Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

BÀI GIẢNG LỊCH sử ĐẢNG GIỚI THIỆU tác PHẨM sơ THẢO lần THỨ NHẤT NHỮNG LUẬN CƯƠNG về vấn đề dân tộc và vấn đề THUỘC địa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.71 KB, 17 trang )

1. Mở đầu
Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa là một văn kiện quan
trọng được Lênin soạn thảo vào tháng 6 - 7 năm 1920. Văn kiện này được đăng
lần đầu trên Tạp chí Quốc tế cộng sản, số 2, ngày 14/7/1920, sau đó các báo
đăng lại. Nguyễn Ái Quốc tiếp cận văn kiện này trên báo Nhân đạo
(L`Humanite) – cơ quan ngôn luận của Đảng Xã hội Pháp ngày 16, 17 tháng 7
năm 1920. Lênin trình bày Văn kiện này tại Đại hội II Quốc tế cộng sản diến ra
từ ngày 23/7 – 7/8/1920.
Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa mang tính
chất cương lĩnh hành động của Quốc tế cộng sản, có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối
với những người cộng sản và yêu nước chân chính. Nó thúc đẩy sự phân hố
mạnh mẽ giữa cách mạng và cơ hội chủ nghĩa trong hàng ngũ các đảng công
nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa.
Quan điểm, tư tưởng của Luận cương có tác động quyết định đến con
đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc, theo đó, có tác động quyết định đến
con đường cách mạng Việt Nam.
2. Nội dung kết cấu: 3 phần
I. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm
II. Nội dung cơ bản của tác phẩm
III. Ý nghĩa của tác phẩm
3. Phương pháp
4. Thời gian:
5. Tài liệu nghiên cứu
a. Tài liệu bắt buộc
1. V.I. Lênin, Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, tr.197-256.
2. GS Trần Văn Giàu, Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh,
Nxb CTQG, HN, 1997.
3. V.I.Lênin, Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về các vấn đề dân tộc và
vấn đề thuộc địa, Nxb Sự thật, HN, 1978.
b. Tài liệu tham khảo


1


- Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (sơ thảo), tập 1 (1920-1954), Nxb Sự
thật, HN, 1981, tr.49 - 58.
- Trần Văn Giàu, Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỉ XIX đến
cách mạng tháng Tám, tập 3, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, 1977, tr. 30-47.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh - người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận giải
phóng dân tộc, Nxb KHXH, Hà Nội, 1985, tr. 96, 124,190.

Giới thiệu tác phẩm:
SƠ THẢO LẦN THỨ NHẤT NHỮNG LUẬN CƯƠNG VỀ VẤN ĐỀ
DÂN TỘC VÀ VẤN ĐỀ THUỘC ĐỊA
I. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm: 3
1. CTTG lần thứ I và sự xuất hiện của chủ nghĩa Wilsơn (Mỹ): 5
- CTTG I (1914 - 1918) là ch.tranh giữa các nước ĐQ, giữa 1 bên là Anh,
Pháp với bên kia Đức - Áo - Thổ Nhĩ Kỳ
- Năm 1917, Mỹ bắt đầu th.gia trực tiếp vào ch.tranh, đứng về phe đồng
minh Anh, Pháp.
Năm 1917, chiến tranh thế giới lần thứ nhất bước vào giai đoạn cuối thì
Mỹ nhảy vào trực tiếp tham gia, đứng về phe Đồng Minh Anh, Pháp chống lại
liên minh phát động chiến tranh là Đức - Áo - Thổ Nhĩ Kỳ.
- Tổng thống Mỹ đề ra “Chương trình 14 điểm”, cịn gọi là học thuyết
Wilsơn.
Mục đích tham gia chiến tranh của Mỹ nhằm giành ngọn cờ “chính
nghĩa”. Bản Tuyên bố 14 điểm do Mỹ đưa ra còn được gọi là “Học thuyết
Uynxơn” hứa hẹn trao trả quyền tự do, độc lập cho các dân tộc (ý đồ của Mỹ chỉ
là đối với các nước thuộc địa, phụ thuộc trong biên cương Áo – Hung, Thổ Nhĩ
Kỳ). Mục đích là nhằm làm cho phe liên minh Áo, Hung, Thổ Nhĩ Kỳ bị nổ tung
từ bên trong, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tiến cơng từ bên ngồi chứ hồn

tồn khơng nhằm chống chủ nghĩa thực dân nói chung, khơng làm rạn nứt, đổ vỡ
các hệ thống thuộc địa trên thế giới.

2


- Thực chất, chủ nghĩa Wilsơn là một chương trình nhằm chia lại bản đồ
TG sau khi Đức, Áo, Hung, Thổ bị đánh bại.
- Lời hứa của Mỹ và Phương Tây đã gây ảo vọng cho nhiều dân tộc đang
khát khao độc lập. Bộ máy tuyên truyền Phương Tây tuyên truyền, cổ vũ rầm rộ
cho Học thuyết này và được bọn cơ hội trong Quốc tế II đồng loã, ủng hộ. Điểm
5 trong Bản Tuyên bố 14 điểm hứa: Giải quyết rộng rãi tự do và hồn tồn vơ tư
tất cả các yêu sách về (vấn đề) thuộc địa...
Thực tế từ năm 1914, Anh, Pháp cũng đã buộc phải hứa hẹn với các dân
tộc thuộc địa của chúng về tự do, dân chủ, nhằm giữ ổn định tình hình thuộc địa
để vơ vét, bắt lính phục vụ chiến tranh.
2. Yêu sách 8 điểm của Nguyễn Ái Quốc và sự khẳng định CN Wilsơn là
một trò bịp: 3
- Tháng 6 năm 1919, các nước đế quốc thắng trận họp Hội nghị
VécXây (Pháp) bàn việc chia phần
Tháng 6 năm 1919, các nước đế quốc thắng trận họp Hội nghị VécXây
(Pháp) bàn việc chia phần. Đông đảo đại biểu của các dân tộc thuộc địa như Ái
Nhĩ Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Ja Va, Ả Rập, người châu Phi da đen, Việt Nam…
đã kéo đến Hội nghị bày tỏ nguyện vọng về tự do, độc lập, quyền tự quyết chính
đáng của dân tộc mình theo tinh thần như Bản Tuyên bố 14 điểm đã hứa.
- Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt nhóm người VN yêu nước ở Paris gửi
HN Bản yêu sách 8 điểm
Thay mặt “Hội những người Việt Nam yêu nước” đồng chí Nguyễn Ái
Quốc gửi tới Hội nghị Bản yêu sách 8 điểm nhưng không được chấp nhận.
- Người kết luận: “chủ nghĩa Wilsơn là một trò bịp”.

Người rút ra kết luận: “Chủ nghĩa UynXơn chỉ là một trò bịp bợm lớn” 1.
Muốn được giải phóng các dân tộc chỉ có thể trơng cậy vào mình, trơng cậy vào
lực lượng của bản thân mình.
Sau này, Hồ Chí Minh viết lại: “Cuộc đại chiến kết thúc. Dân tộc Việt
Nam cũng như các dân tộc khác đã bị mê hoặc theo những lời tun bố rộng rãi
1

. Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 1, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tr. 416.

3


của Uynxsơn về quyền dân tộc tự quyết” 2, “nhưng sau một thời gian, chúng tôi
nhận thấy rằng chủ nghĩa Uynxơn là một trò bịp”2.
3. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế
Cộng sản (tháng 3 năm 1919) đã lôi cuốn, thúc đẩy phong trào đấu tranh của
giai cấp công nhân và phong trào giải phóng dân tộc sang một thời kỳ phát
triển mới: 2
- CMT 10 Nga thắng lợi, nhà nước công -nơng đầu tiên trên thế giới ra
đời có tác động thúc đẩy phong trào CMTG to lớn. GP cho các thuộc địa của
Nga Hoàng.
Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga (1917) mở ra con đường đi tới
thời đại mới, thời đại quá độ của chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên
phạm vi toàn thế giới, thời đại thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc và
cách mạng vô sản. Sau cách mạng tháng Mười Nga, phong trào cơng nhân và
phong trào giải phóng dân tộc thuộc địa phát triển trên quy mô rộng lớn, tiến
công dồn dập vào dinh luỹ chủ nghĩa đế quốc. Các nước trên thế giới đã tìm ra
con đường cách mạng đúng đắn.
- QT III (Quốc tế Cộng sản) ra đời nhằm khắc phục tư tưởng cơ hội của
QT II về vấn đề quyền tự quyết của các dân tộc thuộc địa: 5+

+ QT I (28/02/1864 – 1874): Do các đ.biểu CN Anh, Đức, Pháp, Nga họp
tại Luân Đôn lập ra.
Quốc tế I (28/2/1864 – 1874) do các đại biểu công nhân Anh, Đức, Pháp,
Nga họp tại Luân Đôn lập ra. Sau công xã Pari thất bại, năm 1874 tự giải tán.
+ QT II lập năm 1889 do đ.biểu các Công Đảng lập ra ở Paris. Đến trước
CTTG II đã tiến hành 9 lần ĐH.
Quốc tế II lập năm 1889 do đại biểu các Công Đảng lập ra ở Pari. Đến
trước chiến tranh thế giới thứ I đã tiến hành được 9 lần hội nghị. Sau khi
Ăngghen mất (1895), quốc tế II bị những phần tử cải lương lũng đoạn, làm mất
đi tính cách mạng triệt để của nó. Trong đó, xuất hiện những quan điểm tư tưởng
trái với quan điểm của Mác – Ăngghen. Khi đề cập đến vấn đề dân tộc tự quyết,
1
2

. Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 1, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tr. 415.
. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 1, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tr. 416.

4


Quốc tế II chỉ nói đến quyền tự quyết của các dân tộc da trắng, còn đối với các
dân tộc thuộc địa thì họ lờ đi; hoặc chỉ nói đến quyền “tự trị văn hố”…Thể hiện
sự khơng quan tâm đến quyền lợi của các dân tộc thuộc địa, không quan tâm đến
phong trào đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa. Tức là không thấy rõ
sứ mệnh thế giới của giai cấp vô sản và cách mạng vô sản. Bọn chủ nghĩa cơ hội
đã lũng đoạn tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân, hướng giai cấp công nhân
vào con đường thoả hiệp, đầu hàng, khuất phục và cam chịu trước bạo lực của
chủ nghĩa đế quốc. Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Quốc tế II ra sức tán
đồng, ủng hộ và tuyên truyền không cơng cho chủ nghĩa UynXơn, theo đó, Quốc
tế II đã lộ rõ mặt phản động.

+ Sau khi Ăngghen mất, QT II bị những phần tử cải lương lũng đoạn làm
mất đi tính CM triệt để của nó. Cụ thể:
. Hướng giai cấp công nhân vào con đường thoả hiệp, đầu hàng, khuất
phục CNĐQ.
. Ủng hộ và tuyên truyền không công cho chủ nghĩa Wilsơn.
. Chỉ thừa nhận quyền tự quyết của các dân tộc da trắng, còn đối với các
dân tộc thuộc địa thì họ lờ đi; hoặc chỉ nói đến quyền “tự trị văn hố”…
+ Để khắc phục tình trạng trên, Lênin và những người cộng sản đã sáng
lập ra Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản) ngày 6/3/1919, ra tuyên bố kiên quyết ủng
hộ phong trào giải phóng dân tộc. Đại Hội II của Quốc tế Cộng sản (diễn ra từ
ngày 23/7 đến 7/8 1920),
+ Lênin đã chuẩn bị một loạt văn kiện quan trọng như: Sơ thảo lần thứ
nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và về vấn đề thuộc địa; Sơ thảo lần thứ
nhất những luận cương về vấn đề ruộng đất; Luận cương về những nhiệm vụ của
Đại Hội II – Quốc tế Cộng sản…để báo cáo trong Đại hội II này.
“Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa” đã được Lênin viết gửi cho Stalin (lúc đó đang ở mặt trận Tây Nam)
và một số lãnh tụ cộng sản khác để xin ý kiến tham gia, đóng góp sửa chữa (vào
nửa đầu tháng 6/1920). “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa” được đăng lần đầu trên Tạp chí Quốc tế Cộng sản, số 2,
ngày 14/7/1920. Ngay sau đó được báo chí các đảng xã hội, đảng cộng sản các
5


nước đăng lại. Báo “Nhân Đạo” – Pari (tờ báo của cánh tả Đảng Xã hội Pháp) đã
đăng trên hai số 16, 17 - tháng 7/1920. Nguyễn Ái Quốc được tiếp cận với chủ
nghĩa Lênin qua việc đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa” đăng trên hai số báo này nhờ tích cực hoạt động trong
Đảng Xã hội Pháp.
Phong trào công nhân thế giới đứng trước sự lựa chọn giữa hai con đường:

tiếp tục theo Quốc tế II hay theo Quốc tế III. Cuộc đấu tranh đó diễn ra quyết liệt
trong các đảng cơng nhân. Theo đó, nội bộ Đảng Xã hội Pháp đã đấu tranh gay
gắt giữa hai con đường trong những năm 1919-1920. Tháng 5-1919, những
người phái tả trong Đảng Xã hội Pháp lập Uỷ ban Quốc tế thứ III để cổ vũ cho
việc tham gia Quốc tế III (Quốc tế cộng sản).
Tháng 12-1920, Đại hội đặc biệt của Đảng Xã hội Pháp ra Nghị quyết rút
khỏi Quốc tế II nhưng chưa tham gia Quốc tế III mà cử đoàn đại biểi do Macxen
Caxanh dẫn đầu nghiên cứu những điều kiện ra nhập Quốc tế III, đồng thời dự
Đại hội II của Quốc tế III. Trong Đại hội, các đảng bộ địa phương Đảng Xã hội
Pháp có xu hướng theo Quốc tế III chiếm ưu thế. Nhiều đảng công nhân ở các
nước tư bản phát triển cũng diễn ra tương tự như Đảng Xã hội Pháp.
II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA TÁC PHẨM.
1. Tư tưởng chủ đạo của tác phẩm: 3
Tác phẩm được báo cáo tại cuộc họp của Tiểu ban Dân tộc và thuộc địa
trong Đại Hội II của Quốc tế Cộng sản. Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa của Lênin có ba tư tưởng chủ đạo đó là:
* Thứ nhất: Phân biệt rạch ròi giữa các dân tộc đi áp bức và các dân
tộc bị áp bức: 3- Giai cấp tư sản đã giải quyết một cách trìu tượng và hình thức vấn đề
dân tộc và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
Đó là một sự dối trá, thủ tiêu đấu tranh giai cấp nhằm bảo vệ lợi ích của
giai cấp tư sản.
Thực chất chủ nghĩa dân tộc của giai cấp tư sản là vị kỷ, hẹp hòi, cá lớn
nuốt cá bé.

6


Nó tạo ra những quốc gia độc lập về phương diện chính trị, nhưng hồn
tồn phụ thuộc vào chủ nghĩa tư bản về phương diện kinh tế, tài chính và quân
sự (các điểm 1, 9, 10, 11).

Nấp dưới hình thức quyền bình đẳng của cá nhân nói chung, chế độ dân
chủ tư sản tuyên bố quyền bình đẳng hình thức hoặc quyền bình đẳng trên pháp
luật giữa kẻ hữu sản và người vơ sản, giữa kẻ bóc lột và người bị bóc lột, “do đó
đã làm cho những giai cấp áp bức bị lừa dối một cách ghê gớm”1.
Ý niệm “bình đẳng” đã được giai cấp tư sản biến thành vũ khí đấu tranh để
chống lại việc thủ tiêu giai cấp, dưới chiêu bài “quyền bình đẳng tuyệt đối của cá
nhân”.
Lênin đã chỉ ra bản chất đích thực về quyền bình đẳng đó là: “Ý nghĩa
thực sự của việc địi quyền bình đẳng chung quy chỉ là địi thủ tiêu giai cấp”2
V.I.Lênin đã đặt ra một loạt các vấn đề có tính ngun lý và những phương
hướng giải quyết các vấn đề dân tộc của chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng.
Ở đó, các dân tộc đều có quyền bình đẳng và quyền tự quyết về vận mệnh
của dân tộc mình trên tinh thần hợp tác và xích lại gần nhau giữa các dân tộc.
=> Đây là sự phát triển, hoàn thiện lý luận chủ nghĩa Mác về vấn đề
dân tộc của Lênin (các điểm 2, 3, 4, 7, 8, 10, 11, 12).
Đọc: Nếu “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” 1848 với các Lời tựa của nó
do Ăngghen viết cho các lần tái bản năm 1892 và 1893 khẳng định: giải phóng
dân tộc là điều kiện để đồn kết quốc tế chống chủ nghĩa tư bản, đó là sứ mệnh
lịch sử của giai cấp cơng nhân. Thì Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về
vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đã chỉ ra những nguyên tắc liên
quan trực tiếp đến cách mạng ở những dân tộc thuộc địa và lệ thuộc cũng như sự
đối lập về lợi ích giữa giai cấp đi áp bức, bóc lột với các giai cấp bị áp bức, bóc
lột. Những nguyên tắc đó là:
- Phải phân biệt rõ lợi ích của các giai cấp bị áp bức, bóc lột với lợi ích
của giai cấp thống trị. Phân biệt rõ quyền lợi của dân tộc bị áp bức với quyền
lợi của các lực lượng đi áp bức.
1
2

. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1977, tr.198.

. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1977, tr. 198.

7


V.I.Lênin cho rằng, không thể dựa trên những nguyên tắc trìu tượng và
hình thức mà cần đặt lên hàng đầu những vấn đề sau đây khi nhận diện để phân
biệt kẻ đi áp bức với người bị áp bức:
+ Phải đánh giá chính xác tình hình lịch sử cụ thể mà trước hết là vấn đề
kinh tế của các giai cấp;
+ Phải vạch ra bản chất của “khái niệm chung về lợi ích của nhân dân” mà
giai cấp tư sản đưa ra chỉ là sự che giấu, lừa bịp;
+ “Phân biệt rõ rệt những dân tộc bị áp bức, phụ thuộc, khơng được hưởng
quyền bình đẳng, với những dân tộc đi áp bức, bóc lột, được hưởng đầy đủ mọi
quyền lợi”1
Nhờ giác ngộ được nguyên tắc này mà Hồ Chí Minh đã khác với tất cả các
lãnh tụ yêu nước khác của Việt Nam, Người phân tích một cách sâu sắc các giai
cấp, tầng lớp xã hội ở Việt Nam; phân tích mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai
cấp ở Việt Nam mà tìm ra phương pháp đúng nhằm giáo dục, tập hợp, tổ chức và
lãnh đạo khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Qua đây, đường lối đại đồn kết tồn
dân tộc của Hồ Chí Minh và Đảng ta là tinh thần yêu nước và ý thức dân tộc sâu
sắc. Đây là một nguyên tắc chiến lược, có giá trị to lớn đối với sự nghiệp đại
đoàn kết toàn dân tộc của cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng.
- Gắn kết phong trào công nhân với phong trào giải phóng dân tộc là
vấn đề sống còn, là điều kiện tiên quyết trong sự nghiệp đấu tranh chống chủ
nghĩa tư bản.
+ Theo Lênin, lợi ích của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản trong một
nước phải phục tùng cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản trong phạm vi toàn thế
giới.
+ Mặt khác, giai cấp vô sản, các đảng công nhân của một nước đang thống

trị một dân tộc khác có nhiệm vị trước tiên và nhất thiết ủng hộ tích cực nhất
phong trào giải phóng của các dân tộc ấy (các điểm 10, 11)2
+ Nhận thức được nguyên tắc này, năm 1924, trong bài “Lênin và các dân
tộc phương Đơng” Hồ Chí Minh đã viết: “Lênin là người đầu tiên đã hiểu và
1
2

. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1977, tr. 198-199.
. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1977, tr. 202-205.

8


đánh giá hết tầm quan trọng lớn lao của việc lôi cuốn nhân dân các nước thuộc
địa vào phong trào cách mạng. Lênin là người đầu tiên chỉ rõ rằng, nếu khơng có
sự tham gia của các dân tộc thuộc địa, thì cách mạng xã hội khơng thể có được”1.
Tuy nhiên, do hạn chế về điều kiện lịch sử, mà dù thấy được vai trò quan
trọng của của cách mạng giải phóng dân tộc, nhưng Lênin vẫn khẳng định sự
thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc bị lệ thuộc vào sự thắng lợi của cách
mạng vô sản ở chính quốc: “Nếu khơng có chiến thắng đó thì khơng thể thủ tiêu
được ách áp bức dân tộc và tình trạng bất bình đẳng”2.
Trong điều kiện lịch sử mới, Hồ Chí Minh đã phân tích sâu sắc tình hình
thuộc địa, nhất là tình hình cách mạng Việt Nam. Người khẳng định và thực
hiện: cách mạng giải phóng dân tộc nếu được tiến hành một cách chủ động, sáng
tạo thì có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Trong
“Đường kách mệnh” xuất bản năm 1927, Người viết: “An Nam dân tộc cách
mệnh thành cơng thì tư sản Pháp yếu, tư sản Pháp yếu thì cơng nông Pháp làm
giai cấp cách mệnh cũng dễ”3.
Quan điểm của Lênin và Quốc tế III về quyền bình đẳng đã tập trung đề
cập quyền bình đẳng giữa các dân tộc đi áp bức và các dân tộc bị áp bức. Ý

nghĩa thực sự của nó là địi thủ tiêu giai cấp. Lênin viết: Đặc điểm của thời đại đế
quốc chủ nghĩa là: một số lớn nước bao gồm tuyệt đại đa số nhân dân trên trái
đất bị một thiểu số những nước tư bản chủ nghĩa tiên tiến rất mực giàu có nơ
dịch về mặt thuộc địa và tài chính.
Năm 1880, có trên 250 triệu dân thuộc địa thì đến nay (sau chiến tranh thế
giới thứ nhất – 1918) người ta tính có 1tỷ 250 triệu/ 1 tỷ 750 triệu, tức bằng gần
70% số dân trên trái đất là bị áp bức, hoặc ở dưới chế độ thuộc địa trực tiếp, hoặc
ở dưới chế độ nửa thuộc địa, hoặc bị quân đội các cường quốc đế quốc lớn đánh
bại, tức ở vào tình trạng lệ thuộc. Theo Lênin, “hiện nay chỉ cịn lại có hai cường
quốc độc lập ở trên thế giới: Anh và Mỹ. Nhưng về phương diện tài chính thì chỉ

1

. Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tr. 136.
. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Matxcova, 1977, tr. 199.
3
. Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tr. 266.
2

9


có Mỹ là tuyệt đối độc lập. Trước chiến tranh Mỹ là kẻ mắc nợ, ngày nay nó
hồn tồn là chủ nợ. Tất cả các cường quốc khác trên thế giới đều mắc nợ”1
V.I.Lênin nhấn mạnh và được Đại hội II Quốc tế Cộng sản thông qua, cần
thiết phải “xây dựng lên một sự thống nhất và một kỷ luật trước kia chưa bao giờ
thấy của các đảng cộng sản trên toàn thế giới, khiến cho đội tiên phong của cuộc
cách mạng cơng nhân có thể tiến những bước khổng lồ để đi tới mục đích vĩ đại
của mình là lật đổ ách áp bức của tư bản” 2. Tư tưởng cơ bản này khác về bản
chất của bọn cơ hội trong Quốc tế II và bọn dân chủ tư sản.

Luận cương của Quốc tế Cộng sản xác định, phải bắt đầu bằng sự phân
chia các dân tộc thành dân tộc đi áp bức và dân tộc bị áp bức. Trong thời đại đế
quốc chủ nghĩa thì điểm đặc biệt quan trọng là phải nhận ra những hiện tượng
kinh tế cụ thể để phân chia các dân tộc đi áp bức và bị áp bức. Khi giải quyết tất
cả các vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa phải xuất phát từ những hiện tượng
kinh tế cụ thể của thế giới sau năm 1917, chứ không phải từ những khái niệm
trìu tượng. Luận điểm này có ý nghĩa lớn đối với Quốc tế Cộng sản và phong
trào cách mạng thế giới.
* Thứ hai, Trong tình hình thế giới hiện nay đã đặt vấn đề chun
chính vơ sản thành vấn đề trước mắt.
- Sau chiến tranh đế quốc (1918), quan hệ giữa các dân tộc và hệ
thống chính trị thế giới đều bị quy định bởi cuộc đấu tranh của một số nhỏ
các nước đế quốc chống phong trào Xôviết,
Hiện nay, sau chiến tranh đế quốc (1918), quan hệ giữa các dân tộc và hệ
thống chính trị thế giới đều bị quy định bởi cuộc đấu tranh của một số nhỏ các
nước đế quốc chống phong trào Xôviết, chống các nước Xôviết mà nước Nga là
nước đứng đầu.
- Yêu cầu khách quan tất yếu là nước Nga phải tập hợp chung quanh
mình phong trào cơng nhân và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc .

1
2

. V.I.Lênin, Tồn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1977, Đại hội II Quốc tế cộng sản, tr. 264.
. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1977, Đại hội II Quốc tế cộng sản, tr. 327.

10


Vì sau Cách mạng Tháng Mười, nước Nga Xơviết ra đời, chủ nghĩa đế

quốc tìm mọi cách tập trung chống nước Nga và các nước muốn giải phóng theo
con đường cách mạng vơ sản. Vì vậy , u cầu khách quan tất yếu là nước Nga
phải tập hợp chung quanh mình phong trào cơng nhân và phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc. Lênin nhấn mạnh: nếu khơng thấy rõ điều này thì chúng ta
khơng thể đặt vấn đề dân tộc và thuộc địa đúng đắn được. Theo Lênin, tình hình
thế giới hiện nay, vấn đề giải phóng giai cấp vô sản và các dân tộc thuộc địa phải
gắn liền với cách mạng vơ sản, với chun chính vơ sản. Vấn đề này đã trở thành
vấn đề trước mắt của tất cả các dân tộc, đặt dưới sự lãnh đạo của các đảng cộng
sản ở những nước văn minh cũng như ở các nước lạc hậu. Trong cuộc đấu tranh
đó, nước Nga đã trở thành ngọn cờ tập hợp phong trào cơng nhân tồn thế giới
và phong trào giải phóng trong các nước thuộc địa.
*Thứ ba, Phải phân biệt và tỏ rõ thái độ với phong trào dân chủ tư sản ở
các nước lạc hậu
- Thái độ của QTCS và các ĐCS ủng hộ phong trào DCTS ở các nước
thuộc địa, phụ thuộc là đúng hay sai?
Xung quanh vấn đề thái độ của Quốc tế Cộng sản và các đảng cộng sản
đối với phong trào dân chủ tư sản ở các nước thuộc địa, phụ thuộc và lạc hậu có
các ý kiến khác nhau. Quốc tế Cộng sản và các đảng cộng sản ủng hộ phong trào
dân chủ tư sản ở các nước thuộc địa, phụ thuộc là đúng hay sai?
+ V.I.Lênin nhấn mạnh, trước hết cần phải phân biệt rõ hai dạng của phong
trào dân chủ tư sản là cải lương và cách mạng. Tính chất cải lương hay cách
mạng của phong trào đó ở chỗ: Phong trào dân chủ tư sản cải lương ủng hộ
phong trào dân tộc nhưng lại đồng tình với giai cấp tư sản, đế quốc chủ nghĩa,
chống lại phong trào cách mạng vô sản và các giai cấp cách mạng; phong trào
dân chủ có tính chất tư sản nhưng thực sự có tính chất cách mạng, khi những đại
biểu (lãnh tụ) của các phong trào đó khơng ngăn trở chúng ta giáo dục và tổ chức
tinh thần cách mạng, nông dân và quảng đại quần chúng bị áp bức.
=> Theo đó, Lênin chỉ rõ, thái độ của Quốc tế Cộng sản và các đảng cộng
sản là: chỉ ủng hộ phong trào dân tộc cách mạng, khơng ủng hộ phong trào dân
chủ tư sản nói chung.

11


+ Lênin yêu cầu: những người cộng sản ở trong các nước đó phải đấu
tranh chống giai cấp tư sản cải lương. Các đảng cải lương đó đang tồn tại và tự
xưng là dân chủ - xã hội hay xã hội chủ nghĩa.
2. Những tư tưởng chiến lược lớn về vấn đề dân tộc và về vấn đề thuộc
địa: 5
Trong tác phẩm, Lênin trình bày 12 điểm, qua đó tốt lên tư tưởng chiến
lược lớn mà từ trước đến nay chưa được đề cập:
* Một là: Lênin đặt vấn đề dân tộc đi đôi với vấn đề thuộc địa.
Không như Quốc tế II lâu nay chỉ nói đến quyền tự quyết của các dân tộc
da trắng, khơng nói đến các dân tộc thuộc địa, hoặc chỉ nói đến quyền “tự trị văn
hố”.
Theo Lênin và Quốc tế III thì trái lại, quyền tự quyết của các dân tộc bao
gồm quyền tự quyết của các dân tộc thuộc địa, phải đi đến công nhận quyền
dựng nước tự chủ chứ không phải chỉ có “tự trị văn hố”.
Quyền độc lập dân tộc là quyền của tất cả các dân tộc chứ không chỉ cho
riêng các dân tộc da trắng. Ý nghĩa thực sự của việc địi quyền bình đẳng chung
quy chỉ là địi thủ tiêu giai cấp.
Phải lên án mọi lối đặt vấn đề này một cách trìu tượng, chung chung, hình
thức giữa kẻ hữu sản và người vô sản, giữa dân tộc đi áp bức và dân tộc bị áp
bức, giữa kẻ bóc lột và người bị bóc lột.
V.I.Lênin chỉ ra cần phân biệt thật rõ ràng những dân tộc bị áp bức, phụ
thuộc, khơng được hưởng quyền bình đẳng, với những dân tộc đi áp bức, bóc lột,
được hưởng đầy đủ mọi quyền. Luận điểm này nhằm thức tỉnh nhân dân lao
động và các dân tộc bị áp bức, bóc lột nhận rõ kẻ thù, cùng đứng lên lật đổ chủ
nghĩa Tư bản.
* Hai là: Lênin chỉ rõ nhiệm vụ của những người cách mạng ở các
nước đế quốc và nhiệm vụ của những người cách mạng ở những xứ thuộc địa

và lệ thuộc. Quốc tế Cộng sản phải làm cho giai cấp vô sản và quần chúng ở
các nước thuộc địa đoàn kết chặt chẽ với nhau

12


V.I.Lênin chỉ rõ: “tất cả các đảng cộng sản phải trực tiếp ủng hộ các phong
trào cách mạng của những dân tộc phụ thuộc hoặc không được hưởng đầy đủ
quyền bình đẳng”1.
Nếu khơng, thì cuộc đấu tranh của những dân tộc phụ thuộc cũng như việc
thừa nhận quyền độc lập nhà nước của họ chỉ là những chiêu bài dối trá, như vẫn
thường thấy trong các đảng của Quốc tế II.
V.I.Lênin khẳng định u cầu đồn kết giữa vơ sản và quần chúng lao
động ở tất cả các dân tộc và tất cả các nước.
Lênin nhấn mạnh “điều quan trọng nhất trong chính sách của Quốc tế
Cộng sản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa là làm cho vô sản và quần
chúng lao động của tất cả các dân tộc và tất cả các nước gần gũi nhau để tiến
hành cuộc đấu tranh cách mạng chung nhằm lật đổ bọn địa chủ và giai cấp tư
sản. Bởi vì, chỉ có sự gần gũi ấy mới bảo đảm việc chiến thắng chủ nghĩa tư
bản”2.
V.I.Lênin yêu cầu các dân tộc phải đấu tranh ủng hộ chính quyền Xơviết
Nga dưới hình thức phù hợp với cách mạng nước mình trong cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa đế quốc đang tìm cách tiêu diệt ngọn cờ đầu, căn cứ địa và
thành trì của cách mạng thế giới.
Lênin cho rằng, với vai trò của Quốc tế Cộng sản là Bộ tham mưu chiến
đấu của cách mạng thế giới và của nước Nga Xôviết có đầy đủ khả năng tập hợp
xung quanh mình các phong trào của công nhân tiên tiến ở tất cả các nước và tất
cả các phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Lênin cho rằng, hiện giờ, không thể chỉ đơn thuần là thừa nhận, tuyên bố
hay hô hào về sự đoàn kết giữa những người lao động thuộc các dân tộc khác

nhau mà “cần phải thi hành một chính sách thực hiện sự liên minh chặt chẽ nhất
của tất cả các phong trào giải phóng dân tộc và thuộc địa với nước Nga Xơviết” 3
bằng những hình thức phù hợp với trình độ và sự phát triển của phong trào cách
mạng mỗi nước.

1

. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1977. tr. 202.
. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1977, tr. 199.
3
. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1977, tr. 200.
2

13


Theo tinh thần đó, Lênin cịn đặt ra cho những nước đã làm cách mạng xã
hội chủ nghĩa thành công rồi phải đóng vai trị thành trì cách mạng thế giới, giúp
đỡ các nước cách mạng chưa thành công, dù đó là nước tư bản hay xứ thuộc địa.
Lênin viết: “Các dân tộc đang chiến thắng giai cấp tư sản phải có khả năng và
sẵn sàng chịu đựng những hi sinh rất lớn của dân tộc mình để lật đổ tư bản quốc
tế”1
* Ba là: Lênin xác định rõ nhiệm vụ của các dân tộc thuộc địa và lệ
thuộc
Các dân tộc thuộc địa và lệ thuộc khơng những có nhiệm vụ giải phóng
khỏi ách nước ngồi, mà cịn phải đấu tranh chống các lực lượng phản động ở
ngay trong xứ mình, vì các lực lượng đó thường là đồng minh với đế quốc thực
dân.
Các lực lượng đó là giáo hội cùng các phần tử phản động và trung cổ
khác; chống chủ nghĩa Đại Hồi và những xu hướng muốn củng cố địa vị của vua

chúa, địa chủ; Đấu tranh chống phong trào dân chủ tư sản ở ngay các dân tộc đó.
Đặc biệt, nhất thiết phải giải thích cho quần chúng hiểu rõ trong tình hình quốc tế
hiện nay khơng có một con đường cứu vãn nào khác ngồi con đường liên minh
các cộng hồ Xơviết.
Phải đặc biệt chú ý ủng hộ phong trào nơng dân, hình thành một phong
trào cách mạng to lớn - cách mạng điền địa phản phong. Nhất thiết phải ủng hộ
phong trào nông dân, làm cho phong trào nơng dân có được tính chất cách mạng
nhất.
* Bốn là: Nhiệm vụ lớn của cách mạng thế giới là phải xây dựng, củng
cố sự đoàn kết cặt chẽ giữa phong trào giải phóng các dân tộc bị áp bức với
các nước đã làm cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công và con đường tiến
lên chủ nghĩa xã hội của các nước thuộc địa sau khi làm cách mạng giải
phóng dân tộc thành cơng.
Các nước đang tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc phải tăng cường
đồn kết, góp phần ủng hộ, bảo vệ các nước đã làm cách mạng xã hội chủ nghĩa
thành cơng.
1

. V.I.Lênin, Tồn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, tr. 203.

14


Các nước đã làm cách mạng vô sản thành công phải đồn kết giúp đỡ cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
Với các nước thuộc địa, sau khi làm cách mạng dân tộc giải phóng thành
cơng (giành chính quyền về tay nhân dân) có thể nhờ sự giúp đỡ của các nước xã
họi chủ nghĩa và sự hợp tác của các nước tiên tiến mà tiến thẳng lên chủ nghĩa xã
hội không qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa.
V.I. Lênin viết: Đối với các quốc gia và các dân tộc chậm tiến hơn, nhất

thiết phải có sự giúp đỡ của các đảng cộng sản đối với phong trào giải phóng dân
chủ; trong tình hình quốc tế hiện nay, đối với các dân tộc phụ thuộc và nhỏ yếu,
quyết khơng có một con đường nào khác ngồi con đường liên minh các cộng
hồ Xơviết. Bởi vì theo Người, xu hướng tạo nên một nền kinh tế thế giới duy
nhất, với tính cách là một chỉnh thể do giai cấp vô sản thuộc tất cả các dân tộc
quản lý, đã biểu lộ một cách rõ nét dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, và chắc chắn là
sẽ được tiếp tục phát triển và hoàn thiện dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.
* Năm là: Khẳng định Quốc tế III đóng vai trị Bộ Tham mưu chung
của cách mạng thế giới. Nước Nga Xôviết là ngọn cờ đầu, là căn cứ địa là
thành trì của cách mạng thế giới.
Khẳng định Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản) là người đề ra chủ trương quan
điểm đúng đắn về cách mạng xã hội chủ nghĩa thế giới, về vấn đề dân tộc và vấn
đề thuộc địa (trái với những quan điểm sai trái, lừa bịp của giai cấp tư sản và của
Quốc tế II);
Khẳng định vai trò trụ cột cách mạng thế giới của nước Nga Xơviết, Cộng
hồ Xơviết Nga là nước tất nhiên tập hợp chung quanh mình, một mặt các phong
trào công nhân tiên tiến ở tất cả các nước, mặt khác là tất cả các phong trào giải
phóng dân tộc trong các thuộc địa và trong các dân tộc bị áp bức mà kinh nghiệm
đau đớn đã làm cho họ tin chắc rằng đối với họ khơng có con đường cứu vãn nào
khác ngoài sự chiến thắng của chính quyền Xơviết đối với chủ nghĩa đế quốc thế
giới.
III. Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM
1. Ý nghĩa đối với sự phát triển của cách mạng giải phóng dân tộc thế
giới
15


Tác phẩm Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về những vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin có giá trị ý nghĩa hết sức to lớn cả về mặt lý
luận và thực tiễn đối với cách mạng thế giới, với cách mạng Việt Nam và Hồ Chí

Minh.
- Tác phẩm đặt cơ sở lý luận vững chắc cho việc nhận thức và giải quyết
đúng đắn vấn đề bình đẳng dân tộc và giải phóng dân tộc trong thời đại ngày nay.
- Luận cương của Lênin đã đánh giá đúng đắn tầm quan trọng lớn lao của
việc lôi cuốn nhân dân các nước thuộc địa vào phong trào cách mạng thế giới;
đồng thời chỉ ra cho các dân tộc thuộc địa con đường đấu tranh để tự giải phóng
mình.
- Luận cương của Lênin là bản cáo trạng vạch mặt, lên án và kết tội chủ
nghĩa đế quốc là thủ phạm gây ra sự bất bình đẳng giữa các dân tộc, cùng những
luận điệu che giấu, rối trá giả nhân giả nghĩa về quyền dân tộc tự quyết của
chúng.
- Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa góp phần
tạo nên sự đồn kết nhât strí giữa giai cấp vơ sản với nhân dân các thuộc địa
cùng nhau hợp sức trong cuộc đẩu tranh đánh đổ đế quốc và phong kiến. Đã đem
lại cho cho phong trào giải phóng dân tộc thuộc địa sự giác ngộ giai cấp, giác
ngộ dân tộc theo tinh thần của thời đại mới, thời đại cách mạng vô sản.
- Tác phẩm là cơ sở nền tảng cho mọi hoạt động thực tiễn lãnh đạo, chỉ
đạo giải quyết vấn đề dân tộc và sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc
thế giới, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của cách mạng giải phóng dân
tộc và giải quyết vấn đề dân tộc trên thế giới.
- Tác phẩm cùng những tư tưởng chiến lược đúng đắn của Lênin về vấn đề
dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa làm cơ sở vững chắc để đấu
tranh chống lại những quan điểm tư tưởng sai trái, phản động trên thế giới lúc
đó. Cụ thể:
- Thanh lọc khỏi các đảng cộng sản bọn cơ hội chủ nghĩa và bọn phái giữa
của Quốc tế II. Đồng thời đã bịt hẳn cửa không để cho bọn cơ hội chủ nghĩa có
thể len lỏi vào đảng cộng sản được.

16



- Góp phần sửa chữa những sai lầm của những người cộng sản ở một số
nước đã phạm phải, giữ vững lập trương nguyên tắc, giúp giai cấp công nhân biết
cách bảo vệ triệt để lợi ích của mình.
- Tăng cường được mối liên hệ, phối hợp và đoàn kết giũa các đảng của
giai cấp cơng nhân ở chính quốc với phong trào cách mạng ở thuộc địa cùng
chống kẻ thù chung.
- Đã xây dựng lên một sự thống nhất và một kỷ luật mà trước kia chưa bao
giờ thấy của các đảng cộng sản trên toàn thế giới.
2. Ý nghĩa đối với cách mạng Việt Nam.
Cũng như các dân tộc thuộc địa khác trên thế giới, Luận cương của Lênin
đã chỉ ra con đường chung để giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức bóc lột, là nhân
tố quan trọng góp phần tới thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt
Nam. Dĩ nhiên, địi hỏi những người lãnh đạo cách mạng Việt Nam cần quán
triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo trong hoàn cảnh thực tiễn cách mạng nước
mình.
Luận cương của Lênin được Hồ Chí Minh tiếp nhận, đặt dấu mốc cho q
trình tìm tịi và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn của Nguyễ Ái Quốc, đã
góp phần kết thúc thời kỳ khủng hoảng đường lối cứu nước ở Việt Nam, mở ra
một thời kỳ mới – thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc theo con đường mới,
con đường cách mạng vô sản.
Những tư tưởng chiến lược lớn mà luận cương của Lêninchỉ ra là cơ sở
nền tảng vững chắc góp phần hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng
Việt Nam. Đồng thời là sự chỉ dẫn quan trọng cho Hồ Chí Minh và Đảng ta sau
này trong xác định chủ trương đường lối và sự chỉ đạo đúng đắn, giành thắng lợi
cho cách mạng Việt Nam suốt mấy thập kỷ qua.
Ngày nay Luận cương về vấn đề dân tộc và về vấn đề thuộc địa của Lênin
vẫn còn nguyên giá trị, có ý nghĩa vận dụng to lớn đối với cách mạng Việt Nam.

17




×