Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch: Giải thích các hiện tượng bão, lụt, động đất, tuyết rơi và sự lở tuyết, sự hình thành karst đá vôi, màu của các loại nước biển và các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển ở Việt Nam. Có trích dẫn tài liệu tham khảo chính xác.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.41 KB, 30 trang )

NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH

Bài tập 2: Giải thích các hiện tượng bão, lụt, động đất, tuyết rơi và sự lở tuyết,
sự hình thành karst đá vơi, màu của các loại nước biển và các hệ sinh thái
rừng, hệ sinh thái biển ở Việt Nam. Có trích dẫn tài liệu tham khảo chính xác.

I. HIỆN TƯỢNG BÃO
1.1. Khái niệm bão
Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực
đoan.
Ở Việt Nam, thuật ngữ "bão" thường được hiểu là bão nhiệt đới, là hiện tượng thời
tiết đặc biệt nguy hiểm chỉ xuất hiện trên các vùng biển nhiệt đới, thường có gió
mạnh và mưalớn. Tuy thế, thuật ngữ này rộng hơn bao gồm cả các cơn dông và các
hiện tượng khác hiếm gặp ở Việt Nam như bão tuyết, bão cát, bão bụi...
1.2. Giải thích hiện tượng Bão
Bão là xốy thuận quy mơ synop (500–1000 km) khơng có front, phát triển
trên miền biển nhiệt đới hay cận nhiệt đới ở mực bất kỳ và có hồn lưu xác định.
Trong khơng gian ba chiều, bão là một cột xoáy khổng lồ, ở tầng thấp (khoảng 0–3
km) khơng khí nóng ẩm chuyển động xoắn trơn ốc ngược chiều kim đồng hồ (ở
Bắc Bán Cầu) hội tụ vào tâm, chuyển động thẳng đứng lên trên trong thành mắt
bão và toả ra ngoài ở trên đỉnh theo chiều ngược lại. Ở chính giữa trung tâm của
cơn bão khơng khí chuyển động giáng xuống, tạo nên vùng quang mây ở mắt bão.
Các thành phần chính của bão bao gồm:
- Các dải mưa ở rìa ngồi: Thành mắt bão là tường mây bao quanh mắt bão bao
gồm các đám mây dông phát triển lên rất cao. Đây là khu vực có gió mạnh nhất và
gây mưa lớn nhất trong bão.

1


- Mắt bão nằm ở chính giữa: Thành mắt bão là tường mây bao quanh mắt bão bao


gồm các đám mây dông phát triển lên rất cao. Đây là khu vực có gió mạnh nhất và
gây mưa lớn nhất trong bão.
- Thành mắt bão nằm ngay sát mắt bão: Thành mắt bão là tường mây bao quanh
mắt bão bao gồm các đám mây dông phát triển lên rất cao. Đây là khu vực có gió
mạnh nhất và gây mưa lớn nhất trong bão.
Giá trị khí áp nhỏ nhất tại tâm bão và tăng dần ra phía rìa bão. Càng vào gần
tâm, cường độ gió bão càng mạnh, khu vực tốc độ gió mạnh nhất cách tâm bão
khoảng vài chục km. Vào vùng mắt bão gió đột ngột yếu hẳn, tốc độ gió gần bằng
khơng. Khi qua khỏi vùng mắt bão gió lại đột ngột mạnh lên nhưng có hướng
ngược lại, đây chính là tính chất ảnh hưởng nguy hiểm nhất của bão.
Một số khái niệm khác về Bão:
- Bão mạnh là bão đạt từ cấp 10 đến cấp 11.
- Bão rất mạnh là bão đạt từ cấp 12 trở lên.
- Bão đổ bộ là khi tâm bão đã vào đất liền.
- Bão tan là bão đã suy yếu thành vùng áp thấp, sức gió mạnh nhất dưới cấp 6.
- Vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão hoặc áp thấp nhiệt đới là vùng có gió
mạnh từ cấp 6 trở lên do bão hoặc áp thấp nhiệt đới gây ra.
- Bão xa: khi bão hoạt động ở phía đơng kinh tuyến 120o Đơng, phía nam vĩ tuyến
05o Bắc và phía bắc vĩ tuyến 22o Bắc nhưng có khả năng di chuyển vào Biển
Đông trong 24 giờ tới.
- Bão trên Biển Đông: khi tâm bão vượt qua kinh tuyến 120o Đông, vĩ tuyến 05o
Bắc và vĩ tuyến 22o Bắc vào Biển Đơng hoặc bão phát sinh trên Biển Đơng, có vị
trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta trên 1.000 km, hoặc
khi vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta từ 500 đến
1.000 km và chưa có khả năng di chuyển về phía đất liền nước ta trong 24 giờ đến
48 giờ tới.
- Bão gần bờ: khi vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta
từ 500 đến 1.000 km và có khả năng di chuyển về phía đất liền nước ta trong 24
2



giờ đến 48 giờ tới, hoặc khi vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất
liền nước ta từ 300 đến dưới 500 km và chưa có khả năng di chuyển về phía đất
liền nước ta trong 24 giờ đến 48 giờ tới.
- Bão khẩn cấp: khi vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước
ta từ 300 đến 500 km và có khả năng di chuyển về phía đất liền nước ta trong 24
giờ đến 48 giờ tới hoặc khi vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền
nước ta dưới 300 km;
Hoặc khi bão đã đổ bộ vào đất liền nước ta và sức gió mạnh nhất vẫn còn từ cấp 8
trở lên, hoặc khi bão đã đổ bộ vào nước khác nhưng sức gió mạnh nhất vẫn cịn từ
cấp 8 trở lên và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta trong 24 giờ đến 48
giờ tới.
- Tin cuối cùng về cơn bão: khi bão đã tan hoặc bão di chuyển ra ngoài Biển Đơng
nhưng khơng có khả năng quay trở lại Biển Đông trong 24 giờ tới, hoặc bão đã đổ
bộ vào nước khác và khơng cịn khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta.
Tài liệu tham khảo:

2. HIỆN TƯỢNG LỤT
2.1.

Khái niệm

Lụt là hiện tượng nước trong sông, hồ tràn ngập một vùng đất. Lụt cũng có
thể dung để chỉ ngập do thủy chiều, nước biển dâng do bão. Lụt có thể xuất hiện
khi nước trong sơng, hồ tràn qua đê hoặc gây vỡ đê làm cho nước tràn vào các
vùng đất được đê bảo vệ. Trong khi kích thước của hồ hoặc các vực nước có thể
thay đổi theo mùa phụ thuộc vào dáng thủy (hướng dòng chảy) tuyết tan, nó khơng
có nghĩa là lũ lụt trừ khi hiện tượng nước này tràn ra gây nguy hiểm cho các vùng
đất như làng, thành phố hoặc khu định cư khác.
2.2. Các loại lụt điển hình và nguyên nhân

a. Lụt ven sông
- Lụt chậm: Do mưa kéo dài (thường gặp ở các vùng nhiệt đới) hay do tuyết
tan nhanh (thường ở vùng ôn đới) làm lượng nước đổ xuống vượt mức chứa của
3


kênh đào hay sơng ngịi. Mưa rào, mưa bão, áp thấp nhiệt đới là những nguyên
nhân khác của lụt chậm
- Lụt nhanh: sảy ra nhanh chóng và thường là do các cơn bão mạnh mưa lớn
gây ra
b. Lụt hạ lưu: Thường do ảnh hưởng kết hợp: sức gió mạnh của bão làm cho triều
cường dâng cao
c. Lụt ven biển : Do những cơn bảo biển dữ dội hay thảm họa khác như song thần
d. Lụt do thảm họa: Các nguyên nhận khác như vỡ đê, động đất, núi lửa... cũng có
thể dẫn đến lụt
e. Lụt do con người: Tại nạn do con người gây ra với kênh đào hoặc đường ống
f. Lý do khác: Lụt sảy ra do nước tích lại trên một bề mặt khơng có khả năng thấm
nước. Ví dụ: mưa sẽ làm ẩm mặt đất nhưng mưa kéo dài làm giảm và làm mất khả
năng thấm nước của đất nên nước sẽ đọng lại trên mặt đất. Nếu mưa kéo dài lượng
nước sẽ tăng trong khi lượng nước mất đi do bay hơi không đáng kể dần dần sẽ gây
ra lụt hoặc có thể gây ra lụt khi nhiều cơn bão tràn qua.
2.3. Những tác động của lụt
- Tác động trước mắt
-Phá hủy vật chất: lụt có thể làm hại, gây hư hỏng hay sập đổ hoàn tồn các
cơng trình giao thong như cầu, cống, đường tàu, hệ thống thoát nước, nhà cửa…
-Thương vong: người và động vật bị chết đuối hoặc thương do tai nạn do
ngập nước gây ra
- Tác động thứ cấp
- Ảnh hưởng đến nước sinh hoạt nói riêng và nguồn nước nói chung: nước bị
ô nhiễm do nước mang theo nhiều chất thải từ cống, rãnh, ao hồ tràn lên đường

phố, nhà, khu vực các vịi nước cơng cộng… gây khan hiếm nước uống và nhiều
tình trạng khác…
- Bệnh cho người và động vật: do về sinh kém, do các bệnh truyền nhiễm
dựa vào nước để phát tán. Trong điều kiện ấy, bệnh dịch dễ dàng nảy sinh và lây
4


lan, bởi đa số dịch bệnh đều truyền trong nước nhanh hơn là trong khơng khí, ví dụ
như dịch tả.
- Bệnh hại trong nông nghiệp: gây ngập các khu vực trồng trọt nên có thể
làm giảm năng suất, là nguyên nhân gây ra mất mùa, gây khan hiếm lương thực.
nhiều lồi thực vật khơng có khả năng chịu úng sẽ bị chết.
2.4.

Cách đối phó


Hệ thống đê điều phải ln được cải tạo tu bổ đảm bảo an tồn tránh tình
trạng vỡ đê, đê điều, mương, cỗng, rảnh phải luôn đảm bảo khơi thơng thốt nước
tốt

Xây dựng hệ thống thốt nước bằng bê tơng để đảm bảo thốt nước tốt nhất
hiệu quả nhất

Phải có hệ thống dự báo thời tiết đưa những tin tức kịp thời hoặc dự báo
trước để kịp thời có những biện pháp phịng trống

Ln đề cao cảnh giác, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người
dân về lụt, cũng như cung cấp thong tin về những biện pháp kịp thời khi sảy ra tình
trạng lụt



Trồng cây phủ xanh đất trống đồi trọc


Bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp, hạn chế chất thải khí thái gây ảnh hưởng
tới hiện tượng nhiệt độ trái đất tang làm tan bang ở bắc cực…….

3. HIỆN TƯỢNG ĐỘNG ĐẤT
3.1. Khái niệm
Trong quan niệm thơng thường thì động đất được hiểu là các rung chuyển đủ
mạnh trên diện tích đủ lớn, ở mức nhiều người cảm nhận được, có để lại các dấu
vết phá hủy hay nứt đất ở vùng đó. Về mặt vật lý, các rung chuyển đó phải có biên
độ đủ lớn, có thể vượt giới hạn đàn hồi của mơi trường đất đá và gây nứt vỡ. Nó
ứng với động đất có nguồn gốc tự nhiên, hoặc mở rộng đến các vụ thử hạt nhân.

5


Chú ý rằng các địa chấn kế tại các trạm quan sát địa chấn được thiết kế để ghi nhận
các động đất dạng như vậy, và lọc bỏ các chấn động do dân sinh gây ra.


Những trận động đất xảy ra tại ranh giới được gọi là động đất xuyên đĩa,


Những trận động đất xảy ra trong một đĩa hiếm hơn được gọi là động đất
trong đĩa
Động đất xảy ra hằng ngày trên Trái Đất, nhưng hầu hết không đáng chú ý
và không gây ra thiệt hại. Động đất lớn có thể gây thiệt hại trầm trọng về tài sản và

nhân mạng bằng nhiều cách. Tác động trực tiếp của trận động đất rung cuộn mặt
đất thường gây ra nhiều thiệt hại nhất. Các rung động này có biên độ lớn, vượt giới
hạn đàn hồi của môi trường đất đá hay cơng trình và gây nứt vỡ. Tác động thứ cấp
của động đất là kích động lở tuyết, động đất, sóng thần, nước triều giả, vỡ đê. Sau
cùng là hỏa hoạn do các hệ thống cung cấp năng lượng điện , ga .. bị hư hại.
Trong hầu hết trường hợp động đất tự nhiên là chuỗi các vụ động đất có
cường độ khác nhau, kéo dài trong thời gian nhất định, cỡ vài ngày đến vài tháng.
Trong chuỗi đó thì trận động đất mạnh nhất gọi là động đất chính cịn những lần
yếu hơn thì gọi là dư chấn .du chấn trước động đất chính gọi là tiền chấn cịn sau
động đất chính gọi là "Aftershock”
Năng lượng của động đất được trải dài trong một diện tích lớn, và trong các trận
động đất lớn có thể trải hết tồn cầu. Các nhà khoa học thường có thể định được
điểm mà các sóng địa chấn được bắt đầu. Điểm này được gọi là chấn tiêu hình
chiếu của điểm này lên mặt đất được gọi là chấn tâm.
Các trận động đất xảy ra dưới đáy biển có thể gây ra lở đất hay biến dạng đáy biển
làm phát sinh sóng thần.
3.2. Lý giải hiện tượng
Theo nghĩa rộng thì động đất dùng để chỉ các rung chuyển của mặt đất. Chúng gây
ra bởi các nguyên nhân:
a. Nội sinh - Liên quan đến vận động phun trào núi lửa, vận động kiến tạo ở các
đới hút chìm các hoạt động đứt gãy

6



Các nhà khoa học cho rằng thạch quyển được hình thành từ 7 mảng lớn và
các mảng nhỏ, bao gồm cả phần lục địa và phần đáy đại dương . trong khi di
chuyển của các mảng kiến tạo có thể xơ vào nhau ,


Khi 2 mảng lục địa xơ vào nhau ở chỗ tiếp xúc của chúng ven bờ các mảng ,
đá sẽ bị nén ép lại và nhô lên hình thành các dãy núi. Đó cũng là ngun nhân xảy
ra động đất.

Khi 2 mảng kiến tạo tách xa nhau ở các chỗ tách thì macma nóng chảy sẽ
nhơ lên tạo ra các dãy núi ngầm và kèm theo các hiện tượng động đất hoặc núi lửa
phun trào.
b. Ngoại sinh - Thiên thạch va chạm vào trái đất, các vụ trượt lở đất đá với khối
lượng lớn.
c. Nhân sinh: Hoạt động của con người gồm cả gây rung động không chủ ý, hay
các kích động có chủ ý trong khảo sát hoặc trong khai thác hay xây dựng, đặc biệt
là các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất

4. TUYẾT RƠI VÀ SỰ LỞ TUYẾT
4.1. Tuyết rơi
Tuyết là dạng kết tủa của tinh thể nước đá dưới áp suất khơng khí của Trái
đất. Mùa đông nhiệt độ thấp, ở những nước hay có tuyết rơi nhiệt độ mặt đất
thường xuống dưới 0 độ C, nhiệt độ trên các tầng mây vô cùng lạnh.
Tầng khơng khí càng trên cao thì nhiệt độ lại càng thấp, hơi nước ở những đám
mây trực tiếp kết dính thành những bơng tuyết nhỏ, khi những bơng tuyết này
nhiều lên sẽ nặng, khiến khơng khí lưu thơng không thể “kéo” và rơi xuống mặt đất
tạo nên hiện tượng tuyết rơi. Nếu như có luồng khơng khí tương đối mạnh lưu
thơng trên luồng khơng khí này thì những bông tuyết càng lớn hơn khi rơi xuống
đất. Thông thường bông tuyết được sản sinh ở phần lạnh nhất của đám mây.
Như vậy, tuyết hình thành từ những hạt nước nhỏ li ti kết thành những hạt
vật chất. Không giống mưa được tạo thành bởi những phân tử nước nhỏ gặp nhiệt
độ thấp kết tạo thành hạt mưa, các tinh thể nước đá kết lại ở nhiệt độ thấp hơn,
7



đóng thành băng ngay lập tức và tạo thành bơng tuyết. Khi đủ nặng sẽ rơi xuống
mặt đất. Sự định dạng tinh thể tuyết phụ thuộc vào cấu trúc phân tử nước (góc 60°
hay 120°) và nhiệt độ khơng khí. Dưới nhiệt độ thấp, tinh thể tuyết hình lăng trụ
được hình thành, ở nhiệt độ cao hơn là hình ngơi sao. Đây là 2 dạng cơ bản, ngoài
ra, sự va chạm của chúng còn tạo ra các tinh thể mới (có hơn 6000 kiểu tinh thể).
Một số thơng tin khác về tuyết:
- Vì sao bơng tuyết có hình lục giác? Một bơng tuyết có cấu tạo cơ bản từ
nhiều phơi băng. Mỗi phôi băng lại do 5 phân tử nước kết hợp với nhau tạo thành.
Trong đó, 4 phân tử nằm ở 4 góc của khối tứ diện, cịn phân tử thứ 5 nằm ở trung
tâm. Một bông tuyết gồm nhiều phơi băng kết hàng lại với nhau. Mỗi hình trịn là
một phân tử nước. Đỉnh của hình tứ diện này nối với đáy của tứ diện kia tạo thành
hình lục giác trong kết cấu của bông tuyết.
Tuy nhiên, nếu chỉ đơn giản là kết hợp các phôi nước ở trạng thái tĩnh thơi thì chưa
hẳn đã có những bơng hoa tuyết đối xứng. Các nhà khoa học cho biết, khi bay
trong không trung, bản thân bông tuyết luôn xoay quanh trục của chính nó, vì vậy
nó rất cân xứng và ln giữ được hình dạng lục giác trong q trình vận động.
Ngồi ra, các hình dạng phổ biến của bông tuyết là dạng ngôi sao, dạng lăng trụ và
hỗn hợp.

- Nhiệt độ và khơng khí như thế nào để có tuyết? Nhiệt độ trên 0 độ C chắc
chắn khơng có tuyết, nhưng dù thời tiết rất lạnh, có thể xuống dưới 0 độ C mà
khơng khí khơ thì cũng không thể thấy tuyết rơi.
Tuyết chỉ rơi khi trong không khí cịn một lượng hơi nước nhất định, khi trời
khơng quá lạnh (vài ngày trước khi có tuyết rơi bầu trời thường giăng mây âm u).
Khơng khí càng lạnh, bầu trời càng giữ được ít hơi nước bởi vì hầu hết hơi nước đã
ngưng tụ hoặc thăng hoa thành mưa hay tuyết ở nhiệt độ cao hơn, do đó khơng cịn
đủ nước để đơng tụ thành tuyết. Ngồi ra, để có tuyết rơi thì nhiệt độ thấp nhất
định là dưới -10 độ C, ở trên các đám mây sẽ bắt đầu xuất hiện các tinh thể tuyết,
chúng kết hợp lại với nhau tạo thành các đám tuyết rơi xuống đất.


8


- Vì sao bơng tuyết có màu trắng ? Bơng tuyết màu trắng đơn giản là khi tia
sáng mặt trời xâm nhập vào một hạt tuyết, nó sẽ nhanh chóng bị tán xạ bởi vô số
những tinh thể băng và túi khí bên trong; gần như tồn bộ tia sáng bị bật ngược trở
lại và ra khỏi hạt tuyết vì thế tuyết giữ nguyên màu sắc của ánh sáng Mặt trời là
màu trắng.
- Vì sao tuyết tan lạnh hơn khi tuyết rơi? Lý do khá dễ hiểu là trong quá
trình tuyết tan, cần phải hấp thu rất nhiều nhiệt lượng, do đó khơng khí càng trở
nên lạnh hơn. Ngược lại, khi tuyết rơi hoặc nước kết băng, nước và tuyết sẽ phóng
thích một số nhiệt lượng ra bên ngồi. Do đó, ta cảm thấy thời tiết trở nên ấm hơn
trước đó. Thực ra cảm giác nóng hay lạnh chủ yếu quyết định bởi việc cơ thể con
người tỏa ra nhiệt lượng hay hấp thu nhiệt lượng. Khi tuyết tan, cần phải hấp thụ
một lượng lớn nhiệt lượng, khơng khí liền bị làm lạnh đi, cơ thể con người lại bị
không khí làm lạnh. Hay nói cách khác là lúc đó tuyết hấp thụ nhiệt lượng từ
khơng khí, khơng khí lại lấy nhiệt lượng từ con người, con người đương nhiên là
cảm thấy lạnh. Ngược lại, khi tuyết rơi, thậm chí là khi tuyết đóng băng, nước sẽ
tỏa ra nhiệt lượng, khơng khí cũng sẽ khơng q lạnh nữa.
Theo các nhà khoa học, 1g băng tan chảy thành nước ở 0 độ C cần hấp thu 334,4
micron (80kcal) nhiệt lượng, cho nên khi một vùng lớn tuyết tan thì nhiệt lượng
cần hấp thu cũng phải tương đương.
-Tại sao tuyết lại rơi nhiều trong khi Trái Đất đang ấm lên? Trên thực tế,
Trái đất đang ấm lên khơng có nghĩa tất cả mọi điểm trên nó cũng vậy. Nước tồn
tại trên Trái đất ở cả ba dạng khác nhau: lỏng, rắn và hơi. Theo chu kỳ tuần hồn
thơng thường của nước, nước ở đại dương bốc hơi lên, ngưng tụ thành mây, mây sẽ
tạo mưa và mưa sẽ thấm xuống đất rồi chảy ra sông, biển. Khi nhiệt độ tăng, nước
ở sông, biển, đại dương sẽ bốc hơi nhiều hơn và chúng ta sẽ có nhiều mây hơn, dẫn
tới mưa và tuyết sẽ rơi xuống nhiều hơn tại một số nơi. Do vậy, hiện tượng ấm lên
của Trái đất cũng là một trong các nguyên nhân cơ bản tạo ra các trận lũ lụt “nặng”

ngày nay.
4.2 Sự lở tuyết
Trong một khu vực có nhiều tuyết, tuyết trên mặt đất sẽ tạo thành các lớp tuyết.
Các lớp tuyết có đặc tính khác nhau do hình dạng của các tinh thể trong lớp. Chẳng
hạn như các tinh thể lục giác có tính liên kết cao hơn các tinh thể hình kim do vậy
9


nó tạo nên một lớp tuyết có độ ổn định cao. Ngoài ra, khi hơi nước và sương kết
hợp với các tinh thể tuyết sẽ tạo nên “sương muối”. Sương muối “nặng” sẽ lắng
đọng tọa thành bông tuyết – tạo ra lớp tuyết không ổn định. Các lớp tuyết cũng bị
thay đổi do các tác động của thời tiết :
-Nếu mặt trên của lớp tuyết bị tan và đóng băng lại sau đó, nó sẽ tạo nên lớp băng
trơn.
-Nếu khơng khí trên mặt tuyết dạng sương, nó sẽ tạo ra tinh thể sương muối nhẹ.
-Nếu lớp tuyết trên mặt tan ra và đóng băng lại nhiều lần, nó sẽ tạo ra một bề mặt
với nhiều lỗ hổng khơng khí bên trong.
Mặt khác, sự thay đổi trong lớp tuyết cũng xảy ra do sự chênh lệch nhiệt độ
giữa các lớp tuyết trên và dưới. Lớp tuyết ở đáy có nhiệt độ gần 0 độ C (nhiệt độ từ
mặt đất) trong khi lớp tuyết phía trên có nhiệt độ sát với nhiệt độ trong khơng khí.
Trong một lớp tuyết mà có sự chênh lệch lớn về nhiệt độ thì nó sẽ tạo ra các tinh
thể phẳng. Một lớp tuyết mà tồn tại nhiều tinh thể phẳng chính là một mối nguy
hiểm khơng báo trước.
4.2.1 Sự hình thành tuyết lở
Một vụ tuyết lở gồm có ba yếu tố : tuyết, bề mặt dốc và tác động.
Nếu các lớp tuyết yếu ở gần bề mặt, nó sẽ tạo ra một thác tuyết dạng chữ V
dọc theo triền núi và có độ bám dính khơng cao – như dạng một đụn cát,khi có tác
động mạnh, tuyết sẽ sụt lở. Nếu lớp tuyết yếu ở sâu trong lớp băng tuyết nó sẽ gây
ra một trận lở sàn – mức độ nguy hiểm cao hơn. Mức độ của một trận tuyết lở sàn
phục thuộc vào độ sâu của lớp tuyết yếu, lớp tuyết yếu càng ở sâu thì trận tut lớ

càng có cường độ mạnh.
Các trận tuyết lở thường xuất hiện ở sườn núi có độ dốc 25 – 60 độ so với
mặt độc. Dưới mức dốc 25 độ thì khơng đủ điều kiện tạo ra tuyết lở, cịn trên 60 độ
thì thường xun xảy ra hiện tượng sụt tuyết nhỏ nên khơng thể có tuyết lở. Thông
thường độ dốc từ 35-45 là lý tưởng cho các trận lở tuyết.

10


Sự thay đổi của thời tiết là nguyên nhân chính gây ra các trận lở tuyết. Một khi bắt
đầu nó sẽ chia ra 3 phân đoạn:
+Khu vực bắt đầu: thường trên dòng cây hoặc sườn núi nơi mà các ụ tuyết vỡ ra
+Trên đường di chuyển : dọc theo sườn núi, cuốn theo các vật cản trên đường đi
+Kết thúc : nơi mà tuyết và các vật cản dừng lại.
Khi tuyết dừng lại, nó nhanh chóng đơng cứng lại rắn chắc như bê tơng do vậy gây
ra nhiều khó khăn trong việc cứu hộ.
4.2.2 Kiểm soát và ngăn chặn tuyết lở
Tuyết lở là mối đe dọa lớn đối với cuộc sống con người về cả tính mạng và
tài sản, nó cịn phá hoại nhiều cơng trình, nhà cửa, gây tắc nghẽn hệ thống giao
thông, ảnh hưởng đến nền kinh tế địa phương. Do vậy, các tổ chức thường xuyên
kiểm tra và áp dụng các kỹ thuật nhằm phòng tránh tuyết lở. Một kỹ thuật thường
được áp dụng đó là cố tình tạo ra các vụ sụt tuyết nhỏ. Các nhà khoa học sẽ nghiên
cứu các lớp băng tuyết bằng cách sử dụng sóng rada sau đó họ sử dụng chất nổ để
tạo nên các vụ sụt lở. Mặt khác, họ cũng có thể dùng phương pháp trượt tuyết dọc
theo đường nứt gãy.
Một phương pháp khác đó là ngăn chặn các điều kiện dẫn đến tuyết lở hoặc cản trở
dòng chảy của tuyết. Ở một vài nơi, họ bố trí các rào chắn, lưới và các chướng ngại
vật ngăn gió, cản trở việc hình thành các lớp tuyết dày. Tuy nhiên, tuyết lở vẫn có
thể xảy ra dù có các phương pháp phòng ngừa do vậy điều quan trọng nhất là sớm
có các thơng báo kịp thời khi xảy ra tuyết lở.

5. SỰ HÌNH THÀNH KARST ĐÁ VƠI.
5.1.Các khái niệm liên quan.
Thuật ngữ Karst dùng để chỉ một loại đá đặc biệt có đặc tính nổi trội là có
thể hồ tan trong nước tạo thành các hang hốc, lỗ hổng.
Karst (tiếng Đức: Karst) là hiện tượng phong hóa đặc trưng của những miền núi đá
vơi bị nước chảy xói mịn. Sự xói mịn khơng phải do cơ chế lực cơ học, mà chủ
yếu là do khí điơxít cacbon (CO2) trong khơng khí hịa tan vào nước, cộng với các
ion dương của hyđrơ (H+) tạo thành axít cacbonic. Axít cacbonic là thủ phạm
11


chính trong q trình ăn mịn đá vơi. Sản phẩm tự nhiên của q trình phong hóa
karst là các hang động với các nhũ đá, măng đá, sông suối ngầm,... Các sản phẩm
tự nhiên nổi tiếng tại Việt Nam là: vịnh Hạ Long, động Phong Nha (Quảng Bình),
hồ Thang Hen (Cao Bằng), động Hương Tích (chùa Hương Hà Tây)...
(Từ Karst là tên gọi cho Kras, một khu vực ở Slovenia dọc theo bờ biển Adriatic và
nằm trên một cao nguyên đá vơi).
Địa hình karst là địa hình của các kiểu phân rã đặc trưng thông thường được
đánh dấu bởi các hệ thống thoát nước theo hang động ngầm dưới đất. Đây là các
khu vực mà ở đó nền đá có lớp bị hịa tan hoặc các lớp, thơng thường (nhưng
khơng phải luôn luôn) là đá cacbonat chẳng hạn như đá vơi hay đơlơmít. Trong
những chỗ như thế có rất ít hoặc thậm chí khơng có hệ thống thốt nước trên bề
mặt.
5.2.

Giải thích sự hình thành karst đá vơi.

a.

Q trình hình thành đá vơi.


Đá vơi chủ yếu hình thành trong mơi trường biển nông và ấm, do kết tủa dần
từ nước biển chứa nhiều CaCO3 hoặc do tích tụ dần từ vỏ, xương, xác nhiều loài
sinh vật biển. Ban đầu, đá vơi được tích tụ dần thành những lớp dầy, mỏng, mầu
sắc khác nhau, hầu như nằm ngang ở dưới đáy biển. Dần dần, do những vận động
địa chất mà các lớp đá vôi được nâng lên, ép nén, uốn lượn. Thêm nữa, đá vơi cịn
bị dập vỡ, nứt nẻ, tạo điều kiện cho nước mưa thấm xuống sâu, thúc đẩy q trình
karst hóa.
b.

Q trình Karst hố.

Karst là kết quả của q trình tương tác (chủ yếu là hịa tan) giữa đá vơi,
nước, khí cácboníc và các yếu tố sinh học khác. Q trình karst hóa địi hỏi một
thời gian dài, thậm chí hàng triệu năm, thì cảnh quan karst bây giờ mới hình thành.
Việt Nam có đầy đủ điều kiện thuận lợi để q trình karst hóa diễn ra mạnh, đó là:
- Có nhiều đá vơi trong các thành tạo địa chất, từ rất cổ (hơn 570 triệu năm trước)
đến rất trẻ (ngày nay). Đáng kể nhất là các tầng đá vơi hình thành vào các khoảng
thời gian cách đây 500-520 triệu năm, 380 triệu năm, 350-280 triệu năm và 235
triệu năm, tổng bề dầy lên đến trên 10.000 m. Hoạt động địa chất diễn ra mạnh nên
12


phần lớn đá vôi bị dập vỡ, nứt nẻ tạo mơi trường thuận lợi cho nước và khí lưu
thơng.
Mưa nhiều, thuận lợi cho q trình karst hóa: Nho Quan (1.846 mm/năm),
Hịa Bình (1.862 mm/năm), Lai Châu (2.085 mm/năm), Tam Đường (2.500
mm/năm), Hòn Gai (1.995 mm/năm), Kẻ Bàng (2.300 mm/năm) v.v. Các vùng Sơn
La, Mộc Châu mưa tuy ít cũng xấp xỉ 1.500 mm/năm.
Thế giới sinh vật rất phát triển trong điều kiện nhiệt ẩm cao, giải phóng

nhiều khí CO2 cần thiết cho q trình karst hóa.
c.

Phản ứng hố học trong hình thành Karst.

Sự tạo thành của địa hình karst nói chung là kết quả của nước mưa có chứa
lượng cacbonic hịa tan (hay cịn gọi là mưa axít nhẹ), tác động lên nền đá vơi hay
đơlơmít và hịa tan một phần các chất chứa trong các loại đá này theo thời gian.
Q trình hịa tan dưới bề mặt đá sẽ diễn ra nhanh hơn nếu đá có nhiều khe nứt và
tạo ra địa hình với các đặc trưng đặc biệt, bao gồm các hố sụt hay thung lũng (các
lòng chảo khép kín), các đường thơng thẳng đứng, các dịng suối đột ngột biến
mất. Sau một thời gian đủ lớn, các hệ thống thoát nước ngầm phức tạp này (chẳng
hạn các tầng ngậm nước karst) và các hệ thống hang động có phạm vi rộng có thể
được tạo ra.
Axít cacbonic tham gia vào quá trình này được tạo ra khi các hạt mưa đi qua
khí quyển đã lơi theo khí CO2 và hịa tan nó trong nước. Khi mưa rơi xuống mặt
đất, nó ngấm qua các lớp đất, thu thập thêm CO2 để tạo ra dung dịch axít cacbonic
yếu:
H2O + CO2 → H2CO3
CaCO3 → Ca2+ + CO32–
CO32– + H2CO3 → 2 HCO3–
CaCO3 + H2CO3 → Ca2+ + 2 HCO3–
Nước có tính axít yếu này bắt đầu hịa tan đá từ vị trí các khe nứt và các lớp
đá trong các tầng đá vôi. Theo thời gian các khe nứt này mở rộng dần và nền đá
vẫn tiếp tục bị hòa tan. Các khoảng rỗng trong các lớp đá tăng dần về kích thước
13


và bắt đầu phát triển hệ thống thoát nước ngầm, cho nhiều nước hơn đi qua và làm
tăng tốc độ hình thành các đặc trưng karst ngầm.

d.

Quá trình lưu chuyển nước karst

Trong tự nhiên nước tồn tại ở nhiều trạng thái, lưu chuyển trong một chu
trình kín là:
Hơi nước (khơng khí, mây) → mưa → nước trên mặt đất (sơng, suối, ao, hồ,
biển và các khối băng), nước dưới đất (trong đới thơng khí gần mặt đất, nước ngầm
dưới sâu và nước dính bám vào thảm thực vật) → bốc hơi.
Nước mặt và nước dưới đất quan hệ mật thiết với nhau. Khi di chuyển, một
phần nước mặt thấm qua lớp đất phủ xuống dưới đất. Ngược lại, nước ngầm cũng
có thể xuất lộ trên mặt đất, nhập vào sơng suối, đổ ra biển. Q trình lưu chuyển
nước karst cịn có một số đặc trưng riêng, đó là: - Nguồn nước mặt rất khan hiếm,
trừ những thung lũng lớn, thấp, có lớp đất phủ tương đối dày, đóng vai trị như một
màn chắn, ngăn không cho nước mặt thấm chảy xuống dưới. Đây chính là miền
thốt của hệ thống nước ngầm karst, thường gặp hang có nước chảy ra. - Ở những
nơi cao, do khơng có lớp đất phủ chắn lọc nên nước mưa thường thấm thẳng xuống
dưới, qua hệ thống các khe nứt, hang hốc, lỗ hổng. Chính vì thế mà nước ngầm
karst rất dễ bị ô nhiễm. - Nước ngầm karst chủ yếu tập trung và di chuyển trong hệ
thống các khe nứt và hang động ngầm. Theo chiều thẳng đứng từ trên xuống, có
thể phân chia ra 3 đới:
(1) đới hấp thụ nước mặt
(2) đới nước chảy thẳng đứng
(3) đới nước chảy ngang, chảy ra các sông, suối nước mặt ở các thung lũng lớn
(mực nước này còn gọi là cơ sở xâm thực địa phương, quyết định độ sâu karst hóa
của khu vực).
Một phần nước mặt thấm xuống sâu cung cấp cho hệ thống nước ngầm
karst. - Nước ngầm karst lưu chuyển khá nhanh, từ miền cấp đến miền thoát chỉ
mất vài giờ đến 1-2 ngày, và do vậy nó thường có thành phần hóa học giống nước
mưa. Cũng do vậy mà mực nước ngầm karst thường dao động rất lớn, và các thung

lũng đá vôi thường bị úng ngập khi mưa lớn nhưng sau đó lại trở nên khô hạn rất
14


nhanh. - Mỗi hệ thống hang động ngầm chỉ có khả năng vận chuyển một lượng
nước nhất định. Khi mưa lớn, nước mặt dồn tụ lại nhanh, nhiều khi vượt quá khả
năng này, vì vậy hay xảy ra úng ngập ở xung quanh các cửa hang thu nước.
5.3.

Các dạng địa hình Karst phổ biến.

a.
Karren - là những địa hình karst rất phổ biến, gồm các hố, hốc, khe, rãnh
v.v., hình thù kỳ dị, kích thước từ rất nhỏ (1-2 mm) đến khá lớn (5-10 m), lởm
chởm, sắc nhọn, rất khó đi lại
b.
Phễu, lũng karst - là những nơi địa hình dạng phễu, kích thước hàng chục
đến hàng trăm mét. Phễu do sập đổ vịm hang thường có vách đứng, đáy có hang,
hốc hút nước mặt, một phần bị phủ bởi sét, mùn cây và tảng lăn đá vôi
c.
Thung lũng karst - là những lũng karst kéo dài hàng chục kilômét, rộng có
khi hàng nghìn mét, đáy có thể có nguồn lộ nước ngầm và dòng chảy mặt
d.
Thung lũng mù - là đoạn thung lũng bị chặn, ở phần thấp có một vài hang
tiêu nước. Khi mưa lớn, nước các nơi đổ về, các hang này bị lấp tắc, khơng tiêu
thốt kịp thì có thể xảy ra ngập úng như thấy ở Nậm La, Nậm Muội (Sơn La)
e.
Cánh đồng karst - là những cánh đồng bằng phẳng, có thể có dịng chảy mặt,
gặp ở Thuận Châu (Sơn La), Tam Đường (Lai Châu), Quản Bạ (Hà Giang)
f.

Đồng bằng gặm mịn - có địa hình tương đối bằng phẳng, trên có các núi sót,
gặp ở Cao Phong (Hịa Bình), Nà Sản, Mộc Châu, Mai Sơn (Sơn La) v.v.
g.
Các dạng địa hình karst nổi cao - gồm các đỉnh, dãy, khối, tháp v.v., kích
thước thay đổi, hình thù hết sức đa dạng, nổi cao giữa các dạng địa hình thấp.
5.4.

Cảnh quan Karst ở Việt Nam có 3 kiểu tiêu biểu:

a.
Cảnh quan karst cụm đỉnh-lũng ở Việt Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, gồm
các lũng, thung lũng xen giữa các đỉnh, dãy, cụm đỉnh nổi cao
b.
Cảnh quan karst sót ở ven rìa đồng bằng Bắc Bộ (Hải Phịng, Hà Tây, Ninh
Bình, Thanh Hóa v.v.) gồm các khối đá vơi sót nổi cao trên đồng bằng
c.
Cảnh quan karst Hạ Long là kiểu karst hỗn hợp có nguồn gốc lục địa bị biển
xâm lấn, với vơ số đảo nổi trên mặt nước biển
15



Hang động karst là kết quả độc đáo của quá trình karst, chỉ có ở các vùng đá
vơi. Có những hang hình thành từ xa xưa, nay được nâng lên rất cao. Chúng khơng
phát triển thêm nữa do khơng cịn nước chảy (cịn gọi là hang “khơ”). Nhiều hang
hiện đang hình thành ở phần thấp, gần ngang bằng với mực nước sơng, suối xung
quanh (cịn gọi là hang “ướt”). Nước trong hang lưu thơng với nước bên ngồi, có
thể chảy ra hịa với sơng suối bên ngồi hoặc ngược lại, có khi cả một dịng sơng,
dịng suối biến mất vào trong hang. Quá trình hình thành hang động karst thường
trải qua 3 giai đoạn là: (1) Giai đoạn ăn mòn (hịa tan); (2) Giai đoạn xói rửa cơ

học; (3) Giai đoạn sập đổ. Giai đoạn ăn mòn bắt đầu ở một khe nứt nào đó với chỉ
một lượng nước rất ít và kéo dài khi ít, khi nhiều trong cả những giai đoạn sau. Khi
các khe nứt bị ăn mòn rộng ra, nước chảy qua đó nhiều hơn, nhanh hơn, có thể xói
rửa cả những hạt, mảnh đá lớn hơn - bắt đầu giai đoạn hai - xói rửa cơ học. Cuối
cùng, khi đá vơi bị ăn mịn, xói rửa đến một mức nào đó thì có thể xảy ra sập lở, thí
dụ sập lở vịm hang, định hình hang động. Các thành tạo liên quan đến hang động
có thể gồm: - Các hang động - phát triển trong đá vôi, cấu tạo đơn giản đến phức
tạp, sâu hàng chục đến hàng trăm mét (hang Cống Nước ở Tam Đường, Lai Châu
sâu 602 m), dài vài chục mét đến hàng chục km (hệ thống hang động ngầm Phong
Nha-Kẻ Bàng, tổng chiều dài đã khảo sát hơn 45 km). Nhiều khối đá vơi lớn có
nước ngầm karst lưu chuyển bên trong, tạo nên những sông ngầm kỳ vỹ. Các kết
tủa canxit trong hang động - như chuông đá, măng đá, rèm đá, cột đá, riềm đá v.v.
(thạch nhũ) hình thù kỳ dị, rất quyến rũ. Các kết tủa canxit tại nơi nước karst xuất
lộ trên mặt đất, ngoài cửa hang (tra-véc-tanh) - thường xốp, rỗng, hình thù kỳ dị,
nhiều khi tạo nên các bậc thềm bằng phẳng. Tra-véc-tanh được tạo nên còn do tác
động của vi sinh vật.
6. LÝ GIẢI VỀ MÀU NƯỚC BIỂN.
Màu sắc nước biển và đại dương có sự thay đổi rõ rệt theo thời gian và địa
điểm, từ màu ngọc lam, xanh lá cây cho đến xanh dương, xanh hải quân, xám và
nâu. Sự thay đổi này do quá trình thay đổi vật lý và sinh học tạo ra.
Đơi mắt người chứa các tế bào có khả năng phát hiện bức xạ điện từ ở khoảng
bước sóng từ 380 đến 700 nanomet. Mỗi bước sóng tương ứng với một màu sắc
khác nhau, tương tự như khi chúng ta quan sát cầu vồng.

16


Phân tử nước hấp thụ ánh sáng Mặt Trời tốt hơn ở những ánh sáng có bước sóng
dài như đỏ, cam, vàng và xanh lá cây. Trong khi đó, màu xanh dương có bước sóng
ngắn hơn nên ít bị nước hấp thụ. Vì vậy, nó thâm nhập xuống sâu hơn, làm cho

những vùng nước sâu trơng xanh hơn.
Ngồi ra, ánh sáng có bước sóng ngắn nhiều khả năng bị tán xạ hoặc phản
xạ theo các hướng khác nhau từ nước biển tới mắt người quan sát, làm cho biển
thường có màu xanh dương.
Cát và bùn có nguồn gốc từ sơng đổ ra biển, hoặc từ đáy biển cũng ảnh hưởng đến
màu sắc của vùng nước. Khi độ tinh khiết của nước biển thay đổi, các hạt lơ lửng
trong nước làm gia tăng sự tán xạ ánh sáng, khiến nước biển trở thành màu xanh lá
cây, vàng hoặc nâu.
Thực vật phù du cũng là nguyên nhân sinh học quan trọng hình thành nên màu sắc
của nước biển. Chúng là những loại tảo đơn bào sử dụng sắc tố diệp lục để hấp thụ
ánh sáng Mặt Trời, chuyển nước và carbon dioxide thành hợp chất hữu cơ cấu tạo
nên cơ thể. Thông qua quá trình này, tảo đơn bào chịu trách nhiệm tạo ra khoảng
một nửa lượng oxy mà chúng ta hít thở ngày nay.
"Thật hữu ích nếu có thể phân biệt các loại phù du thực vật khác nhau, vì mỗi loại
trong số chúng có chức năng khác nhau trong hệ sinh thái, " Venetia Stuart, điều
phối viên khoa học tổ chức Màu Đại dương Quốc tế, thành viên của Ủy ban Quan
sát Trái Đất (CEOS) nói. "Các vịng các-bon giúp xác định nồng độ khí CO2 trong
tương lai, do đó, những thơng tin đó có thể dùng trong xác định mơ hình biến đổi
khí hậu tương lai."
Thực vật phù du hấp thụ bức xạ điện từ trong vùng quang phổ màu đỏ và màu xanh
dương, đồng thời phản xạ ánh sáng màu xanh lá cây. Đây là lý do ở những vùng
biển chúng phát triển mạnh, nước trơng có màu xanh lá cây nhiều hơn.
( Theo BBC)
-

Nguyên nhân nước biển thường có màu xanh:

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Cơng nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này
như sau: nước biển thật ra khơng màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu


17


trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều
đám mây xám thì nước biển lại trở thành màu xám.
Song tại sao nước biển màu xanh nhưng nước sơng thì khơng? Vì trong nước biển
tồn tại rất nhiều phần tử lửng lơ có kích thước nhỏ, khuếch tán những tia sáng có
độ dài bước sóng ngắn như tia màu chàm nên chúng trở thành màu xanh. Thêm vào
đó, nhờ bầu trời xanh phản chiếu xuống nên màu biển cũng đậm hơn màu trời.
Đặc biệt, cịn có biển Đỏ vì ở nơi đây ln có một loại rong màu đỏ sống và phát
triển mạnh. Trong khi đó, biển Đen thì rất sậm màu vì nước biển chứa nhiều chất
H2S (làm sậm màu nước biển bắt đầu từ độ sâu khoảng 100m trở xuống).
Theo VNE www.khoahoc.tv
-

Lý giải màu nước biển từ một số tài liệu:

Changes in ocean color can be caused by a variety of sources. In this SeaWiFS
image, two currents are flowing past each other. The warm Brazil Current flows
south next to the shore of Argentina. The colder Malvinas / Falkland current flows
north, nearly parallel to the Brazil Current. (The Falkland Islands can be seen at the
bottom of the image.) The interaction of these two currents brings nutrient-rich
water from the deep ocean to the surface, providing an excellent environment for
the growth of phytoplankton. The distinct populations of phytoplankton in each
current can be perceived as different colors.
( Màu sắc thay đổi bởi rất nhiều nguyên nhân. Trong bức ảnh SeaWiFs này, 2 dòng
chảy đang chảy qua nhau . Dòng chảy ấm Brazil chảy về phía Nam bên bờ biển
Argentina. Dòng chảy lạnh Malvinas/ Falkland chảy về phía bắc, gần như song
song với dòng chảy Brazil. ( Đảo Falkland ở phía dưới bức ảnh). Sự tương tác
giữa 2 dòng chảy này mang đến lượng dinh dưỡng dồi dào từ lòng biển sâu đến bề

mặt, cung cấp mơi trường hồn hảo chó sự phát triển của thực vật phù du. Sự khác
biệt về số lượng thực vật phù du ở mỗi dòng chảy sẽ đem lại sự khác biệt về màu
sắc.)
Below are several color samples extracted from this image, with a brief
explanation of the likely cause of the dominant color.

18


(Dưới đây là một vài màu sắc chủ yếu từ bức ảnh trên với các đoạn giải thích
ngắn gọn về chúng)
The turquoise swirls of the Malvinas Current are likely colored by a bloom of
coccolithophorids. In the first image, a tendril of dark-green Brazil Current water is
mixing with the lighter blue of the Malvinas Current, and in the second image,
clearer water from the adjacent Atlantic Ocean is mixing with the Malvinas
Current. Coccolithophorids are phytoplankton that make microscopic spheres
composed of calcium carbonate plates (called coccoliths). The bright white
calcium carbonate spheres excel at reflecting light, producing the milky turquoiseblue color of a coccolithophorid bloom.
(Các dòng xốy nhỏ của dòng chảy Malvinas trơng giống như màu của sự sinh sôi
Coccolithophorids. Bức ảnh thứ nhất, Dải màu xanh lá cây đậm của dòng chảy
Brazil đang hòa với màu xanh nhạt của dòng chảy Malvinas. Bức ảnh thứ 2, màu
nước trong từ rìa Đại Tây Dương đang hòa trộn với dòng chảy Malvinas.
Coccolithphorids là thực vật phù du có kích thước siêu nhỏ chứa canxi carbonat
(gọi là coccoliths). Màu trắng sáng của CaCo3 phản chiếu ánh sáng trắng, tạo ra
màu xanh ngọc lam của thực vật Coccolithphorids)
This portion of the image shows the Bahia Blanca estuary, which receives the flow
of several small rivers draining the southern Argentinian Pampas. Because these
rivers carry less sediment than the larger Uruguay and Parana rivers, Bahia Blanca
has clearer water, and the brown sediment color inland transforms to light green
along the coast. In this case, the color seen from space may also be influenced by

the reflection of light from the shallow sea floor.
(Góc bức ảnh này là hình ảnh cửa sơng Bahia Blance, nơi tiếp nhận các dòng
chảy nhỏ từ các con sơng chảy từ đồng cỏ phía Nam Argentinian. Vì các con sơng
này mang theo ít trầm tích hơn các con sơng lớn Uruguay và Parana, Bahia
Blance có nước trong hơn, và màu nâu của trầm tích trong đất liền chuyển sang
màu xanh lá cây nhạt dọc theo bờ biển, Trong trường hợp này, màu sắc được nhìn
thấy từ khơng gian có thể bị ảnh hương bởi sự pản chiếu ánh sáng từ bóng của đáy
biển).
This isolated patch of phytoplankton appears greenish-white, due to a combination
of light reflection and light absorption.
19


(Một mảng thực vật phù du bị cô lập xuất hiện màu trắng xanh, do sự kết hợp của
sự phản chiếu ánh sáng và sự hấp thụ ánh sáng)
Nguồn : www.science.nasa.gov

7. CÁC HỆ SINH THÁI RỪNG CHỦ YẾU Ở VIỆT NAM
7.1. Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới
Hệ sinh thái rừng này phân bố rộng trên các tỉnh trung du và miền núi Việt
Nam. Trữ lượng gỗ ở rừng nguyên sinh có thể đạt đến 400 - 500 m3/ ha, trong đó
có nhiều lồi gỗ q nhiệt đới và là loài bản địa đặc hữu của Việt Nam có giá trị sử
dụng cao như đinh, lim, sến, táu v.v…và đặc biệt là có nhiều lồi lâm sản ngồi gỗ
có giá trị như dược liệu q, nhiều loài cây cho nhựa và tinh dầu v.v…Đây là đối
tượng rừng khai thác trong nhiều năm qua và đã cung cấp một khối lượng lớn gỗ
xây dựng, nguyên liệu công nghiệp chế biến lâm sản v.v… cho nền kinh tế quốc
dân. Tuy nhiên, do khai thác chạy theo kế hoạch trong thời kinh tế bao cấp, khai
thác không đúng kĩ thuật, khơng bảo đảm tái sinh rừng nên diện tích và trữ lượng
rừng đã bị suy giảm. Tỉ lệ rừng thứ sinh nghèo kiệt tăng lên. Trong những năm gần
đây, ngành lâm nghiệp đã có chủ trương hạn chế lượng khai thác gỗ rừng tự nhiên,

tiến tới "đóng cửa" rừng tự nhiên. Ngoài ra, nhiều khu rừng nguyên thuỷ nhiệt đới
như Cúc Phương (Ninh Bình), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã
(Thừa Thiên - Huế), Cát Tiên (Đồng Nai) v.v…đã , đang và sẽ mang lại nguồn thu
nhập lớn từ du lịch sinh thái. Hệ sinh thái rừng này phân bố ở hầu hết các vùng đầu
nguồn của các con sông lớn ở Việt Nam. Đây là kiểu hệ sinh thái rừng nhiệt đới
điển hình được đặc trưng bởi rừng lá rộng thường xanh hỗn giao phức tạp nhiều
tầng tán. Có thể coi những đặc trưng này là mơ hình chuẩn đáp ứng tối ưu cho u
cầu phịng hộ đầu nguồn ở miền núi và trung du. Trên thực tế, kiểu hệ sinh thái
rừng này đã và đang giữ vai trị cực kì quan trọng cho việc ni dưỡng nguồn
nước, bảo vệ đất, chống xói mịn, hạn chế lũ lụt cho cả vùng đồng bằng, đô thị và
ven biển Việt Nam. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới này có tính đa dạng sinh học cao cả
về đa dạng nguồn gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. Trong
hệ sinh thái này có nhiều lồi thực vật động vật rừng q hiếm, có lồi đang bị đe
doạ diệt chủng cần được bảo tồn nghiêm ngặt và phát triển.
20


7.2.Hệ sinh thái rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới
Hệ sinh thái rừng này phân bố tương đối rộng trên lãnh thổ Việt Nam và nằm
trong vành đai núi thấp thuộc đối tượng tác động của ngành lâm nghiệp. Trữ lượng
rừng nguyên sinh có thể đạt đến 300 - 400 m3 / ha. Tổ thành rừng có nhiều lồi cây
rừng nhiệt đới có giá trị trong đó có nhiều lồi cây bản địa đặc hữu của Việt Nam,
có nhiều loại thực vật, động vật rừng quý hiếm và lâm sản nhiệt đới ngoài gỗ lớn
như dược liệu quý, nhiều loài cây cho tinh dầu, nhựa, chất béo, ta nanh v.v…Đây
cũng là đối tượng rừng khai thác gỗ xây dựng và cung cấp nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến lâm sản, đặc biệt là nguyên liệu cho công nghiệp giấy sợi. Tuy
nhiên, trải qua khai thác nhiều lần, phần lớn rừng hiện còn là rừng thứ sinh nghèo
nên cần phải được xúc tiến tái sinh, nuôi dưỡng phục hồi rừng.
Hệ sinh thái rừng này phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. Sự tồn tại của
hệ sinh thái rừng này giữ vai trị cực kì quan trọng trong việc phịng hộ đầu nguồn,

ni dưỡng nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mịn, hạn chế lũ lụt cho cả vùng
đồng bằng, đô thị và vùng ven biển.
Hệ sinh thái rừng này cũng có tính đa dạng sinh học cao. Có nhiều thực vật
và động vật rừng quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Nhiều vấn đề khoa học như
quy luật tái sinh, diễn thế rừng, quy luật sinh trưởng của cây rừng và rừng nhiệt đới
v.v…đang chờ đợi các nhà khoa học nghiên cứu.
7.3.Hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh trên núi đá vôi
Về kinh tế, rừng núi đá vơi có nhiều lồi cây có giá trị kinh tế như bách
vàng, hoàng đàn, mun sọc, nghiến, pơ mu, kim giao, thơng Pà Cị v.v…Nhiều lồi
động vật núi đá vơi có giá trị kinh tế và khoa học như vooc đầu trắng, vooc mông
trắng, vooc gáy trắng, hươu xạ, don, vooc má trắng, dơi iơ v.v… Ngồi ra, cịn có
nhiều lồi cây làm dược liệu như: đẳng sâm (Codonopsis javanica), kim ngân
(Lonicera dasystyla), củ bình vơi (Stephania rotunda), một lá (Nervilia fordii), thuỷ
bồn thảo (Sedum sp), kim anh (Rosa laevigata), thổ sâm (Talinum patens) v.v…
Rừng núi đá vơi cịn có nhiều cây cảnh , đặc biệt là các lồi phong lan như lan hoà
thảo hoa vàng, vẩy rồng, hài vệ nữ v.v…và tạo nên những hòn non bộ đầy ý nghĩa
nhân văn và hướng thiện. Cảnh quan rừng núi đá vôi cũng tạo nên những hang
động nổi tiếng như động Hương Tích - động đẹp nhất trời Nam, động Phong Nha 21


Kẻ Bàng và vịnh Hạ Long đã được công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới
v.v…Hệ thống các hồ Caxtơ tự nhiên mà lớn nhất là hồ Ba Bể, hồ ở Thăng Hen
(Cao Bằng), những hang nước ngọt lộ thiên ở Quảng Bình… cùng với nhiều vẻ
đẹp hùng vĩ, rừng núi đá vôi Việt Nam đã, đang và sẽ là những nơi có nhiều tiềm
năng để phát triển du lịch sinh thái.
Về ý nghĩa phòng hộ, với diện tích rừng, kể cả trảng cây bụi, trảng cỏ trên núi đá
vơi đã đóng góp phần đáng kể vào độ che phủ rừng của cả nước. Trong lịng núi đá
vơi chứa đựng những dịng sơng ngầm với lưu lượng nước lớn giữ vai trị điều tiết
nguồn nước. Hàng trăm nghìn con suối đổ ra các sông ở miền Trung và miền Bắc
nước ta được bắt nguồn từ những khối núi đá vơi. Do đó, hệ sinh thái này cịn có

nhiệm vụ điều tiết nước và các chế độ thủy văn, khí hậu cho những vùng hạ lưu lân
cận.
Về ý nghĩa khoa học: Nhiều vùng rừng núi đá vôi đã được quy hoạch xây dựng
thành vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Rừng núi đá vơi tập trung nhiều
lồi thực vật có giá trị về kinh tế và khoa học, bao gồm các loài cây lá rộng như :
mun sọc (Diospyros dasyphylla), đinh vàng, đinh thối, trai lí, kiền kiền, lát hoa
v.v… và các loài cây lá kim như : hồng đàn, nghiến, pơ mu, kim giao, thơng Pà
Cị, thiết sam giả, thiết sam giả lá ngắn, hoàng đàn giả v.v... trong đó có nhiều lồi
đã được ghi vào sách đỏ. Nhiều loài động vật quý hiếm như hươu xạ, sơn dương,
voọc mông trắng, voọc đầu trắng, voọc mũi hếch, vượn đen, gà lôi trắng, cú lợn
rừng, ác là, gà lam đuôi trắng, rắn hổ chúa, rùa hộp trán vàng, rùa núi vàng v.v…
Thảm thực vật trên núi đá vôi là một hệ sinh thái đặc biệt và rất nhạy cảm, do đó
mọi tác động tới hệ sinh thái này sẽ gây ra những biến đổi không thể lường trước
được, đặc biệt đây cịn là nơi có tiềm năng đa dạng sinh học rất cao. Vì thế
nghiên cứu thảm thực vật đá vôi mang một ý nghĩa khoa học quan trọng. Có nhiều
lồi mới cả động và thực vật trong thời gian gần đây được công bố là thành phần
của hệ sinh thái rừng núi đá vôi.
7.4.Hệ sinh thái rừng lá kim tự nhiên
Hai lồi cây có ý nghĩa kinh tế trong hệ sinh thái lá kim tự nhiên này là lồi
thơng nhựa và thơng ba lá. Chúng cung cấp gỗ, nhựa và đặc biệt là nguyên liệu cho
công nghiệp giấy sợi. Đây là hai loài cây đã được trồng rừng ở nhiều địa phương,
thông nhựa trồng ở vùng thấp và thông ba lá trồng ở vùng cao hơn ( xem mục 14.
22


Trồng rừng. Cẩm nang lâm nghiệp ).Do hệ sinh thái rừng lá kim tự nhiên này phân
bố ở vành đai cao trên 1.000 m đến 1.600 -1.800 m, địa hình phức tạp, dốc cao
hiểm trở nên rất có ý nghĩa trong việc phịng hộ mơi trường cho vùng núi thấp và
đồng bằng. Về ý nghĩa khoa học, hệ sinh thái rừng lá kim tự nhiên á nhiệt đới và
ôn đới vùng núi đã làm tăng tính đa dạng sinh học cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới

Việt Nam. Rất tiếc là cho đến nay vẫn cịn thiếu nhiều những cơng trình nghiên cứu
về hệ sinh thái rừng tự nhiên này
7.5. Hệ sinh thái rừng thưa cây họ dầu (rừng khộp, dry dipterocarp forest)
Với diện tích khoảng hơn nửa triệu hécta. Rừng khộp là một nguồn tài
nguyên rừng đặc biệt của Tây Nguyên nói riêng và của cả nước nói chung. Rừng
khộp có những lồi cây gỗ lớn có giá trị, tài nguyên lâm sản ngoài gỗ như dầu
nhựa, tananh, dược liệu v.v…và tài nguyên động vật khác. Các loài cây rừng khộp
có tính thích nghi cao với khơ hạn và lửa rừng, khó có thể tìm ra lồi cây nào khác
thay thế. Đây là sản phẩm của tự nhiên đã được chọn lọc qua một quá trình lịch sử
lâu dài. Rừng khộp giữ vai trị phịng hộ mơi trường và bảo vệ đất Tây Nguyên. Về
ý nghĩa khoa học, rừng khộp là một hệ sinh thái rừng độc đáo chỉ có ở Tây Ngun
và làm phong phú thêm tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt
Nam.
7.6. Hệ sinh thái rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn mang lại giá trị cho nhiều ngành kinh tế khác nhau. Ngồi
nguồn tài ngun gỗ, rừng ngập mặn cịn có nhiều nguồn tài nguyên hải sản, tài
nguyên lâm sản ngoài gỗ có giá trị phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Những tài nguyên này, đặc biệt là nguồn tài nguyên hải sản, có thể mang lại giá trị
lớn hơn nhiều so với tài nguyên gỗ lớn. Chỉ tính tài nguyên lâm sản ngoài gỗ lớn,
rừng ngập mặn cung cấp: 30 loài cây cho gỗ, than, củi ; 21 loài cây làm dược liệu
chữa bệnh cho người; 21 loài cây có hoa ni ong mật ; 14 lồi cây cho tananh ; 9
loài cây chủ thả cánh kiến đỏ; 24 loài cây cho phân xanh cải tạo đất ; 1 loài cây cho
nhựa để sản xuất nước giải khát, đường, cồn. Như vậy, ý nghĩa kinh tế của rừng
ngập mặn rất đa dạng.
Rừng ngập mặn giữ vai trò quan trọng trong việc phịng hộ đê ven biển, ngăn cản
sóng biển bảo vệ sản xuất nông nghiệp vùng ven biển. Đặc biệt, rừng ngập mặn

23



cịn có ý nghĩa mở rộng đất liền nhờ q trình bồi tụ lấn biển. Rừng ngập mặn Cần
Giờ được coi là "lá phổi xanh" của Thành phố Hồ Chí Minh.
Về ý nghĩa khoa học, rừng ngập mặn là một hệ sinh thái rừng đặc biệt chỉ có
ở bờ biểnvùng nhiệt đới. Rừng ngập mặn là nơi gặp gỡ giữa hệ sinh thái biển và hệ
sinh thái trên đất liền. Quá trình trao đổi vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái
này diễn ra với cường độ lớn nhất và tốc độ nhanh nhất trong các hệ sinh thái rừng.
Đây là một hệ sinh thái rừng có tính đa dạng sinh học rất cao kể cả về thành phần
loài thực vật và động vật biển, nước lợ, bãi lầy cho đến động vật bò sát, thú rừng,
chim v.v…
7.7.Hệ sinh thái rừng tràm (Melaleuca cajuputi)
Rừng tràm mang lại lợi ích kinh tế nhiều mặt. Rừng tràm cung cấp gỗ xây
dựng, đặc biệt là dùng làm cừ để đóng nền móng vùng đầm lầy, xây đập đắp đê,
cung cấp củi, than, than bùn dùng làm phân bón và nhiều lâm sản ngoài gỗ lớn như
tinh dầu tràm, mật ong, thú rừng, khỉ, trăn, rắn v.v… nhiều sân chim với nhiều loài
sếu, cị, vạc, diệc, quắm, bồ nơng v.v… và đặc biệt là nguồn tài nguyên hải sản,
thuỷ sản vô cùng phong phú. Đây là một mơ hình tự nhiên kết hợp hữu cơ giữa lâm
- ngư - nơng có tính ổn định nếu không bị tác động phá hoại của con người.
Tràm là loài cây rừng bảo đảm tốt yêu cầu " chung sống với lũ " ở đồng bằng sông
Cửu Long.Với diện tích hàng trăm ngàn hécta , rừng tràm giữ vai trị quan trọng
trong việc bảo vệ mơi trường, duy trì cân bằng sinh thái, phịng hộ nơng nghiệp ở
đồng bằng sông Cửu Long. Rừng tràm là một hệ sinh thái đặc biệt chứa đựng nhiều
ý nghĩa khoa học mà cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Đây là một hệ
sinh thái tổng hợp của nhiều hệ sinh thái khác nhau và là hệ sinh thái chuyển tiếp
giữa hệ sinh thái biển và hệ sinh thái lục địa cần được bảo tồn lâu dài. Vì vậy, hệ
sinh thái này có tính đa dạng sinh học cao, có nhiều lồi thực vật động vật q
hiếm đang bị đe doạ diệt chủng. Với nhiều sân chim nổi tiếng, nơi đây còn điểm
hẹn hấp dẫn cho khách du lịch sinh thái trong và ngoài nước.
7.8.Hệ sinh thái rừng tre nứa (Bambusa spp)
Việt Nam là một trong những vùng trung tâm phân bố tre nứa trên thế giới
do có điều kiện tự nhiên thuận lợi, như chế độ nhiệt, ẩm và thổ nhưỡng. Các hệ

sinh thái rừng tre nứa Việt Nam rất phong phú và đa dạng, chiếm vị trí quan trọng
24


trong tài nguyên rừng cả về mặt kinh tế,môi trường và khoa học. Tre nứa là loại
lâm sản chỉ đứng sau gỗ về giá trị kinh tế. Nhân dân ta từ lâu đời đã sử dụng tre
nứa để làm vật liệu xây dựng, từ cọc móng, dàn dáo, vách ngăn, sàn, trần, mái nhà
đến khung nhà xuất khẩu,… nhất là vùng nơng thơn, ước tính 50% sản lượng khai
thác hàng năm được dùng vào mục đích này. Trong giao thơng, tre nứa được dùng
làm thuyền, bè, phao,cầu v.v… Trong khai thác mỏ, tre là vật liệu chống lò, chèn
lò. Trong cuộc sống hàng ngày, tre nứa được sử dụng trong nhiều mục đích khác
nhau, từ các đồ dùng như bàn ghế, mành, thúng, mủng,.. đến các công cụ sản xuất
nông nghiệp v.v… Nhu cầu này chiếm khoảng 25-30% sản lượng khai thác tre nứa
hàng năm. Trong công nghiệp, tre nứa là nguyên liệu để sản xuất giấy, ván ghép
thanh, ván ép, cót ép, .. với nhiều cấp chất lượng khác nhau tuỳ theo trình độ cơng
nghệ chế biến. Măng tre nứa là thực phẩm sạch, ăn ngon và có tác dụng chữa bệnh,
được ưa chuộng trên thị trường trong nước và quốc tế.
Nhiều sản phẩm khác từ tre nứa như lá, than tre, tinh tre,.. cũng có giá trị cao trên
thị trường. Giá trị môi trường và cảnh quan: Khả năng chống xói mịn bảo vệ đất,
bảo vệ nguồn nước, chắn sóng, bảo vệ xóm làng, chống gió bão, bảo vệ đê điều,..
của rừng tre hay các đai tre phòng hộ đã được ghi nhận từ lâu. Những giá trị gián
tiếp của tre nứa đối với đời sống người dân rất to lớn, với một quốc gia trên 80%
dân cư sống ở nơng thơn thì ý nghĩa càng lớn. Những khái niệm như: “nôi tre”,
“Luỹ tre làng”,.. đã trở thành nét đặc sắc và độc đáo của cảnh quan và văn hố
nơng thơn Việt nam, trở thành một bản sắc văn hoá, một giá trị phi vật thể tồn tại
trong tiềm thức của người Việt Nam. Tre trúc đã đi vào đời sống tâm hồn, văn hoá,
nghệ thụât, truyền thuyết lịch sử của dân tộc Việt Nam

8. HỆ SINH THÁI BIỂN Ở VIỆT NAM
8.1. Khái niệm

Hệ sinh thái biển là tổ hợp các quần xã sinh vật biển, môi trường biển, các
sinh vật biển chúng tương tác với môi trường biển để tạo nên chu trình vật chất
(chu trình sinh, địa, hóa và sự chuyển hóa của năng lượng ở biển)
8.2. Thành phần của hệ sinh thái biển
a. Môi trường
25


×