Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Văn hóa vùng Nam Bộ, Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.26 KB, 10 trang )

Văn hóa Nam Bộ
II. Văn hóa vật chất
Ở ĐBSCL, người Hoa phần lớn sinh sống tại thị xã, thị
trấn với nghề buôn bán hoặc sản xuất tiểu thủ công
nghiệp, chỉ có một bộ phận nhóm người người Hoa
Triều Châu sống ở vùng nông thôn hoặc ngoại ô thị trấn
chuyên canh các rẫy rau, củ, trái cây .....
A.Kiến trúc dân gian

1. Nhà ở
Nhà ở cổ truyền của người Hoa ở Nam Bộ là nhà xây, lợp
ngói âm dương và thường có cổng cài then ngang. Những
nhà khá giả thường có “trán tường” chạm hoa lá. Nhà của
người dân lao động vốn chật hẹp, thiếu tiện nghi, lại có
nhiều chức năng sử dụng. Ngồi để ở nhà cịn là nơi sản
xuất, giao dịch, để nguyên liệu, thành phẩm..
Điều kiện kinh tế, hoàn cảnh xã hội, mơi trường địa lí...
Phần nào thể hiện trong nhà của người Hoa. Có thể phân
biệt nhà của người Hoa theo hai loại hình: Nhà đất ( gồm
nhà triệt, nhà có gác, có lầu) và nhà sàn ( ở vùng ngập
nước).
a.Nhà đất
Nhìn chung, nhà của người Hoa thường là loại nhà ba gian
hoặc ba gian hai chái; mặt bằng sinh hoạt theo dạng nhà
chữ nhị (tức nhà xếp đọi), rất ít hoặc thậm chí khơng có nhà
dạng chữ đinh, chữ công...
Bộ phận cư dân Hoa làm rẫy ở nông thôn chủ yếu sinh
sống trong những căn nhà triệt ba gian được xây cất phần
lớn bởi vật liệu bán kiên cố, thoạt nhìn khơng gì khác nhà
người Việt hay người Khơme cứ trú cùng địa bàn.Cách
1




phân biệt những căn nhà này nhờ những tờ giấy màu đỏ
viết chữ Hán dán nơi cột và phần cách trước của nhà, chi
tiết mà nhà người Việt và Khơme khơng có.
Ở những vùng thị xã, thị trấn người Hoa còn sở hữu một số
căn nhà triệt kiểu cổ xưa được xây dựng hàng trăm năm
nay.Trong số những căn nhà mang kiểu cách xưa cịn có
một số căn nhà khá to lớn, bề thế mà chủ của nó từng là đại
điền chủ hoặc thương nhân buôn lúa gạo... Loại nhà này có
cách phân bố khá đặc thù theo kiểu nhà của Trung Quốc
với ba gian nhà ở giữa được coi là “ cái lõi”, phía trước
gồm gian tiền sảnh, nhà kho ở hai bên và bếp phía sau bao
bọc quanh nhà theo kiểu nhà phòng thủ trộm cướp.
Phổ biến nhất, người Hoa thường sinh sống trong những
căn nhà một gian giống nhau cất liền sát theo từng dãy phố
theo dạng nhà triệt, nhà gác, nhà có lầu. Loại hình nhà ở
dãy phố này là một triệt một lầu, hoặc nhà triệt có gác, mà
thơng thường thì phần triệt để bn bán, phần lầu hoặc gác
để ở. Trên lầu phía trước thường khơng có hàng hiên, bao
lớn mà vách suốt, chỉ trổ cửa sổ. Phía dưới cửa sổ người ta
đúc nổi bằng xi măng hoặc treo bảng tên cửa hiệu buôn bán
, xưởng sản xuất...bằng Hán tự, có kèm theo chữ Việt cùng
nghĩa.
b.Nhà sàn
Ở những vùng ngập nước ( định kì hay thường xuyên như
Châu Phú (An Giang), Hồng Ngự ( Đồng Tháp)...người
Hoa cũng cư trú trên nhà sàn giống như nhà sàn người Việt
trong vùng ở chỗ kết cấu nhà kết hợp cột liền và cột ngắn
đỡ sàn. Cửa chính cũng trổ ở cạnh dài của nhà , cầu thang

cũng bắc nơi góc trái hoặc phải của mặt tiền nhà.
Phân bố mặt bằng sinh hoạt nhà sàn của người Hoa giống
nhà sàn người Việt theo kiểu cách như sau: Phòng khách
2


đặt bộ bàn ghế, ván và hệ thống tủ thờ, phía trong là buồng
của cha mẹ và các thành viên trong gia đình. Có khi người
ta làm thêm cái chái bên hiên để tăng diện tích phịng của
con cái và làm nhà bếp
2. Cơng trình kiến trúc
Chùa, đình của người Hoa có phong cách kiến trúc độc
đáo gắn với bản sắc, lịch sử và quá trình định cư ở Nam
Bộ. Các ngơi chùa, đình đều được ra đời trước và sau thế kỉ
XVIII. Tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng
sơng Cửu Long cịn nhiều ngơi chùa, đình như: đình Minh
Hương Gia Thạnh, chùa Ơng, chùa Bà, chùa Tam Sơn....
Các chùa đình lúc đầu quy mơ nhỏ bé, đơn giản về sau
được cải tạo phát triển hoàn thiện tùy theo sự làm ăn, phát
triển của cộng đồng tại địa phương. Mỗi nóm địa phương
của người Hoa có sắc thái kiến trúc trang trí riêng song có
đặc điểm chung là thường được xây dựng theo lối chữ
Quốc hay chữ Khẩn, có người gọi là “ Trái ấn” với các dãy
nhà khép kín, vng góc tạo khơng gian ở giữa gọi là sân
trời “ Thiên tinh” để điều tiết ánh sáng, khơng khí, vừa kín
đáo vừa thơng thống.
Khơng gian chùa của người Hoa thường có: Sân chùa
( tùy theo địa thế xây chùa mà có sân rộng hẹp khác nhau
để mọi người tập kết khi viếng chùa, biểu diễn nghệ thuật,
để cây cảnh...). Cổng, cửa chùa chạm trổ công phu, gỗ q;

phía sau cổng có bình phong tránh nhìn thẳng vào chùa.
Trước cửa thường có hai con kỳ lân ( nếu thờ nữ thần hoặc
văn thần), hoặc sư tử ( nếu thờ nam thần và phái võ )... Tiền
điện, gian ở ngay sau khi bước vào cửa chùa được bài trí
thống đáng, thờ Quan Cơng, Thổ Địa, Thần Tài hoặc Ông
Bổn... Trung điện là nơi bầy lư hương lớn bằng chất liệu
khác nhau... Chính điện là nơi thờ Quan Công, Bà Thiên
3


Hậu, Ngọc Hoàng Thượng đế và các vị thần Tài, Ông Bổn,
Dược Sư, Bà Thai Sinh, Ngũ Hành Nương Nương... Sân
thiên tinh của các chùa đều tạo khơng khí trang nghiêm ..
Các hành lang và gian nhà phụ nối giữa các điện, tạo lối đi
trang nghiêm và tiện lợi khi mưa nắng.
Nhìn chung các chùa Hoa được xây, lợp ngói, có viền
bằng ngói ống men màu xanh thẫm. Chùa là sự kết hợp của
kĩ thuật xây dựng theo phong cách kiến trúc Trung Hoa, là
sự kết hợp của nghệ thuật điêu khắc.
B. Trang phục
1. Nữ phục
 Y phục
Phụ nữ người Hoa lớn tuổi có lẽ cịn giữ nhiều yếu tố
cổ truyền trong trang phục dân tộc. Hiện nay phụ nữ Hoa
lớn tuổi thuộc tầng lớp bình dân vẫn cịn mặc bộ quần áo
lụa hoặc vải đen ( có khi là màu lam ). Kiểu áo ngắn này có
tay dài hoặc ngắn ngang khuỷu, có hị vạt vịng qua sườn
phải cài nút thắt, cổ áo cao, mềm, tà xẻ từ hai bên hông. Họ
thường mặc bên trong áo này một chiếc áo cánh trắng.
Thêm vào bộ y phục này là một chiếc khăn tay nhỏ trắng

thường khi cài ngay chỗ hò áo để lau tay, lau mặt. Chân đi
dép nhựa hoặc guốc gỗ.
 Kiểu tóc
Kiểu tóc đặc trưng của phụ nữ Hoa bình dân là cắt ngắn,
để thẳng tới vai, phía trước rẽ tóc đường ngơi giữa và vén
sau tai.
Cịn phụ nữ ở tầng lớp giàu có thường uốn quăn hoặc búi
tóc sau gáy và cài trâm, nhưng khơng búi trịn như người
Việt mà ép kẹp xuống.
 Nữ trang
Nữ trang của phụ nữ Hoa khá đa dạng. Cũng như người
4


Việt, họ đeo vòng hay hạt mã não, cẩm thạch ( phòng xủi
xẹt ), nhưng chiếc “neo” tức vòng tay bằng vàng, vòng
huyền, vòng bạc, trên cổ đeo dây chuyền chuỗi hạt vàng
hoặc có khi là những đồng tiền đeo bằng dây ngũ sắc,
những chiếc hoa tai hình nụ hay hình giọt nước bằng vàng..
 Nữ phục cưới
Trang phục lễ cưới cổ truyền của người Hoa chỉ còn xuất
hiện hiếm hoi, phần lớn trong những gia đình nền nếp,
phong lưu, do họ có ý thức bảo tồn trang phục cũ. Khi làm
lễ trước bàn thờ gia tiên, ra mắt thân tộc, cô dâu người Hoa
Quảng Đông mặc nguyên bộ áo cưới “ xám khoành” màu
đỏ bằng gấm thêu , dài chấm gối, chiếc áo ngắn bằng gấm
ngũ sắc, cổ đứng, xẻ giữa, nút thắt to, tay áo dài và rộng để
lộ chiếc áo trắng bên trong. Toàn bộ áo và xiêm này đều
thêu nổi hình phụng cịn gọi là “ phùng xám”. Theo tục cổ,
cơ dâu bới tóc, thoa dầu bóng lống, giắt trâm hình cành

hoa và lá trắc bá diệp xanh tươi, tượng trưng cho sự tươi trẻ
thanh xuân vĩnh cửu. Cơ dâu cịn đội thêm chiếc cưới tức
mũ phụng, gồm hình chim phượng các bơng nhung đỏ, phía
trước có tấm rèm thưa bằng hạt châu để che mặt và cầm
quạt để che mặt khi e thẹn. Trong tiệc cưới, cô dâu thường
mặc áo dài “chuển chi” màu đỏ, là kiểu áo ở Thượng Hải
dài tới cổ chân, xẻ vạt ngang đùi, cổ áo cao, tay áo sát vai
hoặc ngắn tay.
2.Nam phục
 Y phục
Trang phục của nam giới người Hoa lớn tuổi thuộc thành
phần bình dân rất đơn giản. Ở trong nhà họ mặc quần đùi
màu đen rất rộng và dài đén đầu gối, lưng cột dây rút và
vấn tròn quanh bụng. Khi lao động họ mặc quần áo vải đen,
áo “ xá xẩu’’ cổ truyền cổ đứng, xẻ giữa từ cổ xuống vạt,
5


cài nút thắt, lưng áo có đường nối.
Trang phục của nnam thuộc thành phần trung lưu thì mặc
quần dài đen rất rộng, áo “xá xẩu” bằng gấm, tay áo dài,
cửa tay rộng, bên trong mặc áo lót, đi giày gỗ hoặc hia
gấm, đội mũ quả dưa hấu hoặc quả bi màu đen.
 Nam phục cưới
Trang phục cưới của cổ truyền chú rể mặc bộ xiêm và áo
bằng gấm xanh, dệt chữ thọ hoặc chữ phúc, nếu áo có thêu
rồng gọi là “lùng xám”. Xiêm có thể cùng hoặc khác màu
với áo. Áo kiểu thường dài, cổ áo cao tay dài và rộng, cài
cúc ở sườn phải hoặc ở giữa. Bên trong mặc áo trắng, trên
đầu đội mũ quả bi hoặc mũ dưa hấu màu xanh sậm, chân đi

hia bọc gấm. Giữa ngực chú rể có đính một bơng hoa màu
đỏ, các dải dây cột chéo vào người.
3. Trang phục trẻ em
Trước đây trẻ con thường được mẹ địu sau lưng bằng
những chiếc đai lụa thêu nhiều hoa văn tươi đẹp. Người ta
cũng mặc cho những đứa trẻ loại yếm lụa thêu nhiều họa
tiết màu sắc sặc sỡ. Trẻ em cũng được đeo dây chuyền ở cổ
hình con cá bằng ngọc bích, những đồng tiền xưa, các chiếc
kiềng, khánh bạc chạm bốn chữ “ trường sinh bổn mệnh”
cầu mong đứa bé được bình yên, tốt lành.
C. Ẩm thực
Người Hoa nổi tiếng với các món ăn ngon miệng được
nhiều người cơng nhận. Phong các nấu ăn của người Hoa là
cả một nghệ thuật món ăn được chế biến thích hợp, khơng
làm mất chất dinh dưỡng.
Lương thực chính của người Hoa lá gạo, họ còn bổ sung
thêm lương thực chế biến từ bột mì như mì vằn thắn, mì
sợi.
Họ ăn 3 bữa trong một ngày, thường ăn cháo ít hơn ăn cơm.
6


Mùa giáp hạt, cháo được độn thêm ngô, khoai sắn... Thức
ăn được chế biến bằng nhiều cách .. Xu hào, bắp cải, củ cải
đem muối chua; Đỗ chế biến thành madi, xì dầu...
Vào ngày Tết, nhà người Hoa nào cũng hấp bánh tổ và
dự trữ sẵn lạp xưởng với nhiều loại: lạp xưởng thịt heo ướp
ngũ vị hương; lạp xưởng rượu Mai quế lộ; lạp xưởng gan
heo..... Vào ngày 30 Tết, người Hoa Quảng Đông cúng thần
tài, tổ tiên và các vị thần bằng thịt gà mái còn gà trống, gà

thiến thì cúng vào mùng hai hay mùng ba. Họ ít ăn thịt vịt
vào đầu năm vì cho rằng xui xẻo, lận đận. Trong khi đó
người Hoa Triều Châu lại thích ăn thịt vịt hoặc thịt ngỗng
vào đầu năm. Họ thích nhất là món “vịt ram”.
Món “lục” (nước lèo) rất nổi tiếng của người Hoa
được chế biến từ xương heo thêm củ cải trắng, có khi cả cải
bắc thảo để ngọt canh. Họ dùng nước lèo này để dùng nó
nấu với mì sợi, hủ tiếu, nấu canh, nấu xúp....
Món ăn ngọt của người Hoa cũng rất phong phú đặc
sắc. Riêng về bánh người Hoa Triều Châu có 24 loại khác
nhau cịn người Hoa Quảng Đơng thì có nhiều món chè
như: chè mè đen, chè đậu xanh, chè hạt sen, chè khoai
mơn.....Thức ăn chơi của người Hoa cịn có các loại hoa
quả khô muối và ngâm đường.
Về thức uống người Hoa cũng thể hiện yếu tố tộc
người. Rượu vốn được sử dụng như một thức uống không
thể thiếu trong bữa cơm, bữa tiệc. Rượu được pha với các
vị thuốc Bắc có tác dụng điều hịa. Ngồi ra, cách thức
trồng, ướp trà và uống trà của người Hoa cũng rất nổi tiếng.
D. Phương tiện đi lại, vận chuyển
Đây là sáng tạo văn hóa phục vụ cho tập quán mưu sinh
và đời sống sinh hoạt của các cộng đồng gắn với môi
trường tự nhiên.
7


Người Hoa ở vùng sông nước miền Tây Nam Bộ phương
tiện chủ yếu là ghe, thuyền...để đi lại hoặc buôn bán trên
sông.
E. Công cụ sản xuất

Người Hoa sinh sống bằng nghề buôn bán và sản xuất
hàng thủ công nghiệp nhiều loại do vậy công cụ chủ yếu là
của xưởng thủ công, công nghiệp hiện đại như các nghề
thực phẩm, thuốc lá, dệt, giấy, hóa chất, gốm sứ, sắt thép,
cơ khí in ấn... Họ có kinh nghiệm sản xuất, tạo ra được
những công cụ tốt: cày bừa dùng đôi trâu kéo, cuốc, thuổng
...
F. Đồ dùng sinh hoạt
Người Hoa với nếp sống đơn giản, đồ dùng trong nhà chủ
yếu là đồ đựng như chum, bể nước ngọt, các loại nồi đất để
nấu ăn, bàn ghế tiếp khách, giường ngủ, các loại nong nia,
thúng mủng, các loại cối để giã gạo hay là thuốc nhuộm.....

8


9


10



×