Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

1 vậy nên tôi quyết định chọn đề tài “ quy luật tác động của gen đối với sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 25 trang )

MÃ CHUYÊN ĐỀ: SI_01
XÁC ĐỊNH QUY LUẬT
TÁC ĐỘNG CỦA GEN ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH TÍNH TRẠNG
(Quy luật tác động của gen đối với sự hình thành một tính trạng)
Người viết: …
Đơn vị cơng tác: ….
A. PHẦN MỞ ĐẦU.
1.Lí do chọn đề tài.
Tính quy luật của hiện tượng di truyền là một mảng kiến thức khó, trong đó
tác động của gen đối với sự hình thành một tính trạng là nền tảng của các bài tập
xác định quy luật tác động của gen đối với sự hình thành tính trạng đã, đang và tiếp
tục có mặt với một tỉ lệ không nhỏ trong đề thi THPTQG, đề thi học sinh giỏi Quốc
Gia hàng năm.
Hiện nay có rất nhiều tài liệu viết về tính quy luật của hiện tượng di truyền.
Tuy nhiên, hầu hết các tài liệu viết rời rạc, tách bạch nhau chưa đưa ra kiến thức
một cách tổng quát hay chỉ chú trọng vào một phần nào đó trong mảng kiến thức
lớn. Nhằm mục đích giúp các em học sinh có kiến thức chuyên sâu hơn về phần
này, qua đó các em có nền tảng tốt để theo học ôn thi THPT Quốc gia, ôn thi học
sinh giỏi Quốc Gia.
Vậy nên tôi quyết định chọn đề tài “Quy luật tác động của gen đối với sự
hình thành một tính trạng”
2.Mục đích của đề tài.
Chuyên đề “Quy luật tác động của gen đối với sự hình thành một tính
trạng”, được xây dựng nên nhằm mục đích giúp các em học sinh có tài liệu đọc và
ơn tập kiến thức chun sâu hơn về phần này, qua đó các em có nền tảng tốt để
theo học ôn thi THPT Quốc gia và ôn thi học sinh giỏi các cấp và giúp nâng cao
khả năng tự học của mỗi học sinh.

1



B. PHẦN NỘI DUNG.
I.Lí thuyết tổng quát.
1.Mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
Mối quan hệ giữa gen và tính trạng rất phức tạp và bị nhiều yếu tố chi phối.
Ta có thể thấy mối quan hệ này qua sơ đồ sau:
Gen (AND) -> mARN -> Polipeptit -> Protein -> Tính trạng
Gen là một trình tự nucleotit cụ thể quy định trình tự các axit amin trên
chuỗi polipeptit. Từng chuỗi polipeptit riêng biệt hoặc kết hợp với nhau tạo nên
một phân tử protein. Các protein quy định các đặc điểm của tế bào, tế bào lại quy
định đặc điểm của mơ và sau đó là cơ quan. Các cơ quan lại quy định đặc điểm
hình thái, sinh lí của cơ thể. Sự thể hiện của gen qua nhiều bước như vậy nên có
thể bị nhiều yếu tố mơi trường bên trong cũng như bên ngoài cơ thể chi phối.
2.Cơ sở phân tử của tính trội – lặn.
a. Cơ sở phân tử của tính trạng lặn.
Một alen đột biến nào đó được coi là lặn khi các thể dị hợp tử về alen đột
biến có kiểu hình bình thường giống như kiểu hình của cá thể có kiểu gen đồng
hợp trội. Nói một cách khác, trong trường hợp cơ thể chỉ cần một alen cũng tạo ra
sản phẩm để duy trì một chức năng sinh học thì gen đó khi bị đột biến thường tạo
ra các alen lặn.
b. Cơ sở phân tử của tính trội.
*Các alen đột biến tạo ra sản phẩm có hại: nếu sản phẩm của alen đột biến
trực tiếp hoặc gián tiếp gây hại làm cho kiểu hình của alen đột biến được biểu hiện
ngay cả khi cơ thể chỉ có một alen đột biến thì alen đó được xem là alen trội.
*Sự thiếu hụt sản phẩm của gen ở các cơ thể dị hợp tử ( thiếu hụt đơn bội):
- Một loại bệnh di truyền trội quan trọng khác phát sinh do các enzim bị đột
biến làm cho hoạt tính của nó chỉ bằng một nửa của enzim bình thường nên khơng
đủ để tạo ra một kiểu hình bình thường. Hiện tượng này được gọi là thiếu hụt đơn
2



bội.
- Nhiều con đường chuyển hóa thường có bước hạn chế tốc độ, tại đó enzim
xúc tác cho phản ứng hoạt động ở mức độ cực đại hoặc gần cực đại đối với những
cơ thể có 2 alen bình thường. Nếu alen đột biến không tạo ra sản phẩm (một enzim
nào đó), thì gen cịn lại khơng thể tạo ra đủ enzim để chuyển hóa cơ chất ngay cả
khi nồng độ cơ chất đã tăng cao.
- Ngoài ra, những đột biến ở các gen mã hóa cho các protein cấu trúc và một
số protein không phải là enzim khác cũng thuộc loại này.
*Alen đột biến làm tăng hoạt tính enzim:
Những đột biến làm tăng hoạt tính của enzim vượt xa giới hạn hoạt tính cần
thiết cho cơ thể cũng có thể gây ra một căn bệnh di truyền theo kiểu trội.
Trường hợp đơn giản nhất, đó là khi hoạt tính của một enzim tăng lên sẽ làm
cho nồng độ cơ chất của enzim đó giảm quá mức. Nếu cơ chất của enzim đó được
sử dụng cho nhiều phản ứng khác nhau thì việc giảm nồng độ cơ chất của enzim
này có thể gây trở ngại cho chức năng bình thường vì cơ thể sẽ thiếu một số sản
phẩm khác và do vậy alen đột biến sẽ là trội.
Một số đột biến làm tăng hoạt tính của enzim và kéo theo làm tăng cả sản
phẩm của phản ứng. Nếu việc tăng nồng độ của sản phẩm làm rối loạn cơ chế ức
ngược thì đột biến này cũng được xem như là đột biến trội vì sản phẩm của đột
biến hoạt động như một chất có hại cho cơ thể.
*Các đột biến biểu hiện nhầm: đây là dạng đột biến làm cho một gen nào đó
được biểu hiện nhầm vị trí hoặc nhầm thời điểm mà đáng ra nó khơng được biểu
hiện. Loại đột biến này là những đột biến trội.
3.Quy luật tác động của gen đối với sự hình thành một tính trạng
3.1.Tính trạng do một gen quy định.
3.1.1. Gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
a.Quy luật phân li của Mendel
3



* Nội dung quy luật phân li.
- Mỗi tính trạng được quy định bởi một cặp alen, một alen có nguồn gốc từ
bố, một alen có nguồn gốc từ mẹ.
- Các alen tồn tại trong tế bào một cách riêng rẽ, khơng hịa trộn vào nhau.
Khi hình thành giao tử các thành viên của một cặp alen phân li đồng đều về các
giao tử, nên mỗi giao tử chỉ chứa một alen của cặp và 50% giao tử chứa alen này,
50% giao tử chứa alen kia.
* Cơ sở tế bào học của quy luật phân li.
- Trong tế bào lưỡng bội, NST tồn tại thành từng cặp, do đó gen cũng tồn tại
thành từng cặp alen tương ứng.
- Sự phân li của cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử và sự tổ hợp
của chúng qua thụ tinh đưa đến sự phân li tổ hợp của cặp alen tương ứng.
*Điều kiện nghiệm đúng quy luật phân li:
- Qúa trình giảm phân diễn ra bình thường.
* Ý nghĩa của quy luật phân li.
- Giải thích tại sao tương quan trội lặn là phổ biến trong tự nhiên, hiện tượng
trội cho thấy mục tiêu của chọn giống là tập trung nhiều tính trội có giá trị cao.
- Kiểm tra được độ thuần chủng của giống.
- Không dùng con lai F1 làm giống vì nếu dùng F1 làm giống thì thế hệ sau
sẽ phân li kiểu hình dẫn tới gây thối hóa giống.
b. Những hiện tượng di truyền bổ sung cho quy luật phân li của Mendel.
- Hiện tượng trội khơng hồn tồn: gen trội át khơng hồn tồn gen lặn, biểu
hiện tính trạng trung gian giữa trội và lặn ở kiểu gen dị hợp.
- Hiện tượng đồng trội: hai alen trội khơng lấn át nhau (tương đương nhau).
Khi cùng có mặt trong kiểu gen, sẽ quy định kiểu hình mới so với lúc đứng riêng.
- Hiện tượng gây chết ở trạng thái đồng hợp tử: khi ở trạng thái đồng hợp tử
dẫn đến sản phẩm dư thừa gây độc, gây rối loạn chuyển hóa hoặc khơng tạo ra sản
4



phẩm dẫn đến rối loạn chuyển hóa dẫn đến hiện tượng chết của cá thể trước khi
sinh ra.
- Hiện tượng đa alen: một gen có nhiều alen, mỗi alen biểu hiện một trạng
thái khác nhau của tính trạng.
- Sự di truyền chịu sự ảnh hưởng của giới tính đối với sự hình thành tính
trạng: kiểu gen dị hợp sẽ biểu hiện kiểu hình khác nhau ở giới đực và giới cái.
- Sự tương tác giữa kiểu gen với tế bào chất: sự thống nhất hay tương tác với
tế bào chất làm xuất hiện kiểu hình mới.
- Hiệu ứng dịng mẹ: sự biểu hiện kiểu hình của kiểu gen thường biểu hiện
chậm một thế hệ.
3.1.2. Gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.
a.Cơ chế NST xác định giới tính của lồi.
*Cơ chế xác định giới tính kiểu X – Y
- Đối tượng: ở người, các lồi động vật có vú khác, …
- Giới cái có kiểu nhiễm sắc thể XX, giới đực có kiểu nhiễm sắc thể XY.
-Nhiễm sắc thể XY ở người chỉ có phần tương đồng rất nhỏ nằm ở đầu mút
nhiễm sắc thể giúp chúng tiếp hợp với nhau trong q trình giảm phân, cịn phần
cịn lại (rất lớn) là khơng tương đồng (trên X có gen nhưng trên Y khơng có gen
tương ứng và ngược lại).
+ Nhiễm sắc thể Y giữ vai trò quan trọng trong việc quy định nam tính ở
người. Khi có nhiễm sắc thể Y sẽ cho ra nam giới cịn nếu khơng có Y sẽ là nữ
giới.
+ Trong hai nhiễm sắc thể X ở nữ giới chỉ có một nhiễm sắc thể X hoạt động
còn nhiễm sắc thể kia bị bất hoạt về mặt di truyền (hầu hết các gen đều không hoạt
động)
*Cơ chế xác định giới tính kiểu X – O:
- Đối tượng: một số loài châu chấu, dế và một số lồi cơn trùng khác.
5



- Con cái có hai nhiễm sắc thể X, con đực chỉ có một nhiễm sắc thể X. Giới
tính của cá thể phụ thuộc vào việc trứng được thụ tinh bởi tinh trùng mang nhiễm
sắc thể X hay không.
* Cơ chế xác định giới tính kiểu Z – W:
- Đối tượng: chim, một số loài cá cùng như một số lồi cơn trùng.
- Con cái có nhiễm sắc thể Z và W (XY), cịn con đực có hai nhiễm sắc thể Z (XX)
* Cơ chế xác định giới tính kiểu đơn bội – lưỡng bội.
- Đối tượng: ở hầu hết các lồi ong và kiến.
- Tế bào khơng có nhiễm sắc thể giới tính và giới tính được xác định bằng
mức độ bội thể. 2n con cái, n con đực.
b. Di truyền liên kết với giới tính.
*Trên nhiễm sắc thể giới tính ngồi các gen quy định tính trạng đực, cái cịn
có các gen quy định các tính trạng khác, sự di truyền các gen này gọi là di truyền
liên kết với giới tính.
* Gen trên nhiễm sắc thể X vùng không tương đồng:
- Kết quả phép lai thuận, nghịch khác nhau.
- Tỉ lệ phân li kiểu hình khác nhau ở hai giới.
- Di truyền theo cơ chế di truyền chéo.
* Gen nằm ở vùng tương đồng trên nhiễm sắc thể XY:
- Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau.
- Gen tồn tại thành cặp alen.
- Tỉ lệ phân li kiểu hình khác nhau ở hai giới.
* Gen năm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể Y:
- Gen tồn tại một alen trong tế bào lưỡng bội chứa cặp nhiễm sắc thể XY.
- Di truyền theo cơ chế di truyền thẳng.
* Hiện tượng bù trừ liều lượng gen.
Ở các lồi động vật có vú và người, trong mỗi tế bào cơ thể cái chỉ có một
6



nhiễm sắc thể X hoạt động còn nhiễm sắc thể X khác bị bất hoạt. Tại sao lại có
hiện tượng bất hoạt nhiễm sắc thể X và cơ chế bất hoạt nhiễm sắc thể này như thế
nào? Việc bất hoạt của nhiễm sắc thể X có ảnh hưởng như thế nào đến sự biểu hiện
của các gen liên kết với X?
Theo bà Mary Lyon, nhà di truyền học người Anh, đã đưa ra giả thiết bù trừ
liều lượng gen giải thích cho hiện tượng bất hoạt nhiễm sắc thể giới tính ở người
và các lồi động vật có vú. Theo bà:
Nếu cả hai nhiễm thể X ở giới nữ cùng hoạt động thì sản phẩm của các gen
trên nhiễm sắc thể X ở giới nữ cao gấp đôi so với ở giới nam. Để sản phẩm của các
gen trên nhiễm sắc thể X ở hai giới là như nhau, nên một trong hai nhiễm sắc thể X
phải bị bất hoạt.
Việc lựa chọn nhiễm sắc thể X nào để bất hoạt là vấn đề ngẫu nhiên. Tuy
nhiên, có điều đặc biệt là một khi nhiễm sắc thể nào đó trong quá trình phát triển
phơi bị bất hoạt thì sự bất hoạt đó vẫn được di truyền cho các tế bào con qua q
trình ngun phân. Điều này có nghĩa là một nhiễm sắc thể X có nguồn gốc từ mẹ
khi đã bị bất hoạt ở một tế bào phơi nào đó thì tế bào này sẽ sinh ra các mơ chứa
các tế bào đều có nhiễm sắc thể X đó bị bất hoạt. Như vật có thể nói cơ thể giới nữ
là một thể khảm có các vùng cơ thể có các nhiễm sắc thể X từ mẹ bị bất hoạt và
vùng khác lại có các tế bào mang nhiễm sắc thể X từ bố bị bất hoạt.
Về cơ chế phân tử của sự bất hoạt nhiễm sắc thể X được cho là có sự metyl
hóa một số gốc xitozin nhất định trong phân tử ADN nằm trên nhiễm sắc thể X.
Nhiễm sắc thể X bị bất hoạt thường co ngắn lại và chất nhiễm sắc trở thành dạng dị
nhiễm sắc.
Việc bất hoạt nhiễm sắc thể X có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện ra kiểu
hình của các gen nằm trên X khi cơ thể có kiểu gen dị hợp tử. Trường hợp di
truyền màu lông mèo hay gen quy định các tuyến mồ hôi nằm trên nhiễm sắc thể X
ở người.
7



3.1.3. Gen nằm trong tế bào chất.
*Một số bào quan như ti thể, lục lạp cũng chứa các phân tử ADN nhỏ dạng
vòng. Các gen trong ADN của ti thể hoặc lục lạp được gọi là gen tế bào chất hay
gen ngồi nhân. Các tính trạng do gen tế bào chất quy định có kiểu di truyền rất
đặc biệt được gọi là di truyền theo dòng mẹ.
* Gen trong tế bào chất có đặc điểm di truyền khác với gen trong nhân vì:
- Trong mỗi bào quan ti thể, lục lạp có rất nhiều phân tử ADN. Điều này có
nghĩa là mỗi gen trong tế bào chất có thể có rất nhiều bản sao chứ khơng phải có
hai bản sao như các gen trong nhân của tế bào lưỡng bội.
- Số lượng bào quan, trong tế bào chất rất nhiều.
- Trong q trình thụ tinh, thơng thường chỉ có nhân tinh trùng được truyền
vào tế bào trứng, vì vậy gen tế bào chất thường chỉ được truyền theo dòng mẹ.
* Đặc điểm của di truyền của tính trạng do gen trong tế bào chất quy định:
- Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau.
- 100% con giống mẹ.
3.2.Tính trạng do hai hay nhiều gen quy định.
3.2.1.Thực chất của tương tác gen:
Tương tác gen thực chất là sự tương tác giữa các sản phẩm của các gen với
nhau để hình thành nên tính trạng. Trong một số trường hợp, tương tác với nhau để
hình thành nên tính trạng. Trong một số trường hợp, tương tác xảy ra giữa gen điều
hòa và gen bị điều hịa, trong đó sản phẩm của gen điều hòa tác động trực tiếp lên
gen bị điều hòa, ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen đó.
3.2.2. Tương tác giữa các alen thuộc các gen khác nhau.
a)Tương tác bổ sung.
- Là hiện tượng các gen không alen bổ sung với nhau tạo nên kiểu hình mới.
- Khi sản phẩm của hai gen cùng tham gia vào một chuỗi chuyển hóa hoặc
cùng tham gian cấu trúc nên một enzim thì chugns có thể tương tác với nhau theo
8



kiểu bổ sung
- Các tỉ lệ kiểu hình đặc trưng của tương tác bổ sung giữa hai gen không
alen: (9:7); (9:6:1); (9:3:3:1).
b) Tương tác cộng gộp.
- Đây là kiểu tương tác giữa các gen không alen cùng loại ( cùng trội hoặc
cùng lặn) trong đó mỗi alen đóng góp một phần như nhau vào sự biểu hiện của
kiểu hình.
- Tương tác cộng gộp là kiểu tương tác đặc trưng cho các tính trạng số
lượng. Các tính trạng này thường do rất nhiều gen quy định và chịu tác động mạnh
của yếu tố môi trường.
- Tỉ lệ đặc trưng của tương tác cộng gộp giữa 2 gen không alen: (1:4:6:4:1);
(15:1).
c) Tương tác át chế.
- Là hiện tượng sản phẩm của gen này kìm hãm (át chế) hoạt động của gen
khơng alen với nó. Gen át chế có thể là gen trội (át chế trội) hoặc gen lặn (át chế lặn).
- Hiện tượng át chế có thể là do sản phẩm của gen át chế làm gián đoạn chuỗi
sinh tổng hợp các chất trong tế bào, ngăn cản sự biểu hiện kiểu hình của gen khác.
- Tỉ lệ đặc trưng của tương tác át chế giữa hai gen không alen: (13:3); (12:3:1);
(9:3:4).
3.2.3. Ý nghĩa của tương tác gen.
Làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp, xuất hiện kiểu hình mới chưa có ở bố mẹ.
Mở ra khả năng tìm kiếm những kiểu hình mới trong cơng tác chọn giống.
II.Các dạng bài tập.
1. Tính trạng do một gen quy định.
1.1. Gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
* Dạng 1: Sử dụng phép thử khi bình phương trong đánh giá tỉ lệ phân
li kiểu hình.
9



Ví dụ: Trong một phép lai giữa cây hoa tím với hoa trắng, có hai thí nghiệm
cho kết quả khác nhau:
- Thí nghiệm 1: thu được 100 cây con, gồm 45 cây hoa tím, 55 cây hoa trắng.
- Thí nghiệm 2: thu được 20 cây con, gồm 5 cây hoa tím và 15 cây hoa trắng.
a) Hãy kiểm tra xem tỉ lệ kiểu hình của hai thí nghiệm trên có đúng là 1:1 hay không?
b) Từ kết quả ở trên, có nhận xét gì về mối quan hệ giữa độ chính xác của
kết quả thí nghiệm với số lượng mẫu nghiên cứu?
Gợi ý trả lời:
a) Sử dụng phương pháp ꭓ2 để kiểm tra.
ꭓ2 = ∑(O - E)2 / E
Trong đó: O là số liệu quan sát được, E là số liệu lí thuyết.
Bảng ꭓ2 cho mỗi thực nghiệm như sau:
Thí nghiệm 1:
Kiểu hình

Hoa tím

Hoa trắng

Tổng

O

45

55

100

E


50

50

100

(O - E)2

25

25

(O - E)2 / E

25/50=0,5

25/50=0,5

ꭓ2 = 0,5 + 05 = 1,0

Kiểu hình

Hoa tím

Hoa trắng

Tổng

O


5

15

20

E

10

10

20

(O - E)2

25

25

(O - E)2 / E

25/10= 2,5

25/10= 2,5

Thí nghiệm 2:

ꭓ2 = 2,5 + 2,5 = 5,0


Tra bảng ꭓ2 với p = 0,05, số bậc tự do là 2 – 1=1 (số loại kiểu hình trừ đi 1)
10


ta có giá trị ꭓ2 = 3,84
Thí nghiệm 1 có giá trị ꭓ2 nhỏ hơn giá trị tra được trong bảng, do vậy kết quả
thí nghiệm được chấp nhận, nghĩa là khác biệt giữa lí thuyết và thực tế là hồn tồn
ngẫu nhiên.
Thí nghiệm 2 có giá trị ꭓ2 lớn hơn giá trị tra được trong bảng, do vậy tỉ lệ
kiểu hình ở thí nghiệm 2 khơng được coi là 1:1, nghĩa là khác biệt giữa lí thuyết và
thực tế khơng phải là ngẫu nhiên.
b) Từ kết quả thí nghiệm ta thấy, mặc dù giá trị sai lệch tuyệt đối đều bằng 5,
nhưng giá trị ꭓ2 ở hai thí nghiệm là khác nhau, nguyên nhân là do sự khác nhau về
tổng số cá thể thu được ở các thí nghiệm.
Từ đó ta có thể rút ra nhận xét: số lượng mẫu nghiên cứu càng lớn thì kết
quả thí nghiệm càng gần với giá trị lí thuyết, nghĩa là thí nghiệm càng chính xác.
Lưu ý: Khi đánh giá tỉ lệ phân li kiểu hình ở một thí nghiệm, ta sử dụng phép
thử khi bình phương để đánh giá.
* Dạng 2: Nhận diện bài tốn tn theo quy luật phân li
Ví dụ: Ở một loài động vật, khi tiến hành lai giữa một dịng thuần chủng
lơng xám với một dịng thuần chủng lơng trắng thu được F1 gồm 100% con có lơng
xám. Khi cho các con F1 giao phối với nhau, thu được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình
là 3 lơng xám: 1 lơng trắng. Tính màu lơng ở đây bị chi phối theo quy luật di
truyền nào? Giải thích và viết sơ đồ lai.
Gợi ý trả lời:
- Coi phép lai nêu trên là phép lai thuận, muốn xác định kiểu tác động của
gen còn phải dựa vào phép lai nghịch.
- Nếu phép lai nghịch cho kết quả giống phép lai thuận thì tính trạng màu
lơng bị chi phối bởi 1 gen nằm trong nhân nằm trên NST thường, trong đó alen trội

át hồn tồn alen lặn.
- Nếu phép lai nghịch cho kết quả khơng giống phép lai thuận thì màu lông
11


bị chi phối hoặc bởi sự tương tác giữa gen trong nhân nằm trên NST thường ( trong
đó alen trội át hoàn toàn gen lặn) và tế bào chất; hoặc bởi gen nằm trên NST giới
tính.
- Viết sơ đồ lai từ P đến F2 để minh họa.
Lưu ý:Tính trạng do một gen quy định, gen nằm trên NST thường, trội lặn
hồn tồn, khơng tương tác với tế bào chất.
-Các tỉ lệ kiểu hình (1 hoặc 1:1 hoặc 3:1) cho thấy số tổ hợp không vợt qua
4 tổ hợp, cơ thể dị hợp chỉ cho tối đa 2 loại giao tử.
- Phân li kiểu hình ở hai giới đực và cái giống nhau.
- Kết quả phép lai thuận nghịch giống nhau.
* Dạng 3: Xác định kiểu gen của bố mẹ.
Ví dụ: A quy định thân cao, a quy định thân thấp. Tính trạng trội là trội hồn
tồn. Hãy xác định kiểu gen có thể có của bố mẹ trong các trường hợp sau:
- Trường hợp 1: F1 có tỉ lệ kiểu hình 3 thân cao, 1 thân thấp.
- Trường hợp 2: F1 có xuất hiện cây thân thấp
- Trường hợp 3: F1 đồng tính.
Gợi ý trả lời:
- Trường hợp 1: Aa x Aa
- Trường hợp 2: Aa x Aa hoặc Aa x aa hoặc aa x aa
- Trường hợp 3: AA x AA hoặc AA x Aa hoặc AA x aa hoặc aa x aa
Lưu ý: khi xác định kiểu gen của P cần chú ý: Kiểu hình của P; kiểu hình
của F; tỉ lệ kiểu hình của F
* Dạng 4: Bài tốn xác suất.
Ví dụ: A quy định hạt trơn, a quy định hạt nhăn. Gen nằm trên NST thường,
trội lặn hồn tồn.Trung bình mỗi quả đậu có khoảng 7 hạt. Nếu các hạt đậu trơn dị

hợp tử tự thụ phấn, tỉ lệ các quả đậu sẽ là bao nhiêu trong các trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Tất cả các hạt đều trơn.
12


- Trường hợp 2: 5 hạt trơn và 2 hạt nhăn.
Gợi ý trả lời:
Ta có; P: Aa x Aa
F1 Tỉ lệ kiểu gen: 1/4AA; 2/4Aa; 1/4aa
Tỉ lệ kiểu hình: ¾ hạt trơn; ¼ hạt nhăn
- Trường hợp 1: (3/4)7
- Trường hợp 2: C27 (3/4)5(1/4)2
Lưu ý: Xác suất của các hiện tượng hợp phần là tích số của các hiện tượng
riêng lẻ độc lập.
Xác suất của hiện tượng được thể hiện bằng 2 hay nhiều cách khác
nhau là tổng số của các xác suất riêng lẻ.
* Dạng 5: Hiện tượng trội khơng hồn tồn:
Ví dụ:Khi lai cây hoa đỏ với cây hoa trắng, tất cả các cây ở F1 cho màu hoa
hồng. Cho các cây F1 tự thụ phấn, ở F2 nhận được 11 cây hoa đỏ, 23 cây hoa hồng,
12 cây hoa trắng. Hãy xác định kiểu di truyền về màu sắc hoa của các cây hoa nói
trên?
Gợi ý trả lời
- Màu hồng là màu trung gian giữa đỏ và trắng. F2 phân li với tỉ lệ 1:2:1 vậy
chứng tỏ kiểu gen dị hợp có kiểu hình màu hồng=> có hiện tượng trội khơng hồn
tồn.
- Quy ước, viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Lưu ý: gen trội át không hồn tồn gen lặn, biểu hiện tính trạng trung gian
giữa trội và lặn ở kiểu gen dị hợp.
* Dạng 6: Hiện tượng đồng trội:
Ví dụ: Trong hệ thống nhóm máu ở người, alen IA và IB trội hơn alen IO. Xác

định tỉ lệ kiểu hình ở đời con nếu một người có nhóm máu A kết hơn với một người
có nhóm máu B.
13


Gợi ý trả lời.
- Người có nhóm máu A có kiểu gen IA IA hoặc IA IO
- Người có nhóm máu B có kiểu gen IB IB hoặc IB IO
- Vậy có các trường hợp sau có thể xảy ra:
+ IA IA x IB IB => Thế hệ sau có kiểu gen 100% IA IB ( 100% nhóm máu AB)
+ IA IA x IB IO=> Thế hệ sau có kiểu gen 50% IA IB, 50% IA IO ( 50% nhóm
máu AB; 50% nhóm máu A)
+ IA IO x IB IB=> Thế hệ sau có kiểu gen 50% IA IB, 50% IB IO ( 50% nhóm
máu AB; 50% nhóm máu B)
+ IA IO x IB IO=> Thế hệ sau có kiểu gen 25% IA IB, 25% IB IO, 25% IA IO,
25% IO IO ( 25% nhóm máu AB; 25% nhóm máu B 25% nhóm máu A; 25% nhóm
máu O)
Lưu ý: hai alen trội không lấn át nhau (tương đương nhau). Khi cùng có mặt
trong kiểu gen, sẽ quy định kiểu hình mới so với lúc đứng riêng.
* Dạng 7: Hiện tượng gây chết ở trạng thái đồng hợp tử:
Ví dụ: Ở Drosophila, phép lai giữa hai ruồi cánh cong sinh ra 50 ruồi còn
cánh cong và 23 ruồi con cánh thẳng. Hãy giải thích kết quả thu được bằng sơ đồ
lai thích hợp.
Gợi ý trả lời.
Ta thấy cả hai bố mẹ có cùng kiểu hình và đời con lại có hai kiểu hình. Kết
quả này cho phép chúng ta nghĩ tới một gen và cả hai bố mẹ đều là dị hợp tử.
Thông thường, chúng ta chờ đợi tỉ lệ phân ly 3:1 ở đời con. Không cần sử dụng
một phép thống kê nào chúng ta cũng có thể thấy ngay tỉ lệ 50/23 khác xa với tỉ lệ
3/1 mà gần với tỷ lệ 2/1 hơn. Cánh cong phải là tính trạng trội vì cả hai bố mẹ đều
có cánh cong và cánh cong chiếm ưu thế ở đời con. Do vậy, những con ruồi cánh

cong đồng hợp tử phải bị chết trước khi sinh ra.
Quy ước: A quy định cánh cong, a quy định cánh thẳng. Ta có phép lai:
14


P

Aa

x

Aa

F1 - Tỉ lệ kiểu gen: (1/4) AA : (2/4)Aa : (1/4)aa
- Kiểu hình:

(chết)

(cong) (thẳng)

Lưu ý: tỷ lệ phân li kiểu hình 2:1 ở đời con cho biết có một gen và gây chết ở
một trạng thái đồng hợp tử.
* Dạng 8: Hiện tượng đa alen:
Ví dụ: Phép lai giữa cú mèo màu đỏ và cú mèo màu bạc, khi thì sinh ra tồn
cú mèo màu đỏ, khi thì sinh ra ½ cú mèo màu đỏ, ½ cú mèo màu bc v ụi khi ẵ
: ẳ trng: ẳ bc. Phộp lai giữa hai cú mèo màu đỏ cũng sinh ra có khi tồn màu
đỏ, có khi (3/4) đỏ: (1/4) bạc hoặc (3/4) đỏ: (1/4) trắng. Xác định kiểu di truyền
của các tính trạng này?
Gợi ý trả lời.
- Trong mỗi trường hợp, thấy rằng các tỉ số phân li kiểu hình đều là kết quả

của di truyền đơn gen (3:1; 1:2:1; 1:1). Phép lai cú mèo màu đỏ với cú mèo màu
bạc sinh ra toàn cú mèo màu đỏ chứng tỏ màu đỏ trội hơn màu bạc. Do vậy phép
lai thứ nhất có thể là: RR x rr hoặc Rr x rr
Tương tự phép lai thứ hai có thể là: RR x R- hoặc Rr x Rr
Nhưng chúng ta không thể giải thích được trường hợp màu trắng ở đời con
chỉ với hai alen. Bởi vì tất cả các tỷ số này đều là các tỷ số phân ly trong trường
hợp đơn gen, nên chúng ta phải dự kiến một alen thứ ba tạo ra màu trắng khi nó
đồng hợp tử và màu đỏ phải trội hơn màu trắng. Nhớ rằng một cá thể lưỡng bội chỉ
có hai alen.
Để liệt kê tất cả các kiểu gen và kiểu hình có thể có, chúng ta hãy quy ước
R quy ước màu đỏ, rs quy định màu bạc, rw quy định màu trắng. Vậy phép lai
cú mèo màu đỏ với cú mèo màu bc sinh ra ẵ : ẳ trng: ẳ bc. iu này chứng
tỏ rs trội hơn rw .
Lưu ý: nếu các kiểu hình giống nhau lai cho ra các tỷ lệ phân ly khác nhau
15


trong các phép lai khác nhau, thì có thể có nhiều alen.
* Dạng 9: Sự di truyền chịu sự ảnh hưởng của giới tính đối với sự hình
thành tính trạng
Ví dụ: Cho rằng ở một lồi động vật, lơng chỉ có hai dạng là lơng dài và lơng
ngắn, trong đó kiểu gen AA quy định lông dài, kiểu gen aa quy định lông ngắn.
Con đực thuần chủng lông dài giao phối với con cái thuần chủng lông ngắn được
F1. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau được F2 có s con lụng di chim ắ
gii c v ẳ ở giới cái.
a) Giải thích kết quả phép lai.
b) Viết sơ đồ lai từ P đến F2
Gợi ý trả lời.
a) – Tỉ lệ phân bố lông dài không đều ở hai giới tính đực và cái có thể liên
quan với di truyền liên kết giới tính hay ảnh hưởng của giới tính đối với sự hình

thành tính trạng.
- F2 có tỉ lệ phân bố kiểu hình 3 lơng dài: 1 lông ngắn ở giới đực và ngược
lại ở giới cái, nghĩa là sự phân bố kiểu hình khơng đồng đều ngay trong cùng một
giới tính. Điều này khơng thể hiện đối với tính trạng liên kết giới tính mà chỉ có
với tính trạng chịu sự ảnh hưởng của giới tính.
- Ở F2 giới đực có tỉ lệ 3 lơng dài : 1 lông ngắn chứng tỏ thể dị hợp biểu hiện
lơng dài từ đó suy ra ở giới cái biểu hiện lông ngắn.
b) Pt/c ♂ AA (lông dài) x ♀ aa (lông ngắn)
F1 – Tỉ lệ kiểu gen: 100% Aa
- Tỉ lệ kiểu hình: ♂ Lơng dài, ♀ Lơng ngắn
F1 x F1

♂ Lông dài (Aa) x ♀ Lông ngắn (Aa)

F2 - Tỉ lệ kiểu gen: 1AA : 2Aa : 1aa
- Tỉ lệ kiểu hình:
Giới đực: 3 lơng dài : 1 lông ngắn
16


Giới cái: 1 lông dài : 3 lông ngắn
Lưu ý: Sự di truyền chịu sự ảnh hưởng của giới tính đối với sự hình thành
tính trạng kiểu gen dị hợp sẽ biểu hiện kiểu hình khác nhau ở giới đực và giới cái.
* Dạng 10: Sự tương tác giữa kiểu gen với tế bào chất:
Ví dụ: Khi lai hai thứ thực vật thuần chủng cùng loài người ta thu được kết
quả như sau:
Phép lai 1: P ♂ thân bò x ♀ thân đứng
F1, F2 đều hữu thụ.
Phép lai 1: P ♂ thân đứng x ♀ thân bò
F1 đều hữu thụ.

F2 75% số cây hữu thụ, 25% số cây bất thụ đực (các túi phấn
khơng nở hoa)
Hãy giải thích kết quả và viết sơ đồ lai từ P đến F2 của hai phép lai trên.
Gợi ý trả lời.
Nguyên nhân của sự sai khác nhau của 2 phép lai thuận nghịch là đồng hợp tử về
gen lặn (kí hiệu a) quyết định tính bất thụ đực; nhưng gen lặn chỉ gây tính bất thụ
đực trong trường hợp nó được thống nhất hay tương tác với tế bào chất từ thứ bò
lan
Tế bào chất chủ yếu được di truyền qua tế bào trứng (noãn)
Nếu đánh dấu * là tế bào chất của thứ bò lan, còn ** là tế bào chất của thứ
đứng thẳng thì ta có sơ đồ sau
Phép lai 1: P ♂ thân bò x ♀ thân đứng
AA *
F1

aa**
Aa**

F2 1AA** : 2Aa**: 1aa**
(Tất cả đều hữu thụ)
Phép lai 1:

P ♂ thân đứng x ♀ thân bò
17


aa **
F1

AA*

Aa*

F2 1AA* : 2Aa*

:

3/4 hữu thụ

1aa*
1/4 bất thụ

Lưu ý: Sự tương tác giữa kiểu gen với tế bào chất làm xuất hiện kiểu hình
mới.
* Dạng 11: Hiệu ứng dịng mẹ:
Ví dụ:
Pt/c ♂ hoa đỏ x ♀ hoa trắng -> F1đỏ -> F2 đỏ -> F3 3đỏ : 1 trắng.
Pt/c ♂ hoa trắng x ♀ hoa đỏ ->F1trắng -> F2 đỏ -> F3 3đỏ : 1 trắng.
Giải thích kết quả hai phép lai trên?
Gợi ý trả lời.
- Sự phân li kiểu hình giống nhau ở hai giới => tính trạng do gen trên NST
thường quy định.
- Sự biểu hiện kiểu hình ở F1 trong phép lai thuận nghịch là khác nhau mặc
dù có cùng kiểu gen. Sự biểu hiện kiểu hình ở các thế hệ sau chính là kiểu hình của
kiểu gen của mẹ ở thế hệ trước (Hiệu quả dịng mẹ)
- Căn cứ vào kiểu hình của F2 cho thấy màu đỏ là tính trạng trội màu trắng là
tính trạng lặn.
- Quy ước A quy định hoa màu đỏ, a quy định hoa màu trắng
- Viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Lưu ý: hiệu quả dòng mẹ thường dẫn đến kết quả phép lai thuận nghịch
khác nhau ở F1. Sự biểu hiện kiểu hình chậm hơn một thế hệ.

1. 2. Gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.
* Dạng: Nhận diện bài toán tuân theo quy luật di truyền liên kết với giới
tính.
Ví dụ 1: Lai giữa ruồi giấm cái mắt trắng với ruồi đực mắt đỏ, người ta thu
18


được ở đời con tất cả các ruồi cái có mắt màu đỏ và tất cả ruồi đực có mắt trắng.
Hãy xác định quy luật di truyền của tính trạng này.
Gợi ý trả lời
- Có sự khác nhau về màu mắt giữa hai giới, cho thấy đây là một tính trạng
liên kết với giới tính. Nếu màu mắt được xác định bởi một gen trên NST Y vùng
không tương đồng thì tất cả các con đực phải đều có mắt màu đỏ. Điều này không
đúng với kết quả phép lai. Mặt khác có hiện tượng di truyền chéo, do vậy màu mắt
phải được quy định bởi gen trên NST X vùng khơng tương đồng.
- Vì giới cái có hai nhiễm sắc thể X và vì tất cả giới đực có mắt màu đỏ, cho
nên màu đỏ phải trội hơn đối với màu trắng. Và cũng vì tất cả giới đực có cùng
kiểu hình cho nên mẹ phải đồng hợp tử.
- Quy ước: Xw quy định màu đỏ, X+ quy định màu trắng
- Sơ đồ lai P Xw Xw x

X+Y

Xw X+

XwY

F1

(mắt đỏ) (mắt trắng)

Ví dụ 2: Ruồi cái có cánh bị khuyết lai với ruồi đực có cánh bình thường. Ở
đời con thu được: 35 ruồi cái cánh khuyết, 39 ruồi cái cánh bình thường, 33 ruồi
đực cánh bình thường.
Xác định kiểu di truyền của kiểu hình cánh khuyết.
Gợi ý trả lời
- Có thể nhận thấy chỉ ruồi đực có cánh bình thường, cịn ruồi cái có cả cánh
bình thường, cả cánh khuyết. Sự khác biệt này cho thấy tính trạng này liên kết với
giới tính.
-Vì chúng ta thấy có ruồi cái thế hệ sau có hai kiểu hình mà ruồi cái ở thế hệ
P là cánh khuyết nên cánh khuyết là tính trạng trội và ruồi cái ở P có kiểu gen dị
hợp.
-Tỉ lệ 2:1 cho thấy một số ruồi đực bị chết. Đây phải là những ruồi đực nhận
19


được nhiễm sắc thể X mang cánh khuyết. Vậy cánh khuyết là tính trạng trội nhưng
gây chết ở trạng thái đồng hợp tử hoặc bán hợp tử.
- Quy ước: XN quy định cánh khuyết, Xn quy định cánh bình thường.
- Sơ đồ phép lai.
P
F1

XN Xn (cánh khuyết)
XN Xn
(khuyết)

x

Xn Xn
(bình thường)


XnY (cánh bình thường)
XN Y
(chết)

XnY
(bình thường)

Lưu ý:
-Sự di truyền liên kết với giới tính được phát hiện bằng cách
+ Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau.
+ Gen trên nhiễm sắc thể X vùng không tương đồng: Tỉ lệ phân li kiểu hình
khác nhau ở hai giới; có hiện tượng di truyền theo cơ chế di truyền chéo.
+ Gen nằm ở vùng tương đồng trên nhiễm sắc thể XY: Tỉ lệ phân li kiểu hình
khác nhau ở hai giới.
+ Gen năm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể Y: Di truyền theo
cơ chế di truyền thẳng.
- Gen gây chết liên kết với giới tính nằm trên NST X vùng không tương đồng
sẽ làm giảm số con thuộc giới dị giao tử.
1. 3. Gen nằm trong tế bào chất.
Ví dụ: Ở một chủng Chlamydomonas mat+ mang alen đột biến mẫn cảm với
nhiệt độ, tạo nên các tế bào không thể sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ bình
thường. Chủng đột biến này được lai với chủng kiểu dại, tất cả các tế bào ở thế hệ
con đều mẫn cảm với nhiệt độ. Ta có thể kết luận gì về đột biến này.
Gợi ý trả lời
- Theo giả thiết chủng mat+ mang alen đột biến. Gọi gen đột biến mẫn cảm
với nhiệt độ là ts. Do đó kiểu gen của chủng này là mat+ ts. Vậy chủng bình thường
có alen tương ứng là mat- và ts+. Vì vậy, phép lai phải là:
20



mat+ ts x

mat- ts

và thế hệ sau đều mẫn cảm nhiệt độ nên chúng phải có kiểu gen là mat+ ts và mat-ts
-Kết quả của phép lai chứng tỏ đây là trường hợp di truyền theo dòng mẹ từ
dạng bố mẹ mat+ sang thế hệ con. Do vậy đột biến mẫn cảm với nhiệt độ này phải
xảy ra ở ADN trong tế bào chất.
Lưu ý:- ADN trong bào quan ở tế bào chất tự sao ngay cả khi tế bào khơng
phân chia.
- Một tế bào trong đó cả hai dạng ADN bào quan kiểu dại và đột biến
cùng tồn tại được gọi là dị bào chất, hay đôi khi được gọi là dị bào. Khi dị bào
phân chia sinh dưỡng, các tế bào con thường được thấy là chỉ chứa một ADN dạng
này hoặc một ADN dạng khác. Kiểu di truyền này được gọi là phân li tế bào chất.
- Các bào quan nằm trong tế bào chất, do vậy người ta cho rằng
chúng sẽ thể hiện mơ hình di truyền đặc trưng theo vị trí tồn tại của nó. Toàn bộ tế
bào chất bắt nguồn từ trứng của cơ thể mẹ. Vì vậy hầu như tất cả các bào quan,
ADN bào quan với các đột biến bào quan đều đi theo dòng tế bào chất của tế bào
trứng và truyền cho cơ thể thế hệ sau. Kiểu di truyền này được gọi là di truyền
theo dịng mẹ. Do đó các kiểu hình khác nhau được mã hóa bởi ADN bào quan
được di truyền theo dòng mẹ trong các phép lai.
2. Tính trạng do hai hay nhiều gen quy định.
2. 1. Tương tác bổ sung (bổ trợ).
Ví dụ: Lai phân tích ruồi giấm mắt đỏ kiểu dại, người ta thu được đời con
phân li theo như sau: 1 ruồi mắt đỏ kiểu dại: 1 ruồi mắt nâu: 1 ruồi mắt đỏ cờ: 1
ruồi mắt trắng. Hãy giải thích phép lai trên.
Gợi ý trả lời:
- Kết quả phép lai cho 4 loại kiểu hình với tỉ lệ bằng nhau, giống với kết quả
phép lai phân tích cá thể dị hợp về hai gen quy định 2 tính trạng phân li độc lập với

nhau. Điều đó cho thấy cơ thể đem lai phân tích đang dị hợp 2 cặp gen hay có sự
21


tương tác giữa các gen không alen lên sự biểu hiện kiểu hình màu mắt ở đây. Và
đây có thể là phân li độc lập hoặc hoán vị gen với tần số 50%. Tuy nhiên hiện
tượng hoán vị với tần số 50% xảy ra rất thấp. Nên ở đây ta chấp nhận giả thiết
phân li độc lập.
- Quy ước kiểu gen của cơ thể dị hợp là AaBb
- Sơ đồ lai
Pa
Fa

AaBb x

aabb

AaBb mắt đỏ kiểu dại
Aabb

mắt nâu

aaBb

mắt đỏ cờ

aabb

mắt trắng


- Điều này chứng tỏ có sự tương tác bổ trợ giữa hai gen trội làm xuất hiện
kiểu hình mới.
Lưu ý: - Là phép lai 1 tính trạng nhưng cơ thể dị hợp (F1 )cho 2n loại giao tử
trong đó n có thể lớn hơn hoặc bằng 2, Các gen trội khơng alen tương tác với nhau
làm xuất hiện kiểu hình mới. Nếu tính trạng được quy định bằng 2 gen khơng alen
thì :
+tỉ lệ phân li 9:3:3:1 cho thấy mỗi gen trội quy định một kiểu hình riêng.
+ tỉ lệ phân li 9:6;1 cho thấy hai gen trội quy định chung một kiểu hình.
+ tỉ lệ phân li 9:7 cho thấy hai gen trội khơng quy định kiểu hình riêng nên
có kiểu hình giống với đồng hợp tử lặn.
2.2. Tương tác át chế.
Ví dụ: lai cây lanh có hoa màu trắng với cây lanh có hoa màu hồng thuần
chủng, người ta thu được tồn bộ F1 có hoa màu xanh da trời và F2 phân li theo tỉ lệ
9 hoa hồng: 3 hoa màu xanh da trời: 4 hoa trắng. Hãy xác định quy luật di truyền
tính trạng màu sắc hoa ở phép lai trên.
Gợi ý trả lời
22


- Đây là phép lai 1 tính trạng. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình (9:3:4) tỉ lệ biến
đổi của tỉ lệ 9:3:3:1 của mendel. Điều đó cho thấy tính trạng do hai gen trội phân li
độc lập quy định. Trong trường hợp này hai alen trội và lặn của mỗi gen đều quy
định một kiểu hình riêng. Nếu cho rằng A quy định hoa có màu, aa quy định không
màu – tương tác át chế gen lặn. B quy định màu xanh da trời, b quy định hoa có
màu hồng thì ta kiểu gen của P như sau: AAbb (màu hồng) x aaBB (màu trắng)
Lưu ý: - Là phép lai 1 tính trạng nhưng cơ thể dị hợp (F1 )cho 2n loại giao tử
trong đó n có thể lớn hơn hoặc bằng 2, Trong đó một gen ức chế sự biểu hiện của
gen kia. Gen ức chế được gọi là gen át, còn gen bị ức chế được gọi là gen khuất.
Nếu tính trạng được quy định bằng 2 gen khơng alen thì :
+tỉ lệ phân li 13:3 hoặc 12:3:1 cho thấy gen trội là gen át

+ tỉ lệ phân li 9:3:4 cho thấy gen lặn là gen át.
2. 3. Tương tác cộng gộp.
Ví dụ: Lai hai giống ga thuần chủng, một giống có túm lơng chân, giống kia
khơng có, người ta thu được F1 có túm lơng ở chân và F2 phân ly theo tỉ lệ 15 có
túm lơng ở chân: 1 khơng có túm lơng chân. Hãy giải thích kết quả thu được ở
phép lai trên.
Gợi ý trả lời:
Trong phép lai trên bố mẹ khác nhau một tính trạng, F2 có tỉ lệ phân li 15:1.
Tỉ lệ biến đổi của tỉ lệ 9:3:3:1 của mendel. Điều đó cho thấy tính trạng do hai gen
trội phân li độc lập quy định và tương tác cộng gộp quy định. Trong trường hợp
này, chỉ cần trong kiểu gen có mặt 1 alen trội là gà đã có túm lơng chân.
Quy ước kiểu gen của
P A1 A1 A2 A2 (có túm lơng chân) x a1 a1 a2 a2 (khơng có túm lông chân)
Sơ đồ lai:
Lưu ý: - Là phép lai 1 tính trạng nhưng cơ thể dị hợp (F1 )cho 2n loại giao tử
trong đó n có thể lớn hơn hoặc bằng 2, Trong đó một gen ức chế sự biểu hiện của
23


gen kia. Gen ức chế được gọi là gen át, còn gen bị ức chế được gọi là gen khuất.
Nếu tính trạng được quy định bằng 2 gen khơng alen thì tỉ lệ phân li kiểu hình là
15:1 hoặc 1:4:6:4:1
III.KẾT LUẬN.
1.Điểm mới của đề tài
- Hệ thống được lí thuyết của phần quy luật tác động của gen đối với sự hình
thành một tính trạng từ cơ bản đến chun sâu.
- Hệ thống được các dạng bài tập của phần quy luật tác động của gen đối với
sự hình thành một tính trạng theo các mức độ nhận thức.
- Hệ thống được các dạng bài tập không chỉ sử dụng trong ơn thi THPT
Quốc Gia mà cịn hệ thống được những dạng bài tập dùng trong ôn thi HSG.

- Trong mỗi dạng bài tập đều có phần lưu ý nhận diện dạng bài tập.
2.Tính hiệu quả, tính ứng dụng của đề tài.
- Đề tài được xây dựng với mục đích là tài liệu tự học cho học sinh sau khi
đã được cung cấp các kiến thức cơ bản trên lớp, vì vậy tơi thiết nghĩ những gì trình
bày trong đề tài là những nội dung vơ cùng hữu ích cho việc tự học của học sinh,
giúp các em tiết kiệm thời gian cơng sức trong việc tìm tài liệu tham khảo.
- Nội dung đã viết trong đề tài cũng có thể trở thành tài liệu tham khảo đối
với các giáo viên sinh học.
3. Kiến nghị:
Nội dung viết trong đề tài nên chuyển cho học sinh sau khi đã được học các
kiến thức cơ bản trên lớp và trước khi đi vào các buổi ôn thi.
Trong thời gian không dài, và với kinh nghiệm, nguồn tài liệu còn hạn chế,
rất mong được các đồng nghiệp góp ý kiến để nội dung đề tài đầy đủ hơn hiệu quả
hơn nữa với các em học sinh và với các giáo viên sinh học nhất là các giáo viên
bước đầu tham gia ôn thi học sinh giỏi.
Xin trân trọng cảm ơn!
24


25


×