Tải bản đầy đủ (.doc) (222 trang)

Phát triển nông nghiệp bền vững trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa tốc độ cao Nghiên cứu trường hợp tỉnh Vĩnh Phúc.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 222 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

PHÙNG CHÍ CƯỜNG

PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP BỀN VỮNG
TRONG ĐIỀU KIỆN CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI
HĨA
TỐC ĐỘ CAO - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

PHÙNG CHÍ CƯỜNG

PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP BỀN VỮNG
TRONG ĐIỀU KIỆN CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA
TỐC ĐỘ CAO - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 9620115

LUẬN ÁN TIẾN SĨ


Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. PHẠM VĂN KHÔI
2. TS. PHẠM LAN HƯƠNG

HÀ NỘI - 2021


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2021
Nghiên cứu sinh

Phùng Chí Cường


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................i
MỤC LỤC...................................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................v
DANH MỤC BẢNG................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ............................................................................viii
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu...............................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................3

4. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................4
6. Sơ đồ nghiên cứu của luận án..........................................................................8
7. Những đóng góp mới của luận án....................................................................9
8. Kết cấu của luận án..........................................................................................10
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐỀ ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN ĐƯỢC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC...................11
1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đề tài luận án ở ngoài nước.......11
1.1.1. Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững..................................11
1.1.2. Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững trong điều kiện CNH,
HĐH tốc độ cao...............................................................................................14
1.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đề tài luận án ở trong nước.......15
1.2.1. Nghiên cứu về nông nghiệp bền vững và phát triển nông nghiệp bền vững
1.2.2. Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững ở những địa phương
có tốc độ CNH, HĐH cao................................................................................18
1.3. Tổng hợp kết quả các cơng trình khoa học đã cơng bố và những vấn
đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu.......................................................................25
1.3.1. Tổng hợp kết quả các cơng trình khoa học đã cơng bố........................25
1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu về phát triển nông nghiệp
bền vững tại địa phương có tốc độ CNH, HĐH cao.......................................26
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN
VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN CNH, HĐH TỐC ĐỘ CAO.............................27
2.1. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững trong điều kiện
CNH, HĐH tốc độ cao.........................................................................................27
2.1.1. Khái niệm, sự cần thiết phát triển nông nghiệp bền vững....................27
2.1.2. Nội dung của phát triển nông nghiệp bền vững....................................35

15



2.1.3. CNH, HĐH và phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh CNH,
HĐH tốc độ cao...............................................................................................43
2.1.4. Các yếu tố và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững
trong điều kiện CNH, HĐH tốc độ cao...........................................................49
2.1.5. Đánh giá về phát triển nông nghiệp bền vững......................................53
2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững tại tỉnh, thành
phố có tốc độ CNH, HĐH cao.............................................................................56
2.2.1. Kinh nghiệm phát triển nơng nghiệp bền vững tại địa phương có tốc
độ CNH, HĐH cao của một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới........56
2.2.2. Kinh nghiệm phát triển nơng nghiệp bền vững của một số địa phương
có tốc độ CNH, HĐH cao trong nước.............................................................67
2.2.3. Những bài học cho Vĩnh Phúc từ nghiên cứu kinh nghiệm phát triển
nông nghiệp bền vững của một số địa phương trong và ngoài nước.............75
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
Ở TỈNH VĨNH PHÚC NHỮNG NĂM 2010 - 2019............................................78
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và tốc độ CNH, HĐH của Vĩnh
Phúc ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững................................78
3.1.1. Đặc điểm về tự nhiên............................................................................78
3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội.................................................................83
3.1.3. Đặc điểm về quy mô và tốc độ CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc..85
3.1.4. Đánh giá tác động của các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội đến phát
triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Vĩnh Phúc................................................90
3.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Vĩnh Phúc giai
đoạn 2010 - 2019...................................................................................................91
3.2.1. Khái qt tình hình phát triển nơng nghiêp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn
2010 - 2019......................................................................................................91
3.2.2. Thực trạng triển khai các nội dung của phát triển nông nghiệp bền
vững trên địa bàn Tỉnh....................................................................................95
3.3. Đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững ở tính Vĩnh Phúc giai đoạn
2010 - 2019...........................................................................................................113

3.3.1. Đánh giá tác động của CNH, HĐH đến phát triển nông nghiệp bền
vững trên phạm vi tỉnh Vĩnh Phúc................................................................113
3.3.2. Đánh giá tác động của CNH, HĐH đến phát trển nông nghiệp bền
vững qua kết quả kinh doanh của hộ nông dân điều tra...............................115
3.3.3. Đánh giá kết quả phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh Vĩnh Phúc...118


CHƯƠNG 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN
2021-2030.................................................................................................................129
4.1. Dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững ở
Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2030........................................................................129
4.1.1. Dự báo về bối cảnh quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế....................129
4.1.2. Dự báo về biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững

132

4.1.3. Dự báo về xu hướng CNH, HĐH và phát triển kinh tế - xã hội.........133
4.1.4. Dự báo về biến đổi các yếu tố nguồn lực cho phát triển nông nghiệp......136
4.2. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững
ở Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2030.......................................................................140
4.2.1. Quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh Phúc đến năm 2030.140
4.2.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh
Phúc đến năm 2030.......................................................................................145
4.3. Các giải pháp đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh
Phúc đến năm 2030...........................................................................................146
4.3.1. Kết hợp giữa công tác tuyên truyền với xử lý nghiêm các tình trạng vi phạm
về đất đai, môi trường ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững.............146
4.3.2. Thực hiện quy hoạch, rà soát quy hoạch và bố trí sản xuất theo hướng
phát triển nơng nghiệp bền vững...................................................................148

4.3.3. Phát triển nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ và đẩy nhanh phát
triển nông nghiệp công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp bền vững...........150
4.3.4. Xây dựng hệ thống hạ tầng nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển nông
nghiệp bền vững.............................................................................................156
4.3.5. Đổi mới và hồn thiện các giải pháp và chính sách đất đai đáp ứng yêu
cầu phát triển nông nghiệp bền vững............................................................159
4.3.6. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển nông
nghiệp bền vững............................................................................................161
4.3.7. Giải pháp về thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp phát triển bền vững
4.3.8. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự hỗ trợ và quản lý của nhà
nước đối với phát triển nơng nghiệp bền vững.............................................166
KẾT LUẬN.............................................................................................................168
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.........................................................................................170
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................171
PHỤ LỤC................................................................................................................177

163


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN

: Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á

ASEM

: Diễn đàn hợp tác Á–Âu


BĐKH

: Biến đổi khí hậu

BĐVHX

: Bưu điện văn hóa xã

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CNC

: Cơng nghệ cao

CNH

: Cơng nghiệp hóa

CTTPP

: Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun
Thái Bình Dương

ĐBSH

: Đồng bằng sông Hồng

EU


: Liên minh Châu Âu

FAO

: Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc

FDI

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTAAP

: Khu vực Thương mại Tự do châu Á-Thái Bình Dương

GAP

: Quy trình thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

GRDP

: Tổng sản phẩm trên địa bàn

GTSX

: Giá trị sản xuất


HĐH

: Hiện đại hóa

HTX

: Hợp tác xã

KH&CN

: Khoa học và công nghệ

KHKT

: Khoa học kĩ thuật

NDT

: Nhân dân tệ

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NNCNC

: Nông nghiệp công nghệ cao



NNNT

: Nông nghiệp nông thôn

NNƯDCNC

: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

NQ

: Nghị quyết

NTM

: Nông thôn mới

PTNT

: Phát triển nông thôn

QL

: Quốc lộ

TDMN

: Trung du miền núi

TNHH


: Trách nhiệm hữu hạn

UBND

: Ủy ban nhân dân

VSATTP

: Vệ sinh an toàn thực phẩm

WTO

: Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Các loại đất tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc...............................................81
Bảng 3.2: Dân số và lao động tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2019...................84
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010 - 2019....................88
Bảng 3.4: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2010 - 2019................................89
Bảng 3.5: Tăng trưởng GTSX ngành nông, lâm nghiệp thủy sản 2010 - 2019.....92
Bảng 3.6: Tốc độ tăng GTSX các ngành nông nghiệp 2010 - 2019.......................93
Bảng 3.7: Tốc độ tăng GTSX các ngành lâm nghiệp 2010 - 2019.........................93
Bảng 3.8: Tốc độ tăng GTSX các ngành thủy sản 2010 -2019..............................94
Bảng 3.9: GTSX và cơ cấu GTSX ngành nông, lâm, thủy sản 2010 - 2019.........94
Bảng 3.10: GTSX và cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp (giá HH)........................95


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình:
Hình 1. Sơ đồ nghiên cứu của luận án......................................................................8
Hình 2.1: Mơ hình trình tự đánh giá tiến độ về bền vững.....................................29
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc........................................................78

Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1: Đánh giá tác động CHN, HĐH từ quy hoạch đến phát triển nông
nghiệp bền vững của cán bộ xã điều tra.................................................................98
Biểu đồ 3.2: Đánh giá tác động CHN, HĐH từ quy hoạch đến phát triển nông
nghiệp bền vững của cán bộ huyện điều tra...........................................................98
Biểu đồ 3.3: Đánh giá kết quả triển khai quy hoạch sản xuất rau an toàn............98
của cán bộ xã, huyện...............................................................................................98
Biểu đồ 3.4: Giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc..................................119
Biểu đồ 3.5: Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp........................................121


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam là một nước nông nghiệp, với 64,26% dân số sống ở nơng thơn (2019)
và phụ thuộc chính vào nơng nghiệp. Vì vậy vấn đề phát triển nơng nghiệp, nhất là
phát triển nông nghiệp bền vững đáp ứng nhu cầu nông sản, nâng cao thu nhập cho
người nông dân luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng và là một trong những mục
tiêu hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), đặc biệt
trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng mạnh theo xu hướng tiêu cực.
Ở Việt Nam, CNH, HĐH đã và đang tác động tồn diện, sâu sắc đến nơng
nghiệp, nơng thơn theo những chiều hướng khác nhau. Một mặt quá trình đó đã và
đang tạo ra những cơ hội, những thời cơ để chuyển nơng nghiệp sang sản xuất hàng
hố, để khai thác các nguồn lực trong nông thôn vào các hoạt động kinh tế xã hội; từng

bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho dân cư nông thôn và xây dựng nơng
thơn mới. Mặt khác, q trình đó cũng tạo ra sự phân hoá giàu nghèo trong khu vực
nông thôn, thu hẹp các nguồn lực cho các hoạt động phi nông nghiệp, tạo sức ép về lao
động, việc làm đối với bộ phận khá lớn nông dân và gây những tác động xấu về môi
trường... Những biến đổi đó tác động theo những mức độ khác nhau tùy theo tốc độ
của CNH, HĐH và chúng cần được phân tích để triệt để khai thác những thời cơ, hạn
chế những mặt trái một cách chủ động tránh gây những tổn hại xấu về mặt kinh tế xã
hội cho nông nghiệp, từ đó giúp nơng nghiệp phát triển một cách bền vững.
Đối với nông nghiệp, phát triển bền vững đã trở thành xu thế mang tính tất yếu
do nhu cầu về nơng sản và vai trị của nơng nghiệp ngày càng cao, trong khi nguồn lực
tự nhiên ngày càng bị khai thác cạn kiệt, do tác động của sự phát triển các ngành phi
nơng nghiệp và sự biến đổi khí hậu theo chiều hướng ngày càng tiêu cực, do môi
trường sinh thái ngày càng bị ô nhiễm. Để phát triển nông nghiệp bền vững, cần đánh
giá những xu hướng và tác động của các xu hướng trên đến phát triển nơng nghiệp bền
vững như là những u cầu mang tính cấp bách.
Ở Việt Nam, với ví trí địa lý đặc thù, những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
thuận lợi, nhiều địa phương xuất phát điểm chủ yếu dựa vào nơng nghiệp, đã có những
bước chuyển biến vượt bậc, hình thành nên nhóm các địa phương có tốc độ CNH,
HĐH cao, trong đó có tỉnh Vĩnh Phúc. Phần lớn các địa phương này nằm ở vùng đồng
bằng, trong nhóm các địa phương thuộc các vùng kinh tế trọng điểm. Ở những địa
phương này, tốc độ CNH, HĐH không chỉ tạo nên những biến đổi nhanh và mạnh về
kinh tế, xã hội, mà còn tạo nên những yếu tố tác động nhiều chiều đến sự phát triển
bền


vững của ngành nông nghiệp và các ngành kinh tế nơng thơn. Những tác động đó cần
được nghiên cứu kỹ để có những giải pháp có cơ sở khoa học, đồng bộ và khả thi để khai
thác các tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của CNH. HĐH.
Vĩnh Phúc là Tỉnh có địa hình đa dạng, có cả đồng bằng, trung du và miền núi.
Với diện tích 1.371 km2, trong đó diện tích đất nơng nghiệp xấp xỉ 45%; dân số gần

1,2 triệu người, trong đó dân số nơng thơn chiếm 86%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua
các giai đoạn luôn đạt ở mức cao; đặc biệt có năm tăng trưởng kinh tế đạt trên 20%.
Bình quân giai đoạn 1997-2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 14,9%/năm,
nguồn thu ngân sách đến 10.000 tỷ đồng. Năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt
8,05%; tỷ trọng công nghiệp chiếm 48,34%; quy mô GRDP theo giá hiện hành của
tỉnh đạt 118,4 nghìn tỷ đồng, đưa giá trị GRDP bình quân đầu người đạt 102,5 triệu
đồng/người/năm (4.460 USD), gấp 1,5 lần so với bình quân chung của cả nước
(Phương Khánh, 2019). Vì vậy, Vĩnh Phúc được coi là địa phương có tốc độ CNH, HĐH
hóa cao. Quá trình CNH, HĐH ở Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển nông
nghiệp theo hướng bền vững. Trên thực tế, Vĩnh Phúc đã tạo nguồn ngân sách vào phát
triển nơng nghiệp. Nhờ đó, nơng nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc có bước phát triển khá vững
chắc. Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực, sự phát triển nhanh của CNH, HĐH
đã tạo nên sự phát triển thiếu bền vững của nơng nghiệp, phân hố giàu nghèo, các điều
kiện sống, môi trường sống… giữa khu vực kinh tế nông thôn so với khu vực kinh tế đô
thị và các khu công nghiệp. Từ thực tế trên, tôi đã lựa chọn “Phát triển nông nghiệp bền
vững trong điều kiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tốc độ cao - Nghiên cứu trường
hợp tỉnh Vĩnh Phúc ” làm đề tài luận án tiến sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu cơ sở khoa học về phát triển nông nghiệp bền vững trong điều kiện
CNH, HĐH tốc độ cao; đánh giá đúng thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững các
năm 2010 - 2019, đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Vĩnh Phúc
đến năm 2030 nhằm khai thác các tác động tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực của
CNH, HĐH tốc độ cao đến sự phát triển bền vững của nơng nghiệp.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Một là, hệ thống hóa và xác lập cơ sở khoa học về phát triển nông nghiệp bền
vững tại tỉnh, thành phố trong điều kiện CNH, HĐH tốc độ cao, trong đó làm rõ tác


động của CNH, HĐH đến sự phát triển bền vững của nông nghiệp. Những nội dung

cần can thiệp đến khai thác tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực. Nghiên cứu
kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững ở trong và ngoài nước và rút ra bài học
kinh nghiệm cho tỉnh, thành phố có tốc độ CNH, HĐH cao.
Hai là, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Vĩnh Phúc địa phương có tốc độ CNH, HĐH cao; chỉ ra tác động của CNH, HĐH đến q trình
phát triển nơng nghiệp bền vững trên những phương diện: thành tựu, hạn chế và tìm ra
những nguyên nhân.
Ba là, nghiên cứu và đề xuất các quan điểm, phương hướng và giải pháp đẩy
mạnh phát triển nông nghiệp bền vững trong điều kiện CNH, HĐH tốc độ cao ở
tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các vấn đề kinh tế, tổ chức, chính sách
của phát triển nơng nghiệp bền vững trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong điều kiện
CNH, HĐH tốc độ cao về mặt lý thuyết và ở tỉnh Vĩnh Phúc về mặt thực tiễn. Tuy
nhiên, luận án không nghiên cứu các vấn đề trên một cách biệt lập mà nghiên cứu chúng
trong mối quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng, trong đó các vấn đề của CNH, HĐH… là
các nhân tố quan trọng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án xem xét phạm vi nghiên cứu theo 3 mặt sau:
Về nội dung: Luận án nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững theo nghĩa
rộng, bao gồm ba nhóm ngành: nơng nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp trong điều
kiện CNH, HĐH tốc độ cao. Đó là q trình vận động, phát triển của nông nghiệp theo
hướng bền vững và hướng đến ba mục tiêu cơ bản: bền vững kinh tế, bền vững xã hội
và bền vững môi trường dưới góc độ của kinh tế ngành.
Về khơng gian: Luận án nghiên cứu tại tỉnh Vĩnh Phúc - địa phương có tốc độ
CNH, HĐH cao, bao gồm nơng nghiệp ở cả nông thôn và đô thị ở Thành phố Vĩnh Yên,
Thành phố Phúc Yên và các thị trấn của các Huyện trong Tỉnh. Đây là các địa phương
có tốc độ CNH, HĐH khác nhau nên có thể so sánh đối chứng với nhau.
Về thời gian: Đánh giá thực trạng nông nghiệp Vĩnh Phúc, nơi có tốc độ CNH,
HĐH cao, từ khi tái lập tỉnh 1997 đến 2019, trong đó tập trung các năm 2010 đến

2019; xác định mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững


trong mối quan hệ với sự biến đổi của các nhân tố ảnh hưởng đến năm 2030.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án được tiến hành nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
Câu hỏi 1: Phát triển nông nghiệp bền vững trong điều kiện CNH, HĐH tốc độ
cao có gì khác biệt với phát triển nơng nghiệp bền vững trong điều kiện CNH, HĐH
bình thường?
Câu hỏi 2: Bài học kinh nghiệm nào ở trong và ngồi nước có thể áp dụng cho
phát triển nông nghiệp bền vững trong điều kiện CNH, HĐH tốc độ cao, nhất là ở tỉnh
Vĩnh Phúc?.
Câu hỏi 3: Thực tế sự phát triển nông nghiệp bền vững tại tỉnh Vĩnh Phúc - địa
phương có CNH, HĐH tốc độ cao diễn ra thế nào? Những thành tựu, hạn chế và
nguyên nhân?
Câu hỏi 4: Cần tập trung giải quyết những vấn đề then chốt nào để đẩy mạnh
phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm tới?
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp tiếp cận
- Tiếp cận hệ thống: Luận án coi nông nghiệp là bộ phận của nền kinh tế, là một
hệ thống mà trong đó khơng chỉ các ngành nơng, lâm, thủy sản mà các ngành này cịn
có quan hệ mật thiết với các ngành khác của nền kinh tế quốc dân. Chúng cùng nhau
tương tác trong quá trình phát triển để đạt được mục tiêu chung là phát triển bền vững.
Với cách tiếp cận đó, luận án khơng chỉ nghiên cứu phát triển bền vững của nơng
nghiệp mà cịn nghiên cứu chúng trong sự phát triển của các ngành khác, nhất là trong
tiến trình CNH, HĐH các ngành kinh tế của nền kinh tế quốc dân với tốc độ cao.
- Tiếp cận từ vĩ mô đến vi mô: Luận án tiếp cận phát triển nông nghiệp bền
vững theo các chủ thể tổ chức thực hiện. Với cách tiếp cận này, các nội dung phát triển
nông nghiệp bền vững được thực hiện theo 2 cấp vĩ mô và vi mô. Ở cấp vĩ mô, luận án
đi sâu đề cập các chức năng định hướng của quản lý nhà nước về kinh tế đối với nơng

nghiệp, trong đó nhấn mạnh các hoạt động chủ yếu như xây dựng quy hoạch, kế
hoạch, hoạch định các chiến lược, chính sách, thực thi các hoạt động kiểm tra giám
sát… Ở cấp vi mô, luận án tập trung vào chức năng, vai trò của các hộ gia đình, trang
trại, HTX và các doanh nghiệp trong phát triển nơng nghiệp bền vững thơng qua chính
các hoạt động kinh doanh nông nghiệp.
- Tiếp cận theo nguyên lý Nhân - Quả: Phát triển nơng nghiệp bền vững với tính


chất là các hoạt động, trong đó các nhân tố ảnh hưởng, nhất là tốc độ cao của CNH,
HĐH được coi là nguyên nhân, mức độ đạt được về sự bền vững được coi là kết quả
của các nhân tố ảnh hưởng đó. Cách thức tiếp cận này được thể hiện trong cách thức
trình bày tại chương, nhất là phần cơ sở lý luận, trong đó việc trình bày nội dung của
phát triển nông nghiệp bền vững, các nhân tố ảnh hưởng và đánh giá kết quả của phát
triển bền vững được thể hiện rất rõ.
5.2. Phương pháp thu thập thông tin
Để tiến hành nghiên cứu, tác giả luận án lựa chọn một số huyện của tỉnh Vĩnh
Phúc làm nơi điều tra, khảo sát sâu nhằm thu thập số liệu minh họa cho các phân tích
và đánh giá. Tác giả luận án tổ chức điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
về phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Vĩnh Phúc dưới dạng các biểu mẫu thu thập
thông tin và điều tra phỏng vấn.
- Nghiên cứu định tính:
+ Phỏng vấn lãnh đạo các cấp xã, huyện
+ Phỏng vấn hộ nông dân ở địa bàn điều tra
- Điều tra và nghiên cứu định lượng
+ Lựa chọn địa bàn điều tra: Vĩnh Phúc có 3 vùng miền núi, trung du và đồng bằng
với mức độ CNH, HĐH khác nhau. Luận án điều tra theo phương pháp điều tra chọn mẫu
nên lựa chọn các xã, huyện đại diện cho 3 vùng đó. Cụ thể: Sơng Lơ là huyện miền núi,
Tam Dương là huyện Trung du và Vĩnh Tường, Bình Xuyên là 2 huyện đồng bằng. Trong
mỗi huyện, luận án chọn 2 xã có mức độ CNH, HĐH cao để điều tra nghiên cứu.
+ Xác định đối tượng điều tra: Để đánh giá mức độ phát triển nông nghiệp bền

vững, luận án phỏng vấn điều tra (1) cán bộ các cấp về các vấn đề chung, cách thức
phát triển nông nghiệp, các chính sách cần ban hành; (2) phỏng vấn chủ hộ nông dân
và chủ trang trại về phát triển nông nghiệp bền vững; (3) điều tra các cơ sở kinh doanh
nông nghiệp (hộ, trang trại) về tình hình hoạt động kinh doanh nông nghiệp.
Luận án tập trung vào các cán bộ cấp xã, huyện vì đó là cấp triển khai các hoạt
động quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp, nhất là thực thi các chính sách
và giải pháp phát triển nông nghiệp ở các địa phương, nên rất sát các vấn đề thực tiễn.
Luận án cũng tập trung vào hộ nơng dân, vì đó là các chủ thể chủ yếu trong phát triển
kinh doanh nông nghiệp của Vĩnh Phúc. Mọi tác động của CNH, HĐH, của các biện
pháp quản lý đều tác động trực tiếp đến hộ và ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh
doanh của hộ.


+ Kích thước mẫu điều tra: (1) Phỏng vấn cán bộ huyện, xã ở địa phương điều
tra 80 người, cấp huyện 40 người (lãnh đạo phịng nơng nghiệp và PTNT, phịng tài
ngun mơi trường, hội nơng dân…), cấp xã 40 người (cán bộ chính quyền xã và các
tổ chức chính trị của xã).
(2) Phỏng vấn chủ hộ và chủ trang trại mỗi xã 30 người, tổng 240 người.
(3) Điều tra mỗi xã 30 hộ, trang trại. Tổng số 240 hộ, trang trại.
+ Phương pháp thu thập dữ liệu: Sử dụng bảng hỏi để thu thập dữ liệu và sử
dụng điều tra viên để phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu phỏng vấn sơ cấp;
+ Phiếu thu thập thông tin cơ bản xã, huyện thuộc địa bàn điều tra, phỏng vấn.
Việc thu thập và lựa chọn các thông tin thứ cấp: Các dữ liệu thứ cấp được thu
thập từ Thư viện Quốc gia; Thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân; Tổng cục Thống kê;
Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Các báo cáo của Sở nông nghiệp và Phát triển
nông thơn, Ban Chương trình xây dựng NTM cấp quốc gia, cấp tỉnh, huyện, xã tại
tỉnh, thành phố vùng ĐBSH; các trang WEB; các sách, báo và tạp chí đã xuất bản v.v.
5.3. Phương pháp xử lý thông tin
Dữ liệu sau khi thu thập được tổng hợp thông qua phần mềm SPSS. Từ kết quả
xử lý, luận án tổng hợp thành các bảng số liệu, thiết kế các hình, biểu đồ và sơ đồ theo

số liệu và các nội dung của đề cương phân tích được xây dựng trước đó.
Trong luận án, vấn đề nghiên cứu tác động của CNH, HĐH đã được tập trung
phân tích. Với quan niệm, phát triển nông nghiệp bền vững chủ yếu được diễn ra trong
các cơ sở kinh doanh nơng nghiệp, trong đó hộ nơng dân là đơn vị chiếm tỷ trọng lớn.
Vì vậy, luận án đã sử dụng hàm hồi quy để phân tích mối tương quan giữa kết quả sản
xuất kinh doanh của hộ điều tra với diện tích đất tự nhiên (S), tổng giá trị tài sản cho
sản xuất (TS), chi phí sản xuất (CP), mức độ ô nhiễm môi trường do sản xuất nông
nghiệp (ON), mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm và thị trường từ các khu, cụm công
nghiệp và số ngành nghề kinh doanh của hộ (SNN).
5.4. Phương pháp phân tích thơng tin
Để thực hiện nội dung và mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng các phương
pháp phân tích và đánh giá sau:
- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp chuyên gia được tác giả sử dụng trong
việc thu thập và lựa chọn các thơng tin thứ cấp có liên quan đến đề tài nghiên cứu của


luận án, ở nhiều nguồn. Cụ thể: Thư viện Quốc gia; Thư viện Đại học Kinh tế quốc
dân; Tổng cục Thống kê; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Các báo cáo của
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê tỉnh
Vĩnh Phúc; các trang WEB; các sách, báo và tạp chí đã xuất bản v.v. Đặc biệt luận án
tham khảo ý kiến các chuyên gia là các nhà khoa học tại trường đại học, các học viện,
các nhà quản lý ở tỉnh Vĩnh Phúc… về lý luận và thực trạng phát triển nông nghiệp
bền vững ở tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH.
Phương pháp chuyên gia được áp dụng dưới 2 hình thức: Trao đổi trực tiếp với
nhà khoa học của Đại học Kinh tế quốc dân, trước hết là bộ môn Kinh tế nông nghiệp
về cách thức thể hiện và các nội dung cần nghiên cứu để xác lập đề cương chi tiết và
các vấn đề trọng tâm cần nghiên cứu của luận án. Tiếp cận các nhà khoa học trong Hội
đồng cấp cơ sở để có thêm các nguồn tài liệu và xin ý kiến về hồn thiện các nội dung
luận án theo góp ý của Hội đồng.
- Phương pháp thống kê kinh tế: Luận án tiến hành khảo sát, thu thập thông tin,

số liệu về tình hình phát triển nơng nghiệp bền vững, thơng tin về hiệu quả hoặc sử
dụng cho đánh giá mức độ phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh Vĩnh Phúc. Sử
dụng các phần mềm thống kê chuyên dụng (SPSS, Excel) để phân tích và lấy kết quả
đó làm căn cứ phân tích thực trạng phát triển nơng nghiệp bền vững, nhất là mức độ
phát triển nông nghiệp bền vững.
Luận án sử dụng phương pháp phân tích thống kê (phân tổ, đồ thị hóa số liệu);
phương pháp so sánh (so sánh hệ số, so sánh số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân;
so sánh giữa các thời kỳ,…) được sử dụng thường xuyên nhằm phân tích thực trạng
phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Vĩnh Phúc theo các giai đoạn, giữa các nội
dung của phát triển bền vững, giữa yêu cầu của phát triển bền vững với các kết quả
nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được những năm 2010 - 2019.
- Phương pháp dự đoán, dự báo: Các phương pháp dự đoán, dự báo được vận
dụng trong việc định hướng các mơ hình, các phương hướng của phát triển nông nghiệp
bền vững, đặc biệt để dự báo các điều kiện cho sự phát triển, từ đó đề xuất quan điểm,
định hướng và những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững ở
tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030.
- Phương pháp đánh giá nhanh nông thơn có sự tham gia của người dân (PRA):
Được sử dụng thông qua các buổi thảo luận, phỏng vấn với nông dân, cán bộ địa phương…


6. Sơ đồ nghiên cứu của luận án
Theo sơ đồ nghiên cứu ở hình 1, để thực hiện thành cơng luận án, tác giả thực
hiện các bước chính như sau:
Cơ sở lý thuyết

- Xác định mục tiêu, đối tượng, phạm vi,
phương pháp nghiên cứu

- Tổng quan các cơng trình có liên quan đến đề
tài luận án


- Khái niệm, sự cần thiết phát triển nông
nghiệp bền vững
- Nội dung của phát triển nông nghiệp bền vững

- CNH, HĐH và phát triển nông nghiệp bền

Cơ sở thực tiễn

- Kinh nghiệm phát triển nông
nghiệp bền vững trong điều kiện
CNH, HĐH tốc độ cao ở trong
và ngồi nước…

- Các bài học cho phát triển
nơng nghiệp bền vững tỉnh Vĩnh
Phúc

vững trong điều kiện CNH, HĐH tốc độ cao.

- Đánh giá mức độ và trình độ phát triển bền
vững trong điều kiện CNH, HĐH tốc độ cao.

Phân tích thực trạng phát triển
nơng nghiệp bền vững tỉnh
Vĩnh Phúc trong điều kiện
CNH, HĐH tốc độ cao

- Phân tích các điều kiện TN, KT
- XH và tốc độ CNH, HĐH

tỉnh Vĩnh Phúc ảnh hưởng đến
phát triển nông nghiệp bền
vững…

- Thực trạng thực trạng phát
triển nông nghiệp bền vững tỉnh
Vĩnh Phúc 2010-2019

- Đánh giá phát triển nông
nghiệp bền vững ở tỉnh Vĩnh
Phúc trong điều kiện CNH,
HĐH tốc độ cao

Những kết
quả đạt
được trong
phát triển
nông nghiệp
bền vững

Những hạn
chế, nguyên
nhân và
những vấn
đề đặt ra
cần giải
quyết

Phương
hướng và

các giải
pháp phát
triển nông
nghiệp tỉnh
Vĩnh Phúc
những năm
2021 -2030
(giai đoạn
tiếp tục đẩy
nhanh
CNH, HĐH

Hình 1. Sơ đồ nghiên cứu của luận án
Nguồn: Tác giả
- Thứ nhất, xác định rõ mục tiêu, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu
để làm cơ sở triển khai các công việc tiếp sau nhằm hoàn thành luận án.
- Thứ hai, xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiến hành tổng quan các


cơng trình khoa học đã cơng bố có nội dung liên quan đến đề tài luận án. Thông qua
tổng quan, tác giả xác định những nội dung có thể kế thừa và những khoảng trống luận
án cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu.
- Thứ ba, xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu và tổng quan nghiên cứu, tác giả xác
định những nội dung nghiên cứu chính của luận án. Đó là: (1) Những vấn đề lý luận và
kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nông nghiệp trong điều kiện CNH, HĐH tốc độ
cao theo hướng PTBV; (2) Thực trạng phát triển nơng nghiệp bền vững ở tỉnh Vĩnh
Phúc, nơi có tốc độ CNH, HĐH cao trong giai đoạn 2010 - 2019, có một số điều tra
sâu năm 2020; (3) Đề xuất định hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển nông nghiệp
bền vững ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021 - 2030.
- Thứ tư, sau khi đã nghiên cứu các vấn đề nêu trên tác giả kiến nghị đối với

Trung ương và chính quyền các địa phương có CNH, HĐH tốc độ cao những công
việc phải làm để phát triển nơng nghiệp bền vững thành cơng.
7. Những đóng góp mới của luận án
- Những đóng góp về lý luận: Luận án đã xây dựng khung lý thuyết chung về
phát triển nơng nghiệp bền vững, từ đó đã cập nhật, bổ sung và cụ thể hóa cơ sở lý
thuyết cho phân tích, đánh giá phát triển nơng nghiệp bền vững trong điều kiện CNH,
HĐH tốc độ cao ở Việt Nam, tỉnh Vĩnh Phúc, với các điểm mới sau:
(1) Phát triển nông nghiệp bền vững là xu hướng của hầu hết các quốc gia trên
thế giới, trong đó có Việt Nam. Điều đó bắt nguồn từ đặc điểm của nơng nghiệp, từ ưu
việt của phát triển nông nghiệp bền vững và từ thực trạng sử dụng các nguồn lực vào
sản xuất nông nghiệp.
(2) Phát triển nông nghiệp bền vững được thực hiện ở 2 cấp độ: Quản lý vĩ mô
và hoạt động kinh doanh nông nghiệp ở các cơ sở kinh doanh nơng nghiệp, với các nội
dung vừa có tầm nhìn rộng theo thời gian, không gian; vừa thể hiện cụ thể trong từng
hoạt động kinh tế, kỹ thuật và tổ chức nông nghiệp.
(3) Trong điều kiện của CNH, HĐH tốc độ cao, phát triển nông nghiệp bền vững
chịu sự chi phối rất mạnh, tạo nên sự khác biệt và đặt ra những yêu cầu mang tính đặc
thù. CNH, HĐH tốc độ cao trở thành một trong các nhân tố mạnh mẽ nhất tác động đến
sự phát triển nông nghiệp bền vững; tạo nên hệ thống hạ tầng kinh tế, xã hội, sức lan tỏa
đến sự phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo 2 chiều hướng tích cực và tiêu cực
hết sức mạnh mẽ cần nhận thức đầy đủ và khai thác hữu hiệu.
(4) Để đánh giá về phát triển nông nghiệp bền vững trong điều kiện CNH, HĐH
tốc độ cao, ngồi hệ thống các chỉ tiêu tính bền vững về kinh tế, xã hội và mơi trường,
cịn đánh giá sự tác động của CNH, HĐH tốc độ cao đến kết quả nông nghiệp để thấy
rõ mức độ khai thác hay hạn chế các ảnh hưởng đó.


- Những đóng góp về thực tiễn:
(1) Luận án đã tổng kết kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp bền vững tại
các địa phương có CNH, HĐH tốc độ cao của một số quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài

nước, một số địa phương trong nước; rút ra các bài học có thể ứng dụng cho phát triển
nơng nghiệp bền vững của tỉnh Vĩnh Phúc.
(2) Nghiên cứu thực trạng tỉnh Vĩnh Phúc, luận án kết luận: Phát triển nông
nghiệp bền vững của tỉnh Vĩnh Phúc tuy đã được chú trong và đã đạt được những kết
quả bước đầu. Tuy nhiên, nhiếu nội dung của phát triển nông nghiệp bền vững chưa
được triển khai đầy đủ, tính bền vững cịn kém, các tác động tích cực của CNH, HĐH
tốc độ cao chưa được khai thác đầy đủ và hiệu quả; các tác động tiêu cực chưa được
khống chế ảnh hưởng nhiều đến tính bền vững của nơng nghiệp.
(3) Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Vĩnh Phúc giai
đoạn 2021-2030, cần kết hợp giữa tuyên truyền, với xử lý nghiêm các tình trạng vi
phạm về đất đai và môi trường ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững; thực
hiện quy hoạch, rà soát quy hoạch và bố trí sản xuất theo hướng phát triển nơng nghiệp
bền vững; phát triển nghiên cứu, ứng dụng KHCN và đẩy nhanh phát triển nông
nghiệp công nghệ cao; xây dựng hệ thống hạ tầng nơng thơn; đổi mới và hồn thiện
các giải pháp và chính sách đất đai; Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực; giải pháp về
thị trường cho phát triển nơng nghiệp bền vững; Tăng cường vai trị lãnh đạo của
Đảng, sự hỗ trợ và quản lý của nhà nước đối với phát triển nông nghiệp bền vững.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục… Luận án kết
cấu thành 4 chương sau:
Chương 1: Tổng quan các cơng trình liên quan đến đề tài luận án được nghiên
cứu trong và ngoài nước.
Chương 2: Cơ sở khoa học về phát triển nông nghiệp bền vững trong điều kiện
CNH, HĐH tốc độ cao cao.
Chương 3: Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Vĩnh Phúc những
năm 2010 - 2019.
Chương 4: Phương hướng và các giải phát đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền
vững ở tỉnh Vĩnh Phúc những giai đoạn 2021 - 2030



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐỀ ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
ĐƯỢC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC
Nơng nghiệp là ngành ra đời sớm trong lịch sử, đặc biệt nó là ngành sản xuất
vật chất cơ bản và quan trọng, khi nó sản xuất ra các sản phẩm tối cần thiết cho sự
sống của con người, tạo điều kiện tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các ngành
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; giữ vững an ninh, chính trị và ổn
định xã hội. Vì vậy, có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về nơng nghiệp và phát triển
nơng nghiệp.
1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đề tài luận án ở ngoài nước
Ở nước ngồi có nhiều nghiên cứu về nơng nghiệp và phát triển nơng nghiệp
bền vững. Các nghiên cứu đó cả về lý thuyết và thực tiễn, có thể tổng quan một số
cơng trình của một số tác giả tiêu biểu trên một số phương diện sau:
1.1.1. Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững
Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững được thể hiện qua các nghiên
cứu về phát triển bền vững. Tổ chức FAO, trong World Food Dry (1992) Food and
Agriculture Organization, Rome, Italy đã xác định “Phát triển bền vững là sự quản lý
và bảo vệ các nguồn lợi tự nhiên. Các thay đổi kinh tế và thể chế để đạt tới và thoả
mãn được nhu cầu của con người cả ở hiện tại và tương lai. Phát triển bền vững khơng
làm thối hố mơi trường mà bảo vệ được tài nguyên đất, nước, các nguồn lợi di
truyền động, thực vật, đồng thời phải thích ứng về kỹ thuật, có sức sống về kinh tế và
được chấp nhận về xã hội”.
Richard R. Harwood cho rằng, “nông nghiệp bền vững là một nền nơng
nghiệp, trong đó các hoạt động của các tổ chức kinh tế từ việc lập kế hoạch, thực
hiện và quản lý các quá trình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp đều hướng đến bảo
vệ và phát huy lợi ích của con người và xã hội trên cơ sở duy trì và phát triển nguồn
lực, tối thiểu hố lãng phí để sản xuất một cách hiệu quả các sản phẩm nông nghiệp
và hạn chế tác hại mơi trường, trong khi duy trì và khơng ngừng nâng cao thu nhập
cho dân cư nông nghiệp".
Mục tiêu phát triển bền vững đóng vai trị chi phối phát triển kinh tế. Theo

Costanza, R. và cộng sự (1991), tính bền vững tồn cầu được xác định như sau: tính
bền vững biểu thị mối quan hệ giữa các hệ thống kinh tế của nhân loại biến đổi và tạo
thành áp lực mạnh hơn, nhưng các hệ sinh thái biến đổi chậm hơn, trong đó cuộc


sống của nhân loại có thể tiếp tục trong một khoảng thời gian rất dài, nhân loại trở
nên hưng thịnh; văn hoá và truyền thống nhân loại sẽ được bảo tồn và phát triển;
Các tác động do hoạt động của con người duy trì trong khoảng giới hạn, khơng phá
huỷ tính đa dạng, tính phức tạp và chức năng của hệ sinh thái. Hệ thống kinh tế
được xem là một hệ thống mở và động trong giới hạn tổng thể của hệ sinh thái tồn
cầu. Cả hai đều có mối liên hệ giữa số lượng nguyên liệu và chất lượng đầu vào của
các nguồn tài nguyên trong hệ sinh thái và với hoạt động kinh tế duy trì sản xuất hàng
hố và dịch vụ mơi trường.
Trong nội dung phát triển bền vững, đặc biệt ở khía cạnh khơng gian có vị trí đặc
biệt quan trọng. Tầm quan trọng của các yếu tố không gian xuất phát từ mối quan hệ
thuận nghịch: sự phát triển của địa phương tạo ra các tác động toàn cầu và các khuynh
hướng toàn cầu dẫn tới gia tăng các tác động địa phương.
Chuyển đổi mô hình đang diễn ra trong quan niệm về phát triển nơng nghiệp
trên thế giới, mơ hình mới, chủ yếu dựa trên lĩnh vực xã hội học và nhân chủng học, đề
cao kiến thức bản địa, khoa học của nông dân, tôn trọng mục tiêu và quan niệm của
nông dân, hướng tới giảm tối đa sự phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào từ bên ngồi, tìm
kiếm hệ thống canh tác tiết kiệm năng lượng, cố gắng kết hợp bảo tồn với phát triển
sản xuất. Ngay từ năm 1991, FAO và Chính phủ Hà Lan đã thơng qua tun bố Den
Bosch và chương trình hành động về phát triển nơng nghiệp và nơng thơn bền vững.
Bản tun bố đó cũng đã bao gồm lời kêu gọi về những thay đổi và điều chỉnh cơ bản,
một cách tiếp cận mới về phát triển nông nghiệp ở cấp quốc gia và tám chương trình
hợp tác quốc tế để thực hiện các đề xuất đã nêu. Chương 14 trong chương trình nghị sự
21 đã nêu lên một số biện pháp làm cốt lõi cho chương trình SARD (Phát triển nơng
nghiệp và nơng thơn bền vững).
Nông nghiệp bền vững như là một lựa chọn cấp tiến, tuy nhiên khái niệm này

cần phải được định nghĩa hẹp hơn để nó mang ý nghĩa thực tiễn hơn. Thực tế người ta
quan tâm nhiều hơn tới việc bảo vệ và phát triển của các hệ thống bản địa có ý nghĩa
về mặt sinh thái học, và sự liên kết các hệ thống này với các thị trường thế giới về việc
công nhận chất lượng những sản phẩm của họ sản xuất.
Theo UNDP (declaration, 1992), phát triển nông nghiệp cịn được nhìn nhận
dưới góc độ kinh tế - kỹ thuật. Để tìm kiếm kỹ thuật cho các giải pháp nơng nghiệp
bền vững, các nhà phân tích đưa ra ba bộ nguyên tắc lớn hướng dẫn. Thứ nhất là sự
loại bỏ các phương pháp sản xuất công nghiệp và tìm kiếm các hệ thống yếu tố đầu
vào bên ngồi thấp, hiệu quả, năng suất và có tính kinh tế; Thứ hai là có sự tham gia
nhiều hơn của chính những người nông dân vào việc sử dụng những hiểu biết về kiến


thức bản xứ trong quản lý nông nghiệp và sử dụng các nguồn lực tự nhiên; Thứ ba là
yêu cầu có sự lồng ghép việc bảo tồn và tăng cường nguồn lực sản xuất. Ba nguyên tắc
"kỹ thuật" này dẫn đến các nguyên tắc thể chế cụ thể: đó là sự phát triển công nghệ,
hợp tác, sự phát triển thể chế trong nước dưới sự kiểm soát của các nguồn lực tự nhiên
và các nguồn lực khác, và các cách tiếp cận đa ngành về công tác phát triển.
Nguyên tắc của IPM là nhằm tối thiểu hoá việc sử dụng thuốc trừ sâu bằng việc
gia tăng sự đa dạng, cải thiện sự cân bằng giữa các hình thức sinh sống trong một hệ
thống canh tác. Nguyên tắc này nhấn mạnh tới các kỹ thuật canh tác như luân canh và
gối vụ, trồng các loại cây có tác dụng phịng trừ sâu bệnh, sử dụng các hàng rào tự
nhiên, các biện pháp phòng sâu bệnh, biện pháp trồng xen vụ, và một loạt các tập quán
canh tác cụ thể để hạn chế môi trường sinh sống của sâu bệnh. Sự phát triển hệ thống
kháng sâu bệnh - và hình thức nghiên cứu này đã đạt được những lợi ích to lớn.
Gần đây, trong bối cảnh ra đời của khái niệm phát triển bền vững của các tổ chức
quốc tế như Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Ngân hàng
phát triển Châu Á cũng nhấn mạnh khái niệm về nơng nghiệp bền vững. Theo đó phải
hiểu theo khả năng thích nghi trong khơng gian và tính linh động qua thời gian để đáp
ứng các nhu cầu về ăn, mặc, ở, nhu cầu về bảo tồn đất đai và các nguồn tài nguyên nông
nghiệp khác. Nhiều hoạt động khoa học liên quan đến nông nghiệp bền vững đã được

thử nghiệm và thực thi trên phạm vi toàn thế giới. Điển hình là:
Phong trào LEISA (Low External Input Sustainable Agriculture - nơng nghiệp
bền vững ít sử dụng vật tư từ bên ngồi hệ thống). Đó là ý tưởng của một nhóm các
nhà khoa học châu Âu khi trào lưu của cách mạng xanh đang phát triển mạnh mẽ, đã
và đang bỏ quên những nông dân nghèo thiếu vật tư, tài chính và điều kiện về thủy lợi,
làm cho đời sống của họ ngày càng khó khan, gây sức ép nặng nề đến mơi trường nơng
thơn, dẫn đến huỷ hoại tính đa dạng sinh học trong nông nghiệp. Kỹ thuật LEISA giúp
cho những nông dân nghèo chọn lựa phương pháp và kỹ thuật phù hợp trong việc sử
dụng các nguồn tài nguyên địa phương để tăng sản lượng và lợi tức một cách lâu
bền mà không phá hoại môi trường. LEISA tạo nên sức mạnh cho nông dân và cả
cộng đồng trong việc xây dựng cuộc sống no ấm bằng những tri thức, kỹ năng, giá
trị văn hoá và thể chế của họ và điều quan trọng hơn là mọi người dân đều được
tham gia và thể hiện sự công bằng về giới và cộng đồng trong hưởng thụ tài nguyên
thiên nhiên và mơi trường.
Chương trình SARD (Sustainable Agriculture Research Development - phát


triển nông nghiệp nông thôn bền vững) do FAO đề xướng trong cuốn sổ tay huấn
luyện, tập 1, chương trình có nội dung sau: Bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu về
chất và lượng của thế hệ hiện tại và mai sau, đồng thời có thể cung cấp những nông
sản khác; tạo việc làm ổn định, lợi tức vừa đủ và những điều kiện sống, làm việc thoải
mái cho mọi người tham gia sản xuất nơng nghiệp; duy trì và nếu có thể cải thiện tính
năng sản xuất của các nguồn tài nguyên nói chung, đặc biệt là những nguồn tài nguyên
tái tạo và cân bằng sinh thái; giảm thiểu các rủi ro do thiên tai hoặc do biến động thị
trường cho khu vực nông nghiệp, giúp họ tự tin vào thực lực của chính mình. Chủ
trương của FAO (1995) đã chỉ rõ phát triển nông nghiệp và nông thôn chỉ được bền
vững một khi phù hợp với sinh thái, có tính kinh tế, cơng bằng xã hội, phù hợp với văn
hoá, nhân văn của địa phương.
1.1.2. Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững trong điều kiện CNH,


HĐH tốc độ cao
Khơng có điều kiện tiếp cận các cơng trình nghiên cứu trực diện về vấn đề này.
Tuy nhiên, tác giả đã tiếp cận các cơng trình nghiên cứu các ngành phi nơng nghiệp,
coi đó như là các giải pháp hỗ trợ cho sự phát triển bền vững. Cụ thể:
Heinrich Wohlmeyer và Theodor Quendler (Greenleaf 2002), trong “The WTO,
Agriculture and Sustainable Development”, đã đề cập tới sự phát triển bền vững của
nông nghiệp trong khuôn khổ thương mại quốc tế. Những lợi thế so sánh trong các nền
nông nghiệp của từng quốc gia cần phải được phát huy hiệu quả nhất để tạo lợi thế
cạnh tranh, tăng giá trị hàng hóa nơng nghiệp. Phân tích các lý thuyết về thương mại
quốc tế. Các lý thuyết làm cân đối giữa phát triển nông nghiệp bền vững và tự do
thương mại.
Cuốn “Agriculture, Trade and the WTO in South Asia” của Merlinda D.Ingco,
Nxb World Bank 2003, tập trung nghiên cứu về những vấn đề nông nghiệp và thương
mại tại các nước Nam Á gồm: Băngladesh, Sri Lanka, Pakistan, Ấn Độ. Xem xét, cập
nhật những tư duy mới về những vấn đề đa dạng, triển vọng và mối quan tâm của Nam
Á vào tương lai của những vòng đàm phán thương mại của WTO.
Merlinda D.Ingco, John D.Nash (2004) trong tác phẩm “Agriculture and the
WTO: Creating a Trade System for Development” Nxb Oxford University, nghiên cứu
những vấn đề chủ yếu về sự tự do hố thương mại nơng nghiệp từ triển vọng của các
nước đang phát triển. Phân tích các chính sách trong nông nghiệp và thương mại. Đánh
giá chuỗi giá trị trong nông nghiệp, khả năng phát triển các ngành phụ trợ phục vụ


nơng nghiệp xuất khẩu, an tồn thực phẩm, kỹ thuật sinh học, thương mại nông nghiệp
dưới hiệp định về nông nghiệp Uruguay.
1.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đề tài luận án ở trong nước
1.2.1. Nghiên cứu về nông nghiệp bền vững và phát triển nông nghiệp bền vững
Nguyễn Hữu Sở (2009), khi nghiên cứu về phát triển kinh tế bền vững ở Việt
Nam đã nhấn mạnh đến khả năng phát triển liên tục, lâu dài, không gây ra những hậu
quả tai hại khó khơi phục ở những lĩnh vực khác, nhất là thiên nhiên và xã hội. Phát

triển kinh tế mà hủy hoại đến môi trường là phát triển không bền vững. Phát triển mà
chỉ dựa vào lượng tài ngun sẵn có là phát triển khơng thể lâu dài được. Tác giả nêu
quan điểm cho rằng, phát triển kinh tế mà để phụ thuộc quá nhiều vào ngoại lực
(FDI) là khó bền vững, vì nguồn ấy có nhiều rủi ro, khơng chắc chắn. Hai thành tố
nịng cốt của phát triển là văn hóa và xã hội. Để chuyển hóa khái niệm phát triển
kinh tế bền vững từ cấp độ lý thuyết áp dụng vào thực tiễn, khái niệm cần được làm
sáng tỏ sau đó áp dụng trực tiếp đối với các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội.
Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam, Nguyễn Từ (2004),
đã đề cập đến một số vấn đề về phát triển bền vững, vai trị của nơng nghiệp trong phát
triển bền vững ở Việt Nam. Thực trạng phát triển nông nghiệp ở Việt Nam và tác động của
nó đến phát triển bền vững. Tác giả đưa ra những giải pháp nhằm phát triển nơng nghiệp,
trong đó khai thác tiềm năng lợi thế, xây dựng hệ thống hạ tầng nông thôn là một trong
các giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam.
Trong các vấn đề trên, học giả đã đi từ khái niệm chung về phát triển nơng
nghiệp, đã đưa ra những vấn đề có tính đặc thù của nơng nghiệp Việt Nam, trong đó
nhấn mạnh nhiều đến các tác động tiêu cực của điều kiện khí hậu nhiệt đới, gió mùa,
mưa nắng thất thường đến sự bền vững trong phát triển của nơng nghiệp. Từ đó, tác
giả nhấn mạnh đến các giải pháp né tránh thời vụ, lựa chọn cây trồng, vật ni có tính
thích nghi cao.
Phạm Văn Khôi (2011), khi nghiên cứu về phát triển bền vững các trang trại ở
vùng cây ăn quả Bắc Giang đã khẳng định: Sự phát triển của các trang trại ở vùng cây
ăn quả đã và đang bộc lộ nhiều vấn đề ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả, đặc biệt là
đã xuất hiện các nguy cơ đe doạ sự tồn tại của các trang trại… cần phải giải quyết.
Tỉnh Bắc Giang đã đưa ra nhiều biện pháp tháo gỡ và đã góp phần giải quyết những
vấn đề của thực tiễn. Tuy nhiên, các giải pháp chú trọng nhiều đến giải pháp kỹ thuật,
những vấn đề của tổ chức quản lý chưa được giải quyết một cách đồng bộ và triệt để.



×