Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Luận văn thạc sĩ cảnh sắc văn hóa nam bộ trong các phim truyện cánh đồng hoang, mùa len trâu và cô ba sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THANH BÌNH

CẢNH SẮC VĂN HĨA NAM BỘ TRONG CÁC
PHIM TRUYỆN CÁNH ĐỒNG HOANG, MÙA
LEN TRÂU VÀ CƠ BA SÀI GỊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chun ngành: Lý luận, Lịch sử và Phê bình Điện ảnh – Truyền hình

Hà Nội-2020

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THANH BÌNH

CẢNH SẮC VĂN HĨA NAM BỘ TRONG CÁC
PHIM TRUYỆN CÁNH ĐỒNG HOANG, MÙA
LEN TRÂU VÀ CƠ BA SÀI GỊN

Luận văn Thạc sĩ chun ngành: Lý luận, Lịch sử và Phê bình Điện ảnh –
Truyền hình
Mã số: 60210231



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH THÁI

Hà Nội-2020

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của bản thân dƣới
sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thái, có kế thừa một
số kết quả nghiên cứu liên quan đã đƣợc cơng bố. Những tài liệu sử dụng
trong luận văn có xuất xứ cụ thể, rõ ràng.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng Khoa học về luận văn của
mình.

Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Học viên

Nguyễn Thanh Bình

3


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thái, giảng
viên trực tiếp hƣớng dẫn tơi hồn thành luận văn này. Cơ ln khuyến khích,
động viên, truyền cảm hứng, cung cấp hỗ trợ tài liệu, kiên nhẫn hƣớng dẫn
giúp tơi hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin cảm ơn quý thầy cô khoa Văn học, cùng nhiều thầy cơ các

phịng chức năng của Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội, trƣờng Đại học Sân Khấu Điện Ảnh TP.HCM đã tạo điều
kiện tốt nhất để tơi hồn thành chƣơng trình học. Xin đƣợc cám ơn gia đình
đã là điểm tựa để tơi vƣợt lên những khó khăn, hồn thành tâm nguyện của
mình.
Kính chúc thầy cơ sức khoẻ, ln thành cơng trong sự nghiệp giáo dục
cao quý.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2020
Học viên

Nguyễn Thanh Bình

4


MỤC LỤC ........................................................................................................ 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................ …3
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................... 4
MỞ ĐẦU ............................................................................................ ………..5
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 6
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 7
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 7
5. Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 8
CHƢƠNG 1. VÙNG VĂN HÓA NAM BỘ ĐÃ THÀNH BỐI CẢNH ĐẶC
SẮC CỦA PHIM TRUYỆN VỀ NAM BỘ ................................................... 9
1.1. Nam Bộ là một trong sáu vùng văn hóa Việt Nam .............................. 10
1.2. Sự thành cơng của các phim truyện về các vùng văn hóa Việt Nam... 21

1.3. Cảnh sắc vùng văn hóa Nam Bộ là bối cảnh đặc sắc của ba phim
truyện: Cánh đồng hoang, Mùa len trâu và Cơ Ba Sài Gịn. .......................... 32
CHƢƠNG 2. GIÁ TRỊ CẢNH SẮC VÙNG VĂN HÓA NAM BỘ
TRONG BA PHIM TRUYỆN: CÁNH ĐỒNG HOANG, MÙA LEN TRÂU
VÀ CÔ BA SÀI GỊN ..................................................................................... 36
2.1. Cảnh sắc vùng văn hóa Nam Bộ trong kịch bản phim......................... 36
2.2. Nghệ thuật đạo diễn trong ba phim truyện: Cánh đồng hoang, Mùa len
trâu và Cơ Ba Sài Gịn .................................................................................... 49
2.3. Nghệ thuật diễn viên sắm vai nhân vật trong ba phim truyện: Cánh
đồng hoang, Mùa len trâu và Cơ Ba Sài Gịn. ................................................ 65
CHƢƠNG 3. BÀI HỌC VỀ NGHỆ THUẬT TÁI HIỆN CẢNH SẮC
VĂN HÓA TRONG TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH .......................................... 81
3.1. Bài học cho tác giả kịch bản phim truyện ........................................... 81
1


3.2. Bài học cho đạo diễn phim truyện........................................................ 86
3.3. Bài học cho diễn viên phim truyện ...................................................... 91
KẾT LUẬN .................................................................................................... 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 101
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................. 110
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................. 114
PHỤ LỤC 3 .................................................................................................. 119

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- GS:


Giáo sƣ

- LHP:

Liên hoan phim

- NSND:

Nghệ sĩ Nhân dân

- NSƢT:

Nghệ sĩ ƣu tú

- NSX:

Nhà sản xuất

- PGS:

Phó giáo sƣ

- TS:

Tiến sĩ

- TSKH:

Tiến sĩ khoa học


- VAA:

Công ty TNHH Vietnam Artist Agency (Công ty giải trí

do

Ngơ Thanh Vân thành lập)

3


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình

Tựa hình

Trang

1

Sơ đồ phân vùng văn hóa Việt Nam của GS. Trần Quốc Vƣợng

12

2

Poster phim truyện “Vợ chồng A Phủ”

24


3.

Một cảnh trong phim “Bao giờ cho đến tháng Mƣời”

26

4

Hồng Ánh, Lan Hà, Mai Hoa trong phim “Đời cát”

28

5

Poster phim “Thạch Thảo”

30

6

Poster phim truyện “Cánh đồng bất tận”

32

7

Poster phim truyện “Mùa len trâu”

33


8

Poster phim truyện “Cánh đồng hoang”

34

9

Poster phim truyện “Cơ Ba Sài Gịn”

35

10

Diễn viên Thúy An trong “Cánh đồng hoang”

75

11

Diễn viên Lâm Tới vai Ba Đô trong “Cánh đồng hoang”

78

12

Diễn viên Lê Thế Lữ vai Kìm trong “Mùa len trâu”

81


13

Ninh Dƣơng Lan Ngọc vai Nhƣ Ý trong “Cơ Ba Sài Gịn”

85

14

NSND Hồng Vân và diễn viên Diễm My trong “Cơ Ba Sài

87

Gịn”
15

Nhà sản xuất – diễn viên Ngơ Thanh Vân trong “Cơ Ba Sài
Gịn”

4

88


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Điện ảnh Việt Nam có nhiều phim truyện thành cơng trong việc khai
thác cảnh đẹp thiên nhiên và con ngƣời Việt bằng ngôn ngữ điện ảnh đặc thù
của thể loại phim truyện và để lại dấu ấn rất đậm nét trong lòng bạn bè quốc
tế, trong đó có nhiều tác phẩm đã đạt những giải thƣởng lớn ở các kỳ Liên
hoan phim trong và ngoài nƣớc.

Sinh ra và lớn lên tại vùng đất Nam Bộ nên tôi đặc biệt ấn tƣợng với ba
bộ phim Cánh đồng hoang, Mùa len trâu và Cô Ba Sài Gịn vì bối cảnh đặc
trƣng miền Nam và những nét sinh hoạt văn hóa của con ngƣời Nam Bộ hiện
lên rõ nét và chân thực, chính điều này đã dẫn đến sự thành công của 03 bộ
phim nghiên cứu đều đạt những thành công và đánh giá cao của giới chun
mơn và ngƣời thƣởng thức. Chính vì vậy, tơi thực hiện đề tài nghiên cứu
“Cảnh sắc văn hóa Nam Bộ trong các phim truyện Cánh đồng hoang, Mùa len
trâu và Cơ Ba Sài Gịn” với mục đích phân tích, đánh giá và khẳng định giá
trị cảnh sắc vùng văn hóa Nam Bộ trong các phim đƣợc thực hiện rực rỡ bằng
ngơn ngữ điện ảnh.
Kết quả nghiên cứu đề tài có thể góp phần lý thuyết hóa cơng tác thực
hiện phim truyện phải phản ánh hiện thực một cách chân thật nhất, mô tả các
hiện tƣợng tự nhiên và xã hội đúng nhƣ bản chất của nó. Những bài học kinh
nghiệm đƣợc đúc kết thơng qua cơng trình nghiên cứu, có thể làm nền tảng
cho việc thực hiện các bộ phim điện ảnh về những vùng văn hóa khác hoặc
chính vùng văn hóa Nam Bộ, hoặc phục vụ cơng tác chuyển thể phim truyện
từ các tác phẩm văn học viết về các vùng, tiểu vùng văn hóa trong đất nƣớc
Việt Nam. Cơng trình nghiên cứu cịn có ý nghĩa nhắc nhở mỗi chủ thể sáng
tạo và thực hành ngành nghệ thuật thứ bảy phải luôn ý thức việc tiếp cận
những giá trị truyền thống của ngƣời Việt cùng với việc nắm bắt tâm lý con

5


ngƣời hiện đại để tạo ra những thƣớc phim vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá
trị nghệ thuật nhằm tơn vinh những tinh hoa của văn hóa và phát triển điện
ảnh Việt Nam đến tầm cao mới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có nhiều bài báo, cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề mơ tả
bối cảnh thiên nhiên trong các tác phẩm điện ảnh của từng vùng văn hóa, đặc

biệt là bối cảnh đặc thù của vùng văn hóa Nam Bộ.
Xét về lĩnh vực nghệ thuật, đáng chú ý là các cơng trình nghiên cứu
nhƣ trong Luận văn “Không gian nông thôn qua một số tác phẩm điện ảnh
chuyển thể Mùa len trâu, Thƣơng nhớ đồng quê và Cánh đồng bất tận” do học
viên Hoàng Thị Dung thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Lý Hoài
Thu, khoa Văn học, trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội. Bài viết: Mùa len trâu và đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm
Minh trên website (www.rfa.org), bài viết này nêu ra những điểm nổi bật
trong Mùa len trâu và lý do bộ phim hết sức gần gũi với ngƣời Việt Nam đã
phần nào khái quát đƣợc đặc điểm của điều kiện tự nhiên và con ngƣời vùng
sông nƣớc Nam Bộ. Luận văn “Nghệ thuật đạo diễn phim truyện của 3 đạo
diễn Việt kiều: Trần Anh Hùng, Nguyễn Võ Nghiêm Minh, Victor Vũ” do
học viên Trần Lê Bảo Long thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS.
Nguyễn Thị Minh Thái, bài báo tác giả Bùi Thanh Thảo in trong Tạp chí
Khoa học trƣờng Đại học Cần Thơ với tựa đề: “Dấu ấn văn hóa vùng Đồng
bằng sơng Cửu Long qua Mùa len trâu (Sơn Nam) và Cánh đồng bất tận
(Nguyễn Ngọc Tƣ)” và nhiều bài báo phân tích ba bộ phim Cánh đồng hoang,
Mùa len trâu và Cơ Ba Sài Gịn. Các tài liệu tham khảo đã cung cấp nhiều ý
kiến quý báu và là cơ sở gợi ý ban đầu cho tôi thực hiện luận văn này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu

6


Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là cảnh sắc thiên nhiên trong các phim
truyện Cánh đồng hoang, Mùa len trâu và Cơ Ba Sài Gịn.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào việc phân tích sự thành
cơng của các phim truyện Cánh đồng hoang, Mùa len trâu và Cơ Ba Sài Gịn

về việc đƣa cảnh sắc vùng văn hóa Nam Bộ vào bối cảnh trên phim.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi tiến hành nghiên cứu trên cơ sở là những lý
thuyết về nghệ thuật chọn, xử lý bối cảnh trong phim truyện và văn hóa vùng
Nam Bộ.
Phƣơng pháp nghiên cứu trong luận văn là: Nghiên cứu liên ngành Văn
hóa – Nghệ thuật.
- Phân tích trên bản viết kịch bản phim, bản dựng của phim: Dựa trên
kịch bản, bản dựng các bộ phim đƣợc chọn nghiên cứu để chỉ rõ bối cảnh
thiên nhiên, tính cách con ngƣời Nam Bộ qua nghệ thuật xử lý của tác giả,
đạo diễn, diễn viên, quay phim…
- Phương pháp thống kê – đánh giá kết quả khi tác phẩm đưa ra công
chúng: Nhằm tăng việc nhận định vấn đề một cách khách quan về vấn đề
nghiên cứu, kết hợp với lấy ý kiến từ các nhà phê bình điện ảnh, sân khấu và
văn hóa về tính nghệ thuật của tác phẩm.
5. Cấu trúc luận văn
CHƢƠNG 1. VÙNG VĂN HÓA NAM BỘ ĐÃ THÀNH BỐI CẢNH ĐẶC
SẮC CỦA PHIM TRUYỆN VỀ NAM BỘ
1.1. Nam Bộ là một trong sáu vùng văn hóa Việt Nam
1.2. Sự thành cơng của các phim truyện về các vùng văn hóa Việt Nam.
1.3. Cảnh sắc vùng văn hóa Nam Bộ là bối cảnh đặc sắc của ba phim
truyện: Cánh đồng hoang, Mùa len trâu và Cơ Ba Sài Gịn.
7


CHƢƠNG 2. GIÁ TRỊ CẢNH SẮC VÙNG VĂN HÓA NAM BỘ TRONG
BA PHIM TRUYỆN: CÁNH ĐỒNG HOANG, MÙA LEN TRÂU VÀ CƠ BA
SÀI GỊN
2.1. Cảnh sắc vùng văn hóa Nam Bộ trong kịch bản phim
2.2. Nghệ thuật đạo diễn trong ba phim truyện: Cánh đồng hoang, Mùa len

trâu và Cô Ba Sài Gòn
2.3. Nghệ thuật diễn viên sắm vai nhân vật trong ba phim truyện: Cánh
đồng hoang, Mùa len trâu và Cơ Ba Sài Gịn.
CHƢƠNG 3. BÀI HỌC VỀ NGHỆ THUẬT TÁI HIỆN CẢNH SẮC VĂN
HÓA TRONG TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH
3.1. Bài học cho tác giả kịch bản phim truyện
3.2. Bài học cho đạo diễn phim truyện
3.3. Bài học cho diễn viên phim truyện
KẾT LUẬN

8


CHƢƠNG 1:
VÙNG VĂN HÓA NAM BỘ ĐÃ THÀNH BỐI CẢNH ĐẶC SẮC CỦA
PHIM TRUYỆN VỀ NAM BỘ
Chân thật là yếu tố đầu tiên, cơ bản mà mỗi nhà sáng tạo nghệ thuật rất
quan tâm và chú trọng bởi nó sẽ định hƣớng cho tất cả các hoạt động thực
hiện nên tác phẩm.
Điện ảnh là loại hình nghệ thuật phải thể hiện sự chân thật đến tận
cùng. Khác với loại hình nghệ thuật sân khấu bị giới hạn về mặt thời gian và
không gian, trong điện ảnh yếu tố tả thực đƣợc thể hiện một cách nghiêm túc
ngay từ khâu chọn bối cảnh để phục dựng nên câu chuyện, bối cảnh khơng chỉ
đẹp về mặt thẩm mĩ mà cịn phải thật đến từng chi tiết để tạo một môi trƣờng
sinh động cho diễn viên thực hiện công tác diễn xuất và sáng tạo nhân vật, tạo
sự hòa cảm tốt nhất đến ngƣời xem.
Chƣa dừng lại ở đó, tình ngƣời trong những câu chuyện hƣ cấu của tác
phẩm điện ảnh còn phải tắm mình trong sự chân thật đặt trong những hồn
cảnh nhất định. Các sự kiện, tình huống, hành động của nhân vật trên phim
phải tƣơng đồng, phù hợp với tính cách của con ngƣời sống trong hoàn cảnh

cụ thể, hay nói khác hơn những nhà sáng tạo nghệ thuật phải có vốn kiến thức
về Văn hóa học, văn hóa Việt và đặc trƣng văn hóa vùng miền mà tác phẩm
đang khai thác và tái hiện làm nền tảng.
Từ các yếu tố đã nêu trên, cảnh sắc văn hóa khơng chỉ đơn thuần là khung
cảnh thiên nhiên đƣợc tái hiện lên phim thơng qua bối cảnh mà trong đó cịn
chứa cả tình đất, tình ngƣời Nam Bộ, vì cảnh sắc có hay khơng là do con
ngƣời nhìn nó, sống trong nó và cảm nhận nó nhƣ thế nào. Đại thi hào
Nguyễn Du từng nói “Ngƣời buồn cảnh có vui đâu bao giờ” đã nêu lên sự
tƣơng quan của cảnh và ngƣời, đặc biệt là trong mắt của ngƣời nghệ sĩ. Cảnh

9


sắc miền Nam đẹp và đặc sắc nhƣ thế nào, đời sống văn hóa của những con
ngƣời cần lao, chân chất, đặc trƣng ra sao đã đƣợc nhiều nhà làm phim say
đắm và tái hiện trong nhiều tác phẩm điện ảnh, trong đó có các phim truyện
Cánh đồng hoang, Mùa len trâu và Cơ Ba Sài Gịn.
1.1. Nam Bộ là một trong sáu vùng văn hóa Việt Nam
1.1.1. Khái niệm “Vùng văn hóa”
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu vùng văn hóa đã có từ thời Trần, Lê với
truyền thống làm sách địa chí ghi chép những đặc điểm địa hình khí hậu,
chính trị, văn hóa của một nƣớc, một vùng, một tỉnh. Có thể kể đến các sách
địa chí nhƣ An Nam chí lược (1335) của Lê Tắc, Đại Nam nhất thống chí
(1822) của Quốc sử quán triều Nguyễn, Gia Định thành thơng chí (khoảng
1820-1830) của Trịnh Hồi Đức…Đến thời cận đại có các cơng trình nghiên
cứu có tính hệ thống về văn hóa Việt Nam nhƣ Việt Nam văn hóa sử cương
(1938) của Đào Duy Anh. Trong hai thập niên từ 1990 đến 2010, một số sách
về văn hóa Việt Nam (Cơ sở văn hóa Việt Nam) cũng có đề cập đến việc phân
vùng văn hóa.
Đến nay, có nhiều cách phân vùng văn hóa Việt Nam. Tiêu biểu có thể

kể đến là phân thành 07 vùng của Ngô Đức Thịnh (1993), 08 vùng của Huỳnh
Khái Vinh và Nguyễn Thanh Tuấn (1995), 09 vùng của Đinh Gia Khánh và
Cù Huy Cận (1995) và sau khi thống nhất đất nƣớc, ngƣời ta chọn cách phân
thành 06 vùng của Trần Quốc Vƣợng (1997) để làm cơ sở phân vùng văn hóa
Việt Nam bao gồm: Vùng văn hóa Tây Bắc, vùng văn hóa Việt Bắc, vùng văn
hóa Bắc Bộ, vùng văn hóa Trung Bộ, vùng văn hóa Tây Nguyên và vùng văn
hóa Nam Bộ.

10


Hình 1. Sơ đồ phân vùng văn hóa Việt Nam của GS. Trần Quốc Vƣợng
( />
11


Trong sách Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ của Trần Ngọc Thêm
chủ biên (2018), ông định nghĩa rất đầy đủ và chi tiết về vùng văn hóa nhƣ
sau:
“Vùng văn hóa là một khơng gian lãnh thổ liên tục với hoàn cảnh tự
nhiên tƣơng đối đồng nhất ở bên trong và khu biệt với các không gian lãnh
thổ liền kề bên ngồi, trong đó tồn tại một cộng đồng ngƣời thống nhất tƣơng
đối (gồm một hay nhiều tộc/nhóm ngƣời), đã cùng cƣ trú và tiếp xúc giao lƣu
đồng hƣớng với nhau trong một thời gian đủ dài để tạo nên một hệ thống giá
trị chung đặc thù cho phép khu biệt nó với các hệ thống giá trị của những
vùng có liên quan” [45, tr. 47].
Trong sách “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” của GS.TSKH.Trần
Ngọc Thêm có khái quát về vùng văn hóa Nam Bộ: “Vùng văn hóa Nam Bộ
có hai tiểu vùng: Đơng Nam Bộ (lƣu vực sơng Đồng Nai và sơng Sài Gịn) và
Tây Nam Bộ (lƣu vực sơng Cửu Long), với khí hậu hai mùa (khô – mƣa), với

mênh mông sông nƣớc và kênh rạch. Các cƣ dân Việt, Chăm, Hoa, tới khai
phá đã nhanh chóng hịa nhập với thiên nhiên và cuộc sống của cƣ dân bản
địa (Khmer, Mạ, Xtieeng, Chơro, Mnông). Nhà có khuynh hƣớng trải dài ven
kênh, ven lộ; bữa ăn giàu thủy sản; tính cách con ngƣời ƣa phóng khống; tín
ngƣỡng tơn giáo hết sức phong phú và đa dạng; sớm tiếp cận và đi đầu trong
quá trình giao lƣu hội nhập với văn hóa phƣơng Tây…” [43, tr.63].
Trong đó, “Khơng gian văn hóa (K), chủ thể văn hóa (C) và thời gian
văn hóa (T) tạo thành một hệ tọa độ ba chiều cho phép định vị một nền văn
hóa và mọi vùng văn hóa” [45, tr.45]. Do vậy, trong phạm vi đề tài nghiên
cứu các phim truyện lấy bối cảnh là vùng văn hóa Nam Bộ, tơi căn cứ trên lý
thuyết về các đặc điểm ba hằng số (K), (C) và (T) của vùng văn hóa Nam Bộ

12


để làm cơ sở phân tích trong 03 phim truyện Cánh đồng hoang, Mùa len trâu
và Cơ Ba Sài Gịn.
1.1.2. Chủ thể vùng văn hóa Nam Bộ
“Chủ thể văn hóa” theo GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm đƣợc định nghĩa
nhƣ sau: “Chủ thể văn hóa (C) là một cộng đồng gồm một hay nhiều tộc
ngƣời (hoặc nhóm ngƣời theo nghề nghiệp, sở thích, tuổi tác, v.v.) có sự
thống nhất tƣơng đối trên những phƣơng diện cơ bản, tạo ra đƣợc một hệ
thống giá trị vật chất và tinh thần chung mang tính đặc thù” [45, tr. 46].
Về lịch sử khẩn hoang vùng đất phía Nam, những thế kỷ đầu cơng ngun
vùng đất phía Nam đã tồn tại một nền văn hóa Ĩc Eo rực rỡ do ngƣời dân
vƣơng quốc Phù Nam tạo dựng nên. Sau khi bị Chân Lạp là một nƣớc chƣ
hầu của Phù Nam xâm chiếm thì nền văn hóa Óc Eo cũng suy thoái. Ở đây
tồn tại 02 vùng riêng biệt với tên gọi đó là Lục Chân Lạp (miền Đông Nam
Bộ ngày nay) với địa thế cao hơn và Thủy Chân Lạp (vùng đất thấp hơn ở
phía Tây). Do thói quen chỉ khai thác những vùng cao nên tuy chiếm đƣợc

Phù Nam nhƣng triều đình Chân Lạp (Khmer) chỉ đủ sức cai quản và chăm
sóc cho vùng Lục Chân Lạp, cịn vùng Thủy Chân Lạp thì đƣợc giao phó bởi
những q tộc bản xứ thuộc dịng dõi Phù Nam đã quy phục vƣơng triều
Chân Lạp. Vùng Thủy Chân Lạp dần trở thành vùng đất hoang vu khi nằm
trong tình thế là vùng đất bị bỏ rơi và là nơi xảy ra những cuộc chiến tranh
chấp của các đế quốc.
Sang thế kỷ XIV, nền văn minh Ăngkor của đế quốc Khmer sụp đổ, nhiều
thành phần ngƣời dân ngoài tộc ngƣời Khmer đã bỏ Lục Chân Lạp đi về phía
Thủy Chân Lạp để lánh sự đàn áp của quân Xiêm, do vậy ngƣời Khmer là tộc
ngƣời đã chiếm lĩnh đầu tiên vùng đất phía Tây Nam Bộ.

13


Dƣới triều Lê, mâu thuẫn hai họ phong kiến Trịnh Nguyễn rất gay gắt dẫn
đến nội chiến kéo dài gây tai họa khôn cùng cho nhân dân cả Đàng trong và
Đàng ngoài. Nhân dân Đàng Trong sống trong vùng đất đai chật hẹp giữa dãy
Trƣờng Sơn và biển Đông, đất đai, đồng ruộng ít lại kém màu mỡ, cịn phải
phục dịch chiến tranh kéo dài về tiền lẫn ngƣời, vì sinh kế, để lánh nạn đi phu
đi lính nên dân Đàng Trong quyết định trèo đèo lội suối thậm chí vƣợt biển đi
vào vùng đất Thủy Chân Lạp làm ăn vì ở đây đất rộng, ngƣời thƣa, đất hoang
nhiều và phì nhiêu, màu mỡ, thấy điều kiện sinh sống thuận lợi nên tiếng đồn
xa ngƣời dân di cƣ vào Nam ngày càng đông đúc. Sự di cƣ của ngƣời Việt
vào vùng đất này cũng đánh dấu sự xuất hiện thêm một tộc ngƣời bên cạnh
tộc ngƣời Khmer đã định cƣ ở vùng đất phía Nam. Có thể nói rằng, mãi đến
gần cuối thế kỷ XVII quan quân chúa Nguyễn đặt chân vào khai phá vùng đất
mới và đặt dinh, trấn ở vùng Biên Hòa, Gia Định ngày nay.
Yếu tố khác, trong lịch sử vùng đất Nam Bộ đáng chú ý đó là Hoa kiều ở
miền Đơng và miền Tây đất Thủy Chân Lạp. Ở miền Đơng, năm 1679 một
nhóm quan binh ở Quảng Tây sau một thời gian chống lại khơng kết quả với

triều đình Mãn Thanh nhất quyết khơng thần phục nhà Thanh và chạy sang
Quảng Nam xin thần phục chúa Nguyễn, chúa Hiền thấy một lực lƣợng trong
nội bộ của mình khơng có lợi và đang giữa lúc chủ trƣơng khai phá vùng đất
Thủy Chân Lạp nên giới thiệu với nhà vua Chân Lạp đƣa đoàn ngƣời Hoa
kiều này vào Nam. Đây là khởi nguồn cho tộc ngƣời Hoa định cƣ ở vùng đất
Nam Bộ.
Nhƣ vậy, có thể khẳng định rằng vùng đất Nam Bộ hiện nay là vùng đất
đa tộc ngƣời, là nơi cƣ trú của ngƣời Việt và các tộc ngƣời thiểu số là cƣ dân
bản địa, nhƣ trong sách Cơ sở văn hóa Việt Nam của GS.Trần Quốc Vƣợng:
“Đồng bằng Nam Bộ về mặt dân cƣ có các tộc ngƣời Việt, Khmer, Hoa,
Chăm, Stiêng, Chrau, Mạ, Mnong. Nhìn diện mạo tộc ngƣời nơi đây, chúng ta
14


dễ dàng nhận ra đƣợc ít nhất cũng là các khía cạnh sau: Các tộc ngƣời khai
phá Nam Bộ nhƣ Chăm, Hoa, Khmer, Việt đều là lƣu dân đến khai phá vùng
đất mới, họ đã xa vùng đất cội nguồn cả không gian lẫn thời gian. Sống cùng
một địa bàn cƣ trú, nhƣng trên nét lớn, các tộc ngƣời nơi đây sống hịa hợp,
thân ái, khơng có chiến tranh giữa các sắc tộc trong lịch sử. Tộc ngƣời chủ thể
có vai trò quyết định sự phát triển vùng đất là ngƣời Việt” [59, tr. 268-269].
Riêng ở tiểu vùng Tây Nam Bộ, chủ thể văn hố chính bên cạnh ngƣời Việt
cịn có ngƣời Khmer và ngƣời Hoa. “Tuy chủ thể văn hóa mang tính đa tộc
ngƣời nhƣng xét về phƣơng diện dân số, văn hóa, trình độ phát triển thì ngƣời
Việt chiếm ƣu thế tuyệt đối. Yếu tố thứ 2 đó là: Mặc dù chiếm số đông về dân
số nhƣng tộc ngƣời Việt lại sống rất hịa đồng, ln tơn trọng sự khác biệt và
linh hoạt học hỏi, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa của các dân tộc
anh em cùng sống chung. Do đó văn hóa vùng Nam Bộ nói chung và Tây
Nam Bộ nói riêng vẫn mang tính thống nhất cao” [45, tr.84].
Văn hóa làng xã Việt Nam có truyền thống định cƣ khép kín, khơng
chấp nhận việc đi khỏi làng cũng khơng chấp nhận có ngƣời khác đến làng

mình để cƣ ngụ do vậy những ngƣời di tán là những ngƣời đặc biệt và cũng
có tính cách đặc biệt. Tính cách đặc biệt đó thể hiện trong sự mạnh mẽ, cần
cù, dƣơng tính hịa vào tính cách âm tính của văn hóa truyền thống gốc nông
nghiệp. Thế cho nên đặc điểm của ngƣời dân ở vùng đất Nam Bộ chứa cả hai
tính cách trên, tùy vào hồn cảnh cụ thể mà nó bộc phát khi thì dữ dội, quyết
liệt lúc lại êm ả, nhẹ nhàng.
Vấn đề tơn giáo – tín ngƣỡng dân gian cũng rất phong phú và phức tạp
trong miền Nam. Nhiều tín ngƣỡng, tôn giáo tồn tại đan xen nhƣ Phật giáo,
Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, các tín ngƣỡng nhƣ thờ cúng tổ tiên, thành
hoàng, thờ Mẫu, tục thờ Thủy thần… là những nét văn hóa đặc trƣng của của
vùng đất Nam Bộ do điều kiện tự nhiên quy định, ngƣời dân sinh sống làm ăn
15


thƣờng ở ven sông và mùa nƣớc nổi là một yếu tố mà thiên nhiên ban tặng
cho con ngƣời vùng đất phía Nam tổ quốc.
Ứng xử với mơi trƣờng tự nhiên là một nét văn hóa đặc trƣng khơng thể
khơng đề cập trong văn hóa miền Nam. Khác hẳn hồn tồn với Bắc Bộ ngƣời
dân miền Nam sống hịa nhập với thiên nhiên đƣợc hiển thị bằng những hành
động rất cụ thể ví nhƣ ngƣời dân đã lợi dụng con nƣớc để tìm những kế sinh
nhai và lấy phù sa của nƣớc để bồi đắp thêm cho vùng đất này. Họ đƣa nƣớc
ngọt vào các hệ thống sơng ngịi, kênh rạch dẫn nƣớc đến để trồng trọt, sinh
hoạt, thu lợi nhuận từ con nƣớc mang lại là một nét văn hóa độc đáo thể hiện
sự hịa hợp với thiên nhiên của con ngƣời Nam Bộ.
Tính cách con ngƣời đƣợc hình thành, ảnh hƣởng và bị chi phối nhiều
nhất từ điều kiện tự nhiên và xã hội mà con ngƣời sống trong đó. Từ những
điều kiện tác động đã nêu thì tính cách con ngƣời Nam Bộ đƣợc khái quát
bằng những đặc trƣng sau: Con ngƣời sống trong vùng đất có mạng lƣới sơng
ngịi dày đặc, việc khai thác tối đa những ƣu đãi của thiên nhiên ban tặng là
một tính cách nổi bật của ngƣời dân đất phƣơng Nam. Tính âm – dƣơng trong

tính cách đã tạo cho ngƣời dân biết thích ứng với mọi hồn cảnh nhƣ sống
hịa hợp với tự nhiên và có cả chống chọi, đối phó với thiên nhiên khắc
nghiệt. Nhƣng nhìn chung thì tính hịa hợp với thiên nhiên sơng nƣớc là đặc
điểm điển hình nhất của ngƣời dân trong sinh hoạt đời sống.
Về nơi cƣ trú thì gắn liền với sơng nƣớc, nhà cửa gần bờ sông, vật liệu
xây dựng nhà cửa cũng lấy từ nhiều vật liệu có sẵn ở miền sơng nƣớc nhƣ lá
dừa. Việc giao thông của dân Tây Nam Bộ cũng mang đặc điểm sông nƣớc
thể hiện bằng các phƣơng tiện giao thơng nhƣ xuồng, ghe rất phổ biến, hình
ảnh con đị, mái chèo vẫn mang dấu ấn khó phai trong đời sống ngƣời dân
Nam Bộ. Nghề nghiệp đại đa số ngƣời dân nơi đây thƣờng gắn với sông nƣớc,

16


nhờ sơng nƣớc mà tồn tại. Đầu tiên phải nói đến nghề trồng lúa nƣớc, quá
trình chinh phục tự nhiên của ngƣời dân Tây Nam Bộ trùng với quá trình
ngƣời Việt phát huy nghề trồng lúa nƣớc.
Đặc biệt, có một nghề vừa gần gũi với ngƣời dân Nam Bộ vùng trũng
vừa in sâu vào tâm trí và những đơi mắt nghệ thuật đó là nghề len trâu. Những
vùng thấp khi tới mùa nƣớc nổi, để bảo vệ những con trâu cày bừa canh tác
thì những gia đình giao trâu cho những ngƣời chuyên làm nghề len trâu đến
các vùng đất cao thƣờng là vùng Bảy núi An Giang để lƣu trú. Qua mùa nƣớc
lại dẫn trâu về tiếp tục cấy cày. Và hình ảnh của nhóm ngƣời chun làm
nghề len trâu và số phận của họ đã đƣợc khắc họa rất rõ nét trong hai truyện
ngắn “Mùa len trâu” và “Một cuộc biển dâu” của nhà văn Sơn Nam đƣợc đạo
diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh dựng thành phim Mùa len trâu. Đây cũng một
trong ba bộ phim đƣợc nghiên cứu trong luận văn này.
Nghệ thuật vùng Nam Bộ mang dấu ấn miền sơng nƣớc: Nhiều loại
hình nghệ thuật đƣợc xây dựng phù hợp với đặc trƣng miền sông nƣớc nhƣ
các câu hò, điệu lý đƣợc ca, ngâm trên những đồng nƣớc mênh mông trong

các buổi lao động. Và bên cạnh những thuận lợi cũng khơng thiếu những khó
khăn trong vùng sơng nƣớc ví nhƣ trong câu chuyện phim Mùa len trâu khi
ngƣời chết ngay mùa nƣớc nổi thì lại khơng có chổ để chơn mà phải chịu cảnh
thủy táng.
Vì đặc trƣng tính trọng âm theo văn hóa lúa nƣớc, văn hóa trọng tình
đƣợc hình thành từ mơi trƣờng làng xã khép kín với những con ngƣời sống ổn
định, quen biết nhau và hỗ trợ tƣơng giúp nhau đã phát triển thêm một bƣớc là
văn hóa trọng nghĩa. Từ điều kiện khắc nghiệt, hoang sơ của vùng đất còn
hoang dã đã tạo nên nhu cầu giúp đỡ, liên kết với nhau giữa những con ngƣời
xa lạ đến sống và đối phó với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, hoàn cảnh.

17


Bộc trực là một trong nét tính cách con ngƣời miền Nam, bộc trực là
những phản ứng tức thời, trực tiếp và có khi quyết liệt với những vấn đề của
cuộc sống và không chịu ảnh hƣởng của ngƣời khác. Những biểu hiện thƣờng
thấy của tính bộc trực đó là thẳng thắn, quyết liệt và tức thời. Hệ quả của tính
bộc trực là các biểu hiện nhƣ thật thà, chất phát, dân dã, độc lập cá nhân, rạch
ròi, cả tin, thiếu thận trọng, kém tế nhị, nóng nảy và cực đoan. Bao dung là
phẩm chất quý giá của con ngƣời Nam Bộ biết dung nạp những thứ khác
mình, những cái mình khơng có, bỏ qua, châm chƣớc những lỗi lầm ngƣời
khác, nhìn thơng thống và cởi mở trong các quan hệ con ngƣời với con
ngƣời hay con ngƣời với tự nhiên và xã hội. Những tính cách này đã đƣợc
Hồng Sến khai thác đến chi tiết trong tác phẩm điện ảnh “Cánh đồng hoang”.
Có thể nói, Nam Bộ là vùng đất rất thuận lợi về mặt địa lý, giao
thƣơng, giao lƣu văn hóa các khu vực diễn biến rất sơi nổi, đƣợc thiên nhiên
ƣu đãi ban tặng, vừa kế thừa những nét văn hóa các thế hệ qua các giai đoạn
lịch sử, vừa là mảnh đất mới của những con ngƣời đi tìm cuộc sống mới nên
sức trẻ lẫn bề dày truyền thống đã hòa quyện nhau tạo ra nhiều nét văn hóa

đặc trƣng và độc đáo, tạo nên những tính cách rất đặc biệt trong mỗi con
ngƣời ứng với môi trƣờng, cảnh sắc thiên nhiên đặc trƣng vùng đất phƣơng
Nam. Chính điều này đã tác động vào tâm tƣởng, vào những con mắt nghệ sĩ
của nhiều nhà làm phim, dẫn đến sự ra đời nhiều tác phẩm điện ảnh đặc sắc
mà ngƣời viết sẽ nghiên cứu và phân tích vào chƣơng sau.
1.1.3. Khơng gian vùng văn hóa Nam Bộ
Văn hóa Việt Nam do chủ thể là ngƣời Việt tạo nên trong suốt quá trình
hàng nghìn năm lịch sử đầy biến động, trong suốt quá trình hình thành và phát
triển của dân tộc, trong một khơng gian văn hóa có những thay đổi về mặt địa

18


lý thơng qua q trình mở mang khai phá trong suốt thời gian lịch sử. Dựa
vào không gian lãnh thổ mà ranh giới của khơng gian văn hóa đƣợc xác định.
Về vị trí địa lí, theo GS.Trần Quốc Vƣợng trong Cơ sở văn hóa Việt
Nam: “Nam Bộ là vùng đất nằm cuối cùng đất nƣớc về phía Nam, trọn vẹn
trong lƣu vực của hai sông: sông Đồng Nai và sông Cửu Long, mà lại là phần
hạ lƣu của hai dòng sơng. Trong khi đó, Nam Bộ lại gần Biển Đơng. Nói khác
đi, đây là vùng đất cửa sơng giáp biển” [59, tr.266]. Trong quyển sách Văn
hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ của GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm có định
nghĩa về Khơng gian văn hóa: “Khơng gian văn hóa (K) là một khơng gian
lãnh thổ liên tục (liền khoảnh) với hồn cảnh tự nhiên tƣơng đối đồng nhất ở
bên trong và khu biệt với các không gian lãnh thổ liền kề bên ngồi, trong đó
hình thành một hệ thống giá trị đặc thù. Khơng gian văn hóa hình thành trên
khơng gian lãnh thổ nhƣng không đồng nhất với không gian lãnh thổ và ln
có ranh giới mở” [45, tr. 45]. Từ những định nghĩa nêu trên, ta có thể xác định
khơng gian văn hóa vùng Nam Bộ gồm các tỉnh: Ở miền Đơng gồm có Đồng
Nai, Bình Dƣơng, Bình Phƣớc, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh gồm đồi núi
thấp và phần thềm phù sa đỏ thuộc khu vực sông Đồng Nai. Ở miền Tây là

các tỉnh nhƣ Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng
Tháp, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà
Mau và Thành phố Hồ Chí Minh làm trung tâm khu vực.
Một vùng vùng văn hóa hình thành qua thời gian một thế kỷ không phải là
dài và khi ngƣời Việt đến vùng đất mới mang theo hành trang với vốn văn
hóa đúc kết hàng ngàn năm của dân tộc Việt đã góp phần tạo nên nền tảng của
hệ giá trị văn hóa Nam Bộ. Những giá trị trải qua q trình tƣơng tác với mơi
trƣờng tự nhiên và mơi trƣờng xã hội trong lịch sử, dần tạo nên những giá trị
bản sắc của vùng văn hoá Nam Bộ nhƣ hiện nay.

19


Nam Bộ vừa có bề dày tiến trình lịch sử lại vừa là vùng đất giàu sức trẻ do
các tộc ngƣời bản địa đang dày công gây dựng nên. Từ vị thế địa lý, văn hóa
đang giúp Nam Bộ trở thành trung tâm của q trình tiếp biến văn hóa, phần
nào tạo nên những nét đặc thù, diện mạo mới khác biệt các vùng văn hóa khác
ở Việt Nam. Hệ giá trị văn hóa Nam Bộ là truyền thống văn hóa dân tộc và
những giá trị cốt lõi hình thành phong cách văn hóa riêng. Tính mở của một
vùng đất mới làm nên tính năng động, nhạy bén, dám nghĩ, dám làm của
ngƣời dân Nam Bộ. Tính mở là cơ sở cho việc tiếp nhận và tiếp biến thành
công nhiều giá trị văn hóa trong q trình hịa nhập với các vùng văn hóa
khác ở Việt Nam và tồn cầu.
1.1.4. Thời gian vùng văn hóa Nam Bộ
Vùng đất Nam Bộ đƣợc hình thành khoảng thế kỷ XVII – XVIII, đƣợc
định hình rõ nét vào cuối thế kỷ XVIII, trong đó vùng Đơng Nam Bộ và Gia
Định hình thành sớm hơn bắt đầu từ cột mốc quan trọng là khi Nguyễn Hữu
Cảnh nhận lệnh vua triều Nguyễn vào lập dinh, trấn, bổ nhiệm quan lại.
“Trong thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh (1774 – 1775) đất nƣớc Việt
Nam (Đại Việt) chia thành Đàng Trong và Đàng Ngồi, lấy sơng Gianh

(Quảng Bình) làm ranh giới. Đến năm 1808 vua Gia Long chia đất nƣớc làm
03 khu vực hành chính lớn: Bắc thành, Kinh đô Huế và Gia Định thành. Thời
Pháp thuộc lại chia đất nƣớc ra làm 03 kỳ: Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ” [45,
tr.57], chính sách của ngƣời Pháp là chia để trị. Đến năm 1954, theo hiệp định
Genève đất nƣớc lại bị chia cắt ra làm 02 miền: Miền Bắc và miền Nam lấy vĩ
tuyến 17 – sông Bến Hải (Quảng Trị) làm ranh giới. Và sau 1975 để thống
nhất các cách chia thì lấy cách chia của Trần Quốc Vƣợng để phân chia làm
06 vùng có đặc trƣng văn hóa riêng biệt đó là: Tây Bắc, Việt Bắc, Bắc Bộ,
Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.

20


Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Thống suất Chƣởng cơ Nguyễn
Hữu Kính vào kinh lý miền Nam. Trên cơ sở những lƣu dân Việt đã tới khu
vực Đồng Nai - Gia Định (Đông Nam Bộ), gồm khoảng 40.000 hộ với
200.000 khẩu, Nguyễn Hữu Kính cho lập phủ Gia Định, gồm hai dinh Trấn
Biên, Phiên Trấn, với hai huyện Phƣớc Long, Tân Bình. Đến năm 1779 thì
cƣơng vực của phủ Gia Định đã bao trùm toàn vùng Nam Bộ hiện nay. Chỉ
riêng Trà Vinh và Sóc Trăng có giao lại cho vua Chân Lạp cai quản một thời
gian, nhƣng đến năm 1835 cũng đƣợc sát nhập vĩnh viễn vào lãnh thổ Việt
Nam. Kể từ đó đến nay, vùng đất này đã trải qua 8 lần thay đổi tên gọi cũng
nhƣ vị trí của nó trong hệ thống hành chính: Gia Định Phủ (1698-1802), Gia
Định Trấn (1802-1808), Gia Định Thành (1808-1832), Nam Kỳ (1832-1867),
Cochinchine tức Nam Kỳ thuộc Pháp (1867-1945), Nam Phần (1945-1975),
Nam Bộ (1945 đến nay).
Tóm lại, vào đầu thế kỷ XVI, ngoại trừ vùng cƣ trú của các tộc ngƣời
bản địa Stiêng, Chrau, Mạ ở Đông Nam Bộ, hầu hết đất đai Nam Bộ đều là
hoang hoá. Kể từ thời điểm đó, các cộng đồng lƣu dân ngƣời Khmer, ngƣời
Việt, ngƣời Hoa, ngƣời Chăm mới nối tiếp nhau tiến vào Nam Bộ, chia nhau

khai khẩn, đào kinh, canh tác, định cƣ, buôn bán, dần dần biến một vùng đất
hoang vu rộng lớn thành những vùng nông nghiệp trù phú và những đơ thị
sầm uất. Nền văn hố đặc thù Nam Bộ cũng từ đó đã hình thành nhƣ một kết
quả dung hợp giữa cái nền chung là văn hoá Việt với những yếu tố tiếp biến
từ văn hoá Chăm, Khmer, Hoa... và cả phƣơng Tây sau này.
1.2. Sự thành cơng của các phim truyện về các vùng văn hóa Việt Nam
Vùng văn hóa Nam Bộ đã hiện lên vơ cùng rực rỡ và đạt tới giá trị
thẩm mĩ về cảnh sắc. Điện ảnh Việt Nam cho đến nay đã đạt đƣợc những
thành tựu đáng kể, trong đó có những bộ phim đã để lại dấu ấn rất sâu sắc
trong lịng cơng chúng khơng chỉ bởi những bài học nhân sinh mà còn là nơi
21


×