Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

BÀI GIẢNG LỊCH sử ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM CHUYÊN đề đoàn kết BA nước ĐÔNG DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.76 KB, 13 trang )

ĐỒN KẾT BA NƯỚC ĐƠNG DƯƠNG
Mở đầu
Mục đích u cầu:
- Làm rõ tính tất yếu khách quan của việc xây dựng phát triển tình đồn kết
liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương trong lịch sử, trong hiện tại và cả
trong tương lai.
- Xây dựng niềm tin và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc giữ gìn,
củng cố và phát triển truyền thống đoàn kết liên minh giữa 3 nước Đông Dương
trong thời kỳ mới
Bố cục: 2 phần
1. Đồn kết liên minh chiến đấu 3 nước Đơng Dương là tất yếu khách quan
2. Tăng cường đoàn kết hợp tác 3 nước Đông Dương trong điều kiện mới
Thời gian: 2 tiết
Phương pháp: thuyết trình kết hợp định hướng nghiên cứu
Hệ thống tài liệu nghiên cứu


2

I. Đồn kết liên minh chiến đấu 3 nước Đơng Dương là tất yếu khách quan
1. Yêu cầu khách quan của ĐKLMCĐ 3 nước Đơng Dương
Trong q trình lãnh đạo cách mạng, ĐCSVN ln khẳng định: Đồn kết
liên minh chiến đấu 3 nước Đông Dương là yêu cầu khách quan, là quy luật tồn tại
và phát triển của cách mạng mỗi nước
Khẳng định vấn đề trên dựa trên các cơ sở khách quan khoa học sau:
- Cơ sở lý luận:
+ Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ ra: kẻ thù của giai cấp vô sản là GCTS và
CNTB – một thế lực có tính quốc tế. Vì vậy, để chiến thắng chúng, GCVS các nước
phải liên minh với nhau trong một mặt trận chung.
Trong tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Mác – Ăng ghen đã chỉ ra: kẻ thù của
giai cấp vô sản là GCTS và CNTB – một thế lực có tính quốc tế. Vì vậy, để chiến


thắng chúng GCVS các nước phải có sự liên minh đồn kết với nhau trong một mặt
trận chung.
Vì vậy, Mác và Ăng ghen đã nêu khẩu hiệu “ Vơ sản các nước đồn kết lại”.
+ Khi CNTB phát triển thành CNĐQ, chúng không chỉ thống trị các dân tộc
trong nước mà còn xâm lược, thống trị các dân tộc khác trên thế giới, do đó
chúng khơng chỉ là kẻ thù riêng của nhân dân các nước chính quốc mà cịn là kẻ
thù của các dân tộc thuộc địa. Do đó, Lênin kêu gọi “Giai cấp vô sản và các dân
tộc bị áp bức bóc lột tồn thế giới đồn kết lại”.
Khi CNTB phát triển đến giai đoạn tột cùng thành CNĐQ chúng đã tiến
hành mở rộng sự áp bức bóc lột của mình ra các nước khác bằng các cuộc chiến
tranh xâm lược đẫm máu. Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc lúc này không chỉ
là kẻ thù riêng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước tư bản đế
quốc mà còn là kẻ thù chung của cả nhân dân các dân tộc thuộc địa. chúng đã cấu
kết với nhau và cấu kết với bon tay sai ở các nước thuộc địa để bóc lột và đàn áp
phong trào đấu tranh cách mạng ở các nước thuộc địa.
Vì vậy, Lênin đã kêu gọi sự đoàn kết rộng rãi các lực lượng của giai cấp
công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa đứng lên chống chủ nghĩa tư bản, chủ
nghĩa đế quốc. Người đã phát triển khẩu hiệu của Mác – Ăngghen thành “ Giai cấp
vô sản và các dân tộc bị áp đoàn kết lại”.


3

Lênin cũng đã khẳng định lại tư tưởng của Mác – Ăngghen: Tư bản là lực
lượng quốc tế, muốn thắng nó phải có sự liên minh quốc tế, tình anh em quốc tế
của công nhân. ( Lênin TT. T4. Tr 514)
+ Hồ Chí Minh xác định: “Quan san mn dặm một nhà. Bốn phương vô
sản đều là anh em”. Người cịn nói: “ Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết. Thành
cơng, thành cơng, đại thành cơng”.
Hồ Chí Minh đã thấm nhuần sâu sắc, vận dụng, phát triển sáng tạo lý luận

Mác – Lênin trong xây dựng phát triển tinh thần đồn kết quốc tế, đồn kết giữa
các dân tộc Đơng Dương.
Biểu hiện:
* Ra đi tìm đường cứu nước khi chưa bắt gặp lý luận Mác – Lênin nhưng
Người đã nhận thức như một chân lý: ở đâu CNTB, CNĐQ cũng tàn ác vô nhân
đạo, ở đâu GCCN và quần chúng lao động cũng khổ cực và là bạn của nhau.
* Khi bắt gặp chủ nghĩa Mác – Lênin, Nguyễn Ái Quốc càng nhận thức sâu
sắc hơn đầy đủ hơn về đoàn kết giữa các lực lượng cách mạng, dân chủ tiến bộ trên
thế giới. Người nói: “ Quan san mn dặm một nhà. Bốn phương vô sản đều là anh
em”, Người cịn nói: “Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết. Thành cơng, thành cơng,
đại thành cơng”.
* Hồ Chí Minh cũng là người sớm nhận thức yêu cầu khách quan của việc
xây dựng khối đoàn kết giữa các dân tộc trên bán đảo Đông Dương. Người luôn
quan tâm vun đắp cho tình đồn kết hữu nghị giữa 3 nước Đơng Dương .
Ngay từ những năm 20 thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã viết nhiều bài về
Đơng Dương, trong đó Người kịch liệt tố cáo tội ác của bọn thực dân Pháp đối với
nhân dân Đông Dương , kêu gọi thức tỉnh tinh thần đồn kết đấu tranh của nhân
dân Đơng Dương đứng lên chống đế quốc, tay sai giải phóng dân tộc.
* Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là hiện thân của tinh thần đoàn kết hữu
nghị giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng các nước trên thế giới, giữa nhân
dân Việt Nam với nhân dân yêu chuộng hịa bình tiến bộ trên thế giới, giữa nhân
dân Việt Nam với nhân dân Lào, Cămpuchia.
- Cơ sở thực tiễn:


4

+ 1là: Ba nước Đơng Dương có điều kiện tự nhiên gắn bó, điều kiện lịch sử
tương đồng, thuận lợi cho việc thực hiện liên minh đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau
* Về điều kiện tự nhiên: 3 nước cùng nằm trên bán đảo Đơng Dương, có

chung dãy Trường Sơn như một điểm tựa, có chung dịng sơng Cửu Long
* Về chính trị - xã hội: thường cùng chung kẻ thù xâm lược; Đảng cách
mạng có nguồn gốc từ Đảng cộng sản Đông Dương và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc;
nhiều phong tục tập quán giống nhau; có nền kinh tế nông nghiệp lâu đời.
VD1: Thế kỷ 13 quân nguyên mông muốn xâm lược cả 3 nước Đông
Dương, đầu tiên chúng tiến đánh Cămpuchia, tạo thành một mũi từ phía tây tiến
đánh vào Đại Việt
VD2: Thế kỷ 19, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam rồi dọc sông Mê công
sang xâm lược Cămpuchia và Lào, rồi đặt ách thống trị lên tồn Đơng Dương trong
gần một thế kỷ
VD3: Năm 1954, đế quốc Mỹ tiến hành xâm lược Việt nam, sau đó chúng
mở rộng chiến tranh xâm lược sang Lào, Cămpuchia gieo biết bao tang tóc đau
thương cho nhân dân 3 nước Đông Dương
VD4: Các thế lực phản động quốc tế đã mượn bàn tay bọn phản động Pôn
pốt để tiêu diệt cách mạng Cămpuchia, phá hoại cách mạng Việt Nam, Cách mạng
Lào trong những năm cuối 70 và 80 TK XX.
=> Rõ ràng để bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ cuộc sống nhân dân 3 nước
Đông Dương đã phải đoàn kết cùng nhau đấu tranh chống lại kẻ thù chung.
+ 2là: Nhân dân 3 nước Đông Dương đã từng đoàn kết liên minh chiến đấu
đánh bại kẻ thù chung là thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và các thế lực phản động tay
sai, đưa cách mạng mỗi nước tiến lên.
Biểu hiện:
* Trong cuộc đấu tranh chống ách thống trị của đế quốc Pháp nửa đầu thế
kỷ XX (1930 – 1954)
> Những người cách mạng 3 nước Đông Dương đã cùng nhau lập ra Đảng
Cộng sản Việt Nam, sau đó đổi thành Đảng Cộng Sản Đông Dương, do đ/c Nguyễn
Ái Quốc đứng đầu.
.



5

> Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, phong trào cách mạng
phát triển mạnh mẽ ở cả 3 nước, khối đoàn kết giữa cách mạng 3 nước ngày càng được
tăng cường trên cơ sở Mặt trận Phản đế Đông Dương, Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
> Sau ĐHội II ĐCS Đông Dương (2/1951), ở mỗi nước Đông Dương thành
lập 1 Đảng riêng, song 3 nước Đông Dương vẫn là một chiến trường thống nhất
chống thực dân Pháp xâm lược.
> Trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954, quân với dân 3 nước Đông
Dương đã giúp đỡ và phối hợp chặt chẽ với nhau cùng giành thắng lợi trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp.
Ví dụ:
. Tháng 4/1953, quân tình nguyện Việt Nam đã phối hợp với quân giải
phóng Lào mở chiến dịch Thượng Lào giải phóng tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh
Xiêng Khoảng và tỉnh Phong Xa Lì với 30 vạn dân, diệt 2800 tên địch.
. Tháng 12/1953, qn tình nguyện Việt Nam và qn giải phóng Lào đã mở
mặt trận ở Trung Lào và Hạ Lào tiêu diệt nhiều quân địch, giải phóng thị xã Thà
Khẹt và cao ngun Bơ lơ ven.
Sau đó liên qn Cămpuchia – Việt Nam đã đánh mạnh trên chiến trường
Cămpuchia giải phóng phần lớn tỉnh Cơng Pơng Chàm, Xvây riêng, giải phóng
vùng Đơng Bắc Cămpuchia, nối liền với vùng giải phóng Hạ Lào thành vùng tự do
rộng lớn ở phía Nam Đơng Dương.
Cùng lúc đó qn dân Việt Nam mở cuộc tiến cơng Tây Ngun giải phóng
vùng bắc Tây Ngun nối liền với vùng giải phóng Bơ lơ ven của Lào.
. Tháng 1/1954, Liên quân Lào - Việt lại tiến công đánh tan phịng tuyến Nậm
Hu, Thượng lào giải phóng hồn tồn tỉnh Phong Xa Lì, uy hiếp Lng – Pha băng.
=> Đó là những trận đánh phối hợp hết sức nhịp nhàng và giành thắng lợi to
lớn của quân dân 3 nước Đông Dương, tạo tiền đề cho trận thắng quyết định ở
Điện Biên Phủ.
* Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), qn và dân 3 nước Đơng

Dương đã đồn kết giúp đỡ lẫn nhau, phối hợp chặt chẽ chống Mỹ và tay sai.
Biểu hiện:


6

> Năm 1968, liên quân Việt – Lào mở chiến dịch Nậm Bạc, đánh tập đoàn
cứ điểm Khe Sanh
Việt Nam đã giúp đỡ cách mạng Lào giữ vững và phát triển vùng giải phóng,
phát triển lực lượng vũ trang cách mạng.
Cămpuchia ủng hộ Việt Nam mở đường giao liên và xây dựng hậu cứ trên
đất Cămpuchia
> Khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh xâm lược ra tồn Đơng Dương,
trong 2 ngày 24,25/4/1970 Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương đã họp và ra
tuyên bố chung khẳng định quyết tâm của nhân dân 3 nước liên minh chiến đấu,
đoàn kết trong mặt trận đấu tranh chung chống đế quốc Mỹ và các thế lực phản
động tay sai.
> Từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 6/1970 các lực lượng Việt Nam phối hợp
với lực lượng cách mạng Cămpuchia đã đánh bại cuộc hành quân xâm lược của
Mỹ và tay sai đối với Cămpuchia. Phối hợp với mặt trận Cămpuchia, liên qn
Việt Lào tiến cơng giải phóng vùng hạ Lào.
> Đầu năm 1971, liên quân Việt - Lào đã đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn
719 của Mỹ ngụy ở đường 9 Nam Lào.
> Từ năm 1972 – 1975 liên quân 3 nước Việt Nam – Lào – Cămpuchia đã
liên tục đánh địch giành thắng lợi to lớn.
* Sau năm 1975 mối quan hệ đoàn kết giữa cách mạng Việt Nam – Lào –
Cămpuchia tiếp tục được củng cố phát triển. Tuy nhiên, quan hệ giữa cách mạng Việt
Nam và Cămpuchia trải qua những thử thách khó khăn do tập đồn Pôn pốt gây ra.
Quan hệ Việt Nam – Lào sau năm 1975 được phát triển tồn diện cả về
chính trị, kinh tế, văn hóa, QP – AN, và đối ngoại thông qua nhiều hiệp ước, hiệp

định giữa hai đảng, và hai nhà nước và các đoàn thể nhân dân.
Quan hệ giữa Việt Nam – Cămpuchia có những diễn biến phức tạp khó khăn
do sự phản bội của tập đồn Pơn Pốt – Yêngxary. Bọn chúng đã gây nên cuộc
chiến tranh đẫm máu ở biên giới phía Nam Việt Nam và gây ra nạn diệt chủng ở
Cămpuchia.


7

Đứng trước hành động phản bội, thù địch của tập đồn Pơn Pốt ở
Cămpuchia, Đảng và chính phủ Việt Nam đã nhiều lần đề nghị hai bên cùng đàm
phán để giải quyết bằng con đường thương lượng nhưng họ đã khước từ.
Để bảo vệ tổ quốc, từ tháng 12/1977 đến tháng 1/1978 Việt Nam đã mở
chiến dịch lớn đánh đuổi quân Pôn Pốt ra khỏi đất nước.
Nhân dân Cămpuchia cùng nổi dậy nhiều nơi nhằm đánh đổ chính quyền
phản động Pơn Pốt. Ngày 2/12/1978 Mặt trận đồn kết dân tộc cứu nước
Cămpuchia ra đời do Chủ tịch Hiêng xong rin đứng đầu phát động nhân dân
Cămpuchia đứng lên đánh đổ chính quyền Pơn Pốt và kêu gọi qn tình nguyện
Việt Nam giúp đỡ Cămpuchia tiêu diệt bọn diệt chủng.
Đáp lời kêu gọi của Căm pu chia, quân tình nguyện Việt Nam đã tiến công
truy quét bọn diệt chủng. Ngày 7/1/1979, thủ đơ Phnơm Pênh được giải phóng,
nhân dân Cămpuchia thốt khỏi nạn diệt chủng.
Ngày 18/2/1979, Việt Nam và Cămpuchia đã ký Hiệp ước hịa bình, hữu
nghị và hợp tác. Theo nội dung hiệp định, quân tình nguyện Việt Nam tiếp tục có
mặt ở Cămpuchia để cùngăCm pu chia bảo vệ độc lập cùng toàn vẹn lãnh thổ của 2
nước. Năm 1989, quân tình nguyện Việt Nam rút về nước.
Việc quân tình nguyện Việt Nam giúp nhân dân Cămpuchia lật đổ chính
quyền độc tài phát xít của bọn Pơn Pốt, cứu cả dân tộc Cămpuchia thoát khỏi nạn
diệt chủng là một hành động cao đẹp thủy chung được nhân dân Cămpuchia và các
lực lượng cách mạng tiến bộ trên thế giới đánh giá cao. Từ năm 2009 và hiện nay

tòa án quốc tế đã mở nhiều phiên tòa xét xử tội diệt chủng của tập đồn Pơn Pốt.
+ 3là: Đồn kết liên minh chiến đấu 3 nước Đông Dương là nhân tố quan
trọng góp phần giữ vững hịa bình, ổn định và phát triển của khu vực và trên thế giới.
* Các nước Đơng Dương có vị trí chiến lược rất quan trọng trong khu vực
Đông Nam Á và ở Châu Á Thái Bình Dương: nằm ở ngã tư đường giao lưu từ Bắc
xuống Nam, từ Đông sang Tây.
* Các nước Đơng Dương giàu tài ngun khống sản, có nguồn lực lao động
dồi dào.
=> Đông Dương luôn là mục tiêu thôn tính xâm lược của các thế lực phong
kiến, đế quốc thực dân, là nơi diễn ra sự tranh chấp của các nước lớn. Vì vậy, đồn


8

kết liên minh chiến đấu 3 nước Đông Dương không chỉ bảo đảm độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước, bảo vệ hịa bình của các nước Đơng
Dương mà nó cịn góp phần bảo vệ hịa bình, ổn định của các nước ở Đông Nam
Á và trên thế giới.
2. Các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ đồn kết liên minh chiến đấu
giữa 3 nước Đơng Dương
Mối quan hệ ĐKLMCĐ giữa cách mạng 3 nước Đông Dương trong nhiều thập
kỷ qua được xây dựng, củng cố, phát triển dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:
- 1là: Đoàn kết ủng hộ giúp đỡ lẫn nhau vừa là tình cảm cao đẹp vừa là
nghĩa vụ quốc tế thiêng liêng của cách mạng mỗi nước.
Cơ sở của nguyên tắc:
+ Từ bản chất của giai cấp công nhân và nghĩa vụ quốc tế của các Đảng
cộng sản.
+ Từ mối quan hệ gắn bó giữa 3 dân tộc Đơng Dương
+ Từ mục tiêu chung của cách mạng 3 nước là cùng nhau đánh đổ kẻ thù
chung giành độc lập dân tộc cho mỗi nước.

+ Về thực tiễn:
> Đảng Cộng sản Đông Dương đã nhiều lần chỉ rõ trong các chỉ thị, nghị
quyết của đảng là: Các đảng viên và các tổ chức đảng trong các xứ Đơng Dương
phải đồn kết giúp đỡ lẫn nhau một cách chân tình thẳng thắn trên tinh thần đồng
chí.
> Đại hội II (2/1951) đã xác định: Đảng lao động Việt Nam có trách nhiệm
giúp đỡ các đồng chí cách mạng Lào lập ra Đảng nhân dân cách mạng ở Lào và
giúp các đồng chí cách mạng Cămpuchia lập ra Đảng nhân dân cách mạng
Cămpuchia.
> Cách mạng Việt Nam đã giúp đỡ vô tư, trong sáng trên nhiều lĩnh vực đối
với cách mạng Lào, Cămpuchia trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ. Ngược lại, cách mạng Lào, Cămpuchia cũng giành những sự ủng hộ quý báu
cho cách mạng Việt Nam…
- 2là: Đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và quyền tự quyết của mỗi quốc gia dân tộc


9

Cơ sở của nguyên tắc:
+ Đây là sự tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế giữa các
quốc gia dân tộc với nhau
+ Là sự thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lênin về quyền tự quyết của mỗi quốc
gia dân tộc
+ Về thực tiễn:
Trong suốt quá trình đồn kết, liên minh chiến đấu giữa qn và dân 3 nước
Đông Dương trong cả 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cúng như chống
tập đồn Pơn Pốt, Đảng và Nhà nước Việt Nam, Lào, Cămpuchia đã luôn tơn trọng
độc lập chủ quyền, thống nhất, tồn vẹn lãnh thổ của mỗi nước, không can thiệp
vào công việc nội bộ của nhau, tôn trọng quyền lựa chọn con đường phát triển của

mỗi nước, tôn trọng quyền tự quyết của mỗi dân tộc.
- 3là: Đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau vì lợi ích chính đáng của mỗi nước và lợi
ích chung của 3 nước, lợi ích của khu vực và thế giới.
Nguyên tắc chỉ đạo đối với sự liên minh chiến đấu giữa 3 nước Đơng Dương
là: Đồn kết giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở kết hợp hài hòa lợi ích của mỗi nước và
lợi ích của 3 nước, lợi ích của cả khu vực và lợi ích của cách mạng thế giới.
Vì vậy, cách mạng 3 nước Đơng Dương ln nhận được sự đơng tình ủng hộ
của các lực lượng cách mạng dân chủ, tiến bộ trong khu vực và trên thế giới.
Tóm lại: ĐKLMCĐ giữa 3 nước Đông Dương là yêu cầu khách quan của
lịch sử, là quy luật tồn tại và phát triển của cách mạng mỗi nước, là truyền thống
quý báu được xây đắp nên bởi mồ hôi xương máu của nhiều thế hệ người Việt
Nam, Lào, Cămpuchia. Vì vậy, các thế hệ người Việt Nam, Lào và Căm pu chia
cần phải giữ gìn và phát huy trong giai đoạn mới.
II. Tăng cường đoàn kết hợp tác 3 nước Đông Dương trong điều kiện mới
1. Những điều kiện mới tác động tới mối quan hệ đồn kết hợp tác giữa 3
nước Đơng Dương
- 1là: Tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp tác động mạnh mẽ tới
các nước Đông Dương
+ Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô – Đông Âu làm cho CNXH tạm thời ở
vào thời kỳ thoái trào, phong trào cách mạng thế giới gặp nhiều khó khăn


10

Trước đây, cách mạng các nước Đông Dương nhận được sự ủng hộ giúp đỡ
to lớn của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa nay rất hạn chế, niềm tin vào CNXH
bị giảm sút.
+ Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế tăng cường chống phá
cách mạng thế giới, trong đó có cách mạng các nước Đơng Dương.
* Chúng kích động chia rẽ mối quan hệ 3 nước Đông Dương

* Chúng nuôi dưỡng bọn tay sai chống phá cách mạng 3 nước
* Chúng tìm cách mua chuộc, trói buộc các nước bằng nhiều hình thức, thủ
đoạn thâm độc
+ Tồn cầu hóa kinh tế quốc tế đang lôi cuốn nhiều nước tham gia với nhiều
yếu tố tích cực và tiêu cực
+ Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại trên thế giới phát triển
nhanh chóng, mạnh mẽ đưa lại thời cơ và thách thức cho các nước.
- 2là: Khu vực Đông Nam Á đang có những biến đổi quan trọng
+ Quan hệ giữa hai nhóm nước Đơng Dương - ASEAN chuyển từ đối đầu
sang đối thoại và cùng nhau hợp tác để phát triển. Tổ chức ASEAN từ 6 nước nay
phát triển thành 10 nước. Sự hợp tác song phương, đa phương trong khối ngày càng
phát triển. Đây là thuận lợi lớn cho phát triển mối quan hệ 3 nước Đông Dương
+ Quan hệ giữa các nước trong khối ASEAN với các nước ở Châu Á ngày
càng phát triển: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga trở thành những đối tác
quan trọng hàng đầu của ASEAN.
+ Bên cạnh sự phát triển năng động của kinh tế, khu vực Đông Nam Á cũng
tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất ổn định: bọn khủng bố quốc tế gây ra các vụ thảm sát
ở đảo Bali In đô nê xi a; xung đột ở miền Nam Thái Lan; bọn cướp biển; tranh
chấp chủ quyền ở biển Đông…
- 3là: Trong mỗi nước Đơng Dương cũng có thay đổi lớn và đi theo các con
đường khác nhau
+ Việt Nam kiên định con đường đi lên CNXH dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Cách mạng Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn
trong công cuộc đổi mới và đang ở trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước
với những thắng lợi to lớn và những thách thức không nhỏ.


11

+ Nhân dân Lào đang củng cố chế độ dân chủ nhân dân định hướng đi lên

chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào. Cách mạng
Lào hiện nay đang phải đối phó với nhiều khó khăn do bọn đế quốc và tay sai cố
tình chống phá.
+ Cămpuchia hiện đang thực hiện chế độ đa đảng và chế độ quân chủ lập
hiến nên tình hình chính trị cịn nhiều phức tạp.
+ Mối quan hệ 3 nước Đơng Dương đã vượt qua được thịi kỳ khó khăn nhất
và đang có chiều hướng phát triển tốt đẹp…
Những điều kiện mới trên đây vừa tạo ra thuận lợi vừa đặt ra yêu cầu đòi hỏi
mới cho sự tăng cường hợp tác đồn kết giữa 3 nước Đơng Dương.
2. Phương hướng đoàn kết hợp tác giữa 3 nước Đông Dương trong thời
gian tới
- 1là: Mở rộng hợp tác song phương giữa các nước Đông Dương
+ Hợp tác giữa Việt Nam với Lào:
Đây là mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa 2 Đảng, 2 Nhà nước, 2 quân đội
và nhân dân 2 nước. Tiến hành hợp tác toàn diện cả chính trị, kinh tế, văn hóa tư
tưởng, cả quốc phòng, an ninh, đối ngoại trên tinh thần đồng chí anh em.
Mối quan hệ này trong lịch sử đã tốt đẹp, ngày nay càng phải giữ gìn và phát
triển tốt hơn, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Việt Lào 2 nước anh em
Tình sâu hơn nước Hồng Hà Cửu Long
+ Hợp tác giữa Việt Nam – Cămpuchia:
Thực hiện mối quan hệ láng giềng thân thiện theo phương châm “ láng giềng
tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”. Mở rộng hợp
tác nhiều mặt cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao trên cơ sở tơn trọng độc
lập, chủ quyền, thống nhất tồn vẹn lãnh thổ của nhau, khơng can thiệp vào công
việc nội nội bộ của nhau, không để bọn phản động dùng lãnh thổ của nước này để
tiến công phá hoại nước khác.
+ Hợp tác giữa Lào – Cămpuchia:
Hợp tác láng giềng thân thiện
- 2là: Tăng cường hợp tác đa phương giữa các nước Đông Dương:



12

Hợp tác đa phương trên nhiều lĩnh vực kính tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật,
mơi trường, an ninh, đối ngoại…
- 3là: Tăng cường hợp tác giữa các nước Đông Dương với các nước trong
khối ASEAN, với các nước Châu Á Thái Bình Dương và thế giới.
KẾT LUẬN BÀI
Đồn kết hợp tác giúp đỡ nhau là truyền thống tốt đẹp, là nhân tố bảo đảm cho
thắng lợi của cách mạng các nước Đông Dương trong gần một thế kỷ qua.
Trong giai đoạn cách mạng mới, tăng cường đoàn kết hợp tác nhiều mặt giữa
các nước Đông Dương là yêu cầu khách quan của mỗi nước, phù hợp với xu thế
vận động phát triển của khu vực và thế giới.


13



×