Tải bản đầy đủ (.ppt) (15 trang)

28 thuyết trình về thẩm định khách cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.48 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM
TRƯỜNG ..............................

GVHD: .................
SVTT: .................
Khoa: Tài chính ngân hàng
Lớp: T...........1

TP.HCM, ngày 6 tháng 4 năm....................

1


1. Giới thiệu chung về khách hàng cá nhân
 Khách hàng cá nhân là một đối tượng quan trọng của các ngân hàng
thương mại. Vì ngồi các đối tượng khách hàng chủ yếu là các tổ
chức, doanh nghiệp thì khách hàng cá nhân cũng là một đối tượng
đầy tiềm năng mà các ngân hàng hiện nay hướng đến. Nếu như
trước đây các ngân hàng chỉ chú trọng đến khách hàng doanh nghiệp
do doanh số giao dịch thường cao, lượng hồ sơ giao dịch và lượng tài
khoản ích giúp cho các ngân hàng tiết kiệm được chi phí (tuy nhiên số
lượng khách hàng lại q ít) thì hiện tại các ngân hàng đã có sự
chuyển hướng đến đối tượng khách hàng cá nhân nhờ số lượng
đông đảo của đối tượng này, mặc dù hiệu quả giao dịch với các khách
hàng cá nhân thường không cao, nhưng đây lại là nguồn huy động
vốn và cho vay tương đối an toàn của các ngân hàng.
 Ngoài ra, cho vay đối với khách hàng cá nhân đơn giản hơn nhiều so
với khách hàng doanh nghiệp vì số tiền vay tương đối nhỏ, hồ sơ đơn
giản và khơng cần phân tích đánh giá các báo cáo tài chính
2



1. Giới thiệu chung về khách hàng cá nhân (tt)




Do khách hàng cá nhân có những đặc điểm tâm lý còn e ngại như: ngại rủi ro
khi giao dịch tiền bạc với ngân hàng, ngại phiền phức khi thực hiện các thủ tục
giao dịch, sợ lộ thông tin về thu nhập đối với những người có thu nhập cao và
sự mặc cảm của người có thu nhập thấp,… cho nên loại đối tượng này trước
đây thường khơng có nhu cầu hoặc hạn chế giao dịch với ngân hàng
Trong thời kỳ đổi mới theo xu hướng kinh tế thị trường, các ngân hàng thương
mại đã có những chính sách thích hợp để thay đổi hành vi và thu hút khách
hàng cá nhân đến giao dịch với ngân hàng bằng việc phát triển hàng loạt
những sản phẩm tín dụng đa dạng và phong phú dành cho khách hàng cá
nhân ( như: cho vay sản xuất hộ gia đình, cho vay mua sắm công cụ lao động,
cho vay sinh hoạt tiêu dùng, cho vay xây dựng sữa chữa nhà, cho vay sản xuất
kinh doanh,…). Do đó việc giao dịch giữa khách hàng cá nhân và ngân hàng
thương mại hiện nay đã phổ biến, lượng khách hàng cá nhân giao dịch ngày
càng tăng, đa dạng về thành phần, tầng lớp, ngành nghề. Vì vậy việc thẩm định
tín dụng đối với khách hàng cá nhân cũng là một khâu quan trọng cho việc ra
quyết định có cho vay hay khơng đối với khách hàng cá nhân của các ngân
hàng thương mại.
3


2. Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân
Thẩm định tín dụng là một khâu quan trọng của các ngân
hàng nhằm đánh giá chính xác khả năng thu hồi nợ từ
khách hàng khi ra quyết định cho vay. Khi thẩm định tín

dụng đối với khách hàng cá nhân ta cần xác định:





Đối tượng thẩm định
Mục tiêu thẩm định
Phương pháp thẩm định
Nội dung thẩm định

4


2.1. Đối tượng thẩm định

Đối tượng thẩm định tín dụng cá nhân là
những cá nhân đang đề nghị vay vốn
ngân hàng. Có đủ năng lực hành vi dân
sự và năng lực pháp lý theo quy định của
pháp luật và có đầy đủ hồ sơ chứng minh
năng lực pháp lý theo quy định của pháp
luật hiện hành

5


2.2. Mục tiêu thẩm định
 Mục tiêu của thẩm định tín dụng cá nhân là đánh giá chính xác
và trung thực khả năng trả nợ của cá nhân khách hàng đang đề

nghị vay vốn ngân hàng nhằm để xem xét:
 Khách hàng có đủ điều kiện cấp tín dụng hay khơng?
 Khách hàng có đáng tin cậy để cho vay hay khơng?
 Khách hàng có khả năng để thực hiện các trách nhiệm và nghĩa
vụ thực hiện các khoản tín dụng hay không?
 Và quan trọng là đánh giá khả năng thu hồi nợ của ngân hàng
sau khi cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân.

6


2.3. Phương pháp thẩm định
 Kiểm tra, xem xét, thẩm định qua hồ sơ xin cấp tín dụng của
khách hàng cung cấp
 Điều tra, thu thập, tổng hợp và phân tích các nguồn thơng tin về
khách hàng để việc đánh giá phân tích được tồn diện.
Từ khách hàng cung cấp
Tổng
hợp,
phân
tích

Các
nguồn
thơng
tin

Cán bộ thẩm định tự điều tra
Các nguồn thông tin khác
(mạng thông tin ứng dụng, phương tiện

truyền thông, các đơn vị , tổ chức có
quan hệ với khách hàng,…)

7


2.4. Nội dung thẩm định
 Nội dung chính của thẩm định tín dụng đối với khách hàng cá nhân
là đánh giá năng lực tài chính của khách hàng và thẩm định khả
năng trả nợ của khách hàng.

Năng lực tài
chính

Thẩm
định
Khả năng trả nợ

8


2.4.1. Thẩm định năng lực tài chính
 Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng cá nhân nhằm xác định
sức mạnh về tài chính, khả năng độc lập, tự chủ về tài chính, khả
năng thanh tốn và hồn trả nợ của khách hàng. Trong đó nguồn
đánh giá chủ yếu là từ thu nhập của khách hàng, bao gồm cả thu
nhập chính và các nguồn thu nhập khác.
 Tuy nhiên việc thẩm định năng lực tài chính đối với khách hàng cá
nhân cũng là một việc khó khăn vì khách hàng có nhân khơng có
báo cáo tài chính và tình hình tài chính nói chung rất đơn giản.

 Giả sử bạn là nhân viên tín dụng phụ trách cho vay du học. Bạn sẽ
làm những gì khi thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng?

9


2.4.1. Thẩm định năng lực tài chính (tt)
Thẩm định tài khoản, ngân sách của khách hàng để có thể xác
định chính xác hơn nhu cầu vay của khách hàng
Thẩm định khả năng hồn tất khóa học của khách hàng (sức
học, điều kiện gia đình,mơi trường,…)
Thẩm định khả năng tìm việc làm và thu nhập dùng để trả nợ
của khách hàng sau khi ra trường
Thẩm định những ràng buộc về quản lý xuất nhập cảnh của
nước ta với nước mà khách hàng du học, để đảm bảo là khách
hàng phải quay về nước và trả nợ vay. Nếu cần thiết có thể
ràng buộc bằng tài sản thế chấp hoặc cam kết của gia đình

10


2.4.2. Thẩm định khả năng trả nợ
 Thẩm định khả năng trả nợ là phần quan trọng nhất trong việc thẩm
định tín dụng đối với khách hàng cá nhân khi quyết định cho vay. Trong
đó yếu tố quan trọng hàng đầu là nắm được tình hình nguồn thu nhập
của khách hàng để làm cơ sở cho việc thẩm định và phân tích.

 Trong thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng, các nhân viên thẩm
định thường tập trung phân tích, đánh giá vào năm yếu tố cơ bản:
- Tư cách của khách hàng

- Năng lực của khách hàng
- Nguồn vốn của khách hàng
- Tài sản đảm bảo
- Điều kiện trả nợ
11


2.4.2. Thẩm định khả năng trả nợ (tt)

 Tư cách của khách hàng: đánh giá tư cách của khách hàng là
xem xét sự trung thực, ý thức trách nhiệm, ý thức chấp hành và lập
trường của khách hàng để từ đó nhân viên thẩm định đưa ra phán quyết
về việc khách hàng có sẵn lịng trả nợ hay khơng. Vì đơi khi có trường
hợp có những khách hàng có thu nhập cao nhưng họ lại không muốn trả
nợ dẫn đến khả năng thu hồi nợ thấp.
 Năng lực của khách hàng: đánh giá yếu tố này là xem xét đến
khả năng kiếm tiền của khách hàng có thể tạo ra được nguồn thu nhập
dùng để trả nợ cho ngân hàng hay khơng. Đặc biệt ở yếu tố này, ta có
thể xem xét qua nghề nghiệp, mức lương, sự thành công của khách
hàng trong công việc hay trong kinh doanh,…
12


2.4.2. Thẩm định khả năng trả nợ (tt)
 Nguồn vốn của khách hàng: là việc đánh giá xem khách hàng có
tài sản lưu động nào có thể thanh lý, thế chấp nhanh nhất để trả nợ cho
ngân hàng. Ví dụ như là tài sản tài chính (các chứng từ có giá, các
khoản tương đương tiền,…), các khoản phải thu,…
 Tài sản đảm bảo (thế chấp khi vay nợ): là việc đánh giá xem
khách hàng có tài sản đảm bảo hay không và khả năng thanh lý tài sản

thế chấp hoặc cầm cố của khách hàng khi vay tiền từ ngân hàng.
 Điều kiện trả nợ: là việc đánh giá đến những yếu tố có ảnh hưởng
đến khả năng trả nợ của khách hàng (điều kiện kinh tế, xã hội, môi
trường). Chẳng hạn như đáng giá đến mức độ ổn định của nền kinh tế
xem có ảnh hưởng đến nghề nghiệp và thu nhập của khách hàng hay
không để ra quyết định cho vay một cách an toàn.
13


Lời kết
 Thẩm định khách hàng cá nhân là một kỹ năng quan trọng của
nhân viên tín dụng ngân hàng, vì khách hàng cá nhân hiện nay
là đối tượng thường xuyên giao dịch trực tiếp với ngân hàng và
là một đối tượng nhiều tiềm năng mà các ngân hàng hướng đến
nhờ số lượng đơng và gặp ít rủi ro hơn trong giao dịch. Do đó
việc hiểu rõ tâm lý, nhu cầu của khách hàng và nắm vững các
kỹ năng chuyên môn là điều rất cần thiết. Thông qua việc thẩm
định mà ta mới đánh giá và ra quyết định đúng đắn cho việc có
cho vay đối với khách hàng cá nhân.
Trên đây là bài thuyết trình về đề tài “thẩm định khách hàng cá
nhân”. Do việc thu thập dữ liệu và tài liệu tham khảo còn hạn
chế nên bài thuyết trình của em cịn nhiều thiếu sót, rất mong
thầy và các bạn đóng góp để hồn thiện hơn.
14


15




×