Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Luận văn thạc sĩ Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện Từ thực tiễn thành phố Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.38 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

BÙI ĐỨC HẬU

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
QUẢN LÝ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN –
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

HÀ NỘI - NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

BÙI ĐỨC HẬU

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
QUẢN LÝ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN –


TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8 38 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. MAI ĐẮC BIÊN

HÀ NỘI - NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên
cứu khoa học của riêng tơi. Các số liệu, ví dụ và
trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính
xác và trung thực. Những kết luận khoa học của
luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Bùi Đức Hậu


LỜI CÁM ƠN

Tác giả xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu Học viện Hành chính
Quốc gia, Ban chủ nhiệm khoa Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Khoa sau
đại học, những thầy giáo, cô giáo của Học viện đã tận tình giảng dạy, hướng

dẫn nghiên cứu khoa học.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Mai Đắc Biên đã quan
tâm, trách nhiệm, chỉ bảo, hướng dẫn tác giả trong quá trình tìm hiểu, nghiên
cứu để hoàn thành được luận văn.
Tác giả xin chân thành cám ơn Cơng an thành phố Hải Phịng, đã giúp đỡ
tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình thu thập thông tin, số liệu,
khảo sát thực tế, để hoàn thành được luận văn này.
Xin chân thành cám ơn!
Tác giả

Bùi Đức Hậu


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

VPHC: Vi phạm hành chính
XHCN: Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các hành vi VPHC trong lĩnh vực kinh doanh có điều kiện trên địa
bàn thành phố Hải Phòng ................................................................................ 47
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp về xử phạt VPHC đối với ngành, nghề kinh doanh
có điều kiện thành phố Hải Phòng (từ năm 2014 - 9/2018) ............................ 51
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp về xử phạt VPHC đối với ngành, nghề kinh doanh
có điều kiện thành phố Hải Phịng (từ năm 2012 - 9/2016) do Đồn kiểm tra
liên ngành văn hóa xã hội và phịng chống tệ nại xã hội thành phố ............... 53
Bảng 2.4: Thống kê các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện đã bị xử phạt vi
phạm hành chính tại thành phố Hải Phịng ..................................................... 54



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CÁM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ L LUẬN VỀ Ử PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN L NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ
ĐIỀU KIỆN...................................................................................................... 7
1.1. Những khái niệm cơ bản ........................................................................ 7
1.2. Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành ch nh trong quản l
ngành nghề kinh doanh có điều kiện ........................................................... 24
1.3. Những yếu tố bảo đảm xử phạt vi phạm hành ch nh trong quản l
ngành nghề kinh doanh có điều kiện ........................................................... 34
Ti u t c
n 1 .......................................................................................... 41
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG Ử PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG QUẢN L NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
TR N Đ A BÀN THÀNH PHỐ HẢI PH NG .......................................... 42
2.1. Thực trạng vi phạm hành ch nh trong quản l ngành nghề kinh doanh
có điều kiện trên địa bàn thành phố Hải ph ng .......................................... 42
2.2. ết quả xử phạt vi phạm hành ch nh trong quản l ngành nghề kinh
doanh có điều kiện trên địa bàn thành phố Hải Ph ng ............................... 49
2.3. Đánh giá chung về xử phạt vi phạm hành chính trong quản l lĩnh vực
kinh doanh có điều kiện .............................................................................. 57
Ti u t c
n 2 .......................................................................................... 64
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG

HIỆU QUẢ Ử PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN L 65
NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ HẢI PH NG ........................................................................ 65
3.1. Phương hướng tăng cư ng hiệu quả xử phạt vi phạm hành ch nh trong
quản l ngành nghề kinh doanh có điều kiện .............................................. 65
3.2. Giải pháp tăng cư ng hiệu quả xử phạt vi phạm hành ch nh trong quản
l ngành nghề kinh doanh có điều kiện....................................................... 70
Ti u t c
n 3 .......................................................................................... 82
KẾT LUẬN .................................................................................................... 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 87


MỞ ĐẦU
1. Tín cấp t i t của n

iên cứu luận văn

Xử phạt VPHC nói chung và xử phạt VPHC trong lĩnh vực kinh doanh,
thương mại, dịch vụ nói riêng là công cụ quan trọng trong hoạt động quản l
nhà nước nhằm duy trì trật tự, kỷ cương trong quản l hành ch nh của Nhà
nước. Đây cũng là vấn đề trực tiếp liên quan đến cuộc sống hàng ngày của
nhân dân được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội hết sức quan tâm.
Trong nền kinh tế thị trư ng, tự do kinh doanh là quyền cơ bản của con
ngư i và là động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Ở Việt
Nam, nguyên tắc: "Mọi cơng dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định
của pháp luật" được ghi nhận tại Điều 57 của Hiến pháp năm 2013. ể từ khi
ban hành Luật Doanh nghiệp 2014, các quy định về điều kiện kinh doanh nói
chung và giấy phép kinh doanh nói riêng đã được cải thiện đáng kể. Theo đó,
pháp luật quy định về điều kiện kinh doanh đã và đang được cải thiện theo

hướng minh bạch, đơn giản và hợp l , trong đó, nhiều loại giấy phép kinh
doanh đã được bãi bỏ hoặc chuyển thành điều kiện kinh doanh không cần
giấy phép, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngư i dân.
Giấy phép kinh doanh là một trong những công cụ thư ng được các cơ quan
quản l Nhà nước lựa chọn để thực hiện quản l đối với hoạt động kinh
doanh. Tuy nhiên, nếu công cụ giấy phép kinh doanh được sử dụng không
hợp l hoặc quá mức cần thiết thì sẽ trở thành rào cản đối với sự phát triển
hoạt động kinh doanh, gây ra những chi ph tốn kém không cần thiết cho xã
hội. Trong khi đó, pháp luật hiện hành chưa có quy định về cơ sở đánh giá
t nh hợp l , t nh khả thi và hiệu quả của giấy phép kinh doanh được ban hành
cũng như giám sát việc tuân thủ pháp luật về điều kiện kinh doanh.
Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và quản l ngành nghề
kinh doanh có điều kiện ở Việt Nam hiện nay được quy định trong Luật doanh

1


nghiệp năm 2014, Luật đầu tư năm 2014, Luật xử l VPHC năm 2012….
Trong những năm vừa qua, hoạt động xử phạt VPHC đối với các cơ sở kinh
doanh trong lĩnh vực này đã đạt được những kết quả nhất định. Nhiều vụ việc
vi phạm nghiêm trọng đã được phát hiện, xử phạt nghiêm minh, qua đó pháp
chế XHCN được bảo đảm, quyền và lợi ch hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá
nhân được tôn trọng và bảo đảm. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được,
hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có điều kiện
vẫn c n nhiều hạn chế, bất cập. Trong thực tiễn xử phạt có những vụ việc do
pháp luật c n nhiều bất cập, tồn tại nên không xử l được kịp th i đối với hành
vi vi phạm. Sự phối hợp, hoạt động giữa các cơ quan, tổ chức trong xử phạt
VPHC về ngành nghề kinh doanh có điều kiện c n chưa thực sự tốt, vẫn xảy ra
tình trạng bỏ lọt các trư ng hợp hành vi vi phạm nhưng không bị xử l .
Thành phố Hải Ph ng là thành phố trực thuộc trung ương, là trung tâm

kinh tế lớn của cả nước với cảng biển, các khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ
lớn, phát triển. Thành phố Hải Ph ng cũng là thành phố có dân số đơng, mật độ
dân số cao, có nhiều trụ sở, doanh nghiệp, cơ quan tổ chức đóng trên địa bàn, có
nhiều cơ sở lưu trú du lịch, các dịch vụ giải tr , nghỉ dưỡng, kinh doanh, thương
mại. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh tế hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề
kinh doanh có điều kiện. Cùng với những mặt t ch cực, thì đây cũng là địa bàn
phức tạp về an ninh trật tự, an toàn xã hội, do đó, hoạt động thanh tra, kiểm tra,
giám sát về chấp hành pháp luật đối với các cơ quan này là rất phức tạp. Nhiều
trư ng hợp có vi phạm xảy ra đã bị xử l , xử phạt nghiêm minh, nhưng trên thực
tế, hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có điều kiện
tại thành phố Hải Ph ng trong những năm vừa qua vẫn c n có những hạn chế,
tồn tại nhất định cần khắc phục.
Từ những l do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện từ
thực tiễn thành phố Hải Phòng” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình.

2


2. Tìn

ìn n

iên cứu luận văn

Việc nghiên cứu về pháp luật xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản l
ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong những năm vừa qua đã có một số
cơng trình nghiên cứu, như:
- "Tìm hiểu về xử phạt VPHC", của tác giả Phạm Dũng - Hoàng Sao,
nêu khái quát chung và phân t ch những khái niệm cơ bản về xử phạt VPHC

nhưng chưa đi sâu vào vấn đề xử phạt VPHC trong lĩnh vực hải quan;
- Đề tài khoa học "Nghiên cứu một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp
luật xử l VPHC về hải quan theo yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế", của
thạc sĩ Phùng Thị B ch Hư ng, năm 2007 tại Tổng cục Hải quan – Bộ Tài
chính đề tài này cũng chỉ đưa ra những tồn tại chung và phương hướng, giải
pháp hoàn thiện pháp luật xử l VPHC về hải quan nhưng chưa đi sâu vào
thực trạng pháp luật và VPHC trong lĩnh vực hải quan;
- Đề tài khoa học "Trách nhiệm pháp l của đối tượng nộp thuế đối với
các hành vi vi phạm pháp luật hải quan về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu", của
tác giả Đào Thịnh Vinh, năm 2013 tại Tổng cụ Thuế, Bộ Tài ch nh cũng đã nêu
được những vấn đề l luận và thực trạng vấn đề trách nhiệm pháp l của đối
tượng nộp thuế do vi phạm pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt
Nam, nhưng lại chỉ nêu một vấn đề nhỏ về hành vi vi phạm quy định về kiểm
tra hải quan, thanh tra thuế thuộc nhóm hành vi vi phạm quy định về kiểm tra,
giám sát, kiểm soát hải quan của VPHC trong lĩnh vực hải quan chứ chưa nêu
các vấn đề khác trong các qui định về hành vi VPHC trong lĩnh vực hải quan
và mức xử phạt;
- Luận văn thạc sỹ Luật học: “Tăng cư ng pháp chế XHCN trong lĩnh
vực xử phạt VPHC ở nước ta hiện nay” của Đặng Thanh Sơn năm 2003 tại
hoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội; Đề tài “Áp dụng pháp luật trong hoạt
động xét xử của T a án nhân dân ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Lê Xuân
Thân (2004), luận án tiến sĩ luật học, Học viện Ch nh trị quốc Gia Hồ Ch

3


Minh; hay như đề tài “Hoạt động thanh tra chuyên ngành qua thực tiễn tại
Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội” của tác giả Vũ Thị Giang (2012),
Học viện Hành ch nh và nhiều cơng trình khác. hi nghiên cứu tác cơng trình
trên, có thể thấy rằng, hầu hết các cơng trình đều đã bước đầu phân t ch về

hoạt động áp dụng pháp luật như tác giả Đặng Thanh Sơn và tác giả Lê Xuân
Thân nhưng các tác giả này chủ yếu phân t ch hoạt động áp dụng pháp luật
gắn với hoạt động xét xử của t a án hoặc đưa ra các giải pháp nhằm tăng
cư ng pháp chế XHCN qua hoạt động xử l VPHC…, hơn nữa các đề tài này
có đối tượng hướng đến rất rộng, không tập trung vào địa bàn cụ thể.
Như vậy, các cơng trình nghiên cứu trên chủ yếu nghiên cứu về pháp
luật xử phạt VPHC nói chung hoặc nghiên cứu về VPHC trong một lĩnh vực
cụ thể mà chưa có cơng trình nghiên cứu cụ thể nào nghiên cứu về pháp luật
xử phạt VPHC trong lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đặc biệt
trên địa bàn thành phố Hải Ph ng. Do đó, việc lựa chọn đề tài của tác giả
mang nghĩa quan trọng cả về mặt l luận và thực tiễn.
3. Mục đíc và n iệm vụ n

iên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ những vấn đề liên quan đến l luận, cơ
sở pháp l và thực trạng xử phạt VPHC trong lĩnh vực ngành nghề kinh doanh
có điều kiện từ thực tiễn thành phố Hải Ph ng, từ đó đề xuất các giải pháp
góp phần nâng cao hiệu quả công tác xử phạt VPHC trong lĩnh vực ngành
nghề kinh doanh có điều kiện từ thực tiễn thành phố Hải Ph ng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở mục đ ch nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
- Tìm hiểu, làm rõ những vấn đề l luận cơ bản về xử phạt VPHC trong
lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có điều kiện;

4



- Đánh giá thực trạng xử phạt VPHC trong lĩnh vực ngành nghề kinh
doanh có điều kiện trên địa bàn thành phố Hải Ph ng:
+ Thực trạng VPHC trong lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có điều kiện
và nguyên nhân của thực trạng đó;
+ Thực trạng xử phạt VPHC trong lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có
điều kiện và nguyên nhân của thực trạng đó;
- Đánh giá tổng quát các yếu tố tác động đến việc xử phạt VPHC trong
lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn thành phố Hải Ph ng;
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt VPHC trong lĩnh
vực ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên địa thành phố Hải Ph ng.
4. Đối t ợn và p ạm vi n

iên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Quy định của pháp luật và hoạt động xử phạt
VPHC trong lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn thành
phố Hải Ph ng. Trên cơ sở xuất phát từ thực tiễn công tác của học viên, đề tài
tập trung nghiên cứu về xử phạt VPHC trong lĩnh vực ngành nghề kinh doanh
có điều kiện thuộc phạm vi quản l của lực lượng cảnh sát nhân dân gồm:
dịch vụ lưu trú, ph ng cháy chữa cháy, dịch vụ xoa bóp bấm huyệt, dịch vụ
kinh doanh araoke, dịch vụ kinh doanh kh hoá lỏng.
- Phạm vi nghiên cứu: những quy định của Luật Xử l VPHC năm 2012
cùng một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hoạt động xử phạt
VPHC của các chủ thể có thẩm quyền trong lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có
điều kiện, th i gian từ năm 2014 đến năm 2018 trên địa bàn thành phố Hải
ph ng. Đề tài tập trung nghiên cứu về xử phạt VPHC trong lĩnh vực ngành
nghề kinh doanh có điều kiện thuộc phạm vi quản l của lực lượng cảnh sát
nhân dân gồm: dịch vụ lưu trú, ph ng cháy chữa cháy, dịch vụ xoa bóp bấm
huyệt, dịch vụ kinh doanh araoke, dịch vụ kinh doanh kh hoá lỏng.


5


5. P

n p áp luận và p

n p áp n

iên cứu

- Phương pháp luận: Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Ch Minh về Nhà nước và pháp luật;
các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước, của thành phố về nâng
cao hiệu lực quản l Nhà nước về ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
- Các phương pháp cụ thể: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; phân t ch,
tổng hợp; phương pháp lịch sử - logic; phương pháp thống kê, so sánh.
6. Tín mới và n ữn đón

óp của đề tài

- Bổ sung, hồn thiện l luận về xử phạt VPHC trong lĩnh vực ngành
nghề kinh doanh có điều kiện;
- Đánh giá, làm rõ thực trạng xử phạt VPHC trong lĩnh vực ngành nghề
kinh doanh có điều kiện trên địa bàn thành phố Hải Ph ng; những kết quả đạt
được, tồn tại và nguyên nhân. Từ đó, đưa ra những giải pháp góp phần nâng
cao hiệu quả xử phạt VPHC trong lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có điều
kiện trên địa bàn thành phố Hải Ph ng.
- ết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên
cứu, giảng dạy và áp dụng trong thực tiễn tại các trư ng đại học, viện nghiên

cứu và cơ quan áp dụng thực tiễn trên địa bàn cả nước nói chung và của thành
phố Hải Ph ng nói riêng.
7. K t cấu của đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu
của đề tài gồm 3 chương, 10 tiết, gồm:
Chương 1: Những vấn đề l luận về xử phạt vi phạm hành ch nh trong
quản l ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
Chương 2: Thực trạng xử phạt vi phạm hành ch nh trong quản l ngành
nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn thành phố Hải Ph ng;
Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cư ng xử phạt vi phạm
hành ch nh trong quản l ngành nghề kinh doanh có điều kiện – từ thực tiễn
thành phố Hải Ph ng.

6


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ L LUẬN VỀ Ử PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG QUẢN L NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CĨ ĐIỀU KIỆN
1.1. N ữn

ái niệm c

ản

1.1.1. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Điều kiện kinh doanh được hiểu là: “Tập hợp các công cụ mà Ch nh
phủ sử dụng để đặt ra các yêu cầu đối với công dân và doanh nghiệp”.
Theo


kiến của PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa thì: “Điều kiện kinh doanh

là mọi sự can thiệp của cơ quan hành ch nh vào quyền tự do kinh doanh của
ngư i dân, thư ng được cụ thể hoá bằng những hành vi của nhân viên hành
ch nh có quyền chấp nhận, hạn chế hoặc khước từ việc đăng k hoặc tổ chức
những hoạt động kinh doanh cụ thể.”[1] Theo đó, sự can thiệp của cơ quan
hành ch nh thư ng được thể hiện qua những hành vi như: thông qua văn bản
pháp quy ấn định những hạn chế cho ngư i kinh doanh khi đầu tư vào ngành
nghề, lĩnh vực kinh doanh nhất định; chấp thuận, từ chối cấp phép cho nhà
đầu tư; thông qua hành vi của cơ quan hành ch nh giám sát việc tuân thủ điều
kiện kinh doanh…
hoản 2 Điều 7 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định: “Điều kiện
kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh
doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo
hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu
khác.”[2] Từ các quan điểm khoa học và theo quy định của pháp luật như trên,
có thể rút ra được một số đặc điểm của điều kiện kinh doanh như sau:
Một là, điều kiện kinh doanh chỉ áp dụng đối với một số ngành nghề,
lĩnh vực kinh doanh nhất định.

7


Điều kiện kinh doanh luôn gắn liền với ngành nghề kinh doanh. Tuy
nhiên, Nhà nước không áp dụng điều kiện kinh doanh đối với tất cả các ngành
nghề kinh doanh mà chỉ áp dụng đối với một số ngành nghề; và trong ngành
nghề cũng chỉ có một số lĩnh vực quy định về điều kiện kinh doanh. Những
ngành nghề đó gọi là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đó là những ngành
nghề có liên quan đến mơi trư ng; trật tự, an toàn xã hội; sức khoẻ ngư i dân

nên phải tuân thủ những yêu cầu kinh doanh hoặc những quy tắc nghề nghiệp
chặt chẽ.
Hai là, đặt ra điều kiện kinh doanh là một trong những biện pháp điều
tiết nền kinh tế thị trư ng thư ng được Nhà nước sử dụng nhằm đạt được mục
đ ch kinh tế - xã hội nhất định.
Mục đ ch của việc đặt ra điều kiện kinh doanh nhằm nâng cao chất
lượng hàng hoá, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thơng qua đó
bảo vệ ngư i tiêu dùng, bảo vệ môi trư ng và bảo vệ lợi ch cộng đồng. Vì
vậy, nội dung của điều kiện kinh doanh thư ng là các yêu cầu về tiêu chuẩn
chất lượng hàng hoá, chất lượng dịch vụ, điều kiện về nhân lực, yêu cầu về vệ
sinh, an ninh trật tự, yêu cầu về ph ng cháy chữa cháy và ph ng ngừa ô
nhiễm mơi trư ng…
Ba là, ở góc độ pháp l , điều kiện kinh doanh ch nh là những giới hạn
quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp và là cơ sở để cơ quan Nhà nước
quản l hoạt động kinh doanh.
Thông thư ng, các nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng k kinh doanh tại
cơ quan đăng k kinh doanh để được cấp giấy chứng nhận đăng k kinh doanh
(giấy chứng nhận đăng k doanh nghiệp). Doanh nghiệp có quyền chủ động
đăng k kinh doanh và hoạt động kinh doanh, không phải xin phép, xin chấp
thuận, hỏi

kiến cơ quan có thẩm quyền nếu ngành nghề kinh doanh đó

khơng thuộc ngành nghề cấm kinh doanh hoặc ngành nghề kinh doanh có

8


điều kiện. Doanh nghiệp được quyền tiến hành hoạt động kinh doanh kể từ
ngày được cấp giấy chứng nhận đăng k kinh doanh.

Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh
nghiệp bị giới hạn quyền tự do kinh doanh bằng việc nhà đầu tư bắt buộc phải
đáp ứng các điều kiện kinh doanh mà pháp luật quy định. Doanh nghiệp chỉ
được tiến hành các hoạt động kinh doanh kể từ khi đáp ứng đủ các điều kiện
kinh doanh theo quy định của pháp luật cho dù doanh nghiệp đã được cấp
giấy chứng nhận đăng k kinh doanh. Như vậy, việc chuẩn bị các điều kiện vật
chất, nhân sự và th i gian để doanh nghiệp gia nhập thị trư ng đối với những
ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thư ng lâu dài và tốn kém hơn so với
ngành nghề kinh doanh không yêu cầu điều kiện kinh doanh.
Điều kiện kinh doanh c n là cơ sở pháp l để cơ quan nhà nước quản l
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vì dựa vào nội dung các điều kiện kinh
doanh do pháp luật quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ: 1) Hướng dẫn
doanh nghiệp phải chấp hành hoặc phải cam kết thực hiện đúng và đầy đủ những
điều kiện kinh doanh đó; 2) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các
doanh nghiệp và xử l các vi phạm pháp luật về điều kiện kinh doanh.
Bốn là, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh trong suốt
quá trình hoạt động kinh doanh. Cho dù điều kiện kinh doanh được thể hiện
dưới nhiều hình thức khác nhau như giấy phép kinh doanh; giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề… và th i điểm doanh nghiệp
phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh cũng có sự khác biệt [3] nhưng doanh
nghiệp phải duy trì các điều kiện kinh doanh đó trong suốt q trình hoạt
động kinh doanh và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giám sát theo cơ
chế hậu kiểm.
1.1.2. uản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Theo Henry Fayol, (1841 – 1925), một học giả ngư i Pháp quan tâm
đặc biệt đến lĩnh vực quản l và nổi tiếng bởi thuyết quản l Fayol gây được

9



sự chú

trong giai đoạn thuyết quản l theo khoa học của F.W.Taylor được

truyền bá rộng rãi từ Mỹ sang châu Âu với ảnh hưởng lớn suốt nửa đầu thế kỷ
XX, Ông cho rằng, những công việc của một nhà quản l bao gồm: xây dựng
kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm sốt. Quản l nói chung hay
quản l doanh nghiệp nói riêng bao gồm những đề tài ch nh sau: Hoạch định,
Tổ chức, Bố tr nhân lực, Lãnh đạo/động viên và kiểm soát.
Theo Mary Parker Follett (1868-1933), một nhà văn, một nhà quản l
nổi tiếng trên thế giới vào đầu thế kỷ XX với những cách hiểu về quản l và
quản trị rất khác biệt trong giai đoạn đó và có giá trị về sau này, bà định nghĩa
quản l là “Nghệ thuật khiến công việc được làm bởi ngư i khác”. Theo
Rober

reitner, quản l hay quản trị lại được hiểu như sau: “Quản trị là tiến

trình làm việc với ngư i khác và thông qua ngư i khác để đạt các mục tiêu
của tổ chức trong một môi trư ng thay đổi. Trọng tâm của tiến trình quản trị
là việc sử dụng có hiệu quả những nguồn tài nguyên có hạn của tổ
chức”. Theo nhà văn, nhà quản l nổi tiếng thế giới, Mary Parker Follett
(1868-1933), bà định nghĩa quản l là “nghệ thuật khiến công việc được làm
bởi ngư i khác”.
Theo Robert Albnese, khái niệm quản l hay quản trị như sau: “Quản
trị là một quá trình kỹ thuật và xã hội nhằm sử dụng các nguồn, tác động tới
hoạt động của con ngư i và tạo điều kiện thay đổi để đạt được mục tiêu của tổ
chức.”[4] Theo Harold ootz & Cyril O`Donnell, quản l được hiểu là: “QT là
việc thiết lập và duy trì một mơi trư ng nơi mà các cá nhân làm việc với nhau
trong từng nhóm có thể hoạt động hữu hiệu và có kết quả, nhằm đạt các mục
tiêu của nhóm.” Theo quan niệm của C. Mác, Ơng đề cập đến khái niệm quản

l ở góc độ sau: “Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào đó
mà được tiến hành tuân theo một quy mơ tương đối lớn đều cần có sự quản l
ở mức độ nhiều hay t nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân và thực hiện

10


những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất,
sự vận động này khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của cơ thể đó.
Một nhạc cơng tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc phải có nhạc
trưởng.”[5] Như vậy, “Quản l ” là đặc trưng cho quá trình điều khiển và dẫn
hướng tất cả các bộ phận của một tổ chức, thư ng là tổ chức kinh tế, thông
qua việc thành lập và thay đổi các nguồn tài nguyên (nhân lực, tài ch nh, vật
tư, tr thực và giá trị vơ hình).
Có thể hiểu, “Quản l ” đặc trưng cho quá trình điều khiển, dẫn hướng
tất cả các bộ phận của một tổ chức, thư ng là tổ chức kinh tế, thông qua việc
thành lập và thay đổi các nguồn tài nguyên (nhân lực, tài ch nh, vật tư, tr thực
và giá trị vơ hình). Có thể hiểu nơm na, quản l nói chung hay quản l trong
các tổ chức nói riêng bao gồm những đề tài ch nh sau: Hoạch định, Tổ chức,
Bố tr nhân lực, Lãnh đạo/động viên và kiểm soát.
Theo khoản 1 điều 8 Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13, ngày
26/11/2014 của Quốc hội Nước Cộng h a XHCN Việt nam, quy định nghĩa vụ
của doanh nghiệp: Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành,
nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo
đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động
kinh doanh.
Từ khái niệm về quản l nhà nước và khái niệm ngành, nghề kinh
doanh có điều kiện, có thể hiểu: Quản lý nhà nước đối với ngành, nghề kinh
doanh có điều kiện là tổng thể hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các
cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định đối với ngành,

nghề kinh doanh có điều kiện. Quản lý nhà nước đựơc thể hiện bằng sự chấp
hành, điều hành, quản lý hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện với sự
đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước nhằm mục tiêu kiểm soát
tốt đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

11


Quản l nhà nước đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện đặc
trưng cho q trình điều khiển, dẫn hướng tất cả các bộ phận của các ngành,
nghề kinh doanh có điều kiện, thơng qua việc thành lập và thay đổi các nguồn
tài nguyên (nhân lực, tài ch nh, vật tư, tr thực và giá trị vơ hình).
1.1.3. M t số v n đề chung về ử phạt vi phạm hành chính
1.1.3.1. hái niệm x phạt vi phạm hành chính
Vi phạm pháp luật là hiện tượng xã hội, là những hành vi phản ứng tiêu
cực của một số cá nhân hay tổ chức đi ngược lại với

ch nhà nước được quy

định trong pháp luật. Những hành vi có t nh chất tiêu cực đó ln gây hại cho
nhà nước, xã hội và nhân dân, do vậy chúng luôn bị nhà nước, xã hội và nhân
dân lên án, đấu tranh đ i hỏi phải loại bỏ ra khỏi đ i sống xã hội. Vi phạm
pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm
pháp l thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ[6].
VPHC là loại vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ biến trong đ i sống xã
hội. Tuy mức độ nguy hiểm cho xã hội của nó thấp hơn so với tội phạm
nhưng VPHC là hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ch của
Nhà nước, tập thể, lợi ch của cá nhân cũng như lợi ch chung của tồn thể
cộng đồng, là ngun nhân dẫn đến tình trạng phạm tội nảy sinh trên các lĩnh
vực của đ i sống xã hội nếu như không được ngăn chặn và xử l kịp th i.

Ch nh vì lẽ đó cơng tác đấu tranh ph ng và chống VPHC luôn là vấn đề được
xã hội quan tâm. Từ trước đến nay Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều văn bản
pháp luật quy định về VPHC và các biện pháp xử l đối với loại vi phạm này,
trong đó phải kể đến: Pháp lệnh xử phạt VPHC ngày 30/11/1989; Pháp lệnh
xử l VPHC ngày 06/7/1995; Pháp lệnh xử l VPHC ngày 02/7/2002 (được
sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2008) và văn bản đang có hiệu lực thi
hành là Luật Xử l VPHC năm 2012. Cùng với đó, Ch nh phủ cũng đã ban
hành một loạt các Nghị định quy định cụ thể về việc xử l VPHC trên các lĩnh
vực khác nhau của quản l hành ch nh nhà nước.

12


Để xác định rõ t nh chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của loại vi
phạm này, đặc biệt là việc xác định ranh giới giữa VPHC và tội phạm, tạo cơ
sở cần thiết để quy định, xử l cũng như đấu tranh ph ng, chống có hiệu quả
đối với các VPHC, cần thiết phải đưa ra định nghĩa ch nh thức về VPHC.
Định nghĩa VPHC lần đầu tiên được nêu ra trong Pháp lệnh xử phạt
VPHC ngày 30/11/1989. Điều 1 Pháp lệnh này quy định: “VPHC là hành vi
do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố

hoặc vô , xâm phạm các quy tắc

quản l nhà nước mà khơng phải là tội phạm hình sự và theo quy định của
pháp luật phải bị xử phạt hành ch nh”.
Định nghĩa trên cho chúng ta thấy được các dấu hiệu pháp l cơ bản
của VPHC là: chủ thể, hành vi, t nh trái pháp luật của hành vi, có lỗi và bị xử
phạt hành ch nh.
Pháp lệnh xử l VPHC năm 1995 không trực tiếp đưa ra định nghĩa về
VPHC nhưng hoản 2 Điều 1 của Pháp lệnh này đã định nghĩa VPHC một cách

gián tiếp: “Xử phạt VPHC được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi cố
hoặc vơ

vi phạm các quy tắc quản l nhà nước mà chưa đến mức truy cứu

trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành ch nh”.
Tại hoản 2 Điều 1 Pháp lệnh xử l VPHC năm 2002 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2007 và năm 2008), VPHC cũng được quy định một cách gián tiếp:
“Xử phạt VPHC được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi
chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố

hoặc vô

vi phạm các quy định

của pháp luật về quản l nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy
định của pháp luật phải bị xử phạt hành ch nh”.
Tuy có sự khác nhau về cách diễn đạt, quan niệm về VPHC trong các
văn bản pháp luật nêu trên đều thống nhất về những dấu hiệu bản chất của
loại vi phạm pháp luật này.

hái quát những dấu hiệu bản chất đó,

hoản 1

Điều 2 Luật xử l VPHC năm 2012 đã trực tiếp đưa ra định nghĩa về VPHC,

13



theo đó: “VPHC là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy
định của pháp luật về quản lí nhà nước mà khơng phải là tội phạm và theo
quy định của pháp luật phải bị x phạt VPHC”.
Xử phạt VPHC là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, áp
dụng chế tài để xử phạt tổ chức, cá nhân có VPHC.
Trong một số giáo trình giảng dạy mơn Luật Hành chính Việt Nam của
các cơ sở đào tạo như: Đại học Luật Hà Nội; Đại học Cảnh sát nhân dân thì
khái niệm xử lý vi phạm hành ch nh không được đề cập tới mà chỉ trình bày về
khái niệm xử phạt. Ví dụ như tại giáo trình của Trư ng Đại học Luật Hà Nội
thì xử phạt VPHC được hiểu là: Hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn
cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp
xử phạt hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành ch nh khác (trong trư ng
hợp cần thiết, theo quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi
phạm hành chính1.
Như vậy, theo khái niệm trên có thể thấy xử phạt VPHC khơng chỉ
thuần túy là việc áp dụng các hình thức xử phạt đối với chủ thể có hành vi
VPHC, mà cịn có thể bị áp dụng các biện pháp “cưỡng chế hành ch nh khác”,
tuy nhiên trong giáo trình lại khơng phân tích cụ thể biện pháp “cưỡng chế
hành ch nh khác” ở đây bao gồm những biện pháp gì. Bởi trong xử lý VPHC,
các chủ thể có thẩm quyền có thể áp dụng rất nhiều biện pháp hành chính
mang t nh cưỡng chế; thậm chí có thể áp dụng các biện pháp này ngay cả khi
VPHC chưa diễn ra (các biện pháp ngăn chặn). Chính bởi khơng có một sự
giải thích cụ thể về các biện pháp “cưỡng chế hành chính khác”, nên khái
niệm phần nào gây lúng túng trong quá trình tiếp cận. Cũng là luận giải về xử
l VPHC nhưng trong một số giáo trình khác (như giáo trình của PGS.TS
Nguyễn Cửu Việt; Giáo trình của GS.TS Phạm Hồng Thái – TS Nguyễn Thị
1

Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội;tr.349


14


Minh Hà đồng chủ biên...), thì cách tiếp cận khái niệm xử lý VPHC lại được
tiến hành trên cơ sở phân t ch các đặc điểm, bản chất của hoạt động xử lý, chứ
không chỉ thuần túy là diễn giải theo quy định của pháp luật. Cụ thể như trong
giáo trình Luật Hành chính Việt Nam do GS.TS Phạm Hồng Thái và TS
Nguyễn Thị Minh Hà đồng chủ biên, trong phần trình bày về “cưỡng chế
hành ch nh”, các tác giả không xây dựng một khái niệm về xử lý VPHC, mà
chỉ đưa ra khái niệm về xử phạt hành ch nh. Theo đó khi một chủ thể có hành
vi VPHC thì phải chịu trách nhiệm hành chính, và trách nhiệm hành chính
ch nh là “hậu quả của VPHC, thể hiện ở việc cơ quan nhà nước, ngư i có
thẩm quyền áp dụng những chế tài pháp luật hành ch nh đối với chủ thể
VPHC theo thủ tục do Luật Hành ch nh quy định”2; các tác giả đồng tình với
quan điểm về trách nhiệm hành chính của PGS.TS Nguyễn Cửu Việt đó là:
trách nhiệm hành chính khơng chỉ thuần túy là các biện pháp xử phạt hành
chính mà nó cịn bao gồm cả các biện pháp khơi phục các quyền và lợi ch đã
bị VPHC xâm hại. Giáo trình đã đưa ra khái niệm về xử phạt VPHC như sau:
Xử phạt VPHC là việc các cơ quan nhà nước, ngư i có thẩm quyền áp dụng
những biện pháp cưỡng chế hành chính (gồm các hình thức xử phạt VPHC;
các biện pháp khắc phục hậu quả; các biện pháp ngăn chặn VPHC và đảm bảo
việc xử phạt VPHC) đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi VPHC
nhằm đảm bảo trật tự và kỷ luật trong quản l nhà nước.3
Cũng tiếp cận khái niệm xử l VPHC theo hướng rộng, trong giáo trình
Luật Hành chính Việt Nam do PGS.TS Nguyễn Cửu Việt chủ biên; tác giả
quan niệm VPHC thì phải chịu trách nhiệm hành chính. Mặc dù khơng đưa ra
một khái niệm chính thức nào về xử l VPHC, tuy nhiên căn cứ vào các luận

2


GS.TS Phạm Hồng Thái – TS Nguyễn Thị Minh Hà (2017), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội;tr.473
3
GS.TS Phạm Hồng Thái – TS Nguyễn Thị Minh Hà (2017), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội;tr.474-475

15


giải của tác giả được thể hiện trong phần trình bày về VPHC và trách nhiệm
hành chính (từ trang 494 đến trang 547), có thể hiểu xử lý VPHC chính là
việc chủ thể có thẩm quyền ấn định trách nhiệm hành chính đối với cá nhân,
tổ chức khi có hành vi VPHC.
Trên cơ sở tiếp thu các luận giải của các nhà khoa học về khái niệm xử
lý, xử phạt VPHC như vừa trình bày, cũng như những phân tích của cá nhân,
tác giả đưa ra khái niệm xử phạt VPHC như sau: X phạt VPHC là hoạt động
của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng các hình thức x
phạt VPHC, các biện pháp khắc phục hậu quả, các biện pháp ngăn chặn
VPHC và đảm bảo việc x lý VPHC đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện
hành vi VPHC nhằm đảm bảo trật tự và kỷ luật trong quản lý nhà nước.
1.1.3.2. Đặc điểm x phạt vi phạm hành chính
Xử phạt VPHC có những đặc điểm cơ bản sau:
Một là, xử phạt VPHC là một loại hoạt động cưỡng chế nhà nước,
mang t nh quyền lực nhà nước. T nh cưỡng chế và t nh quyền lực nhà nước
thể hiện ở chỗ hoạt động xử l hành ch nh luôn luôn được các cơ quan hoặc
cán bộ có thẩm quyền thực hiện. Chỉ có các cơ quan hoặc cán bộ nhà nước
nào được Nhà nước trao thẩm quyền xử l hành ch nh và được ghi rõ trong
các văn bản pháp luật có quy định về xử l hành ch nh mới có quyền quyết
định xử l . Xử l hành ch nh là phản ứng của Nhà nước trước các hành vi
xâm hại quy tắc quản l nhà nước. Biểu hiện của phản ứng đó ch nh là việc áp

dụng các biện pháp xử l hành ch nh. Việc áp dụng các biện pháp xử phạt này
có tác dụng trực tiếp điều chỉnh hành vi xử sự của con ngư i vi phạm, tức là
buộc họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi trước Nhà nước và có tác dụng
đình chỉ VPHC qua đó mà bảo vệ và duy trì trật tự quản l nhà nước.
Hai là, cơ sở để xử phạt VPHC là hành vi VPHC. Chỉ có hành vi nào
xâm phạm quy tắc quản l nhà nước mà chưa đến mức phải truy cứu trách

16


nhiệm hình sự do các cá nhân, tổ chức đủ năng lực chủ thể thực hiện với lỗi
cố

hay vô

mới bị xử phạt hành ch nh. Đặc điểm có t nh nguyên tắc trên

đây đã được khẳng định tại Điểm d

hoản 1 Điều 3 Luật xử l VPHC năm

2012: "Chỉ xử phạt VPHC khi có hành vi VPHC do pháp luật quy định". Từ
quy định trên, khi áp dụng các biện pháp xử phạt đ i hỏi các cơ quan hoặc
cán bộ nhà nước có thẩm quyền phải xác định rõ có VPHC xảy ra hay khơng?
t nh chất và mức độ của vi phạm? hành vi vi phạm đó có quy định trong các
văn bản pháp luật quy định về xử phạt hành chính hay khơng?
Ba là, xử phạt VPHC chỉ do cơ quan có thẩm quyền, ngư i có thẩm
quyền trong bộ máy hành ch nh Nhà nước thực hiện. Hiện nay bộ máy nhà
nước được chia thành các nhóm các cơ quan khác nhau như: cơ quan quyền
lực nhà nước, cơ quan hành ch nh nhà nước, cơ quan tư pháp và hiện nay theo

phân cấp quản l thì chỉ bộ máy cơ quan hành ch nh nhà nước mới thực hiện
việc xử phạt vi phạm hành ch nh. Điều này thể hiện ở chức năng hành pháp
của bộ máy cơ quan này.
Bốn là, hoạt động xử phạt VPHC được tiến hành qua nhiều khâu, nhiều
giai đoạn nhưng kết quả của hoạt động này phải được thể hiện bằng quyết
định xử phạt hành ch nh. Trong xử phạt hành ch nh, các chủ thể có thẩm
quyền tiến hành xử phạt luôn được thực hiện hai loại hành vi: 1- hành vi ban
hành quyết định xử phạt. Quyết định xử phạt hành ch nh phải được thể hiện
bằng văn bản hay bằng một hình thức khác do pháp luật quy định; 2- hành vi
hành ch nh khác, như nhằm đình chỉ hành vi vi phạm, lập biên bản vi phạm,
giải th ch hành vi vi phạm và thông báo điều khoản văn bản pháp luật được áp
dụng cho cá nhân hoặc tổ chức vi phạm...
Hai loại hành vi trên ln có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn
nhau. Trong đó, hành vi ban hành quyết định xử phạt là cơ bản và chủ yếu
nhất. Các hành vi hành ch nh khác được thực hiện nhằm hướng tới việc ra

17


quyết định xử phạt hoặc thực hiện trên cơ sở quyết định xử phạt. Đặc biệt, khi
ban hành quyết định xử phạt sẽ dẫn đến hậu quả pháp l là làm phát sinh trách
nhiệm hành ch nh. Quyết định xử phạt hành ch nh là hình thức thể hiện cơng
khai

ch và thái độ của Nhà nước phản ứng trước các hành vi VPHC và mức

cưỡng chế của Nhà nước đối với chủ thể vi phạm.
Năm là, hoạt động xử phạt VPHC được tiến hành trong khuôn khổ
pháp luật và phải tuân theo pháp luật về trình tự, thủ tục hành ch nh. Tất cả
các cơ quan, cán bộ có thẩm quyền xử phạt hành ch nh khi thực hiện các hành

vi xử phạt đều phải tuân theo các trình tự, thủ tục hành ch nh do pháp luật quy
định chứ khơng tn theo các quy định về tố tụng hình sự kể cả trư ng hợp
T a án nhân dân thực hiện quyền xử phạt hành ch nh. “X phạt VPHC là việc
người có thẩm quyền x phạt áp dụng hình thức x phạt, biện pháp khắc phục
hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi VPHC theo quy định của
pháp luật về x phạt VPHC.”[7]
1.1.3.3. Những yếu tố cấu thành x phạt vi phạm hành chính
VPHC là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy
định của pháp luật về quản l nhà nước mà không phải là tội phạm và theo
quy định của pháp luật phải bị XPVPHC. Do đó, VPHC trong lĩnh vực ngành
nghề kinh doanh có điều kiện sẽ có những đặc điểm chung của VPHC và có
đặc điểm riêng. Trước hết, VPHC trong lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có
điều kiện có những yếu tố cấu thành như những VPHC khác như sau:
Một là, t nh xâm hại các quy tắc quản l nhà nước: Đây là đặc điểm cơ
bản nhất của VPHC. T nh chất, mức độ xâm hại khác với t nh nguy hiểm cho
xã hội theo quan niệm của luật hình sự. Do đó, có thể khẳng định VPHC
khơng phải là tội phạm mà là hành vi xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại các
quan hệ xã hội trong quản l nhà nước. T nh xâm hại các quy tắc quản lý nhà
nước là một dấu hiệu của VPHC. Điều này thể hiện rõ

18

ch của nhà nước


×