Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

TÊN ĐỀ TÀI: “CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Nguyễn Gia Tâm - 1851030156 - 010100500315

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN ĐƯỜNG LỐI CÁCH
MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TÊN ĐỀ TÀI: “CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI
HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC
VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Ở VIỆT NAM”
Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Bích Loan

Thành phố Hồ Chí Minh, 03 tháng 07 năm 2020


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... - 1 CHƯƠNG 1: CÔNG NGHIỆP HĨA,HIỆN ĐẠI HĨA.............................................. - 1 1.1 KHÁI NIỆM CƠNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ..................................... - 1 1.2 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA TRONG VIỆC THỰC HIỆN CƠNG NGHIỆP
HĨA, HIỆN ĐẠI HÓA ............................................................................................... - 2 1.3 ĐẶC TRƯNG CỦA NỀN CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA ................ - 3 CHƯƠNG 2: CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRI THỨC .................................................................................................. - 4 2.1 KHÁI NIỆM KINH TẾ TRI THỨC .................................................................... - 4 2.2 ĐẶC TRƯNG CỦA NỀN KINH TẾ TRI THỨC ............................................... - 5 2.3 TẠI SAO CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA PHẢI GẮN VỚI NỀN KINH
TẾ TRI THỨC? ........................................................................................................... - 7 CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ................. - 8 3.1 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ........................................................................... - 8 3.1.1 THUẬN LỢI ..................................................................................................... - 8 -


3.1.2 KHÓ KHĂN...................................................................................................... - 9 3.2 VẬN DỤNG ........................................................................................................ - 9 KẾT LUẬN ............................................................................................................... - 11 TƯ LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... - 12 -


MỞ ĐẦU
Hiện nay nước ta đang bước vào thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là
nhiệm vụ trọng tâm bởi chỉ có con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa mới đưa nước


ta trở nên giàu mạnh, đồng thời xây dựng được một xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội, từ đó rút ngắn khoảng cách lạc hậu với các
nước phát triển, hòa vào dòng thác chung của nhân loại. Đại hội VIII của Đảng nhận
định rằng nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhiệm vụ đặt ra cho thời
kỳ đầu là chuẩn bị tiền đề cho cơng nghiệp hóa cơ bản đã hồn thành cho phép nước ta
bước vào thời kỳ mới đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng ta đã
đưa ra những quan điểm mới chỉ đạo quá trình thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước trong điều kiện mới. Những quan điểm này được Hội nghị lần thứ bảy Ban
Chấp hành Trung ương khóa VII và tiếp tục được bổ sung hoàn thiện trong các Đại hội
VIII , IX , X , XI của Đảng. Một trong những quan điểm cơ bản đó là “Cơng nghiệp
hóa gắn với hiện đại hóa và cơng nghiệp hóa , hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức“.
Thực hiện đề tài này, em muốn tìm hiểu và thể hiện cái nhìn của mình về cơng nghiệp
hóa - hiện đại hóa, về nền kinh tế tri thức, vai trị của nền kinh tế tri thức và hiểu được
tại sao công nghiệp hóa, hiện đại hóa lại phải gắn với phát triển kinh tế tri thức, và sự
vận dụng điều đó trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.
CHƯƠNG 1: CÔNG NGHIỆP HĨA,HIỆN ĐẠI HĨA
1.1 Khái niệm cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Lịch sử cơng nghiệp hóa trên thế giới đã trải qua hàng trăm năm. Vào giữa thế kỷ
XVIII, một số nước phương Tây, mở đầu là nước Anh đã tiến hành cuộc cách mạng
công nghiệp, với nội dung chủ yếu là chuyển từ lao động thủ công sang lao động cơ
khí. Đây là mốc đánh dấu sự khởi đầu cho tiến trình cơng nghiệp hóa của thế giới. Tuy
vậy, phải đến thế kỷ XIX, khái niệm cơng nghiệp hóa mới được dùng để thay thế cho
khái niệm cách mạng công nghiệp, mặc dù sau cách mạng công nghiệp ở Anh, một thế
hệ cơng nghiệp hóa đã diễn ra ở các nước Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Có thể khái
-1-


qt, cơng nghiệp hóa là q trình tạo sự chuyển biến từ nền kinh tế nông nghiệp với
nền kinh tế lạc hậu, dựa trên lao động thủ công, năng suất thấp sang nền kinh tế công
nghiệp với cơ cấu kinh tế hiện đại, dựa trên lao động sử dụng bằng máy móc, tạo ra

năng suất lao động cao. Như vậy, cơng nghiệp hóa là q trình biến một nước có nền
kinh tế lạc hậu thành nước công nghiệp hiện đại với trình độ cơng nghệ, kỹ thuật tiên
tiến, có năng suất lao động cao trong các ngành kinh tế quốc dân. Hiện đại hóa là q
trình tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ cơng nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại.
Trong điều kiện của Việt Nam, Đảng ta xác định: “Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là
q trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và
quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách
phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện
đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng
suất lao động xã hội cao”.
1.2 Quan điểm của Đảng ta trong việc thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (tháng 4 năm 2006), khi khẳng định đường
lối tiếp tục đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ "mục tiêu trực tiếp" mà chúng ta cần
phấn đấu thực hiện trong 5 năm 2006 – 2010 là "sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng
kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại". Để thực hiện "mục tiêu trực tiếp" này, chúng ta phải có
được một lực lượng sản xuất đạt trình độ phát triển cao, một cơ sở vật chất - kỹ thuật
hiện đại dựa trên sự phát triển mạnh mẽ với tốc độ ngày càng tăng của khoa học và
công nghệ hiện đại; phải "tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm
năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn q trình cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức
là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và cơng nghiệp hố, hiện đại hoá. Phát triển mạnh
các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức; kết hợp
-2-


việc sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của
nhân loại. Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát
triển của đất nước, ở từng vùng, từng địa phương, trong từng dự án kinh tế – xã hội".

Theo quan điểm của Đảng, trong thời đại ngày nay, những tiến bộ về kinh tế, xã hội
cùng với sự mở rộng và tăng cường hợp tác phát triển với các nước và các tổ chức quốc
tế là cơ sở để chúng ta đẩy tới một bước công cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất
nước nhằm tạo thêm nhiều công ăn việc làm, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, cải
thiện hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Xác định công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ trung tâm, có tầm quan trọng hàng đầu, là con đường
duy nhất giúp chúng ta khơng chỉ thốt khỏi nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn so với
các nước trong khu vực Đông – Nam Á và trên thế giới, mà cịn giữ được ổn định
chính trị - xã hội, bảo vệ được độc lập, chủ quyền quốc gia và định hướng phát triển xã
hội chủ nghĩa.
Đảng ta cũng đã xác định rõ định hướng phát triển 6 ngành và lĩnh vực chủ yếu
trong quá trình thực hiện tiến trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố gắn với
phát triển kinh tế tri thức ở nước ta trong thời gian tới. Đó là: đẩy mạnh cơng nghiệp
hố, hiện đại hố nơng nghiệp và nơng thơn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông
nghiệp, nông thôn và nông dân; phát triển nhanh hơn công nghiệp và xây dựng, dịch
vụ; phát triển kinh tế vùng; phát triển kinh tế biển, chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ
cấu công nghệ, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi
trường tự nhiên.
1.3 Đặc trưng của nền cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hoá, đa
dạng hoá quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đơi với tranh
thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế
giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong
nước sản xuất có hiệu quả.
-3-


Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của tồn dân, của mọi thành phần kinh
tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo. Đồng thời lấy việc phát huy nguồn lực con
người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, tăng trưởng kinh tế phải

gắn liền với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. Lấy hiệu quả
kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án
đầu tư vào công nghệ.
Khoa học công nghệ là động lực của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, kết hợp công
nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại; tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những
khâu quyết định. Bên cạnh đó, cơng nghiệp hóa hiện đại hóa phải kết hợp kinh tế với
quốc phịng - an ninh.
CHƯƠNG 2: CƠNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRI THỨC
2.1 Khái niệm kinh tế tri thức
Từ thập niên 80 thế kỷ XX đến nay, do tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công
nghệ vật liệu... nền kinh tế thế giới đang biến đổi sâu sắc, nhanh chóng về cơ cấu, chức
năng và phương thức hoạt động. Đây là một bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa đặc biệt: lực
lượng sản xuất xã hội đang chuyển từ kinh tế tài nguyên sang kinh tế tri thức, nền văn
minh loài người chuyển từ văn minh cơng nghiệp sang văn minh trí tuệ.
Vậy nền kinh tế tri thức là gì? Có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng dễ chấp nhận
nhất hiện nay là định nghĩa của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa ra
năm 1995: “Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử
dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải,
nâng cao chất lượng cuộc sống”.
Với định nghĩa trên, có thể hiểu kinh tế tri thức là trình độ phát triển cao của lực
lượng sản xuất xã hội, theo đó trong q trình lao động của từng người lao động và
toàn bộ lao động xã hội, trong từng sản phẩm và trong tổng sản phẩm quốc dân thì hàm
-4-


lượng lao động cơ bắp, hao phí lao động cơ bắp giảm đi vô cùng nhiều trong khi hàm
lượng tri thức, hao phí lao động trí óc tăng lên vơ cùng lớn.
Trong nền kinh tế tri thức, những ngành kinh tế có tác động to lớn tới sự phát triển

là những ngành dựa vào tri thức, dựa vào những thành tựu mới của khoa học, cơng
nghệ. Đó có thể là những ngành kinh tế mới dựa trên công nghệ cao (như công nghệ
thông tin, công nghệ sinh học...); nhưng cũng có thể là những ngành kinh tế truyền
thống (như nơng nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) được ứng dụng khoa học, cơng nghệ
cao.
Một ngành kinh tế có thể coi là đã trở thành ngành kinh tế tri thức khi giá trị do tri
thức tạo ra chiếm tỷ lệ áp đảo (khoảng 70%) trong tổng giá trị sản xuất của ngành đó.
Một nền kinh tế được coi là đã trở thành nền kinh tế tri thức khi tổng sản phẩm các
ngành kinh tế tri thức chiếm khoảng 70% tổng sản phẩm trong nước (GDP).
Trên thế giới hiện nay, ở các nước thuộc tổ chức OECD, các ngành kinh tế tri thức
đã đóng góp trên 50% GDP (Mỹ 55,3%, Nhật Bản 53%, Canađa 51%...). Nhiều nước
công nghiệp mới và các nước đang phát triển cũng đang hướng mạnh vào kinh tế tri
thức, tập trung nỗ lực để phát triển nhanh một số ngành kinh tế tri thức, như công nghệ
thông tin, internet, thương mại điện tử, công nghệ phần mềm...
2.2 Đặc trưng của nền kinh tế tri thức
Trong nền kinh tế tri thức, các yếu vật chất cũng như hàm lượng vật chất trong các
sản phẩm ngày càng giảm, hàm lượng tri thức, lao động chất xám, lao động trí óc tăng
lên, chiếm tỷ trọng ngày càng cao lớn trong giá trị sản phẩm.
Cũng trong nền kinh tế tri thức, các sản phẩm trí tuệ dựa vào nguồn lực hàng đầu là
tri thức. Đây là nguồn vốn cơ bản của quá trình sản xuất và tái sản xuất của xã hội, thay
vì chỉ là đất đai, tài nguyên và vốn tiền tệ như trước đây. Thơng tin, kiến thức lao động
có trình độ cao được sử dụng nhiều, ít sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Những trung
tâm cơng nghệ cao được hình thành. Đặc biệt tri thức khoa học và công nghệ cùng với
lao động kỹ thuật cao là thành phần quan trọng của lực lượng sản xuất, là lợi thế phát
-5-


triền kinh tế. Nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hóa. Sự sáng tạo đổi mới trở
thành yêu cầu thường xuyên đối với mọi người.
Cơ cấu kinh tế kỹ thuật thay đổi một cách sâu sắc, theo hướng tri thức hóa, làm thay

đổi phương thức tổ chức và quản lý khơng chỉ trong các ngành đó mà cịn tác động đến
các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế. Do những thay đổi trong cơ cấu kinh tế - kỹ
thuật sẽ làm thay đổi về chất trong cơ cấu sản phẩm, làm thay đổi cơ cấu giá trị sản
phẩm; điều này tất yếu dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu lao động xã hội.
Quy trình cơng nghệ trong sản xuất luôn luôn được thay đổi, làm cho năng xuất lao
động ngày càng tăng, cường độ lao động ngày càng giảm, chủng loại sản phẩm ngày
càng đa dạng, phong phú, chất lượng sản phẩm ngày càng cao, giúp đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng của cuộc sống…sự cạnh tranh được tạo điều kiện đầy đủ, sự tăng
trưởng kinh tế theo chiều sâu, tạo ra lợi thế cho quốc gia, tác động lớn đến đời sống xã
hội.
Siêu xa lộ thông tin trong hệ thống mạng tồn cầu được hình thành, có ảnh hưởng to
lớn đến lĩnh vực khoa học, kinh tế và văn hóa, quan hệ quốc tế, đặc biệt giúp mở rộng
thị trường cho các nước… bởi vì nó đảm bảo sự tham gia đông đảo của tất cả các quốc
gia trên thế giới. Siêu xa lộ thông tin sẽ tạo ra một xã hội tri thức, xã hội thơng tin mà
khơng có biên giới.
Trong điều kiện của kinh tế tri thức, các thành tựu khoa học – công nghệ, nhất là
công nghệ thông tin được phổ biến và ứng dụng hết sức nhanh chóng, trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp. Các ngành kinh tế được tri thức hóa đều phải dựa vào cơng
nghệ mới để đổi mới và phát triển. Chỉ khi nào các ngành công nghệ cao, ứng dụng các
tiến bộ khoa học – kỹ thuật hiện đại, có giá trị mới do tri thức đem lại chiếm trên 2/3
tổng giá trị thì kinh tế tri thức mới được tỏ rõ. Tiêu chí của kinh tế tri thức: hơn 70%
GDP phải được tạo ra từ các ngành sản xuất dịch vụ áp dụng công nghệ cao; hơn 70%
giá trị gia tăng là do trí tuệ mang lại; hơn 70% công nhân tri thức trong cơ cấu lao
động; hơn 70% cơ cấu vốn là vốn con người. Nền kinh tế và xã hội luôn luôn đổi mới,
-6-


cái mới ngày càng nhiều. Đó là đặc trưng của sự phát triển, của sự tiến hóa xã hội và sự
phát triển từ cái mới.
2.3 Tại sao cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa phải gắn với nền kinh tế tri thức?

Từ thập niên 80 thế kỷ XX đến nay, do tác động mạnh mẽ của khoa học – công
nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật
liệu,… nền kinh tế thế giới đang biến đổi sâu sắc, nhanh chóng về cơ cấu, chứ năng và
phương thức hoạt động. Trong nền kinh tế tri thức, những ngành kinh tế có tác động to
lớn tới sự phát triển là những ngành dựa vào tri thức, dựa vào những thành tựu mới về
khoa học, công nghệ,…
Một ngành kinh tế có thể coi là đã trở thành ngành kinh tế tri thức khi giá trị do tri
thức tạo ra chiếm tỷ lệ áp đảo (khoảng 70 %) trong tổng giá trị sản xuất của ngành đó.
Một nền kinh tế được coi là đã trở thành nền kinh tế tri thức khi tổng sản phẩm các
ngành kinh tế tri thức chiếm khoảng 70% tổng sản phẩm trong nước (GDP).
Trong nền kinh tế tri thức, tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là vốn quý
nhất, là nguồn lực hàng đầu, quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động kinh tế có
những biến đổi sâu sắc, nhanh chóng. Trong đó các ngành kinh tế dựa vào tri thức, dựa
vào các thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ ngày càng tăng, ngày càng chiếm
đa số.
Trong nền kinh tế tri thức, công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi
lĩnh vực và thiết lập được các mạng thông tin đa phương diện được phủ khắp cả nước,
nối với hầu hết các tổ chức, các gia đình. Thơng tin trở thành nguồn tài nguyên quan
trọng nhất của nề kinh tế.
Trong nền kinh tế tri thức, nguồn nhân lực nhanh chống được tri thức hóa, sự sáng
tạo, đổi mới, học tập trở thành yêu cầu thường xuyên đối với mọi người và phát triển
con người trở thành nhiệm vụ trung tâm của xã hội. Trong nền kinh tế tri thức, mọi
hoạt động đều có liên quan đến vấn đề tồn cầu hóa kinh tế, có tác động tích cực hoặc
-7-


tiêu cực sâu rộng tới nhiều mặt của đời sống xã hội trong mỗi quốc gia và trên tồn thế
giới.
Chính vì thế đối với nước ta, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, muốn tiến lên

chủ nghĩa xã hội, nhất thiết phải trải qua cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa gắn với phát
triển kinh tế tri thức, cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa là động lực phát triển kinh tế-xã
hội, tạo điều kiện tăng cường củng cố an ninh-quốc phòng và là tiền đề cho việc xây
dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, đủ sức tham gia một cách có hiệu quả vào sự
phân cơng và hợp tác quốc tế.
CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM
3.1 Thuận lợi và khó khăn
3.1.1 Thuận lợi
Nước ta tiến hành cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
trong điều kiện rất thuận lợi đó là : nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã hình thành và bước đầu có sự
phát triển nguồn nhân lực - vật chất được tăng cường, mức độ sống của nhân dân dần
được ổn định, sản lượng lương thực thực phẩm đã tăng đáng kể, nền kinh tế bắt đầu
tích lũy, vốn đầu tư tồn xã hội năm 1990 chiếm 15,8% GDP, đến năm 1995 lên 27,4%
GDP, sự nghiệp giáo dục của đất nước có nhiều tiến bộ cải tiến, trình độ dân trí được
tăng lên, sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước có thêm kinh nghiệm, tự do quan hệ bên
ngoài, sau khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận và nước ta lại nằm trong khu vực đang phát
triển mạnh lôi kéo sự đầu tư của khắp thế giới. Nguồn nhân công của nước ta dồi dào,
phong phú, nhân dân ta có truyền thống ham học hỏi kinh nghiệm và tiếp thu công
nghệ tiên tiến. Đặc biệt hiện nay nền chính trị xã hội trên thế giới nhìn chung đang
trong thời kỳ ổn định, các nước phát triển tiến hành chuyển giao khoa học kỹ thuật cho
những nước đang phát triển. Và nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, điều
kiện khí hậu thuận lợi cho con người sinh sống phát triển,…

-8-


Đồng thời trong q trình cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa, nước ta có thuận lợi cơ bản
là nước đi sau, có thể học hỏi được kinh nghiệm thành cơng của những nước đi trước
và có cơ hội rút ngắn thời gian thực hiện quá trình này. Trước đây, nước Anh thực hiện

cơng nghiệp hóa đầu tiên, phải mất 120 năm; nước Mỹ đi sau, chỉ mất 90 năm; sau nữa
là Nhật Bản xuống cịn 70 năm; và các nước cơng nghiệp mới (NICs) có hơn 30 năm.
Việt Nam thực thực hiện q trình này trong bối cảnh lồi người đang bắt đầu chuyển
sang phát triển kinh tế tri thức, với sự bùng nổ của tự động hóa, cơng nghệ thơng tin,
công nghệ gen, công nghệ nano, công nghệ vật liệu mới... đúng như tiên đoán của C.
Mác và Ph. Ăng-ghen từ giữa thế kỷ XIX: ''Tri thức sẽ trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp''. Đây chính là cơ hội lịch sử hiếm hoi mà thời đại tạo ra để các nước đi sau
như Việt Nam rút ngắn khoảng cách và đuổi kịp các nước đi trước.
3.1.2 Khó khăn
Xuất phát điểm của nước ta khi tiến hành cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa là một nước
nơng nghiệp nghèo nàn lạc hậu, và chịu ảnh hưởng tàn phá của chiến tranh nặng nề.
Nền kinh tế nước ta được xếp vào chậm phát triển, lạm phát còn chưa được hạn chế,
nguồn vốn hạn hẹp mà phải đương đầu với cuộc cạnh tranh quyền lực về kinh tế và
thương mại, tình hình quốc phịng an ninh cịn phức tạp, cơng tác giáo dục và đào tọa,
nghiên cứu và phát triển chưa đạt theo yêu cầu. Đội ngũ cán bộ cịn yếu, bố trí sử dụng
chưa hợp lý, bộ máy nhà nước và Đảng cùng các đồn thể cịn cồng kềnh, kém hiệu
lực, tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí cịn nghiêm trọng.
3.2 Vận dụng
Để đẩy mạnh cơng nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, vấn
đề quan trọng hàng đầu là, chúng ta phải chủ động phát huy năng lực sáng tạo tri thức
ở trong nước, đồng thời phải biết tranh thủ cơ hội tiếp thu tri thức của thế giới tồn cầu
hóa.
Trong điều kiện chưa có đủ nguồn nhân lực để phát triển kinh tế tri thức lên ngay
trình độ cao, ta phải coi trọng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm đẩy mạnh hợp
-9-


tác về công nghệ cao trong nhiều lĩnh vực, trên cơ sở cùng có lợi. Qua hội nhập và hợp
tác cùng với gửi đi nâng cao trình độ ở nước ngồi, các chun gia Việt Nam từng
bước trưởng thành, có thể chủ động trong ứng dụng các công nghệ cao và tiến tới sáng

tạo tri thức mới rất cần thiết cho cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa ở trình độ cao. Nhiều ví
dụ trong cơng nghiệp điện tử, trong thiết lập mạng viễn thông quốc gia, trong công
nghiệp chế biến nông sản, trong chế tạo thiết bị cơ điện tử… đã cho thấy kết quả tốt và
bước tiến nhanh rõ rệt.
Trong nơng nghiệp, để cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh, nông nghiệp phải gắn
kết với phát tiển sáng tạo tri thức sáng tạo mới, cụ thể là : phải chuyển giao tri thức về
công nghệ sinh học, tri thức về giống cây con chất lượng và năng suất cao, về canh tác
và chăn nuôi hiện đại cho nông dân. Đồng thời phải cung cấp tri thức về tổ chức sản
xuất gắn với thị trường và về xây dựng nông thôn mới và đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin-truyền thông trong mọi hoạt động hiện đại hóa nơng nghiệp.
Trong cơng nghiệp và xây dựng thì cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa sẽ gắn kết thuận
lợi với phát triển tri thức vì công nghiệp trong kinh tế thị trường là rất hiện đại dựa vào
các công nghệ cao. Trước hết công việc thiết kế của công nghiệp và xây dựng ở mọi
cấp phải chuyển nhanh từ thiết kế thủ công sang thiết kế dùng máy tính sẽ rất chính xác
và nhanh chóng, tranh thủ khai thác các phần mềm thiết kế và thư viện các thiết kế sẵn
có. Ngành chế tạo cũng phải chuyển nhanh sang sử dụng máy thơng minh có “nhúng”
máy điện tốn tự động hóa hồn tồn hoặc robot, hoặc các dây chuyền máy tự động
hóa tồn phần.
Việc tiếp thu nắm vững công nghệ cao trong công nghiệp và xây dựng sẽ là điểm
tựa để chúng ta có thể sáng tạo thêm nhiều tri thức mới trong lĩnh vực này. Chúng ta
bước đầu đã đạt được một số kết quả khích lệ trong hiện đại hóa nền cơng nghiệp và
xây dựng kết cấu hạ tầng. Gần đây, sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) , số dự án công nghệ cao đã tăng nhanh với vốn đầu tư lớn hứa hẹn với triển
vọng tốt.
- 10 -


Về dịch vụ, đây là một lĩnh vực rất lớn của kinh tế tri thức, có khi chiếm đến trên
70% GDP, bởi vậy gắn kết với phát triển kinh tế tri thức sẽ có thuận lợi đầy mạnh hiện
đại hóa nhanh dịch vụ ở nước ta. Các ngành dịch vụ quan trọng như thương mại, tài

chính, ngân hàng, du lịch, y tế, giáo dục, pháp luật,… bắt buộc phải nhanh chóng
chuyển sang ứng dụng cơng nghệ thơng tin, mạng internet, viễn thơng tồn cầu…
Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao. Tiếp tục
mở rộng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống, mở mang các dịch vụ
mới, nhất là những dịch vụ cao cấp, dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao, các dịch vụ hỗ
trợ kinh doanh. Hiện đại hóa và mở rộng các dịch vụ ngân hàng theo kịp yêu cầu phát
triển của thị trường tài chính, tiền tệ và hội nhập kinh tế quốc tế. Thời gian qua, một số
ngành dịch vụ ở nước ta đã có sự tiến bộ đáng kể trong cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
KẾT LUẬN
Cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là con đường cần
thiết để rút ngắn quá trình chuyển kinh tế xã hội của nước ta nói chung. Để thực hiện
con đường này, cần phải tìm ra được phương thức gắn kết ba quá trình trên trong một
cơ cấu và cơ chế thích hợp. Xuất phát từ điều kiện khoa học, cơng nghệ và kinh tế trên
thế giới, trong nước hiện nay, con đường gắn kết cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa với
phát triển kinh tế tri thức đòi hỏi phải kết hợp phát triển công nghiệp truyền thống với
công nghiệp hiện đại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành
cơng nghiệp, dịch vụ có hàm lượng tri thức và giá trị gia tăng cao, thúc đẩy tiến bộ xã
hội, phát triển khoa học và công nghệ, phổ cập công nghệ thông tin, kết hợp công nghệ
ngoại sinh và nội sinh.
Do cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là một quá trình
kinh tế-xã hội, nên việc thực hiện phải chịu tác động bởi nhiều yếu tố cả khách quan và
chủ quan. Đó là các nguồn lực, tiềm năng của đất nước, của địa phương về tài nguyên,
vốn, nhân lực và khoa học, công nghệ; độ mở của nền kinh tế với bên ngoài và hiệu lực
quản lý của chính quyền nhà nước các cấp, sự năng động của cộng đồng doanh nghiệp.
- 11 -


Việc sử dụng và phát huy tốt các nguồn lực, tiềm năng này là điều kiện bảo đảm thành
công của sự nghiệp cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức của
mỗi tỉnh, thành phố.

Để đẩy mạnh cơng nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, nước
ta còn nhiều việc cần phải làm. Phải chuyển sang phát triển theo chiều sâu, coi trọng tri
thức, khoa học và công nghệ; phải phát triển và sử dụng nhân lực chất lượng cao, nâng
cao hiệu lực quản lý của chính quyền nhà nước các cấp.
Để thực thi có hiệu quả các yêu cầu trên trong thời gian tới, vấn đề là phải đưa ra
được các dự báo chính xác về bối cảnh, triển vọng, xác định đúng phương hướng và đề
xuất một hệ thống giải pháp đồng bộ. Giải pháp để thực hiện phương hướng này là tăng
cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ và người dân về tầm quan
trọng và con đường cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức;
tăng cường công tác dự báo, nâng cao hiệu lực quản lý của các cấp chính quyền thành
phố; khai thác, sử dụng và phát huy tốt các nguồn lực nhất là nguồn lực trong thành
phố, trong nước về nhân lực, khoa học, công nghệ, vốn; coi trọng cơ chế thị trường
trong phân bổ nguồn lực và thu hút nguồn lực từ bên ngoài…
TƯ LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Hữu (11/12/2011). Đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá gắn với phát
triển kinh tế tri thức. Trang web Tạp chí Quốc phịng tồn dân
< />
[truy

cập

ngày

25/06/2020 và 04/07/2020]
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 76-78, 112-114.
3. Tư liệu văn kiện Đảng (30/09/2015). Tìm hiểu vấn đề “Đẩy mạnh cơng nghiệp
hố, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức” trong Văn kiện Đại hội lần
thứ X của Đảng. Trang web Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
- 12 -



< />01/07/2020 và 04/07/2020]

- 13 -

[truy

cập

ngày



×