Tải bản đầy đủ (.docx) (191 trang)

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các trường đại học ngoài công lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 191 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CƠNG NGHỆ HÀ NỘI
----------------

HỒNG HẢI YẾN

ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ THƠNG TIN
TRONG QUẢN LÝ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGỒI CƠNG LẬP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI- 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CƠNG NGHỆ HÀ NỘI
----------------

HỒNG HẢI YẾN

ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ THƠNG TIN
TRONG QUẢN LÝ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGỒI CƠNG LẬP

Ngành : Quản trị Kinh doanh
Mã số : 9340101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


1. GS.TSKH. VŨ HUY TỪ
2. PGS.TS. NGUYỄN LONG GIANG

HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận án là đề tài nghiên cứu và do tác giả thực
hiện. Cơ sở dữ liệu tác giả thu thập và một số thông tin dữ liệu do tác giả tự
điều tra nghiên cứu. Đề tài của tác giả phân tích và tổng kết là trung thực.
Tác giả xin chịu trách nhiệm với nội dung của luận án.
Hà Nội, ngày….tháng….năm 2021
TÁC GIẢ


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này tác giả xin cảm ơn GS.TSKH. Vũ Huy Từ và
PGS.TS. Nguyễn Long Giang đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo.
Xin cám ơn các thầy cô Viện Sau đại học đã tạo mọi điều kiện cho tác
giả trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Trong thời gian nghiên cứu các thầy, cô, nhà khoa học đã giúp tác giả
tìm hiểu, cung cấp số liệu và hướng dẫn cơng việc để hiểu được tồn cảnh
cơng tác ứng dụng CNTT trong các trường Đại học ngoài cơng lập. Từ đó tác
giả cũng mạnh dạn đóng góp ý kiến của mình về giải pháp ứng dụng CNTT
trong các trường Đại học ngồi cơng lập.
Hà Nội, ngày….tháng….năm 2021
Tác giả luận án


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. Tiếng Việt
STT
CHỮ VIẾT TẮT
1
CNTT
2
CLĐT
3
ĐHNCL
4
TBDH
5
GV
6
NDĐT
7
QTĐT
8
PPĐT
9
CBQL
10
QLĐT

11
UDCNTT
12
PPDH
13
CBNV
14
CSVC
15
BGD&ĐT
2. Tiếng Anh
STT

CHỮ VIẾT TẮT

1

APEC

2

WTO

3

UNESCO

4

AEC


CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
Công nghệ thông tin
Chất lượng đào tạo
Đại học ngồi cơng lập
Thiết bị dạy học
Đội ngũ Giảng viên
Nội dung đào tạo
Quá trình đào tạo
Phương pháp đào tạo
Cán bộ quản lý
Quản lý đào tạo
Ứng dụng công nghệ thông tin
Phương pháp dạy học
Cán bộ nhân viên
Cơ sở vật chất
Bộ giáo dục và đào tạo
TỪ TIẾNG ANH
Asia-Pacific
Economic
Cooperation
World Trade
Organization
United Nations
Educational Scientific
and Cultural
Organization
ASEAN Economic
Community


NGHĨA TIẾNG
VIỆT
Diễn đàn hợp tác
Châu Á- Thái Bình
Dương
Tổ chức thương mại
thế giới
Liên hiệp quốc tế
Cộng đồng kinh tế
ASEAN


DANH MỤC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

1

Bảng 3.2: Số liệu thống kê sinh viên tại các trường ĐH trên
cả nước

77

2

Bảng 3.3: Tỉ trọng của khu vực tư trong GDĐH ở một số
nước


78

3

Bảng 3.4.:Bảng tổng hợp kết quả khảo sát sinh viên về điều
hành hoạt động học của sinh viên trên cơ sở ứng dụng CNTT

87

4

Bảng 3.5. Tổng hợp hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT ở các
trường đại học ngồi cơng lập

92

5

Bảng 3.6. Kết quả khảo sát CBQL, giảng viên về ứng dụng
CNTT để quản lý sinh viên

94

6

Bảng 3.7. Kết quả khảo sát CBQL, giảng viên và sinh viên
về cơ sở hạ tầng CNTT ở các trường

97


7

Bảng 3.8. Kết quả khảo sát sinh viên về ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý kết quả đào tạo

99

8

Bảng 3.9: Tổng hợp các nội dung cơng bố CLĐT từ Website
của các trường đại học ngồi cơng lập được khảo sát

101

9

Bảng 4.1. Cụ thể hóa các tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng sử
dụng CNTT ứng dụng trong thực hiện các nhiệm vụ cho đội
ngũ CBQL và giảng viên

122


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TT

Tên biểu đồ

Trang


1

Biểu đồ 3.1. Tổng hợp kết quả khảo sát CBQL, giảng viên về
thực trạng ứng dụng CNTT trong xây dựng kế hoạch đào tạo

82

2

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ kết quả khảo sát sinh ứng dụng CNTT
trong tổ chức, điều hành hoạt động học tập của sinh viên

87

3

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ biểu thị kết quả khảo sát CBQL, giảng
viên về ứng dụng CNTT đểquản lý sinh viên

93

4

Biểu đồ 3.4: Biều đồ biểu thị kết quả khảo sát sinh viên về
ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kết quả đào tạo

98

TT


Tên hình

Trang

1

Hình 3.1: Chương trình Quản lý Cán bộ, Nhân viên,
Cán bộ

80

2

Hình 3.2: Trang thơng tin điện tử của trường Đại học
ngồi cơng lập

81


9
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong giai đoạn hiện nay, cùng với xu thế phát triển của cuộc Cách
mạng cơng nghiệp lần thứ tư, thì việc ứng dụng CNTT rộng rãi trên tất cả các
lĩnh vực đã cho thấy vai trò to lớn và những tác dụng kỳ diệu của CNTT trong
các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý giáo dục và
đào tạo. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO
khẳng định, CNTT sẽ làm thay đổi nền giáo dục một cách cơ bản và tồn
diện, có hệ thống và mang tính hội nhập cao trong thế kỉ XXI.

Nhận thức được xu thế phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, trong đó có sự phát triển bùng nổ của CNTT, Việt Nam đã
sớm có chủ chương ứng dụng CNTT trong toàn ngành giáo dục và đào tạo,
như tăng cường ứng dụng cơng nghệ thơng tin nhằm đẩy mạnh triển khai
chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong hoạt động quản lý,
điều hành của đơn vị quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở trung ương
và các địa phương; đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra, đánh
giá và nghiên cứu khoa học và công tác quản lý tại các cơ sở giáo dục đào tạo
trong hệ thống giáo dục quốc dân góp phần hiện đại hóa và nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo...
Đối với các cơ sở giáo dục đại học, trong đó có các trường đại học
ngồi công lập Việt Nam, đến nay, nhiều trường đã triển khai phần mềm quản
lý trường học trực tuyến, triển khai các giải pháp về lớp học điện tử, lớp học
thông minh, xây dựng kho học liệu số, thư viện điện tử, sách giáo khoa điện
tử, kho bài giảng e-learning dùng chung… Bên cạnh đó, với chiến lược phát
triển lấy nguồn học làm trung tâm, hiện nay một số trường đại học đã xây
dựng chính sách đầu tư để phát triển các trung tâm thông tin tư liệu chuyên
nghiên cứu và phát triển chương trình ứng dụng cơng nghệ thơng tin hiện đại
vào công tác quản lý, đặc biệt là giảng dạy, thực hành cho sinh viên, đồng thời


10
thực hiện các hoạt động quản lý cán bộ giảng viên, quản lý tài chính, cơ sở
vật chất… có thể khẳng định, để đáp ứng được nhu cầu đổi mới và phát triển
giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng như hiện nay thì ứng dụng
CNTT là một xu thế tất yếu. Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý
điều hành tại các trường đại học ngồi cơng lập được xem như một phương
tiện hữu ích và hiệu quả, nhằm tăng cường nội lực, tính chủ động của các đơn
vị, góp phần hiện đại hóa giáo dục - đào tạo.
Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy, Bên cạnh những nỗ lực và thành quả

mà trường đã đạt được trong năm qua vẫn cịn nhiều khó khăn và thách thức
trong ứng dụng CNTT vào công tác quản lý các trng đại học ngồi cơng lập
hiện nay, như: một số trường chưa đánh giá đúng vai trò của CNTT trong
công tác quản lý, chưa đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong trường;
việc ứng dụng CNTT công tác quản lý đào tạo chưa được tiến hành một cách
đồng bộ, thường xuyên, kịp thời; Bên cạnh đó, cơ sở vật chất hạ tầng của các
đơn vị giáo dục đào tạo chưa được quan tâm phát triển song hành cùng chiến
lược phát triển nguồn nhân lực và sự hỗ trợ của cơ chế, chính sách cũng như
các quy định cho ứng dụng CNTT.... Những khó khăn, hạn chế trên đang đặt
ra nhiều thách thức đối với các trường đại học ngồi cơng lập trong tiếp tục
đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cơng tác đào tạo, góp phần hiện đại hóa và
nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, hỗ trợ cho công tác quản lý điều hành
trở nên toàn diện hơn, khoa học hơn, hiệu quả hơn trong bối cảnh cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Do vậy việc nghiên cứu xác định các giải
pháp nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tại các
trường đại học ngồi cơng lập của Việt Nam là cần thiết và phù hợp với chủ
trương và nhu cầu quản lý, đổi mới giáo dục đào tạo trong bối cảnh hiện nay.
Từ những phân tích trên đây, tác giả đã chọn đề tài “Ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý tại các trường đại học ngồi cơng lập” làm
luận án tiến sĩ, chuyên ngành Quản trị kinh doanh.


11
2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án hệ thống hóa, làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý tại các trường đại học, đề tài đánh giá
thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong cơng tác quản lý tại các trường
đại học ngồi cơng lập của Việt Nam những năm qua. Từ đó đề xuất một số

giải pháp và khuyến nghị nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý tại các trường đại học này trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu, hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về ứng dụng
CNTT trong quản lý tại các trường đại học ngồi cơng lập.
Đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý tại các trường đại
học ngồi cơng lập của Việt Nam, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế trong thời
gian qua.
Đề xuất phương hướng và các giải pháp cơ bản nhằm tăng cường ứng
dụng CNTT trong quản lý tại các trường đại học ngồi cơng lậpViệt Nam thời
gian tới.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tại các trường đại
học ngồi cơng lập ở Việt Nam.
3.2.Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn nghiên cứu công tác ứng dụng CNTT trong quản lý tại các
trường đại học ngồi cơng lập của Việt Nam, khơng nghiên cứu các trường đại
học ngồi cơng lập nước ngồi trên lãnh thổ Việt Nam từ năm 2010 đến nay. Các
lĩnh vực quản lý tại các trường đại học ngồi cơng lập được tập trung nghiên cứu
gồm: quản lý quá trình đào tạo; quản lý đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên;
quản lý cơ sở vật chất, trang bị và quản lý tài chính; quản lý kết quả đào tạo.


12
Các mục tiêu, giải pháp và kiến nghị tập trung chủ yếu cho giai đoạn 2020-2030,
tầm nhìn 2045.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp phân tích và tởng hợp tài liệu.
Việc sử dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu nhằm phục vụ chủ

yếu cho quá trình giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của luận án. Khi sử dụng
phương pháp này, qua nghiên cứu tổng hợp các nguồn tư liệu khác nhau, luận án
tiến hành tìm ra các luận cứ khoa học phù hợp với những yếu tố, điều kiện thực
tiễn trong công tác ứng dụng công nghệ thơng tin trong quản lý tại các trường
đại học ngồi cơng lập. Ngồi ra cũng thơng qua các nguồn tài liệu tham khảo,
luận án còn tiến hành xác định cơ sở khoa học trong việc đề xuất, lựa chọn các giải
pháp nhằm giải quyết các mục tiêu đã xác định, từ đó đạt được mục đích nghiên
cứu đã đề ra.
Khi sử dụng phương pháp nghiên cứu này, luận án tiến hành tham khảo nhiều
nguồn tư liệu khác nhau. Các tài liệu được sử dụng bao gồm các cơng trình nghiên
cứu của các tác giả trong nước, hoặc là cơng trình nghiên cứu của các tác giả nước
ngoài đã được dịch sang tiếng Việt, hoặc là các tạp chí chuyên ngành, các kỷ yếu
của các Hội thảo khoa học, các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các văn bản quy
phạm pháp luật của Nhà nước đối với lĩnh vực ứng dụng CNTT, công tác Giáo dục
đào tạo..., cũng như các tài liệu chun mơn mang tính lý luận phục vụ mục đích
nghiên cứu của luận án. Danh mục các tài liệu nêu trên được trình bày trong phần
“danh mục tài liệu tham khảo”.
4.2. Phương pháp chuyên gia.
Phương pháp nghiên cứu này được sử dụng trong quá trình tham khảo ý kiến
các chuyên gia bằng hình thức toạ đàm trực tiếp trong việc nghiên cứu các yếu tố,
điều kiện đảm bảo ứng dụng CNTT trong quản lý tại các trường đại học ngồi
cơng lập (bao gồm các chun gia về lĩnh vực CNTT, các nhà chuyên môn, các
nhà quản lý trong lĩnh vực ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý tại các trường
đại học). Đồng thời quá trình nghiên cứu cũng còn tiến hành tham khảo ý kiến các


13
nhà lãnh đạo, các chuyên gia phụ trách về CNTT tại các trường đại học ngồi
cơng lập.
4.3. Phương pháp điều tra xã hội học

Xây dựng bộ phiếu điều tra, khảo sát với 04 đối tượng là CBQL, nhân viên
(100 phiếu), GV (150 phiếu), sinh viên (1000 phiếu) ở 10 trường đại học ngồi
cơng: Trường ĐH Kinh doanh và Cơng nghệ Hà Nội; Trường Đại học Nguyễn
Trãi; Trường Đại học Đại Nam; Trường Đại học Công nghệ và quản lý Hữu
Nghị; Trường ĐH Nguyễn Tất Thành; Trường ĐH Duy Tân; Trường ĐH
Thăng Long; Trường Đại học Phương đông; Trường ĐH Lạc Hồng; Trường
Đại học Hịa Bình
4.4. Phương pháp quan sát khoa học
Quan sát, thu thập thông tin về ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý tại
một số trường đại học.
4.5. Phương pháp tọa đàm, trao đổi
Tổ chức tọa đàm, trao đổi ý kiến trực tiếp với cán bộ quản lý, giảng viên tại
các trường đại học ngồi cơng lập.
4.6. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Nghiên cứu, khái quát và phân tích các bản tổng kết kinh nghiệm ứng dụng
CNTT vào hoạt động quản lý tại một số trường đại học ngồi cơng lập.
5. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN ÁN
* Về khía cạnh lý thuyết, luận án xây dựng khung lý thuyết, phân tích và đánh
giá q trình ứng dụng CNTT ở các trường đại học ngồi cơng lập trong bối cảnh
CMCN 4.0 và hội nhập quốc tế của Việt Nam nhằm thúc đẩy hệ thống giáo dục
đại học phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững. Luận án đã làm rõ mục tiêu, nội
dung của ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý tại cơ sở giáo dục đại học
này, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào cơng tác quản lý ở trường đại
học ngồi cơng lập, đồng thời phân tích rõ những điều kiện cần thiết để triển khai
ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý trên các nội dung: quản lý quá trình
đào tạo; quản lý đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên; quản lý cơ sở vật chất,
trang bị và quản lý tài chính; quản lý kết quả đào tạo ...


14

* Về khía cạnh thực tiễn, luận án đã phát hiện thực trạng ứng dụng CNTT
trong quản lý tại các trường đại học ngồi cơng lập cịn nhiều hạn chế, bất cập bởi
lẽ các trường phải tự trang trải kinh phí cho bộ máy trường mà khơng có bất kì sự
hỗ trợ nào của Nhà nước, chỉ ra các tồn tại khó khăn trong q trình đổi mới quản
lý đại học liên quan đến các vấn đề quản lý nhân sự, cơ sở vật chất, quản lý tài
chính…từ đó đề xuất các giải pháp khả thi nhằm đẩy mạnh quá trình ứng dụng
CNTT trong cơng tác quản lý đại học ở các trường ngồi cơng lập tại Việt Nam.
* Đề tài góp phần hồn thiện những vấn đề lý luận cơ bản về ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý tại các trường Đại học ngồi cơng lập.
Luận án đã phân tích những kết quả đạt được và tồn tại trong quá trình ứng
dụng CNTT của các trường Đại học ngồi cơng lập tại Việt Nam. Từ đó đề
xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động ứng dụng CNTT trong khối
trường ngồi cơng lập trong thời đại 4.0.
6. KẾT CẤU LUẬN ÁN
Luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tồng quan tình hình nghiên cứu có liên quan tới đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
ở trường đại học ngồi cơng lập
Chương 3: Thực trạng ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lý ở
các trường đại học ngồi công lập Việt Nam
Chương 4: Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý ở trường đại học ngồi cơng lập Việt Nam


15
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI
1.1. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI
Ứng dụng CNTT trong quản lý đại học đã được các nước phát tiển trên
thế giới nghiên cứu từ những năm 90 của thế kỷ trước. Họ cho rằng CNTT

được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để giảng dạy cũng như quản lý trong
giáo dục. Vì vậy, CNTT được nghiên cứu và ứng dụng mạnh mẽ tại các nước
phát triển khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ và những nước thuộc châu Á như Hàn
Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Inđônêxia, Ấn Độ...
Trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển như Pháp, Mỹ, Anh,
Nhật Bản,…rất chú trọng về vấn đề ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực của
cuộc sống. Nó là một trong những động lực chính thúc đẩy sự phát triển của
kinh tế - xã hội. Và nhiều quốc gia đã xây dựng chiến lượng ứng dụng CNTT
trong quản lý giáo dục đại học.
Đối với các nước trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, việc ứng
dụng CNTT trong quản lý giáo dục và đào tạo được thực hiện chưa đồng bộ.
Các nước như Úc, Hàn Quốc và Singapore, Bộ Giáo dục của họ đã hình thành
một quốc gia CNTT trong chính sách giáo dục với sự đầu tư rất quy mơ về tài
chính. Với mục tiêu tích hợp CNTT vào q trình quản lý nhằm xây dựng
trường học thông minh. Đối với các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật
Bản, Malaysia, Philippines, Ấn Độ... chính sách phát triển CNTT trong giáo
dục được liên kết với chính sách và kế hoạch tổng thể về CNTT của quốc gia.
(1) Tại Singapore năm 1981, đã thông qua đạo luật về tin học hóa quốc
gia quy định ba nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ dạy tin học ở trường phổ
thông; ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; Quản lý ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
trường học.


16
(2) Năm 1989, tại Philippin chiến lược phát triển CNTT quốc gia đã
được ông bố. Bản chiến lược xác định: công nghệ thông tin phục vụ phát triển
kinh tế xã hội đất nước và học tin học, ứng dụng CNTT trong quản lý và
giảng dạy.
(3) Ở Đài Loan Kế hoạch 10 năm phát triển CNTT đã được công bố

năm 1980. Hay ở Australia, năm 2000 hội đồng Bộ trưởng đã ủng hộ hướng
đi được trình bày trong tài liệu “cơ cấu phát triển thúc đẩy ứng dụng CNTT,
quản lý ứng dụng CNTT”…
(4) Năm 2009, tại Hội nghị Á – Âu về học tập suốt đời tổ chức tại Nha
Trang, Việt Nam đã thống nhất phối hợp nghiên cứu về việc ứng dụng CNTT
trong quản lý giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học tập
suốt đời cho mọi người. Năm 2010 diễn đàn về học tập suốt đời tổ chức tại Hà
Nội, các đại biểu đến từ Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... cũng
đã có nhiều báo cáo ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục.
Ngày nay, vấn đề ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục và đào tạo đã
được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm. Tại hội nghị Bộ trưởng các
nước Châu Á- Thái Bình Dương (APEC) đã đề cập đến "Giáo dục khơng biên
giới" mà vai trị của CNTT là khâu then chốt. Ứng dụng CNTT trong quản lý
giáo dục sẽ hỗ trợ đắc lực cho những cán bộ quản lý.
(5) Năm 1991, VeronicaMc Givney và Frances Murray đã đề ra các
biện pháp tiến hành trong quá trình DH nhằm tích cực hóa hoạt động nhận
thức của HV lớn tuổi bao gồm: biên soạn và cấu trúc nội dung tài liệu học phù
hợp, cung cấp tài liệu tra cứu, tăng cường các TBDH hiện đại kết hợp với việc
thiết kế các TBDH đơn giản rẻ tiền ở địa phương, tăng cường tự học ở trên
lớp và ở nhà...
(6) Tác giả Victoria L.Tinnio năm 2003 đã viết cuốn sách “Công nghệ
thông tin và truyền thông trong giáo dục” [164]. Cuốn sách này được trình
bày trong dung lượng 49 trang và chia làm 5 phần khác nhau, trong đó:


17
Phần 1: Định nghĩa thuật ngữ
Phần 2: Triển vọng của ICT đối với giáo dục
Phần 3: Sử dụng ICT trong giáo dục
Phần 4: Những vấn đề về sử dụng ICT trong giáo dục

Phần 5: Những thách thức trong việc lồng ghép ICT vào giáo dục.
Với cách trình bày khoa học, lơ gic dựa trên 5 phần trên, cơng trình đã các
Khái quát rõ nét trên các khía cạnh: Thứ nhất, những ích lợi tiềm năng của việc
sử dụng CNTT và truyền thông trong giáo dục và các cách ứng dụng CNTT và
truyền thông khác nhau đã được sử dụng trong giáo dục từ trước đến nay. Thứ
hai, đặt ra bốn vấn đề cơ bản trong việc sử dụng CNTT và truyền thơng trong
giáo dục là tính hiệu quả, chi phí, sự hợp lý và tính ổn định. Thứ ba, những thách
thức quan trọng mà các nhà hoạch định chính sách ở các nước đang phát triển
cần lưu ý khi đưa ra các quyết định về việc ứng dụng CNTT và truyền thơng vào
giáo dục, đó là các vấn đề chính sách, quy hoạch giáo dục, cơ sở hạ tầng, quy mô
xây dựng, ngôn ngữ, nội dung, và vốn cấp [164].
(7) Jeannette Vos – Gorden Dryden (2004), trong cuốn Cách mạng học
tập những yếu tố và phương pháp để học tập tốt có nói đến vai trị mới của
những phương tiện liên lạc điện tử: “Chính sự kết hợp Internet, máy tính và
cách mạng trang Web, thế giới đang được định hình lại tồn bộ thế hệ, thậm
chí cịn mạnh mẽ hơn so với trước đây khi báo chí, in ấn, radio và TV đã tạo
ra”. Tác giả còn đề cập đến vai trị của máy vi tính đối với GV và NH: “Máy
vi tính với cơng nghệ tiên tiến cao có khả năng phục vụ những người thầy phụ
đạo và như những thư viện, cung cấp thông tin và ý kiến phản hồi nhanh
chóng cho từng người học”[163].
Có thể nói, cuốn sách Cách mạng học tập những yếu tố và phương pháp
để học tập tốt đã được hai tác giả nổi tiếng (Jeannette Vos và Gorden Dryden)


18
đưa ra thơng điệp: Chúng ta cần có một cuộc cách mạng về học tập để tương
xứng với cuộc cách mạng tri thức.
(8) Nghiên cứu việc ứng dụng CNTT đảm bảo phù hợp với chiến lược
phát triển giáo dục, cũng như đặc thù ở một quốc gia nhất định, nhóm 3 tác giả
Sharmela Devi, Mohammad Ziwaan, Shubash Chander trong bài viết

“Information and communication technology for quality education in India Công nghệ thông tin và truyền thông cho chất lượng giáo dục ở Ấn Độ” [159]
đã nhấn mạnh việc ứng dụng CNTT và truyền thông trực tiếp nâng cao chất
lượng giáo dục chính quy và khơng chính quy; trong phát triển nội dung giáo
dục, quản lý giáo dục. Các tác giả khẳng định: “CNTT và truyền thông là một
trong những thành phần không thể thiếu ở xã hội đương đại trong tất cả các cấp
học ở Ấn Độ. Tiếp cận CNTT và truyền thông trong giai đoạn đầu của nền giáo
dục sẽ giúp cho thế hệ trẻ đối diện với những gì ở phía trước” [159, tr.5].
Chỉ ra mối quan hệ giữa CNTT với giáo dục, tác giả Seyling Wen (có
cơng trình “Cơng nghệ thơng tin và nền giáo dục trong tương lai” [100].
Trong cơng trình này, tác giả đã khẳng định rằng nhận thức việc đổi mới giáo
dục khơng cịn là một khẩu hiệu, mà là những hành động cụ thể. Hiên nay cả
thể giới đã đi vào cuộc cải cách giáo dục với mục tiêu là giáo dục trở thành
nền tảng căn bản nhất trong thế kỷ 21. Đặc biệt, trong thế kỷ này, CNTT và
truyền thông đã tạo ra sự biến đổi xã hội một cách sâu sắc, tồn diện thì giáo
dục khơng thể nằm ngồi sử tác động của nó. CNTT và truyền thơng đã làm
thay đổi mạnh mẽ cách thức dạy, học và quản lý. Vì vậy, mọi tổ chức cá nhân
giáo dục có thể chọn cách thức hiệu quả nhất đối với công việc cụ thể [100].
Đề cập trực tiếp đến vai trò của CNTT và truyền thông đối với giáo
dục hiện nay, tác giả Sukanta Sarkar thuộc Khoa quản lý Trường Đại học
ICFAL của Ấn Độ trong bài viết “The Role of Information and
Communication Technology (ICT) in Higher Education for the 21 st- Vai trị
của cơng nghệ thơng tin và truyền thơng trong giáo dục đại học của thế kỷ


19
21” [161] cho rằng CNTT và truyền thông đã tác động vào thực tiễn giáo
dục, góp phần tăng trưởng đáng kể cho các hoạt động giáo dục đại học…Và
vấn đề dạy học trực tuyến đã phát triển phổ biến và được thực hiện mạnh mẽ
thông qua hệ thống CNTT. Công cụ này đã giúp cho sinh viên gặp bớt được
nhiều khó khăn để đến trường do: Việc làm, trách nhiệm gia đình, vấn đề sức

khỏe, về thời gian, thì giáo dục trực tuyến là lựa chọn duy nhất cho họ. Hệ
thống đào tạo trực tuyến này đã thành công trong một số trường ở Ẩn Độ và
các trường đại học ở các nước khác như: Đại học Phoenix, Đại học
Athabasca (Canada), Đại học Harvard và Đại học Toronto. Tác giả Sukanta
Sarkar nhận thấy, trong những vấn đề phát triển tiềm năng giáo dục,
UNESCO đã đóng một vai trị quan trọng, tiên phong đưa ra sáng kiến để
triển khai, tận dụng tiềm năng của CNTT. Tại hội nghị Dakar về chương
trình Giáo dục cho tất cả mọi người do UNESCO tổ chức; Sukanta Sarkar
(2007) đã phát biểu xem việc tích hợp CNTT trong giảng dạy và học tập là
vấn đề quan trọng trong đổi mới giáo dục đại học, đồng thời xem CNTT như
là công cụ không thể thiếu trong xã hội tri thức; và nó phải được xem như là
"Một khía cạnh thiết yếu của bộ cơng cụ văn hóa giảng dạy trong thế kỷ
XXI”. Đồng thời, tác giả lưu ý về bốn vấn đề khi đưa CNTT vào hoạt động
giảng dạy: Một là, sử dụng công nghệ cần phải xem xét nhu cầu của người
học và vấn đề nội dung; Hai là, không áp đặt hệ thống công nghệ từ trên
xuống dưới mà phải thông qua người dạy và người học; Ba là, áp dụng nội
dung từ các khu vực, quốc gia khác phải tùy cơ ứng biến cho phù hợp với
thực trạng; Bốn là, xây dựng nội dung, thiết kế bài giảng phải phù hợp với
công nghệ sử dụng. Từ các vấn đề trên cho thấy, trong thực tiễn giáo dục,
CNTT đã thể hiện vai trò mạnh mẽ trong mở rộng hoạt động đào tạo ở các
nước trên thế giới; và nhờ ứng dụng mạnh mẽ ICT đã làm tăng trưởng hệ
thống giáo dục đại học ở Ấn Độ[161].
(9) Trong cơng trình nghiên cứu: “ICT in Education Practice - Các mơ
hình ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong giáo dục hiện đại” năm 2010, các tác giả


20
Lim, CP, C.S. Chai and D. Churchill, Leading đã đưa ra bộ công cụ nâng cao năng
lực cho các trường đào tạo giáo viên ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Luận
giải tính cấp thiết phải ứng dụng CNTT vào trường sư phạm, các tác giả cho rằng:

“Mặc dù đã có nhiều bằng chứng cho thấy CNTT có tiềm năng lớn trong việc cải
thiện chất lượng dạy và học cũng như việc tiếp cận CNTT ngày càng dễ dàng hơn,
đa số giáo viên trên thế giới ngày nay vẫn chưa sử dụng công nghệ thành thạo hay
thường xuyên để có thể khai thác tiềm năng của nó” [158, tr.13]. Từ đó, các tác
giả đưa ra những phương tiện đánh giá từ các bài kiểm tra trình độ được chuẩn
hóa đến hồ sơ bài dạy điện tử đã được sử dụng để đánh giá trình độ tích hợp
CNTT phục vụ cho giảng dạy của các giáo viên. Việc đánh giá dựa trên bốn
phương diện, đó là: khả năng sử dụng CNTT, thái độ và niềm tin đối với việc sử
dụng CNTT, lý luận sư phạm và việc sử dụng CNTT trong thực tế [158].
(10) Tác giả K.B. Everard Geofrey Morris Ian Wilson trong bài “Quản lý sự
thay đổi” đã viết “Bước đột phá chính trong việc nâng cao năng lực của các nhà
QL để QL sự thay đổi bắt nguồn từ các lý thuyết và cách tiếp cận của khoa học
hành vi được gọi là “phát triển tổ chức”, viết tắt “OD – Organization
Development” [130,tr.286]. Một trong những yêu cầu mới, đó là CBQL và GV
phải biết ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động QL và dạy học. Trong dạy học,
GV sẽ là người hướng dẫn, định hướng, tổ chức việc thu thập và xử lý thông tin
của HS. Do đó, ngồi trình độ chun mơn, kỹ năng sư phạm, GV cịn phải có kiến
thức và kỹ năng về CNTT để sử dụng trong quá trình dạy học góp phần nâng cao
chất lượng dạy học. Trong QL, người CBQL phải có kiến thức và kỹ năng về
CNTT để ứng dụng trong việc thực hiện các nhiệm vụ QL, giúp quá trình QL đạt
được mục tiêu đã đặt ra.
1.2. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Tồn cầu hóa những năm 1990 đã làm xuất hiện khuynh hướng xã hội
quan trọng, đó là sự chuyển trạng thái từ xã hội cơng nghiệp sang xã hội kiến
thức và trong đó thơng tin giữ vai trò trọng yếu. Sự phát triển và ứng dụng
CNTT ngày nay báo trước một thời kỳ mới với những thay đổi xã hội lớn lao.


21
CNTT như một công nghệ chung xâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế xã hội.

Công nghệ thông tin xuất hiện ở Việt Nam từ khá sớm, có thể nói là nó xuất
hiện gần như cùng lúc với sự xuất hiện của CNTT trên thế giới. Là một ngành
tổng thể bao gồm nhiều nhánh nhỏ như mạng lưới bưu chính viễn thơng,
truyền thơng đa phương tiện, internet..., chúng ta có thể khẳng định rằng ở
Việt Nam đã xây dựng được một cơ cấu hạ tầng có đồng bộ, đầy đủ trong hệ
thống ngành công nghệ thông tin.
Từ năm 2004 đến năm 2007 chương trình dạy cho giảng viên ở các
trường phổ thông của Intel tại Việt Nam đã hỗ trợ cho chúng ta rất hiệu quả
trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Góp phần vào cơng cuộc đổi mới
phương pháp dạy học, giảng viên ở các trường phổ thông đã biết cập nhật, tổ
chức dạy học bằng các phương tiện dạy học mới, phù hợp với xu thế phát
triển giáo dục của các nước trong khu vực. Tuy nhiên, để hồn thiện được
q trình này, thì u cầu lớn nhất đặt ra cho giảng viên đó là phải có trình
độ tin học cơ bản và phải biết ứng dụng, tích hợp vào các khâu của q trình
dạy học.
(1) Năm 2017, ngành GD&ĐT đã tích cực triển khai và đạt nhiều thành
tích nổi bật về ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lý giáo dục, dạy và
học. Điển hình như sự kiện: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng
cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy-học, nghiên
cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn
2016-2020, định hướng đến năm 2025” (kèm theo QĐ số 117/QĐ-TTg ngày
25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ). Tại đây, luận án đề cập đến việc tăng
cường ứng dụng CNTT, đẩy mạnh triển khai chính phủ điện tử, cung cấp dịch
vụ công trực tuyến trong hoạt động quản lý, điều hành của đơn vị quản lý nhà
nước về GD&ĐT; đổi mới nội dung, phương pháp dạy – học, kiểm tra, đánh
giá và nghiên cứu khoa học và công tác quản lý tại các cơ sở GD&ĐT trong
hệ thống giáo dục quốc dân góp phần hiện đại hóa và nâng cao chất lượng
GD&ĐT.



22
Sự kiện: “Ban hành mơ hình ứng dụng CNTT trong trường phổ thơng
và thúc đẩy xây dựng kiến trúc Chính phủ điện tử ngành GD&ĐT”. Đây là
lần đầu tiên Bộ GD&ĐT ban hành mơ hình ứng dụng CNTT trong trường phổ
thông nhằm giúp các trường xác định được mục tiêu, nội dung ứng dụng
CNTT trong các hoạt động giáo dục một cách phù hợp với điều kiện thực tế,
mang lại hiệu quả đầu tư và ứng dụng CNTT một cách thiết thực trong trường
học; giúp các đơn vị quản lý giáo dục trong việc hoạch định chính sách, kế
hoạch phát triển và đánh giá công tác ứng dụng CNTT trong trường phổ thông
khoa học và thực tế.
Tiếp đến là sự kiện: “Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý điều
hành của đơn vị Bộ GD&ĐT”. Trong năm 2017, Bộ GD&ĐT đã triển khai
thành công hệ thống phần mềm quản lý hành chính điện tử (e-Office) với 7
quy trình nghiệp vụ, giúp công tác giao việc, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo
Bộ và các đơn vị thuộc Bộ trở nên minh bạch, hiệu quả. Hàng tháng, có gần
9.000 lượt văn bản điện tử được gửi – nhận thông qua hệ thống; qui trình
quản lý và đặt phịng họp, xe ơ tô công vụ đều được thực hiện trên
mạng...Hiện nay, hệ thống e-Office của Bộ đã kết nối, liên thông văn bản điện
tử qua trục liên thơng Chính phủ theo u cầu của Văn phịng Chính phủ. Kể
từ ngày 01/01/2018, 63 Sở GD&ĐT cũng đã chính thức sử dụng hệ thống eOffice của Bộ để trao đổi văn bản điện tử với Bộ.
Cùng với việc xây dựng kiến trúc Chính phủ điện tử nhằm xác định các
thành phần, hệ thống CNTT cần xây dựng và lộ trình, trách nhiệm tổ chức
thực hiện, từ đó tăng cường khả năng kết nối liên thơng, tích hợp, chia sẻ, sử
dụng lại thơng tin và cơ sở hạ tầng thông tin, Bộ GD&ĐT đã tổ chức thành
cơng Hội thảo về triển khai chính phủ điện tử ngành GD&ĐT.
Đây là đề án khung giúp định hướng tổ chức, triển khai ứng dụng
CNTT của ngành một cách có hiệu quả và đồng bộ, xuyên suốt từ trung ương
tới địa phương.



23
Đến nay đã có 52 tỉnh,thành phố ban hành Đề án hoặc Kế hoạch thực
hiện Quyết định của Thủ tướng, làm cơ sở để các địa phương triển khai có
hiệu quả công tác ứng dụng CNTT trong quản lý GD&ĐT.
Dự án CNTT trong giáo dục và quản lý trường – ICTEM được triển
khai thực hiện ở các trường phổ thông tại Viêt Nam, bước đầu đã mang lại
những thành công nhất định. Thông qua dự án này, đã nâng cao nhận thức cho
đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên ở các trường phổ thơng về lợi ích mà
CNTT mang lại trong quản lý và dạy học. Nếu ứng dụng CNTT hiệu quả sẽ
giúp chúng ta cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời, đáp ứng mọi
yêu cầu trong việc điều hành và ra quyết định của người quản lý.
Với dự án SREM, hỗ trợ đổi mới công tác quản lý cho hiệu trưởng ở
các trường phổ thơng cũng nhấn mạnh đến vai trị của CNTT trong việc xây
dựng hệ thống thông tin quản lý. Mục tiêu của dự án này có nội dung ứng
dụng CNTT nhằm nâng cao năng lực quản lý cho hiệu trưởng ở các trường
THPT.
Gần đây các hội nghị, hội thảo hay trong các đề tài khoa học nghiên
cứu về CNTT đã đề cập đến vấn đề ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục
và khả năng áp dụng vào môi trường GD&ĐT ở Việt Nam. Phần lớn những
cuộc hội nghị, hội thảo đều tập trung bàn về vai trò của CNTT đối với giáo
dục và các giải pháp nhằm ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục vào đổi
mới phương pháp dạy học.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong công tác
quản lý, điều hành các hoạt động GD&ĐT; đồng thời nhằm cung cấp những
luận cứ, luận chứng khoa học trong ứng dụng CNTT, năm 2010, Trường Đại
học Vinh đã tổ chức Hội thảo khoa học “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong
quản lý trường”. Những bài viết trong hội thảo liên quan đến quản lý ứng
dụng CNTT trong GD&ĐT đã được NXB Đại học Vinh xuất bản trong cuốn
kỷ yếu “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý trường” [133]. Theo đó,



24
những bài viết trong cuốn kỷ yếu chủ yếu tập trung vào việc đặt vấn đề, nêu
bài toán làm thế nào để nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào các
lĩnh vực hoạt động cụ thể của đơn vị. Bên cạnh đó, các giải pháp quản lý, bài
học kinh nghiệm trong việc triển khai các ứng dụng CNTT trong trường đại
học cũng được giới thiệu qua các bài viết trong cuốn kỷ yếu này.
(2) Nguyễn Quang Tuấn trong nghiên cứu về “Ứng dụng cơng nghệ
thơng tin góp phần đổi mới quản lý giáo dục đại học” [137], tác giả coi trọng
và nhấn mạnh việc tăng cường, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức CNTT cho cán
bộ, giảng viên; xác định đây là một nội dung quan trọng trong quản lý ứng
dụng CNTT trong quản lý ở các cơ sở giáo dục đại học. Theo đó, tác giả đề
xuất: “Đưa công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức CNTT cho cán bộ, công
chức vào nhiệm vụ và kế hoạch hàng năm của các đơn vị. Bố trí đủ cán bộ
chuyên trách về công nghệ thông tin và tạo điều kiện cho họ được nâng cao
trình độ quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ của
Trung tâm Công nghệ phần mềm và Trung tâm Đào tạo và Ứng dụng công
nghệ thông tin, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học có đủ năng lực tổ chức và điều
hành hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của các đơn vị và Trường. Đa
dạng hoá các loại hình đào tạo, liên kết đào tạo nhân lực cơng nghệ thơng tin
với các trường, trung tâm trong và ngồi nước. Xây dựng và phát triển Trung
tâm Đào tạo và Ứng dụng công nghệ thông tin của Trường với các chương
trình đào tạo tiên tiến và cơ sở vật chất hiện đại” [137, tr.25].
(3) Ngô Quang Sơn đi sâu vào nghiên cứu ứng dụng CNTT trong quản
lý sinh viên, sinh viên, tác giả có cơng trình nghiên cứu về “Ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thông đổi mới công tác quản lý học viên hệ đào tạo
từ xa ở các trường đại học, viện và học viện” [104]. Trong nghiên cứu này, tác
giả đã đi vào phân tích thực trạng việc quản lý học viên hệ đào tạo từ xa ở các
trường đại học, viện, học viện theo phương pháp quản lý truyền thống trên các
vấn đề như: Quản lý về thơng tin học viên, quản lý q trình học tập của học

viên, quản lý q trình tích lũy các học phần của học viên… Phân tích thực trạng


25
trên, tác giả đã đề xuất mơ hình hệ thơng quản lý học viên hệ đào tạo từ xa nhằm
mục đích đổi mới cơng tác quản lý học viên. Mơ hình này được tác giả xây dựng
trên 3 phương diện chính, đó là thơng tin đầu vào, xử lý và thơng tin đầu ra. Tác
giả cũng chỉ rõ quy trình và cách thức xây dựng mơ hình đó. Tác giả đã nhận
định: “Mơ hình này đã đưa ra được cách lưu trữ, xử lý dữ liệu về học viên hệ từ
xa gồm các thơng tin cá nhân, điểm, q trình đã học… nhanh và chính xác. Các
quy trình mềm dẻo rất thuận lợi cho phép người quản lý thực hiện các tác nghiệp
đến từng học viên…” [104, tr.8].
(4) Lưu Lâm có cơng trình luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục nghiên cứu
về “Cơ sở lý luận và thực tiễn ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông
trong quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của Ngành Giáo dục Việt
Nam” [71]. Trong nghiên cứu này, bên cạnh việc xây dựng hệ thống cơ sở lý
luận, đưa ra một số kinh nghiệm quốc tế và đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT
trong quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của Ngành Giáo dục Việt Nam,
tác giả đã đề xuất 5 nhóm giải pháp quản lý hoạt động khoa học và công nghệ
của Ngành Giáo dục Việt Nam hiện nay, cụ thể: 1) Nâng cao nhận thức của
CBQL khoa học cơng nghệ các cấp. 2) Hồn thiện các văn bản pháp quy về ứng
dụng CNTT trong quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của Ngành Giáo
dục. 3) Xây dựng hệ thống quản lý thông qua mối quan hệ điện tử giữa tổ chức
và cá nhân. 4) Tăng cường năng lực cơ sở hạ tầng CNTT - truyền thông. 5) Xây
dựng mới phần mềm hỗ trợ quản lý khoa học công nghệ ngành giáo dục [71].
(5) Năm 2013, trong nghiên cứu về “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong giáo dục - đào tạo tại Học viện Cảnh sát nhân dân” [94], tác
giả Trần Hồng Quang đã đề cập đến những quan điểm của Đảng, Nhà nước ta
xung quanh việc ứng dụng CNTT trong GD&ĐT. Đồng thời, tác giả đã đưa ra
4 yêu cầu cơ bản nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong GD&ĐT ở Học viện

Cảnh sát nhân dân hiện nay, cụ thể: 1) Nâng cao nhận thức về việc ứng dụng
công nghệ thông tin đối với công tác quản lý giáo dục - đào tạo tại Học viện
Cảnh sát nhân dân. 2) Học viện cần tập trung xây dựng kế hoạch tổng thể xây


×