộc đổi mới chung của đất nước và tỉnh nhà, trên địa
bàn huyện nhiều tiềm năng về lực lượng sản xuất được khơi dậy và phát huy;
đặc biệt, hệ thống thủy lợi, đồng ruộng được cải tạo; nhờ đó, diện tích tưới
cho đồng ruộng từ 9.210 ha năm 1986 đã tăng lên 10.500 ha vào năm 1988,
góp phần tạo chuyển biến tích cực đời sống nhân dân.
Thời kỳ 1991-1995, kinh tế của huyện tăng trưởng nhanh, tương đối

toàn diện và bước đầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Thời
kỳ 1996-2005, Hồi Ân tập trung phát triển kinh tế nơng nghiệp và lâm
nghiệp tồn diện theo hướng bền vững, hiệu quả; trong đó, coi trọng phát triển
kinh tế đồi rừng, trang trại và trồng cây cơng nghiệp, từng bước xóa bỏ tình


12
trạng thuần nông, độc canh cây lúa và quy hoạch diện tích sản xuất các giống
lúa cho năng suất cao. Giai đoạn này, hệ thống kết cấu hạ tầng tiếp tục được
đầu tư xây dựng khá đồng bộ. Đặc biệt, trong 5 năm từ 2001-2005, tổng vốn
đầu tư là 235 tỉ đồng, tăng 76% so với 5 năm trước đó. Đầu tư cho hạ tầng là
nền tảng vững chắc để Hồi Ân chuyển mình thực hiện cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn trong giai đoạn tiếp theo.
Năm năm trở lại đây là thời kỳ Hoài Ân đẩy mạnh cơng nghiệp hóa hiện đại hóa trọng tâm là nông nghiệp và nông thôn. Tốc độ tăng trưởng kinh
tế bình qn hàng năm của Hồi Ân đã đạt 11,3%, riêng năm 2011 là 15,5%.
Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng cơng nghiệp xây dựng và thương mại - dịch vụ. Nếu năm 2005, nông - lâm nghiệp - thủy
sản chiếm 63,4%, công nghiệp - xây dựng chiếm 14%, thương mại - dịch vụ
chiếm 22,6%; thì đến năm 2011, con số tương ứng là 57,8-16-25,8%. Thu
nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 11 triệu đồng/năm, tăng gần 2,5 lần
so với năm 2005. Đến năm 2015 nông – lâm nghiệp chiếm 53,7%; công
nghiệp - xây dựng chiếm 18,3%; thương mại – dịch vụ chiếm 28%. Năm 2015
thu nhập bình quân đầu người đạt 23,5 triệu đồng/người/năm, tăng 2,5 lần so
năm 2010 [27].
Nhìn lại chặng đường phát triển, có thể thấy, Hồi Ân từ một nền kinh
tế thuần nông độc canh đã chuyển dịch sang thực hiện cơ cấu kinh tế tương
đối toàn diện: Nông - lâm nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Trên cơ
sở xác định đúng và ra sức khai thác các tiềm năng, lợi thế, Hoài Ân đã có
những bước chuyển quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Nơng nghiệp đã phát
triển tồn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, giá trị sản xuất tăng bình qn
hàng năm 7,6%. Sản xuất nơng nghiệp đã có sự chuyển biến mạnh về chất
nhờ việc lựa chọn cơ cấu sản xuất hợp lý, nhanh chóng xây dựng các mơ hình

sản xuất hiệu quả cao như kinh tế trang trại, chăn nuôi quy mô tập trung… Cơ
cấu cây trồng, mùa vụ có nhiều tiến bộ; các mơ hình sản xuất, ứng dụng tiến
bộ khoa học - kỹ thuật đã được áp dụng. Trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế


13
trang trại, gia trại và kinh tế vườn đồi, vườn rừng khá phát triển, giá trị sản
lượng hàng hóa hiện đạt trên 82 tỉ đồng. Những con số đó có thể chưa nhiều
so với một số địa phương khác, nhưng cho thấy những bước đi đúng hướng
trong quá trình hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn của Hồi Ân.
Cùng với phát triển nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ cơng
nghiệp và xây dựng cũng được Hồi Ân chú trọng phát triển và đã có nhiều
chuyển biến tích cực. Huyện đã quy hoạch và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
các cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, bước đầu thu hút một số
nhà đầu tư. Hoài Ân tiếp tục có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát
triển các ngành nghề phi nơng nghiệp trong nơng thôn gắn với việc tiếp tục
đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng
nghề truyền thống. Đồng thời, có chính sách ưu đãi và đầu tư có chiều sâu để
cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông - lâm
sản phát triển.
Phát huy thế mạnh về phát triển lâm nghiệp, từ đầu năm 2011, Ban
Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tài trợ từ các
dự án; vận động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vốn để phát triển kinh
tế rừng. Ngồi ra, thực hiện tốt cơng tác bảo vệ và đẩy mạnh việc giao đất,
giao rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, đầu tư trồng và chăm sóc rừng trồng.
Từ đó, nhiều hộ gia đình thốt nghèo và vươn lên làm giàu, góp phần giải
quyết việc làm cho hàng nghìn lao động tại địa phương và nâng độ che phủ
rừng trên địa bàn huyện từ 50% năm 2010 lên 61,6% năm 2016.
Huyện Hoài Ân cũng đã chủ động xây dựng và triển khai có hiệu quả
Chương trình hành động về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai

đoạn 2011 - 2020. Các cụm công nghiệp được quy hoạch và đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng, thu hút ngày càng nhiều công ty, doanh nghiệp xúc tiến đầu
tư, mở rộng sản xuất kinh doanh ngày càng tăng. Nhờ đó, cơng nghiệp, tiểu
thủ cơng nghiệp của huyện có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt


14
13,5% và đến năm 2016 đạt giá trị trên 185 tỷ đồng, tăng 109% so với năm
2010... Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 27,2 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo
giảm nhanh theo chuẩn mới còn 16,65%. Thực hiện chủ trương về xây dựng
nông thôn mới, sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nơng thơn mới, tồn huyện đã huy động được trên 320
tỷ đồng; trong đó, nhân dân tham gia đóng góp trên 65 tỷ đồng, riêng hiến đất
và nhiều tài sản có giá trị khác quy ra tiền trên 18 tỷ đồng. Đến nay, huyện đã
có 4/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Trên cơ sở xác định phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp vẫn là thế
mạnh của huyện trong thời gian đến. Ngay từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ
huyện lần thứ XXIV (2015 - 2020), Huyện ủy đã có nhiều văn bản chỉ đạo
phát triển nông, lâm nghiệp, đặc biệt đã ban hành và triển khai thực hiện
Chương trình hành động về cơng tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên
địa bàn; đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện, gắn với thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới, bước đầu mang lại
hiệu quả tích cực.
Đồng thời Huyện ủy quan tâm tạo ra cơ chế thông thống để khuyến
khích phát triển cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp và tăng cường kêu gọi, thu
hút đầu tư vào các cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn, chú trọng xây dựng
một số mơ hình làng nghề truyền thống, gắn với khôi phục các làng nghề; tạo
điều kiện thuận lợi cho thương mại, dịch vụ phát triển phong phú, đa dạng...
Hoài Ân phấn đấu đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng
năm đạt 11%; thu nhập bình quân đạt trên 40 triệu đồng/người/năm.

Để các nghề truyền thống ở Hoài Ân tồn tại và phát triển, giúp người
làm nghề có thu nhập ổn định, giải quyết việc làm nông nhàn nhằm thực hiện
tốt chủ trương chuyển đổi mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp, trong những
năm qua huyện Hồi Ân đã có nhiều biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ người dân gìn
giữ nghề truyền thống, tham gia sản xuất và phát triển làng nghề, như hỗ trợ
vay vốn sản xuất, ký hợp đồng với một vài nơi để bao tiêu sản phẩm...


15
1.2. Khái quát về nghề thủ công truyền thống ở huyện Hồi Ân, tỉnh
Bình Định trƣớc năm 1986
1.2.1. Khái niệm Nghề thủ công truyền thống
Nghề thủ công truyền thống là những nghề tiểu thủ cơng nghiệp được
hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, được sản xuất tập trung
tại một vùng hay làng nào đó, từ đó đã hình thành các làng nghề, phố nghề, xã
nghề. Đặc trưng cơ bản nhất của nghề truyền thống là phải có kỹ thuật và
cơng nghệ truyền thống, đồng thời có các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành
nghề. Sản phẩm làm ra vừa có tính hàng hóa, vừa có tính nghệ thuật và mang
đậm bản sắc văn hóa dân tộc [66].
Nghề truyền thống thường được truyền trong phạm vi từng làng. Hầu
hết trong làng có nghề truyền thống, đại đa số người dân đều biết làm nghề
truyền thống đó hoặc chí ít cũng biết được quy trình sản xuất cũng như giá trị
văn hóa của sản phẩm đó, ngồi ra họ cịn có thể phát triển những nghề khác
nhau nhưng những nghề này chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nghề truyền thống.
Khái niệm nghề thủ công truyền thống cũng mang tính lịch sử cùng với
thời gian khái niệm này cũng được nghiên cứu và mở rộng hơn. Ngày nay
khái niệm Nghề thủ cơng truyền thống có thể được hiểu như sau:
Nghề truyền thống bao gồm những nghề tiểu thủ công nghiệp, xuất
hiện từ lâu trong lịch sử, được truyền từ đời này sang đời khác và còn tồn tại
đến ngày nay, kể cả những nghề đã được cải tiến hoặc sử dụng những loại

cơng nghệ máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghệ
truyền thống và đặc biệt sản phẩm của nó vẫn thể hiện những nét văn hóa đặc
sắc của dân tộc.
Nghề thủ cơng truyền thống là nghề sản xuất hồn tồn hay một phần
bằng chân tay những vật dụng trang trí, tiêu dùng, đòi hỏi các kỹ năng tay
chân và nghệ thuật, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, áp dụng trong
sản xuất hàng hóa quy mơ nhỏ. Nghề thủ công thường được chia thành các


16
lĩnh vực: văn hóa tinh thần; sản xuất, chế biến hàng tiêu dùng; chế biến lương
thực thực phẩm…
Nghề thủ công truyền thống còn là lực lượng chủ yếu của thành phần
kinh tế hộ gia đình. Nghề và làng nghề thủ cơng thực sự góp phần vào việc
phát triển kinh tế. Về giá trị xã hội, nghề thủ cơng có vai trị góp phần ổn định
cơ sở xã hội bằng việc tạo việc làm, giáo dục tinh thần lao động, ý thức trách
nhiệm, quý trọng thời gian, bình đẳng giới, thể hiện qua việc phân cơng lao
động và vai trị của phụ nữ đối với các nghề truyền thống cũng như phát huy
năng lực và tạo việc làm đối với nhiều phụ nữ…Giá trị văn hóa tinh thần là
giá trị nổi trội nhất của nghề thủ công truyền thống. Đây là một thành tố cơ
bản, bộ phận hữu cơ của văn hóa và đời sống dân gian, tạo những dấu ấn và
sự phong phú của văn hóa dân tộc. Các nghề thủ công truyền thống phản ánh
bản sắc của từng địa phương, khu vực, là tinh hoa được truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác. Các sản phẩm thủ công truyền thống khơng chỉ là hàng hóa
thuần túy kinh tế mà cịn mang tính sáng tạo và nghệ thuật, phản ánh phong
tục, tập quán, tín ngưỡng của các cộng đồng. Từ những giá trị như vậy, nghề
thủ công truyền thống được chú trọng nghiên cứu, bảo tồn và phát huy, được
Đảng và nhà nước quan tâm duy trì phát triển…
1.2.2. Nghề thủ cơng truyền thống ở huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định
trước năm 1986

Sau năm 1975, nền kinh tế nước ta lâm vào cuộc khủng hoảng trên
nhiều mặt, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn. Có nhiều nguyên nhân dẫn
đến tình trạng này nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là “Chúng ta đã duy
trì quá lâu cơ chế quản lý hành chính, quan liêu bao cấp, chậm thay đổi các
chính sách” [17; tr 100].
Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ IV (1976), Đảng tiếp tục chủ trương
khôi phục và phát triển TTCN “tiểu, thủ cơng nghiệp có vị trí quan trọng lâu
dài trong nền kinh tế quốc dân, cần được đặc biệt chú ý khôi phục và phát


17
triển mạnh, nhất là những ngành nghề thủ công cổ truyền và mỹ nghệ ở các
địa phương” [17; tr 89,].
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tỉnh Nghĩa Bình
đã có những quyết sách cụ thể đối với việc phát triển TTCN phù hợp với điều
kiện của tỉnh. Tháng 12 năm 1975, BCH Đảng bộ tỉnh Nghĩa Bình họp và xác
định nhiệm vụ cụ thể thời gian tới, trong đó đặc biệt nhấn mạnh “tích cực
khơi phục và phát triển thủ công nghiệp, chế biến nông sản, …,khôi phục và
phát triển các ngành nghề truyền thống, tập trung vào các ngành có sẵn
nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu thiết yếu và có giá trị xuất khẩu như dệt chiếu,
chằm nón, chạm trổ, hàng mây, tre, gỗ” [17, tr.60].
Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghĩa Bình lần thứ I (1976), đã đưa ra chủ trương
“Đẩy mạnh phát triển công nghiệp địa phương, ra sức khai thác, tận dụng
khả năng tiểu, thủ cơng nghiệp hiện có” [17; tr.84]. Đến Đại hội Đảng bộ tỉnh
Nghĩa Bình lần thứ II (1979)[17, tr.100].
Nhờ có chủ trương chuyển hướng kinh tế của Trung ương, sự chỉ đạo kịp
thời, đúng đắn và tích cực của Đảng bộ tỉnh Nghĩa Bình trong những năm 1975 –
1988, TTCN từng bước được khơi phục và có những bước phát triển đáng kể.
Nhiều ngành nghề được khôi phục và phát triển tương đối nhanh góp phần nâng
cao giá trị tổng sản lượng phục vụ sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp trên tồn

tỉnh và kim ngạch xuất khẩu.
Nhờ có sự chỉ đạo kịp thời, đúng đắn và tích cực của Đảng bộ tỉnh Nghĩa
Bình trong những năm 1975 – 1988, nghề thủ cơng truyền thống của tỉnh nói
chung và của huyện Hồi Ân nói riêng từng bước được khơi phục và có những
bước phát triển đáng kể. Nhiều nghề thủ cơng nức tiếng một thời có dịp hồi
sinh trở lại: Nghề mộc, nghề làm nón, nghề trồng dâu ni tằm, nghề chế biến
trà, nghề làm bánh tráng, nghề làm bún tươi, nghề đan nong tằm, nghề trồng
dâu nuôi tằm… trên địa bàn tỉnh.


18
Nghề mộc ở Hồi Ân có từ lâu và mang nhiều nét đặc sắc. Với các loại
gỗ quý sẵn có tại địa phương như lim, sơn, mít, thị, muồng đen,… người thợ
mộc ở đây đã làm ra nhiều kiểu nhà lá mái khá độc đáo, vừa mang nét chung
của kiểu nhà lá mái Bình Định, vừa có sắc thái riêng ở Hoài Ân. Thợ làm nhà
lá mái là thợ giỏi, có tay nghề. Việc làm nhà lá mái rất kỳ cơng, tốn rất nhiều
thời gian. Có nhà từ khi khởi công xây dựng, người con trai chưa lấy vợ,
nhưng khi khánh thành nhà thì đã có cháu nội ẵm bồng… bởi vậy mà dân
gian có câu:
Anh về dỡ gỗ đa đa
Cất nhà lá mái tháng ba em về
Cấu trúc nhà lá mái là những kiệt tác có giá trị mỹ thuật của người thợ
làm nghề một thời ở Hoài Ân, đặc biệt từ trước năm 1986 thì kiểu nhà này
khá phổ biến ở vùng đất này. Ngày nay vẫn còn đó một số ngơi nhà lá mái ở
Gia Trị, Đức Long (Ân Đức), Hà Tây (Ân Tường Tây) làm say đắm bao
nhiêu người chiêm ngưỡng.
Nổi bật hơn cả vẫn là nghề trồng dâu ni tằm. Từ lâu, Hồi Ân vốn là
một trong những vùng trồng dâu lớn của tỉnh Bình Định. Người nông dân ở
đây vừa làm ruộng, vừa khai thác những dải đất phù sa màu mỡ ven hai sơng
Kim Sơn và Ân Lão để trồng dâu. Trong đó có một số nơi, trước đây cịn làm

cả nghề ươm tơ dệt lụa. Tiêu biểu nhất là Hóc Nghệ xã Ô Lâm (nay thuộc
thôn An Thường, xã Ân Thạnh) .
Nghề trồng dâu ni tằm, ươm tơ dệt lụa ở Hồi Ân phát triển mạnh mẽ
từ rất lâu với những mặt hàng cao cấp như lụa hoa, lãnh đen, lãnh trắng, lãnh
xuyến, nhiễu hoa,… Đặc biệt trong kháng chiến chống Pháp, tại An thường
(Ân Thạnh) có xưởng dệt Mỹ Hịa ở xóm Cửi thơn An Thường với 15 khung
cửi máy, tập hợp hơn 100 công nhân sản xuất ra những sản phẩm tơ lụa làm
nổi danh vùng đất Hoài Ân.


×