Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Văn hóa kinh doanh trên thế giới và vấn đề xây dựng văn hóa kinh doanh ở việt nam.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.74 KB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
VĂN HÓA KINH DOANH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG
VĂN HÓA KINH DOANH Ở VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện: Kiều Thị Bích Hương
Lớp: A2- CN9
Hà Nội- 2003
LỜI CẢM ƠN
Quả là không thể nói hết được về Văn hóa kinh doanh- một phạm trù
quá rộng lớn và tinh tế. Nghiên cứu chuyên sâu, tỉ mỉ về Văn hóa kinh
doanh đã khó, với một sinh viên còn chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế
trong môi trường kinh doanh lại càng khó hơn. Để đi trọn vấn đề (trong
khả năng có thể), hoàn thành cuốn khóa luận hôm nay, em phải nhờ vào
sự giúp đỡ của nhiều người. Trước hết, em xin chân thành cảm ơn thày
Phạm Duy Liên- Phó Chủ nhiệm khoa Kinh tế Ngoại thương- người đã
hướng dẫn và chỉ bảo em cặn kẽ trong suốt quá trình làm khóa luận. Sự
đào tạo, dạy dỗ của thày cô giáo trong khoa Kinh tế ngoại thương-
trường ĐH Ngoại thương hơn 3 năm qua đã cung cấp nhiều kiến thức
bổ ích cho em khi nghiên cứu và trình bày nội dung khóa luận tốt
nghiệp. Đồng thời em xin được cảm ơn nhà văn Lê Lựu đã cung cấp
nhiều thông tin quý báu để em áp dụng vào bản khóa luận này.
Mặc dù khóa luận đã hoàn thành nhưng cũng không tránh khỏi những
thiếu xót, hạn chế trong nội dung và cách trình bày. Rất mong nhận
được sự nhận xét, góp ý của thày cô để em có thêm những kinh nghiệm
cho công tác.
Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn!
Sinh viên Kiều Thị Bích Hương
2


LỜI NÓI ĐẦU
Ngày 11/9/2002, Trung tâm văn hóa doanh nhân được thành lập và là
đơn vị trực thuộc Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Trung
tâm không những có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng đội ngũ văn nghệ sỹ
sáng tác và phục vụ doanh nhân mà còn là nơi để doanh nhân tụ lại sinh
hoạt, giao lưu và bồi dưỡng văn hóa kinh doanh. Vì sao văn hóa kinh
doanh lại quan trọng đến vậy? Nhà văn Lê Lựu đảm nhiệm cương vị
Tổng giám đốc Trung tâm văn hóa doanh nhân đồng thời cũng là người
đưa ra sáng kiến thành lập Trung tâm tâm đắc: “Chiến tranh đã qua đi
hơn 30 năm, trong thời kỳ xây dựng đất nước, ai là lực lượng chính? Đó
là các doanh nhân, hiện nay chúng ta đã có khoảng 10 vạn doanh nghiệp-
họ đụng chạm đến quyền lợi thiết thực của hơn 80 triệu dân và họ xứng
đáng được tôn vinh, khẳng định. Một xã hội có văn minh hay không
cũng một phần quan trọng quyết định ở yếu tố văn hóa doanh nhân.
Bước vào hội nhập, phải xây dựng nền tảng văn hóa cơ sở cho từng
ngành, từng người mới mong giữ gìn được bản sắc riêng của mình. Có ý
kiến cho rằng nên thành lập Viện nghiên cứu văn hóa cho doanh nhân.
Làm sao để doanh nhân cũng như người dân nói chung nhận thức được
làm giàu không chỉ bằng tiền mà còn bằng trí tuệ, tình cảm văn hóa. Mối
quan hệ của nhân loại chính là tình cảm, tất nhiên trong kinh doanh phải
có cạnh tranh nhưng phải giáo dục văn hóa kinh doanh làm sao để cuộc
cạnh tranh ấy có văn hóa hơn thì sẽ đỡ độc ác, tàn bạo, bẩn thỉu và khinh
miệt con người hơn. Nếu đã xác định doanh nhân là dũng sỹ trong xây
dựng đất nước hôm nay mà xã hội cứ nhìn người ta như là con buôn,
đám chụp giật, cơ hội, lừa đảo... thì làm sao họ trở thành nhân vật tiêu
biểu mới cho dân chúng theo được. Bởi vậy, thay đổi quan niệm này, tuy
không dễ, cũng là nhiệm vụ của Trung tâm văn hóa doanh nhân”.
Văn hóa kinh doanh luôn hiện hữu trong mỗi con người, mỗi tập thể, mỗi
môi trường sản xuất... Đời sống, nhận thức và xã hội ngày càng phát
3

triển, yếu tố văn hóa càng được đề cao. Là một đề tài rộng với những
khái niệm đang dạng (đôi khi khó nắm bắt) nhưng càng đi sâu vào tìm
hiểu văn hóa kinh doanh, chúng ta càng rút ra được nhiều giá trị của
cuộc sống từ những điều tưởng như đơn giản nhất.
Xuất phát từ tầm quan trọng của Văn hoá kinh doanh như trên em đã lựa
chọn đề tài Văn hoá kinh doanh trên thế giới và vấn đề xây dựng văn
hoá kinh doanh ở Việt Nam làm khoá luận tốt nghiệp. Ngoài phần mở
đầu và kết luận khoá luận, khoá luận tốt nghiệp được chia thành các
chương:
Chương I: Lý luận về văn hoá kinh doanh
Chương II: Thực trạng xây dựng và phát triển văn hoá kinh doanh ở
Việt Nam trong những năm qua.
Chương III: Các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển nền văn hoá
kinh doanh mang bản sắc dân tộc Việt Nam trong thời gian tới.
Để hoàn thành đề tài này em đã sử dụng các phương pháp diễn dịch, quy
nạp; xuất phát từ những hiện tượng, sự kiện cụ thể để tổng quát tình hình
và đi đến kết luận chung, rút ra các bài học cũng như đề xuất biện pháp
giải quyết.
4
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA KINH DOANH
1. Khái niệm và đặc điểm của văn hóa kinh doanh
a. Thế nào là văn hóa?
Cho đến hôm nay, những định nghĩ về văn hóa có giá trị nhất vẫn chưa
làm thỏa mãn giới nghiên cứu. Vô vàn những định nghĩa khác nhau về
văn hóa, thậm chí ngay trong một định nghĩa về văn hóa cũng phụ thuộc
vào văn hóa. Tuy nhiên khái niệm văn hóa dù được tiếp cận từ góc độ
nào cũng đều làm lộ ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp những đặc trưng
về con người và về đời sống của con người. Từ góc tiếp cận này, ta có
thể hiểu văn hóa là một khía cạnh của quan hệ giữa con người với thế

giới bên trong và bên ngoài của nó- một “lát cắt” đi qua toàn bộ mối
quan hệ phong phú và phức tạp của con người với thế giới hiện thực [1.
Hồ Sĩ Quý, Vai trò của nhân tố văn hóa trong nền văn minh, Tạp chí
Triết học số 4/93].
Theo một bản phúc trình năm 1995 của Ủy ban thế giới về văn hóa và
phát triển của Liên hợp quốc, “văn hóa” có thể được hiểu theo hai
nghĩa. Thứ nhất, văn hóa của một nước là những sinh hoạt trong “lĩnh
vực văn hóa”, hay là “khu vực công nghiệp văn hóa” của nước ấy. Đó
là viết văn, làm thơ, soạn nhạc, tạc tượng, vẽ tranh... nói chung là
những hoạt động có tính văn chương nghệ thuật. Thứ hai, nhìn theo
quan điểm nhân chủng và xã hội học, văn hóa là tập hợp những
phong thái, tập quán và tín ngưỡng, là nền tảng, là chất keo không thể
thiếu cho sự vận hành nhuần nhuyễn xã hội. Nó là hiện thân những
giá trị được cộng đồng chấp nhận, dù có thể biến đổi từ thế hệ này
sang thế hệ khác.
5
Như vậy văn hóa là biểu hiện của cách thức con người tồn tại, là tổng
thể những giá trị mà con người đã, đang và sẽ tạo ra. Văn hóa là thứ
đặc trưng nhất của dân tộc, để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.
b. Văn hóa kinh doanh và đặc điểm:
Văn hóa là sản phẩm của một quá trình được tích lũy qua nhiều thế hệ.
Các nền kinh tế đâu đâu cũng chiều theo những nét đặc thù của lịch sử,
cấu trúc xã hội, tâm lý học, tôn giáo và chính trị địa phương. Các lực
lượng này tác động đến sở thích làm việc, tiêu thụ, đầu tư, tiết kiệm và
đối mặt với rủi ro. Bản chất con người có thể không đổi, nhưng nó được
khắc họa bởi văn hóa. Khái niệm cho rằng thành tích kinh tế không thể
tách khỏi những đặc thù quốc gia là hiển nhiên, đó cũng chính là yếu tố
hình thành nên văn hóa kinh doanh. Tóm lại văn hóa kinh doanh chính
là cách thức hình thành và xây dựng một môi trường (bao gồm tập tục,
quy định, thông lệ, thói quen, tư duy...) sản xuất, buôn bán trao đổi sản

phẩm hoặc dịch vụ giữa cá nhân với cá nhân, tập thể với cá nhân và tập
thể với tập thể mà trong đó yếu tố địa lý, thiên nhiên, gia đình, quốc gia,
dân tộc đóng vai trò quyết định.
Gần đây, nhiều học giả kinh tế và xã hội, tiên khởi là nhà xã hội học
người Pháp Pierre Bourdieu cho rằng, muốn hiểu văn hóa như một
nhân tố trong đời sống kinh tế, và nhất là muốn đánh giá vai trò của
nó trong tiến trình phát triển, thì nên nhìn nó như một loại vốn-
tương tự như ba loại vốn thường biết khác (vốn vật thể, như máy
móc, thiết bị; vốn con người, như kỹ năng, kiến thức; vốn thiên
nhiên, gồm những tài nguyên do thiên nhiên cống hiến và môi trường
sinh thái).
Thêm một bước, có thể phân biệt 2 dạng vốn văn hóa: vật thể và phi
vật thể. Vốn văn hóa vật thể gồm những công trình kiến trúc, đền đài
6
cung miếu, di tích lịch sử, những địa điểm có ý nghĩa văn hóa. Loại
vốn này cung cấp một luồng dịch vụ có thể hưởng thụ ngay, hoặc đi
vào sản xuất những sản phẩm và dịch vụ trong tương lai, văn hóa cũng
như ngoại văn hóa. Dạng kia, vốn văn hóa phi vật thể, là những tập
quán, phong tục, tín ngưỡng và các giá trị khác của xã hội. Loại vốn
văn hóa này- cùng những nghệ phẩm công cộng như văn chương và
âm nhạc- là một loại dây, một thứ keo gắn kết cộng đồng. Nó cũng
cung cấp một luồng dịch vụ có thể hưởng thụ ngay, hoặc dùng trong
sản xuất những sản phẩm văn hóa trong tương lai. Từ những nhận
xét trên, vài nét chính về liên hệ giữa văn hóa, kinh tế và phát triển
dần hiện rõ.
Một là, muốn hội nhập vốn xã hội vào phân tích kinh tế ta phải xác
định liên hệ giữa giá trị văn hóa và giá trị kinh tế. Lấy ví dụ vốn văn
hóa vật thể, chẳng hạn như một ngôi nhà có tính di tích lịch sử. Ngôi
nhà ấy có giá trị kinh tế như một kiến trúc (ngụ cư hoặc thương
mại), biệt lập với giá trị văn hóa. Song giá trị kinh tế ấy có thể tăng

lên, có thể là rất nhiều, nhờ giá trị văn hóa của nó. Do đó, lấy ví dụ,
nhiều người sẽ sẵn sàng mua ngôi nhà đó một giá cao hơn giá trị vật
thể thuần túy của nó. Giống như tranh của Van Gogh, Picaso... Hầu
như mọi loại vốn văn hóa vật thể đều có thể được nghĩ đến như ngôi
nhà lịch sử trong ví dụ, tức là chúng hòa quyện giá trị văn hóa vào
giá trị kinh tế của vật thể, làm tăng thêm giá trị của vật thể ấy.
Trong trường hợp vốn văn hóa phi vật thể thì liên hệ giữa giá trị văn
hóa và giá trị kinh tế phức tạp hơn, không phải cái này gây cái kia.
Hiển nhiên, ngôn ngữ, âm nhạc và văn chương, tập quán và tín
ngưỡng... là những tài sản chung, có giá trị văn hóa vô cùng lớn, song
chúng không có giá trị kinh tế theo nghĩa thông thường vì lẽ không
thể được mua bán đổi chác trên thị trường như các hàng hóa hoặc
7
dịch vụ khác. Nói cách khác, những dịch vụ xuất phát từ vốn văn hóa
phi vật thể là có giá trị văn hóa và kinh tế, nhưng ở đây hai loại giá
trị ấy hòa quyện lẫn nhau, không thể tách rời nhau.
Hai là, vốn văn hóa đóng góp được gì vào tổng thu nhập và tốc độ
phát triển của một nước. Trong các mô hình phân tích tăng trưởng
kinh tế, có hai yếu tố luôn được coi là cốt lõi cho phát triển: lao động
và vốn vật thể.
Ba là vốn văn hóa giúp ta hiểu sâu hơn về ý niệm tính bền vững của
phát triển. Đóng góp của nó vào khả năng phát triển dài hạn không
khác gì đóng góp của vốn thiên nhiên. Vì môi trường sinh thái là thiết
yếu cho hoạt động kinh tế, bỏ bê môi trường qua sự khai thác quá
đáng tài nguyên sẽ làm giảm sút sản năng và phúc lợi kinh tế.
Không bảo dưỡng vốn văn hóa (để di sản đồi trụy, làm mất bẳn sắc
văn hóa dân tộc) cũng phải gánh lấy những hậu quả tai hại như vậy.
2. Vai trò của văn hóa kinh doanh trong đời sống xã hội
Làm thế nào để tiếp cận được khách hàng? Đó là câu hỏi của tất cả
doanh nhân. Đồng cảm chính là hai từ mà người kinh doanh mong muốn

nhất để có được cảm tình của khách hàng. Và để có được sự đồng cảm,
trước hết phải hiểu được tâm sinh lý, văn hóa của đối phương. Theo
quan điểm của các nhà tâm lý học thì những người có thái độ và quan
niệm về giá trị càng giống nhau thì sức hút giữa hai người càng lớn.
Trong hoạt động kinh doanh, đó là yếu tố rất cần thiết để chinh phục
khách hàng. Việc đưa hệ thống quản lý chất lượng ISO vào các doanh
nghiệp VN là rất sáng tạo, vì bản chất của ISO cũng là quá trình tái tạo.
Có những doanh nghiệp thành công, có doanh nghiệp không thành công.
Hiện nay nhiều doanh nghiệp chạy theo ISO không vì thực chất mà là
muốn có cái danh để bán hàng. Thực tế ISO thì có danh nhưng không thể
8
không thực chất. Các doanh nghiệp có thể tham khảo ISO để tái tạo,
nhưng ISO là một quá trình chung, và mỗi công ty thì phải có một quá
trình riêng để áp dụng tùy đặc điểm văn hóa kinh doanh của mỗi công ty.
Vậy văn hóa kinh doanh là yếu tố vô cùng quan trọng.
Thử nhìn lại cuộc khủng hoảng kinh tế ở một số nước châu á và Mỹ
Latinh gần đây. Yuthavong- Chủ tịch Viện hàn lâm khoa học công nghệ
Thái Lan, phát biểu: “Có hai nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng
kinh tế bắt đầu từ Thái Lan năm 1997 sau đó lan sang các nước Đông
Nam Á và rộng hơn. Nguyên nhân trực tiếp là nợ nước ngoài quá nhiều,
đầu tư không cân đối vào các ngành phi sản xuất, đặt tỷ giá đồng baht
quá cao, thiếu rành mạch trong hệ thống ngân hàng và kinh doanh... làm
cho các nhà đầu tư mất lòng tin. Cho dù trầm trọng đến mức nào, các
nguyên nhân này cũng chỉ mới châm ngòi. Nguyên nhân cốt lõi dẫn đến
cuộc sụp đổ là thiếu tri thức và trình độ lành nghề để có thể cạnh tranh
và bảo đảm phát triển bền vững. Cái lợi thế truyền thống của Thái Lan
về giá trị nhân công và nguyên liệu đã hoàn toàn mất hiệu lực và tan biến
ngay trong cơn sốc kinh tế đó”. Thái Lan được liệt vào danh sách 49
nền kinh tế có năng lực cạnh tranh cao nhất thế giới bên cạnh các cây
đại thụ ở châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật và các nền kinh tế mới trỗi dậy như

Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan v.v... [theo World Competitiveness
Yearbooks]. Nhiều quy trình công nghệ hiện đại đã có mặt trên đất Thái
Lan, song các tri thức và bí quyết công nghệ lại không nằm trong đầu
người Thái. Thành ra văn hóa, giáo dục và khoa học công nghệ mới
chính là những yếu tố quyết định quá trình phát triển bền vững.
Yếu tố nào đã làm cho Sony, Toyota, Honda... chiếm lĩnh thị trường thế
giới, làm thay đổi hẳn hình ảnh nước Nhật trên vũ đài kinh tế thế giới và
đem lại vinh dự cho người Nhật vào thời kỳ 1960- 1980? Câu trả lời chỉ
có thể là: sức sáng tạo và tinh thần doanh nghiệp. ở đây tinh thần doanh
9
nghiệp cũng chính được khởi nguồn từ văn hóa kinh doanh. Người Nhật
vốn nổi tiếng về chí lớn, tinh thần tự lập và tinh thần mạo hiểm, các yếu
tố thuộc về tính cách đã hỗ trợ cho sức sáng tạo, làm sáng tạo thăng hoa
cùng sự nhạy bén về tâm lý người tiêu dùng. Ví dụ chỉ cần bằng một ngữ
cảm phong phú, Morita đã ghép 2 từ sound (âm thanh) và sonny (cậu bé)
thành Sony- tên gọi vừa dễ nhớ, vừa có nhiều ý nghĩa đối với những sản
phẩm phát ra âm thanh để đặt tên cho nhãn hiệu của sản phẩm và sau đó
là tên công ty. Đánh trúng tâm lý người tiêu dùng, Morita đã làm cho tên
Sony thẩm thấu nhanh chóng trên thị trường thế giới.
Văn hóa kinh doanh không phải thứ bất biến trong mỗi người, mỗi
phương châm của công ty, mỗi vùng, mỗi dân tộc mà nó phải luôn được
cập nhập thông tin để biến đổi phù hợp với sự phát triển của cuộc sống-
đó là quy luật và cũng là lý do vì sao cần có văn hóa kinh doanh. Ví dụ
đâu là bí quyết thành công của Công ty kinh doanh địa ốc Solo ở Bắc
Kinh (Trung Quốc) hiện được đánh giá là một doanh nghiệp làm ăn phát
đạt, có sản phẩm bán chạy nhất khu vực? Bí quyết thành công của Solo
là đánh trúng thị hiếu của khách hàng trẻ tuổi, có học và bắt đầu có tiền.
Trong cuộc sống hôm nay, người Trung Quốc không thể khư khư giữ lấy
nếp cũ là hướng về một đại gia đình, nơi nhiều thế hệ sống với nhau, nơi
bữa cơm phải lúc nào cũng đủ đầy các thành viên, người phụ nữ phải có

trách nhiệm lo toan tất cả công việc gia đình... Solo đã xây dựng những
căn hộ nhỏ, thiết kế đẹp, trang nhã, tiện nghi, hợp với túi tiền và nhu
cầu của giới trẻ độc thân, những gia đình trẻ ít người. Cụ thể người ta
cho xây những căn hộ vừa và nhỏ từ 18m
2
đến 80m
2
để thu hút khách
hàng trẻ tuổi. Những căn hộ này đáp ứng các tiêu chí: nhỏ nhưng đẹp,
tiện nghi, có nhiều phòng, đủ ánh sáng và giá cả phải chăng phù hợp
với các hộ độc thân và những gia đình gồm 3 thành viên.
10
Vì sao Singapore- một đất nước vô cùng nhỏ bé- lại có sự phát triển đáng
kinh ngạc như vậy? Hãy nhìn lại chính sách của ông Lý Quang Diệu,
nhân vật của thế kỷ 20. Mặc dù về mặt cá nhân, ông Lý Quang Diệu có
vẻ không cảm tình lắm với Mỹ nhưng ông ưu tiên cho đầu tư của Mỹ vì
thường đi kèm công nghệ cao, so với đầu tư vào châu Á, thường mang
kỹ nghệ thấp. Nếu ví nước Mỹ phát triển nhờ biết bước lên vai khổng lồ
nhân loại thì cũng có thể ví Singapore phát triển nhờ biết bám thắt lưng
Mỹ- một đất nước nhỏ hẹp, dân số ít như Singapore, bắt buộc con người
phải có cách thức suy nghĩ, hành động khôn ngoan “núp bóng lớn mà
tiến”, tính cách ấy cũng chính là một thứ văn hóa kinh doanh áp dụng
trên thương trường.
Những gì thực sự thuộc về truyền thống thì chẳng thể nào biến mất, vì nó
lắng đọng, bám chặt ở tầng sâu nhất trong tâm khảm, trong cách tư duy
của mỗi người. Dân tộc Nhật có nền văn hóa lâu đời nên họ không sợ
đánh mất truyền thống khi bắt chước phương Tây một cách toàn diện, kể
cả các chi tiết nhỏ nhặt. Chiến lược bắt chước để tự vệ giúp họ làm nên
nhiều chuyện thần kỳ. Người Nhật tự hào không một chút mặc cảm về
tiến trình Âu Mỹ hóa nhanh kỳ diệu của mình, họ rất muốn biết người

khác thấy họ bắt chước nước ngoài đã giống chưa. Điều đáng nói là đằng
sau sự bắt chước có vẻ mù quáng ấy là cả một quyết sách khôn ngoan:
bắt chước để cho mình tồn tại và giàu mạnh lên bằng và hơn kẻ mình bắt
chước. Chiến lược này đã trở thành truyền thống dân tộc và là một trong
các bí quyết khiến Nhật trở thành một quốc gia châu á thịnh vượng nhất.
Do đâu họ có tính hiếu kỳ và hay bắt chước như vậy? Có thể giải thích
về đặc điểm địa lý và tính cách thế này: Nhật luôn ở ngoài rìa những nền
văn minh lớn, bởi vậy họ luôn có mặc cảm của một anh nhà quê, khao
khát muốn học hỏi, bắt chước người thành thị. Trước thế kỷ 19, họ
hướng về Trung Quốc. Trong khi giai cấp thống trị Trung Quốc tự mãn
luôn nghĩ nước mình là trung ương chi quốc, trung tâm tinh hoa, thì tầng
11
lớp quan lại Nhật chưa bao giờ cho rằng nước mình là trung tâm của thế
giới. Họ hăng hái tiếp thu văn hóa Trung Quốc: mượn chữ Hán để làm
chữ viết, tổ chức triều chính phỏng theo triều đình Trung Quốc, tiếp nhận
Khổng giáo, Phật giáo, tuy từ xưa họ đã có Thần đạo (Shinto)... Khi thấy
trung tâm văn minh đã chuyển sang phương Tây, họ lập tức đổi hướng,
vua Minh Trị tổ chức lại toàn bộ bộ máy nhà nước: xây dựng hệ thống
chính trị theo kiểu Đức, hạm đội kiểu Anh, nền hành chính kiểu Pháp,
công nghiệp hóa kiểu Mỹ, bỏ chế độ phong kiến... Nhờ chiến lược “bất
đề kháng” và bắt chước phương tây, Nhật thoát khỏi bị ngoại bang chiếm
đóng và nhanh chóng thực hiện tham vọng trở thành cường quốc số một
châu Á... Bắt chước thành công như vậy là do người Nhật có hai ưu thế.
Thứ nhất, họ thực sự khiêm tốn, vì bắt chước là tự thừa nhận người khác
giỏi hơn mình. Hình như họ không bao giờ tự mãn và không có bệnh sĩ
diện rởm. Thứ hai, họ tin chắc nền văn hóa Nhật thực sự xán lạn, bền
vững, không việc gì phải sợ vì bắt chước mà bị xói mòn, ngược lại càng
tỏa sáng hơn, tận sâu thẳm tâm hồn người Nhật không hề bị hoen ố bởi
bất cứ cái gì xa lạ, họ gọi đó là “tinh thần Nhật, kiến thức phương Tây”.
Sau mấy nghìn năm du nhập văn hóa Trung Quốc, nhưng văn minh

Nhật vẫn được coi là một trong 8 nền văn minh lớn của thế giới. Ngày
nay, văn hóa Nhật đang tác động mạnh mẽ tới cả thế giới qua các sáng
tạo như karaoke, truyện tranh Doremon, trò chơi điện tử, máy nghe băng
Walkman, đồng hồ Quartz, máy ảnh kỹ thuật số...
3.Sự khác biệt về văn hóa kinh doanh của các châu lục
a.Nhân tố văn hóa trong kinh doanh ở phương Đông:
Khác với phương Tây, văn hóa phương Đông có nguồn gốc nông nghiệp,
đặc trưng là: trong ứng xử với môi trường tự nhiên thì nghề trồng trọt
buộc người dân phải định cư chờ cây cối lớn lên, ra hoa, kết quả và thu
hoạch. Do sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên cư dân có ý thức
tôn trọng thiên nhiên và có ước vọng sống hòa hợp với thiên nhiên. Do
vậy các thành tựu về chinh phục thiên nhiên của người phương Đông
12
kém hơn phương Tây. Trong tổ chức cộng đồng, người phương Đông ưa
sống theo nguyên tắc trọng tình nghĩa. Lối sống trọng tình cảm đó dần
dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, tâm lý coi trọng tập thể (đối lập với
phương Tây)- mang đậm tính nhân văn. ở phương Đông, Nhật Bản là
nước đi tiên phong trong việc phát huy nhân tố văn hóa để phát triển
kinh tế: “Sự thần kỳ kinh tế sau thế chiến thứ II chính là đỉnh cao vinh
quang trong sự nghiệp phát triển kinh tế của Nhật”. Đây là ví dụ điển
hình cho sự thành công kỳ diệu trong lĩnh vực kinh doanh kết hợp với
những nhân tố văn hóa dân tộc, cũng như với tư cách là một xã hội phát
triển.
Văn hóa Nhật có 4 đặc trưng:
- Người Nhật có phương pháp suy nghĩ thiên về tư tưởng thực tế và kinh
nghiệm chủ nghĩa. Nét tiêu biểu cho tư tưởng Nhật là tư tưởng chính trị
và lý luận có tính chất thực tiễn.
- Về mặt kết cấu tinh thần, tâm linh người Nhật dựa trên cơ sở một tôn
giáo khởi nguyên có tính chất “bài siêu việt”, đó là một tôn giáo không
có thần thánh cao siêu, độc nhất như đức Phật trong Phật giáo hay trong

Thiên chúa giáo. Trong quá trình phát triển người Nhật đã tiếp nhận các
tôn giáo khác nhưng chỉ có Nho giáo là đã góp phần củng cố ý thức
người Nhật. Cái mà Nho giáo đem lại cho người Nhật là lý luận cụ thể
để thực hành.
- Khả năng cảm thụ thế giới tự nhiên xung quanh một cách tinh tế và
giàu hình tượng. Một đặc trưng khác xuất hiện từ thời cận đại- đó là đặc
trưng của “sức mạnh tạo nên một quốc gia có tốc độ phát triển đáng kinh
ngạc”.
Những đặc trưng kể trên đã tạo cho người Nhật những đặc điểm có tính
bền vững: yêu lao động, cần mẫn, hiếu học, yêu thiên nhiên, có lòng tự
trọng dân tộc và nhạy cảm trước những thay đổi của cuộc sống. Trung
thành với đất nước, tôn kính tổ tiên, tôn kính Hoàng đế, tôn kính người
13
trên. Biết giữ thanh danh, trung thực, thích sống thực tế hơn là theo đuổi
các tư tưởng, tín điều cao siêu, và “tôn giáo” thịnh hành nhất ở Nhật
cũng là tiêu chuẩn đạo đức hàng đầu của người Nhật hiện này là: Lao
động. Từ mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế trên hình thành một khái
niệm “kinh doanh kiểu Nhật”, nó đã tạo cho các xí nghiệp những động
lực mạnh mẽ trong việc du nhập, áp dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào
sản xuất kinh doanh. Nó khắc phục sự đối lập trong mối quan hệ giữa
người công nhân và người quản lý bởi người công nhân không sợ bị sa
thải. Các mối quan hệ trong xí nnghiệp được biểu hiện như là mối quan
hệ trong “gia đình”, trong “nhà” và được hình thành từ những biến thể
của các giá trị văn hóa gia đình. Mọi người sống và làm việc trong “nhà”
đều có chung một nhận thức rằng họ phải làm có trách nhiệm, quan tâm
tới công việc và mọi mặt đời sống, tình cảm của nhau. Mặt khác, ở đây
ta cũng thấy có ảnh hưởng của tư tưởng “danh, phận” của Khổng giáo,
thể hiện ở lòng tự hào của mọi người khi được là thành viên của một
công ty, một xí nghiệp có tiếng tăm, kinh doanh thành công trên
thương trường. Bởi vậy người công nhân có thái độ tích cực, chủ động

hợp tác, tìm tòi phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật...
Tuy nhiên, nước Nhật đã và đang bước qua những năm cuối thế kỷ 20 và
đầu thế kỷ 21 trong thời kỳ suy thoái. Nhận xét riêng về tinh thần của
lớp trẻ, ông Masahiko Ishizuka- Tổng GĐ Trung tâm Báo chí quốc tế
Nhật Bản cho rằng họ đang có phần bi quan về tương lai của đất nước, tỷ
lệ thất nghiệp cao nhưng thanh niên lại thiếu kiên nhẫn với những công
việc đơn điệu và không có cơ hội thăng tiến. Một cơ cấu kinh tế đang áp
dụng đã có vẻ lỗi thời, phù hợp cho những trung niên- cần việc làm ổn
định để nghĩ đến khoản tiền về hưu hơn là sự tích cực sáng tạo, đổi mới
và phiêu lưu. Theo ông, vấn đề bây giờ là không nên chỉ nhìn vào tệ nạn
xã hội cách sống để phê phán giới trẻ mà cần có một cơ chế kinh tế- xã
hội thích ứng để nhận thức và khai thác đúng tiềm năng của thanh niên.
14
Nội các của Thủ tướng Koizumi mới hình thành trong thế kỷ 21 đang
phải đáp ứng đòi hỏi của người dân về một chính sách ngoại giao và kinh
tế quyết đoán, hiệu quả hơn. Giáo sư Osamu Nariai (Trường ĐH
Reitaku) người coi ASEAN như ngôi nhà thứ 2 của mình trong buổi hội
thảo về kinh tế Nhật đã dùng hình ảnh núi Phú Sĩ để minh họa biểu đồ
các chỉ số tăng- giảm và nền kinh tế bong bóng không thành công của
Nhật trong thập niên 90. Cuộc khủng hoảng tiền tệ châu á năm 1997 giúp
người Nhật nhận ra mô hình của mình đang có vấn đề. Thành công ở
thập kỷ 80 không thể là hình mẫu ưu việt và kéo dài mãi trước một thế
giới đang thay đổi với tốc độ chóng mặt. Cái gọi là “Japan as number
one” (Nhật Bản số một) thực tế đang bị lung lay trong thị trường quốc tế
cạnh tranh khốc liệt. Tự hào nhưng không nên ảo tưởng. Có một cái tên
không thể không nhắc tới trong các cuộc hội thảo về kinh tế, chính trị
Nhật: Trung Quốc. Sản phẩm Nhật chất lượng số một nhưng muốn mua
đồ ít tiền, dạo quanh các cửa hàng 100 yen hàng rẻ chủ yếu nhập từ
Trung Quốc, Hàn Quốc. Sự phát triển và vươn mạnh của nền kinh tế
Trung Quốc, Hàn Quốc, khu vực ASEAN... là cơ hội thuận lợi để hợp

tác nhưng cũng là thách thức cho thị trường tiêu thụ sản phẩm Nhật. Vẫn
giáo sư Osamu Nariai cho rằng mỗi khi nước Mỹ cấp một khoản viện trợ
nào đó, họ đều nắm được mục tiêu cụ thể, Nhật vốn được mệnh danh
“nước viện trợ” nhưng cái đích cuối cùng lại chưa giải thích được, nói
cách khác, phương thức thực hiện chưa thực sự hiệu quả như mong đợi.
Cần phải xây dựng một chiến lược ngoại giao, hợp tác kinh tế dựa trên
sự thay đổi của thế giới. “Cùng hành động, cùng tiến bộ” là khái niệm cơ
bản đưa ra trong Năm Giao lưu Nhật Bản- ASEAN 2003.
Sự phát triển thường tuân theo bản đồ hình sin, tức là có lên có xuống.
Khi nước Nhật đang trên đà suy thoái thì châu á lại nổi lên những ngôi
sao kinh tế khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Ấn
15
Độ, Thái Lan... Nằm bên những con sông huyền thoại, sông Hằng, sông
Nil, sông Mê Kông... bù đắp phù sa và đời sống trồng trọt, chăn nuôi
cũng như đời sống tinh thần cho người dân châu Á. Sự đông đúc (quan
niệm trời sinh voi trời sinh cỏ nên đẻ nhiều...), tinh thần cần cù, gắn kết
và tôn sùng các hiện tư ợng thiên nhiên của người dân châu Á đã đem lại
cho họ sự trả công xứng đáng: đứng hàng đầu trong xuất khẩu gạo, cà
phê, chè... và đặc biệt là xuất khẩu lao động chính là những nước châu Á
như Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc... Không những thế sự
kiên trì, khéo léo và khả năng... bắt chước tài tình là một trong những
yếu tố quan trọng giúp Hàn Quốc vươn lên thành con rồng châu Á,
chúng ta thử nghĩ về các sản phẩm điện tử của Hàn Quốc đang tràn ngập
thế giới để chiêm nghiệm về điều này. Kim Woo Chong- ông chủ tập
đoàn Daewoo đã xây dựng thương hiệu của mình bắt đầu từ ước mơ “sản
phẩm làm ra thuộc hàng tốt nhất”, con đường phấn đấu của ông nổi tiếng
bởi những quan niệm: coi giấc ngủ trưa “dẫn tới sự mất mát giờ lao động
rất nghiêm trọng”, không có khái niệm “vừa đủ” mà phải là “đã cố gắng
hết mình chưa”, “có thể làm được sản phẩm tốt hơn hay không”, “hãy
làm việc cần cù và sống thanh đạm”... Ấn Độ có thể không phải nước

sáng tạo ra máy vi tính, Internet... nhưng các sản phẩm phần mềm của
Ấn Độ hiện giờ khiến nước Mỹ và Tây Âu cũng phải kính nể với khả
năng sản xuất phần mềm xuất khẩu tại Bangalore, nơi được coi là
“Thung lũng Sillicon của Ấn Độ”. Và đất nước này còn tiến xa hơn nữa
bởi nguồn nhân lực dồi dào, đôi bàn tay khéo léo và bộ óc tinh nhanh và
có khả năng tiếp thu công nghệ cao: công nghệ thông tin, nghiên cứu vũ
trụ, năng lượng hạt nhân, công nghệ sinh học. Đài Loan cũng phát triển
mạnh nhờ đặc điểm này còn Thái Lan- đất nước nổi tiếng vì sản phẩm
rẻ (nhân công, nguyên liệu rẻ), du lịch vừa kết hợp đặc trưng văn hóa
dân tộc vừa thuận tiện kiểu Âu châu (cần gì có nấy) đã có những bước
tiến nhảy vọt... Những điển hình trên cũng là minh họa sống động cho
16
cách biết phát huy đặc trưng văn hóa phương Đông trong sự phát triển
hôm nay.
b. Nhân tố văn hóa trong sản xuất kinh doanh ở phương Tây
Lịch sử đã hình thành 2 vùng văn hóa lớn là phương Tây và phương
Đông: phương Tây là khu vực Tây- Bắc gồm toàn bộ châu Âu (đến dãy
Uran), phương Đông là khu vực Đông- Nam gồm châu á và châu
Phi. Hai vùng này có sự khác nhau về mọi mặt, từ môi trường sống cho
đến ngôn ngữ: trong khi ngôn ngữ phương Tây biến hình thì các ngôn
ngữ phương Đông chủ yếu là đơn lập. Trong khi người phương Tây
coi trọng cá nhân thì người phương Đông coi trọng cộng đồng. Môi
trường sống của người phương Đông là xứ nóng, mưa nhiều, với các
con sông lớn và đồng bằng trù phú. Còn phương Tây là xứ lạnh với
khí hậu khô không thích hợp cho thực vật sinh trưởng. Hai loại môi
trường này làm cư dân hai vùng phải sống bằng 2 nghề: phương
Đông sống bằng nghề trồng trọt là chủ yếu còn phương Tây lại
sống bằng nghề chăn nuôi. Do vậy làm xuất hiện hai loại hình văn
hóa: văn hóa gốc nông nghiệp đặc trưng phương Đông và văn hóa
gốc du mục đặc trưng cho phương Tây.

Loại hình văn hóa gốc du mục có đặc trưng: trong ứng xử với tự
nhiên thì nghề chăn nuôi buộc cư dân phải đưa gia súc đi đến những
nơi có cỏ do đó phải sống du cư, nay đây mai đó, ít phụ thuộc vào
thiên nhiên nên sinh ra coi thường tự nhiên dẫn đến tham vọng chinh
phục tự nhiên. Đó cũng là một trong những nhân tố khiến phương Tây
hơn hẳn phương Đông trong lĩnh vực chinh phục tự nhiên. Trong tổ
chức cộng đồng thì coi trọng sức mạnh, trọng tài, trọng võ, coi trọng
vai trò cá nhân và ứng xử theo nguyên tắc, luật định, do vậy người
phương Tây có lối sống thực dụng, ganh đua, cạnh tranh nhau một
cách khốc liệt. Trong dòng chảy của cuộc ganh đua, cạnh tranh này,
17
người phương Tây đã quên mất một yếu tố: tính nhân văn. Vì vậy
văn hóa phương Tây không mang đậm tính nhân văn như văn hóa
phương Đông.
Đề cập về nhân tố văn hóa trong kinh doanh, ở phương Tây đã sớm
được các nhà khoa học quan tâm. Trước hết phải kể nhà triết học
Pháp A.Comte (1798- 1857), người đã nêu ra quy luật về ba trạng
thái để trình bày ba giai đoạn phát triển tinh thần khác nhau tương ứng
với 3 giai đoạn phát triển kinh tế- kỹ thuật khác nhau, đó là kỷ
nguyên thần học, kỷ nguyên siêu hình và kỷ nguyên thực chứng.
Nhà xã hội học Marx Weber (1884- 1920) trong “Tinh thần đạo
Tin lành và Chủ nghĩa tư bản”, ông đã chứng minh sự ra đời của Chủ
nghĩa Tư bản bắt nguồn từ đạo Tin lành ở Tây Âu. Đạo Tin lành là
một tôn giáo cải cách chống lại Thiên chúa La Mã. Nó chủ trương chỉ
tin vào kinh thánh, mỗi người nên tực tiếp “thắt lưng buộc bụng”, rất
cần thiết cho thời kỳ tích lũy tư bản, góp phần ra đời của chủ nghĩa
tư bản châu Âu.
Ta có thể lấy đặc tính trong kinh doanh của người Mỹ để minh chứng
cho “tinh thần phương Tây”: thực dụng và hiệu quả là những yếu tố tiên
quyết. Mọi nơi trên nước Mỹ dựa hẳn vào tiếng tích tắc của thời gian,

tán gẫu được xem là “ngựa bị nhốt trong lồng” vì nó không đua được.
Công việc là trên tất cả và làm như thế nào không cần biết, chỉ biết ở kết
quả. Hợp doanh với nhau cụ thể và có hiệu quả trước, sau đó mới có
quan hệ tình cảm- xã hội. Người tiêu thụ sẵn sàng lái xe đi xa cả hàng
trăm km chỉ để mua được vài món hàng sale rẻ vài cent. Chỉ có 2 món
hàng duy nhất trong hệ thống có mặc cả là xe ô tô và nhạc. Mọi món
hàng bán lẻ, đều cộng gộp thêm từ 6%- 8% trị giá, gọi là “thuế bán”,
thuế này chính quyền thu sau. ăn quán đều phải cho tiền tip từ 1 USD
đến 20% trị giá bữa ăn. Bí ẩn sau cùng và quyết định doanh thu, đó là
lobby- tức “vận động hành lang”. Để có được một thương vụ, để lọt vào
18
hệ bán lẻ, hay để có một cơ hội tốt, đều phải biết lobby, tức “đút lót
chiêu đãi”, những nơi thuận lợi là trường đua ngựa nổi tiếng Churchill
Down, khu sòng bài Las Vegas.
Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng, đó chính là lý do tại sao các
doanh nghiệp khi muốn làm ăn với người Mỹ đều tìm hiểu phong cách
kinh doanh của họ. Ví dụ bạn có thể kinh doanh với một người Mỹ mà
không cần một quan hệ cá nhân nào (điều này hoàn toàn ngược lại với
phong cách kinh doanh Việt Nam nói riêng, phương Đông nói chung).
Hãy bắt đầu công việc bằng cách nêu rõ mục đích của bạn. Hãy tập trung
vào mục tiêu thay vì rào trước đón sau, quanh co. Người Mỹ thường dứt
khoát trong việc từ chối hoặc nhận lời mời. Người ta nói người Mỹ thực
dụng vì trong bữa ăn họ cũng có thể ký được hợp đồng, nhiều bữa ăn
hoặc các buổi chiêu đãi tại nhà hàng là nhằm trao đổi kinh doanh với
khách hàng. Người Mỹ luôn tận dụng thời gian một cách triệt để. Trong
một cuộc họp, nếu có vấn đề không hiểu, bạn nên hỏi trực tiếp người
diễn thuyết, không nên quay sang người bên cạnh, người Mỹ có thể hiểu
lầm đó là một hành động thô lỗ, không quan tâm đến người nói. Nói
chung họ không chịu đựng được những lời thì thầm của người châu á.
Người Mỹ luôn sử dụng hợp đồng trong mọi tình huống. Với họ hợp

đồng là kết thúc. Sau khi ký hợp đồng họ sẽ không chịu mang theo bất
cứ một trách nhiệm nào ngoài những điều khoản của hợp đồng. Do vậy,
một bản hợp đồng của người Mỹ thường rất dài. Trong công việc làm ăn,
người Mỹ coi việc nhận quà tặng đồng nghĩa với việc nhận hối lộ, họ
cũng không bao giờ tán gẫu hoặc bàn tán về đồng nghiệp. Đó là điều tối
kỵ.
Xét một cách tổng thể, văn hoá kinh doanh với những đặc điểm nội
hàm của nó đóng một vai trò quan trọng không chỉ trong nền kinh tế
mỗi gia đình, quốc gia, khu vực, thế giới mà còn giúp chúng ta nhận
19
diện, khám phá về nhân sinh quan, thế giới quan và thúc đẩy xã hội tiến
bộ của loài người ngày một hoàn thiện hơn.
20
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA KINH
DOANH Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA
1. Sự ra đời và phát triển văn hóa kinh doanh ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng văn hóa phương Đông, thuộc góc tận cùng
phía đông- nam nên có một nền văn hóa gốc nông nghiệp điển hình
mang đầy đủ các đặc trưng của văn hóa phương Đông.
Các đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp
Tiêu chí Văn hoá gốc nông nghiệp
Đặc trưng gốc: - Địa hình
- Nghề chính
- Cách sống
- Đồng bằng
- Trồng trọt
- Định cư
Ứng xử với môi trường tự nhiên Tôn trọng, sống hoà hợp với thiên
nhiên

Lối nhận thức, tư duy Thiên về tổng hợp và biện chứng
(trong quan hệ); chủ quan, cảm tính
và kinh nghiệm
Tổ chức cộng đồng:
- Nguyên tắc
- Cách thức
- Trọng tình, trọng đức, trọng văn
- Linh hoạt, dân chủ trong tập thể
ứng xử với môi trường xã hội Dung hợp trong tiếp nhận, mềm
dẻo, hiếu hoà trong đối phó
[7. nguồn: Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá VN, NXB Giáo dục, 1997]
Cuộc sống nông nghiệp, nhất là nông nghiệp lúa nước cùng một lúc phụ
thuộc vào tất cả mọi hiện tượng thiên nhiên, vì vậy, người nông dân
phải liên kết với nhau, dựa vào nhau mà sống. Do vậy trong văn hóa
Việt Nam, “tính cộng đồng” rất được đề cao, đó là nét đặc trưng số một
của làng xã Việt Nam. Cũng chính vì lẽ đó mà tổ chức cộng đồng của
21
Việt Nam có nét riêng biệt khác hẳn các nước khác. ở Việt Nam, con
người luôn hòa vào tập thể. Ngược lại, ở phương Tây, vai trò cá nhân
được coi trọng và khuyến khích. ở cấp độ làng xã, thì làng xã phương
Tây có tổ chức lỏng lẻo, rời rạc. Còn ở Việt Nam, làng xã có tổ chức
chặt chẽ, nó chính là môi trường sống, là tập thể cộng đồng chủ yếu
của người Việt Nam. Do nhu cầu ứng phó với môi trường tự nhiên và
môi trường xã hội, cả làng phải hợp sức mới có hiệu quả. Vì thế ở nông
thôn, người dân Việt Nam liên kết chặt chẽ với nhau tới mức “bán anh
em xa mua láng giềng gần”. Song cũng không phải vì thế người Việt
Nam xem nhẹ quan hệ huyết thống, “một giọt máu đào hơn ao nước lã”.
Đối với nền văn hóa gốc nông nghiệp như Việt Nam thì làng xã là đơn vị
cơ sở quan trọng nhất. Làng xã là một hình thức tổ chức nông thôn theo
địa bàn cư trú, nguyên tắc cơ bản là tính cộng đồng và tính tự trị. Tính

cộng đồng là sự liên kết các thành viên trong làng với nhau, mỗi người
đều hướng tới người khác. Tính cộng đồng nhấn mạnh vào sự đồng nhất.
Do vậy, người Việt Nam luôn đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ nhau. Và đó
cũng chính là cơ sở tạo nên tinh thần tự lập cộng đồng. Mỗi làng, mỗi
tập thể phải tự lo lấy mọi việc để đảm bảo đời sống của mình, từ đó hình
thành nên nếp sống tự cấp tự túc ở nông thôn Việt Nam.
Trong làng xã Việt Nam, người dân ứng xử theo nguyên tắc trọng nghĩa,
tất yếu dẫn đến trọng đức, trọng văn... Thái độ trọng đức thể hiện ngay
trong việc tuyển lựa nhân tài: “ngoài những khoa thi mở hàng năm ta còn
có thêm khoa Hiếu liêm... để tuyển dụng cả những người không có học
hay vì một lẽ gì đó học mà không đi thi, phần nhiều là người hiền đức
được dân chúng cả vùng hâm mộ mà đề cử lên cho vua dùng, tin tưởng
rằng những người ấy được dùng thì dân sẽ được nhờ” [2. Lê Văn Siêu,
Nếp sống tình cảm của người Việt Nam, NXB Cà Mau, 1993]. Nguyên
22
tắc trọng tình kết hợp lối tư duy tổng hợp và biện chứng đã dẫn đến lối
sống linh hoạt, luôn biến đổi cho thích hợp với từng hoàn cảnh sống cụ
thể. Mặt trái của tính linh hoạt là thói tùy tiện: co giãn giờ giấc, thiếu tôn
trọng pháp luật... Nó dẫn đến tệ “đi cửa sau” để giải quyết công việc. Lối
sống trọng tình nghĩa, đạo lý, lối ứng xử thiên về tình cảm là một trong
những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển ý thức pháp luật và các quan
hệ pháp lý. Nhưng ta cũng không thể phủ nhận vai trò của nó trong việc
góp phần làm ổn định xã hội tạo nên nét đẹp độc đáo trong quan hệ giữa
con người với con người.
ở Việt Nam, văn hóa làng xã càng nổi bật, rõ nét bao nhiêu thì văn hóa
đô thị càng mờ nhạt bấy nhiêu. Sức mạnh của truyền thống văn hóa nông
nghiệp đã không cho phép nông thôn Việt Nam tự chuyển thành đô thị.
Vì vậy ở Việt Nam có những làng xã nông thôn thực hiện chức năng
kinh tế của đô thị, đó là các “làng công thương” như làng Bát Tràng (Gia
Lâm, Hà Nội), làng làm đồ gốm, làng Bưởi (Từ Liêm, Hà Nội), làng

giấy... Do tính cộng đồng, cả làng làm cùng một nghề tạo ra cùng một
loại sản phẩm hay buôn cùng một mặt hàng nên không có trao đổi nội
bộ. Mặt khác do tính tự trị, người dân trong làng sống tự túc khép kín, ít
có nhu cầu buôn bán giao lưu với bên ngoài nên đã khiến cho các “làng
công thương” này không thể trở thành đô thị được. Nông thôn Việt Nam
không những kìm hãm không cho làng xã phát triển thành đô thị mà còn
chi phối đô thị một cách quá đáng làm cho đô thị chịu ảnh hưởng và
mang đậm nét văn hóa nông thôn. Một sự ảnh hưởng “vô lý” nhất của
tính cộng đồng của nông thôn đối với đô thị là việc hình thành
“phường” ở đô thị. Phường là cộng đồng những người làm cùng một
nghề ở một một làng quê nhưng vì lý do khác nhau, họ rời bỏ làng quê
vào đô thị làm ăn, cùng sống trên một dãy phố. Mỗi phố thường sản
xuất, buôn bán một loại hàng hóa riêng. Nếu như áp dụng phương
pháp suy lý hình thức của phương Tây để giải thích hiện tượng này
23
thì sẽ khó mà có kết quả. Nhưng nếu nhìn nhận vấn đề theo “nhân tố
văn hóa” thì nguyên nhân của hiện tượng này dường như rất rõ ràng.
Đó vẫn là tính cộng đồng và tính tự trị. “Trước hết do tính cộng đồng
mà cách tổ chức theo phường tỏ ra có lợi cho người bán: họ có điều
kiện tương tự, giúp đỡ nhau trong việc định giá, giữ giá, vay mượn
hàng, giới thiệu khách hàng cho nhau... Mặt khác do tính tự trị dẫn
đến nếp sống tự cấp tự túc, dân không có nhu cầu mua bán, cho nên
người buôn bán phải gian lận để kiếm sống..., về mặt này, cách tổ
chức theo phường tỏ ra có lợi cho người mua: tuy mất công đi xa để
mua hàng, nhưng bù vào đó người mua có điều kiện khảo giá, và vì
hàng nhiều nên ít có nguy cơ hàng giả” [7. Trần Ngọc Thêm, sách đã
dẫn, trang 118].
Đã kinh doanh thì phải có lời. Nhưng phương Tây thường đạt đồng lời
bằng cách cạnh tranh và cố gắng chiếm giữ lòng tin của khách
hàng . Còn ở Việt Nam truyền thống thì ngược lại, các thương nhân cấu

kết với nhau để chèn ép khách hàng. Xét về nguồn gốc sâu xa những
cách thức đó chịu ảnh hưởng rất lớn của nhân tố văn hóa. Đó là trong
quá khứ, còn trong hiện tại? Nhân tố văn hóa cho đến nay vẫn tác
động đến sản xuất kinh doanh, đặc biệt hoạt động huy động vốn của
các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh. Theo số liệu báo cáo
của Viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội thuộc Bộ Lao động,
thương binh và xã hội thì đối với các doanh nghiệp thành thị, 91%
vốn doanh nghiệp là vốn tự có, tiếp đến là vốn vay bạn bè, anh em
họ hàng không phải trả lãi (3%), vốn vay ngân hàng chiếm chưa đến
1%. Đối với doanh nghiệp nông thôn thì con số tương ứng là
90%, 4% và 2%. Điều đó chứng tỏ một thực tế các doanh nghiệp vừa và
nhỏ ngoài quốc doanh không tiếp cận được các nguồn vốn từ khu vực
tài chính chính thức (Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng...) và ngoài
24
nguồn vốn tự có thì nguồn vốn vay bạn bè, anh em họ hàng không
phải trả lãi có ý nghĩa rất quan trọng. Nó thể hiện tính cộng đồng của
văn hóa Việt Nam trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hay cụ thể
hơn, nó thể hiện sự tương trợ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống nói
chung và trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng. Trong quá
trình sản xuất kinh doanh thì vốn của doanh nghiệp luôn luôn vận động.
Sẽ có một khoản vốn đầu tư vào tài sản cố định và khoản vốn này
thường là vốn tự có hoặc vốn vay dài hạn. Một khoản vốn khác được đầu
tư để mua các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất gọi là vốn lưu động.
Vốn lưu động luôn biến động về số lượng cũng như hình thái. Có lúc
lượng vốn lưu động không cần nhiều nhưng lượng vốn lưu động cần cho
sản xuất kinh doanh lại rất lớn. Để đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh
các doanh nghiệp thường phải đi vay. Khi đi vay thì trước tiên là các
khoản vay của anh em bạn bè, họ hàng... vì nguồn vốn này có đặc điểm
là không phải trả lãi suất, không phải thế chấp tài sản, cách thức tiến
hành dễ dàng. Sau đó họ mới tìm đến các nguồn vốn chính thức vì nguồn

vốn này có khả năng đáp ứng nhu cầu lớn về vốn.
2. Điều kiện để xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh ở Việt
Nam
Trong kinh tế thị trường hiện đại, toàn cầu hóa là thành tựu của văn
minh, văn hóa nhân loại, nó tự điều chỉnh, hoàn thiện và thúc đẩy nhân
loại tiến lên. Nó không chỉ thích hợp cho sáng tạo mà nó còn đòi hỏi sự
sáng tạo, và đó là động lực cho tiến bộ của khoa học công nghệ được vận
dụng vào thực tế. Nhà nước phải bổ sung cho kinh tế thị trường, khắc
phục hay giảm bớt những khuyết tật của nó để hướng tới một xã hội
phồn vinh hơn. nơi mà “của cải tuôn ra dào dạt”, công bằng và tự do, nơi
mà “sự tự do của mỗi một người là điều kiện cho sự tự do của tất cả mọi
người” [3. trích từ Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản của Karl Mark].
25

×