Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần may xuất khẩu Hà Phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.49 KB, 54 trang )

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo thực tập chuyên ngành

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................5
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT
LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU HÀ PHONG.........7
1.1. ĐẶC ĐIỂM NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY HÀ PHONG........7
1.2. ĐẶC ĐIỂM LUÂN CHUYỂN NVL CỦA CÔNG TY HÀ PHONG
......................................................................................................................10
1.2.1. Các phương thức hình thành NVL tại Công ty Hà Phong..............10
1.2.2. Phương thức sử dụng NVL tại Cơng ty Hà Phong.........................11
1.3. TỞ CHỨC QUẢN LÝ NVL CỦA CƠNG TY HÀ PHONG................12
13..1. Tở chức quản lý nguyên vật liệu của công ty Hà Phong................12
1.3.2.Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan đến quá trình kế
toán NVL..................................................................................................14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CƠNG TY CỞ PHẦN MAY X́T KHẨU HÀ PHONG..........................17
2.1.TÍNH GIÁ NVL.....................................................................................17
2.1.1. Tính giá NVL tăng.............................................................................17
2.1.2. Tính giá NVL giảm.........................................................................18
2.2. KẾ TỐN BAN ĐẦU..........................................................................20
2.3. KẾ TỐN CHI TIẾT NVL TẠI CƠNG TY HÀ PHONG...................21
2.1.1. Thủ tục nhập kho............................................................................23
2.1.2. Thủ tục xuất kho.............................................................................27
2.2. KẾ TỐN TỞNG HỢP NVL TẠI CƠNG TY HÀ PHONG................36
2.2.1. Kế toán tổng hợp tăng NVL...........................................................38
2.2.2. Kế toán tổng hợp giảm NVL..........................................................38
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU HÀ PHONG..........................42



SV: Nguyễn Thị Xuân

1


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo thực tập chuyên ngành

3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NVL TẠI
CÔNG TY HÀ PHONG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN.............42
3.1.1. Ưu điểm..........................................................................................42
3.1.2. Nhược điểm....................................................................................44
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện...............................................................45
3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TỐN NVL TẠI CƠNG
TY HÀ PHONG.........................................................................................45
3.2.1. Về công tác quản lý NVL...............................................................46
3.2.2. Về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá, phương
pháp kế toán............................................................................................46
3.2.3. Về chứng từ và luân chuyển chứng từ............................................47
3.2.4. Về sổ kế toán chi tiết......................................................................47
3.2.5- Về sổ kế toán tổng hợp..................................................................47
KẾT LUẬN.....................................................................................................48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:....................................................49

SV: Nguyễn Thị Xuân

2



Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo thực tập chuyên ngành

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
SXKD
XNK

TC-HC
KT
NVL
CCDC
PNK

Sản xuất kinh doanh
Xuất nhập khẩu
Giám đốc
Tở chức- hành chính
Kế toán
Ngun vật liệu
Cơng cụ dụng cụ
Phiếu nhập kho

SV: Nguyễn Thị Xuân

GTGT
BHXH
TSCĐ
KTDN


Giá trị gia tăng
Bảo hiểm xã hội
Tài sản cố định
Kế
toán
doanh

DN
DT
CP
PXK

nghiệp
Doanh nghiệp
Doanh thu
Chí phí
Phiếu xuất kho

3


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo thực tập chuyên ngành

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒBẢNG
BẢNG SỐ 1-1: Một số NVL của cơng ty..........................................................9

SƠ ĐỜ


SƠ ĐỜ 1-1 :QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM............12
SƠ ĐỒ 2-1: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song..............23
SƠ ĐỒ 2-2: Hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp Kê khai
thường xuyên..................................................................................37

MẪU SỐ

Mẫu biểu 2-1: Hoá đơn giá trị gia tăng............................................................25
Mẫu biểu 2-2: Phiếu nhập kho.........................................................................26
Mẫu biểu 2-3: Giấy đề nghị cấp vật tư............................................................28
Mẫu biểu 2-4: phiếu xuất kho..........................................................................29
Mẫu biểu 2-5: Thẻ kho....................................................................................30
Mẫu biểu 2-6: Sổ chi tiết vật tư.......................................................................31
Mẫu biểu 2-7: Bảng tổng hợp Nhập- Xuất- Tồn Vật Tư.................................32
Mẫu biểu 2-8: Báo cáo chi tiết nhập vật tư......................................................33
Mẫu biểu 2-9: BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU, CÔNG
CỤ, DỤNG CỤ................................................................................35
Mẫu biểu 2-10: Sổ Nhật ký chung...................................................................40
Mẫu biểu 2-11: sổ cái TK 152.........................................................................41

SV: Nguyễn Thị Xuân

4


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo thực tập chuyên ngành


LỜI MỞ ĐẦU
Kế toán với tư cách là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống
công cụ quản lý kinh tế tài chính. Vì thế trong quản lý, điều hành và kiểm soát
hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán giữ một vai trị thiết yếu khơng thể
thiếu. Vì thông tin kế toán cung cấp không chi cần thiết cho bản thân các
doanh nghiệp mà còn rất có ý nghĩa về nhiều mặt đối với các tở chức, cá nhân
có liên quan trực tiếp và gián tiếp tới lợi ích của doanh nghiệp. Kế toán bao
gồm nhiều phần hành như: kế toán chi phí chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm, kế toán doanh thu, kế toán ngun vật liệu… Mỡi phần hành có
một vai trò khác nhau.
Trong các doanh nghiệp sản xuất đặc biệt là là ngành may mặc, chi phí
về nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn, chỉ cần một
sự biến động nhỏ về chi phí nguyên vật liệu cũng làm ảnh hưởng đến giá
thành sản phẩm. Do vậy giảm mức chi phí ngun vật liệu sẽ có tác động
không nhỏ đến giá thành, ổn định nguồn vốn cung cấp nguyên vật liệu, giảm
chi phí bảo quản nguyên vật liệu, giải phóng một số vốn lưu động đáng kể mở
rộng sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, công tác kế toán nguyên vật liệu còn giúp
cho nhà quản lý nắm bắt được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh trong
doanh nghiệp. Từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc lập dự toán
chi phí nguyên vật liệu, đảm bảo cung cấp đủ, đúng chất lượng nguyên vật
liệu, đúng lúc cho sản xuất. Giúp cho quá trình sản xuất diễn ra nhịp nhàng,
đúng kế hoạch và xác định nhu cầu ngyên vật liệu dự trữ hợp lý, tránh ứ đọng
vốn và phát sinh những chi phí khơng cần thiết, đem lại hiệu quả sản xuất
kinh doanh cho doanh nghiệp.
Như vậy có thể hiểu phần hành kế toán nguyên vật liệu trong các doanh
nghiệp sản xuất giữ một vai trò rất quan trọng trong bộ máy kế toán của

SV: Nguyễn Thị Xuân

5



Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo thực tập chuyên ngành

doanh nghiệp, vì chúng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản
phẩm, mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến lợi nhuận và sau đó là sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp. Mặt khác, qua quá trình thực tập tại Công Ty Cổ
Phần May Xuất Khẩu Hà Phong được tiếp xúc thực tế với công tác kế toán
của công ty, phần hành kế toán nguyên vật liệu đã tạo cho bản thân em một sự
quan tâm đặc biệt. Đó chính là những lý do khiến em đi sâu vào tìm hiểu và
chọn đề tài: hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu làm đề tài viết báo cáo thực
tập của mình.
Qua thời gian tìm hiểu về công ty và được tiếp cận với công tác kế toán
em đã rút ra được nhiều bài học cho bản thân. Hơn thế, em lại nhận được sự
giúp đỡ,chỉ bảo tận tình của thầy giáo TS.PHẠM ĐỨC CƯỜNG và các cô
chú kế toán tại công ty CP may XK Hà Phong em đã viết nên bài báo cáo
chuyên đề này. Bài báo cáo này của em gồm những nội dung chính sau:
Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại công ty
Cổ Phần May Xuất Khẩu Hà Phong.
Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại cơng ty Cổ Phần
May Xuất Khẩu Hà Phong.
Chương 3: Hồn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần
may xuất khẩu Hà Phong.
Do thời gian có hạn và sự nhận thức của bản thân em còn nhiều hạn chế
nên bài báo cáo này không thể không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong
được sự bở sung, đóng góp ý kiến của thầy cơ giáo và toàn thể các bạn để
chuyên đề này của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn!


Sinh viên
Nguyễn Thị Xuân

SV: Nguyễn Thị Xuân

6


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo thực tập chuyên ngành

CHƯƠNG 1:
ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU HÀ PHONG
1.1.

ĐẶC ĐIỂM NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY HÀ PHONG

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra các thành phẩm như
những chiếc quần, chiếc áo, váy… thì Công ty Cổ phần may xuất khẩu Hà
Phong phải sử dụng nhiều loại ngun vật liệu có vai trị, cơng dụng khác
nhau tùy thuộc vào từng sản phẩm mà khách hàng yêu cầu. Để tổ chức tốt
việc quản lý và hạch toán NVL thì Công ty đã phân ra các loại NVL sau đây:
- Nguyên liệu và vật liệu chính (NVLC): là nguyên liệu, vật liệu mà sau
quá trình gia công chế biến sẽ cấu thành hình thái vật chất của sản phẩm (kể
cả bán thành phẩm mua vào).
Ví dụ: Vải là NVLC chủ yếu phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công
ty. Mỗi sản phẩm sử dụng loại vải khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu của khách

hàng hay tùy thuộc vào giá thành định mức của sản phẩm để lựa chọn loại vải
phù hợp.
- Vật liệu phụ (VLP): là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình
sản xuất- kinh doanh, được sử dụng kết hợp với NVLC để hoàn thiện và nâng
cao tính năng, chất lượng của sản phẩm hoặc được sử dụng để bảo đảm cho
công cụ lao động hoạt động bình thường, hoặc dùng để phục vụ cho nhu cầu
kỹ thuật, nhu cầu quản lý.
Ví dụ: cúc, chỉ, khóa, nhãn, hồ hóa, thuốc nhuộm, thuốc tẩy, hương
liêu, xà phòng… Mặc dù chỉ là vật liệu phụ nhưng các vật liệu trên cũng khá
quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất để tạo ra sản phẩm.
- Nhiên liệu: là những thứ dùng để tạo nhiệt năng. Nhiên liệu trong các
doanh nghiệp thực chất là một loại VLP, tuy nhiên nó được tách ra thành một
loại riêng vì việc sản xuất và tiêu dùng nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn và đóng
SV: Nguyễn Thị Xuân

7


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo thực tập chuyên ngành

vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nhiên liệu cũng có yêu cầu và
kỹ thuật quản lý hoàn toàn khác với các loại VLP thơng thường.
Ví dụ: than củi, xăng dầu, khí đốt… dùng để cung cấp nhiệt lượng cho
giai đoạn “là” sản phẩm.
- Phụ tùng thay thế: là loại vật tư được sử dụng cho hoạt động sửa
chữa, bảo dưỡng TSCĐ. Ví dụ dầu nhờn…
- Thiết bị và vật liệu XDCB: là các loại thiết bị, vật liệu phục vụ cho
hoạt động xây lắp, XDCB.

- Phế liệu: Là loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất hay thanh
lý tài sản có thể sử dụng hay bán ra ngoài.
Ví dụ: vải vụn, gạch…
- Vật liệu khác: bao gồm các loại vật liệu còn lại ngoài các thứ kể trên
như: bao bì, vật đóng gói, các loại vật tư đặc chủng…
Sản phẩm chủ yếu của công ty là hàng may mặc (quần áo, váy…), phần
lớn được cung cấp cho thị trường Quốc tế. Mẫu mã, chất lượng sản phẩm
ngày càng được nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Vì vậy
nguồn nguyên liệu phải đảm bảo cả về chất lượng, mẫu mã và giá cả hợp lý.
Với mạng lưới cung cấp rộng khắp trên thị trường nên công ty không
phải dự trữ NVL, CCDC với số lượng lớn, khâu thu mua tương đối thuận lợi
và được lên kế hoạch ở mỗi kỳ kế toán. Để giảm bớt được chi phí lưu kho. Kỳ
kế toán quy định ở công ty là quý.
Để đảm bảo thuận tiện, tránh nhầm lẫn cho công tác quản lý và hạch
toán về số lượng và giá trị đối với từng thứ NVL, trên cơ sở phân loại theo vai
trò và công dụng của NVL, các doanh nghiệp đã tiếp tục chi tiết và hình thành
nên “Sổ danh điểm vật liệu”. Sổ này xác định thống nhất tên gọi, ký mã hiệu,
quy cách, số hiệu, đơn vị tính, giá hạch toán của từng danh điểm NVL. Nhưng
tại Công ty chưa thấy có sở danh điểm vật liệu. Sau đây là một số NVL của
công ty CPMXK Hà Phong:

SV: Nguyễn Thị Xuân

8


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo thực tập chuyên ngành


BẢNG SỐ 1-1: Một số NVL của công ty
Ký hiệu
Nhóm Danh điểm NVL

`

Tên, nhãn hiệu, quy
cách, phẩm chất NVL

D.1644.8
D.1644.4

Dây dệt
Dây dệt

D.1625
D.1625.12
D.1625.9
D.1625.5
D.1625.10
D.1625.5
D.1625.6
D.1625.7
D.1644.3
D.2625.16
D.1625.17
D.1625.12
D.1644.10
D.1644.11
D.1625.11

D.1625.7
D.1625.3
D.1625.1
D.1625.4
D.1625.2
D.1625.15

Dựng KCX-3
Chỉ may 60/3
Nhãn giấy
Nhãn giấy
Nhãn vải
Vải lót lưới
Vải lót 210T
Vải lót túi
Vải 210T
Khóa nẹp
Khóa túi
Khóa túi
Khóa moi
Khóa ống
Thẻ treo
Thẻ treo
Vải chính màu Black
Vải chính màu Black
Vải phối
Vải phối
Dây tay kéo khóa mã
1625
Cúc 24L

Cúc 24L
Móc treo
Hạt móc treo
Keo dựng
Seam dán đường may
Tem dán
Chỉ may 60/3

D.1625.13
D.1625.9
D.1625.19
D.1625.20
D.1625.2
D.1644.13
D.1625.18
D.1625.12

SV: Nguyễn Thị Xuân

Đơn vị
tính

Đơn giá
hạch
toán

Ghi
chú

Mét

Mét
Yds
cuộn
chiếc
Mét
Chiếc
Mét
Mét
Mét
Mét
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Mét
Mét
Mét
Mét
Chiếc
Bộ
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Mét
Mét
Chiếc
Cuộn


9


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo thực tập chuyên ngành

1.2. ĐẶC ĐIỂM LUÂN CHUYỂN NVL CỦA CÔNG TY HÀ
PHONG
1.2.1. Các phương thức hình thành NVL tại Công ty Hà Phong
Lĩnh vực hoạt động của công ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Hà Phong
chủ yếu là gia công và sản xuất để xuất khẩu hàng may mặc. Sản phẩm tạo ra
là quần áo như: quần áo bò, quần áo sơmi, áo jacket, quần áo trẻ em các loại,
váy ngắn, váy dài… Các phương thức hình thành NVL chủ yếu là hai phương
thức sau:
 NVL mua ngoài: NVL được Công ty thu mua chủ yếu là nhập khẩu
từ nước ngoài (Trung Quốc). Giá thực tế của NVL nhập kho bao gồm các yếu
tố sau:
- Giá hóa đơn kể cả thuế nhập khẩu (nếu có):Cơng ty Hà Phong tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên thuế GTGT khơng được tính vào
giá thực tế của NVL.
- Chi phí thu mua bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong
định mức…(không bao gồm thuế GTGT).
 NVL nhận được từ khách hàng thuê gia công: Đây là lượng NVL
được khách hàng thuê gia công cung cấp để công ty sản xuất sản phẩm theo
yêu cầu của hợp đồng kinh tế. Khách hàng chủ yếu của công ty là khách hàng
nước ngoài. Vì vậy NVL nhận về thường phải làm thủ tục nhập khẩu NVL và
xuất khẩu thành phẩm hoàn thành.
Ngoài ra, NVL nhập kho cịn có thể từ các nguồn sau:

 NVL gia công chế biến xong nhập kho.
 NVL nhận vốn góp liên doanh, liên kết hoặc cở phần .
 NVL vay, mượn tạm thời của đơn vị khác.
 Phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp

SV: Nguyễn Thị Xuân

10


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo thực tập chuyên ngành

.
1.2.2. Phương thức sử dụng NVL tại Công ty Hà Phong
Do hình thức hoạt động của công ty cổ phần may xuất khẩu Hà Phong
là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc như quần áo bò, áo jacket,
quần áo trẻ em, váy các loại...nên quá trình sản xuất của công ty là sản xuất
hàng loạt với số lượng sản phẩm lớn, quy trình công nghệ khép kín, chu kỳ
sản xuất sản phẩm ngắn và xen kẽ; sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn
như: cắt, thêu, in, may, mài...
Do vậy, có thể nói quy trình cơng nghệ của công ty cổ phần may xuất
khẩu Hà Phong là quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục. Ta có thể mơ tả
như sau:
1)

Sau khi ký hợp đồng với khách hàng, phòng kỹ thuật đưa ra một

định mức theo yêu cầu của khách hàng; căn cứ vào định mức này phịng kế

hoạch có nhiệm vụ cân đối lại lượng nguyên vật liệu đảm bảo có thể tiết kiệm
nhất số nguyên liệu mà khách hàng đã cung cấp. Sau hoàn thành cân đối vật
tư, phòng kế hoạch đưa ra một định mức chính thức và ra lệnh sản xuất cho
từng tổ, từng phân xưởng.
2) Nguyên

vật liệu ban đầu (vải) trước tiên sẽ được đưa vào nhà cắt. Tại

đây, vải được trải, đặt mẫu, đánh số...và sau đó được đưa đến các tở may. Đối
với những sản phẩm có u cầu cần phải thêu, in được tiến hành thêu, in trước
khi tiến hành may. Trong quá trình may, mỗi công nhân chỉ may chuyên môn
một bộ phận riêng lẻ của sản phẩm rồi chuyển cho ngươi ở công đoạn sau.
3) Sản

phẩm khi may xong được tẩy, mài, giặt, là, ủi; sau đó, phải qua

kiểm tra của bộ phận KCS, nếu sản phẩm đảm bảo chất lượng yêu cầu thì
nhập kho thành phẩm; nếu sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng, bộ phận
hoàn thiện trả lại các tổ may yêu cầu sửa chữa lại.

SV: Nguyễn Thị Xuân

11


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo thực tập chun ngành

SƠ ĐỜ 1-1 :QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ SẢN X́T SẢN PHẨM

Kho phụ liệu

Kho nguyên
liệu

Cắt

Kỹ thuật ra sơ
đồ cắt

May

Hoàn thiện

Kỹ tḥt
hướng dẫn

KCS

Nhập kho

Hệ thống kho của cơng ty gồm có 4 kho là:
1. Kho nguyên liệu chứa đựng như: vải, mex…
2. Kho phụ liệu chứa đựng các phụ liệu như: kim, chỉ, khóa, cúc…
3. Kho thành phẩm chứa các sản phẩm sản xuất hoàn thành.
4. Kho tồn chứa các sản phẩm tồn kho chưa bán được…
Để cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác thơng tin cho cơng tác quản
lý NVL trong các doanh nghiệp thì kế toán NVL phải tính toán và phản ánh
chính xác số lượng và giá trị NVL tồn kho, phát hiện kịp thời NVL thiếu,
thừa, ứ đọng, kém phẩm chất để doanh nghiệp có biện pháp xử lý kịp thời,

hạn chế đến mức tối đa thiệt hại có thể xảy ra. Vì vậy để quá trình luân
chuyển NVL diễn ra suôn sẻ và phản ánh kịp thời trị giá NVL nhập-xuất thì
việc tính giá NVL cần rõ ràng.
1.3. TỔ CHỨC QUẢN LÝ NVL CỦA CÔNG TY HÀ PHONG
13..1. Tổ chức quản lý nguyên vật liệu của công ty Hà Phong
NVL là một yếu tố không thể thiếu được của quá trình sản xuất – kinh

SV: Nguyễn Thị Xuân

12


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo thực tập chuyên ngành

doanh ở các doanh nghiệp sản xuất. Giá trị NVL thường chiếm một tỷ trọng
lớn trong tởng chi phí sản xuất – kinh doanh, vì vậy quản lý tốt khâu thu mua,
dự trữ và sử dụng vật liệu là điều kiện cần thiết để bảo đảm chất lượng sản
phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Để tránh nhầm lẫn trong công tác quả lý và hạch toán NVL trước hết
các doanh nghiệp phải xây dựng được hệ thống danh điểm và đánh số danh
điểm cho NVL. Hệ thống danh điểm và số danh điểm của NVL phải rõ ràng,
chính xác tương ứng với quy cách, chủng loại của NVL.
Để quá trình sản xuất – kinh doanh liên tục và sử dụng vốn tiết
kiệm thì doanh nghiệp phải dự trữ NVL ở một mức độ hợp lý. Do vậy,
các doanh nghiệp phải xây dựng định mức tồn kho tố đa và tối thiểu cho
từng danh điểm NVL, tránh việc dự trữ quá nhiều hoặc quá ít một loại
NVL nào đó. Định mức tồn kho của NVL còn là cơ sở để xây dựng kế
hoạch thu mua NVL và kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.

Để đảm bảo tốt NVL dữ trữ, giảm thiểu hư hao, mất mát, các doanh
nghiệp phải xây dựng hệ thống kho tàng, bến bãi đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, bố trí
nhân viên thủ kho có đủ phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn để quản
lý NVL tồn kho và thực hiện các nhiệm vụ nhập, xuất kho, tránh việc bố trí
kiêm nhiêm chức năng thủ kho với tiếp liệu và kế toán vật tư.
Do vậy tổ chức quản lý NVL tại công ty CP may XK Hà Phong được
xây dựng như sau:
Từ công tác thu mua, xây dựng định mức, sử dụng, kiểm kê… NVL thì
mỗi khâu gắn với chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận khác nhau. Có thể
tóm lược cơng việc này bao gồm:
 Khi nhận được mẫu sản phẩm (quần, áo…) từ khách hàng thì mẫu
này sẽ được đưa tới phòng kỹ thuật. Tại đây nhân viên may mẫu sẽ làm nhiệm
vụ may sản phẩm mẫu. Sau khi hoàn thành sản phẩm sẽ được gửi tới khách

SV: Nguyễn Thị Xuân

13


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo thực tập chuyên ngành

hàng để xem xét xem đã đạt yêu cầu hay chưa. Nếu đạt thì bắt đầu tiến hành
ký kết hợp đồng kinh tế. Trong đó ghi rõ thời gian giao nhận hàng, phương
thức thanh toán…
 Căn cứ vào hợp đồng kinh tế và dựa vào sản phẩm may mẫu của phòng
kỹ thuật để đưa định mức thu mua NVL. Nhiệm vụ này cần có sự kết hợp giữa
phịng kinh doanh và phòng kỹ thuật để đưa ra định mức hợp lý nhất.
 Việc xây dựng định mức hoàn thành, phòng kinh doanh sẽ làm thủ

tục, chứng từ và liên hệ với khách hàng để tiến hành nhập khẩu NVL kịp thời
phục vụ cho sản xuất.
 Nhập khẩu NVL hoàn thành, NVL được đưa về kho của công ty và
tiến hành thủ tục nhập kho. Sau đó, NVL sẽ được kiểm tra chất lượng xem đã
đạt yêu cầu hay chưa và tiếp tục lập kế hoạch cho sản xuất. Nhiệm vụ này là
do phịng kinh doanh đảm nhiệm.
 Tiếp đó, phòng kinh doanh tiến hành giao đơn hàng xuống các xí
nghiệp. Giám đốc các xí nghiệp sẽ làm nhiệm vụ tổ chức sản xuất. NVL được
xuất kho mang tới tổ cắt, từ tổ cắt NVL được đưa vào chuyền sản xuất.
 Sản xuất sản phẩm hoàn thành và đạt yêu cầu, sản phẩm được đưa
tới tổ hoàn thiện để tiến hành là, đóng gói. Sản phẩm có thể được nhập kho
vào kho thành phẩm hay mang đi xuất khẩu giao cho khách hàng. Việc làm
thủ tục xuất khẩu do phòng kinh doanh chịu trách nhiệm.
Qua quy trình trên có thể hiểu được phần nào việc hình thành và sử
dụng NVL tạo thành sản phẩm tại công ty.
1.3.2.Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan đến quá
trình kế toán NVL.

Bộ phận sản xuất.
- Căn cứ vào nhu cầu thực tế sản xuất , các tổ trưởng đề nghị lên
truyền trưởng về số vật tư cần sử dụng cho dây chuyền của mình.
- Truyền trưởng xem xét mức độ hợp lý, cần thiết của từng loại vật tư,
SV: Nguyễn Thị Xuân

14


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo thực tập chuyên ngành


làm giấy đề nghị cấp vật tư lên bộ phận cung ứng vật tư
- Nhận, kiểm tra số vật tư từ thủ kho theo đúng quy cách, số lượng.
 Bộ phận cung ứng vật tư
Bộ phận cung ứng vật tư là bộ phận thuộc bộ máy quản lý của cơng ty,
có chức năng cung cấp thơng tin, giá cả thị trường về các loại NVL cho các
bộ phận liên quan, mua sắm cung cấp vật tư phục vụ cho quá trình sản xuất
kinh doanh.
Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận cung ứng vật tư liên quan đến quá
trình kế toán NVL như sau:
- Tiếp nhận, xử lý các yêu cầu về vật tư của từng phân xưởng, xét
duyệt chuyển cho thủ kho đảm bảo cho việc cung ứng vật tư được đầy đủ, kịp
thời, đúng quy cách, mẫu mã…
- Căn cứ vào nhu cầu sản xuất kinh doanh để xây dựng kế hoạch mua
sắm NVL nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty
- Cung cấp thông tin, giá cả thị trường các loại NVL phục vụ cho
công việc hạch toán kế toán.
 Thủ kho:
- Căn cứ vào hóa đơn phiếu nhập, thủ kho tiến hành kiểm tra về số
lượng, quy cách, mẫu mã của sản phẩm rồi ghi số lượng thực tế vào phiếu
nhập sản phẩm cùng chữ kí của các bên, tiến hành vào thẻ kho và chuyển cho
phòng kế toán làm căn cứ ghi sở.
- Tiếp nhận u cầu từ trưởng phịng cung ứng vật tư, cung cấp vật tư
cho các phân xưởng sản xuất theo đúng số lượng, quy cách, mẫu mã..
- Chịu trách nhiệm về toàn bộ số vật tư do mình quản lý.
- Hằng ngày theo dõi tình hình nhập, xuất kho vật tư.
- Định kì, cùng kế toán tiến hành kiểm kê kho.
 Kế toán NVL
- Khi nhận được chứng từ từ thủ kho, tiến hành kiểm tra, đối chiếu, ghi
đơn giá, tính thành tiền vào sở kế toán chi tiết NVL theo từng loại NVL về số

lượng, giá trị của từng loại.
- Cuối tháng tiến hành đối chiếu số liệu giữa thẻ kho của thủ kho và
sổ kho của kế toán để đảm bảo tính chính xác cuối tháng tính ra số tồn kho để
SV: Nguyễn Thị Xuân

15


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo thực tập chuyên ngành

đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp.
- Phản ánh đầy đủ kịp thời chính xác về số lương NVL nhập, xuất
kho, tính toán giá vốn nhằm phục vụ cho việc xây dựng báo cáo tài chính.
- Cuối kì tiến hành đối chiếu giữa sổ tổng hợp chi tiết với sổ cái tài
khoản liên quan.

SV: Nguyễn Thị Xuân

16


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo thực tập chun ngành

CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG KẾ TỐN NGUN VẬT LIỆU
TẠI CƠNG TY CỞ PHẦN MAY X́T KHẨU HÀ PHONG

2.1.TÍNH GIÁ NVL
2.1.1. Tính giá NVL tăng.
Tính giá NVL nhập kho tại cơng ty CP may XK Hà Phong.
Tùy theo từng nguồn nhập mà trị giá thực tế vật liệu nhập kho bao gồm
các khoản chi phí khác nhau
-

Đối với vật liệu mua ngoài trị giá thực tế nhập kho là:

Giá thực
tế vật
liệu nhập

Các khoản

Thuế
Giá mua
=

thực tế

khơng
+

được hoàn +

kho

CKTM, giảm


Chi phí
thu mua

+

lại

giá hàng mua,
hang mua bị
trả lại

Chú thích:
Giá mua thực tế: là giá khơng có thuế GTGT
Thuế khơng được hoàn lại: thuế nhập khẩu
Chi phí thu mua: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản..
Ví dụ:
Ngày 30/3/2013, theo hóa đơn số 0011627 cơng ty mua 376 cuộn chỉ
mã 1625 của công ty Dêtk Minh Phương tởng giá trị là 34.018.226đ, chi phí
vận chuyển bốc dỡ là 500.000đ


Giá thực tế nhập kho của số chỉ trên là:

34.018.226 + 500.000 = 34.518.226đ

SV: Nguyễn Thị Xuân

17



Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo thực tập chuyên ngành

- Đối với NVL thuê gia công:
Trị giá
thực tế
vật liệu

=

Trị giá vật

Chi phí th

liệu xuất

gia cơng , chế

nhập kho

dùng

+

biến

Chi phí vận
chuyển, bốc
+


dỡ..

- NVL nhận vốn góp liên doanh, liên kết hoặc cổ phần thì giá thực tế
của NVL là giá trị được các bên tham gia góp vốn thừa nhận.
- NVL vay, mượn tạm thời của đơn vị khác, thì giá thực tế nhập kho
được tính theo giá thị trường hiện tại của số NVL đó.
-Phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh
nghiệp thì giá thực tế được tính theo đánh giá thực tế hoặc theo giá bán
trên thị trường.
2.1.2. Tính giá NVL giảm.
-Tính giá NVL xuất kho trong Cơng ty Cổ phần may xuất khẩu
Hà Phong
Việc tính giá vật liệu là một công tác quan trọng trong việc tổ chức
hach toán NVL. Tính giá NVL là dùng tiền để biểu hiện giá trị của NVL. Việc
tính giá NVL phải tuân thủ Chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho, theo chuẩn mực
này NVL luân chuyển trong các doanh nghiệp phải được tính theo giá thực tế.
Việc lựa chọn phương pháp tính giá thực tế NVL xuất kho phải căn cứ
vào đặc điểm của từng doanh nghiệp về số lượng danh điểm, số lần nhập –
xuất NVL, trình độ của nhân viên kế toán, thủ kho, điều kiện kho tàng của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp tính giá NVL xuất kho
phải tuân thủ nguyên tắc nhất quán, tức là phải ổn định phương pháp tính giá
NVL xuất kho ít nhất trong vòng niên độ kế toán.

SV: Nguyễn Thị Xuân

18


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Báo cáo thực tập chuyên ngành

Công ty CPMXK Hà Phong sử dụng phương pháp Nhập trước –
xuất trước để tính giá thực tế của hàng xuất kho. Theo phương pháp này,
NVL được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả định là lô NVL nào nhập
vào kho trước sẽ được xuất dùng trước, vì vậy lượng NVL xuất kho thuộc lần
nhập nào thì tính theo giá thực tế của lần nhập đó.
Phương pháp này có ưu điểm là cho phép kế toán có thể tính giá NVL
xuất kho kịp thời.
Nhược điểm của phương pháp này là phải tính giá theo từng danh điểm
NVL và phải hạch toán chi tiết NVL tồn kho theo từng loại giá nên tốn nhiều
công sức. Ngoài ra, phương pháp này làm cho chi phí kinh doanh của doanh
nghiệp không phản ứng kịp thời với giá cả thị trường của NVL.
Ví dụ: Tính giá thực tế xuất kho của Chỉ may 60/3. Trong Quý I/2013
có một số nghiệp vụ nhập kho, xuất kho chỉ may 60/3 như sau:
+ Ngày 25/01/2013 nhập kho 90 cuộn chỉ may 60/3 với đơn giá la
̀:42.520 đồng/cuộn.
+ Ngày 22/02/2013 nhập kho 150 cuộn chỉ may 60/3 với đơn giá là:
43.150 đồng/cuộn.
+ Ngày 25/02/2013 xuất kho 110 cuộn chỉ may 60/3 để sản xuất.
Giá thực tế của chỉ may 60/3 xuất kho ngày 25/02/201 3 được
tính như sau:
Giá thực tế của
chỉ may XK

=

SV: Nguyễn Thị Xuân


90*42.520 + (110-90)*43.150 = 4.689.800 (đồng)

19


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo thực tập chuyên ngành

2.2. KẾ TOÁN BAN ĐẦU
 Chứng từ sử dụng
-

Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa
Biên bản kiểm kê vật tư, cơng cụ, sản phẩm , hàng hóa
Bảng kê mua hang
Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ

 Trình tự ln chủn chứng từ nhập kho.
Ban
kiểm
nhận

Người
giao
hàng

NV

nhập
vật tư

BP
cung
ứng(
KTVT)

Người
có nhu
cầu
hàng

Thủ
trưởng

Thủ
kho

Trưởng
phịng
cung
ứng

BP
cung
ứng

Thủ
kho


KT
HTK

Bảo
quản,
lưu
trữ

KT
HTK

 Quy trình luân chuyển chứng từ xuất kho.
NV
xuất Đề
vật tưnghị
nhập

Lập
biên bản
kiểm
nhận

Lập
PNK

Lập
Dụt
chứng
xuất

từ xin
SV: xuất
Nguyễn Thị Xn


PNK

Lập
PXK

Kiểm
nhận
hàng

Xuất

Ghi
sở

Bảo
quản,
lưu
trữ

Ghi sở

kho

20



Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo thực tập chun ngành

2.3. KẾ TỐN CHI TIẾT NVL TẠI CƠNG TY HÀ PHONG
Như chúng ta đã biết, NVL trong các doanh nghiệp thường có nhiều
chủng loại khác biệt nhau, nếu thiếu một loại nào đó có thể gây ra ngừng sản
xuất. Chính vì vậy, hạch toán NVL phải bảo đảm theo dõi được tình hình biến
động của từng danh điểm NVL. Trong thực tế công tác kế toán hiện nay ở
nước ta, các doanh nghiệp thường áp dụng 1 trong 3 phương pháp hạch toán
chi tiết NVL là: Phương pháp thẻ song song; phương pháp đối chiếu luân
chuyển và phương pháp số dư.
Qua nghiên cứu thực tế, quá trình hạch toán chi tiết vật liệu ở kho và ở
phịng kế toán,Cơng ty CPMXK Hà Phong hạch toán chi tiết NVL theo
phương pháp thẻ song song. Theo phương pháp này:
 Ở kho: Hàng ngày khi nhận được các chứng từ nhập, xuất NVL, thủ
kho kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ, sau đó thực hiện các nghiệp vụ
nhập, xuất NVL,. Thủ kho mở thẻ kho, thẻ chi tiết cho từng loại vật tư để ghi
chép, phản ánh số hiện có và tình hình biến động của NVL, trên chứng từ
nhập xuất. Hàng ngày, thủ kho chuyển những chứng từ nhập xuất cho kế toán
NVL.
 Ở phòng kế toán: Kế toán mở sổ kế toán chi tiết cho từng danh điểm
NVL, tương ứng với thẻ kho mở ở kho. Sổ kế toán này tương tự thẻ kho, chỉ
khác là theo dõi về mặt giá trị. Hàng ngày hoặc định kỳ, khi nhận các chứng

SV: Nguyễn Thị Xuân

21



Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo thực tập chuyên ngành

từ nhập xuất do thủ kho gửi tới, kế toán NVL, kiểm tra, đối chiếu, ghi đơn giá
hạch toán, tính thành tiền, phân loại chứng từ, sau đó ghi vào sổ. Cuối tháng
tiến hành cộng sổ để đối chiếu với thẻ kho. Để thực hiện đối chiếu giữa kế
toán tổng hợp và kế toán chi tiết, kế toán phải căn cứ vào các thẻ kế toán chi
tiết để lập bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn kho về mặt giá trị của từng loại
NVL, Số liệu của bảng này được đối chiếu với số liệu của sổ cái phần kế toán
tổng hợp.
Ngoài ra để quản lý chặt chẽ thẻ kho, nhân viên kế toán vật liệu cịn mở
sở đăng ký thẻ kho và giao thẻ kho cho kế toán để ghi vào sổ.

SV: Nguyễn Thị Xuân

22


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo thực tập chuyên ngành

SƠ ĐỒ 2-1: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song.
Phiếu nhập kho

Thẻ kho

Thẻ hoặc sổ kế

toán chi tiết

Phiếu xuất kho

Bảng tổng hợp
nhập-xuất-tồn

Ghi hàng ngày
Ghi chú:

Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu

Số lượng NVL, CCDC trên sổ kế toán chi tiết và thẻ kho phải phù hợp
thì mới đảm bảo việc ghi chép chính xác và thống nhất. Cuối kỳ, lập báo cáo
Nhập - Xuất - Tồn.
2.1.1. Thủ tục nhập kho
Trong nghiệp vụ thu mua, nhập kho NVL thì doanh nghiệp phải có 2
loại chứng từ bắt buộc đó là “Hóa đơn” (Do người bán gửi cho doanh nghiệp)
và “Phiếu nhập kho” (Do cán bộ nghiệp vụ của doanh nghiệp lập), trường hợp
NVL là nông, lâm, thủy, hải sản mua trực tiếp của người sản xuất thì doanh
nghiệp lập “Bảng thu mua hàng hóa mua vào khơng có hóa đơn” thay cho hóa
đơn. Ngoài ra, trong các trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp còn phải lập một
số loại chứng từ khác như “Biên bản kiểm nghiệm vật tư”, “Biên bản xử lý
vật tư thiếu”…Việc ghi chép nghiệp vụ thu mua và nhập kho NVL của kế
toán phụ thuộc vào tình hình thu nhận các chứng từ trên.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, bộ phận kế hoạch xuất nhập khẩu lên kế

SV: Nguyễn Thị Xuân


23


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo thực tập chuyên ngành

hoạch nhập mua NVL,CCDC. Khi NVL,CCDC về tới công ty, căn cứ vào hoá
đơn bên bán gửi đến, kế toán NVL,CCDC kiểm tra, đối chiếu giữa hoá đơn và
nội dung kinh tế trong hợp đồng mua bán đã ký. Nếu phù hợp số lượng, chất
lượng, chủng loại thì đồng ý cho nhập, viết phiếu nhập. Phiếu nhập kho do
người phụ trách bên bán hàng ký rồi chuyển cho thủ kho.
 Tại kho: Căn cứ vào hoá đơn và phiếu nhập, thủ kho tiến hành kiểm
tra về số lượng, chất lượng và chủng loại. Sau đó, ghi số lượng thực tế nhập
vào phiếu nhập và cùng người giao hàng ký tên. Sau khi đầy đủ chữ ký của
các bên, thủ kho viết thẻ kho và giao cho phòng kế toán để làm căn cứ ghi sở.
 Tại phịng kế toán của xí nghiệp: Hàng ngày, kế toán phụ trách NVL,
tiến hành đối chiếu số liệu giữa thẻ kho của thủ kho và sở kho của kế toán để
đảm bảo tính chính xác.
Ví dụ 1: Ngày 01/03/2013 cơng ty mua DỰNG của công ty TNHH CÁT
SƠN
Khi nhận được chứng từ, kế toán căn cứ vào chứng từ có liên quan
(Hóa đơn GTGT) để lập phiếu nhập kho.

SV: Nguyễn Thị Xuân

24


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Báo cáo thực tập chuyên ngành

Mẫu biểu 2-1: Hoá đơn giá trị gia tăng.
CÔNG TY TNHH
HÓA ĐƠN
Mẫu số
CÁT SƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
01GTKT3/001
Liên 2: Giao khách hàng
Ký hiệu:HP/11P
Ngày 01 tháng 03 năm
2013
Số: 0077288
Đơn vị bán hàng: CÔNG TY TNHH CÁT SƠN
Mã số thuế:
Địa chỉ: 101-C11- Mai Động – Hoàng Mai – Hà Nội
Số tài khoản: 0100775000
Điện thoại: 04.213.1000
Họ tên người mua hàng:
Tên đơn vị: Công ty Cổ phần may xuất khẩu Hà Phong
Địa chỉ: Đoan Bái – Hiệp Hòa – Bắc Giang
Số tài khoản: ...................................................................................................
Hợp đồng số: 01
ngày 10/01/2013 Phụ lục số …...ngày
……………….
Hình thức thanh toán: TG/CK
Mã số thuế: 2400351817
STT

1

Tên hàng hoá, dịch vụ
2

1
2

Chỉ may 60/3
Dựng KCX-3

ĐVT Số lượng
3
4

Đơn giá Thành tiền
5
6=4*5
VNĐ/Yds
Cuộn
130
44.374
5.768.620
Yds 1522,000 6.665
10.144.130

Cộng tiền hàng
15.912.750
Thuế suất GTGT: 10% . Tiền thuế GTGT:
1.591.275

Tổng cộng tiền thanh toán
17.504.025
Số tiền viết bằng chữ: Mười bảy triệu trăm trăm linh tư nghìn không trăm
hai mươi lăm đồng.
Người mua hàng
(đã ký)

SV: Nguyễn Thị Xuân

Người bán hàng
(đã ký)

Thủ trưởng đơn vị
(đã ký, đóng dấu)

25


×