Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kiến trúc cảnh quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.99 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HỒ CHÍ MINH
--------

NGUYỄN MẠNH QUỐC

QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
PHƯỜNG HẢI ĐÌNH – THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐƠ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH

TP.HỒ CHÍ MINH - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HỒ CHÍ MINH
--------

NGUYỄN MẠNH QUỐC

QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
PHƯỜNG HẢI ĐÌNH – THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI

Chuyên ngành : QUẢN LÝ ĐƠ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH
Mã số



: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐƠ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS.KTS. LÊ ANH ĐỨC

TP.HỒ CHÍ MINH - 2017


LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS.KTS Lê Anh Đức đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian làm Luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy, Cơ giáo đã tận tình giảng dạy và
hướng dẫn tác giả trong quá trình học tập.
Xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường đại học Kiến Trúc Thành phố Hồ
Chí Minh đã tạo điều kiện và cung cấp những kiến thức quý báu cho tác giả trong
quá trình thực hiện Luận văn.
Cuối cùng, xin cảm ơn Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình, UBND thành phố Đồng
Hới, UBND phường Hải Đình cùng các anh chị đồng nghiệp và bạn bè đã nhiệt tình
giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập cũng như trong suốt quá trình làm Luận văn.

Tác giả
Nguyễn Mạnh Quốc


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1

1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Tổng quan về những nghiên cứu liên quan đến đề tài ..................................... 3
3. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 4
4. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 4
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 5
6. Giới hạn nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 5
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .. 6
1.1. Khái niệm chung .............................................................................................. 6
1.1.1. Kiến trúc cảnh quan ................................................................................... 6
1.1.1.1. Cảnh quan ....................................................................................... 6
1.1.1.2. Kiến trúc cảnh quan ........................................................................ 7
1.1.1.3. Đối tượng và nhiệm vụ của Kiến trúc cảnh quan ........................... 7
1.1.2. Quản lý kiến trúc cảnh quan ...................................................................... 9
1.1.2.1. Quản lý kiến trúc cảnh quan ........................................................... 9
1.1.2.2. Quản lý nhà nước về Kiến trúc cảnh quan đô thị ........................... 9
1.2. Tổng quan về Thành phố Đồng Hới và Khu vực phường Hải Đình .............. 10
1.2.1. Sơ lược về Thành phố Đồng Hới ............................................................. 10
1.2.2. Sơ lược về phường Hải Đình ................................................................... 10
1.3. Thực trạng Kiến trúc cảnh quan và công tác quản lý Kiến trúc cảnh quan
Phường Hải Đình....................................................................................................... 12


1.3.1. Thực trạng Kiến trúc cảnh quan phường Hải Đình ................................. 12
1.3.1.1. Khu vực Thành cổ Đồng Hới ....................................................... 13
1.3.1.2. Khu vực ven bờ sông Nhật Lệ và sông Cầu Rào .......................... 14
1.3.1.3. Khu vực Dự án Khu đô thị phía Bắc đường Lê Lợi ..................... 15
1.3.1.4. Khu vực trung tâm đô thị hiện hữu ............................................... 16
1.3.2. Thực trạng công tác quản lý Kiến trúc cảnh quan Phường Hải Đình...... 19
1.3.2.1. Các văn bản pháp luật và Quy hoạch đã ban hành ....................... 19

1.3.2.2. Cơ cấu bộ máy quản lý xây dựng, kiến trúc cảnh quan đô thị ..... 20
1.3.2.3. Thực trạng công tác quản lý Kiến trúc cảnh quan phường Hải
Đình

...................................................................................................... 21

1.4. Kết luận chương 1 .......................................................................................... 26
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ....................................... 28
2.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 28
2.1.1. Lý thuyết về mơ hình cải tạo và phát triển không gian ven sông ............ 28
2.1.1.1. Giải pháp quy hoạch theo dạng điểm ........................................... 28
2.1.1.2. Giải pháp quy hoạch theo dạng tuyến .......................................... 29
2.1.1.3. Giải pháp kết hợp quy hoạch theo dạng điểm và dạng tuyến ....... 29
2.1.2. Lý luận phục vụ công tác quản lý kiến trúc cảnh quan ........................... 29
2.1.2.1. Sự biến đổi của cảnh quan ............................................................ 29
2.1.2.2. Đa dạng hóa các loại cây xanh trong khu đô thị ........................... 30
2.1.2.3. Cây xanh và sự phát triển theo thời gian ...................................... 30
2.2. Cơ sở pháp lý.................................................................................................. 31
2.2.1. Quy hoạch phân khu ................................................................................ 31


2.2.2. Thiết kế Đô thị ......................................................................................... 33
2.2.3. Nguyên tắc Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị ................. 35
2.2.4. Quy định chung về Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị ..... 36
2.3. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 38
2.3.1. Định hướng phát triển không gian của thành phố Đồng Hới .................. 38
2.3.2. Định hướng phát triển các khu chức năng của thành phố Đồng Hới ...... 39
2.3.3. Định hướng phát triển Kinh tế- Xã hội thành phố Đồng Hới .................. 41
2.4. Kinh nghiệm thực tiễn các nước trên thế giới và Việt Nam .......................... 42
2.4.1. Kinh nghiệm về quản lý cảnh quan ven sông .......................................... 42

2.4.2. Kinh nghiệm về bảo tồn di tích lịch sử .................................................... 44
2.4.3. Kinh nghiệm về quản lý kiến trúc cảnh quan và quản lý đô thị .............. 47
2.5. Kết luận chương 2 .......................................................................................... 48
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN PHƯỜNG
HẢI ĐÌNH – THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI.............................................................. 50
3.1. Yêu cầu chung ................................................................................................ 50
3.2. Đề xuất Định hướng phân vùng phát triển Kiến trúc Cảnh quan phường Hải
Đình 50
3.2.1. Phân vùng theo cảnh quan ....................................................................... 51
3.2.2. Phân vùng theo tuyến giao thơng chính................................................... 52
3.2.3. Tổng hợp các dạng phân vùng ................................................................. 52
3.3. Đề xuất một số nội dung cơ bản cho Quy chế quản lý Kiến trúc Cảnh quan
phường Hải Đình ....................................................................................................... 54
3.3.1. Vùng I - khu vực Thành cổ Đồng Hới ..................................................... 54
3.3.2. Vùng II - khu vực dân cư quanh Thành cổ Đồng Hới ............................. 55


3.3.3. Vùng III - khu vực dân cư hồ Hải Đình................................................... 55
3.3.4. Vùng IV - khu vực nhà ở kết hợp thương mại dịch vụ............................ 56
3.3.5. Vùng V - khu vực trung tâm hành chính ................................................. 56
3.3.6. Vùng VI - khu vực nhà ở biệt thự ............................................................ 57
3.3.7. Vùng VII - khu vực nhà ở hiện hữu cải tạo chỉnh trang .......................... 57
3.3.8. Vùng VIII - khu cảnh quan ven sông Nhật Lệ và sông Cầu Rào ............ 57
3.3.9. Vùng IX - các tuyến đường chính trên địa bàn phường Hải Đình .......... 59
3.4. Đề xuất Quy trình quản lý Kiến trúc Cảnh quan phường Hải Đình .............. 63
3.4.1. Lập dự án ................................................................................................. 64
3.4.2. Thực hiện dự án ....................................................................................... 66
3.4.3. Sau dự án ................................................................................................. 66
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 68
1. Kết luận............................................................................................................... 68

2. Kiến nghị ............................................................................................................ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT

Bảng

1

Bảng 1.1

2

Bảng 1.2

3

Bảng 3.1

Nội dung
Tổng hợp về thực trạng kiến trúc cảnh quan trên địa bàn
phường Hải Đình
Tổng hợp về thực trạng quản lý kiến trúc cảnh quan trên địa
bàn phường Hải Đình
Tổng hợp phạm vi quản lý theo quy chế của từng vùng



DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT

Hình ảnh

Chương 1
Vị trí của thành phố Đồng Hới và phường Hải Đình

1

Hình 1.1

2

Hình 1.2

3

Hình 1.3

Một số hình ảnh về Thành cổ Đồng Hới

4

Hình 1.4

Một số hình ảnh hiện trạng ven bờ sơng Nhật Lệ

5


Hình 1.5

6

Hình 1.6

7

Hình 1.7

Một số hình ảnh hiện trạng khu vực trung tâm đơ thị hiện hữu

8

Hình 1.8

Một số hình ảnh hiện trạng khu vực trung tâm đơ thị hiện hữu

9

Hình 1.9

Bản đồ hiện trạng và phân khu vực nghiên cứu phường Hải
Đình

Một số hình ảnh hiện trạng ven bờ sơng Nhật Lệ và sơng Cầu
Rào
Một số hình ảnh hiện trạng Dự án khu đơ thị phía Bắc đường
Lê Lợi


Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Thành phố Đồng Hới định
hướng đến năm 2035
Chương 2

10

Hình 2.1

Giải pháp quy hoạch theo dạng điểm và theo dạng tuyến

11

Hình 2.2a,b

Kinh nghiệm quản lý cảnh quan ven sơng ở Singapore

12

Hình 2.2c,d

Kinh nghiệm quản lý cảnh quan ven sông ở Anh


13

Hình 2.2e,f

Kinh nghiệm quản lý cảnh quan ven sơng ở Đà Nẵng

14


Hình 2.3a,b

Kinh nghiệm bảo tồn di tích lịch sử ở Singapore

15

Hình 2.3c,d

Kinh nghiệm bảo tồn di tích lịch sử ở Hàn Quốc

16

Hình 2.3e,f

Kinh nghiệm bảo tồn di tích lịch sử ở Thanh Hóa

17

Hình 2.4a,b,c,d

Kinh nghiệm quản lý đơ thị ở Singapore

18

Hình 2.4e,f

Kinh nghiệm quản lý đơ thị ở Malaysia
Chương 3


19

Hình 3.1

Phân vùng theo cảnh quan

20

Hình 3.2

Phân vùng theo tuyến giao thơng chính

21

Hình 3.3

Tổng hợp phân vùng

22

Hình 3.4

Một số giải pháp tổ chức cảnh quan mặt nước tham khảo

23

Hình 3.5

Giải pháp bố trí cảnh quan nhà ở kết hợp thương mại dịch vụ


24

Hình 3.6

Giải pháp bố trí cảnh quan khu vực nhà ở biệt thự tham khảo

25

Hình 3.7

Giải pháp tổ chức cảnh quan ven sông tham khảo


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thành phố Đồng Hới là đô thị loại II và là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Bình, đây là
trung tâm du lịch thương mại gắn liền với các khu du lịch, khu di tích lịch sử và
danh lam thắng cảnh. Các lợi thế về phát triển du lịch như: bãi biển dài và đẹp, hệ
thống hang động núi đá vôi tự nhiên lớn nhất thế giới, các cơng trình mang dấu ấn
lịch sử… đã góp phần làm cho tỉnh Quảng Bình nói chung và thành phố Đồng Hới
nói riêng trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.
Phường Hải Đình là phường trung tâm thành phố Đồng Hới. Trên địa bàn
phường có di tích Thành cổ Đồng Hới, Quảng Bình Quan - là các chứng tích chiến
tranh lịch sử quan trọng được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xếp trong danh
sách các cơng trình văn hóa trọng điểm cấp Quốc gia. Phía Đơng phường Hải Đình
có bờ sơng Nhật Lệ được đầu tư về hạ tầng, bố trí cây xanh, đường dạo… tạo nên
khơng gian cảnh quan về cây xanh mặt nước làm điểm nhấn cho khu vực trung tâm
thành phố Đồng Hới. Phía Nam và Tây Nam Hải Đình tiếp giáp với sơng Cầu Rào,
khu vực này đang thực hiện Dự án Khu đô thị phía Bắc đường Lê Lợi. Đây là khu

đơ thị nằm giữa lịng thành phố với khơng gian mở hướng ra bờ sơng, là sự kết hợp
hài hịa giữa con người với thiên nhiên, tạo nên không gian sống lý tưởng cho người
dân đô thị. Trục cảnh quan ven bờ sông Nhật Lệ và sông Cầu Rào kết hợp với chuỗi
nhà hàng, khách sạn chạy dọc bờ sông tạo nên không gian khu trung tâm vừa hiện
đại vừa gần gũi với thiên nhiên, là điểm giữ chân du khách lưu trú ở thành phố
Đồng Hới.
Trong những năm trở lại đây, thành phố Đồng Hới đã bắt đầu chú trọng vào đầu
tư phát triển khu vực trung tâm – phường Hải Đình. Thành phố đang thực hiện các
dự án xây dựng bờ kè, cải tạo cảnh quan dọc hai bên bờ sông Nhật Lệ và sông Cầu
Rào; Dự án phục hồi, tơn tạo Thành cổ Đồng Hới và Quảng Bình Quan; Ban hành
các chính sách thu hút nhà đầu tư vào xây dựng các trung tâm thương mại – dịch vụ
và căn hộ cao cấp… Kinh tế của thành phố phát triển mạnh mẽ, dân số gia tăng


2
nhanh chóng, các cơng trình xây dựng mọc lên ngày càng nhiều và đời sống người
dân ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên, quá trình đầu tư phát triển của thành phố không thể tránh khỏi những
bất cập. Thành cổ Đồng Hới là di tích lịch sử cấp Quốc gia nhưng quản lý Quy
hoạch trước đây chưa tốt, các đồ án quy hoạch được phê duyệt đến nay chủ yếu là
quy hoạch mặt bằng sử dụng đất, chưa thống nhất giữa tổ chức không gian và thiết
kế đô thị.
Mặc dù tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quy chế Quản lý Quy hoạch Kiến trúc Đô
thị thành phố Đồng Hới nhưng việc thực hiện công tác quản lý và thi hành chưa
đồng bộ, bộ máy tổ chức còn chồng chéo, ý thức tôn trọng pháp luật của một bộ
phận người dân chưa cao dẫn đến việc thực thi pháp luật chưa nghiêm, gây cản trở
việc đầu tư xây dựng chỉnh trang đô thị.
Tình trạng lấn chiếm đất, nhiều hộ dân làm nhà ở, kinh doanh xung quanh khu
vực Thành cổ, xây dựng tự phát, thiếu thẩm mỹ kiến trúc, làm mất mỹ quan khu vực
cần được bảo tồn lịch sử. Đoạn ven bờ sông Nhật Lệ, các trụ sở làm việc của thành

phố được thay thế bằng Dự án trung tâm thương mại và nhà ở cao tầng của tập đoàn
Vingroup đầu tư xây dựng khiến cho không gian cảnh quan của khu vực này có
nguy cơ bị mất đi vẻ đẹp tự nhiên vốn có. Trên đoạn sơng Nhật Lệ và sông Cầu Rào
xuất hiện các nhà hàng nổi xây dựng tự phát làm cho giá trị cảnh quan sông nước và
mơi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các cơng trình xây dựng nhà ở, cơng trình
cơng cộng trên địa bàn phường với kiến trúc chưa thống nhất, thiếu thẩm mỹ và bản
sắc…
Chính vì vậy, để phát triển phường Hải Đình theo hướng phù hợp với Quy hoạch
chung xây dựng Thành phố Đồng Hới đến năm 2025 và theo định hướng Quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 thì việc nghiên cứu đề tài
“Quản lý Kiến Trúc Cảnh Quan Phường Hải Đình – Thành Phố Đồng Hới” là
một nhu cầu cấp thiết và phù hợp với yêu cầu thực tiễn.


3
2. Tổng quan về những nghiên cứu liên quan đến đề tài
Quảng Bình là nơi có cảnh quan thiên nhiên đa dạng và có tiềm năng lớn về du
lịch nên trước đây đã có một số luận văn nghiên cứu về không gian cảnh quan nhằm
phát triển du lịch cho tỉnh nói chung và thành phố Đồng Hới nói riêng, điển hình
như:
Tác giả Trần Quang Vũ với luận văn “Tìm kiếm các khơng gian cảnh quan du
lịch Quảng Bình” [15] đã lấy ba trục cảnh quan khơng gian chính của tỉnh Quảng
Bình gồm: biển, đồng bằng và đồi núi để định hướng các tuyến cảnh quan kiến trúc
phục vụ du lịch. Tác giả đã tìm ra sự cân bằng, hài hòa giữa cảnh quan kiến trúc với
cảnh quan thiên nhiên mơi trường sinh thái cũng như văn hóa con người và xã hội.
Bên cạnh đó cịn chỉ ra được mối liên hệ vùng với Quảng Trị và Huế nhằm tạo sự
đa dạng, phong phú cho các trục kiến trúc cảnh quan.
Tác giả Hoàng Việt với luận văn “Quản lý Kiến trúc Cảnh quan sông Nhật LệThành phố Đồng Hới- Tỉnh Quảng Bình” [16] đã đưa ra được các giải pháp về lập
quy hoạch xây dựng, thiết kế đô thị, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị làm
cơ sở pháp lý cho công tác quản lý kiến trúc cảnh quan và giải pháp về bảo vệ môi

trường cảnh quan khu vực sông Nhật Lệ nhằm quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị
theo hướng bền vững. Tác giả cũng đã đưa ra được mơ hình tổ chức bộ máy quản lý
kiến trúc cảnh quan nhằm nâng cao vai trị quản lý của chính quyền đơ thị Đồng
Hới và sự phối hợp chung của các cộng đồng trong quản lý, xây dựng và khai thác
sử dụng.
Tác giả Đồn Cơng Hải với luận văn “Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
khu vực bờ Tây đoạn cửa sông Nhật Lệ - Đồng Hới - Quảng Bình” [7] đã khái quát
lên được tình hình tổ chức cảnh quan bờ Tây đoạn cửa sơng Nhật Lệ - khu vực đang
trong q trình phát triển cơ sở hạ tầng mạnh mẽ, đánh giá được tình hình khách
quan, chủ quan của khu vực về mặt cảnh quan. Phân tích những cơ sở khoa học cho
việc tổ chức cảnh quan tại khu vực: điều kiện tự nhiên, kinh tế văn hóa xã hội, các
nguồn động lực cảnh quan, quy luật bố cục cảnh quan, các nguyên tắc tổ chức các


4
yếu tố cảnh quan nhằm làm phong phú thêm phương án tổ chức cảnh quan cho khu
vực bờ Tây đoạn cửa sơng Nhật Lệ. Đề tài đã nói lên ý nghĩa tầm quan trọng của
yếu tố cảnh quan trong đô thị, giúp đánh thức các giá trị về tiềm năng du lịch, tiềm
năng cảnh quan mà địa phương sẵn có để chính quyền có định hướng trong việc
phát triển đơ thị đồng thời với phát triển cảnh quan, làm sinh động thêm hình ảnh
của thành phố.
Các luận văn trên đều nghiên cứu các vấn đề của thành phố Đồng Hới cũng
như chủ yếu là công tác tổ chức kiến trúc cảnh quan mà chưa có luận văn nào dành
riêng để nói về quản lý phát triển khu vực phường trung tâm của thành phố Đồng
Hới, cụ thể là phường Hải Đình. Đây là khu vực trung tâm thành phố có nhiều giá
trị về cảnh quan và bảo tồn nhưng cũng đang chịu tác động từ q trình phát triển
đơ thị và phát triển du lịch nhanh chóng. Chính vì vậy, hướng nghiên cứu về quản
lý kiến trúc cảnh quan phường Hải Đình là cần thiết để làm tăng giá trị thẩm mỹ và
phát triển du lịch bền vững cho thành phố Đồng Hới.
3. Mục tiêu nghiên cứu

-

Đề xuất định hướng phân vùng phát triển Kiến trúc cảnh quan phường Hải
Đình.

-

Đề xuất một số nội dung cơ bản cho Quy chế quản lý Kiến trúc cảnh quan
phường Hải Đình.

-

Đề xuất Quy trình quản lý Kiến trúc cảnh quan phường Hải Đình.

4. Nội dung nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng cảnh quan của khu vực phường Hải Đình, bao gồm cảnh
quan lịch sử, cảnh quan tự nhiên và cảnh quan kiến trúc hiện hữu.
Đánh giá thực trạng quản lý kiến trúc cảnh quan của khu vực phường Hải Đình
dựa vào Quy hoạch hiện tại và Quy hoạch chung điều chỉnh xây dựng thành phố
Đồng Hới và vùng phụ cận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.


5
Hệ thống hóa những cơ sở khoa học, những kinh nghiệm của các nước trong khu
vực nhằm đề xuất các giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan một cách hiệu quả.
Đề xuất định hướng phân khu phát triển Kiến trúc cảnh quan phường Hải Đình
để từ đó đưa ra một số nội dung cơ bản trong Quy chế quản lý kiến trúc cảnh quan
của phường và cuối cùng là đề xuất Quy trình thực hiện quản lý cho các phân khu
nói trên.
5. Phương pháp nghiên cứu

- Khảo sát – điền dã: khảo sát hiện trạng kiến trúc cảnh quan trên địa bàn
phường Hải Đình và ghi lại những hình ảnh, tư liệu thực tế. Đánh giá dựa trên hiện
trạng thực tế quan sát được.
- Thống kê – so sánh: thống kê các số liệu, tài liệu để làm cơ sở cho việc đưa ra
các giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan. So sánh để thấy được các điểm mạnh,
điểm yếu trong việc quản lý kiến trúc cảnh quan.
- Phân tích và tổng hợp: phương pháp này được sử dụng xuyên suốt luận văn,
phân tích từ những tài liệu thu thập được và tổng hợp thông tin lại để có được
những kết quả mong muốn.
- Bản đồ: chồng lớp bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch để thấy được thực
trạng kiến trúc cảnh quan ở phường Hải Đình. Đánh giá tiềm năng và hiện trạng
kiến trúc cảnh quan trên cơ sở phân tích, đối chiếu các thơng số, hình ảnh trên bản
đồ địa hình, khơng ảnh.
6. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
-

Khu vực Thành cổ Đồng Hới.

-

Khu vực ven bờ sông Nhật Lệ và sông Cầu Rào.

-

Khu vực Dự án Khu đơ thị phía Bắc đường Lê Lợi.

-

Khu vực trung tâm đô thị hiện hữu.



6

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm chung
1.1.1.

Kiến trúc cảnh quan

1.1.1.1. Cảnh quan
Cảnh quan là không gian chứa đựng vật thể nhân tạo, thiên nhiên và những hiện
tượng xảy ra trong quá trình tác động giữa chúng với nhau và giữa chúng với bên
ngồi [9].
Cảnh quan đơ thị là khơng gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đơ thị
như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè, đường đi bộ,
công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất, đảo, cù lao, triền đất
tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch trong đô thị và không
gian sử dụng chung thuộc đô thị [11].
Cảnh quan đô thị là hình ảnh con người ghi nhận được qua tiếp xúc với không
gian đô thị, bao gồm: cảnh quan thiên nhiên, cảnh quan nhân tạo và cảnh quan hoạt
động.
- Cảnh quan thiên nhiên: là trạng thái hoàn cảnh tự nhiên sẵn có của đơ thị, đó là
núi sơng, mặt nước, địa hình, địa mạo, điều kiện khí hậu và những đặc trưng hồn
cảnh đơ thị chịu ảnh hưởng của những yếu tố đó. Bất cứ một đơ thị nào cũng là sản
phẩm của điều kiện tự nhiên, địa lý và khí hậu nhất định, đó cũng là căn cứ và cơ sở
để bố cục và phát triển đô thị. Đỉnh núi có thể tạo nên tiêu điểm thị giác cấu thành
cảnh quan đơ thị, bờ sơng rộng rãi có thể tạo nên những hình ảnh đẹp cho cảnh quan
đơ thị. Cảnh quan tự nhiên bao giờ cũng đóng góp tạo nên hình ảnh đơ thị những
giá trị độc đáo, tạo cơ sở cho công tác thiết kế đô thị [5].

- Cảnh quan nhân tạo: là hình ảnh chủ yếu của đô thị, bao gồm các kiến trúc mới
và cũ của đơ thị, đường viền đơ thị hình thành bởi quần thể kiến trúc, các không
gian công cộng và các tác phẩm nghệ thuật trong môi trường đô thị. Những kiến


7
trúc lịch sử trong đô thị là bằng chứng phản ánh các giai đoạn phát triển của đô thị,
là kết tinh của trí tuệ người xưa, khơng những có ý nghĩa nhân văn hóa mà cịn có
thể thỏa mãn nhu cầu tâm lý của con người. Các kiến trúc mới về mặt cảnh quan có
thể biểu hiện thành quả của khoa học kỹ thuật hiện đại, mang lại cho thành phố
khơng khí thời đại. Kiến trúc mới và cũ kết hợp lại với nhau, tổ chức lại và thiết kế
khéo léo có thể hỗ trợ cho nhau, bộc lộ sự đa dạng của cảnh quan đô thị [5].
- Cảnh quan hoạt động: là phản ánh cuộc sống hàng ngày của người dân đô thị,
thông qua nội dung sử dụng lối sống, phong tục tập quán của địa phương. Cảnh
quan hoạt động mang lại cho con người những ấn tượng sâu sắc, có sức hấp dẫn làm
tăng cảnh quan đơ thị, chẳng hạn phong tục tập quán đặc biệt, các hoạt động diễu
hành, những sinh hoạt xã hội mang đậm nét đặc trưng văn hóa địa phương [5].
1.1.1.2. Kiến trúc cảnh quan
Kiến trúc cảnh quan là hoạt động định hướng của con người tác động vào môi
trường nhân tạo để làm cân bằng mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố thiên nhiên và
nhân tạo, tạo nên sự tổng hòa giữa chúng. Đơ thị hóa phát triển kéo theo sự gia tăng
đất xây dựng, đẩy dần thiên nhiên xa rời con người, gây nên sự rối loạn sinh thái, ô
nhiễm môi trường. Bởi vậy kiến trúc cảnh quan nghiên cứu tổng thể từ phạm vi
vùng, miền đến giới hạn nhỏ hẹp của mơi trường bao quanh con người có lợi cho sự
sống, phù hợp sinh thái phát triển mang lại mối quan hệ tổng hòa giữa thiên nhiên –
con người – kiến trúc [9].
1.1.1.3. Đối tượng và nhiệm vụ của Kiến trúc cảnh quan
a. Đối tượng của Kiến trúc cảnh quan
Kiến trúc cảnh quan được hình thành bởi khơng gian trống và các yếu tố cảnh
quan. Trong đó các yếu tố cảnh quan bao gồm yếu tố cảnh quan thiên nhiên là các

yếu tố được hình thành và chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên như: cây xanh,
địa hình, mặt nước… và yếu tố cảnh quan nhân tạo do con người tạo ra như các
cơng trình kiến trúc, tác phẩm kiến trúc, các tác phẩm mỹ thuật cơng nghiệp, các tác
phẩm nghệ thuật hồnh tráng.


8
Không gian trống là phần lãnh thổ không xây dựng cơng trình nhưng có vai trị
quan trọng là một thành phần khơng thể tách rời của kiến trúc cơng trình, làm không
gian chuyển tiếp giữa không gian bên trong công trình với hệ thống khơng gian
rộng lớn bên ngồi, tạo nên một cơ cấu khơng gian thống nhất, hồn chỉnh.
Khơng gian trống và các yếu tố cảnh quan chính là đối tượng nghiên cứu của
kiến trúc cảnh quan. Hay nói cách khác, kiến trúc cảnh quan là một bộ phận của
kiến trúc nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ giữa các yếu tố cảnh quan thiên nhiên
với cảnh quan nhân tạo do con người tạo ra trong quá trình hình thành không gian
trống.
b. Nhiệm vụ của Kiến trúc cảnh quan [9]
Mục tiêu của kiến trúc cảnh quan là xây dựng môi cảnh bền vững, thỏa mãn các
nhu cầu và hoạt động sống của con người trong môi trường trong lành, hài hòa và
tiện nghi.
Để đạt được mục tiêu này, kiến trúc cảnh quan có các nhiệm vụ sau đây:
- Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và di tích cảnh quan trong mơi trường
nhân tạo hóa và vùng bao quanh.
- Tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị cạn kiệt, thu hẹp do các hoạt động kinh tế
của con người, đặc biệt là cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa. Bởi vậy việc bảo vệ gìn
giữ “ngân quỹ” thiên nhiên là rất cấp bách. Kiến trúc cảnh quan có nhiệm vụ lập
những biện pháp dự báo và sử dụng thiên nhiên có giá trị cho các hoạt động nghỉ
ngơi – giải trí, phối hợp với các ngành chun mơn khác để tổ chức các hoạt động
du lịch sinh thái, đặc biệt là tổ chức bảo vệ và khai thác các di tích cảnh quan góp
phần vào việc bảo tồn di sản văn hóa và phục vụ du lịch văn hóa.

- Giữ gìn và nhân giá trị của cảnh quan thiên nhiên trong các điểm dân cư, đặc
biệt là điểm dân cư đô thị. Tổ chức môi trường nghỉ ngơi – giải trí, mơi trường thẩm
mỹ và mơi trường trong sạch.


9

1.1.2. Quản lý kiến trúc cảnh quan
1.1.2.1. Quản lý kiến trúc cảnh quan
Quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị là công tác nhằm đảm bảo các tổ chức, cá
nhân trong nước, nước ngồi có hoạt động liên quan đến không gian, kiến trúc, cảnh
quan đô thị trên lãnh thổ Việt Nam “phải tuân thủ theo quy hoạch đô thị, thiết kế đô
thị và quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị. Đối với những khu vực đô thị,
tuyến phố chưa có quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, quy chế quản lý quy hoạch,
kiến trúc đô thị thì thực hiện việc quản lý theo quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch
xây dựng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành” [4]. Và đồng thời phải
“đảm bảo tính thống nhất trong việc quản lý từ không gian tổng thể đô thị đến
không gian cụ thể thuộc đơ thị; phải có tính kế thừa kiến trúc, cảnh quan đô thị và
phù hợp với điều kiện, đặc điểm tự nhiên, đồng thời tôn trọng tập quán, văn hoá địa
phương; phát huy các giá trị truyền thống để gìn giữ bản sắc của từng vùng, miền
trong kiến trúc, cảnh quan đô thị” [4].
1.1.2.2. Quản lý nhà nước về Kiến trúc cảnh quan đô thị
Quản lý nhà nước về Kiến trúc cảnh quan đô thị bao gồm 7 nội dung [1]:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện Định hướng phát triển kiến trúc cảnh quan đô
thị.
- Ban hành quy định quản lý Kiến trúc và cảnh quan.
- Xếp hạng và cơng nhận các cơng trình Kiến trúc và cảnh quan có giá trị.
- Lập, thẩm định và thỏa thuận các phương án thiết kế kiến trúc các công trình
trong đơ thị.
- Quản lý hành nghề kiến trúc sư.

- Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc.
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trật tự xây dựng và kiến trúc đô thị.


10
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài Quy chế quản lý kiến trúc cảnh quan
phường Hải Đình – thành phố Đồng Hới chỉ tập trung nghiên cứu 2 nội dung là xây
dựng định hướng phát triển kiến trúc cảnh quan đô thị và ban hành quy định về
quản lý kiến trúc cảnh quan.
1.2. Tổng quan về Thành phố Đồng Hới và Khu vực phường Hải Đình
1.2.1.

Sơ lược về Thành phố Đồng Hới

Thành phố Đồng Hới nằm trên Quốc lộ 1A, cách thủ đô Hà Nội 500 km và
cách thành phố Vinh 197 km về phía Bắc, cách thành phố Huế 160 km và
cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.220 km về phía Nam. (Hình 1.1a)
Thành phố Đồng Hới là một đơn vị hành chính gắn liền với q trình hình thành,
phát triển của tỉnh Quảng Bình. Trước năm 1976, đây là tỉnh lỵ tỉnh Quảng Bình, từ
năm 1976-1989, Đồng Hới là thị xã thuộc tỉnh Bình Trị Thiên. Tháng 7 năm 1989,
ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế được tách ra, thị xã này lại là tỉnh
lỵ tỉnh Quảng Bình. Ngày 16 tháng 8 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết
định thành lập thành phố Đồng Hới trên cơ sở thị xã Đồng Hới. Ngày 30 tháng
7 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1270/QĐ-TTg công nhận
thành phố Đồng Hới là đơ thị loại II trực thuộc tỉnh Quảng Bình.
Thành phố có vị trí trung độ của tỉnh Quảng Bình, cách khu du lịch di sản thiên
nhiên thế giới vườn quốc gia Phong nha - Kẻ Bàng 50 km, cách khu du lịch suối
nước khống nóng Bang 50 km, cách khu cụm Cảng biển Hòn La 60 km và cửa
khẩu quốc tế Cha Lo 180 km. Đồng Hới nằm ngay dọc bờ biển, có sơng Nhật Lệ
chảy giữa lịng thành phố, có bờ biển với chiều dài 12 km ở phía Đông và hệ thống

sông, suối, hồ, rừng nguyên sinh ở phía Tây thành phố rất thích hợp cho phát triển
du lịch, nghỉ ngơi, giải trí [13].
1.2.2.

Sơ lược về phường Hải Đình

Phường Hải Đình là phường trung tâm của thành phố Đồng Hới, được thành lập
ngày 04 tháng 08 năm 1992 theo Quyết định của Ban tổ chức Chính phủ (nay là Bộ


11
Nội vụ). Phường Hải Đình có diện tích 1,3733 km2 (137,33 ha), dân số năm 2015 là
3.690 người, mật độ dân số 2.692 người/km2 [10]. (Hình 1.1b)
- Phía Bắc giáp: phường Đồng Mỹ
- Phía Đơng giáp: sơng Nhật Lệ
- Phía Nam giáp: phường Phú Hải
- Phía Tây và Tây Bắc giáp: phường Đức Ninh Đông và phường Đồng Phú.
 Điều kiện tự nhiên
Phường Hải Đình thuộc thành phố Đồng Hới nên điều kiện tự nhiên của thành
phố Đồng Hới cũng chính là điều kiện tự nhiên của phường.
- Địa hình: có dạng tương đối bằng phẳng, sơng, hồ có độ dốc nhỏ khoảng
0,2%, cao độ trung bình 2 - 4 m, nơi thấp nhất là 0,5 m; đây là nơi tập trung mật độ
dân cư cao cùng với các cơ sở hạ tầng kinh tế chủ yếu của thành phố, thuận lợi cho
việc phát triển các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
- Khí hậu: nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng của khí hậu
đại dương. Tính chất khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, với đặc
trưng khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam và có mùa đơng lạnh ở miền Bắc với
hai mùa rõ rệt trong năm: mùa khô và mùa mưa.
- Thủy văn: vùng Thành phố thuộc lưu vực sơng Nhật Lệ, một trong 5 con sơng
chính của tỉnh Quảng Bình. Sơng Nhật Lệ do hai nhánh của hệ thống sông Đại

Giang và Kiến Giang hợp thành đổ ra biển Đơng qua giữa lịng thành phố, tạo ra
cảnh quan mơi trường đẹp. Hệ thống sơng ngịi trên địa bàn thành phố có đặc điểm
chung là chiều dài ngắn, dốc, tốc độ dòng chảy lớn. Sự phân bố dòng chảy theo mùa
rõ rệt và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của mưa lũ ở thượng nguồn và chế độ thủy triều
ở cửa sông. Đặc điểm thủy triều ở vùng biển Đồng Hới và sông Nhật Lệ chịu ảnh
hưởng của chế độ bán nhật triều ngày với 2 đỉnh triều xen kẽ, biên độ triều cường
trung bình 1,2 m.


12
 Cơ cấu kinh tế - xã hội
Nền kinh tế phường Hải Đình tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ thương mại, du
lịch, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Thương mại và du lịch trở thành thế
mạnh, tăng trưởng ổn định trong cơ cấu kinh tế. Các cơ sở du lịch như hệ thống nhà
hàng, khách sạn, nhà nghỉ... chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao. Tuy vậy, xu
hướng phát triển kinh tế và các khu vực thương mại dịch vụ, du lịch đã và đang có
nhiều ảnh hưởng đến kiến trúc cảnh quan khu vực.
Hệ thống giao thơng, cơ sở hạ tầng, các cơng trình phúc lợi xã hội trên địa bàn
được đồng bộ hóa; phường đã tích cực vận động nhân dân hưởng ứng chủ trương xã
hội hóa vỉa hè, điện chiếu sáng.
Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục- đào tạo được ưu tiên phát triển tồn
diện; văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và thơng tin tun truyền có nhiều đổi
mới và tiến bộ; y tế, dân số- kế hoạch hóa gia đình và trẻ em đạt kết quả quan trọng,
góp phần vào ổn định đời sống xã hội.
 Tình hình sử dụng đất đai: tổng diện tích đất tự nhiên đất tồn phường là 137,33
ha, trong đó:
Đất ở

: 111,34 ha


chiếm 81,08%

Đất chuyên dùng

: 11,56 ha

chiếm 8,42%

Đất nông nghiệp

: 12,53 ha

chiếm 9,12%

Đất chưa sử dụng

: 1,90 ha

chiếm 1,38%

1.3. Thực trạng Kiến trúc cảnh quan và công tác quản lý Kiến trúc cảnh quan
Phường Hải Đình
1.3.1.

Thực trạng Kiến trúc cảnh quan phường Hải Đình

Thực trạng kiến trúc cảnh quan phường Hải Đình được chia thành 4 khu vực
nghiên cứu, cụ thể như sau. (Hình 1.2)



13
1.3.1.1. Khu vực Thành cổ Đồng Hới
Thành Đồng Hới là cơng trình kiến trúc cổ nằm trên địa bàn phường Hải Đình,
cách cửa biển Nhật Lệ khoảng 1.500 m và có Quốc lộ 1A đi xun qua.
Đây là cơng trình quân sự được xây dựng bằng đất cách đây hơn 200 năm theo
lệnh của vua Gia Long. Đến thời vua Minh Mạng, thành được xây dựng lại bằng
gạch theo lối kiến trúc vô băng, thành luỹ quân sự, do một sĩ quan Pháp thiết kế.
Kiểu thành vơ băng có dạng hình học rõ ràng, có những phần nhơ ra góc cạnh, phù
hợp với điều kiện quân sự đã phát triển. Ở đây, Thành Đồng Hới có hình múi khế, 4
múi to và 4 múi nhỏ. Ngoài thành là hào sâu và rộng. Thành được kết hợp kiến trúc
quân sự châu Âu với tinh hoa bản địa, thể hiện ở việc xây bằng gạch, vữa mật mía
trộn cát, khơng tơ trát, gạch có độ nung cao. Chu vi thành khoảng 1.860 m, cao
khoảng 4 m, có 3 cổng lớn Bắc - Nam - Đơng, trên cổng có vọng canh 8 mái. Cổng
thành xây cuốn kiểu tam quan thơng ra ngồi bằng chiếc cầu gạch. Thành Đồng Hới
có thiết kế đặc biệt, chỉ có 3 cửa. Ở phía Tây, nơi đối đầu trực diện với quân thù nên
chỉ có thành cao, hào sâu cùng với cạm bẫy chặn địch… Cửa Đông sát với sơng và
cửa biển Nhật Lệ, góp phần chặn mũi tấn công đường thủy, đồng thời nhận quân
tiếp viện và là nơi lui quân. Cửa Bắc và cửa Nam chính là trấn ải của tuyến đường
xuyên việt.
Một phần lớn Thành Đồng Hới đã bị phá hỏng trong giai đoạn Pháp thuộc. Trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, Thành Đồng Hới bị bom đạn hủy diệt với ý đồ ngăn
chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam. Nhiều
lô cốt, ụ pháo, hầm ngầm... được xây dựng trên tường thành và bên trong thành.
Suốt lịch sử hơn 200 năm tồn tại, Thành Đồng Hới trở thành cứ điểm quân sự
chính trị quan trọng từ thời phong kiến cho đến các cuộc kháng chiến chống Pháp,
Mỹ. Ngày nay, bên trong thành là các cơ quan chính quyền, qn sự, cơng an… của
tỉnh Quảng Bình. Thành Đồng Hới là một trong 32 cơng trình được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục các dự án văn hóa trọng điểm được đầu tư


14

trong giai đoạn từ năm 2001-2010. Tỉnh Quảng Bình đang có chủ trương đầu tư xây
dựng khu vực Thành cổ trở thành một cơng viên văn hóa, lịch sử.
Hiện nay, phế tích của Thành Đồng Hới chỉ cịn cổng, cầu phía Đơng và các đoạn
tường thành cịn sót lại nhưng đang bị xuống cấp trầm trọng. Cổng thành phía Đơng
đã được khơi phục nhưng có nhiều ý kiến cho rằng hình ảnh hiện tại khơng giống
với cổng thành lịch sử trước đây. (Hình 1.3)
1.3.1.2. Khu vực ven bờ sơng Nhật Lệ và sông Cầu Rào
Sông Nhật Lệ là con sông nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình. Nơi đây tập trung
nhiều yếu tố quan trọng về kiến trúc cảnh quan, có ảnh hưởng rất lớn đến bộ mặt đô
thị của thành phố Đồng Hới, với đa dạng về địa hình cũng như các cơ cấu chức
năng xã hội. Nổi bật nhất là khai thác chức năng du lịch, tạo môi trường khơng gian
nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, các khơng gian cảnh quan dọc theo hai bên bờ sông tạo
dáng vẻ riêng cho thành phố.
Cách cửa Đông Thành Đồng Hới khoảng 500 m hướng ra bờ sông Nhật Lệ là
công viên lịch sử với tượng đài Mẹ Suốt được xây dựng hồnh tráng. Cơng trình
này ghi dấu tích về người mẹ anh hùng chun lái đị chở bộ đội sang sơng trong
thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Công viên ở đây bố trí các vườn hoa, cây
xanh kết hợp đường dạo, là nơi nghỉ ngơi, thư giãn của người dân thành phố và du
khách. (Hình 1.4)
Cơng trình kiến trúc nổi bật dọc bờ sơng Nhật Lệ có khách sạn Sài Gịn – Quảng
Bình được đầu tư xây dựng với tiêu chuẩn 4 sao, thiết kế hiện đại, là công trình có
giá trị kiến trúc cảnh quan trong khu vực. Tháng 6 năm 2016, UBND tỉnh Quảng
Bình và thành phố Đồng Hới đã phê duyệt xây dựng dự án Vincom Shophouse
Quảng Bình do tập đồn VinGroup làm chủ đầu tư – ngay vị trí hiện tại là Thành ủy
và UBND thành phố Đồng Hới, đối diện với tượng đài Mẹ Suốt. Dự án hứa hẹn sẽ
đem lại một diện mạo mới cho khu vực trung tâm thành phố Đồng Hới, hấp dẫn du
khách đến và lưu trú. Nhưng đây cũng chính là một thách thức mà chính quyền và


15

các cơ quan quản lý đang phải đối mặt, đó là nguy cơ làm ảnh hưởng đến cảnh quan
thiên nhiên sơng nước vốn có ở khu vực này.
Sơng Cầu Rào là con sông nhỏ và ngắn thông thủy với sông Nhật Lệ và hồ cơng
viên điều hịa của dự án khu đơ thị phía Bắc đường Lê Lợi. Trên đoạn nối liền giữa
sơng Nhật Lệ và sơng Cầu Rào có chợ Đồng Hới, là chợ hải sản nổi tiếng có từ khi
tách tỉnh cho đến tận ngày nay. Thế nhưng hê ̣ thố ng thu gom rác thải của chợ Đồng
Hới dẫn đế n tra ̣m xử lý nước thải sinh hoa ̣t Đức Ninh đã đươ ̣c xây dựng nhưng do
quá triǹ h hoa ̣t đô ̣ng của chơ ̣ phát sinh lươ ̣ng rác nhiề u. Trong khi đó, Ban Quản lý
Chơ ̣ la ̣i không thu gom triê ̣t để , nhân viên vê ̣ sinh không thực hiê ̣n đúng quy trình
vê ̣ sinh sân baĩ , dùng vòi nước xiṭ rửa sân chơ ̣ có kèm theo rác xả xuố ng sông Nhâ ̣t
Lê ̣; viê ̣c na ̣o vét hê ̣ thố ng cố ng rãnh không đươ ̣c thường xuyên, hê ̣ thố ng thu gom
nước thải chưa phù hơ ̣p…
Cũng trên đoạn sông này, các nhà hàng nổi được xây dựng như nhà hàng Nam
Thành, Sóng Thần, Bình Minh… để phục vụ cho nhu cầu thưởng thức hải sản của
người dân địa phương và khách du lịch. Sự xuất hiện của các nhà hàng này là hồn
tồn tự phát và có kiến trúc không thống nhất gây mất thẩm mỹ cho cảnh quan sông
nước ở đây. Việc xả rác và nước thải từ nhà hàng cũng như từ chợ hải sản đe dọa
đến mơi trường và chất lượng nguồn nước của dịng sơng. (Hình 1.5)
1.3.1.3. Khu vực Dự án Khu đơ thị phía Bắc đường Lê Lợi
Nằm ở phía Nam và Tây Nam phường Hải Đình, giáp với sơng Cầu Rào, dự án
khu đơ thị phía Bắc đường Lê Lợi nhằm mục tiêu đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại cho
trung tâm thành phố Đồng Hới và giải quyết nhu cầu về đất ở cho nhân dân, tạo quỹ
đất xây dựng các cơng trình cơng cộng phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí ngồi trời
của người dân như cơng viên cây xanh, hồ nước. Với quy mô 29 ha, dự án tâ ̣p trung
đầ u tư, khai thác theo xu hướng hình thành mô ̣t khu đô thi ̣ mang phong cách mới,
khang trang, hiê ̣n đa ̣i và kết nố i với ha ̣ tầ ng kỹ thuâ ̣t khu vực lân câ ̣n ta ̣o thành mô ̣t
thể thố ng nhấ t phù hơ ̣p với quy hoa ̣ch chung thành phố và nâng cao hiê ̣u quả sử
du ̣ng đấ t. Tạo một khu đô thị mới được đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh,



×