Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

12 chuyên đề “địa lí công nghiệp đại cương”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 87 trang )

HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG
LẦN THỨ XVI

Đề tài:
“ĐỊA LÍ CƠNG NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG.”
/

…….., tháng 01 năm 2020


MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................1
2. Mục đích của đề tài........................................................................................1
PHẦN II. NỘI DUNG.................................................................................................3
Chương 1. LÍ THUYẾT ĐỊA LÍ CƠNG NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG...........................3
I. Vai trị, đặc điểm ngành cơng nghiệp....................................................................3
1. Vai trị...................................................................................................................... 3
2. Đặc điểm ngành công nghiệp.................................................................................5
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố cơng nghiệp....................7
1. Vị trí địa lí...............................................................................................................7
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.......................................................8
3. Các nhân tố kinh tế - xã hội.................................................................................10
III. Q trình cơng nghiệp hóa và các hình thức sản xuất trong cơng nghiệp.. . .12
1. Q trình cơng nghiệp hóa..........................................................................12
2. Các hình thức tổ chức sản xuất trong công nghiệp....................................14
` IV. Cách mạng khoa học kỹ thuật trong cơng nghiệp..........................................16
V. Địa lí các ngành công nghiệp...............................................................................18
1. Công nghiệp năng lượng..............................................................................18

Bảng 3. Sản xuất và xuất khẩu than của Việt Nam thời kì 1990- 2003.27


Năm.......................................................................................................27
1990.......................................................................................................27
1995.......................................................................................................27
2000.......................................................................................................27
2001.......................................................................................................27
2002.......................................................................................................27
2003.......................................................................................................27
Khai thác (triệu tấn)...............................................................................27
4,6..........................................................................................................27
8,4..........................................................................................................27
11,6........................................................................................................27
13,4........................................................................................................27


15,9........................................................................................................27
18,9........................................................................................................27
Xuất khẩu (triệu tấn)..............................................................................27
1,0..........................................................................................................27
2,8..........................................................................................................27
3,3..........................................................................................................27
4,3..........................................................................................................27
6,0..........................................................................................................27
7,0..........................................................................................................27
Bảng 5. Nhu cầu dầu mỏ của thế giới thời kì 1990 - 2003....................31
Bảng 7. Sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu thơ thời kì 1986 - 201832
2. Công nghiệp điện tử - tin học......................................................................37
3. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng........................................................39
4. Công nghiệp thực phẩm...............................................................................42
VI. Các hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp....................................................44
CHƯƠNG 2: CÁC DẠNG CÂU HỎI VỀ ĐỊA LÍ CƠNG NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG

TRONG ƠN THI HỌC SINH GIỎI MƠN ĐỊA LÍ................................................51
I. Dạng câu hỏi phân tích, trình bày.......................................................................51
II. Dạng câu hỏi giải thích.......................................................................................57
III. Dạng câu hỏi chứng minh.................................................................................68
IV. Dạng câu hỏi so sánh..........................................................................................71
V. Câu hỏi liên quan bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ...............................................75
PHẦN III. KẾT LUẬN.............................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................83


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cơng nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh
tế, nó tạo ra một khối lượng của cải vật chất lớn nhằm đáp ứng cho con người nhu
cầu đa dạng trong sản xuất, sinh hoạt…
Ngành Công nghiệp ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của xã hội
lồi người. Cơng nghiệp ln đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền
kinh tế nói chung và bảo đảm sự sinh tồn của lồi người nói riêng.
Trong chương trình địa lí trung học phổ thơng, ngành cơng nghiệp được biết
đến với vai trị quan trọng khơng chỉ đảm bảo duy trì nền sản xuất xã hội mà còn
cung cấp nhiều sản phẩm tiêu dùng, giải quyết việc làm, tạo ra giá trị kinh tế cao
làm cho nền kinh tế số phát triển ở nhiều quốc gia và ngày càng phổ biến trên thế
giới…
Với mong muốn có được tài liệu tốt phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng học
sinh giỏi, cá nhân tôi lựa chọn viết chun đề “Địa lí Cơng nghiệp đại cương” để
được trao đổi với các thầy cơ trong khn khổ kì thi học sinh giỏi các trường
THPT chuyên khu vực Trung du miền núi Bắc bộ. Dựa trên cơ sở nghiên cứu các
tài liệu tham khảo, tác giả đã hệ thống hoá một số nội dung lý thuyết và các dạng
bài tập liên quan đến địa lí cơng nghiệp đại cương giúp cho giáo viên và học sinh
có được nguồn tài liệu đầy đủ, phong phú, logic nhất, tạo điều kiện thuận lợi hơn

trong việc dạy và học ở các trường chuyên. Hy vọng rằng, chuyên đề này sẽ là một
tài liệu hữu ích trong cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Tuy nhiên, do chưa có
nhiều kinh nghiệm, mong được sự đóng góp từ bạn bè đồng nghiệp để đề tài của
tơi được hồn thiện hơn.
2. Mục đích của đề tài
Đề tài nhằm cung cấp tới người đọc những kiến thức, kĩ năng trọng tâm
trong học và giải quyết bài tập về địa lí cơng nghiệp đai cương được đề cập tới
trong nội dung của chương trình chuyên sâu. Cụ thể là
2.1. Hệ thống kiến thức cơ bản về ngành cơng nghiệp để học sinh có kiến
thức, hiểu biết và biết vận dụng trong thi học sinh giỏi, liên hệ thực tiễn
Làm cho học sinh hiểu rõ vai trò và đặc điểm của sản xuất công nghiệp, sự
khác nhau cơ bản so với sản xuất công nghiệp cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới
sự phát triển và phân bố công nghiệp. Cần nhấn mạnh điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên là cơ sở quan trọng, các nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng
trực tiếp và quyết định.
1


Nắm vững vai trò, đặc điểm kinh tế - kĩ thuật, tình hình sản xuất và phân bố
của các ngành công nghiệp cơ bản: năng lượng, điện tử - tin học, công nghiệp sản
xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm.
Phân biệt được một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
(TCLTCN) dựa trên những đặc điểm chính.
2.2. Kĩ năng
Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để thấy được sự phát triển các ngành
công nghiệp trên thế giới, liên hệ Việt Nam
Vận dụng kiến thức một cách linh hoạt để giải quyết các dạng bài tập trên cơ
sở định hướng có sẵn.
Phân loại và cách giải các dạng bài tập: chứng minh, trình bày, giải thích, so
sánh có nội dung kiến thức liên quan đến địa lí cơng nghiệp đại cương.

2.3. Đối với giáo viên: đề tài là một tư liệu hữu ích phục vụ hoạt động bồi
dưỡng học sinh giỏi phần địa lí ngành cơng nghiệp đại cương, với nội dung lí
thuyết đã được tóm lược cơ đọng, phần vận dụng được phân loại cụ thể kèm gợi ý
đáp án giúp giáo viên dễ dàng định hướng cho học sinh trong quá trình giảng dạy.

2


PHẦN II. NỘI DUNG
Chương 1. LÍ THUYẾT ĐỊA LÍ CƠNG NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG
I. Vai trị, đặc điểm ngành cơng nghiệp
1. Vai trị
Cơng nghiệp là 1 bộ phận hợp thành nền kinh tế quốc dân, nó tạo ra tư liệu
sản xuất, tiến hành khai thác tự nhiên và chế biến chúng thành sản phẩm. Theo
quan niệm của liên hiệp quốc: Công nghiệp là một tập hợp các hoạt động sản xuất
với những đặc điểm nhất định thơng qua các q trình công nghệ để tạo ra sản
phẩm. Hoạt động Công nghiệp bao gồm cả 3 loại hình: cơng nghiệp khai thác, chế
biến và các dịch vụ đi kèm.
Lịch sử ra đời của ngành công nghiệp: trên cơ sở tách thủ công nghiệp ra
khỏi nông nghiệp từ phân công lao động lần 2, thực sự hình thành từ thế kỉ 17.
a. Cơng nghiệp có vai trị chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp vào
sự tăng trưởng kinh tế.
+ Là ngành sản xất vật chất tạo khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội, sản
xuất ra các tư liệu sản xuất cho hầu hết tất cả các ngành kinh tế mà khơng ngành
nào có thể thay thế. Ngồi ra cịn sản xuất sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của
con người.
+ Là ngành có năng suất lao động cao, giá trị gia tăng lớn; điều kiện sản xuất
ít bị chi phối bởi các yếu tố tự nhiên -> thường có tốc độ tăng trưởng cao-> thúc
đẩy nhịp độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Năm 2003, tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc là 8,5%, riêng tốc độ

tăng trưởng cơng nghiệp là 17,3%. Cịn ở Việt Nam, cũng trong năm này, tốc độ
tăng trưởng của công nghiệp đạt 16%, trong khi tốc độ tăng trưởng GDP là 7,2%.
- Đối với các nước đang phát triển, trong quá trình cơng nghiệp hố, cơng
nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập quốc nội. Chẳng hạn năm
2003, ngành cơng nghiệp chiếm 31% GDP của tồn thế giới, trong đó các nước
đang phát triển 36% và các nước phát triển 30%. Riêng Việt Nam, tỷ trọng công
nghiệp là 36,7% GDP của cả nước.
b. Công nghiệp thúc đẩy Nông nghiệp và Dịch vụ phát triển theo hướng cơng
nghiệp hóa – hiện đại hóa và củng cố An ninh quốc phịng.
- Cơng nghiệp có tác động trực tiếp thúc đẩy các ngành kinh tế khác như
nông nghiệp, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thương mại, dịch vụ.
- Đối với các nước đang phát triển, cơng nghiệp có vai trị đặc biệt quan
trọng để thực hiện cơng nghiệp hóa nơng nghiệp và nông thôn. Công nghiệp vừa
tạo ra thị trường, vừa tạo ra những điều kiện cần thiết cho nông nghiệp phát triển.
3


- Công nghiệp trực tiếp chế biến các sản phẩm nông nghiệp, nâng cao giá trị
của chúng và mở ra nhiều khả năng tiêu thụ các sản phẩm này ở trong nước và xuất
khẩu.
- Công nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào cần thiết cho nơng nghiệp, góp
phần nâng cao trình độ cơng nghệ trong sản xuất, nhờ đó làm tăng năng suất lao
động, hạ giá thành, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm
nơng nghiệp.
- Góp phần phân cơng lại lao động ở nông nghiệp nông thôn và nâng cao thu
nhập của người lao động.
c. Góp phần đắc lực vào việc thay đổi phương pháp tổ chức, phương pháp
quản lí sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, từ đó hình thành ý thức lao
động mới cho người lao động tác phong cơng nghiệp.
d. Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên,

làm thay đổi phân công lao động xã hội và giảm mức độ chênh lệch về trình độ
phát triển giữa các vùng. Chính Công nghiệp làm thay đổi bộ mặt kinh tế nông
thôn, làm nơng thơn nhanh chóng bắt kịp được với cuộc sống thành thị.
e. Có khả năng tạo ra nhiều sản phẩm mới mà ko ngành sản xuất vật chất
nào sánh được, đồng thời góp phần vào việc mở rộng sản xuất, thị trường lao
động và việc làm. Công nghiệp cũng đóng vai trị quan trọng vào việc mở rộng tái
sản xuất.
f. Cơng nghiệp đóng góp vào tích lũy của nền kinh tế và nâng cao đời sống
nhân dân, là thước đo trình độ phát triển, biểu thị sự vững mạnh của nền kinh tế
một quốc gia.
- Nhờ năng suất lao động và tốc độ tăng trưởng cao, ngành công nghiệp góp
phần tích cực vào việc tăng nguồn thu ngân sách cho nhà nước, tăng tích luỹ cho
các doanh nghiệp và thu nhập cho nhân dân.
- Q trình phát triển cơng nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường cũng là
quá trình tích luỹ năng lực khoa học và cơng nghệ của đất nước. Phát triển cơng
nghiệp góp phần đào tạo, rèn luyện và nâng cao chất lượng nguồn lao động, đội
ngũ chuyên gia khoa học và công nghệ, đội ngũ lãnh đạo, quản lí kinh doanh cơng
nghiệp.
Như vậy, cơng nghiệp góp phần tích luỹ cho nền kinh tế, bao gồm nguồn tài
chính, nhân lực và trình độ khoa học cơng nghệ, những nhân tố cơ bản của sự phát
triển.
- Sự phát triển cơng nghiệp là thước đo trình độ phát triển, biểu thị sự vững
mạnh của nền kinh tế ở một quốc gia. Cơng nghiệp hố là con đường tất yếu của
4


lịch sử mà bất kì một nước nào muốn phát triển đều phải trải qua. Đối với các nước
đang phát triển, chỉ có thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố mới có thể thốt
khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Phát triển công nghiệp là điều kiện quyết định
để thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hố và hiện đại hố.

2. Đặc điểm ngành cơng nghiệp
a. Tính giai đoạn của sản xuất cơng nghiệp
- Đặc điểm: Q trình sản xuất công nghiệp thường được chia thành 2 giai
đoạn: giai đoạn tác động vào đối tượng lao động (môi trường tự nhiên) để tạo ra
nguyên liệu (từ việc khai thác khoáng sản, khai thác gỗ, đánh cá...) và giai đoạn
chế biến các nguyên liệu thành tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng (máy
móc, đồ dùng, thực phẩm...). Hai giai đoạn này có thể tiến hành kế tiếp hoặc đồng
thời nhau ở các không gian lãnh thổ cách biệt nhau, đều sử dụng máy móc.
Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn lại bao gồm nhiều công đoạn sản xuất phức
tạp và chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
- Lí do: Tính chất hai giai đoạn của quá trình sản xuất cơng nghiệp là do đối
tượng lao động của nó đa phần khơng phải sinh vật sống, mà là các vật thể của tự
nhiên, thí dụ như khống sản nằm sâu trong lòng đất hay dưới đáy biển. Con người
phải khai thác chúng để tạo ra nguyên liệu, rồi chế biến nguyên liệu đó để tạo nên
sản phẩm.
+ Sản xuất công nghiệp trước hết phải tác động vào đối tượng đó để tạo ra
nguyên liệu (khai thác than, dầu mỏ, quặng kim loại, khai thác gỗ…). Đây là giai
đoạn đầu tiên cần phải có.
+ Sản xuất cơng nghiệp lại tác động vào nguyên liệu, chế biến các nguyên
liệu đó thành tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng (sản xuất máy móc, chế biến
gỗ, chế biến thức phẩm…). Đây là giai đoạn thứ hai.
Hai giai đoạn của sản xuất cơng nghiệp khơng phải theo trình tự bắt buộc như
nơng nghiệp, mà có thể tiến hành đồng thời và thậm chí cách xa nhau về mặt
khơng gian. Bởi vì sản xuất cơng nghiệp chủ yếu là q trình tác động cơ, lý, hoá
trực tiếp vào giới tự nhiên để lấy ra và biến đổi các vật thể tự nhiên thành các sản
phẩm cuối cùng phục vụ cho nhân loại.
- Tác động của tính giai đoạn đến ngành cơng nghiệp:
+ Giai đoạn thứ 2 của sản xuất công nghiệp tác động vào nguyên liệu nên trên
một diện tích rộng có thể tập trung một khối lượng lớn nguyên liệu, xí nghiệp, máy
móc, lao động.


5


+ Do các giai đoạn có thể tiến hành cách xa nhau về mặt khơng gian nên sản
xuất có thể tiến hành song song, đồng thời làm cơ sở để sản xuất theo chun mơn
hóa, hợp tác hóa, liên hợp hóa.
b. Sản xuất cơng nghiệp có tính chất tập trung cao độ
- Đặc điểm: Trừ ngành khai khoáng, khai thác rừng và đánh cá, nhìn chung
sản xuất cơng nghiệp khơng địi hỏi những khơng gian rộng lớn. Tính tập trung của
công nghiệp thể hiện ở việc tập trung tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị...), nhân
cơng, sản phẩm và vốn đầu tư. Trên một diện tích khơng rộng, có thể xây dựng
nhiều xí nghiệp thuộc các ngành cơng nghiệp khác nhau với hàng vạn công nhân
và sản xuất ra một khối lượng sản phẩm lớn, gấp nhiều lần so với sản xuất nông
nghiệp.
Từ đặc điểm này, trong phân bố cơng nghiệp cần phải chọn những địa điểm
thích hợp sao cho trên đó có thể hình thành các xí nghiệp có mối liên hệ mật thiết
với nhau về các mặt công nghệ, nguyên liệu, sản xuất, lao động...
- Do đặc điểm của giai đoạn thứ hai của sản xuất công nghiệp là tác động vào
nguyên liệu. Trên một diện tích nhất định, có thể tập trung một khối lượng lớn
nguyên liệu, xây dựng nhiều xí nghiệp, thu hút nhiều lao động, tạo ra một khối
lượng lớn sản phẩm.
- Tác động đến sản xuất công nghiệp: Do công nghiệp bao gồm nhiều ngành
phức tạp, được phân công tỉ mỉ... để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Vì thế, tính chất
tập trung cao độ góp phần thúc đẩy phát triển chun mơn hóa, hợp tác hóa...Đem
lại hiệu quả cao.
c. Sản xuất cơng nghiệp bao gồm nhiều phân ngành phức tạp, nhưng được
phân cơng tỷ mỉ và có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để tạo ra sản phẩm cuối
cùng.
Công nghiệp gồm tập hợp rất nhiều ngành, các ngành công nghiệp (khai thác,

điện lực, luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, thực phẩm...) khơng tách rời nhau mà
có sự kết hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Trong
từng ngành cơng nghiệp, quy trình sản xuất hết sức chi tiết, chặt chẽ. Do đó các
hình thức chun mơn hố, hợp tác hố, liên hợp hố có vai trị đặc biệt trong sản
xuất cơng nghiệp. Các khâu trong từng ngành có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Phân loại cơng nghiệp: có nhiều cách phân loại tuy nhiên có 2 cách phân loại
chính thơng dụng thường sử dụng là dựa vào công dụng kinh tế và tính chất tác
động đối tượng lao động.
+ Dựa vào cơng dụng kinh tế của sản phẩm: Công nghiệp nặng (A) gồm các
ngành công nghiệp năng lượng, luyện kim, chế tạo máy, điện tử - tin học, hoá chất,
6


vật liệu xây dựng... và Công nghiệp nhẹ (B) gồm công nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng và công nghiệp thực phẩm.
+ Dựa vào tính chất tác động đối tượng lao động: Công nghiệp khai thác,
Công nghiệp chế biến.
+ Dựa vào trình độ trang bị kĩ thuật các ngành: Cơng nghiệp hiện đại, công
nghiệp truyền thống, tiểu thủ công nghiệp, thủ công gnhiệp.
+ Dựa vào quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất: Công nghiệp quốc doanh, Công
nghiệp hợp tác xã, tư nhân
+ Dựa vào cấp quản lí: Trung ương và địa phương
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp
Công nghiệp là ngành kinh tế cơ bản có vai trị to lớn đối với mọi lĩnh vực
hoạt động sản xuất, quốc phòng và đời sống của toàn xã hội. Việc phát triển và
phân bố công nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố như: Vị trí địa lí, điều kiện tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên là tiền đề vật chất không thể thiếu được, nhưng
quan trọng hàng đầu lại là các nhân tố kinh tế - xã hội.
1. Vị trí địa lí
Vị trí địa lí bao gồm vị trí tự nhiên (gần biển hay sâu trong đất liền), vị trí

kinh tế, chính trị (gần hay xa các trung tâm lớn, khu vực ổn định năng động hay
khu vực cịn nhiều khó khăn.), giao thông (các trục giao thông, các đầu mối cảng,
sân bay…). Vị trí địa lí tác động rất lớn tới việc lựa chọn địa điểm xây dựng xí
nghiệp cũng như phân bố các ngành cơng nghiệp và các hình thức tổ chức lãnh thổ
cơng nghiệp.
Vị trí địa lí có ảnh hưởng đến việc hình thành cơ cấu ngành cơng nghiệp và
xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trong điều kiện tăng cường mở rộng các mối
quan hệ kinh tế quốc tế và hội nhập vào đời sống kinh tế khu vực và thế giới. Ví dụ
như Việt Nam có vị trí giáp biển là điều kiện phát triển ngành cơng nghiệp đóng
tàu, khai thác - chế biến hải sản, … trong khi Lào khơng có những ngành này trong
việc phát triển cơng nghiệp.
Sự hình thành và phát triển của các xí nghiệp, các ngành cơng nghiệp phụ
thuộc rất nhiều vào vị trí địa lí. Có thể thấy rõ hầu hết các cơ sở công nghiệp ở các
quốc gia trên thế giới đều được bố trí ở những khu vực có vị trí thuận lợi như gần
các trục đường giao thơng huyết mạch, gần sân bay, bến cảng, gần nguồn nước,
khu vực tập trung đơng dân cư. Ví dụ khu cơng nghiệp Đông Phố Mới và Bắc
Duyên Hải của Lào Cai phân bố gần các tuyến giao thông quan trọng kết nối với
vùng, miền trong cả nước và với nước bạn Trung Quốc thông qua đường cao tốc
Nội Bài – Lào Cai, đường bộ và đường sắt xuyên Á, đường sắt Hà Nội – Lào Cai.
7


Vị trí địa lí thuận lợi hay khơng thuận lợi tác động mạnh tới việc tổ chức lãnh
thổ công nghiệp, bố trí khơng gian các khu vực tập trung cơng nghiệp. Vị trí địa lí
càng thuận lợi thì mức độ tập trung cơng nghiệp càng cao, các hình thức tổ chức
lãnh thổ công nghiệp càng đa dạng và phức tạp. Ngược lại, những khu vực có vị trí
địa lí kém thuận lợi sẽ gây trở ngại cho việc xây dựng và phát triển công nghiệp
cũng như việc kêu gọi vốn đầu tư ở trong và ngoài nước.
Thực tiễn chỉ ra rằng, sự thành công của các khu công nghiệp tập trung và khu
chế xuất trên thế giới thường gắn liền với sự thuận lợi về vị trí địa lí. Khu chế xuất

Cao Hùng (Đài Loan), một trong các khu chế xuất đạt được kết quả tốt nhất, có vị
trí địa lí lí tưởng, gần cả đường bộ, đường biển và đường hàng khơng. Nó nằm trên
cầu cảng Cao Hùng, cách sân bay quốc tế khoảng 20 phút đi bằng ô tơ và thơng ra
đường cao tốc. Hàng hố ra vào khu chế xuất rất thuận lợi và nhanh chóng, vừa đỡ
tốn thời gian, vừa giảm được chi phí vận tải.
Ở nước ta, hơn 100 địa điểm có thể xây dựng được các khu cơng nghiệp tập
trung thì có đến 40 nơi thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngồi nước do có
thuận lợi về vị trí địa lí. Ví dụ như Hà Nội là nơi tập trung nhiều ngành công
nghiệp và khu công nghiệp tập trung, sản xuất công nghiệp phát triển thứ 2 cả
nước sau thành phố Hồ Chí Minh do có nhiều lợi thế hơn về vị trí địa lí so với các
địa phương khác thuộc vùng Đồng bằng sơng Hồng: gần cảng Hải Phịng một
trong những cảng nước sâu có cơng suất bốc dỡ hàng hóa lớn, đầu mối giao thơng
vận tải lớn thứ 2 cả nước phát triển khá đầy đủ các loại hình vận tải và ngày càng
hiện đại (đường sắt thống nhất Bắc - Nam, đường sắt từ Hà Nội đi Lào Cai, Hải
Phòng, Lạng Sơn, Hạ Long…; đường bộ từ Hà Nội đi Lào Cai, Hải Phòng, Quảng
Ninh, Thái Nguyên… quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh… cảng hàng khơng Nội
Bài; giao thông đường thủy phát triển…
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là tiền đề vật chất không thể
thiếu được để phát triển và phân bố công nghiệp. Nó ảnh hưởng rõ rệt đến việc
hình thành và xác định cơ cấu ngành công nghiệp. Một số ngành công nghiệp như
khai khống, luyện kim, vật liệu xây dựng, cơng nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ
hải sản phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên. Số lượng, chất lượng, phân bố
và sự kết hợp của chúng trên lãnh thổ có ảnh hưởng rõ rệt đến tình hình phát triển
và phân bố của nhiều ngành cơng nghiệp.
a. Khống sản
Khống sản là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa hàng
đầu đối với việc phát triển và phân bố cơng nghiệp. Khống sản được coi là “bánh
mì” cho các ngành công nghiệp. Số lượng, chủng loại, trữ lượng, chất lượng
8



khoáng sản và sự kết hợp các loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối qui mô, cơ
cấu và tổ chức các xí nghiệp cơng nghiệp.
+ Trữ lượng và chất lượng khống sản chi phối đến quy mơ của sản xuất
cơng nghiệp.
+ Sự kết hợp các loại khống sản trên lãnh thổ chi phối cơ cấu sản xuất công
nghiệp.
+ Sự phân bố các loại khoáng sản và sự kết hợp chúng trên lãnh thổ chi phối
đến sự phân bố sản xuất cơng nghiệp (ví dụ: các nhà máy xi măng lớn thường được
xây dựng ở những nơi có nguồn đá vôi phong phú; các nhà máy luyện kim thường
được phân bố gần nơi có có mỏ quặng…).
Sự phân bố khống sản trên thế giới là khơng đồng đều. Có những nước giàu
tài nguyên khoáng sản như Hoa Kỳ, Canađa, Ôxtrâylia, LB Nga, Trung Quốc, Ấn
Độ, … Có những nước chỉ nổi tiếng với một vài loại khoáng sản như Chi Lê
(đồng); Cô oét, Arập Xêút, Irắc (dầu mỏ); Ghinê (bơxít)…. Nhiều nước Tây Âu và
Nhật Bản nghèo khống sản. Do nhu cầu phát triển công nghiệp mà nhiều nước
phải nhập khẩu khoáng sản, ở Nhật Bản, giá trị nhập khẩu khoáng sản chiếm 50%
tổng giá trị nhập khẩu. Ngược lại, ở nhiều nước khoáng sản chiếm tỷ trọng rất lớn
trong tổng giá trị xuất khẩu. Ví dụ như ở Inđơnêxia, khống sản xuất khẩu chiếm
gần 70% tổng kim ngạch xuất khẩu, là nước xuất khẩu đứng hàng thứ 3 thế giới về
thiếc, thứ 5 về niken và thứ 10 về dầu khí…
Nước ta có một số khống sản có giá trị như than, dầu khí, bơxit, thiếc, sắt,
apatit, vật liệu xây dựng. Đây là cơ sở quan trọng để phát triển cơng nghiệp. Tuy
nhiên, khống sản là tài ngun khơng thể tái tạo được. Do vậy cần phải có chiến
lược đúng đắn cho việc khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên khoáng
sản để đảm bảo sự phát triển bền vững.
b. Khí hậu và nguồn nước
Nguồn nước có ý nghĩa rất lớn đối với các ngành cơng nghiệp. Mức độ thuận
lợi hay khó khăn về nguồn cung cấp hoặc thoát nước là điều kiện quan trọng để

định vị các xí nghiệp cơng nghiệp. Nhiều ngành cơng nghiệp thường được phân bố
gần nguồn nước như công nghiệp luyện kim (đen và màu), công nghiệp dệt, công
nghiệp giấy, hố chất và chế biến thực phẩm… Những vùng có mạng lưới sơng
ngịi dày đặc, lại chảy trên những địa hình khác nhau tạo nên nhiều tiềm năng cho
cơng nghiệp thuỷ điện. Tuy nhiên, do sự phân bố không đồng đều của nguồn nước
theo thời gian và không gian đã gây nên tình trạng mất cân đối giữa nguồn cung
cấp và nhu cầu về nước để phát triển công nghiệp.

9


Khí hậu cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự phân bố cơng nghiệp. Đặc điểm
của khí hậu và thời tiết tác động không nhỏ đến hoạt động của các ngành cơng
nghiệp khai khống. Trong một số trường hợp, nó chi phối cả việc lựa chọn kỹ
thuật và công nghệ sản xuất. Chẳng hạn, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho
máy móc dễ bị hư hỏng. Điều đó địi hỏi lại phải nhiệt đới hố trang thiết bị sản
xuất. Ngồi ra, khí hậu đa dạng và phức tạp làm xuất hiện những tập đồn cây
trồng vật ni đặc thù. Đó là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp chế biến
lương thực - thực phẩm.
c. Các nhân tố tự nhiên khác có tác động tới sự phát triển và phân bố công
nghiệp như đất đai, tài nguyên sinh vật biển.
Địa hình, đất đai: về mặt tự nhiên, đất ít có giá trị đối với cơng nghiệp, đây
chỉ là nơi để xây dựng các xí nghiệp cơng nghiệp, các khu vực tập trung công
nghiệp. Quỹ đất dành cho công nghiệp và các điều kiện về địa chất công trình ít
nhiều có ảnh hưởng tới qui mơ hoạt động và vốn kiến thiết cơ bản.
Tài nguyên sinh vật và tài nguyên biển cũng có tác động tới sản xuất công
nghiệp. Rừng và hoạt động lâm nghiệp là cơ sở cung cấp vật liệu xây dựng (gỗ, tre,
nứa…), nguyên liệu cho các ngành công nghiệp giấy, chế biến gỗ và các ngành tiểu
thủ công nghiệp (tre, song, mây, giang, trúc…), dược liệu cho công nghiệp dược
phẩm. Sự phong phú của nguồn thuỷ, hải sản với nhiều loại động, thực vật dưới

nước có giá trị kinh tế là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp chế biến thuỷ hải
sản.
3. Các nhân tố kinh tế - xã hội
a. Dân cư và nguồn lao động
Dân cư và nguồn lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển và
phân bố cơng nghiệp, được xem xét dưới hai góc độ sản xuất và tiêu thụ. Lao động
dồi dào, chất lượng lao động cao, có tay nghề và truyền thống kinh nghiệm sản
xuất… ảnh hưởng sự phân bố và cơ cấu các ngành cơng nghiệp.
Nơi nào có nguồn lao động dồi dào thì ở đó có khả năng để phân bố và phát
triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt - may, giày - da, công
nghiệp thực phẩm. Những nơi có đội ngũ lao động kỹ thuật cao và đông đảo công
nhân lành nghề thường gắn với các ngành cơng nghiệp hiện đại, địi hỏi hàm lượng
cơng nghệ và chất xám cao trong sản phẩm như kỹ thuật điện, điện tử - tin học, cơ
khí chính xác…
Nguồn lao động với trình độ chun mơn kỹ thuật và khả năng tiếp thu khoa
học kỹ thuật mới là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành công nghệ cao và
nâng cao hiệu quả sản xuất trong các ngành cơng nghiệp khác. Ngồi ra, ở những
10


địa phương có truyền thống về tiểu thủ cơng nghiệp với sự hiện diện của nhiều
nghệ nhân thì sự phát triển ngành nghề này không chỉ thu hút lao động, mà còn tạo
ra nhiều sản phẩm độc đáo, mang bản sắc dân tộc, được ưa chuộng trên thị trường
trong và ngồi nước.
Quy mơ, cơ cấu và thu nhập của dân cư có ảnh hưởng lớn đến quy mơ và cơ
cấu của nhu cầu tiêu dùng. Đó cũng là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp.
Khi tập quán và nhu cầu tiêu dùng thay đổi sẽ làm biến đổi về quy mơ và hướng
chun mơn hố của các ngành và xí nghiệp cơng nghiệp. Từ đó dẫn đến sự mở
rộng hay thu hẹp của không gian công nghiệp cũng như cơ cấu ngành.
b. Tiến bộ khoa học - công nghệ

Tiến bộ khoa học - công nghệ không chỉ tạo ra những khả năng mới về sản
xuất, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành, làm tăng tỉ trọng của chúng trong
tổng thể tồn ngành cơng nghiệp, làm cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên và
phân bố các ngành cơng nghiệp trở nên hợp lý, có hiệu quả và kéo theo những thay
đổi về quy luật phân bố sản xuất, mà còn làm nảy sinh những nhu cầu mới, địi hỏi
xuất hiện một số ngành cơng nghiệp với công nghệ tiên tiến và mở ra triển vọng
phát triển của công nghiệp trong tương lai.
Tiến bộ khoa học - kĩ thuật cho phép khai thác những loại tài nguyên ở những
nơi khó khăn, trước đây chưa khai thác được. Ví dụ: Phương pháp khí hố than
ngay trong lịng đất cho phép khai thác những mỏ than ở sâu trong lòng đất mà
trước đây chưa hề khai thác được; những tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu cho phép
khoan lấy nước ngầm ở các hoang mạc để phục vụ sản xuất công nghiệp…
Tiến bộ khoa học kĩ thuật cho phép sử dụng rộng rãi nhiều loại tài nguyên
trước đây đang cịn được sử dụng ít. Ví dụ, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành
cơng nghiệp có cơng nghệ cao làm tăng nhanh chóng việc sử dụng đất hiếm…
Tiến bộ khoa học kĩ thuật tạo ra các quy trình cơng nghệ mới, từ đó làm thay
đổi quy luật phân bố các xí nghiệp cơng nghiệp. Ví dụ: Nhờ phương pháp điện
luyện hay lị thổi ơxi mà các xí nghiệp luyện kim không cần phải phân bố gắn với
mỏ than và quặng sắt như trước đây.
c. Thị trường
Thị trường (bao gồm thị trường trong nước và quốc tế) đóng vai trị như chiếc
đòn bẩy đối với sự phát triển, phân bố và cả sự thay đổi cơ cấu ngành cơng nghiệp.
Nó có tác động mạnh mẽ tới việc lựa chọn vị trí xí nghiệp, hướng chun mơn hố
sản xuất. Sự phát triển công nghiệp ở bất kỳ quốc gia nào cũng đều nhằm thoả mãn
nhu cầu trong nước và hội nhập với thị trường thế giới. Trong điều kiện của nền
kinh tế thị trường, sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường trong nước và quốc tế
11


giữa các sản phẩm đòi hỏi các nhà sản xuất phải có chiến lược thị trường. Đó là

việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, đổi mới công
nghệ và cả thay đổi cơ cấu sản phẩm.
d. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công nghiệp
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cơng nghiệp có ý nghĩa
nhất định đối với sự phân bố công nghiệp, là tiền đề thuận lợi hoặc cản trở sự phát
triển công nghiệp. Số lượng và chất lượng của cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải,
thông tin liên lạc, cung cấp điện, nước…) góp phần đảm bảo các mối liên hệ sản
xuất, kinh tế, kỹ thuật giữa vùng nguyên liệu với nơi sản xuất, giữa các nơi sản
xuất với nhau và giữa nơi sản xuất với địa bàn tiêu thụ sản phẩm.
Đây cũng là tiền đề cho sự hình thành các khu cơng nghiệp tập trung và khu
chế xuất trong q trình trình cơng nghiệp hố ở các nước đang phát triển.
e. Đường lối phát triển công nghiệp
Đường lối phát triển công nghiệp ở mỗi quốc gia qua các thời kỳ lịch sử có
ảnh hưởng to lớn và lâu dài tới sự phát triển và phân bố công nghiệp, tới định
hướng đầu tư và xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp. Ở nước ta, Đại hội Đảng lần
thứ IV (1976) chủ trương ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí…
Sau đó Đại hội VII (1991) đã xác định rõ phải đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp
hố và hiện đại hố đất nước… Phù hợp với xu thế mở cửa và hội nhập, chúng ta
đã xây dựng các ngành công nghiệp mũi nhọn dựa vào lợi thế so sánh như cơng
nghiệp năng lượng (dầu khí, điện năng), công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản
(dựa trên thế mạnh về nguyên liệu), công nghiệp nhẹ gia công xuất khẩu sử dụng
nhiều lao động, công nghiệp cơ khí, điện tử, cơng nghệ thơng tin và một số ngành
sản xuất nguyên liệu cơ bản... Cơ cấu công nghiệp theo ngành và theo lãnh thổ đã
có những chuyển biến rõ rệt theo hướng cơng nghiệp hố và hiện đại hố.
III. Q trình cơng nghiệp hóa và các hình thức sản xuất trong cơng
nghiệp.
1. Q trình cơng nghiệp hóa.
a. Khái niệm
Cơng nghiệp hóa (CNH) là q trình chuyển đổi nền kinh tế chủ yếu dựa
trên cơ sở nông nghiệp sang nền kinh tế dựa vào sản xuất công nghiệp để đạt tốc

độ tăng trưởng nhanh, đảm bảo sự ổn định về kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết
việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Nội dung chủ yếu của q trình cơng nghiệp hóa: 3 nội dung

12


+ Là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
sang công nghiệp, đây là đặc điểm có tính chất bao trùm đặc trưng của q trình
cơng nghiệp hóa, chuyển dịch hợp lí sẽ tạo đà cho tăng trưởng kinh tế.
+ Cơng nghiệp hóa là kiểu kinh tế cơng nghiệp có năng suất cao, tăng trưởng
nhanh nhờ áp dụng công nghệ sản xuất mới dựa trên khoa học kĩ thuật tiên tiến.
Các nước khác nhau tiến hành cơng nghiệp hóa với tốc độ khác nhau và bằng
những con đường khác nhau tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của từng nước: phát triển cơng nghiệp hóa bằng con đường phát triển công
nghệ dựa trên cơ sở nghiên cứu cơ bản; sử dụng công nghệ nhập từ nước ngồi; tự
lực về cơng nghệ, coi trọng nghiên cứu cơ bản kết hợp với việc nhập công nghệ.
+ Công nghiệp hóa đặt trong bối cảnh chung nền kinh tế, gắn việc phát triển
kinh tế với giải quyết vấn đề xã hội để đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, thúc đẩy
sự phát triển kinh tế.
b. Lịch sử q trình cơng nghiệp hóa trên thế giới
Cơng nghiệp hóa xuất hiện từ giữa thế kỉ 18 đến 1820, sau đó lan rộng và
cách mạng trong Giao thông vận tải giai đoạn 1820 - 1870
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần 2: 1870 – 1913
- Giai đoạn 1913 – 1950: Khủng hoảng
- Giai đoạn từ 1950 đến nay: cách mạng công nghiệp lần 3
c. Q trình cơng nghiệp hóa ở các nước phát triển và đang phát triển
d. Q trình cơng nghiệp hóa ở Việt Nam
Nước ta tiến hành CNH những năm 60 ở miền Bắc, sau năm 1975 ở miền
Nam tuy nhiên đường lối giai đoạn này không thúc đẩy tốc độ phát triển nền kinh
tế, đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Vì các ngành cơng nghiệp nặng làm

nịng cốt địi hỏi vốn đầu tư lớn, trình độ khoa học cơng nghệ cao, trong điều kiện
nước nền kinh tế cịn nghèo, chiến tranh tàn phá, thiếu kinh nghiệm và trình độ
khoa học kĩ thuật cịn hạn chế. Cơng nghiệp chiếm tỉ trọng thấp trong GDP 11,2%,
Nông nghiệp 71,5%, Dịch vụ 17,3% (1979)
Những năm 80 - 90 nước ta vẫn còn trong giai đoạn đầu của thời kì CNH
với trình độ công nghiệp lạc hậu so với thế giới và khu vực. Công nghiệp chiếm tỉ
trọng thấp trong GDP 22,7% (1993); trình độ cơng nghệ cịn thấp, các thiết bị hiện
đại ít chiếm 10% cịn lại 90% lao động thủ cơng; công nghiệp chiếm 50% giá trị
xuất khẩu nhưng chủ yếu là là nguyên liệu khoáng sản chiếm 2/3.
Cuối thập niên 80 thế kỉ 20, CNH có chuyển biến tích cực đề phù hợp với thị
trường thế giới và khu vực, đường lối CNH - HĐH thông qua mục tiêu nhằm tạo
sự tăng trưởng cao, nâng cao năng suất lao động làm thay đổi bộ mặt kinh tế đất
13


nước. Tăng trưởng GDP cao 7,08% (2018) và tăng trưởng cơng nghiệp đạt 8,85%
đóng góp 48,6% GDP.
+ Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động, đẩy
mạnh xuất khẩu thu hồi vốn nhanh, lợi nhuận cao (dệt may, da giày, sản xuất hàng
tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm)
+ Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm phục vụ
xuất khẩu.
+ Phát triển có chọn lọc một số ngành cơng nghiệp chủ chốt có vai trị thúc
đẩy và đảm bảo nền kinh tế phát triền bền vững, phát triển các ngành lắp ráp, dịch
vụ sửa chữa điện tử, cơ khí tiến tới chế tạo linh kiện. Phát triển xí nghiệp vừa và
nhỏ để tận dụng nhân cơng và tích lũy vốn dần đi đến tập trung vốn, tăng khả năng
canh tranh trên thị trường.
- So sánh q trình cơng nghiệp hóa trước và sau đổi mới
Trước đổi mới


Sau đổi mới

Cơng nghiệp hóa thiên về phát + Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nhẹ
triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, đẩy mạnh xuất khẩu thu
nặng
hồi vốn nhanh, lợi nhuận cao (dệt may, da giày,
sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm)
+ Phát triển có chọn lọc một số ngành cơng
nghiệp chủ chốt có vai trị thúc đẩy và đảm bảo
nền kinh tế phát triền bền vững
Công nghiệp chiếm tỉ trọng Công nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong GDP
thấp trong GDP 11,2%, Nông 39,7%, Nông nghiệp 22,1%, Dịch vụ 38,2%
nghiệp 71,5%, Dịch vụ 17,3% (2008)
(1979)
Trình độ cơng nghệ và mức độ Trình độ cơng nghệ và mức độ cơ khí cao.
cơ khí thấp
-> Năng suất lao động tăng, đời sống người dân
-> Tốc độ tăng trưởng kinh tế được nâng cao, bộ mặt kinh tế, cơ sở hạ tầng – cơ
chậm, đời sống nhân dân còn sở vật chất kĩ thuật chuyển biến tích cực.
khó khăn
2. Các hình thức tổ chức sản xuất trong công nghiệp
Sản xuất công nghiệp khơng chỉ địi hỏi trình độ kĩ thuật cao mà cần có các
hình thức tổ chức sản xuất khoa học và ln được hồn thiện, hình thức chủ yếu
sau: tập trung hóa, liên hợp hóa, chun mơn hóa, hợp tác hóa.
14


a. Tập trung hóa (TTH)
Là q trình tập trung các xí nghiệp nhỏ cùng sản xuất một sản phẩm thành
những xí nghiệp có quy mơ sản xuất lớn hơn bằng cách tập trung máy móc thiết bị,

vốn, kỹ thuật, sức lao động.
Là hình thức tổ chức sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao, nó cho phép tận
dụng được hiệu suất của máy móc, thiết bị, vốn đầu tư, nhân công, kĩ thuật để tăng
năng suất lao động tạo điều kiện để liên hợp hóa, chun mơn hóa, hợp tác hóa hạ
giá thành sản phẩm; tiết kiệm nguồn nguyên, nhiên, liệu, nước… tuy nhiên tập
trung sản xuất công nghiệp quá mức làm cho tiêu hao nhanh nguồn tài nguyên
thiên nhiên gần đó, địi hỏi kĩ thuật cao, cơng nhân lành nghề, khó lựa chọn địa
điểm, phải tăng cường và thay đổi phương thức vận tải, hình thành khu dân cư lớn,
thành phố khổng lồ, đầu tư lớn, nảy sinh vấn đề mơi trường và quốc phịng an
ninh.
b. Liên hợp hóa (LHH)
Là hình thức kết hợp của một số xí nghiệp công nghiệp, sản xuất những sản
phẩm nhiều khi rất khác nhau nhưng có liên quan với nhau về mặt quy trình cơng
nghệ thành một xí nghiệp lớn hơn nhằm giảm bớt các khâu kinh doanh, tận dụng
nguyên liệu và vật liệu phế thải…
Hình thức này phát triển mạnh trong ngành luyện kim, hóa dầu, chế biến gỗ,
dệt… với lợi thế giảm chi phí đầu tư xây dựng nhà máy, tạo khả năng sử dụng tổng
hợp nguyên nhiên liệu, tận dụng phế thải, giảm phí vận chuyển, hao phí nhân cơng
lao động, rút ngắn q trình sản xuất tăng năng suất giảm giá thành sản phẩm. Để
thực hiện tốt hình thức này cần tập trung lớn trong công nghiệp với quy mô lớn,
nguyên nhiên liệu, sản phẩm, phế liệu trên diện tích rộng.
Việt Nam có xí nghiệp liên hiệp: Gang thép Thái Nguyên, dệt Nam Định,
hóa dầu Dung Quất.
c. Chuyên mơn hóa (CMH)
Là hình thức phân cơng lao động giữa các xí nghiệp cơng nghiệp, q trình
sản xuất ra một sản phẩm hồn chỉnh được phân ra thành nhiều cơng đoạn riêng lẻ,
giao cho những xí nghiệp có nhiều năng lực nhất đảm nhận. Mỗi xí nghiệp chỉ sản
xuất một bộ phận của sản phẩm được giao nhằm mục đích nâng cao, năng suất lao
động và sản lượng.
Hình thức này thấy rõ trong cơng nghiệp cơ khí với sự chun mơn hóa các

chi tiết máy và hợp tác hóa trong lắp ráp máy.
d. Hợp tác hóa (HTH)
15


Là hình thức kết hợp giữa các xí nghiệp chun mơn hóa để cùng tạo ra một
loại sản phẩm hồn chỉnh nhất định. Ví dụ xí nghiệp sản xuất động cơ ddiezeen
hợp tác với xí nghiệp máy kéo, xí nghiệp sản xuất săm lốp…
CMH và HTH ảnh hưởng phân bố sản xuất, hình thành những liên hiệp xí
nghiệp gồm xí nghiệp chủ chốt và xí nghiệp phụ trợ… do vậy phân bố cơng nghiệp
cần có dự án có khả năng hợp tác hóa trong sản xuất, với nền kinh tế mở hiện nay
thì CMH và HTH mở rộng thành liên doanh đa quốc gia.
Bốn hình thức tổ chức sản xuất cơng nghiệp có liên quan với nhau và tạo ra
nét đặc trưng trong tổ chức sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ tạo thành KCN,
KCX, liên hiệp xí nghiệp…
`

IV. Cách mạng khoa học kỹ thuật trong công nghiệp

Từ những năm 1950 trở lại đây, cách mạng khoa học - kỹ thuật trong công
nghiệp đã phát triển ở quy mô to lớn, toàn diện và ngày càng sâu sắc hơn, đã ảnh
hưởng lớn đến sản xuất công nghiệp.
1. Tác động của khoa học - kỹ thuật trong công nghiệp
1.1. Làm biến đổi cơ cấu ngành công nghiệp
- Làm biến đổi mối tương quan giữa ngành công nghiệp khai thác và công
nghiệp chế biến. Từ những năm 1970 trở lại đây, tỷ trọng của ngành công nghiệp
khai thác ngày càng giảm, trong khi đó ngành cơng nghiệp chế biến lại có tỷ trọng
ngày càng tăng trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp.
- Làm biến đổi chung toàn bộ cơ cấu ngành công nghiệp.Sự phát triển của
các ngành công nghiệp nguyên tử, cơng nghiệp hóa dầu vào những năm 1950, cơng

nghiệp điển tử vào năm 1960, công nghiệp vũ trụ những năm 1970, rồi cơng
nghiệp máy tính điện tử, kỹ thuật vi điện tử, công nghiệp vi vật liệu mới, công
nghiệp sinh học…từ những năm 1980 đến nay đã làm thay đổi sâu sắc cơ cấu tồn
ngành cơng nghiệp thế giới cũng như ở nhiều nước phát triển.
- Làm biến đổi nhiều cơ cấu từng ngành công nghiệp, thể hiện rõ nhất là
trong cơ cấu cơng nghiệp cơ khí chế tạo máy móc. Đó là sự phát triển khơng
ngừng của các ngành cơ khí chế tạo các loại máy móc ngày càng “thơng minh
hơn”, góp phần hiện đại hóa, tự động hóa nhiều ngành kinh tế.
1.2. Làm biến đổi sự phân bố các lãnh thổ công nghiệp
Ngày nay đã xuất hiện một số khái niệm mới như : khu chế xuất, hành lang
công nghiệp, khu công nghiệp kỹ thuật cao, khu công nghiệp tập chung… Sự ra
đời và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp theo lãnh thể nói trên
đã làm thay đổi phân bố cơng nghiệp khơng chỉ ở các nước công nghiệp phát triển
16


mà còn cả ở các nước đang phát triển. Nhiều nước đang phát triển bắt đầu hình
thành các trung tâm công nghiệp kỹ thuật cao, đặc khu kinh tế, các vành đai công
nghiệp mới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội đất nước.
1.3. Tạo nên các mối liên hệ ngày càng chặt chẽ giữa các xí nghiệp cơng
nghiệp
Khoa học – kỹ thuật (KHKT) hiện đại ngày càng phát triển theo chiều sâu và
được áp dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp tạo nên sự CMH cao trong sản
xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm cơng nghiệp.
Song cũng chính sự phát triển của các xí nghiệp cơng nghiệp CMH địi hỏi sự lien
kết giữa chúng để cùng tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh và sử dụng tổng hợp
nghuồn nguyên liệu. Nhờ vậy mà sản phẩm mới tăng nhiều về số lượng, đa dạng
về chủng loại và chất lượng được nâng cao.
Như vậy, quá trình áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất cơng nghiệp đã tạo
điều kiện cho việc hình thành và phát triển liên hiệp các xí nghiệp, cơng nghiệp

cùng sự hợp tác của chúng, tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa các xí nghiệp cơng
nghiệp trong sản xuất.
1.4. Mối quan hệ giữa công nghiệp với môi trường
Mối quan hệ giữa công nghiệp với môi trường thể hiện rất rõ ở 2 khía cạnh
sau đây:
Cách mạng KHKT trong công nghiệp đã tác động mạnh đến môi trường, chủ
yếu là qua tăng năng suất. Sự tác động nãy đã cho phép tăng khối lượng sản phẩm
công nghiệp, cũng tức là tăng nhu cầu tiêu dung các loại tài nguyên thiên nhiên
trong sản xuất công nghiệp. Kết quả là hoạt động công nghiệp ngày càng tạo nên
sực ép rất lớn đối với tài nguyên, môi trường tự nhiên.
Cách mạng KHKT trong cơng nghiệp cũng đem lại những ảnh hưởng tích cự
đối với mơi trường. Các ảnh hưởng đó thể hiện qua các cơ chế sau đây:
+ Cách mạng KHKT trong cơng nghiệp đã tạo ra các q trình thay thế cơng
nghệ, người ta có thể nâng cao hiệu quả sản xuất và sử dụng sản phẩm. Như vậy sự
phát triển công nghiệp tạo ra nhiều khả năng mới về việc giải quyết nạn khan hiếm
cản kiệt tài nguyên.
+ Nhờ sự thay đổi cơng nghệ trong q trình phát triển cơng nghiệp, người
ta có thể giảm bớt được nhờ cường độ sử dụng tài nguyên thiên nhiên và tác động
đến môi trường của xã hội công nghiệp mộ cách đáng kể. Chẳng hạn như sự ra đời
và nghiên cứu phát triển nhiều vật liệu mới, công nghệ “sạch” đã tiết kiệm được
nhiều chi phí năng lượng, tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất.
17


2. Nội dung của cách mạng KHKT trong công nghiệp: tập chung vào 4
nội dung sau: điện khí hóa, cơ khí hóa, tự động hóa, hóa học hóa.
3. Các định hướng lớn để phát triển KHKT trong cơng nghiệp
Có 5 định hướng lớn về việc phát triển KHKT trong công nghiệp:
- Đinh hướng về cơng cụ lao động: đây cính là sự tiếp tục trình độ cơ giới
hóa cao hơn để tiến tới tự động hóa, áp dụng ngày càng nhiều hệ thống máy tính

điện tử cà người máy vào các lĩnh vực sản xuất và đời sống. Ngày nay để đánh giá
trịnh độ tự động hóa của mỗi quốc gia, người ta dùng chỉ tiêu số lượng người máy
sử dụng trên đầu người.
- Định hướng về năng lượng: nghiên cứu bổ sung nguông năng lượng cổ
truyền bằng năng lượng nguyên tử, năng lượng địa nhiệt, năng lượng mặt trời,
năng lượng thủy triều, sức gió và các nguồn năng lượng khác…
- Định hướng về nguyên vật kiệu: Đó là sự xuất hiện ngành hóa chất tổng
hợp tạo ra sự chuyển biến từ việc sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên là chủ yếu sang
sử dụng nguyên liệu nhân tạo mang tính đa dạng là chủ yếu (chất dẻo, hợp kim
mới …)
- Định hướng về phương pháp công nghệ: Xây dụng các cơng nghiệp mới ít
sử dụng ngun liệu, năng lượng, nhất là cơng nghệ sách (ít ảnh hưởng đến mơi
trường) để ngày càng tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao.
- Cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp mới: ngành điện tử, tin học,
công nghệ sinh học là những ngành công nghệ mỗi nhọn đầy triển vọng và mang
lại hiệu quả cao.
V. Địa lí các ngành cơng nghiệp
1. Cơng nghiệp năng lượng
1.1. Vai trị
Cơng nghiệp năng lượng gồm khai thác nhiên liệu (than, dầu mỏ, khí đốt...)
và sản xuất điện năng.
Công nghiệp năng lượng là một trong những ngành kinh tế quan trọng và cơ
bản của một quốc gia. Nền sản xuất hiện đại chỉ có thể phát triển nhờ sự tồn tại của
ngành năng lượng.
Là động lực cho các ngành kinh tế, công nghiệp năng lượng được coi như bộ
phận quan trọng nhất trong hệ thống cơ sở hạ tầng sản xuất. Việc phát triển ngành
công nghiệp này kéo theo hàng loạt các ngành công nghiệp khác như cơng nghiệp
cơ khí, cơng nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, luyện kim màu, chế biến kim loại,
chế biến thực phẩm, hố chất, dệt... Vì thế, cơng nghiệp năng lượng có khả năng
tạo vùng rất lớn nếu như nó nằm ở vị trí địa lí thuận lợi.

18


Chỉ số tiêu dùng năng lượng bình quân theo đầu người, được coi là một tiêu
chí đánh giá trình độ phát triển kinh tế, kỹ thuật và văn hoá của một quốc gia.
Bảng 1. Tiêu dùng năng lượng bình quân theo đầu người năm 2000
(kg dầu qui đổi /người)
Cao nhất
TT

Tên nước

Thấp nhất
kg/ người

Tên nước

kg/ người

1

Côoét

8.936

1

Bănglađet

197


2

Xingapo

8.661

2

Yêmen

208

3

Hoa Kỳ

8.076

3

Haiti

237

4

Canađa

7.930


4

Êtiôpia

287

5

Phần Lan

6.435

5

Mianma

296

6

Thuỵ Điển

5.869

6

CHDC Công gô

311


7

Bỉ

5.611

7

Xênêgan

315

8

NaUy

5.501

8

Nêpan

321

9

Oxtrâylia

5.484


9

Marốc

340

10

Hà Lan

4.800

10

Bênanh

377

Nguồn: Human Development Report 2003

Hình II.1. Tiêu dùng năng lượng bình qn đầu người trên thế giới phân theo
nhóm nước có mức thu nhập khác nhau trong thời kì 1980- 2000 (kg dầu qui đổi
/người)
19


Trong nhiều thế kỉ qua, mức tiêu dùng than, dầu mỏ, khí đốt của nhân loại
tăng lên nhanh chóng. Từ năm 1990 đến nay, cứ mỗi năm bình quân một người tiêu
thụ khoảng 1,6 tấn dầu quy đổi, tức là gấp khoảng 25 lần trọng lượng của bản thân.

Mức tiêu dùng năng lượng bình qn theo đầu người trong vịng 20 năm qua
tăng lên rõ rệt trên phạm vi toàn thế giới, song có sự khác biệt khá lớn giữa các
quốc gia. Các nước kinh tế phát triển ở châu Âu, Bắc Mỹ và những nước có thu
nhập cao có mức tiêu dùng năng lượng bình quân theo đầu người lớn nhất; trong
khi đó những nước nghèo ở châu Phi và Nam Á có mức tiêu dùng thấp nhất. Sự
chênh lệch giữa nước có mức tiêu dùng năng lượng cao nhất và thấp nhất lên tới 45
lần. Chỉ số này ở Việt Nam là 521 kg/người.
1.2. Cơ cấu sử dụng năng lượng
Công nghiệp năng lượng hiện đại là một hệ thống phức tạp bao gồm nhiều
ngành, cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất và đời sống. Trong thời đại cách mạng
khoa học kỹ thuật, sự phát triển của ngành cơng nghiệp này có ảnh hưởng rất lớn
đến trình độ, cơ cấu và sự phân bố của nền kinh tế.
Tài nguyên năng lượng của thế giới rất phong phú và đa dạng. Ngoài nguồn
năng lượng truyền thống như củi, gỗ, than, dầu mỏ, khí đốt, đá cháy, con người đã
phát hiện và đưa vào sử dụng các nguồn năng lượng mới, có hiệu quả cao như
năng lượng thuỷ triều, năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời, địa nhiệt, năng
lượng gió và năng lượng sinh khối... Những tác động về mặt môi trường sinh thái
cũng những tiến bộ về khoa học công nghệ đã làm tăng việc sử dụng các nguồn
năng lượng mới. Trên cơ sở đó, cơ cấu sử dụng năng lượng của thế giới đã có
nhiều thay đổi theo thời gian.
Bảng 2. Cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới giai đoạn 1860 - 2020 (%)
Nguồn năng
lượng

1860 1880 1900 1920 1940 1960 1980 2000 2020

NL truyền thống

80


53

38

25

14

11

8

5

2

Than đá

18

44

58

68

57

37


22

20

16

Dầu mỏ, khí đốt

2

3

4

7

26

44

58

54

44

NL nguyên tử và
thuỷ điện

0


0

0

0

3

8

9

14

22

Các
mới

0

0

0

0

0


0

3

7

16

100

100

100

100

100

100

100

100

100

nguồn

Tổng cộng


NL

20


Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam - 7/ 1/ 2000

Hình 2. Cơ cấu sử dụng năng lượng của thế giới
- Năng lượng truyền thống (củi, gỗ) là nguồn năng lượng đã được con người
sử dụng từ thời xa xưa với xu hướng tỷ trọng ngày càng giảm nhanh chóng, từ 80%
năm 1860 xuống 25% năm 1920 và sau 1 thế kỉ nữa thì vai trị của nó hầu như
khơng đáng kể (2%). Đây là xu hướng tiến bộ vì củi, gỗ thuộc loại tài nguyên có
thể phục hồi được nhưng rất chậm. Nếu con người tiếp tục đốt củi thì chẳng bao
lâu Trái Đất sẽ hết màu xanh, đất đai sẽ bị xói mịn mạnh, khí hậu sẽ nóng lên, ảnh
hưởng xấu đến môi trường sống của nhân loại.
- Than đá là nguồn năng lượng hố thạch, có thể phục hồi nhưng rất chậm.
Than được khai thác từ rất sớm, vẫn tiếp tục được sử dụng rộng rãi trong sản xuất
và đời sống. Tỷ trọng của than trong cơ cấu sử dụng năng lượng tăng nhanh vào
những năm cuối thế kỉ XIX (44% năm 1880 lên 58% năm 1900), đạt cực đại vào
đầu thế kỉ XX (68% năm 1920) gắn liền với những thay đổi về quy trình của công
nghiệp luyện kim (thay thế than củi bằng than cốc), sự ra đời của máy hơi nước và
việc sử dụng làm ngun liệu trong cơng nghiệp hố học. Từ nửa sau thế kỉ XX, tỷ
trọng của than trong cơ cấu năng lượng bắt đầu giảm nhanh một phần do việc khai
thác và sử dụng than gây suy thối và ơ nhiễm mơi trường (đất, nước, khơng khí),
trữ lượng Than giảm song quan trọng hơn vì đã có nguồn năng lượng khác hiệu
quả hơn thay thế.
- Dầu mỏ, khí đốt là nguồn
năng lượng mới, chỉ thực sự được

21



sử dụng nhiều vào nửa sau thế kỉ XX, từ 2% năm 1860 lên 4% năm 1900, 26%
năm 1940 và 44% năm 1960 rồi đạt cực đại vào thập kỉ 80 gắn liền với sự phát
triển của ngành giao thông, cơng nghiệp hố chất, đặc biệt là hố dầu. Bước sang
đầu thế kỉ XXI, vai trò của dầu mỏ bắt đầu giảm do có nhiều nguyên nhân: xung
đột và khủng hoảng về dầu lửa giữa các nước sản xuất và các nước tiêu thụ dầu, ô
nhiễm môi trường do khai thác, sử dụng và vận chuyển dầu gây ra (nước, khơng
khí, biển...), mức khai thác q lớn dẫn tới sự cạn kiệt nguồn năng lượng này (dự
báo với nhịp độ khai thác như hiện nay, chỉ đến năm 2030 là cạn kiệt) và quan
trọng hơn là do đã tìm được các nguồn năng lượng mới thay thế.

Nhà máy điện nguyên tử
- Năng lượng nguyên tử, thuỷ điện được sử dụng từ những năm 40 của thế kỉ
XX, tăng chậm và giữ ở mức 10 - 14% tổng năng lượng sử dụng của tồn thế giới.
Dự báo tỷ trọng của nó sẽ đạt 22% ở thập niên 20 của thế kỉ XXI và có xu hướng
giảm dần từ nửa sau thế kỉ XXI vì nhiều lý do.
Năng lượng hạt nhân có nhiều lợi thế, cho hiệu suất cao, tạo ra nguồn điện
độc lập với các nguồn nhiên liệu than, dầu, khí đốt, ít phụ thuộc vào vị trí địa lí.
Song độ khơng an tồn và rủi ro là khá lớn. Đó là việc vận hành địi hỏi điều kiện
chun mơn ngặt nghèo, u cầu đội ngũ chun gia có trình độ chuyên môn cao
cũng như sự nan giải trong việc xử lý sự cố và chất thải.
Thuỷ điện là nguồn năng lượng tái tạo với khả năng rất lớn. Song việc xây
dựng nhà máy đòi hỏi vốn đầu tư nhiều, thời gian xây dựng và khả năng thu hồi
vốn lâu. Đó là chưa kể việc phải di dân rất tốn kém và những thay đổi về mơi
trường sinh thái có thể xảy ra do hình thành các hồ chứa nước lớn.
- Các nguồn năng lượng mới đều là các nguồn năng lượng sạch, có thể tái tạo
như khí sinh học, gió, địa nhiệt, mặt trời, thuỷ triều... Tuy mới được sử dụng từ
những năm cuối của thế kỉ XX, nhưng đây sẽ là nguồn năng lượng tiềm tàng của
nhân loại. Do sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo, các

nguồn năng lượng mới sẽ trở thành nguồn năng lượng cơ bản ở cả các nước phát
triển và đang phát triển từ nửa sau của thế kỉ XXI.
+ Năng lượng sinh khối là khí sinh vật được tạo ra từ việc lên men các phế
thải hữu cơ nông nghiệp và sinh hoạt, nhằm một mặt đảm bảo nhu cầu đun nấu,
thắp sáng cho cư dân nông nghiệp và mặt khác, góp phần bảo vệ mơi trường nơng
thơn.

22


×