Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

sáng kiên am nhạc cho trr mam non mau giáo lon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 28 trang )

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
ÂM NHẠC CHO TRẺ 5 -6 TUỔI
I.

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. lý do chọn đề tài:
" Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan"

"Mỗi ngày đến trường là một ngày vui" vì trẻ được hát được chơi, được học
hành và khám phá cuộc sống thông qua các hoạt động: giờ đón trẻ, thể dục
sáng, hoạt động học, hoạt động ngồi trời, hoạt động góc, hoạt động chiều và
trong các hoạt động của trẻ ở trong trường mầm non.
Âm nhạc trong xã hội chúng ta rất đa dạng và phong phú nhưng tất cả đều
bắt nguồn từ cuộc sống, lao động, tập tục sinh hoạt và được nuôi dưỡng từ
“người mẹ” âm nhạc dân gian việt Nam. Hoạt động âm nhạc ngày càng được
nhân rộng trong cộng đồng với nhiều hình thức, thể loại mơi trường diễn xướng
và được nhiều tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng. với tư cách là là một môn
học trong hệ thống giáo dục từ nhà trẻ mẫu giáo, Tiểu học, THCS…Âm nhạc đã
có một vị trí quan trọng, được coi là một trong những phương tiện hiệu quả nhất
để góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, tạo cơ sở hình
thành nhân cách cho trẻ.
Nội dung của chủ đề bao trùm tất cả các hoạt động của trẻ ở trường Mầm
non. Tùy vào nội dung của chủ đề ( Hoặc chủ đề nhánh) để quy định thời gian
thực hiện. Giờ học âm nhạc ( Hoạt động học) Là hoạt động có chủ định,
thường được thực hiện vào thứ sáu hàng tuần. Nhằm rèn luyện các kỹ năng
thực hành, cảm thụ âm nhạc cho trẻ, đồng thời để nhấn mạnh chủ đề. Ngoài ra
ở mỗi hoạt động khác trong ngày, âm nhạc còn là phương tiện, đóng vai bổ trở
cho việc truyền tải nội dung cho “ Mơn học” đó.
Âm nhạc và vận động sáng tạo khi được giáo viên Mầm non sử dụng
một cách có có mục đích, phù hợp sáng tạo sẽ hỗ trợ trẻ thu nhận kinh nghiệm


tích cực và tạo cảm giác hưng phấn, vui tươi. Giáo viên có thể chơi đàn guitar,
organ hay bật nhạc không lời êm dịu làm nhạc nền trong khi đang diễn ra các
1


hoạt động khác cuả trẻ ( Thể dục sáng, giờ ăn, chơi ở các góc chơi, chơi ngồi
trời, trẻ làm bài tập theo nhóm, giờ tạo hình...). Ca hát và nghe nhạc giúp trẻ
duy trì tập trung, phấn khởi trong khi hoạt động. Trẻ mẫu giáo thích hát theo
lời bài hát, hay đung đưa người theo tiếng nhạc có giai điệu êm dịu, vui tươi,
nhộn nhịp. Ngoài ra, giáo viên Mầm non sử dụng âm nhạc để ổn định lớp,
nhóm, vào bài, chuyển tiếp các phần trong giờ học hoặc chuyển từ hoạt động
này sang hoạt động khác để tạo sự hứng thú, thư giãn, gây sự chú ý cho trẻ.
2. Mục đích nghiên cứu
Ý thức rõ vai trị của giáo dục âm nhạc cho nên hoạt động “ Hoạt động
giáo dục âm nhạc” đã trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong
trường lớp Mầm non và hơn nữa. Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp và
lãnh đạo nhà trường, trong những năm qua, bản thân tơi đã và đang cố gắng đi
sâu tìm những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho
hoạt động làm quen giáo dục âm nhạc. Nhưng đối với đặc điểm của lứa tuổi
mầm non nói chung và mẫu giáo nói riêng, giáo dục âm nhạc không chỉ dừng
lại ở việc cô dạy trẻ hát và múa đơn giản mà phải tổ chức hát, múa, vận động,
nghe hát, trị chơi dưới nhiều hình thức và ln đi cùng với đồ dùng, đồ chơi
âm nhạc. Bên cạnh đó, giáo dục âm nhạc ln được thực hiện phù hợp với chế
độ sinh hoạt cả ngày ở trường của trẻ có ý nghĩa lớn như: Giáo dục âm nhạc
được tích hợp trong làm quen văn học, hoạt động tạo hình, làm quen với tốn,
hoạt động thể dục, thể dục buổi sáng...Nhờ đó mà cuộc sống của trẻ thêm vui
vẻ, hồn nhiên, tươi vui.
Đối với trẻ ở cuối 5 tuổi nói riêng và mầm non nói chung. Âm nhạc là mơn học
giúp trẻ phát triển tồn diện nhất. “Âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm
mỹ” Âm nhạc là một trong những bộ môn nghệ thuật giáo dục con người cái

mỹ, cái thiện. Lời ca và giai điệu của bài hát, bản nhạc sẽ giúp trẻ có những
rung cảm mạnh mẽ. Từ đó , trẻ biết cảm nhận tác phẩm và trải nghiệm những
cảm xúc, ý nghĩ của mình để dần biết khám phá sự sự đa dạng của cuộc sống.
Âm nhạc có sức lay động tình cảm lạ kỳ , có thể đánh thức tâm hồn con
người bằng những ân thanh nhẹ nhàng, bay bổng khi nghe những bài hát ru,
chúng ta như được trở lại từ thủa ấu thơ, nằm trọn trong vòng tay của mẹ.
2


Nghe những bài hát ca dao, đồng dao như đang được chơi đùa với lũ trẻ ở sân
đình. Những bản hành khúc tạo khí thế hào hùng, mãnh liệt đày sức trẻ…
Những hình tượng được phản ánh trong giai điệu, lời ca của tác phẩm sẽ nuôi
dưỡng tâm hồn trẻ và từ nhận thức khách quan đó dần đi vào chiều sâu thế
giới chủ quan của trẻ. Âm nhạc giáo dục cho trẻ tình cảm thẩm mĩ, trong đó
có cái đẹp về cách giao tiếp, ứng xử với bạn bè, cô giáo, ông bà, cha mẹ với
cộng đồng.
“ Âm nhạc là phương tiện giáo dục đạo đức” Các bài hát hay cịn gọi
là ca khúc có nội dung lời ca rất phong phú, giàu hình tượng, đề cập tới nhiều
lĩnh vực trong cuộc sống sẽ giúp trẻ có thái độ đúng mực với bạn bè , những
người xung quanh, biết yêu và bảo vệ thiên nhiên, cuộc sống…. hay nói cách
khác là giáo dục trẻ đạo đức làm người.
Các hoạt động âm nhạc có ảnh hưởng tốt đến hành vi văn hóa của trẻ
bởi cách thể hiện các tác phẩm với lối diễn xuất tâm trạng khác nhau. Khi trẻ
tham gia các hoạt động âm nhạc, mỗi trẻ đều phải chú ý, tuân theo luật động,
tịnh phản ứng nhanh, biết kiềm chế, điều khiển vận động phù hợp với nhịp độ
của tác phẩm, biết nhường nhịn, hòa đồng, giúp đỡ lẫn nhau. Điều đó sẽ giáo
dục trẻ văn hóa giao tiếp, văn hóa hành vi và tính tập thẻ tạo điều kiện hình
thành những phẩm chất đạo đức của trẻ.
“ Âm nhạc góp phần phát triển trí tuệ” Âm nhạc không chỉ đơn thuần
giáo dục thẩm mỹ đạo đức mà cịn thức đẩy sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Âm nhạc giúp trẻ phát triển trí nhớ. Trí nhớ âm nhạc là khả năng thu nhận,
ghi nhớ và trải nghiệm. Trong quá trình học tập âm nhạc (Ca hát, nghe nhạc,
vận động, trò chơi âm nhạc), sẽ ghi nhớ, nội dung, đè tài, hình tượng, ca từ
trong lời ca đường nét, bước nhảy, hướng chuyển động, của giai điệu; sự dàn
trải hoặc do mô phỏng, nhắc lại trong tiết tấu… Từ đó trẻ có tư duy về cao
độ, trường độ, luyện tai nghe và ghi nhớ tác phẩm âm nhạc.
Âm thanh là ngôn ngữ đặc thù để tạo dựng nên hình tượng âm nhạc. Hình
tượng âm nhạc là loại hình tượng mang tính khái quát và ước lên cao. Khi
hoạt động âm nhạc trẻ phải tư duy, tưởng tượng và sáng tạo theo cảm xúc
riêng mình, vì thế trí tuệ phải hoạt động tích cực.
3


" Âm nhạc góp phần phát triển thể chất"
Hoạt động ca hát, nghe nhạc, vận động theo nhạc có ảnh hưởng trực tiếp tới
sự phát triển thể chất của trẻ. Các âm thanh mạnh, nhẹ, dài ngắn, cao, thấp
giúp trẻ có những cảm nhận, phản ứng nhanh nhạy, tai nghe trường độ, cao độ
chính xác. Sự lặp lại đều đặn của phách, nhịp, trọng âm trong câu hát giúp trẻ
hơi thở đầy, sâu nên lưu thơng khí huyết, hệ thống cơ xương chắc khỏe. Múa
minh họa theo tính chất âm nhạc hoặc theo lời ca vận động gần như toàn thân
giúp, cơ thể uyển chuyển, hưng phấn, có ảnh hưởng tốt tới tim mạch từ đó trẻ
có thể đi lại, chạy nhảy linh hoạt, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát. Hát tạo thế
đứng ngồi, đi lại của trẻ, liên quan trực tiếp đến sự phát triển thể lực, giúp trẻ
củng cố cơ quan phát âm, tạo nên sắc giọng nói vang, sáng, đầy đặn. Vì vậy,
việc dạy và học âm nhạc ở trường mầm non nhằm góp phần thực hiện mục
tiêu đào tạo con người phát triển tồn diện.
Với tơi âm nhạc giống như một bí quyết riêng giúp tơi thu hút trẻ, tạo một môi
trường thân thiện và ấn tượng đẹp khi trẻ tới trường lớp.
Vì tất cả những những lý do này, tơi ln mong muốn mình phải làm thế nào
để giúp trẻ học thật tốt bộ môn âm nhạc, tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng

tạo, để tìm ra những cách thức giảng dạy và tạo ra môi trường học tập tốt nhất
cho trẻ.
3. Đối tượng, phạm vi thời gian
Với tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ được tồn diện nhân cách nên bản
thân tơi đã đề cập tới vấn đề: “Nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc hàng
cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non”.
Tôi đã áp dụng với trẻ khối mẫu giáo lớn tại trường mình với tinh thần hăng
say và nhiệt huyết. Thực hiện với thời gian từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 4
năm 2017.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận:
Đối với nhiều quốc gia trên thế giới ngày nay, họ đều nhận thức và hành
động một cách bài bản rằng: âm nhạc không thể thiếu trong học đường và âm
4


nhạc đã được chăm chút không chỉ với ngành giáo dục mà cả các cơ quan lập
pháp như nghị viện, quốc hội cũng đã giành nhiều thời gian để “bỏ phiếu” cho
vấn đề này ví như ở Hungarie, Thụy sĩ, Canada.
Các nước như Mỹ, Nhật, Pháp, Đức, Nga, Hungarie, Ba Lan, Na Uy, Thụy Sĩ
và rất nhiều nước khác, họ có chương trình, sách giáo khoa âm nhạc, các
phương tiện phục vụ cho âm nhạc trong nhà trường rất đầy đủ. Có một giáo sư
Nhật Bản, ơng cho biết trang thiết bị giảng dạy âm nhạc ở Nhật còn phong phú
hơn cả ở Pháp. Về thời lượng, số giờ dạy ở mỗi quốc gia có khác nhau với các
cấp học khác nhau. Nói chung là 1 tiết/ tuần, riêng ở tiểu học Nhật Bản,
Hungarie, Đức, Hàn Quốc, Triều Tiên bố trí 2 tiết/tuần. Âm nhạc với tư cách là
mơn học chính thức được thực hiện ở trung học phổ thơng như Đức, Pháp,
Nga..., hoặc môn học tự chọn ở một số nước khác như: Canada, Úc... Một số
quốc gia lại đưa giáo dục âm nhạc vào cả các trường đại học (Thụy Sĩ, Na Uy)
như để tiếp nối với giáo dục phổ thông và giúp sinh viên nhận thức thẩm mỹ

đúng đắn với nghệ thuật này.Và đặc biệt là ở bậc mầm non
Có một điểm chung mà các quốc gia đều thống nhất: trẻ em đến trường phải
được tiếp cận với âm nhạc, bởi tác dụng to lớn của nó đối với việc hình thành
nhân cách, trí tuệ và cảm xúc, thông qua việc giảng dạy và hoạt động hết sức
đa dạng. Tạp chí quốc tế ISME ln đăng những bài nghiên cứu, các phát kiến,
thông tin các kết quả nghiên cứu khoa học của các nhà sư phạm âm nhạc, các
nhà tâm lý học, các nhạc sĩ về vấn đề này.(nếu có điều kiện, chúng ta nên tìm
đọc những bài viết hết sức quan trọng có liên quan tới triết học và âm nhạc,
những bài về giáo dục âm nhạc từ thời cổ đại của các triết gia Platon, Aristote,
những bài nói về “chơi đàn làm giảm căng thẳng hơn so với các hoạt động
nghệ thuật khác”. Đó là những thơng tin tích cực và bổ ích đối với những
người làm quản lý giáo dục và các nhà chuyên môn.
Xin cụ thể hơn về một số nền giáo dục ở các nước để thấy họ quan tâm tới giáo
dục âm nhạc như thế nào.
* Giáo dục âm nhạc ở Mỹ
Chúng ta đều biết rằng Mỹ là Hợp chủng quốc, một đất nước giàu mạnh vào
loại nhất thế giới, giáo dục ở mỗi bang có thể khác nhau, nhưng cả 48 bang đều
tiến hành dạy nhạc cho học sinh phổ thông. Lịch sử giáo dục âm nhạc của Mỹ
được biết có từ thế kỷ XVIII, rồi thế kỷ XIX và đặc biệt ở thế kỷ XX, ở Mỹ có
một Hiệp hội Âm nhạc và phát triển giáo dục mang tên Orff Schulwerk (tên
một nhạc sĩ, nhà phương pháp người Đức có tên gọi đầy đủ là Frank Orff
Schulwerk). Orff Schulwerk là Hiệp hội có tính chất chun nghiệp của các
nhà giáo dục dành riêng cho âm nhạc, tiếp cận phong trào rất rộng lớn, với
nhiệm vụ thúc đẩy phát triển, sử dụng, phổ biến rộng rãi phương pháp Orff,
truyền cảm hứng và ủng hộ khích lệ sự sáng tạo của tất cả các thành viên.
Hàng vạn hội viên gồm các nhà nghiên cứu giáo dục âm nhạc, các giáo viên
của tất cả các bang trên đất Mỹ hầu hết đều tham gia. Hiệp hội này thường
xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng giáo viên dạy nhạc cho các bang để bảo tồn,
phát triển phương pháp Orff - phương pháp dạy nhạc dựa trên sự sáng tạo nhịp
5



điệu và sự ứng tác, để phát huy khả năng sáng tạo của trẻ trong quá trình tiếp
thu, nhận thức âm nhạc... Chủ tịch danh dự của Hiệp hội này là phu nhân của
Orff, bà Frank Liselotte (mất năm 2012) người được ủy thác gìn giữ và phát
triển, phổ biến phương pháp giáo dục âm nhạc của Orff. Ảnh hưởng của
phương pháp này lan rộng ở Đức, Áo, Phần Lan và nhiều nước khác, khơng
kém gì phương pháp Kodaly của Hungarie (sẽ trình bày ở dưới).
* Giáo dục âm nhạc ở Thụy Sĩ
Quốc gia này về chính trị là một nước trung lập, giàu có, một xã hội dân chủ,
văn minh, niềm mơ ước của nhân loại. Một xã hội mà riêng việc giáo dục âm
nhạc với những tranh luận của những tư tưởng khác nhau về vị trí, vai trò, tác
dụng cuả âm nhạc đã dành được sự quan tâm của nhiều nghị viên khi tranh cử
vào quốc hội. Người thắng cử thường là những nhân vật cớ uy tín đặc biệt chú
trọng đên giáo dục âm nhạc (qua thơng tin của báo chí Thụy Sĩ).
Theo quan điểm của Esmile Jaque Dalcrose (1865-1950) nhạc sĩ, nhà sư phạm,
người đề xướng một phương pháp giáo dục âm nhạc được thực thi ở Thụy Sĩ,
cho rằng: “Âm nhạc tồn tại trong toàn bộ cơ thể con người, khai thác triệt để
những yếu tố vốn có đó tạo nên những cách thức phát triển đơn giản và gần gũi
nhất để con người thụ hưởng âm nhạc và sáng tạo”. Phương pháp Dalcrose
gồm ba khái niệm cơ bản: sáng tạo trên cơ sở ngẫu hứng, phối hợp với nhịp
điệu - chuyển động và thông qua tất cả các giác quan. Theo Dalcrose, âm nhạc
là ngôn ngữ cơ bản của bộ não con người, do đó nó kết hợp chặt chẽ với tồn
bộ cơ thể. Ngồi Thụy sĩ, ở Bỉ cũng có một Viện chuyên nghiên cứu, phát triển
những quan điểm và phương pháp giáo dục âm nhạc mang tên Dalcrose. Giảng
dạy âm nhạc ở Thụy sĩ giảng dạy từ nhà trẻ, mẫu giáo cho tới hết phổ thông,
được coi như một môn học bắt buộc, đầy hứng thú, hấp dẫn, bởi họ có một đội
ngũ giáo viên trình độ chun mơn cao, được đào tạo rất bài bản, cẩn thận.
Xuất phát từ đặc điểm lứa tuổi, mục đich giáo dục và những đặc trưng của
nghệ thuật âm nhạc, nhiệm vụ giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non cần phải


thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Thông qua các hoạt động âm nhạc đa dạng, giáo dục trẻ tình cảm và yêu âm
nhạc.
- Dạy trẻ những kỹ năng dơn giản trong các hoạt động âm nhạc, thể hiện tính
chân thực, hồn nhiên và biểu cảm khi trình bày tác phẩm.
6


- Mở rộng những ấn tượng âm nhạc, cảm giác tai nghe tiết tấu cao độ, trường
độ, hình thành giọng hát và những động tác biểu cảm.
- Phát triển tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong tất cả các dạng hoạt động âm
nhạc vừa sức vơi trẻ.
- Khơi dậy những hiểu biết ban đầu về sở thích âm nhạc trên cơ sở ấn tượng
và khái niệm âm nhạc trẻ đã tiếp thu để hình thành thái độ, đánh giá, lựa chọn
tác phẩm và nhu cầu hoạt động âm nhạc.
- Những nhiệm vụ đó có mối quan hệ gắn bó lẫn nhau. Giúp trẻ nắm được
những kỹ năng cơ bản là điều kiện cần thiết để phát triển tình cảm đối với âm
nhạc và thực hiện tốt tác động giáo dục của âm nhạc.
Ở trường mầm non, bước đầu trẻ được tiếp cận với nền văn hóa của lồi
người nên cần cho trẻ làm quen với những hình thức nghệ thuật mang tính
dân tộc rõ nét như: Ca dao, đồng dao, trò chơi dân gian, hát ru, dân ca các
vùng miền. Âm nhạc là phương tiện sắc bén để bồi dưỡng tình cảm dân tộc
cho mọi miền nói chung và trẻ em nói riêng.
Muốn thực hiện tốt việc giáo dục âm nhạc ở trường mầm non, giáo dục
phải có kiến thức kỹ năng, khả năng âm nhạc, biết truyền đạt, biết thể hiện tác
phẩm một cách hấp dẫn vì hiệu quả giáo dục ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ. Bên
cạnh đó giáo viên cũng cần phải biết đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ
trong mối quan hệ âm nhạc, đặc điểm cơ quan phát âm của trẻ để có phương
pháp dạy thích hợp.

Bởi vậy, muốn thực hiện tốt việc lồng ghép tích hợp vào các giờ âm nhạc
hàng ngày cho trẻ thì tơi nghĩ cần sử dụng đầy đủ các phương pháp cơ bản sau:
Phương pháp trực quan thính giác: là phương pháp đặc thù của giáo dục
âm nhạc, trong đó âm nhạc gợi lên những tâm trạng, cảm xúc, tình cảm đa
dạng, gần gũi trẻ.
Phương pháp dùng từ ( giảng giải trích dẫn..) Hướng đến ý thức của trẻ,
đối với trẻ lời nói cụ thể và có hình ảnh của cơ giáo là một trong những
phương tiện nhận thức đặc biệt gần gũi, dễ hiểu.
Phương pháp thực hành nghệ thuật: Trẻ hát chơi trò chơi âm nhạc, vận
động, sử dụng nhạc cụ, hoạt động sáng tạo dưới sự hướng dẫn của cô giáo.
7


Phương pháp sử dụng đồ chơi trực quan. Trong các hoạt dộng giáo dục
âm nhạc như hát, vận động- múa, nghe hát, trò chơi âm nhạc đều sử dụng trực
quan. Với trẻ mẫu giáo , đồ chơi, đồ dùng học tập là phương tiện hiện hữu hiệu
giúp trẻ nhận thức và thể hiện cảm xúc
Phương pháp hoạt động âm nhạc trong đời sống hàng ngày cho trẻ.
Mỗi ngày đến trường là một ngày vui vì trẻ được hát, được chơi, được học
hành và khám phá cuộc sống thông qua các hoạt động phong phú, đa dạng và
có tính khoa học: Giờ đón trẻ -> Thể dục sáng -> Hoạt động học có chủ định
-> Hoạt động góc -> hoạt động ngồi trời -> Hoạt động chiều.
Vì vậy âm nhạc được lồng ghép vào trong các hoạt động hàng ngày, hàng tuần
ở trong trường mầm non nhằm rèn luyện các kỹ năng thực hành, cảm thụ âm
nhạc cho trẻ đồng thời nhấn mạnh chủ đề. Ngoài ra ở mỗi hoạt động khác
trong ngày, âm nhạc cịn là phương tiện, đóng vai trị bổ trợ cho việc truyền tải
nội dung cho “mơn học” đó.
Cho nên ở trường lớp tơi cơng tác, việc tổ chức lồng ghép giáo dục âm nhạc
trong các hoạt động từ thể dục buổi sáng cho đến hoạt động chiều cũng đã áp
dụng và có hiệu quả, cải biên, sưu tầm, lồng ghép sáng tác một số trò chơi mới

có phần phong phú hơn.
2. Thực trạng của vấn đề
a. Thuận lợi:
Được BGH nhà trường và chính quyền địa phương quan tâm: lớp học đầy đủ
diện tích, trường lớp khang trang, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho hoạt
động tương đối đầy đủ, phịng học rộng rãi, thống mát, có đủ ánh sáng cho trẻ
hoạt động. Ngồi ra được các phụ huynh quan tâm, chăm lo cho các con em
của mình. Trường đã được cơng nhận “ trường chuẩn quốc gia mức độ 1”. Đó
là niềm tự hào cho những người giáo viên, nhân viên, và nhân dân tại địa
phương.
Bản thân tơi cũng có nhiều cố gắng trong q trình tự học nâng cao trình độ
chun mơn, tự rèn luyện, được đi tập huấn chuyên môn, các chuyên đề ở các
cụm, trường để nâng cao kiến thức cho mình.
8


Đa số các cháu có cùng độ tuổi, khỏe mạnh, thơng minh, nhanh nhẹn hoạt bát,
ngoan ngỗn lễ phép, rất thuận lợi cho việc truyền thụ kiến thức góp phần phát
triển tồn diện cho trẻ.
b. Khó khăn:
Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các môn học đầy đủ nhưng chưa phong phú
chưa hấp dẫn trẻ, chưa mang lại hiệu quả cao trong các hoạt động. Kinh tế địa
phương còn nhiều khó khăn, Do một số giáo viên cịn kiêm nhiệm nhiều việc
nên ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cũng như việc truyền thụ kiến thức cho
trẻ và giáo viên. Do cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu thốn nên cũng ảnh
hưởng ít nhiều đến việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ.
III. GIẢI PHẤP CỦA ĐỀ TÀI:
Đối với kinh nghiệm của 1 giáo viên trẻ đã 5 năm vào nghành như tơi
thấy: Giáo viên mầm non là phải có đức tính của một người giáo viên là phải
tâm huyết với nghề có một thái độ tích cực, cơng nhận và trân trọng các biểu

hiện của trẻ”. Giáo viên phải biết động viên, khen ngợi trẻ kịp thời, có thể thổi
vào trẻ bầu khơng khí tin tưởng bằng những hành động sáng tạo và chơi trò
chơi âm nhạc. Khi trẻ nhận ra rằng cô giáo tôn trọng và hoan nghênh các biểu
hiện cá nhân của chính mình, thì trẻ sẽ tự tin hơn, nhiều chi tiết phong phú
hơn. Đồng thời giúp trẻ say sưa, thích thú hơn trong nhiều giờ hoạt động khác.
* Phương pháp trực quan thính giác: ( Trực quan truyền cảm)
Trong phương pháp này người giáo viên tuy không phải là nghệ sĩ biểu
diễn những tiếng đàn, giọng hát chuẩn xác, diễn cảm kết họp động tác, điệu bộ
phù hợp mang đến cho niềm vui sướng, thán phục. Giáo viên nghiên cứu tìm
tịi cách thể hiện sáng tạo trình bày tác phẩm dưới các hình thức khác nhau đẻ
thu hút sự tập trung, chú ý của trẻ, lơi cuốn trẻ mong muốn được thể hiện
mình.
Thơng qua phương pháp trình bày tác phẩm, giáo viên cho trẻ được tri giác
trọn vẹn giai điệu và lời ca của bài hát, đặc biệt là những tính chất và đặc điểm
cơ bản của âm hình tiết tấu, các tuyến giai điệu và những từ gần gũi và hấp dẫn
với trẻ. Bên cạch đó các cách thể hiện sắc thái như to - nhỏ, ngân dài - ngắt
nẩy, to dần ở cao trào bài hát hay nhỏ dàn ở cuối câu...
9


Trong hoạt động múa, vận động, phương pháp này giúp trẻ quan sát tỷ mỉ
các động tác, điệu bộ thể hiện nội dung âm nhạc của giáo viên, và tùy theo khả
năng của độ tuổi mà trẻ có thể dàn ghi nhớ và bắt chước theo cô giáo hay quan
sát và tích lũy những kĩ năng vận động mà trẻ có cơ hội thể hiện trong q
trình tham gia vào các hoạt động âm nhạc sau này.
* Phương pháp dùng lời ( Phân tích, chỉ dẫn)
Đối với trẻ Mầm non , cách diễn đạt mạch lạc, thong thả cụ thể, dễ hiểu của
cô giáo là một trong những yếu tố thuận lợi đặc biệt để nhận thức.
Khi giới thiệu tác phẩm cho trẻ nghe hoặc bài trẻ chuẩn bị hát, cần diễn giải
sinh động gây hứng thú tập trung để trẻ chờ đón được thưởng thức. Có thể kết

hợp với bài thơ, câu đố, trò chơi...liên quan đến nội dung tác phẩm để tạo sự
hấp dẫn cho trẻ.
Khi trẻ hướng dẫn trẻ học hát, vận động có thể dùng lời nói có tính chất hiệu
lệnh, ngắn gọn và cũng có thể dùng lời nói có hình ảnh giúp trẻ tưởng tượng
khi thể hiện diễn cảm. Với trẻ, những lời khen động viên nhẹ nhàng của giáo
viên sẽ khích lệ trẻ thi đua nhau học tập.
* Phương pháp thực hành nghệ thuật
Sự phát triển trí tuệ , năng khiếu của trẻ được bắt nguồn đầu ngay từ khi tiến
hành các hoạt động giáo dục âm nhạc. Những hoạt động bắt chước, tập luyện
hay sáng tạo của trẻ dưới sự tổ chức và điều khiển của giáo viên sẽ đồng thời
nâng cao khả năng hoạt động âm nhạc và phát triển trí tuệ cho trẻ.
Đặc điểm của trẻ mầm non học âm nhạc khơng dụa vào chữ kí hay kí hiệu nốt
nhạc mà học qua bắt chước. Vì vậy, giáo viên cần giúp đỡ trẻ tập luyện nhiều
lần để hình thành kĩ năng thể hiện âm nhạc, giúp trẻ cảm thụ âm nhạc, nắm
được các thuộc tính âm nhạc ( độ cao, độ dài, độ mạnh, cách thể hiện sắc
thái...) Trong vận động – múa theo nhạc trẻ cũng hình thành động tác tư thế
đúng, luân chuyển động tác khớp với nhịp điệu tính chất âm nhạc.
Trong q trình luyện tập, trẻ có thể hát sai, tập chưa đúng động tác, giáo viên
giúp trẻ bằng cách nhắc nhở, giải thích sửa, sai trẻ tập riêng. Có thể lúc đầu
chưa đúng, sau vài lần trẻ sẽ dần điều chỉnh được.
* Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan.
10


Trong các hoạt dộng giáo dục âm nhạc như hát, vận động- múa, nghe hát, trò
chơi âm nhạc đều sử dụng trực quan. Những đồ chơi, tranh ảnh, con rối...có
liên quan đến nội dung tác phẩm thường được giáo viên sử dụng minh họa
trong giờ học nhằm thu hút chú ý của trẻ. Trong khi học hát gõ dệm bằng
phách tre, trống lắc, nhạc cụ trẻ em... sẽ tăng cường cảm giác nhịp điệu, tạo sự
hưng phấn. Khi vận động múa các đạo cụ, hóa trang giúp trẻ thể hiện tự tin,

sinh động, hấp dẫn hơn. Hoạt động âm nhạc sẽ kém hiệu quả nếu khơng có các
phương tiện dùng dạy học như nhạc cụ, băng, đĩa hình...Dạy trẻ hát sẽ chuẩn
hơn, lơi cuốn hơn nếu giáo viên có sử dụng nhạc cụ.

(Trẻ đang sử dụng dụng cụ để vận động)
Mặt khác, trước khi học hát nếu trẻ làm quen bằng cách nghe băng đĩa, xem
hình bài sắp học sẽ tiết kiệm thời gian hơn trong quá trình học thuộc Khi dạy
hát, việc sử dụng đàn để lấy giọng giúp trẻ hát đúng giai điệu, tránh bị cao
hoặc thấp quá. Sửa câu hát sai bằng cách cho trẻ đàn giai điệu nhiều lần giúp
trẻ dần dần tự chỉnh tai nghe để hát cho đúng. Việc ghi sắn giai điệu các bài
hát, bài vận động, bài nghe vào bộ nhớ đàn phím điện tử giúp giáo viên dỡ vất
vả và chủ động trong giờ dạy.
Đồ dùng trực quan có thể do giáo viên tự làm hoạc được trang bị. Tuy nhiên
giáo viên phải học cách sử dụng hoặc biết sử dụng cho phù hợp, đúng nơi,
đúng chỗ, tránh lạm dụng để mọi đồ dùng trực quan “ phát huy” được vai hỗ
trợ của mình.
11


* Giáo dục âm nhạc trong đời sống hằng ngày đối với trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi
+ Giờ đón trẻ, thể dục sáng.
Giờ đón trẻ là lúc cần tạo khơng khí vui vẻ, tạo một môi trường thân
thiện lôi cuốn trẻ đến trường, để trẻ tạm quên những tình cảm âu yến mà cha
mẹ, gia đình đã đanh cho trẻ. vì vậy khơng thể xem nhẹ việc bố trí sắp xếp
khn viên , khu vui chơi, khu lớp học, vườn cây xanh sach, đẹp với nhiều
màu sắc sặc sỡ, cuốn hút sự chú ý của trẻ. Bên cạnh đó cần mở băng cho trẻ
nghe những bài hát quen thuộc về nhà trường, bạn bè, cô giáo… tạo cho trẻ sự
ấm áp, tự tin khi đến trường. Ví dụ bài “ Trường chúng cháu là trường Mầm
non” “ Ai hỏi cháu, cháu học trường nào đấy, bé nào ngoan lại múa hát thật

hay” Giai đoạn này trẻ tạm thời bứt ra những tình cảm âu yếm mà bố mẹ dành
cho để đến trường, lúc này âm nhạc góp phần tác động rất lớn. tôi đã suy nghĩ,
đưa ra một số bài hát rất lôi cuốn trẻ như: ca khúc “ Ngày vui của bé” sáng tác
Hồng Văn Yến bởi vì bài hát có nhịp điệu vừa phải, sắc thái vui vẻ trong lời
ca :
Rồi những bài “Cháu đi Mẫu giáo” của Phạm Thanh Hưng, bài “Trường
chúng cháu là trường Mầm non”của Phạm Tuyên. Hoà với khung cảnh thiên
nhiên, niềm phấn chấn đến trường của trẻ qua bài hát
“ Vui đến trường”.
Ngoài ra, để tạo cho trẻ nề nếp trước khi vào lớp phải lễ phép, tự tin qua bài
“Lời chào buổi sáng”của Nguyễn Thị Nhung nhắc nhở cháu phải chào bố
mẹ...Lời của bài hát với những ca từ gần gũi, trong sáng, có chủ đề về nhà
trường, tiết tấu dơn giản, giai điệu mượt mà, dễ thương sẽ tạo cho trẻ những
tình cẩm hồn nhiên, chân thực không kém phần mạnh mẽ.
+ Thể dục sáng: có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục, phát triển thể chất
cho trẻ. Trong thực tế chúng ta vẫn thấy một số trường khi cho trẻ tập thể dục,
người ta vẫn hô, đếm “ 1,2,3,4…” Hoặc gõ trống…Cho trẻ làm động tác.
Gần đây chương trình giáo dục thể chất đã thay việc đếm, gõ trống bằng cách
sử dụng âm nhạc, đó là việc làm cần thiết nhằm góp phần cải tiến, nấng cao
chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ. Những bài hát, bản nhạc được dùng
12


thường ở nhịp 1/4; 2/4, có nhịp độ vừa phải, phù hợp với các bài thể dục, giúp
trẻ thể thể hiện các động tác một cách dễ dàng, chính xác.
- Em đi mẫu giáo
- Cháu đi mẫu giáo ( Phạm Thanh Hưng)
- Đi một hai ( Đoàn Phi)
- Vui đến trường ( Hồ Bắc)
Khi tập những động tác để rèn luyện độ chính xác, sức mở của khớp hoặc giữ

cho hai bàn tay song song khi giơ lên cao, xuống thấp, trái, phải có thể cho cho
trẻ cầm vịng, bóng, hoặc thanh tre có dán giấy màu xanh, đỏ, vàng…Khi trẻ
được tập thể dục sáng kết hợp với các bài hát trẻ cảm thấy thích thú, say mê,
khơng nhàm chán, trẻ thực hiện đúng với nhịp điệu của bài hát, lời ca.

( Các cháu đang tập thể dục sáng kết hợp với các bài hát)
Ngồi giờ âm nhạc, cịn tổ chức nghe nhạc trong các giờ khác. Đây là phương
pháp giáo dục tổng hợp đạt hiệu quả cao. Qua thực tế, trong các giờ dạy trẻ về
13


thơ, truyện, tạo hình, khám phá khoa học,...có sự tham gia của giáo dục âm
nhạc sẽ làm cho tiết học trở nên phong phú hơn.
+ Trong các hoạt động học có chủ định.:
* Làm quen văn học :
Trong giờ LQVH giáo viên dạy trẻ cảm thụ bài thơ, câu chuyện thông qua
việc đọc diễn cảm, hiểu nội dung... để truyền đạt tới trẻ những vẻ đẹp của tiếng
nói dân tộc, sản phẩm trí tuệ và tình cảm của bao thế hệ người Việt Nam nối
tiếp nhau. Qua thơ ca các em thêm yêu thiên nhiên, đất nước, hình thành tình
cảm trong sáng, cao dẹp…bài thơ “ Hạt gạo làng ta” của Trần Đăng Khoa là
một ví dụ:
“ Hạt gạo làng ta

Có hương sen thơm

Có vị phù sa

Trong hồ nước đầy

Của sơng kinh thầy


Có lời mẹ hát…”

Sau khi trẻ đọc tho ngắt giọng theo nhịp thơ bốn chữ, kết hợp nghe hát
“ Hạt gạo làng ta”.

Giai điệu trữ tình, mượt mà của bài hát như chắp cánh cho muôn ý thơ lên tầm
cao của nghệ thuật.
Khi cho trẻ đọc bài thơ “Bác Hồ của em” kết hợp nghe hát bài “Nhớ ơn
Bác” của Phan Huỳnh Điểu; Thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa” kết
hợp nghe hát bài “Màu áo chú bộ đội” của Nguyễn Văn Tý.
Khi cho trẻ đọc bài thơ “ Em yêu nhà em” của Đoàn Thị Lam Luyến thì kết
hợp với hát bài “ Ngơi nhà của tôi”

14


Đây là một kinh nghiệm làm cho các tiết thơ, truyện sinh động, hấp dẫn đồng
thời giúp trẻ cảm thụ nội dung của bài thơ, câu chuyện đó qua bài hát đó chứ
khơng phải là một nội dung lồng ghép để chuyển tiếp cho hay.
* Giáo dục âm nhạc trong giờ học âm nhạc:
Do đặc điểm của đầu tuổi mẫu giáo nên giáo dục các cháu cần tiến hành
theo phương châm "Học mà chơi - chơi mà học" theo chương trình giáo dục
Mầm non mới. Một giờ học giáo dục âm nhạc Tôi xây dựng theo các cách khác
nhau, mỗi giờ học chọn một phần trọng tâm chủ yếu trong một hoạt động:
Trọng tâm là ca hát thì nội dung chính là tập cho các cháu hát thuộc bài hát, hát
rõ lời, đúng nhạc, đúng giai điệu của bài hát
Nếu trọng tâm là nghe hát thì phần nghe hát phải kéo dài hơn, chủ yếu là
trẻ được nghe cô hát, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc nên
hưởng ứng cảm xúc với những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm.

Nếu trọng tâm là vận động theo nhạc thì tơi hướng dẫn trẻ cách vận động
theo bài hát để tạo cho bài hát hay hơn, trẻ hứng thú hơn. Việc dạy trẻ vận
động nhịp nhàng theo nhịp điệu âm nhạc không chỉ giúp trẻ tập phối hợp các
động tác đi lại vững vàng, chạy nhẹ nhàng. Tất cả những vận động của tay
chân, thân mình nhờ có sự phụ hoạ âm nhạc trở nên chính xác, nhịp nhàn hơn.
Vận động theo nhạc tạo cho trẻ sự hoạt bát, nhanh nhẹn, có tư thế đẹp, duyên
dáng.
Để thu hút vào giờ học và giúp trẻ làm quen với hoạt động âm nhạc được
tốt hơn, giáo viên cần đầu tư, nghiên cứu, sáng tạo trong phương pháp dạy học:
Vào đầu giờ học tơi có thể trị chuyện về chủ đề, xem vật thật, tranh ảnh... có
chủ đề theo nội dung bài dạy để dẫn dắt trẻ tới tác phẩm, vào bài học một cách
nhẹ nhàng, tự tin khơng gị bó trẻ. Mọi giờ học hoạt động làm quen âm nhạc
đều có phần nghe hát và trị chơi âm nhạc. Vì sự cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt
chẽ với sự phát triển nhận thức. Nó địi hỏi trẻ phải chú ý, quan sát nhạy bén.
Trẻ tập trung nghe nhạc, so sánh âm thanh làm quen với ý nghĩa biểu cảm của
âm thanh đó, ghi nhớ những đặc điểm, tính chất của hình tượng âm nhạc. Trị
15


chơi âm nhạc giúp trẻ thoải mái, vận động chạy nhảy... trẻ sẽ hoạt bát nhanh
nhẹn và rất hứng thú trong giờ học.
Muốn một giờ hoạt động âm nhạc đạt kết quả cao địi hỏi cơ phải hát
đúng nhạc, có sử dụng đàn, nhạc cụ để trẻ được làm quen với nhạc, cô hát càng
hay càng thu hút trẻ vào giờ học. Cơ hát phải thể hiện tình cảm sắc bài hát, cơ
giới thiệu dẫn dắt hay có nội dung để trẻ hát cùng cô cả bài. Cô phải chuẩn bị
nhạc cụ cho trẻ: Lớp tôi sử dụng phách tre, sắc xô, trống lắc.... Trẻ hát đúng,
hát hay chưa đủ mà còn dạy trẻ vận động theo nhạc, biết phối hợp âm nhạc
nhịp điệu. Trẻ vừa hát vừa vận động theo nhạc giúp trẻ biết cảm nhận về âm
nhạc, trông trẻ thật hồn nhiên dễ thương. Hầu hết các bài hát có thể cho trẻ vận
động múa. Vì múa là hoạt động nghệ thuật, dùng hình thể, tư thế để biểu hiện

lên tư tưởng, tình cảm của một tác phẩm. Múa và âm nhạc quan hệ mật thiết và
không tách rời nhau. Một bài hát cho trẻ làm quen 2, 3 cách vận động khác
nhau để thay đổi hình thức, giúp trẻ làm quen với nhiều loại hình tiết tấu và
khơng nhàm chán. Có thể cho trẻ mặc trang phục theo bài hát, giúp trẻ biết
trang phục của một số vùng miền theo nội dung bài hát. Khi chọn bài hát nghe
tơi chọn bài hát có nội dung phù hợp theo chủ điểm tốt lên nội dung chính của
bài dạy hát.
Ví dụ: Dạy hát bài " cả nhà thương nhau" thì tơi chọn bài hát nghe: " cho
con" nhằm hướng trẻ vào nội dung bài học một cách dễ dàng và dễ giáo dục
cho trẻ. Trẻ được nghe những bản nhạc phù hợp, trẻ sẽ cảm nhận giai điệu, ý
nghĩa đời sống văn hoá vùng miền qua bài hát. Khi múa có thể mặc trang phục
theo yêu cầu của bài hát.
Để tăng phần hấp dẫn của giờ học cho trẻ chơi trị chơi âm nhạc nhằm
phát triển năng khiếu, ơn luyện kiến thức kỹ năng cho trẻ về âm nhạc. Sự phản
ứng âm thanh khác nhau để phát triển khả năng nghe nhạc của trẻ. Cô hướng
dẫn cách chơi rõ ràng, cụ thể, dần dần nâng cao yêu cầu của trị chơi. Tơi cho
số đơng trẻ được tham gia chơi, tôi nhận thấy một giờ hoạt động âm nhạc cần
đảm bảo các nội dung: Ca hát, vận động theo lời ca, trẻ được nghe hát và được
chơi trò chơi âm nhạc. Trong một tiết học được tổ chức thực hiện như trẻ được
16


chơi với cơ, được gần gũi trị chuyện với cơ, khơng gị bó trẻ. Về đội hình
khơng cứng nhắc như trước đây, có thể cho trẻ thay đổi nhiều đội hình khác
nhau: Hình trịn, chữ u, tự do... để trẻ được thoải mái hoạt động nhanh nhẹn.
Trong giờ học tôi luôn tuyên dương kịp thời những cháu hát đúng, hát hay, vận
động thành thạo theo lời ca nhằm khuyến khích trẻ học tốt hơn. Tuyệt đối
không chê trẻ, tôn trọng trẻ, nhẹ nhàng sửa sai đối với những trẻ thực hiện
chưa đúng. Việc dạy học phụ thuộc vào việc giáo dục. Do đó nội dung các bài
dạy khơng chỉ đơn thuần là một nội dung cần dạy cho trẻ mà cịn là một

phương tiện giáo dục. Vì vậy tơi ln quan sát và nhận xét xem trong quá trình
học tập trẻ có hoạt động khơng? Có thích thú khơng? Tìm hiểu ngun nhân vì
sao trẻ khơng hồ đồng chúng bạn để có hướng tìm cách đưa trẻ hồ nhập với
bạn bè, dân dần tơi thấy trẻ rất thích học giáo dục âm nhạc.
* Giờ cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh
- Để giúp trẻ hiểu đúng đắn về những đề tài của giờ hoạt động chung làm
quen khám phá khoa học thơng qua việc trị chuyện, đàm thoại, quan sát, trị
chơi...thì việc kết hợp sử dụng âm nhạc trong giờ học góp phần tạo cho trẻ có
cảm xúc với các đối tượng như bài “Giới thiệu một số loài hoa” yêu cầu là trẻ
phân biệt được một số loại hoa, so sánh, nhận xét sự giống và khác nhau...biết
thưởng thức vẻ đẹp, mùi thơm, yêu quí, bảo vệ...Sau đó ta cho trẻ nghe bài
“Hoa trong vườn” hoặc có thể cho cháu nghe bài “Ra vườn hoa” của Văn
Tấn.

17


- Trong chủ đề nghề nghiệp như “Chú công nhân” giáo viên yêu cầu trẻ
nắm được công việc, ý nghĩa của cơng việc đó, yếu q người lao động...kết
hợp cho trẻ nghe bài “Cháu yêu cô chú công nhân” của Hồng Văn Yến.
- Và cịn nhiều chủ đề khác cũng vậy, ở đây chúng ta không nên dừng lại
ở phần nghe để chuyển tiếp mà nghe hát để nắm thêm nội dung thơng qua đề
tài dạy đó.
* Tạo hình:
Giáo dục âm nhạc trong giờ tạo hình ngồi việc trẻ thực hành, cơ mở
máy cho trẻ nghe nhiều bài hát có nội dung tương đối phù hợp với đề tài đó,
nội dung là cho trẻ nghe bài hát có nội dung phù hợp với đề tài và dạy vào
phần hướng dẫn, đàm thoại trước khi trẻ thực hành. Sau đó từ nội dung bài hát
giáo viên kết hợp đàm thoại như: Vẽ ngôi nhà, nghe hát bài “ Nhà của tôi”.
Những câu hỏi đàm thoại đó giúp trẻ có thêm một số ý tưởng trong q

trình vẽ để có sản phẩm sáng tạo.
Chính vì vậy mà để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc thơng qua tình
hình thực tế ở trường, lớp giáo viên cần hướng dẫn, gợi ý như sau: là cô giáo
Mầm non, khi bắt đầu tiến hành hoạt động nào đó với trẻ, cơ giáo nên khởi đầu
bằng các trò chơi , hát bài hát dân ca, nghe các giai điệu nhẹ nhàng và cho trẻ
18


hát các bài hát ngắn, dễ nhớ. Cơ giáo có thể ghi âm các bản nhạc hay để phục
vụ tốt cho các hoạt động này.
Một thủ thuật thông dụng là cho chơi các trò chơi hay hát đồng ca để tập
trung sự chú ý của trẻ, rồi sau đó chuyển nhanh sang nghe câu chuyện. Tuỳ
theo độ tuổi và số trẻ trong nhóm, giáo viên thường lựa chọn một hoạt động
nào đó để duy trì cân đối giữa vận động “Động và tĩnh”. Khi kết thúc một hoạt
động nên làm cho nhóm trẻ lắng dịu xuống bằng giai điệu hay bài tập thư giãn.
Cô giáo sẽ đạt kết quả cao nhất khi họ tạo sự chuyển tiếp ngọt ngào, uyển
chuyển giữa các hoạt động. Nếu giáo viên dừng lại đột ngột, đứt quãng khi
chuyển sang hoạt động kế tiếp sẽ làm cho trẻ mất tập trung, dễ xảy ra lộn xộn.
Khi trẻ có nhiều kinh nghiệm âm nhạc, vận động và tự tin hơn, giáo viên có thể
bổ sung các vật dụng như: mũ hay trang phục và yêu cầu trẻ sáng tạo vận động
cho phù hợp với trang phục đó. Các lời nhận xét cụ thể, khích lệ thích hợp sẽ
tạo cho trẻ sáng tạo tích cực. Tránh các lời nhận xét chung chung như tốt, hay,
dở, đúng, sai.
* Giờ cho trẻ làm quen với chữ cái.
Ở độ tuổi 5-6 tuổi có giờ làm quen với chữ cái, yêu cầu các cháu tập nhận mặt
chữ cái bằng các biện pháp khác nhau. Ví dục cho trẻ xem bức tranh chùm nho
để cho trẻ quan sát với chữ “ o” trong từ chùm nho”. Khi dạy trẻ so sánh chữ (
Khơng bắt trẻ phân tích cấu tạo con chữ hoặc phân tích âm) Chỉ nên thơng qua
trực giác và hình ảnh để trẻ phân biệt sự giống nhau, khác nhau về hình giáng,
dấu hiệu

Âm nhạc giờ học này có thể chọn bài hát “ Quả” để bổ trợ cho bài học chữ cái,
hoặc một số bài hát để chơi trò chơi với chữ cái.
* Âm nhạc trong hoạt động Góc. Hạo động góc và hoạt động ngồi trời
thường hốn vị, đổi cho cho nhau tùy vào thời tiết hoặc điều kiện nhà trường,
trên co sở linh hoạt hợp lý nhất, Theo xu thế mới, hoạt động góc là hoạt động
quan trọng không thẻ thiếu trong chuỗi các hoạt động trong ngày ở trường
Mầm non, bao gồm 7 góc: Góc đống vai, góc âm nhạc, góc tạo hình, góc khoa
19


học và tốn, góc sách chuyện, góc xây dựng, góc thiên nhiên. Khi tổ chức cho
trẻ hoạt động phải căn cứ vào nội dung góc, số lượng trong cơ sở vật chất,…
chúng ta mới có thể chọn số lượng góc cho phù hợp. Và trong giờ hoạt động
góc thì tối thường đưa âm nhạc vào trước lúc trò chuyện và sau khi kết thúc
hoạt động để chuyển tiếp các phần khơng những vậy cịn làm giờ hoạt động sơi
động nhộn nhịp hơn.
*Âm nhạc trong hoạt động ngoài trời: Sau hoạt động học hoặc hoạt động góc,
trẻ được chơi quanh sân trường, tùy vào chủ đề, điều kiện sự chuẩn bị của lớp,
nhà trường, cháu được vui dưới sự tổ chức, bao qt của cơ.Cho trẻ vui chơi,
quan sát tồn bộ khung cảnh của nhà trường, cô giới thiệu khuôn viên trường:
Khu lớp học, khu đồ chơi, khu sân trường có thể kết hợp nghe hát “ Trường
chúng cháu là trường mầm non”, vườn trường mùa thu...

( Trẻ hát trước khi quan sát bồn hoa)
+ Vào giờ ăn cùng bạn bè, cho trẻ nghe hát bài “ Mời ăn cơm ( Khúc 6 trích
ca cảnh sói và Gà cánh tiên của Trần Ngọc) Thay cho lời mời và động viên
nhau ăn. Giáo viên cần chú ý khi cho trẻ nghe nhạc âm lượng vùa phải đẻ tránh
sự căng thảng,làm chi phối cảm giức ngon miệng của trẻ.
* Âm nhạc trong hoạt động chiều:
20



Sau khi ngủ dậy trẻ cần được nghe những bài ca, bản nhạc khơng lời có tính
chất thanh thản, vui vẻ, sôi nỏi để tỉnh táo, tham gia các hoạt động chiều. Căn
cứ vào độ tuổi, chủ đề… để xác định nội dung hoạt động chiều cho trẻ như:
Sưu tầm tranh ảnh về trường mầm non, ôn kỹ năng tạo hình, làm vệ sinh lớp
học… Tùy vào nội dung để chọn bài cho trẻ nghe. Cuối buổi chiều cho trẻ chơi
tự do và nghe những bài hát, bản nhạc mà chúng ưa thích, bài dân ca, bài sắp
học, và chờ bố mẹ đón về. Như vậy từ lưc đến trường cho đến lúc về nhà, âm
nhạc luôn “ Đồng hành” cùng với trẻ, tạo khơng khí vui tươi, thoải mái, tràn
ngập tình thương yêu. Âm nhạc một trong những yếu tố cơ bản làm cho trẻ tạm
quên những tình cảm mang tính gia đình để sống hịa nhập với bạn bè, nhà
trường.
* Một số trò chơi phục vụ âm nhạc:
Đối với trẻ thơ, được hoạt động với âm nhạc thông qua các trò chơi là
một biện pháp hữu hiệu nhất. Trò chơi đã trở thành phương tịên để đem đến
cho trẻ các yếu tố diễn tả của nghệ thuật sinh động, nó có tác dụng mạnh mẽ
nhưng lại đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái.
Hiện nay, trò chơi âm nhạc được coi là một trong các hình thức vận
động theo nhạc của chương trình giáo dục âm nhạc Mầm non. Nó có vai trị
quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu,
phát triển năng khiếu âm nhạc. Các yếu tố đó góp phần làm cho trẻ cảm thụ âm
nhạc.
Mỗi loại trị chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có
những phản xạ nhanh, nhạy, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu những
nội dung giáo dục. Đặc biệt trò chơi âm nhạc cịn rèn luyện cho trẻ có kĩ năng
thơng qua tai nghe âm nhạc.

21



Đặc trưng cơ bản nhất của trò chơi âm nhạc là quyết định nội dung và tính chất
hoạt động. Tham gia trò chơi âm nhạc , giúp trẻ thực hiện một cách dễ dàng
các bài tập rèn luyện kỹ năng nghe, hát, vận động, múa, cảm thụ âm nhạc, ghi
nhớ tác phẩm. Những trị chơi có chủ đề nói về gia đình, nhà trường, xã
hội...Giáo dục trẻ biết yêu thương ông, bà, Cha, mẹ, cô giáo, yêu quê hương
đất nước. Khơng khí sơi động của cuộc chơi làm cho trẻ vui vẻ, nhanh nhẹn,
hoạt bát, tụ tin hòa nhập với bạn bè...
Chính vì vậy bản thân đã tìm tịi, sáng tác, cải biên một số trò chơi nhằm
làm tăng thêm sự phong phú âm nhạc cho trẻ. Ví dụ trị chơi “ Vũ điệu biển
xanh, ơ cửa bí mật, ai nhanh chân, tai ai thính...” những trị chơi đó làm cho trẻ
phân biệt được giai điệu buồn vui của bản nhạc, những hình ảnh âm thanh có
trong ơ cửa”
- Trị chơi: “Tai ai thính”
Trị chơi tạo cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe các âm thanh của các nhạc
cụ khác nhau và trẻ hứng thú được khám phá, trải nghiệm các nhạc cụ.
- Chuẩn bị : một số nhạc cụ âm nhạc như sau
Đàn organ bằng đồ chơi điện tử, kèn nhựa, kèn bằng vỏ ốc, phách gõ bằng tre,
bằng vỏ nghêu, dàn gõ bằng tre, trống gõ bằng lon, bằng quả bầu khô...
- Cách chơi : Trẻ nghe và phân biệt âm thanh của các nhạc cụ. Cô giới thiệu
cho trẻ biết từng loại nhạc cụ và âm thanh của các loại nhạc cụ đó như:
+ Cơ đàn organ và nói cho trẻ biết đó là tiếng đàn organ.
+ Cô thổi kèn bằng nhựa và cho trẻ biết đó là tiếng kèn bằng nhựa.
+ Cơ gõ phách bằng tre và cho trẻ biết đó là tiếng gõ bằng phách tre...
Sau khi giới thiệu hết các loại nhạc cụ, cô lần lượt đánh đàn, gõ các loại
nhạc cụ cho trẻ vừa nghe, vừa xem và cô hỏi trẻ tiếng nhạc cụ gì? Khi trẻ đã
quen, cơ cho trẻ ngồi khơng nhìn thấy nhạc cụ, sau đó cơ đánh đàn, gõ, thổi
các loại nhạc cụ và hỏi xem trẻ nhận biết được âm thanh của loại nhạc cụ nào.
Sau đó cho trẻ chia làm 2 đội và thi đua, nếu đội nào đoán sai phải hát một bài
theo yêu cầu của đội đoán đúng. Nếu đoán đúng sẽ được khám phá, trải

nghiệm với nhạc cụ đó.
- Trị chơi: “ Ô cửa bí mật”
22


Trò chơi tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn, tập trung chú ý quan sát các hình ảnh
khác nhau và trẻ hứng thú được khám phá và đoán tên và nội dung bài hát qua
các hình ảnh.
- Chuẩn bị : Hình ảnh các nội dung bài hát đã học, đầu loa vi tính có ghi
nhạc các bài hát đó, xắc xơ, chiếu trải.
- Cách chơi : Cơ chia thành 3 nhóm chơi, mỗi nhóm có một xắc xơ, trẻ quan
sát trên máy vi tính và đốn xem hình ảnh về nội dung về bài hát gì nếu nhóm
nào lắc xắc xơ nhanh nhất thì nhóm đó được trả lời và hát bài hát đó, nếu đốn
khơng đúng thì quyền trả lời dành cho tổ khác.
Việc cho trẻ vận động theo nhạc ở Hoạt động góc chủ yếu giúp trẻ biết
hưởng ứng cảm xúc bằng chính những phản ứng của cơ thể sao cho phù hợp
với nhịp điệu âm nhạc, không nhất thiết u cầu trẻ phải vận động giống như
cơ.
- Trị chơi: “ Vũ điệu biển xanh
Trò chơi tạo cho trẻ nhanh nhẹn tập trung chú ý lắng nghe, cảm nhận được
giai điệu vui, buồn của của bản nhạc, trẻ có những cách vận động phù hợp với
những bản nhạc đó.
- Chuẩn bị: các bản nhạc vui, buồn được tạo thành sleil, đầu loa vi tính có
ghi bài hát đó.
- Cách chơi: Cơ cho mỗi trẻ tìm cho mình một người bạn khác giới, khi cơ
cất các bản nhạc vui thì cặp đơi đó phải có những vũ điệu đẹp phù hợp theo
điệu nhạc như vui, buồn theo năng khiếu của mình. Nếu cặp đơi nào nhảy đẹp,
đúng nhịp điệu thì cặp đơi đó sẽ đành chiến thắng.

23



( Trẻ đang chơi trò chơi âm nhạc “ vũ điệu biển xanh” )
Trị chơi “ Tiếng hạt gì” ( Bỏ một số hạt lạc, đậu.... riêng biệt vào từng vỏ lon,
nước ngọt, trẻ lắc đi, lắc lại và đoán xem có bao nhiêu hạt)
Trị chơi “ thỏ nghe hát nhảy vào chuồng”
24


Cách chơi: Cô hát nhanh trẻ đi nhanh, cô hát chậm trẻ đi chậm, cô hát nhỏ trẻ
đi vào gần chuồng, cơ hát to trẻ nhanh chân nhảy vào vịng ( chuồng)
Trong mỗi trị chơi thường có nhiều tên gọi, nhiều cách chơi khác nhau. cô
giáo cho nên biết chủ động tìm tịi sáng tạo nhằm mang đến cho trẻ cảm giác
mới lạ, hấp dẫn tránh được sự nhàm chán. Trong thực tế chúng ta vẫn thấy
cũng một trò chơi nhưng ở nhiều địa phương lại có cách tổ chức khác nhau.
tuy nhiên , nếu chúng ta ấp dụng nhiều cách chơi và muốn đạt hiệu quả thì
trong mỗi cách chơi mới cũng cần có một thời gian nhất định để trẻ làm quen
và cũng nên sắp đặt cách chơi sau nâng cao, khó hơn cách chơi trước.
VI. KẾT LUẬN:
1. Kết quả khi ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm
Qua những biện pháp tôi nghiên cứu và áp dụng vào lớp mình, chất
lượng về hoạt động giáo dục âm nhạc trường lớp tôi đã đạt được kết quả như
sau:
TT

1

Nội dung

Trước


Sau khi

khi thực

thực

hiện

hiện

Lưu ý

Cháu hào hứng tham gia vào
các hoạt động âm nhạc.

2

Cháu hát thuộc bài hát, thể
hiện tình cảm theo lời ca, vận
động thành thạo bài hát.

3

Trẻ mạnh dạn tự tin biểu diễn
trước mọi người, trẻ thích
được tham gia biểu diễn trong
ngày hội ngày thi...

Đặc biệt trẻ rất mạnh dạn, tự tin biểu diễn trước mọi người, trẻ rất thích

được tham gia biểu diễn trong những ngày hội, ngày thi. Trẻ rất thích được
nghe nhạc giúp trẻ từng bước cảm nhận và biết đánh giá âm nhạc cũng như số
lượng tác phẩm mà trẻ được nghe, được

25


×