Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Môn Quản lý mỹ thuật: Chất liệu tranh sơn dầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.6 KB, 13 trang )

Bài tập cá nhân:
Đề bài: CHẤT LIỆU SƠN DẦU

I.Tiểu sử họa sĩ Tô Ngọc Vân

Chân dung họa sĩ Tô Ngọc Vân
Tô Ngọc Vân (1906-1954) là một họa sĩ Việt Nam nổi tiếng, tác giả bức Thiếu nữ
bên hoa huệ. Ông cịn có những bút danh Tơ Tử, Ái Mỹ.Tơ Ngọc Vân (sinh ngày 15-121906 tại Hà Nội, hy sinh ngày 17 tháng 6 năm 1954, tại km 41 Ba Khe, bên kia Đèo Lũng
Lô), quê ông ở làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Thuở
nhỏ, Tô Ngọc Vân là một cậu bé con nhà nghèo, quá tuổi mới được đến trường học chữ và
rất yêu thích vẽ. Đang học trung học năm thứ 3, Tơ Ngọc Vân bỏ học để đi theo con
đường nghệ thuật.
Năm 1926, ông thi đỗ vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, thuộc thế hệ
đầu tiên của trường, tốt nghiệp khóa 2 năm 1931. Sau khi ra trường, Tơ Ngọc Vân đã có
tác phẩm xuất sắc, được giải thưởng cao ở Pháp. Ông đi vẽ nhiều nơi ở Phnom Penh, Băng
Cốc, Huế... Ơng hợp tác với các báo Phong Hóa và Ngày Nay của Nhất Linh, báo Thanh
Nghị... Từ 1935 đến 1939 ông dạy học ở trường trung học Phnom Penh, sau đó ơng về dạy
ở Cao đẳng Mỹ thuật Đơng Dương tới 1945. Thời gian đó ơng vừa giảng dạy vừa sáng tác.
Sau cách mạng Tháng Tám, Tô Ngọc Vân tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1950


ông phụ trách Trường Mỹ thuật Việt Bắc.Những năm học ở đây, Tô Ngọc Vân hăng say
tiếp nhận những kiến thức về nghệ thuật tạo hình mới của châu Âu, đặc biệt là lối sử dụng
chất liệu sơn dầu.
Tô Ngọc Vân là hoạ sĩ rất thành công với chất liệu sơn dầu. Tranh của ông không
đơn thuần là sao chép vẻ đẹp thiên nhiên, mà qua đó ơng đã gửi gắm nỗi lịng của người
nghệ sĩ. Thời kì đầu, chủ yếu ông hay vẽ mô tả vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ thị
thành; những bức tranh nổi tiếng thời đó là: Thiếu nữ bên hoa huệ (1943), Hai thiếu nữ và
em bé (1944), Thiếu nữ với hoa sen (1944)... Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi, cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp đã thức tỉnh và lay động tâm hồn người nghệ sĩ. Tô
Ngọc Vân đoạn tuyệt với đề tài cũ, bắt đầu một giai đoạn mới trong sự nghiệp sáng tác của


mình, mở đầu là bức tranh thể hiện hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc tại Bắc Bộ
phủ (1946). Từ đó, ơng đi vào cuộc kháng chiến với tất cả những nỗi trăn trở day dứt của
một người nghệ sĩ chân chính, đồng thời, đời sống thực tế của cuộc kháng chiến chống
Pháp cũng đưa đến cho ông nhận thức mới về sự nghiệp nghệ thuật của dân tộc. Ông tham
gia cải cách ruộng đất rồi đi chiến dịch, làm nhiệm vụ của một người chiến sĩ. Ơng cịn
được giao trọng trách mở lớp vẽ để đào tạo ra nhiều cán bộ làm công tác mĩ thuật phục vụ
cho cơng cuộc kháng chiến. Ơng từng là Trưởng đồn Văn hóa kháng chiến Việt Bắc,
Giám đốc Xưởng hoạ kháng chiến và Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Mĩ thuật Việt Nam.
Trong giai đoạn này, ông vẽ nhiều về người nông dân và chiến sĩ. Tô Ngọc Vân đã phát
hiện được trong cái mộc mạc, giản dị của họ biết bao vẻ đẹp thiêng liêng và cao quý. Từ
bức sơn mài Nghỉ chân bên đồi (1948), Hai chiến sĩ (1949) - màu nước, đến nhiều kí hoạ
và phác thảo hoàn chỉnh được vẽ vào năm 1954 của ông như Đi học đêm, Con trâu quả
thực, Lên đèo, Hành qn qua suối, Đèo Lũng Lơ... với tình cảm cách mạng, ơng đã xây
dựng thành cơng hình tượng con người mới trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Tơ Ngọc Vân được đánh giá là người có cơng đầu tiên trong việc sử dụng chất liệu
sơn dầu ở Việt Nam. Ông còn được xem là một trong những họa sĩ lớn của hội họa Việt
Nam, nằm trong "bộ tứ" nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn (Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc
Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn).Ngay từ những năm học trong trường Mỹ thuật,
ông đã sớm nghiên cứu kỹ lưỡng kỹ thuật sử dụng chất liệu sơn dầu. Ông đã viết những
dòng tự sự ...ngay từ lúc đi học đã mơ xây dựng một nền hội họa Việt Nam có tính chất


dân tộc, phản ứng lại sự lan tràn của hội họa Pháp sang ta và để giành một địa vị mỹ thuật
trọng yếu cho dân tộc trên thế giới.... Thông qua kỹ thuật, ông đã cố gắng diễn tả được vẻ
đẹp của duyên dáng người Việt Nam đương thời mà tiêu biểu là chân dung thiếu nữ.
Tô Ngọc Vân cũng là một trong số rất ít hoạ sĩ Việt Nam đã sớm vẽ tem ngay từ
thời Pháp thuộc (Postes Indochine). Mẫu tem Apsara được ông thiết kế từ nguồn tư liệu
của những chuyến đi vẽ, sáng tác ở khu đền Angkor Wat, Angkor Thom của Campuchia.
Hình tượng chính của con tem là nữ thần Apsara, một trong hàng ngàn tượng vũ nữ điêu

khắc nổi trên những vách đền đài của nền văn hoá cổ Khmer. Tem Apsara của hoạ sĩ Tô
Ngọc Vân là mẫu tem thứ 23 của Bưu điện Đông Dương kể từ khi Pháp phát hành tem thư
ở Việt Nam. Và cũng là tem duy nhất ơng góp vào nền nghệ thuật tem thư ở Việt Nam.
Họa sĩ Tơ Ngọc Vân được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học
nghệ thuật (1996) sau khi mất .Gần đến ngày kết thúc cuộc kháng chiến gian lao và ác liệt,
ông đã hi sinh tại chân đèo Lũng Lô (chiến dịch Điện Biên Phủ) trong lúc sự nghiệp sáng
tác của ơng đang rực rỡ. Tồn bộ các tác phẩm ông vẽ trong chiến dịch Điện Biên Phủ
được trao giải nhất tại Triển lãm Mĩ thuật Toàn quốc tháng 11-1954 ở thủ đô Hà Nội.
Nhiều tác phẩm của Tô Ngọc Vân được lưu giữ ở Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam và trong
các bộ sưu tập cá nhân trong và ngồi nước. Tơ Ngọc Vân được Nhà nước truy tặng danh
hiệu Liệt sĩ. Thi hài của ông được mai táng tại nghĩa trang Mai Dịch. Khoá học 1955 1957 của Trường Cao đẳng Mĩ thuật Việt Nam mang tên “Tơ Ngọc Vân”. Tên ơng cịn
được đặt cho một đường phố ở thủ đô Hà Nội và ở Thành phố Hồ Chí Minh và cũng được
đặt cho một miệng núi lửa trên Sao Thủy.
Trong q trình cơng tác ơng đã được tặng Huân chương Độc lập hạng nhất; Huân
chương kháng chiến hạng Nhì; Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt
Nam; Huy chương Vì sự nghiệp Mĩ thuật Việt Nam; thư khen của Bác Hồ (1952) và
chiếc áo Bác Hồ tặng (1954). Năm 1996 ông đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh
về Văn học Nghệ thuật đợt I cho các tác phẩm: Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ Phủ - Sơn
dầu (1946); Hồ Chủ tịch làm việc - Khắc gỗ - 60x40cm (1947); Bộ đội nghỉ chân bên
đồi - Sơn mài - 35x49,7cm (1948); Xưởng quân giới - Sơn dầu - 40x50cm (1951); Bừa
trên đồi - Bột màu (1953); Bộ tranh ký hoạ về nông dân cải cách ruộng đất (1953); Bộ
tranh ký hoạ về bộ đội trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).


II. Một số tác phẩm tiêu biểu
1.Thiếu nữ bên hoa huệ (1943)

Hình ảnh tranh Thiếu nữ bên hoa huệ
Kiệt tác "Thiếu nữ bên hoa huệ" được Tô Ngọc Vân sáng tác vào năm 1943, khi ông
đang giảng dạy tại Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Nguyên mẫu của bức tranh là

cô Sáu, người từng nhiều lần xuất hiện trong tác phẩm của Tơ Ngọc Vân, trong đó có bức
"Thiếu nữ với hoa sen". Không chỉ "hợp tác" với Tô Ngọc Vân, cơ Sáu cịn là người mẫu
cho nhiều họa sĩ nổi tiếng thời bấy giờ, như Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn, Lương Xuân
Nhị...


"Thiếu nữ bên hoa huệ" mô tả cảnh một thiếu nữ mặc áo dài trắng đang nghiêng đầu
một cách đầy duyên dáng, khơi gợi... về phía lọ hoa huệ trắng. Hình dáng cơ gái kết hợp
với những chi tiết và màu sắc xung quanh tạo thành một hình khối giản dị, tốt lên một nét
buồn dịu nhẹ. Những bơng huệ cắm trong lọ bên cô gái không phải là loại hoa huệ bông
nhỏ mà ta thường dùng trong các ngày rằm mà là hoa huệ tây (được gọi phổ biến dưới cái
tên hoa loa kèn). Điều này lý giải cho câu hỏi: Vì sao bức tranh rành rành tên gọi "Thiếu
nữ bên hoa huệ" song những bơng hoa trong bình lại là hoa… loa kèn.
Với bố cục chặt chẽ, hoàn hảo, cách sử dụng màu điêu luyện, "Thiếu nữ bên hoa
huệ" đã thể hiện được cái mềm mại gợi cảm ở đường cong trên đùi thiếu nữ và nhất là
cách dùng dao gạt bớt lớp sơn phía trên để lộ ra lớp sơn hồng bên dưới tạo nên sắc ửng
hồng trên má thiếu nữ… Ngay trong lần triển lãm đầu tiên tại Hà Nội, bức họa đã được
nhiều người chú ý. Năm 1945, "Thiếu nữ bên hoa huệ" được trưng bày tại Nhà Khai Trí
Tiến Đức (Hà Nội) cùng với tranh của Nguyễn Đỗ Cung, Lê Văn Đệ… Bác Hồ đã đến
xem triển lãm này. Tại triển lãm, đã có hai người khách Nhật Bản ngỏ lời mua bức tranh,
nhưng tác giả từ chối không bán.
Kiệt tác "Thiếu nữ bên hoa huệ" quả là có số phận của một "hồng nhan đa truân".
Theo GS-TS Tô Ngọc Thanh, trưởng nam của họa sĩ Tơ Ngọc Vân kể lại thì: "Khi gia đình
đi kháng chiến, bức tranh được để lại trong nhà chúng tôi ở ngõ Trại Khách, phố Khâm
Thiên, nay là ngõ Thổ Quan. Đến khi hịa bình trở về Hà Nội thì nó đã trở thành sở hữu
của nhà sưu tập nổi tiếng Đức Minh. Ơng Đức Minh nói là ông mua lại bức tranh từ một
người khác".
Bốn năm sau ngày tác giả bức vẽ hy sinh, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã mượn
"Thiếu nữ bên hoa huệ" từ bộ sưu tập của nhà sưu tập Đức Minh để đưa đi tham gia "Triển
lãm mỹ thuật 12 nước XHCN" tổ chức tại Liên Xô, Hungary, Ba Lan, Rumani… Đây là

lần đầu tiên "Thiếu nữ bên hoa huệ" được "xuất ngoại". Ngay lập tức, Tơ Ngọc Vân được
báo chí của những nước này ca ngợi như một hiện tượng của hội họa Việt Nam.
Sau khi triển lãm kết thúc, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có nhờ họa sĩ Nguyễn Văn
Thiện chép lại bức tranh và treo ở đây, nhưng không ghi chú là tranh chép. Sau năm 1990,
phiên bản này mới được gỡ bỏ bởi nỗ lực chỉ treo tranh bản chính của bảo tàng.


Theo một tài liệu thì năm 1965, nhà sưu tập Đức Minh có nhã ý nhượng tồn bộ số
tranh, trong đó có "Thiếu nữ bên hoa huệ" cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chỉ với điều
kiện: Lập một gian trưng bày riêng, ghi rõ xuất xứ tranh của nhà sưu tập Đức Minh tặng
bảo tàng. Hẳn vì quan niệm "khơng dính líu với tư sản" nên Bảo tàng đã từ chối đề nghị
này.
Sau khi ông Đức Minh tạ thế (vào năm 1983), bộ tranh được chia cho các con ông
hưởng quyền thừa kế. Có người giữ được, nhưng cũng có người đem bán.
Họa sĩ Tơ Ngọc Thành, con trai thứ của nhà danh họa cho biết: Khi nhận được tin về
việc bức tranh nổi tiếng của bố mình sẽ được bán đấu giá, lo sợ bức tranh bị đưa ra nước
ngồi, ơng đã báo cho các cấp quản lý có liên quan biết, nhưng khơng thấy ai hồi âm (có lẽ
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khơng dám mua vì theo quy định lúc đó, giá cao nhất dành
cho một bức tranh chỉ là 2.000USD). Thế là kiệt tác nghệ thuật này lọt ra nước ngồi...
Cũng theo ơng Thành, trong cuốn "100 năm mỹ thuật đương đại Việt Nam" do gallery
Đông Sơn của ông Hà Thúc Cần ấn hành tại Singapore có in ảnh bức "Thiếu nữ bên hoa
huệ". Đây là bức sao chụp từ bản gốc. Cịn thì tuyệt đại đa số các bức "Thiếu nữ bên hoa
huệ" mà người Việt Nam ta được... chiêm ngưỡng, thưởng thức từ mấy chục năm nay (cả
bức in trên logo triển lãm nhân 100 năm sinh Tô Ngọc Vân) cũng chỉ là... tranh chép, trong
đó có những phiên bản khơng đồng nhất.
Thực chất kiệt tác “Thiếu nữ bên hoa huệ” đã được bán cho một nhà sưu tập tên là
Hà Thúc Cẩn với giá 15.000 USD. Sau khi mua được kiệt tác này, ông Hà Thúc Cẩn đã
đưa tranh ra nước ngoài và bán cho một người sưu tầm khác. Kể từ đó đến nay, kiệt tác
của hội họa Việt Nam - “Thiếu nữ bên hoa huệ” lưu lạc ở đâu, số phận ra sao là câu hỏi
được rất nhiều người quan tâm, song đáng tiếc là chưa có câu trả lời. Hai thiếu nữ và em

bé của danh họa Tô Ngọc Vân đã chính thức trở thành Bảo vật Quốc gia năm 2013. Nếu
như “Thiếu nữ bên hoa huệ” được tìm thấy, có lẽ sẽ có 02 tác phẩm của Tô Ngọc Vân
cùng trở thành Bảo vật quốc gia, bởi thực tế từ lâu “Thiếu nữ bên hoa huệ” đã là một kiệt
tác của hội họa Việt Nam trong lòng công chúng. Đáng tiếc là số phận của kiệt tác này giờ
vẫn là câu hỏi khiến nhiều nhà quản lý băn khoăn.


2.Thiếu nữ bên hoa sen (1951)

Hình ảnh Thiếu nữ bên hoa sen
Khi bức tranh này của Tô Ngọc Vân ra đời vào năm 1944, ông đã đặt tên cho bức tranh
là “Bên hoa sen” hoặc “Thiếu nữ bên hoa sen”. Nhưng họa sĩ Nam Sơn lại đùa “đặt”
cho bức tranh một cái tên khác là “Thiếu nữ ngửi hoa sen”. Tô Ngọc Vân phản đối, ông
cho rằng họa sĩ Nam Sơn đã “nhìn sai” về khơng gian, vì bức tranh có ba lớp, người
thiếu nữ trong tranh đứng ở lớp giữa, hoa sen thì ở lớp trước, làm sao mà ngửi được.
Thật ra chỉ cần xét tương quan tỷ lệ (giữa đầu người thiếu nữ và các bông hoa) - đã có
thể thấy, tên của bức tranh, “Thiếu nữ bên hoa sen”, đã được Tô Ngọc Vân đặt theo
đúng chủ ý sáng tác của ông.
3.Hai thiếu nữ và em bé (1944)


Hình ảnh tranh Hai thiếu nữ và em bé
Một khơng gian thật tĩnh lặng và hình ảnh 2 cố gái mặc áo dài ngồi bên hiên nhà và
một em bé đang ngồi chơi được thể hiện rõ ràng trong bức tranh. Ngồi ra bức tranh có bố
cụ rất đẹp tạo cảm giác hài hịa với mắt nhìn, kết hợp với màu sắc vàng ấm tạo nên một
bức tranh đẹp tuyệt vời. Hiện tại bức tranh có nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và thẩm mỹ.


4.Tranh sơn dầu Hồ Chủ tịch làm việc tại Bắc Bộ phủ năm 1946


Hình ảnhTranh sơn dầu Hồ Chủ tịch làm việc tại Bắc Bộ phủ năm 1946
Đầu năm 1946, ông được giới thiệu vào Bắc Bộ phủ vẽ tranh và nặn tượng Bác Hồ.
Ông đã sáng tác bức tranh sơn dầu “Hồ Chủ tịch làm việc tại Bắc Bộ phủ” và đây là bức
tranh chân dung sơn dầu đẹp nhất của ông sáng tác về Bác.

III. Hướng phát triển của tranh sơn dầu


Sơn dầu là một loại họa phẩm được làm từ sắc tố (pigment), thường dưới dạng bột
khô được nghiền kỹ với dầu lanh (cây gai) hay dầu cù túc. Tuy nhiên, việc chế màu địi hỏi
phải có kiến thức chun mơn để tránh pha trộn, gây những phản ứng hóa học giữa các
chất màu bởi sắc tố có thể là ngun liệu khống, ngun liệu hữu cơ hoặc ngun liệu
hóa học.
Sơn dầu khơng thấm nước, có độ dẻo và độ che phủ mạnh (dễ dàng phủ kín lớp sơn
khác ở dưới, trừ các màu có tính đặc biệt).
Cũng có lúc người ta dùng từ "màu dầu" thay cho từ "sơn dầu" với ý định chỉ chất
liệu dùng trong tác phẩm.
*Quá trình tìm ra sơn dầu:
Từ xa xưa, khi bắt đầu biết vẽ, con người đã chủ ý tìm kiếm những chất liệu tốt để
vẽ và mong tranh có màu sắc đẹp bền vững. Ngay từ thời cổ đại, con người đã biết dùng
màu trộn với dầu để vẽ, nhưng chất liệu lúc này vẫn rất thơ sơ, cịn nhiều nhược điểm và
hạn chế. Trải qua thời gian, nhiều thế hệ họa sĩ đã dày cơng tìm tịi ngun liệu, mày mò tự
chế ra sơn vẽ.
Nhưng phải đến thời anh em họa sỹ Van Eyck (khoảng 1390-1441) họ mới có thành
cơng lớn trong việc hoàn thiện và phát triển kỹ thuật vẽ chất liệu sơn dầu. Màu sắc sơn dầu
đến thời kỳ này đã trong trẻo tươi sáng hơn, có độ bóng đẹp, khơng thấm nước, bền vững
và chịu được thử thách của thời gian.
Từ đó, sơn dầu được sử dụng rộng rãi, được dùng phổ biến ở hầu hết các nước trên
thế giới. Có thể nói, việc hồn thiện chất liệu sơn dầu là một cuộc cách mạng kỹ thuật lớn,
làm chuyển biến và nâng cao nghệ thuật vẽ tranh.

*Kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu
Có nhiều loại sơn dầu chất lượng màu cũng khác nhau: mỗi thứ đều có ưu điểm và
nhược điểm riêng. Các màu sơn được chế tạo bởi nguyên liệu khoáng chất thường cho ta
chất sơn tốt hơn cả.
Người vẽ cần có kiến thức về chất liệu sơn dầu thì tranh mới bảo tồn được lâu. Ví
dụ: nếu dùng sơn pha ít dầu q thì dễ gây nứt rạn tranh,nếu pha nhiều dầu lanh thì lâu khơ


gây bất tiện khi chờ vẽ nhiều lớp, nếu dùng dầu lanh pha với màu sáng sẽ làm màu ấy mau
ngả vàng,...
Người sản xuất sơn dầu thường lập ra bảng phân loại hoặc dùng kí hiệu in trực tiếp
lên ống sơn để giới thiệu màu tốt hoặc màu kém cho người vẽ tiện dùng.
Tranh sơn dầu là loại tranh được vẽ trên vải. Màu vẽ được sử dụng để vẽ tranh được
tạo ra từ các loại khoáng chất được chiết suất dưới dạng bột rồi đem nghiền với dầu lanh
hoặc dầu cây cù túc. Lớp sơn dầu này thường không bị thấm nước và được phủ rất kĩ bằng
một lớp sơn bóng giúp cho tranh sơn dầu giữ được độ bền đẹp và khơng bị bong tróc.
1. Con đường phát triển của tranh sơn dầu
Từ khi các bức vẽ được con người tạo ra, người vẽ ln chú ý tìm những chất lượng
mới để vẽ với mong muốn làm sao giữ được độ bền đẹp cho bức tranh cũng như ln lại
lâu nhất có thể màu sắc của màu sắc. Ngay từ thời cổ đại, các họa sĩ đã tìm ra các cách
trộn dầu với màu vẽ tuy còn khá thô sơ và mắc nhiều nhược điểm. Tuy nhiên, qua thời
gian kĩ thuật này ngày càng được nâng cao và phát triển. Cho đến thời kì phục hưng hai
anh em họa sĩ người Hà Lan Van Eyck (1385 – 1441) đã phát triển kĩ thuật vẽ tranh sơn
dầu đạt đến đỉnh cao, bố cục tranh đạt đến độ hoàn hảo và màu sác cũng nhẹ nhàng trong
trẻo hơn. Có thể nói bắt đầu từ đây, chất liệu sơn dầu được cả thế giới biết đến và ưa
chuộng cho đến tận ngày này
2. Những kĩ thuật cơ bản trong vẽ tranh sơn dầu
Sơn dầu cũng có rất nhiều loại, mỗi loại lại mang đến chất lượng màu sắc khác
nhau. Trong đó các màu sơn được tạo ra từ nguyên liệu khoáng chất được đánh giá là cho
chất lượng tốt hơn cả.

Phải là những người học và tìm hiểu những kiến thức chuyên sâu về tranh sơn dầu
mới có thể tạo ra những bức tranh bền màu và chắc chắn theo thời gian. Trước hết là đối
với lớp vải bổ, lớp sơn phủ lên vải phải đều và đủ độ mới có thể giữ màu sơn tươi sáng.
Những bức tranh quá dày thường là những bức vẽ không được bảo quản cẩn thận dễ dẫn
đến tình trạng rạn nứt. Nếu người vẽ pha quá ít dầu lanh cũng là nguyên nhân dẫn đến
tranh dễ rạn nứt, còn nếu quá nhiều dầu sẽ khó cho người vẽ khi phải sơn lên nhiều lớp.
Đồng thời nếu pha những gam màu sáng với dầu lanh thì những bức vẽ thường nhanh bị
ngả màu


3. Tranh sơn dầu Việt Nam
Tranh sơn dầu TP HCM theo người Pháp du nhập vào Việt Nam từ những năm
1925. Nghệ thuật tranh sơn dầu lần đầu tiên được giảng dạy tại trường mĩ thuật Đông
Dương, tuy nhiên những giáo sư người Pháp chưa bao giờ tin rằng người Việt Nam có thể
vẽ được tranh với chất liệu đặc biết khó như sơn dầu. Nhưng thực tế là những họa sĩ Việt
Nam trước cách mạng tháng Tám đã tạo ra tiếng vang lớn cho ngành mĩ thuật Việt Nam
với những giải thưởng quốc tế lớn thông qua những bước tranh sơn dầu. Trong số những
họa sĩ thành công trên chất liệu sơn dầu trong thời kì này như Trần Văn Cẩn, Bùi Xn
Phái, Nguyễn Tư Nghiêm thì có lẽ Tô Ngọc Vân được đánh giá là bậc thầy trong thể loại
tranh sơn dầu Việt Nam. Những bức vẽ sơn dầu của Tô Ngọc Vân thường hướng đến cảnh
sắc thiên nhiên Việt Nam. Vẻ đẹp hùng vĩ của cảnh sắc con người thuộc được ông gội tả
băng những cấp độ màu sắc cap nhất. Nói đến Tơ Ngọc Vân ta có thể kể đến những bức vẽ
nổi tiếng như Thiếu nữ bên hoa sen, Thiếu nữ bên hoa huệ, Thiếu nữ tựa cột, Hai thiếu nữ
và em bé, Dưới bóng nắng… Khác với Tô Ngọc Vân, họa sĩ Nguyễn Sáng lại chủ yếu khai
thác đề tài đấu tranh của dân tộc còn họa sĩ nổi danh Bùi Xuân Phái lại quyến rũ người
xem bằng nét bình dị những đầy phong thái của những con phố cổ Hà Nội.
Ngày này tranh sơn dầu Việt Nam vẫn nối bước những người thầy đi trước. Những
bức vẽ dần trở nên hoàn thiện hơn và bền chắc hơn với thời gian. Chủ đề của những
bức tranh sơn dầu cũng phong phú, khơng cịn bó hẹp trong những bức tĩnh vật, phong
cảnh, tranh sơn dầu ngà nay hướng đến xu hướng hiện đại hơn, những bức tranh trang

trí phá cách với những gam màu rực rỡ và không tuân theo những bố cục tương xứng cổ
điển.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao
hơn, ngày một đa dạng và phong phú hơn. Ngoài những nhu cầu thiết yếu cho cuộc như ăn
mặc, đi lại, giao tiếp, làm đẹp… nhiều người đã biết quan tâm đến nhu cầu được thưởng
thức các loại hình nghệ thuật, trong đó có mỹ thuật. Đó là sở thích được ngắm những tác
phẩm hội họa đặc sắc, mong ước được sở hữu hay treo trong nhà mình những bức họa đẹp
và có ý nghĩa.


Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của những người yêu mỹ thuật, Thế Giới Tranh
Sơn Dầu 365 sẽ nổ lực để mọi người ai cũng được tiếp cận với khơng gian mỹ thuật, gia
đình nào cũng có thể trang trí cho ngơi nhà thêm đẹp và sang trọng với tranh sơn dầu hay
tranh tường nghệ thuật… Để mỗi ngày, thói quen ngắm tranh, nhu cầu thưởng thức tranh
của mỗi người trở thành một nét văn hóa đẹp. Bởi mỗi bức tranh có một ý nghĩa cao cả, có
một giá trị văn hóa, giá trị giáo dục ẩn chứa trong đó…
Những bức tranh sơn dầu của chúng tơi là phù hợp cho trang trí nhà, trang trí tường,
quầy bar, khách sạn, nhà hàng và trang trí văn phịng, và cũng như một món quà sang
trọng dành cho bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong các dịp sinh nhật, tân gia, lễ tết,
ngày nhà giáo….

IV. Triển lãm tranh sơn dầu
Tranh sơn dầu là một trong quá trình quan trọng để truyền tới người thưởng thức
những sản phẩm văn hóa nghệ thuật mà cụ thể ở đây là những bức tranh sơn dầu. Triển
lãm giúp quảng bá hình ảnh đất nước, vẻ đẹp của con người Việt Nam qua những kiệt tác
của những họa sĩ nổi tiếng. Triển lãm cịn giúp cơng chúng được tiếp cận sâu hơn hiểu hơn
về nghệ thuật qua những bức tranh sơn dầu.




×