Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bài điều kiện nhân học văn hóa: Anh(chị) hãy cho biết tại sao phải nghiên cứu lễ hội? và Trình bày đề cương khảo sát 1 lễ hội làng hoặc 1 lễ hội chùa?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.92 KB, 10 trang )

Trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội
Mơn: Nhân học văn hóa

BÀI ĐIỀU KIỆN

Câu 1: Anh(chị) hãy cho biết tại sao phải nghiên cứu lễ hội?
Trả lời:
Lễ hội Việt Nam là sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng.
"Lễ" là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tơn kính của con
người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước
cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. "Hội" là sinh hoạt văn
hóa, tơn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống.
Trên thế giới, mỗi một quốc gia lại có một loại hình sinh hoạt văn hóa
riêng, mang đậm bản sắc văn hóa của quốc gia mình, và có lẽ “ lễ hội” là loại
hình tiêu biểu nhất. Đây là một loại hình sinh hoạt văn hóa đặc biệt có tính tập
thể, phản ánh tín ngưỡng và sinh hoạt của người dân trong lao động sản xuất,
hay trong việc hình dung lại các sự kiện lịch sử. Lễ hội nước nào cũng có những
hình thức rước xách, diễu hành, vui chơi, nhưng ở mỗi quốc gia thì lễ hội lại có
những nét độc đáo riêng, mang đậm dấu ấn riêng của quốc gia đó. Vì thế lễ hội
giữ một vai trị quan trọng trong đời sống tinh thần và đời sống xã hội, nó chứa
đựng và phản ánh nhiều mặt của đời sống như: kinh tế- xã hội,văn hóa, tâm lý
và tơn giáo tín ngưỡng tộc người.
Ở mỗi nơi trên thế giới người ta lại có cách định nghĩa về lễ hội khác nhau
và dựa vào các góc độ khác nhau cũng có những định nghĩa khác nhau về lễ hội.
Việc nghiên cứu các định nghĩa về lễ hội cho chúng ta các nhìn riêng về văn hóa
ở mỗi nơi. Việc các nhà văn hóa nghiên cứu về các lễ hội chính là để tìm ra
những nét độc đáo của từng lễ hội, văn hóa lễ hội của từng địa phương; để hiểu
1


được nguồn gốc ra đời của từng lễ hội, lịch sử ra đời và phát triển của từng lễ


hội và diễn biến cũng phần lễ cũng như diễn biến của phần hội; tục hèm của lễ
hội, những điều phải tuân thủ và phải kiêng kỵ trong lễ hội. Nghiên cứu lễ hội
cùng giúp phân loại được các loại hình lễ hội, giúp chỉ ra những đặc trưng của lễ
hội. Và việc nghiên cứu lễ hội giúp phát hiện ra những tiêu cực để khắc phục và
đưa ra phương hướng phát triển; giúp đáp ứng nhu cầu tâm linh, nhu cầu tâm lý
tình cảm và giải trí của cộng đồng đồng thời nghiên cứu lễ hội cịn là cơng cụ
hữu hiệu, kết quả nghiên cứu làm nển tảng cho sự phát triển tiềm năng du lịch lễ
hội, thu hút khách du lịch trong và ngồi nước, quản bá văn hóa vùng miền, dân
tộc.
Lễ hội có nhiều ý nghĩa to lớn, lễ hội thể hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ
của người dân đối với thế giới đã khuất. Thông qua lễ hội con người tưởng nhớ
tới công đức, ông bà tổ tiên thông qua việc thờ cúng. Lễ hội cũng là địa điểm để
mọi người thi thố tài năng, nơi đó có nhiều trị chơi dân gian như:Đua thuyền,
đánh đu, ném còn, hát giao duyên, hát đối đáp, hát bài chòi, đánh cờ người,…
chính những trị chơi dân gian này tạo điều kiện để người dân gần gũi nhau hơn,
hiểu nhau và cùng nhau tham gia tích cực để dành chiến thắng trong các trị
chơi.
Lễ hội chính là một bảo tàng sống của người Việt từ cổ đại đến nay, có tác
dụng bảo lưu phát triển bản sắc văn hoá. Đối với mỗi người, lễ hội trở nên thân
thiết, là nỗi nhớ thiêng liêng, mãnh liệt, là nơi con người kì thác mọi niềm vui,
nỗi buồn. Đây còn là biểu hiện giá trị của một cộng đồng: Thông qua vui chơi,
con người lấy lại thăng bằng sau những khó khăn lo toan của cuộc sống thường
nhật; sức cố kết của lễ hội đã làm xoa dịu những đố kị, có khi cả những hận thù
diễn ra trong những quan hệ hàng ngày; lễ hội là dịp để hoàn thiện các chủng
loại văn hoá; là dịp để con người vươn lên đời sống văn hoá cao hơn và bộc lộ
hết tinh hoa của mình.Lễ hội cịn là nơi nhắc nhở người ta sống trật tự, mực
thước góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Là nơi thể hiện năng khiếu thẩm
mĩ của cộng đồng, tất cả phải được chuẩn bị hết sứcchuđáo. Đồng thời cũng
2



khuyến khích tài năng laođộng và vui chơi, đề cao cái cao cả, cái bi, cái hài của
cuộc sống.
Như vậy, chúng ta thấy rằng vai trò của lễ hội rất quan trọng, không chỉ
trong đời sống hàng ngày, thể hiện ý nghĩa văn hố mà nó cịn là một trong
những khuôn mẫu chuẩn mực để con người noi theo. Muốn cho lễ hội nước ta
mãi giữ được bản sắc chúng ta cần khắc phục một số mặt tiêu cực như thương
mại hố các hoạt động mê tín dị đoan, tệ nạn đánh bạc tập quán lạc hậu,…
Từ bao đời nay, lễ hội ln giữ vai trị như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo
dựng khơng gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng, vừa tưng bừng, náo nức.
Lễ hội trở thành nơi công chúng đến với lịch sử cha ông, trở về với cội nguồn
dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành. Ðồng
thời là nơi người dân được vui chơi, giải tỏa, bù đắp về tinh thần. Tuy nhiên thời
gian qua, từ thực trạng của hoạt động lễ hội, dường như ý nghĩa thiêng liêng đó
đã ít nhiều suy giảm trước sự xâm lấn của yếu tố xã hội hóa, thương mại hóa và
các hiện tượng tiêu cực khác. Việc tổ chức, quản lý lễ hội hiện đang đứng trước
mâu thuẫn: người được đào tạo về chun mơn tổ chức thì thiếu hiểu biết kỹ
lưỡng về lễ hội, người am hiểu văn hóa lễ hội thì lại ít tham gia vào khâu phục
dựng và tổ chức, dẫn đến lễ hội vẫn diễn ra nhưng càng lúc càng xa rời ý nghĩa
và giá trị lịch sử. Và bản thân những người tham gia lễ hội cũng có những hành
động tiêu cực như hiện tượng "bn thần bán thánh", mê tín dị đoan; ý thức kém
khi tham gia lễ hội làm ảnh hưởng tiêu cực đến lễ hội, ô nhiễm môi trường...
Đứng trước thực trạng tiêu cực trên việc các nhà văn hóa phải nghiên cứu
lễ hội là rất hợp lý nhằm tìm ra nguyên nhân, cách khắc phục thực trạng đồng
thời có những định hướng đúng đắn để phát triển lễ hội sao cho mới mẻ sáng tạo
mà không bị mất đi nét văn hóa đặc sắc của địa phương, của dân tộc.

Câu 2: Trình bày đề cương khảo sát 1 lễ hội làng hoặc 1 lễ hội chùa?
Trả lời:
Đề cương khảo sát lễ hội đình làng Yên Phụ, Quận Tây Hồ, Hà Nội

3


Chương I. Làng n Phụ và Di tích đình làng Yên Phụ.
I. Làng Yên Phụ
1. Sơ lược về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của làng Yên Phụ?
2. Làng n Phụ có những điều kiện gì để phát triển kinh tế xã hội? Khái
quát về quá trình phát triển kinh tế của làng Yên Phụ?
3. Kể tên một số di tích lịch sử văn hóa nổi bật của làng Yên Phụ?
4. Các lễ hội hàng năm được tổ chức gắn với di tích lịch sử văn hóa của
ngơi làng?
5. Làng n Phụ có nét văn hóa nổi bật gì?
II. Đình làng n Phụ
1. Vị trí địa lý của đình làng n Phụ so với ngơi làng?
2. Mơ tả nét đặc sắc về kiến trúc và quy mô của đình làng Yên Phụ?
3. Đình làng Yên Phụ đã được tu sửa lần nào chưa? tu sửa vào năm bao
nhiêu?
4. Đình làng n Phụ có mở cửa thường xun khơng?
5. Đình làng n Phụ thờ ai( nhân vật được thờ tự)? Kể về câu chuyện
lịch sử liên quan đến nhân vật được thờ tự( nếu có)?
6. Nêu và kể tên một số di vật và cổ vật quý của đình làng Yên Phụ?
Chương II. Lễ hội đình làng Yên Phụ
I. Chuẩn bị lễ hội
1. Lễ hội đình làng Yên Phụ được tổ chức vào ngày nào trong năm?
2. Không gian tổ chức lễ hội?
3. Trước ngày tổ chức lễ hội cần chuẩn bị những gì? chuẩn bị những khâu
nào?
4. Thành phần tham gia chuẩn bị lễ hội gần những ai?
5. Thời gian chuẩn bị cho lễ hội thường kéo dài bao lâu?
II. Diễn biến lễ hội đình làng Yên Phụ

1. Phần lễ và phần hội của lễ hội diễn ra khi nào trong những ngày hội?
không gian riêng để tổ chức từng phần lễ và hội?
4


2. Phần lễ diễn ra như thế nào? trong phần lễ bao gồm những nghi thức
nghi lễ nào?
3. Thành phần chủ yếu tham gia vào phần lễ là ai? thành phần chủ yếu
tham gia phần hội là ai?
4. Phần hội diễn ra như thế nào? trong phần hội có những trò chơi dân
gian nào đặc sắc?
5. Nghi lễ nào là quan trọng nhất trong phần lễ?
6. Lễ hội đình làng n Phụ xưa và nay có gì khác nhau?
7. Tục hèm của lễ hội là gì?
8. Những điều gì cần tránh khi tham gia lễ hội đình làng Yên Phụ?
9. Nêu nét đặc sắc nhất trong lễ hội đình làng Yên Phụ?
Chương III. Ý nghĩa của lễ hội đình làng Yên Phụ đối với đời sống cộng
đồng dân cư.
1. Nêu tư tưởng chủ đạo của lễ hội đình làng Yên Phụ?
2. Lễ hội đình làng Yên Phụ đã đáp ứng được những nhu cầu nào của
cộng đồng cư dân?
3. Lễ hội đình làng n Phụ có ý nghĩa gì đối với đời sống văn hóa, kinh
tế, xã hội của cộng đồng?
4. Nêu những biểu hiện tích cực của lễ hội đình làng Yên Phụ?
5. Qua lễ hội để lại bài học gì?
6. Thơng qua lễ hội con người được có cơ hội gì?
7. Nêu biểu hiện của lễ hội đối với văn hóa truyền thống làng Yên Phụ?

5



6


7


8


9


10



×