Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo sản phẩm trong các doanh nghiệp khoa học và công nghệ việt nam TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 24 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong bối cảnh tồn cầu hố và mơi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, vịng
đời của sản phẩm và cơng nghệ ngày càng trở nên ngắn hơn, đổi mới sáng tạo (tiếng Anh
là Innovation, từ sau đây viết tắt là ĐMST) giữ một vai trò trung tâm đối với sự phát triển
kinh tế, xã hội của từng quốc gia và địa phương. ĐMST là tiền đề tạo ra lợi thế cạnh tranh
và có tính quyết định đối với sự tồn tại và phát triển khơng chỉ trong ngắn hạn mà cịn mở
đường cho tương lai lâu dài cho các doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có thể cạnh tranh
với những đối thủ khác trên thị trường và bước chân vào những thị trường mới.
Thuật ngữ ĐMST có tính đa chiều khi được sử dụng trong rất nhiều các ngữ cảnh đa
dạng cũng như một lượng lớn các nghiên cứu học thuật về chủ đề này. Tác giả nhận thấy
rằng, cách dùng thuật ngữ ĐMST hiện tay có thể hiểu theo hai cách, đó là hiểu ĐMST là
q trình hay hiểu ĐMST là kết quả. Đối với hai cách hiểu trên, nghiên cứu này sẽ sử dụng
thuật ngữ quá trình ĐMST (Process of innovation) và kết quả ĐMST (Innovation
performance). Quá trình ĐMST là một tập hợp giai đoạn và các hoạt động khác nhau. Để
ĐMST thành công, tức là đưa ra thị trường được kết quả đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp cần
thực hiện nhiều hoạt động khác nhau. Kết quả ĐMST được hiểu là mức độ thành công của
doanh nghiệp trong ứng dụng những ý tưởng mới, kiến thức mới, phát minh hay sáng chế
cùng với sự kết hợp những nguồn lực khác trong quá trình ĐMST. Cần phải lưu ý rằng, sự
thành công ở đây bao gồm cả thành công về mặt kỹ thuật và thương mại.
Đã có rất nhiều các nghiên cứu quốc tế và trong nước về hoạt động ĐMST trong các
doanh nghiệp phân theo quy mô hay theo lĩnh vực hoạt động, tuy nhiên, theo hiểu biết của
tác giả, chưa có nghiên cứu nào ở trong nước trước đây quan tâm đến ĐMST trong nhóm các
doanh nghiệp khoa học và công nghệ (DNKH&CN), nơi mà hoạt động ĐMST là cốt lõi cho
sự tồn tại và phát triển. “Doanh nghiệp khoa học và công nghệ là doanh nghiệp thực hiện sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ khoa học và cơng nghệ để tạo ra sản phẩm, hàng hố từ kết quả
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ” (Điều 58, Luật Khoa học và công nghệ 2013).
DNKH&CN được cho là đòn bảy sản xuất trong nước khi các doanh nghiệp này khơng chỉ


đóng vai trị là nơi tiếp nhận và thích nghi cơng nghệ tiên tiến ở nước ngồi, là một kênh
chuyển giao cơng nghệ, cầu nối đưa các kết quả khoa học và công nghệ vào sản xuất mà còn
là một lực lượng sản xuất chủ lực, tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có sức cạnh
tranh tốt trên thị trường, đóng góp cho việc xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội và
GDP của đất nước. Theo dữ liệu từ Cục Phát triển thị trường và DNKH&CN, cho biết: Tính
đến tháng 8 năm 2019, cả nước có 468 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận DNKH&CN,
hoạt động trong nhiều lĩnh vực chủ yếu như giao thông, xây dựng, y tế, nông nghiệp, đặc biệt


2
là lĩnh vực công nghệ cao. DNKH&CN đã tạo việc làm cho 23.989 người lao động, ghi nhận
doanh thu năm 2018 đạt hơn 160.887,4 tỷ đồng với 165 doanh nghiệp cung cấp thơng tin về
tình hình sản xuất kinh doanh (doanh thu bình quân đạt 975,075 tỷ đồng/doanh nghiệp), đạt
2,9% GDP cả nước. Trên thực tế, ĐMST trong các doanh nghiệp, đặc biệt là DNKH&CN
của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Trong 165 doanh nghiệp báo cáo kết quả sản xuất kinh
doanh, chỉ có 147/165 doanh nghiệp có lãi với tổng lợi nhuận trước thuế năm 2018 đạt:
5.215,2 tỷ đồng. Liên quan đến điều kiện duy trì giấy chứng nhận DNKH&CN, chỉ có 151
doanh nghiệp có doanh thu từ sản phẩm hình thành từ kết quả KH&CN với 8.672,8 tỷ đồng
(tương đương chỉ 5,4% tổng doanh thu). Như vậy, số lượng cũng như chất lượng hoạt động
các DNKH&CN ở Việt Nam còn hạn chế so với tiềm năng phát triển.
Trên đây chỉ là những số liệu khiêm tốn của những doanh nghiệp đã được cấp giấy
chứng nhận là DNKH&CN. Theo thống kê của Cục Phát triển thị trường và DNKH&CN, số
lượng DNKH&CN tiềm năng, nghĩa là có có đủ các tiêu chí để được cấp giấy chứng nhận
DNKH&CN theo qui định hiện hành về pháp luật DNKH&CN, thì có vào khoảng 3000 doanh
nghiệp và vì thế những đóng góp của đối tượng này nếu được thống kê đầy đủ sẽ lớn hơn rất
nhiều. Nghiên cứu này không chỉ tập trung vào những doanh nghiệp đã có giấy chứng nhận là
DNKH&CN mà còn quan tâm đến cả những DNKH&CN tiềm năng, gọi chung là doanh nghiệp
hoạt động theo mơ hình DNKH&CN hoặc DNKH&CN. Liên quan đến khách thể nghiên cứu
lại là các doanh nghiệp hoạt động theo mơ hình DNKH&CN mà khơng phải là chỉ là doanh
nghiệp có giấy chứng nhận là DNKH&CN, nghiên cứu đưa ra các lí do sau đây. Thứ nhất, số

lượng các doanh nghiệp có giấy chứng nhận là DNKH&CN ở Việt Nam chiếm tỉ lệ nhỏ và không
phản ánh được số lượng thực của các doanh nghiệp hoạt động theo mơ hình này. Thứ hai, tác giả
muốn suy rộng kết quả nghiên cứu không chỉ dành cho các DNKH&CN có giấy chứng nhận mà
cịn cả những DNKH&CN tiềm năng, để đem lại giá trị toàn diện hơn cho nghiên cứu. Nghiên
cứu khơng chỉ tìm ra hướng để tăng năng lực cạnh tranh của các DN đã có giấy chứng nhận và
duy trì các hỗ trợ và ưu đãi dành cho nhóm đối tượng này mà cịn nhằm tìm cách để thúc đẩy các
DNKH&CN tiềm năng tiến gần hơn với việc đủ điều kiện nộp hồ sơ xin chứng nhận. Từ đó cũng
góp phần đạt mục tiêu của quốc gia về tăng trưởng cả số lượng và chất lượng các DNKH&CN
tại Việt Nam. Chất lượng thể hiện ở chỗ với chứng nhận “Doanh nghiệp khoa học và công nghệ”,
doanh nghiệp không chỉ được thụ hưởng các ưu đãi và hỗ trợ để phát triển sản phẩm/dịch vụ hiện
tại mà còn giúp tập trung nguồn vốn, tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn lực bên ngoài khác và
khơng ngừng tạo ra sản phẩm mới có chất lượng và sức cạnh tranh, góp phần đạt được các mục
tiêu phát triển kinh tế vĩ mô của ngành, địa phương, vùng và quốc gia.
Kết quả khảo sát của nghiên cứu này chỉ ra rằng tỉ lệ giới thiệu ĐMST sản phẩm ra
thị trường của các DNKH&CN là tương đối cao ở mức trên 90% các doanh nghiệp được
khảo sát, tuy nhiên sự thành công trên thị trường của các ĐMST sản phẩm này cịn hạn chế
với bình qn tỉ lệ doanh thu đến từ sản phẩm hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học còn


3
thấp, chỉ chiếm dưới 30% tổng doanh thu, không đạt tỉ lệ theo quy định dành cho các
DNKH&CN và vì thế sẽ không được hưởng các ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước. Mức độ mới
(Radical level) bình quân của những ĐMST sản phẩm này chỉ dừng ở ngưỡng mới với doanh
nghiệp và tương đối mới với thị trường của doanh nghiệp (chi tiết xem ở phụ lục 6). Trước làn
sóng của cuộc Cách mạng cơng nghiệp 4.0 đang diễn ra hiện nay, công nghệ, tri thức và ĐMST
trở thành yếu tố then chốt quyết định năng lực cạnh tranh. Tốc độ tồn cầu hố và thương mại
hố nhanh cho các sản phẩm khoa học và công nghệ của Việt Nam chịu sức ép cạnh tranh gay
gắt từ các cường quốc công nghệ như Mỹ, Châu Âu, Nhật, Hàn Quốc và tất nhiên có cả Trung
Quốc. Rất nhiều các sản phẩm KH&CN mới được tạo ra trong nước, được đánh giá cao nhưng
lại không đủ sức cạnh tranh với với các sản phẩm nhập ngoại do tâm lý của người tiêu dùng về

các rủi ro kỹ thuật của sản phẩm made in Vietnam, các hoạt động marketing, quảng bá đến
cơng chúng hạn chế do thiếu đầu tư kinh phí, khó khăn trong việc tìm kiếm và mở rộng thị
trường. Cùng với đó, tốc độ đổi mới cơng nghệ của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và
DNKH&CN nói riêng cịn chậm và thụt lùi sau thế giới, làm giảm năng lực cạnh tranh trong
các lĩnh vực tương ứng. Vì thế, việc tăng cường khả năng hình thành và sự thành công về
thương mại của đổi mới sáng tạo sản phẩm tại các doanh nghiệp hoạt động theo mơ hình
DNKH&CN là cấp thiết và cũng góp phần đẩy nhanh tiến trình gia tăng số lượng và chất lượng
của các doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận DNKH&CN của Việt Nam.
Trong nghiên cứu này, ĐMST sản phẩm là biến phụ thuộc và được hiểu là kết quả đổi
mới sáng tạo sản phẩm. ĐMST sản phẩm là việc giới thiệu các hàng hoá/ dịch vụ mới hoặc
được cải tiến đáng kể về mặt đặc điểm cũng như công năng sử dụng, khác biệt đáng kể so với
các hàng hoá/ dịch vụ trước đây đã được doanh nghiệp giới thiệu ra thị trường. Về phía biến
độc lập, các nhân tố sẽ được chia thành hai nhóm, nhóm các nhân tố nội sinh (các nhân tố
nằm bên trong thuộc sự kiểm soát của doanh nghiệp có tác động đến năng lực đổi mới sáng
tạo của doanh nghiệp) và nhóm các nhân tố ngoại sinh (các nhân tố có tác động đến đổi mới
sáng tạo nhưng vượt ra khỏi phạm vi kiểm soát của doanh nghiệp). Để xác định các nhân
tố nội sinh, lý thuyết ĐMST đóng – mở được đề xuất bởi Chesbrough (2003, 2006) được
sử dụng. Lý thuyết này cho rằng các ý tưởng có giá trị có thể đến từ khơng chỉ bên trong mà
bên ngồi của doanh nghiệp và có thể được phát triển để đưa ra thị trường theo những con
đường bên trong hay bên ngoài ranh giới của doanh nghiệp. Nói cách khác, trong q trình
ĐMST để hình thành nên kết quả ĐMST, doanh nghiệp có thể lựa chọn tự mình thực hiện
mọi hoạt động (mơ hình ĐMST đóng) hay sử dụng các giải pháp thị trường như là mua,
thuê hay phối hợp với các chủ thể từ bên ngoài thị trường (Mơ hình ĐMST mở). Mơ hình
ĐMST đóng là mơ hình trong đó q trình ĐMST diễn ra tương đối khép kín với bên ngồi,
bộ phận nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp là đầu não để hình thành nên kết quả
đổi mới sáng tạo, trong mơ hình này thì doanh nghiệp phải tự làm hết mọi khâu trong q
trình đổi mới sáng tạo. Trong khi đó, ĐMST mở là việc sử dụng có mục đích những luồng


4

tri thức từ bên trong ra, luồng tri thức từ bên ngoài vào hay luồng tri thức kết hợp để hình
thành nên kết quả đổi mới sáng tạo. Việc xếp những nhân tố ĐMST mở vào nhóm những nhân
tố nội sinh là vì tuy có sự tham gia của luồng tri thức và cơng nghệ từ mơi trường bên ngồi,
nhưng doanh nghiệp sẽ đóng vai trị chủ động trong việc sử dụng các luồng tri thức đó, có thể
lựa chọn đi theo chiến lược đóng hay mở cửa trong quá trình ĐMST để hồn thiện kết quả
ĐMST. Theo tìm hiểu của tác giả, hiện nay tại Việt Nam có rất ít các nghiên cứu đề cập đến
hay tìm cách trình bày một cách hệ thống lý thuyết ĐMST đóng - mở và đây là nghiên cứu
thực nghiệm đầu tiên tại Việt Nam tìm cách đo lường riêng rẽ các cơ chế của hoạt động ĐMST
mở và kiểm định tác động của các cơ chế ĐMST mở tới kết quả ĐMST sản phẩm ở cấp độ
doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra kết luận xem việc mở cửa các hoạt động ĐMST của doanh nghiệp
ra bên ngồi có kích thích việc hình thành kết quả ĐMST và tăng cường mức độ thành công
về thương mại của ĐMST sản phẩm ở doanh nghiệp hay không.
Để xác định các nhân tố ngoại sinh, lý thuyết về quan điểm dựa trên thể chế (IBV)
được phát triển bởi Peng (2002, 2009) được sử dụng. Lý thuyết này lập luận rằng thể chế đúng
dắn sẽ có thể kích thích được những hành vi ĐMST của doanh nghiệp và ngược lại. Từ hai lý
thuyết này, nghiên cứu sẽ kiểm định các tác động của sáu biến số độc lập chính đó là: (1) cường
độ nghiên cứu và phát triển nội bộ, (2) hoạt động ĐMST mở hướng vào, (3) hoạt động ĐMST
mở hướng ra và (4) hoạt động ĐMST mở kết hợp (xây dựng dựa trên lý thuyết ĐMST đóngmở) và biến số (5) hỗ trợ nhà nước, (6) bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ (xây dựng dựa
trên lý thuyết thể chế), tới ĐMST sản phẩm trong các DNKH&CN Việt Nam.
Từ những lý giải trên đây, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo
sản phẩm trong các doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ Việt Nam” có những đóng
góp mới và ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu tổng quát: Xác định các nhân tố nội sinh và ngoại sinh tác động tới ĐMST
sản phẩm trong các doanh nghiệp Khoa học và công nghệ Việt Nam. Nghiên cứu tập trung
vào ảnh hưởng của hoạt động đổi mới sáng tạo mở (ba cơ chế hướng vào, hướng ra và kết
hợp) và các hình thức hỗ trợ của Nhà nước và bảo hộ thực thi quyền sở hữu trí tuệ tới đổi
mới sáng tạo sản phẩm trong các DNKH&CN.
- Câu hỏi nghiên cứu:
1) Các cơ chế ĐMST mở nào đang được thực thi tại các DNKH&CN, mức độ mở

của các cơ chế này và các cơ chế của ĐMST mở có tác động như thế nào đến ĐMST sản
phẩm tại các DNKH&CN?
2) Cường độ đầu tư cho hoạt động NC&TK nội bộ có tác động như thế nào đến
ĐMST sản phẩm tại các DNKH&CN?
3) Các hỗ trợ nhà nước có tác động như thế nào tới việc hình thành đổi mới sáng
tạo sản phẩm?


5
4) Bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ có tác động như thế nào tới việc hình
thành đổi mới sáng tạo sản phẩm?
3. Đối tượng nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố nội sinh và ngoại sinh tác động tới ĐMST sản
phẩm trong các DNKH&CN Việt Nam.
• Khách thể nghiên cứu (Đối tượng điều tra): Các doanh nghiệp đã, đang và có ý
định đề nghị chứng nhận là doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo điều 7, nghị định số:
13/2019/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ (từ sau đây gọi là các doanh
nghiệp hoạt động theo mơ hình DNKH&CN Việt Nam)
4. Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt nội dung: Chủ đề nghiên cứu của luận án có nội dung rộng, có thể tiếp cận
trên nhiều góc độ và cơ sở lý thuyết khác nhau. Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu các
nhân tố nội sinh và ngoại sinh tác động đến ĐMST sản phẩm trong các DNKH&CN. ĐMST
sản phẩm được hiểu là việc giới thiệu các hàng hoá/ dịch vụ mới hoặc được cải tiến đáng
kể về mặt đặc điểm cũng như công năng sử dụng, khác biệt đáng kể so với các hàng hoá/
dịch vụ trước đây đã được doanh nghiệp giới thiệu ra thị trường. Nghiên cứu tập trung
vào loại hình kết quả ĐMST này là vì các lý do sau đây. Thứ nhất, do khách thể nghiên
cứu là các doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ Việt Nam, việc hình thành ĐMST sản
phẩm được coi là điều kiện bắt buộc của doanh nghiệp để có thể duy trì được giấy chứng
nhận và thụ hưởng các ưu đãi, hỗ trợ tài chính từ Chính phủ. Thứ hai, trong bốn loại hình
kết quả ĐMST, ĐMST sản phẩm là loại hình kết quả ĐMST phổ biến nhất trong mẫu của

nghiên cứu này. Thứ ba, việc phát triển sản phẩm mới sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể
đạt được lợi thế cạnh tranh và liên quan trực tiếp đến năng suất cũng như sự tồn tại của
doanh nghiệp trong dài hạn, dù là doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ. Về phía các
nhân tố tác động, dựa trên lý thuyết về ĐMST mở (open innovation) và lý thuyết về quan
điểm dựa trên thể chế (IBV), nghiên cứu đã xác định được các biến số nội sinh và ngoại
sinh có tác động đến ĐMST sản phẩm trong các DNKH&CN Việt Nam.
Về mặt thời gian nghiên cứu: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2004 – 2020.
Năm 2004 là năm ban hành của Quyết định số 171/2004/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ, đây là lần đầu tiên
thuật ngữ DNKH&CN được đề cập đến. Các nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Viện
Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và công
nghệ, Cục thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia, Cục Phát triển thị trường và Doanh
nghiệp Khoa học và công nghệ. Dữ liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2019-2020.
• Về đơn vị phân tích: Các doanh nghiệp hoạt động theo mơ hình DNKH&CN Việt Nam.
• Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện đối với các doanh nghiệp hoạt động theo
mơ hình DNKH&CN. Mẫu điều tra trải trên cả ba miền Bắc, Trung và Nam của Việt Nam


6
5. Khái quát quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được khái quát trong hình dưới đây

Nguồn: Tổng hợp của tác giả
6. Cấu trúc luận án
Nội dung chính của Luận án gồm có 5 chương như sau:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu về đổi mới sáng tạo sản phẩm và các nhân tố tác
động đến đổi mới sáng tạo sản phẩm
Chương 2: Cơ sở lý luận về các nhân tố tác động đến đổi mới sáng tạo sản phẩm
trong các doanh nghiệp khoa học và công nghệ
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Bàn luận về kết quả nghiên cứu và khuyến nghị


7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO SẢN PHẨM
VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỔI MỚI SÁNG TẠO SẢN PHẨM
1.1. Tổng quan nghiên cứu về đổi mới sáng tạo
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về khái niệm và vai trò của đổi mới sáng tạo
1.1.1.1. Khái niệm đổi mới sáng tạo
Khái niệm của Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế OECD (2005, tr 46) được sử
dụng trong luận án này: “ĐMST là sự thực thi áp dụng một sản phẩm (hàng hoá hay dịch
vụ) hoặc quy trình mới hay cải tiến đáng kể, một phương pháp marketing mới hay là phương
thức tổ chức mới trong thực tiễn hoạt động, trong tổ chức công việc hay trong quan hệ với
bên ngồi” do tính phổ biến trong nhiều nghiên cứu và điều tra khảo sát về ĐMST trên thế
giới và tại Việt Nam.
1.1.1.2. Vai trò của đổi mới sáng tạo
Trong bối cảnh tồn cầu hố và mơi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, vịng
đời của sản phẩm và công nghệ ngày càng trở nên ngắn hơn, ĐMST (innovation) giữ một vai
trò trung tâm đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của từng quốc gia và địa phương. ĐMST
(ĐMST) là tiền đề tạo ra lợi thế cạnh tranh và có tính quyết định đối với sự tồn tại và phát triển
không chỉ trong ngắn hạn mà còn mở đường cho tương lai lâu dài cho các doanh nghiệp, ĐMST
giúp cho doanh nghiệp có thể cạnh tranh với những đối thủ khác trên thị trường và bước chân
vào những thị trường mới (Becheikh và cộng sự, 2006; Edison và cộng sự, 2013).
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về phân loại đổi mới sáng tạo
1.1.2.1. Theo loại hình đổi mới sáng tạo
Theo khái niệm của OECD (2005) đã nhắc đến ở trên thì có 04 loại hình ĐMST bao
gồm: ĐMST tạo sản phẩm, ĐMST quy trình, ĐMST marketing và ĐMST tổ chức.
1.1.2.2. Theo mức độ đổi mới về cơng nghệ của đổi mới sáng tạo

• ĐMST khơng đột phá (cải tiến) (incremental)
• ĐMST có tính đột phá thị trường (Market breakthroughs)
• ĐMST có tính đột phá về cơng nghệ (Technological breakthroughs)
• ĐMST có tính đột phá tồn diện (Radical)
1.1.2.3. Theo tính mới của đổi mới sáng tạo
Theo tính mới, ĐMST có thể chia làm bốn loại lần lượt là: mới đối với doanh nghiệp,
mới đối với thị trường hiện tại, mới đối với với ngành, mới đối với thế giới.


8
1.1.2.4. Theo cấp độ nghiên cứu của đổi mới sáng tạo
Đối mới sáng tạo cũng đã được nghiên cứu dưới nhiều cấp độ bao gồm cá nhân,
nhóm, dự án, tổ chức, vùng. Nghiên cứu này sẽ tập trung nghiên cứu và định nghĩa ĐMST
cấp độ tổ chức.
1.2. Tổng quan nghiên cứu về kết quả đổi mới sáng tạo và đổi mới sáng tạo sản phẩm
1.2.1. Kết quả đổi mới sáng tạo
Kết quả ĐMST (Innovation/ innovative performance) được đề cập đến như là mức
độ thành công của doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu liên quan đến sản phẩm/
dịch vụ mới (Henard & Szymanski, 2001), hay như Dodgson và cộng sự (2014) định nghĩa
là thành công trong ứng dụng những ý tưởng mới từ quá trình kết hợp những nguồn lực
khác nhau.
1.2.2. Đổi mới sáng tạo sản phẩm
ĐMST sản phẩm theo (OECD, 2005) đề cập đến là việc giới thiệu các sản phẩm
mới/ hoặc được cải tiến đáng kể về mặt đặc điểm cũng như công năng sử dụng so với các
sản phẩm hiện có. Nó bao gồm sự sự cải tiến đáng kể về đặc điểm kĩ thuật, thành phần, chất
liệu, phần mềm, sự thân thiện với người dùng hay các đặc điểm chức năng khác. Sản phẩm
ở đây là bao gồm cả hàng hoá và dịch vụ. (OECD/Eurostat, 2018) đã cập nhật thêm rằng
sản phẩm được coi là sản phẩm ĐMST khi nó mới hoặc được cải tiến khác biệt đáng kể so
với hàng hóa/dịch vụ trước đây doanh nghiệp đã giới thiệu trên thị trường.
1.3. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố tác động đến đổi mới sáng tạo sản phẩm

Nhân tố tác động đến ĐMST sản phẩm cũng có thể được chia thành hai nhóm: nhân
tố bên trong (các nhân tố nằm bên trong thuộc sự kiểm sốt của doanh nghiệp có tác động
đến năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp) và nhân tố bên ngồi (các nhân tố có tác
động đến đổi mới sáng tạo nhưng vượt ra khỏi phạm vi kiểm soát của doanh nghiệp) (Edison
và cộng sự, 2013).
1.3.1. Các nhân tố nội sinh
1.3.1.1. Các nhân tố phản ánh thuộc tính chung của doanh nghiệp
Tác động của biến quy mô và tuổi lên đổi mới sáng tạo sản phẩm là không thống
nhất. Một số các nhân tố thuộc tính khác được xem xét trong mối quan hệ với ĐMST sản
phẩm như là đặc điểm của nguồn vốn, cơ cấu vốn góp hay cường độ vốn góp, kết quả hoạt
động của thời kì trước.
1.3.1.2. Các nhân tố phản ánh chiến lược của doanh nghiệp
Các chiến lược của doanh nghiệp có thể tác động tới ĐMST sản phẩm: chun mơn
hóa, đa dạng hóa hay chiến lược xuất khẩu.


9
1.3.1.3. Các nhân tố thuộc về văn hoá doanh nghiệp
Văn hóa tổ chức có thể có thể kích thích hành vi đổi mới giữa các thành viên của tổ
chức vì nó có thể khiến họ chấp nhận đổi mới như một giá trị cơ bản của tổ chức và có thể
thúc đẩy các cá nhân hướng đến ĐMST.
1.3.1.4. Các nhân tố thuộc về đội ngũ quản lý/ lãnh đạo doanh nghiệp
Các đặc điểm của các nhà lãnh đạo/ quản lý doanh nghiệp bao gồm giới tính, độ tuổi,
trình độ học vấn, đào tạo chun mơn và kinh nghiệm, tính cách, khả năng, quan niệm của
nhà quản lý về những chi phí và rủi ro liên quan đến đổi mới, quan niệm của nhà quản lý
về lợi ích thu được từ đổi mới có vai trị rất quan trọng để thúc đẩy ĐMST trong doanh
nghiệp.
1.3.1.5. Các nhân tố thuộc về nguồn lực và chiến lược chức năng
Hoạt động nghiên cứu và phát triển nội bộ (R&D nội bộ) được thừa nhận là biến số
rất quan trọng quyết định đến khả năng tạo ra kết quả ĐMST của doanh nghiệp. Nhân tố

liên quan đến khả năng hấp thụ cũng được cho là có tác động tích cực đến khả năng ĐMST
của doanh nghiệp. Tình hình tài chính của doanh nghiệp bao gồm cơ cấu tài chính, tăng
trưởng doanh thu và tỷ suất lợi nhuận cao, các quỹ dành cho nghiên cứu phát triển đều góp
phần tích cực vào nâng cao ĐMST thơng qua tăng cường khả năng thực hiện các dự án đầu
tư và triển khai các hoạt động nghiên cứu phát triển (Bhattacharya & Bloch, 2004).
1.3.1.6. Các nhân tố thuộc về hoạt động đổi mới sáng tạo mở
Bogers và cộng sự (2017) đã chỉ ra một chủ đề nổi bật trong các nghiên cứu về
ĐMST mở đó là tác động của ĐMST mở đến kết quả ĐMST và kết quả nhìn chung của
doanh nghiệp. Cheng & Huizingh (2014) là nghiên cứu đầu tiên nghiên cứu mối quan hệ
giữa cả ba cơ chế ĐMST mở (hướng vào, hướng ra và kết hợp) và ĐMST sản phẩm (cùng
các kết quả ĐMST khác) tại 223 doanh nghiệp dịch vụ ở Đài Loan. Tuy nhiên nghiên cứu
của Cheng và Huizingh đã không xét riêng rẽ các tác động của từng loại cơ chế.
1.3.2. Các nhân tố ngoại sinh
1.3.2.1. Nhóm nhân tố thuộc về lĩnh vực hoạt động
Đổi mới sáng tạo được chỉ ra trong nhiều nghiên cứu về việc chịu ảnh hưởng bởi
môi trường bên ngồi của tổ chức, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đặc điểm của ngành/ lĩnh
vực hoạt động. Mức độ cạnh tranh trong ngành được coi là động lực thúc đẩy các doanh
nghiệp nâng cao năng suất lao động, hoàn thiện công nghệ và thực hiện đổi mới sáng tạo
(Davis & Meyer, 2004). Hay như việc các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành cơng
nghệ cao, có lợi thế hơn trong việc tiếp cận tri thức và tiến bộ công nghệ, thường có khả
năng ĐMST sản phẩm nhiều hơn là những ngành truyền thống (Gómez và cộng sự, 2016).


10
1.3.2.2. Nhóm nhân tố khu vực địa lý
Về vị trí địa lý, các doanh nghiệp ở các khu vực đô thị, thành phố trực thuộc trung
ương có thể tiếp cận tốt hơn với vốn, lao động chất lượng, công nghệ tiên tiến, cơ hội thị
trường, thông tin và mạng lưới kinh doanh cũng như các sự trợ giúp và tư vấn dễ dàng hơn
từ các mạng lưới, hiệp hội nghề nghiệp, vườn ươm hay các cơng viên cơng nghệ.
1.3.2.3. Nhóm nhân tố hợp tác và tương tác trong mạng lưới, tiếp thu tri thức và công nghệ

ĐMST trong doanh nghiệp thường khơng diễn ra một cách biệt lập mà có thể được
thực hiện trong một mối quan hệ hợp tác của doanh nghiệp với các chủ thể khác trong ngành
bao gồm khách hàng, đối thủ canh tranh, nhà cung cấp, doanh nghiệp cùng ngành hoặc chủ
thể ngoài ngành ngoài bao gồm trường đại học, viện nghiên cứu,… Cường độ và chất lượng
của các mối quan hệ tương tác trong mạng lưới có quan hệ tích cực đến ĐMST sản phẩm
cũng có thể tìm thấy trong nhiều nghiên cứu ở nước ngồi.
1.3.2.4. Nhóm nhân tố thuộc về chính phủ và chính sách cơng
ĐMST nói chung và ĐMST sản phẩm là những hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro và
có đỗ trễ, đặc biệt đối với những doanh nghiệp gặp bất lợi về nguồn lực do khơng có lợi thế
về quy mơ như doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp, … vì thế
sự ổn định trong chính sách sẽ kích thích các doanh nghiệp nỗ lực đầu tư cho hoạt động
NC&PT tạo sản phẩm mới, đồng thời sự hỗ trợ của chính phủ có thể giúp ích rất nhiều cho
việc ĐMST trong doanh nghiệp (Barasa và cộng sự, 2017).


11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỔI MỚI
SÁNG TẠO SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ
2.1. Cơ sở lý luận về doanh nghiệp khoa học và công nghệ
2.1.1. Khái niệm và vai trị của doanh nghiệp khoa học & cơng nghệ
2.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp khoa học & công nghệ
Doanh nghiệp khoa học và công nghệ (DNKH&CN) tạo ra hàng hoá và dịch vụ chủ
yếu dựa vào sự phát triển, sở hữu và áp dụng tri thức. Trong nghiên cứu này, để phù hợp
với thực tiễn Việt Nam, tác giả sẽ lựa chọn khái niệm DNKH&CN theo điều 58 Luật Khoa
học và Công nghệ : “Doanh nghiệp khoa học và công nghệ là doanh nghiệp thực hiện sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ khoa học và công nghệ để tạo ra sản phẩm, hàng hoá từ kết quả
nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ”
2.1.1.2. Vai trị của doanh nghiệp khoa học & cơng nghệ
Doanh nghiệp KH&CN có ba vai trò cơ bản bao gồm: (1) Là kênh chuyển giao và

thương mại hố tri thức, cơng nghệ, (2) Quyết định sự phát triển của thị trường công nghệ,
(3) Tạo ra tăng trưởng và đổi mới, (4) Tạo việc làm mới và thu hút nhân lực có trình độ.
2.1.2. Động cơ thành lập doanh nghiệp khoa học & cơng nghệ
Có rất nhiều động cơ khiến cho doanh nghiệp KH&CN được thành lập. Có thể phân
loại được các động cơ thành lập DNKH&CN thành hai nhóm, một nhóm động cơ xuất phát từ
những cá nhân sáng lập ra DNKH&CN và một nhóm động cơ xuất phát từ những tổ chức mẹ.
2.1.3. Đặc trưng của doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên thế giới và tại Việt Nam
Về quy mô của doanh nghiệp KH&CN, từ những khái niệm rút ra trên đây có thể
thấy rằng quy mơ của những doanh nghiệp này thường là vừa và nhỏ. DNKH&CN là
những doanh nghiệp mạnh về tri thức và sử dụng tài sản tri thức, trong đó có tri thức ngầm
như là một lợi thế cạnh tranh. DNKH&CN được thành lập với tài sản lớn nhất chính là tri
thức và ý tưởng ĐMST của người sáng lập. Tính mới trong các DNKH&CN có thể hiểu
theo nhiều tầng nghĩa khác nhau, tính mới có thể biểu hiện sự mới thành lập của các doanh
nghiệp, tại các nước, doanh nghiệp KH&CN thường là những doanh nghiệp “mới”, mới
ở đây là mới thành lập. Tính mới có thể thể hiện thông qua công nghệ mới (lần đầu tiên
được áp dụng) hay sản phẩm và dịch vụ mới do thay đổi cách thức sử dụng cơng nghệ.
Tính mới cịn thể hiện trong ngành công nghiệp mà DNKH&CN hoạt động trong đó. Các
DNKH&CN phải chịu rủi ro của việc đầu tư cho hoạt động nghiên cứu triển khai, đặc biệt
là nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai tạo cơng nghệ mới, cơng nghệ cao thì chứa


12
nhiều rủi ro do không khả thi về kỹ thuật hay kinh tế, sản phẩm tạo ra không được thị
trường đón nhận.
Tại Việt Nam, các DNKH&CN có thể là những doanh nghiệp được hình thành mới
hồn tồn hoặc chuyển đổi loại hình tổ chức hay là kết quả của sự sáp nhập nhiều doanh
nghiệp đã tồn tại từ trước. Vì thế có thể thấy rằng tính mới của DNKH&CN tại Việt Nam
không thể hiện thông qua sự mới thành lập, cũng không thể hiện qua lĩnh vực hoạt động
mới mà thể hiện thông qua công nghệ hay/và sản phẩm dịch vụ có tính đổi mới sáng tạo
hoặc sản phẩm dịch vụ được hình thành theo cách thức đổi mới sáng tạo. Do vậy, nghiên

cứu này tập trung quan tâm đến đổi mới sáng tạo trong các DNKH&CN Việt Nam, đặc biệt
là đổi mới sáng tạo sản phẩm - lý do tồn tại cũng như là chìa khố cạnh tranh của những
doanh nghiệp này. Ngoài ra, một điểm khác biệt khác của các DNKH&CN Việt Nam khác
so với các nước khác đó là các DNKH&CN hoạt động trên một thị trường khoa học và cộng
nghệ chưa phát triển. Vì thế mà nội lực doanh nghiệp yếu (do đặc điểm về quy mơ) kết hợp
với các khó khăn liên quan đến thị trường KH&CN khiến cho số lượng các DNKH&CN của
Việt Nam tăng rất chậm. Cuối cùng, một lý do nữa khiến cho số lượng các doanh nghiệp có
giấy chứng nhận là DNKH&CN (được hưởng ưu đãi và hỗ trợ) ở Việt Nam không phản ánh
được số lượng thực của các doanh nghiệp hoạt động theo mơ hình này. Pháp luật liên quan
đến DNKH&CN tại Việt Nam chưa đồng bộ và chưa có hướng dẫn cụ thể để giúp đỡ các DN
có thể dễ dàng trong thủ tục hưởng hỗ trợ và ưu đãi của Nhà nước, nên nhiều doanh nghiệp
dù đủ điều kiện chuyển đổi nhưng đang được hưởng các chính sách ưu đãi theo lĩnh vực hoặc
địa bàn khuyến khích đầu tư có lợi hơn, vì vậy khơng có nhu cầu chứng nhận DNKH&CN.
2.2. Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu để xác định các nhân tố tác động tới đổi mới
sáng tạo sản phẩm trong doanh nghiệp khoa học và công nghệ
2.2.1. Lý thuyết về đổi mới sáng tạo đóng và mở (close and open innovation)
2.2.1.1. Đổi mới sáng tạo đóng
Mơ hình này giả định rằng miễn là các doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ vào hoạt động
R&D nội bộ hơn các đối thủ cạnh tranh và bảo vệ tốt tài sản trí tuệ của mình khỏi việc bị
rị rĩ hay “tràn” tri thức ra bên ngồi (spill-over).
2.2.1.2. Đổi mới sáng tạo mở
Khái niệm ĐMST mở đã được đề cập đến nhiều trong các nghiên cứu học thuật hay
các hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, Henry Chesbrough là học giả đầu tiền đề cập
tới khái niệm này: “ĐMST mở là một mơ hình giả định rằng khi các cơng ty tìm cách thúc
đẩy cơng nghệ của họ, cơng ty có thể và nên sử dụng các ý tưởng từ bên ngoài và cả bên
trong, đồng thời đi theo cả các con đường bên trong và bên ngoài để tới các thị trường”
(Chesbrough, 2003, tr xxiv).


13


Hình 2.2 : Mơ hình đổi mới sáng tạo mở
Nguồn: Chesbrough & Bogers (2014)
Đổi mới sáng tạo mở hướng vào
ĐMST hướng vào có nghĩa là tổ chức thu thập đầu vào kiến thức và cơng nghệ từ
các nguồn bên ngồi, như các đối tác, khách hàng, các trường đại học, viện nghiên cứu, …
sau đó lựa chọn để tiếp nhận, hợp nhất với nguồn lực nội bộ và thương mại hoá kết quả
ĐMST ra thị trường hiện tại của doanh nghiệp (West & Bogers, 2014)
Đổi mới sáng tạo mở hướng ra
ĐMST mở hướng ra đề cập đến việc khai thác ra bên ngồi các kiến thức, ví dụ như
thơng qua việc bán các bằng sáng chế hay trực tiếp cấp phép.
Đổi mới sáng tạo mở kết hợp
Cơ chế kết hợp này tiếp nhận có chủ đích nguồn tri thức hướng vào và giải phóng
có chủ đích tri thức nội bộ ra bên ngoài.
2.2.2. Lý thuyết về quan điểm dựa trên thể chế (institutional- based view)
2.2.2.1. Khái niệm thể chế
Luận án này sử dụng định nghĩa về thể chế trong nghiên cứu của Nguyễn Võ Hưng
(2003, tr 2). Định nghĩa này có nguồn gốc từ nghiên cứu của Greif (1997a), trích dẫn trong
Ngân hàng Thế giới (2002): “ Thể chế là các quy tắc, cơ chế thi hành và các tổ chức”


14
2.2.2.2. Thể chế chính thức và phi chính thức
Thể chế chính thức là chính sách bằng văn bản, luật pháp và các quy định được cơ
quan quyền lực nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện.
Thể chế phi chính thức là các quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức và các hiệp ước,
cơng ước được kí kết tự nguyện.
2.2.2.3. Mối quan hệ của thể chế và đổi mới sáng tạo
Nghiên cứu này sẽ dựa trên cách tiếp cận của Barasa và cộng sự (2017) để làm rõ
rác động của thể chế, đặc biệt là các thể chế chính thức đến khả năng tạo thành ĐMST sản

phẩm trong các doanh nghiệp.
2.3. Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu
2.3.1. Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Luận án này đề xuất mơ hình nghiên cứu dựa trên hai lý thuyết đó là lý thuyết ĐMST
mở (thể hiện thơng qua ba biến số đo lường hoạt động ĐMST mở) và lý thuyết IBV (thể
hiện thông qua biến số hỗ trợ nhà nước và biến số bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ)
tác động đến ĐMST sản phẩm của DNKH&CN Việt Nam. Tác giả cũng đưa vào một số
biến số kiểm soát phản ảnh đặc điểm và chiến lược của doanh nghiệp (quy mô, mức độ đa
ngành và tính quốc tế hố).

Hình 2.3: Mơ hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố tác động tới đổi mới sáng tạo
sản phẩm
Nguồn: Tác giả tổng hợp


15
2.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu
H1: Hoạt động ĐMST mở hướng vào có tác động tích cực đến khả năng ĐMST sản
phẩm của DNKH&CN
H2: Hoạt động ĐMST mở hướng ra khơng có tác động đến khả năng ĐMST sản
phẩm của DNKH&CN
H3: Hoạt động ĐMST mở kết hợp có tác động tích cực đến khả năng ĐMST sản
phẩm của DNKH&CN
H4: Cường độ R&D nội bộ có tác động tích cực đến khả năng ĐMST sản phẩm của
các DNKH&CN.
H5: Hỗ trợ của nhà nước có tác động tích cực đến khả năng ĐMST sản phẩm của
DNKH&CN
H6: Bảo hộ và thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có tác động tích cực đến khả
năng ĐMST sản phẩm của DNKH&CN



16
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Phân tích dữ liệu thứ cấp được sử dụng để rà sốt và tổng hợp những thơng tin, tư
liệu liên quan đến vấn đề ĐMST, bao gồm ĐMST, ĐMST sản phẩm và các nhân tố tác
động đến ĐMST sản phẩm cùng với thực trạng về DNKH&CN Việt Nam. Nghiên cứu tài
liệu cũng là cách thức đối chiếu, kiểm chứng những phát hiện từ khảo sát thu thập thông tin
sơ cấp từ các DNKH&CN.
3.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Nghiên cứu thu thập thông tin sơ cấp thông qua phương pháp điều tra khảo sát bằng
bảng hỏi tự điền (Phiếu điều tra).
3.1.2.1. Hình thành thang đo các biến số
Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng thước đo được đề xuất bởi Spithoven và
cộng sự (2013), Laursen & Salter (2006) và Parida và cộng sự (2012), để đo lường biến số
ĐMST sản phẩm thông qua 03 thước đo: khả năng hình thành ĐMST sản phẩm (PI), Tỷ
trọng doanh thu từ ĐMST sản phẩm (RE), Mức độ mới ủa ĐMST sản phẩm (radical).
3.1.2.2. Thiết kế nội dung và hình thức bảng hỏi
Nội dung của bảng hỏi bao gồm 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu ngắn gọn về mục đích, ý nghĩa của cuộc khảo sát cùng thời lượng
dự kiến để điền phiếu khảo sát
Phần 2: Thu thập dữ liệu về các thông tin liên quan đến ĐMST tại các doanh nghiệp
Phần 3: Lời cảm ơn của tác giả
3.1.2.3. Chọn mẫu
Thiết kế mẫu điều tra: Để chọn được mẫu khảo sát, nghiên cứu sử dụng phương pháp
chọn mẫu thuận tiện và ném tuyết để lựa chọn doanh nghiệp hoạt động theo mô hình doanh
nghiệp khoa học và cơng nghệ. Đối tượng trực tiếp trả lời phiếu hỏi là cá nhân thuộc bộ
máy quản lý hoặc bộ phận nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp:
o Có giấy chứng nhận là doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ

o Có kế hoạch để xin cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ
o Có tiềm năng trở thành doanh nghiệp Khoa học và cơng nghệ (có khả năng tạo ra
hoặc ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ)


17
Nghiên cứu đã đã thu được chính thức 159 phiếu đại diện cho các doanh nghiệp hoạt
động theo mơ hình doanh nghiệp Khoa học và công nghệ tại cả 3 khu vực miền Bắc, miền
Trung và miền Nam của Việt Nam.
3.2. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
3.2.1. Chuẩn bị dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng công cụ khảo sát trực tuyến Qualtrics cho phép người dùng có thể
tải xuống và sử dụng ngay lập tức bộ dữ liệu mà không cần phải tiến hành nhập dữ liệu. Tác giả
kiểm tra từng quan sát (từng phiếu) để kiểm tra dữ liệu thiếu (missing data), kiểm tra những phản
hồi bất hợp tác (unengaged responses) và tìm giá trị ngoại lai (outliers). Sau khi làm sạch 2 lần,
bộ dữ liệu còn 106 quan sát được sử dụng để đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích
nhân tố khám phá EFA và hồi quy logistic đa biến.
3.2.2. Xử lý và phân tích dữ liệu
3.2.2.1. Thống kê mơ tả và đánh giá độ tin cậy của thang đo
Sử dụng phần mềm Stata giúp phân tích thống kê các vấn đề cụ thể như sau:
• Thống kê mơ tả tổng quan về các DN tham gia khảo sát
• Thống kê mơ tả kết quả ĐMST và các yếu tố bên trong và bên ngồi DN
• Phân tích mối tương quan giữa các yếu tố và kết quả ĐMST của DN
Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Để đánh giá độ tin cậy của việc đo lường hoạt động ĐMST mở, nghiên cứu này sử dụng
hệ số Cronbach’s alpha đối với các biến số sử dụng nhiều chỉ báo để đo lường bao gồm biến
ĐMST mở hướng vào (OIhuongvao), ĐMST mở hướng ra (OIhuongra) ĐMST mở kết hợp
(OIkethop) và biến bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT).
3.2.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Sau đó khi đánh giá độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để

đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của từng bộ biến quan sát.
3.2.2.3. Phân tích hồi quy logistic nhị phân với biến phụ thuộc là biến nhị phân (Binary logistic)
Do tính chất nhị phân của biến phụ thuộc đo lường khả năng ĐMST sản phẩm, nghiên
cứu này sẽ áp dụng hồi quy logit nhị phân1 để kiểm tra các giả thuyết. Ngoài ra để củng có các
kết luận, hồi quy logistic thứ bậc cũng được thực hiện để ước lượng các mơ hình hồi quy với hai
biến phụ thuộc thứ hạng khác đo lường sự thành công về thương mại của ĐMST sản phẩm.
Nghiên cứu cũng tiến hành các kiểm định về độ phù hợp của mơ hình và ý nghĩa thống kê của
các hệ số ước lượng, kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến.
1

Để chạy mơ hình hồi quy với biến phụ thuộc là biến nhị phân, các mơ hình được phát triển bao gồm: Logit, Probit,
Tobit và Tobit có kiểm sốt. Hai mơ hình phổ biến hơn cả là Logit và Probit


18
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp khoa học và công nghệ
4.1.1. Thống kê mô tả chung về dữ liệu thu thập được từ khảo sát.
4.1.2. Kết quả phân tích định lượng
4.1.2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Để đánh giá độ tin cậy của việc đo lường hoạt động ĐMST mở, nghiên cứu này sử
dụng hệ số Cronbach’s alpha đối với các biến số sử dụng nhiều chỉ báo để đo lường bao
gồm biến ĐMST mở hướng vào (OIhuongvao), ĐMST mở hướng ra (OIhuongra), ĐMST
mở kết hợp (OIkethop) và biến bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT)
4.1.2.2. Kết quả chạy phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo, thang đo các biến được kiểm định về giá
trị hội tụ và giá trị phân biệt theo phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để đánh
giá mức độ hội tự của từng bộ biến quan sát về khái niệm mà nó đo lường cũng như mối
quan hệ tương quan trong các bộ biến quan sát đó. Đối với số lượng nhân tố, nghiên cứu
này áp dụng phương pháp xác định từ trước. Nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp trích

Pricipal Factor Analysis đi cùng với phép xoay Varimax.
4.1.2.3. Kết quả chạy mơ hình hồi quy với biến phụ thuộc là biến định tính
a. Thống kê mơ tả về các biến phụ thuộc và độc lập trong mơ hình hồi quy
b. Kết quả ước lượng của mơ hình
Nghiên cứu đã tiến hành đánh giá tác động của các nhân tố nội sinh bao gồm: (1)
ĐMST mở hướng vào, (2) ĐMST mở hướng ra, (3) ĐMST mở kết hợp, (4) Cường độ
R&D và các nhân tố ngoại sinh bao gồm: (5) Hỗ trợ nhà nước và (6) Bảo hộ sở hữu trí
tuệ, cùng với 3 biến kiểm sốt (7) Quy mơ, (8) Mức độ đa dạng ngành, (9) Tính quốc tế
lên ĐMST sản phẩm trong các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, sử dụng dữ liệu để
kiểm định 06 giả thuyết nghiên cứu. Mơ hình (9a) và (9b) xem xét đầy đủ tác động đồng
thời của tất cả 6 biến độc lập và 3 biến kiểm soát lên biến phụ thuộc ĐMST sản phẩm,
trong đó mơ hình (9a) khơng kiểm sốt hiệu ứng cố định vùng (region FE) cịn mơ hình
(9b) đã kiểm sốt về hiệu ứng cố định vùng. Chi tiết về kết quả hồi quy của mô hình (9)
như sau:


19
Bảng 4.12: Kết quả ước lượng mơ hình hồi quy logistic nhị phân
Biến phụ thuộc: PI

(1)
Mơ hình 9a
1,903***
(0,672)
0,053
(0,627)
1,449***
(0,562)
-0,791
(0,921)

3,695*
(1,925)
1,143
(0,873)

(2)
Mơ hình 9b
3,375**
(1,610)
1,472
(0,998)
2.300***
(0,885)
-2,117**
(1,022)
8,335**
(3,248)
1,748
(1,310)

Quymo

2,600***
(0,797)

4,363***
(1,510)

Danganh


-1,032
(1,229)

-5,308*
(3,167)

Tinhquocte

-1,233
(1,137)
NO
0,912
(1,529)
106
0,470
0,063

-2,867
(2,118)
YES
6,899*
(4,043)
106
0,618
0,254

0,035

0,004


Prob> Hosmer-Lemeshow c2

0,470
0,446
-420,377
0,865

0,618
0,431
-414,018
0,991

_hatsq (linktest)
Corrected classsification

0,384
92,45%

0,311
95,28%

OIhuongvao
OIhuongra
OIkethop
RDnoibo
Hotronhanuoc
SHTT

Region FE
_cons

Observations
Pseudo R2
Prob > Wald c2
Prob > LR c2
McFadden's Pseudo R2
AIC
BIC

Robust standard errors are in parentheses
*** p<.01, ** p<.05, * p<.1
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả


20
Nghiên cứu đã đạt được các kết quả như sau:

Hình 4.11: Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết của nghiên cứu
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả


21
CHƯƠNG 5: BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1. Bàn luận về kết quả nghiên cứu
5.1.1. Mối quan hệ giữa đổi mới sáng tạo mở và đổi mới sáng tạo sản phẩm
5.1.1.1. Mối quan hệ giữa đổi mới sáng tạo mở hướng vào và đổi mới sáng tạo sản phẩm
Cùng hướng với đa số các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ tích cực của ĐMST
mở hướng vào và kết quả ĐMST như Parida và cộng sự (2012), Laursen và Salter (2006),
nghiên cứu này đã cung cấp những bằng chứng thực nghiệm về mối liên hệ tích cực giữa
ĐMST mở hướng vào, tức là outsource hoạt động R&D và tiếp nhận chuyển giao công
nghệ, và ĐMST sản phẩm. Vì thế, so với các doanh nghiệp khơng tìm kiếm tri thức và cơng

nghệ từ mơi trường bên ngoài, DNKH&CN nào tận dụng và quản lý tốt được các nguồn lực
tri thức và cơng nghệ có sẵn thì sẽ có được sự bổ sung dồi dào cho các thiếu hụt về nguồn
lực, tài chính, đặc biệt là cơng nghệ, để có thể tăng trưởng nhanh hơn và đạt được thành
công trong đổi mới sáng tạo sản phẩm.
5.2.1.2. Mối quan hệ giữa đổi mới sáng tạo mở hướng ra và đổi mới sáng tạo sản phẩm
Đây là nghiên cứu hiếm hoi đánh giá tác động của ĐMST mở hướng ra tới kết quả
đổi mới sáng tạo, cụ thể là ĐMST sản phẩm. Kết quả thực nghiệm đã tìm ra khơng có mối
liên hệ nào giữa ĐMST mở hướng ra và ĐMST sản phẩm, đồng thuận với phát hiện của
Inauen và Schenker-Wicki (2012) khi nghiên cứu về ĐMST mở tại các doanh nghiệp lên
sàn chứng khoán ở các quốc gia châu Âu, bao gồm Đức, Thuỵ Sĩ và Áo. Tuy nhiên điều này
khơng có nghĩa rằng việc thực hiện ĐMST mở hướng ra là không đem lại kết quả nào tích
cực dành cho danh nghiệp, mục tiêu mà doanh nghiệp thực hiện ĐMST mở hướng ra là để
thu lại được lợi ích về tài chính và các lợi ích phi tài chính khác từ các những ý tưởng, tri
thức hay cơng nghệ ngồi dự tính nhưng lại khơng được sử dụng do nhiều lý do như không
phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp không đủ tiềm lực để
tiếp tục phát triển thành sản phẩm. Tuy nhiên, vì trong nghiên cứu này biến số đo lường kết
quả ĐMST là ĐMST sản phẩm, nên mối quan hệ giữa hoạt động ĐMST mở hướng ra và
ĐMST sản phẩm trở nên rất yếu. Kết quả tìm được đúng với kì vọng của tác giả.
5.2.1.3. Mối quan hệ giữa đổi mới sáng tạo mở kết hợp và đổi mới sáng tạo sản phẩm
Kết quả thực nghiệm của nghiên cứu này đã tìm thấy tác động tích cực của hợp tác
trong R&D và sản xuất đối với ĐMST sản phẩm đo lường bằng cả biến phụ thuộc nhị phân
PI và biến phụ thuộc thứ bậc RE ( chi tiết xem kết quả ước lượng mơ hình 9 và 9b ở phụ
lục 6), kết quả này cùng hướng với các nghiên cứu trước đây bao gồm (Klomp & Van
Leeuwen, 2001; Monjon & Waelbroeck, 2003; Jajodia & Wijesekera, 2005; Fosfuri &


22
Tribó, 2008; Kuittinen và cộng sự, 2013) hay (Parida và cộng sự, 2012). Do vậy, có thể kết
luận rằng, để phát triển và đạt được thành tựu đổi mới sáng tạo sản phẩm và đạt được tăng
trưởng trong tỉ trọng doanh thu đến từ sản phẩm mới, DNKH&CN cần có những hợp tác

với các chủ thể từ bên ngoài dưới nhiều hình thức, có thể là hợp tác tồn diện, hay hợp tác
một phần trong hoạt động nghiên cứu triển khai và sản xuất kinh doanh.
5.1.2. Mối quan hệ giữa hỗ trợ nhà nước và đổi mới sáng tạo sản phẩm
Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng các chính sách và quy định hỗ trợ của chính
phủ có thể tạo điều kiện thúc đẩy ĐMST của các doanh nghiệp KH&CN ở cả ba thước đo
khả năng ĐMST sản phẩm, tỷ trọng doanh thu từ sản phẩm mới, mức độ mới của sản phẩm
mới (chi tiết xem tại phụ lục 6). Kết quả này cùng hướng với một loạt các nghiên cứu thực
nghiệm trước đây chỉ ra tác động tích cực của các chính sách của chính phủ thúc đẩy đến
sự đổi mới trong các doanh nghiệp (Coombs & Tomlinson, 1998; Becheikh và cộng sự,
2006) và hỗ trợ tài chính được cấp bởi các chính phủ dưới dạng trợ cấp, tín dụng hay giải
thưởng sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới nhiều hơn (Caird, 1994; Keizer và cộng
sự, 2001; Souitaris, 2001; Romijn & Albaladejo, 2002; Jaumotte & Pain, 2005). Thiếu các
chính sách hỗ trợ hay các chính sách không hiệu quả sẽ khiến cho các DNKH&CN không thể
thực hiện đúng vai trị và chức năng của mình như là những doanh nghiệp động lực cơng nghệ.
Vì thế nghiên cứu này môt lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc hoạch định và tổ chức
thực thi những chính sách nhằm hỗ trợ, cấp ưu đãi cho DNKH&CN.
5.1.4. Bàn luận về kết quả các giả thuyết nghiên cứu không được chấp nhận
5.2. Khuyến nghị nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo sản phẩm trong các doanh nghiệp
khoa học và công nghệ Việt Nam
5.2.1. Đối với nhà quản lý doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam
5.2.1.1. Khuyến nghị về hoạt động đổi mới sáng tạo mở tại doanh nghiệp
5.2.1.2. Khuyến nghị về cường độ đầu tư cho hoạt động R&D nội bộ
5.2.1.3. Khuyến nghị về quy mô của doanh nghiệp
5.2.2. Đối với các nhà hoạch định và thực thi chính sách
5.2.2.1. Khuyến nghị về chính sách hỗ trợ của nhà nước
5.2.2.2. Khuyến nghị về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ
7. Những đóng góp mới của luận án
* Đóng góp của luận án về mặt lý luận:
- Thứ nhất, luận án đã vận dụng kết hợp hai lý thuyết đổi mới sáng tạo mở (open



23
innovation) và quan điểm dựa trên thể chế (IBV) để xây dựng mơ hình nghiên cứu đánh giá
các tác động của các nhân tố nội sinh và ngoại sinh tương ứng tới đổi mới sáng tạo sản
phẩm ở cấp độ doanh nghiệp.
- Thứ hai, dựa trên lý thuyết về đổi mới sáng tạo mở (Chesbrough, 2003; 2006; 2014)
và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan, luận án này bổ sung xây dựng và kiểm định độ
tin cậy của thang đo của cả ba cơ chế đổi mới sáng tạo mở: hướng vào, hướng ra, kết hợp
trong bối cảnh nghiên cứu các doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam.
* Đóng góp của luận án về mặt thực tiễn:
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận án về mối quan hệ tích cực giữa đổi mới
sáng tạo mở và đổi mới sáng tạo sản phẩm, nghiên cứu gợi ý rằng các doanh nghiệp khoa
học và công nghệ nên dịch chuyển mơ hình hoạt động từ phía thực hiện các hoạt động đổi
mới sáng tạo khép kín sang phía thực hiện các hoạt động đổi mới sáng tạo mở. Cụ thể, các
nhà quản lý doanh nghiệp nên tích cực hơn nữa trong việc mở cửa ranh giới hoạt động của
các doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam đối với các chủ thể bên ngoài, để khai
thác các nguồn lực có sẵn bên ngồi và tìm kiếm các đối tác để kết hợp trong các hoạt động
đổi mới sáng tạo.
- Thêm vào đó, kết quả của nghiên cứu của luận án cũng khơng phủ nhận vai trị
quan trọng của R&D nội bộ đối với đổi mới sáng tạo sản phẩm vì đầu tư cho R&D nội bộ
có tác động đến sự thành công về mặt thị trường của đổi mới sáng tạo sản phẩm. Vì vậy,
doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược phù hợp và cân bằng giữa đầu tư cho hoạt động
R&D nội bộ và hoạt động đổi mới sáng tạo mở để có thể nâng cao khả năng hình thành đổi
mới sáng tạo sản phẩm cũng như tăng được tỉ trọng doanh thu từ sản phẩm mới và mức độ
mới của sản phẩm mới.
- Cuối cùng, kết quả nghiên cứu của luận án cũng khẳng định vai trị tích cực của hỗ
trợ Nhà nước tới đổi mới sáng tạo sản phẩm trong các doanh nghiệp khoa học và công nghệ,
nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hoạch định và tổ chức thực thi những chính sách công
nhằm hỗ trợ, cung cấp ưu đãi cho DNKH&CN để kích thích họ đổi mới sáng tạo sản phẩm.
8. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Do giới hạn về thời gian và nguồn lực, luận án này sẽ không tránh khỏi những hạn chế
nhất định, cần được hoàn thiện và bổ sung trong những nghiên cứu tiếp theo. Phần sau đây tác
giả sẽ trình bày những hạn chế và hướng nghiên cứu triển vọng của chủ đề nghiên cứu này.
- Cần mở rộng các thước đo đa dạng hơn cho đổi mới sáng tạo, ĐMST không chỉ
nên đo lường đổi mới sáng tạo sản phẩm mà nên xét đến cả cả đổi mới sáng tạo quy trình,
đổi mới sáng tạo marketing và đổi mới sáng tạo tổ chức.


24
- Ngoài việc đa dạng các thước đo đổi mới sáng tạo, nghiên cứu có thể xem xét đến
việc sử dụng các bộ dữ liệu qua nhiều năm (dữ liệu mảng) để có thể đánh giá tác động một
cách chính xác hơn do ĐMST là hoạt động thường có độ trễ đặc biệt là tại các DN KH&CN.
- Thêm vào nữa, dữ liệu điều tra của nghiên cứu này được thu thập thông qua các
nhà quản lý và cán bộ R&D của các DNKH&CN với kinh nghiệm, trình độ và kỹ năng
cũng nhức mức độ hiểu biết khác nhau, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp cũng rất đa
dạng, vì thế mà các nghiên cứu trong tương lai nên tập trung làm rõ sự khác biệt giữa các
đặc điểm của nhà quản lý cũng như là lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp trong hoạt động
ĐMST của các DNKH&CN
- Nghiên cứu mới chỉ xem xét các tác động thuận của các hoạt động ĐMST mở lên
kết quả ĐMST, nghiên cứu sau này có thể tìm ra mối quan hệ phi tuyến (hình chữ U ngược)
như trong nghiên cứu kinh điển của Laursen and Salter (2006)
- Nghiên cứu tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo sản phẩm
tại đối tượng điều tra là các doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ thay vì các doanh nghiệp
vừa và nhỏ nói chung, nên khả năng khái quát của mơ hình cho những doanh nghiệp với
tính chất và đặc trưng khác cần được tiếp tục giải quyết trong các nghiên cứu tiếp theo.



×