Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

BÀI GIẢNG QUAN hệ QUỐC tế CHUYÊN đề LIÊN hợp QUỐC TRONG QUAN hệ QUỐC tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.05 KB, 16 trang )

CHUYÊN ĐỀ: LIÊN HỢP QUỐC TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ
1.Mục đích yêu cầu:
- Mục tiêu kiến thức:
+ Giúp người học nắm được quá trình hình thành và phát triển của LHQ và
vai trị của nó trong đời sống quốc tế.
+ Nhận thức được một số vấn đề đặt ra với LHQ hiện nay và mối quan hệ
giữa LHQ và VN.
- Mục tiêu kỹ năng: tuyên truyền, giáo dục cán bộ, chiến sĩ đơn vị hiểu đúng
mối tiết quan hệ giữa Việt Nam và LHQ, vai trò của VN trên trường quốc tế.
- Mục tiêu thái độ: Tin tưởng vào đường lối đối ngoại của Đảng CS Việt
Nam.
2.Thời gian: 2 tiết
3. Vật chất bảo đảm:
- Bài giảng
- Tài liệu:
+ Tài liệu chính: Quan hệ quốc tế - khoa Lý luận MLN, 2006
+ Tài liệu tham khảo:
Tập bài giảng: Quan hệ quốc tế (Chương trình cao cấp lý luận chính trị),
Viện quan hệ quốc tế, 2004.
Quan hệ quốc tế - Nxb Chính trị quốc gia - 2011
Văn kiện Đại hội X, XI ĐCSVN.
Tổng quan về ASEAN của Học viện Ngoại giao
Tài liệu phục vụ lớp tập huấn giảng viên các môn lý luận chính trị các trường
đại học, cao đẳng năm 2013.
Đối ngoại Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, Nxb Đại học quốc gia H, 2013.
4. Nội dung, phương pháp:
- Nội dung: 2 phần
+ Quá trình hình thành và phát triển của LHQ
+ Một số vấn đề đặt ra đối với LHQ hiện nay
1



NỘI DUNG
I - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LIÊN HỢP
QUỐC
- Thời gian: 40 phút
- Phương pháp: thuyết trình, nêu vấn đề trao đổi.
1 - Hồn cảnh quốc tế dẫn đến sự ra đời của Liên hợp quốc
- Thời gian: 10 phút
- Phương pháp: thuyết trình, nêu vấn đề trao đổi.
LHQ là một tổ chức quốc tế có mục đích duy trì hịa bình và an ninh trên thế
giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác
quốc tế giữa các nước trên cơ sở tơn trọng ngun tắc bình đẳng và quyền tự quyết
của các dân tộc.
Theo điều 1 Hiến chương LHQ thì tổ chức này có 4 mục tiêu: 1. Duy trì hịa
bình và an ninh quốc tế; 2. Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở
tơn trọng ngun tắc bình đẳng về quyền lợi giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc
tự quyết; 3. Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc tế về
các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa và nhân đạo trên cơ sở tôn trọng các quyền con
người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu
da, ngôn ngữ và tôn giáo; 4. Xây dựng LHQ thành trung tâm điều hòa các nỗ lực
quốc tế vì các mục tiêu chung.
Hiện nay, Liên Hiệp Quốc có 193 thành viên, bao gồm hầu hết các quốc
gia có chủ quyền trên Trái Đất. Liên Hiệp Quốc sử dụng 6 ngơn ngữ chính
thức: tiếng Ả Rập, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng
Trung.
- Liên hợp quốc ra đời trong bối cảnh chiến tranh thế giới lần thứ hai kết
thúc. Tiền thân của Liên Hiệp Quốc là Hội Quốc Liên (League of Nations), vốn là
một sáng kiến của Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson sau chiến tranh thế giới
thứ nhất.)
Cuộc đấu tranh để xây dựng một tổ chức an ninh chung nhằm duy trì hồ

bình, an ninh quốc tế và phát triển hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực giữa những
quan điểm khác nhau diễn ra gay go và quyết liệt.
Do đó, Liên hợp quốc ra đời là sự phản ánh cục diện chính trị thế giới, tương
quan so sánh lực lượng trên chính trường quốc tế. Đây là sự chấp nhận cùng tồn tại
hồ bình giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau trong đời sống quốc tế.
2


- Diễn biến để hình thành Liên hợp quốc:
+ Chiến tranh thế giới lần thứ II được khởi đầu bằng việc Đức tấn công Ba
Lan tháng 9 năm 1939. Tiếp đó ngọn lửa chiến tranh nhanh chóng lan ra khắp tồn
Châu Âu và cả Châu Á – Thái Bình Dương.
+ Ngày 22 tháng 6 năm 1941 Đức tấn công Liên Xơ. Lúc này trên thế giới đã
hình thành hai trận tuyến của cuộc chiến tranh: Một bên là chủ nghĩa phát xít gồm
Đức, Ý, Nhật Bản; một bên gồm đồng minh chống phát xít mà chủ yếu là Liên Xơ,
Anh, Pháp, Mỹ và Trung Quốc.
+ Tháng 6 năm 1941 các nước đồng minh chống phát xít đã ký tuyên bố tại
Ln Đơn (Anh). Tun bố có đoạn viết: “cùng hợp tác với nhau và các nước tự do
khác kể cả trong chiến tranh cũng như trong hồ bình…“, đây là cơ sở cho việc
hình thành một liên minh quốc tế mới.
Cuộc chiến tranh càng ngày càng ác liệt, đòi hỏi các quốc gia chống phát xit
càng phải hợp tác chặt chẽ hơn bằng những cam kết mang tính pháp lý mang tính
quốc tế.
+ Ngày 1 tháng 1 năm 1942, 26 nước đã gặp nhau tại Washington thông
qua một tuyên bố quan trọng: “Tuyên ngôn của 26 nước” hoặc “Tuyên ngôn liên
hợp của các dân tộc”. Đánh dấu sự hình thành của khối đồng minh chống phát
xít, đây là khối đồng minh bao gồm những nước có chế độ chính trị khác nhau
cho nên vừa có sự thống nhất vừa có sự khác biệt về quan điểm và lợi ích trong
tham gia quan hệ quốc tế. Trong đó chủ chốt là ba nước Liên Xô, Mỹ và Anh,
thường gọi là tam cường.

+ Tháng 10 năm 1943, Hội nghị ngoại trưởng tam cường họp ở Matxcơva.
Nhấn mạnh sự cần thiết thành lập trong một thời gian ngắn một tổ chức quốc tế
chung để duy trì hồ bình và an ninh thế giới. Đây là bước đánh dấu tiến trình
thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
+ Ngày 28 tháng 11 đến ngày 11 tháng 12 năm 1943, cuộc gặp của những
người đứng đầu tam cường tại Tehran (Thủ đô Iran) đã thống nhất với nhau về việc
phải giữ gìn hồ bình thế giới và quyết định đề ra kế hoạch nhằm nhanh chóng
đánh bại Đức phát xít.
+ Đến hội nghị Yanlta (Crưm – Liên Xô) vào ngày 11 tháng 2 năm 1945, mọi
vấn đề căn bản của việc thành lập Liên hợp quốc được thơng qua theo ngun tắc
nhất trí giữa 5 cường quốc uỷ viên thường trực ở Hội đồng bảo an.
Hội nghị quyết định: Một là, ở Hội đồng bảo an ngồi những vấn đề có thủ
tục liên quan đến hồ bình, an ninh quốc tế, các vấn đề khác muốn được giải quyết
3


thì phải có sự thoả thuận giữa 5 cường quốc là uỷ viên của Hội đồng bảo an (Anh,
Pháp, Mỹ, Liên Xơ, Trung Quốc). Đây chính là cơ sở để cùng tồn tại hồ bình giữa
các nước có chế độ chính trị khác nhau;
Hai là, quyết định triệu tập hội nghị quốc tế thành lập Liên hợp quốc vào
tháng 4 năm 1945;
Ba là, soạn thảo bản hiến chương Liên hợp quốc.
+ Ngày 25 tháng 4 năm 1945 hội nghị quốc tế thành lập Liên hợp quốc họp
tại Xanphranxico (Mỹ). Tham dự hội nghị có đại biểu của 50 quốc gia (850 đại
biểu cùng cố vấn, chuyên gia, nhân viên kỹ thuật. Tất cả là 3500 người, ngồi ra
cịn có 2500 nhà báo, bình luận viên…). Hội nghị làm việc trong hai tháng với
nhiệm vụ chính quan trọng của hội nghị là thơng qua hiến chương Liên hợp quốc.
Để có các văn bản chính thức, các đại biểu phải trải qua 400 cuộc họp ở các
uỷ ban và tiểu ban khác nhau trong hai tháng đó. Đồng thời cũng diễn ra tranh luận
gay gắt và sôi nổi.

+ Ngày 25/6/1945, phiên họp cuối cùng của các đại biểu được tổ chức tại nhà
hát Opêra của Xanphranxico để thông qua Hiến chương Liên hợp quốc.
+ Ngày 26 tháng 6 năm 1945 đại biểu của 50 nước đã ký vào hiến chương.
+ Ngày 24 tháng 10 năm 1945, sau khi hoàn thành các thủ tục hồ sơ phê
chuẩn và giao các chứng thư phê chuẩn vào lưu trữ của chính phủ Mỹ. Hiến
chương có hiệu lực từ đó. Ngày 24 tháng 10 hàng năm là ngày kỷ niệm Liên hợp
quốc ra đời.
2 - Cơ cấu tổ chức và hiến chương Liên hợp quốc.
- Thời gian: 10 phút
- Phương pháp: thuyết trình, nêu vấn đề trao đổi.
a. Cơ cấu tổ chức:
Liên hợp quốc gồm sáu cơ quan chính và 17 tổ chức chun mơn và tự trị,
16 tổ chức kinh tế xã hội. Trụ sở đống tại New york (Mỹ) nhưng bộ máy hành
chính nằm rải rác ở khoảng 600 địa điểm trên thế giới với khoảng 160 nghìn nhân
viên.
Các cơ quan chính của Liên hợp quốc gồm:
+ Đại hội đồng: Là cơ quan tổ chức cao nhất của Liên hợp quốc gồm toàn
thể các nước thành viên. Mỗi thành viên có đồn đại biểu 5 người và một số lượng
không hạn chế về chuyên gia và cố vấn, mỗi thành viên có một phiếu bầu. Đại hội
4


đồng có quyền thảo luận bất kỳ vấn đề hoặc sự việc nào trong khuôn khổ hiến
chương Liên hợp quốc và đề xuất kiến nghị các vấn đề đó với các nước thành viên
hoặc Hội đồng bảo an.. các vấn đề quan trọng thông qua bằng 2/3 số lượng thành
viên bỏ phiếu, những vấn đề khác theo đa số.
Đại hội đồng có 7 uỷ ban chính:
Các vấn đề chính trị, an ninh bao gồm cả giải trừ quân bị
Các vấn đề kinh tế và tài chính.
Các vấn đề xã hội nhân đạo và văn hoá.

Các vấn đề quản thác các lãnh thổ nằm dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc.
Các vấn đề hành chính và ngân sách.
Các vấn đề pháp luật.
Uỷ ban chính trị đặc biệt.
+ Hội đồng bảo an: Là cơ quan thường trực quan trọng nhất và hoạt động
thường xuyên của Liên hợp quốc mang trọng trách về việc duy trì hồ bình và an
ninh quốc tế. Mọi nghị quyết của Hội đồng bảo an phải được thơng qua với sự nhất
trí của 5 uỷ viên thường trực. Những nghị quyết của Hội đồng bảo an phải được
thơng qua phù hợp với Hiến chương thì bắt buộc các thành viên phải thi hành. Hiện
nay Hội đồng bảo an gồm 15 thành viên, 5 uỷ viên thường trực (10 thành viên
không thường trực do Đại hội đồng bầu ra 2 năm một lần theo các khu vực)
+ Hội đồng kinh tế – xã hội: Là một trong những cơ quan chính của Liên hợp
quốc, hội đồng kinh tế – xã hội có trách nhiệm về việc thi hành những chức năng
của Liên hợp quốc trong lĩnh vực hợp tác quốc tế về những vấn đề kinh tế – xã hội.
Hội đồng có 54 thành viên, nhiệm kỳ 3 năm, mỗi năm bầu lại 1/3 thành viên; có 5
uỷ viên khu vực và 17 uỷ ban và tiểu ban thường trực giúp việc.
+ Hội đồng quản thác: Là cơ quan được giao trách nhiệm giám sát, quản lý
các lãnh thổ thuộc hệ thống uỷ thác quốc tế, các lãnh thổ chưa tự trị, thuộc đại của
các nước thực dân phát xít trước đây. Hội đồng gồm 5 uỷ viên thường trực Hội
đồng bảo an và các nước được giao quản thác.
+ Toà án quốc tế: Là cơ quan tư pháp chính của Liên hợp quốc. Thực hiện
nhiệm vụ tư vấn pháp lý, kiến nghị, xử lý các tranh chấp khi đưa ra xử án. Toà án
quốc tế gồm 15 thẩm phán, nhiệm kỳ 9 năm, 3 năm thay 1/3 số lượng.
+ Ban thư ký: Là cơ quan hành chính tổ chức của Liên hợp quốc. Có nhiệm
vụ giúp hồn thành các nghị quyết của Đại hội đồng đã được thông qua; đảm bảo
5


công việc đăng lục và công bố các hiệp ước; xuất bản các văn kiện quốc tế. Đứng
đầu ban thư ký là tổng thư ký.

b. Nguyên tắc hoạt động:
+ Nguyên tắc trong quan hệ:
Bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết.
Tơn trọng tồn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào.
Giải quyết hồ bình các tranh chấp quốc tế.
Tôn trọng nhân quyền, không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngơn ngữ, tín
ngưỡng.
Chung sống hồ bình và nhất trí giữa các nước lớn
+ Nguyên tắc điều phối hoạt động.
Khuyến cáo, kiến nghị, điều phối, phủ quyết.
Những nguyên tắc của Liên hợp quốc, đặc biệt là nguyên tắc quan hệ xuất
phát từ sự công nhận cùng tồn tại hồ bình và hợp tác giữa các nước có chế độ
chính trị khác nhau. Sự thừa nhận mục đích và nguyên tắc của Liên hợp quốc là
thắng lợi chính trị to lớn về chính sách đối ngoại của các quốc gia độc lập dân tộc,
dân chủ và tiến bộ và của toàn lực lượng cách mạng thế giới.
c. Nội dung cơ bản của hiến chương Liên hợp quốc:
Hiến chương Liên hợp quốc gồm 9 chương, 111 điều. Nội dung chủ yếu là
xác định mục tiêu, tôn chỉ và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc. Cụ thể:
Một là, duy trì hồ bình và an ninh quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó cần thi
hành những biện pháp tập thể có hiệu quả để phịng ngừa và loại trừ mối đe doạ
hồ bình, cấm mọi hành vi xâm lược và phá hoại hồ bình của nước khác.
Hai là, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tơn trọng
ngun tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
Ba là, thực hiện sự hợp tác quốc tế trong các vấn đề kinh tế – xã hội, văn
hố, nhân đạo, tơn trọng quyền tự do của con người.
Bốn là, trở thành trung tâm phối hợp mọi hành động của các dân tộc nhằm
đạt được mục đích nói trên.
3 - Q trình vận động phát triển của Liên hợp quốc
6



- Thời gian: 10 phút
- Phương pháp: thuyết trình, nêu vấn đề trao đổi.
- Những năm 50:
Do tương quan lực lượng nghiêng về chủ nghĩa đế quốc nên Liên hợp quốc
bị các nước đế quốc thao túng. Liên hợp quốc hoạt động phản ánh lợi ích của chủ
nghĩa đế quốc.
- Những năm 60:
Giai đoạn này trong tương quan so sánh lực lượng có lợi cho chủ nghĩa xã
hội và lực lượng tiến bộ và dân chủ. Liên hợp quốc thể hiện xu hướng tích cực.
Trong đó có nghịi quyết trao trả độc lập cho các nước thuộc địa, giải trừ quân bị,
cấm can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. Tuy nhiên, do cản trở của chủ
nghĩa đế quốc nên uy tín của Liên hợp quốc vẫn chưa cao.
- Những năm 70:
Do sự phát triển của các lực lượng cách mạng thế giới bước vào thời kỳ hoà
dịu. Hoạt động của Liên hợp quốc thể hiện xu hướng tích cực, đưa ra các nghị
quyết, các tuyên bố như: thiết lập một trật tự kinh tế thế giới mới bình đẳng; chấm
dứt sản xuất vũ khí hạt nhân; chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc; chống phân biệt
đối xử với phụ nữ; luật bảo vệ nhân quyền…
- Những năm 80:
Thế giới bước vào một thời kỳ chạy đua vũ trang, chiến tranh hạt nhân có
nguy cơ sảy ra. Liên hợp quốc khơng có biện pháp hữu hiệu nào nên uy tín và vai
trị của Liên hợp quốc bị giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử tồn tại và hoạt
động của mình.
- Từ 1990 đến nay:
Do có sự biến động và sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xơ
và Đơng Âu, tình hình thế giới không thuận lợi cho các lực lượng cách mạng và
tiến bộ. Liên hợp quốc có xu hướng trở thành công cụ của một số nước lớn là uỷ
viên thường trực Hội đồng bảo an. Tuy nhiên, trước sự lớn mạnh và tác động của

hàng loạt các nhân tố khác nhau. Liên hợp quốc đã và đang đi đến một cơ chế đa
phương.
4 - Vai trò của Liên hợp quốc trong đời sống quốc tế
- Thời gian: 10 phút
- Phương pháp: thuyết trình, nêu vấn đề trao đổi.
7


Hoạt động trong hơn nửa thế kỷ qua. Liên hợp quốc đã thể hiện vai trò quốc
tế trong đời sống chính trị thế giới. Liên hợp quốc đã có những việc làm tích cực và
có ý nghĩa quan trọng trên nhiều lĩnh vực quốc tế. Trên thực tế mỗi quốc gia khơng
thể phủ nhận được vai trị khơng thể thiếu của Liên hợp quốc như một trung tâm
điều hoà các quan hệ của các quốc gia, trong việc duy trì hồ bình an ninh thế giới,
trợ giúp nhân đạo, thúc đẩy quan hệ hợp tác phát triển, bảo vệ môi trường, giải
quyết các vấn đề cấp bách mang tính tồn cầu.
Tuy nhiên, do tổng quan so sánh lực lượng trong quá trình tồn tại và phát
triển của mình, Liên hợp quốc cũng có những thời điểm và cơng việc bị lợi dụng
bởi các thế lực phản động, tiêu cực làm cho uy tín và vai trị của Liên hợp quốc bị
giảm sút trong đời sống chính trị thế giới.
a. Vai trị tích cực của Liên hợp quốc đươc thể hiện:
+ Trong lĩnh vực giữ gìn hồ bình, an ninh quốc tế:
Liên hợp quốc đã góp phần giải quyết nhiều điểm nóng xung đột giữa các
châu lục trên thế giới, góp phần gìn giữ hồ bình an ninh thế giới, làm cho hàng
trăm triệu người dân ở khắp các châu lục tránh được cảnh chết chóc trong các cuộc
chiến tranh và xung đột, thể hiện cụ thể là đã thành lập được 50 tổ chức gìn giữ hồ
bình ở khắp các châu lục, Châu Á, Châu Âu, Châu Phi và châu Mỹ La Tinh . Riêng
trong hơn 10 năm lại đây đã có 39 hoạt động gìn giữ hồ bình được thiết lập; góp
phần đạt được hơn 172 giải pháp hồ bình thơng qua thương lượng, chấm dứt các
xung đột; hiện có khoảng 14.000 binh lính và cảnh sát dân sự của 111 nước tham
gia vào hoạt động gìn giữ hồ bình ở 17 điểm nóng trên khắp thế giới; có 1.500

nhân viên gìn giữ hồ bình bị hy sinh và chi hàng chục tỷ đơ la cho hoạt động gìn
giữ hồ bình, an ninh thế giới; ngăn ngừa phổ biến vũ khí hạt nhân, giải quyết giải
trừ quân bị, chống chiến tranh…
+ Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia:
Từ khi thành lập Liên hợp quốc có nhiều hoạt động tạo điều kiện thúc đẩy sự
phát triển của từng nước thành viên, cộng đồng và mối quan hệ giữa các quốc gia.
Chương trình phát triển của Liên hợp quốc đã thực hiện nhiều dự án về nông
nghiệp, công nghiệp, bảo vệ môi trường… Tổ chức công nghiệp của Liên hợp quốc
như người làm mối cho việc đầu tư giữa các quốc gia xúc tiến, thẩm định hợp tác
công nghiệp, chuyển giao công nghệ..
+ Bảo vệ và phát triển các giá trị lịch sử văn hố:
Thơng qua tổ chức giáo dục, khoa học, văn hoá đã tạo điều kiện giúp đỡ các
nước trong việc gìn giữ, tu tạo, bảo vệ các di sản văn hố lịch sử có giá trị như: các
8


đền đ cổ, những cơng trình văn hố, những danh lam thắng cảnh của các nước
trên thế giới.
+ Hỗ trợ các chương trình phát triển xã hội:
Liên hợp quốc đã quan tâm phát triển tiềm năng của con người. Trong đó có
4/5 tổng số thành viên và các cơ quan chuyên môn, 1/3 ngân sách của Liên hợp
quốc là dành cho thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế thúc đẩy tiến bộ xã hội
và cải thiện những điều kiện sống của các dân tộc trên thế giới.
+ Hoạt động cứu trợ, từ thiện, nhân đạo:
Thông qua Cao uỷ Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cung cấp, viện
trợ cho hàng chục triệu người tị nạn mỗi năm hàng chục triệu tấn lương thực, thực
phẩm cho các nạn nhân trong các trường hợp khẩn cấp. Quỹ nhi đồng quốc tế
(UNICEF) chi 300 triệu đô la mỗi năm cho tiêm phòng y tế, dinh dưỡng, giáo dục
cơ sở ở 138 quốc gia.
+ Phối hợp hoạt động chung của các nước, các tổ chức chính phủ, phi chính

phủ, tổ chức xã hội vì các mục tiêu hồ bình, hợp tác phát triển và tiến bộ xã hội.
b. Những tồn tại hạn chế của Liên hợp quốc:
+ Bị một số nước lớn thao túng nên không phải mọi hoạt động của Liên hợp
quốc lúc nào cũng mang tính tích cực:
Trong quá trình tồn tại và phát triển, Liên hợp quốc ln ln bị Mỹ tìm cách
thao túng. Trong các nghị quyết được Mỹ ủng hộ thơng qua có nhiều tiêu cực như
nghị quyết can thiệp vào Palextin (1948 - 1949), xâm lược Triều Tiên (1949 1953). Hoặc gần đây có nhiều lúc Mỹ vượt qua cả giới hạn vi phạm các ngun tắc
của Liên hợp quốc, thậm chí cịn bỏ qua cả Liên hợp quốc trong việc tấn công một
quốc gia có chủ quyền.
Có những cuộc đấu tranh vì hồ bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội trong
nửa thế kỷ qua xảy ra nhưng không được Liên hợp quốc ủng hộ, hoặc đối xử không
công bằng đối với một số nước có xu hướng chống Mỹ.
+ Hoạt động tốn kém, ít hiệu quả, tác dụng hạn chế.
Do bị thao túng, Liên hợp quốc bất lực trong việc giải quyết vấn đề chính trị,
nhiều chiến dịch hồ bình hiệu quả không cao như ở Ănggôla, Nam Tư, Xômali,
Tây Sahara..
+ Thiếu cơng bằng bình đẳng, dân chủ trong giải quyết các vấn đề quốc tế,
vai trò của đại hội đồng là nơi tập trung đủ các thành viên nhất thì còn thấp, Hội
đồng bảo an quyền hạn quá lơn nên dễ thao túng các hoạt động của tổ chức
9


+ Bộ máy cồng kềnh hoạt động trì trệ, tham nhũng.
Uỷ ban kiểm tra nội bộ của Liên hợp quốc đã giúp khám phá trong năm
1997: 159 trường hợp lừa đảo, 41 trường hợp tiêu cực và biển thủ công quỹ trong
các địa bản hoạt động nhân đạo và chiến dịch giữ gìn hồ bình. Tình trạng xung đột
dân tộc, sắc tộc diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, nhiều điểm nóng kéo dài nhưng
Liên hợp quốc khơng có giải pháp nào để ngăn chặn làm cho uy tín của Liên hợp
quốc xuống thấp.
Số nhân viên ở các trụ sở tăng lên q đơng, hiện nay chương trình cải cách

tổ chức Liên hợp quốc vẫn còn dậm chân tại chỗ chưa có tiến triển đáng kể.
c. Nguyên nhân của việc thực hiện vai trò Liên hợp quốc:
Liên hợp quốc thực sự phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc gay gắt
trên phạm vi toàn cầu giữa các lực lượng chính trị đối lập, cũng như mối quan hệ
của các nước khác biệt chế độ chính trị xã hội thơng qua diễn đàn quốc tế. Vì vậy,
khi lực lượng tiến bộ cách mạng mà mạnh thì hoạt động của Liên hợp quốc mang
tính tích cực, khi mà cân bằng về thế và lực thì Liên hợp quốc sẽ bị bất lực, còn khi
lực lượng tiến bộ cách mạng kém hơn thì hoạt động của Liên hợp quốc bị thao túng
và phản ánh tiêu cực nhiều hơn.
II - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH ĐANG ĐẶT RA ĐỐI VỚI LIÊN
HỢP QUỐC HIỆN NAY VÀ MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN HỢP QUỐC
- Thời gian: 40 phút
- Phương pháp: thuyết trình, nêu vấn đề trao đổi.
1 - Những vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay
- Thời gian: 20 phút
- Phương pháp: thuyết trình, nêu vấn đề trao đổi.
Trước hết, diễn biến của tình hình thế giới hiện nay với sự biến động và đảo
lộn mang tính bước ngoặt chưa từng thấy xuất hiện. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội
hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu dẫn đến sự tan rã của hệ thống liên minh chính trị,
qn sự hình thành từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II. Thực tế đó đang tạo ra
khoảng trống dẫn đến những dao động sâu rộng làm chuyển động đến tất cả các tổ
chức và cơ chế hoạt động của nhiều tổ chức quốc tế và khu vực. Liên hợp quốc
đang đứng trước nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết.
- Cải tổ cơ cấu tổ chức theo hướng dân chủ hoá.
Đây là vấn đề bức xúc và là nguyện vọng của mỗi thành viên trong tổ chức
10


và cũng phù hợp với hiến chương Liên hợp quốc. Đòi hỏi Liên hợp quốc cần phải:
tăng cường vai trò của Đại hội đồng, là cơ quan đông đảo thành viên nhất; mở rộng

Hội đồng bảo an, tăng thêm số uỷ viên thường trực, công khai các quyết định của
các nước này; xem xét lại quyền phủ quyết của các uỷ viên thường trực Hội đồng
bảo an hiện nay, có thể bỏ quyền phủ quyết; tinh giảm bộ máy của các tổ chức; lập
quỹ quay vịng, trên sự đóng góp tự nguyên của các chính phủ để khỏi phụ thuộc
vào sức ép tài chính của Hoa kỳ.
- Giải quyết vấn đề ngân sách:
Các nước đóng góp theo quy định. Hiện nay có trên 100 quốc gia lẩn tránh
trách nhiệm đống góp kể cả Mỹ, làm cho ngân sách hoạt động khó khăn. Ngân sách
liên quan trực tiếp đến phạm vi, nội dung và hiệu quả hoạt động của Liên hợp quốc.
Triển khai chi phí ngân sách có hiệu quả cho các chương trình hoạt động, chống
tiêu cực biển thủ cơng quỹ của các quan chức thực thi hoạt động.
- Giải quyết mâu thuẫn giữa mục tiêu phát triển và giữ gìn hồ bình.
Cần phải cân đối ngân sách cho giữ gìn hồ bình và chi cho nỗ lực vì sự phát
triển, khuyến khích hỗ trợ cho các nước nghèo nhiều hơn để thu hẹp khoảng cách
giàu nghèo, thúc đẩy mạnh hơn nữa hợp tác giữa các khu vực, tiểu khu vực, tạo
điều kiện cho sự phát triển, đó chính là nền tảng vững chắc cho hồ bình và hồ
bình lại tạo điều kiện cho phát triển.
- Hạn chế sự thao túng của một số nước lớn, phải hướng hoạt động của Hội
đồng bảo an theo cơ chế dân chủ, phát huy lãnh đạo tập thể.
Hướng hoạt động của Hội đồng bảo an phải theo cơ chế dân chủ, phát huy sự
quyết định của tập thể. Mỗi thoả thuận của các nước lớn phải có sự hậu thuẫn của
đa số thành viên. Công khai các quyết định, bỏ quyền phủ quyết hiện nay.
- Bảo đảm tính nghiêm minh, sự tơn trọng của các lực lượng chính trị - xã
hội trên thế giới theo các nguyên tắc của hiến chương Liên hợp quốc.
Trong hoạt động tự ra nghị quyết đến hoạt động cụ thể phải lấy các nguyên
tắc, quy định, mục tiêu của Hiến chương làm cơ sở pháp lý.
- Xây dựng nâng cao uy tín của Liên hợp quốc trong quan hệ quốc tế.
Uy tín của Liên hợp quốc phụ thuộc vào sự vân động của các thành viên
trong tổ chức. Hiện nay các nước độc lập dân tộc, các nước vừa và nhỏ đang có
những tiếng nói và sức mạnh thống nhất trên diễn đàn Liên hợp quốc. Cùng với lực

lượng chủ nghĩa xã hội và lực lượng dân chủ tiến bộ trên thế giới đang tạo ra xu
thế, cơ chế đa phương trong Liên hợp quốc, phát huy được vai trị tích cực của
11


mình từ đó nâng cao uy tín của Liên hợp quốc trong quan hệ quốc tế.
2 - Mối quan hệ Việt Nam Liên hợp quốc
- Thời gian: 20 phút
- Phương pháp: thuyết trình, nêu vấn đề trao đổi.
- Việt Nam nộp đơn ra nhập Liên hợp quốc ngày 28 tháng 1 năm 1948 và
được kết nạp ngày 20 tháng 9 năm 1977, trở thành thành viên thứ 149 của LHQ. Sự
kiện này đã mở ra một thời kỳ mới cho ngoại giao đa phương Việt Nam với những
đóng góp quan trọng vào thành công của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế mà đỉnh cao là
việc Việt Nam hồn thành xuất sắc vai trị Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo
an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009.
Ngay từ những ngày đầu lập nước, ngoại giao đa phương đã được Đảng và
Nhà nước quan tâm, coi trọng như một mũi tiến công sắc bén trên mặt trận tổng
hợp đấu tranh vì độc lập dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi nhiều thư, điện cho
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc, các đại diện của Mỹ, Liên Xô cũ, Trung
Quốc, Anh… “yêu cầu các ngài công nhận nền độc lập ấy và nhận chúng tôi vào
Hội đồng Liên hợp quốc.”
Trải qua 35 năm, quan hệ Việt Nam và Liên hợp quốc đã có những bước phát
triển vượt bậc trên tất cả phương diện từ văn hóa, giáo dục-xã hội, kinh tế-thương
mại cho đến an ninh-chính trị và trên nhiều cấp độ từ phối hợp thực hiện các
chương trình quốc gia, khu vực cho đến việc tham gia chia sẻ trách nhiệm, hợp tác
giải quyết các vấn đề toàn cầu. Trong bức tranh tổng thể về quan hệ giữa Việt Nam
và Liên hợp quốc hơn ba thập kỷ qua, nổi lên những nét chính sau:
1. Liên hợp quốc, diễn đàn đa phương quan trọng để triển khai thành công
đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Trong suốt quá trình tham gia Liên hợp quốc, Việt Nam ln tiến hành chính
sách đối ngoại độc lập tự chủ, hịa bình, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan
hệ quốc tế; bạn bè thấy ở Việt Nam một người bạn, đối tác tin cậy, có trách nhiệm
với cộng đồng quốc tế.
Ví dụ:
Những năm 80 của thế kỷ XX, đường lối đối ngoại của Đảng “mở rộng sự
hợp tác và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế,”.
12


Bước sang giai đoạn hội nhập quốc tế từ những năm 1990 đến nay, trên cơ sở
chủ trương của Đảng về “đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ,” “sẵn sàng là bạn,”
“đối tác tin cậy,” “thành viên có trách nhiệm,” và “chủ động, tích cực hội nhập
quốc tế,”. Việt Nam đã tích cực, chủ động tham gia các cơng việc tại Liên hợp
quốc, góp phần nâng cao vị thế quốc tế, đấu tranh bảo vệ các lợi ích thiết thân của
ta, nhất là trên các vấn đề an ninh, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ; đồng thời tích cực
phối hợp với các nước bạn bè vận động, đấu tranh vì hịa bình, độc lập dân tộc và
phát triển, đề cao các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên
hợp quốc, trong đó có nguyên tắc tơn trọng độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ,
giải quyết hịa bình các tranh chấp.
Lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã tham dự và có nhiều ý kiến đóng góp
quan trọng về phương hướng, ưu tiên của Liên hợp quốc tại các diễn đàn của Liên
hợp quốc, đặc biệt là tại các Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ (năm 2000), Hội
nghị Thượng đỉnh kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Liên hợp quốc (năm 2010), Hội
nghị Liên hợp quốc về Phát triển bền vững (2012).
Việt Nam cũng đã đón nhiều đồn cấp cao của Liên hợp quốc vào thăm Việt
Nam, trong đó có các Tổng Thư ký Liên hợp quốc như ông Kofi Annan (2006), ông
Ban Ki-moon (2010).
Nổi bật nhất là việc Việt Nam đã được bầu làm Ủy viên không thường trực
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 và đã hoàn thành xuất sắc

trọng trách này, được Tổng thư ký Liên hợp quốc và các nước thành viên đánh giá
cao, qua đó góp phần nâng cao uy tín, vị thế quốc tế của Việt Nam; đồng thời
khẳng định đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
2. Việt Nam: Thành viên tích cực của Liên hợp quốc - ln nỗ lực tham gia
đóng góp tích cực, có trách nhiệm vào các công việc của Liên hợp quốc.
Trên mọi cương vị và lĩnh vực hợp tác với Liên hợp quốc, Việt Nam ln cố
gắng hồn thành trách nhiệm thành viên, chủ động đưa ra nhiều sáng kiến thiết
thực, phấn đấu vì các mục tiêu chung của Liên hợp quốc.
Về hịa bình-an ninh, là một nước từng gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề của
chiến tranh, Việt Nam luôn ủng hộ các mục tiêu hàng đầu của Liên hợp quốc là duy
trì hịa bình và an ninh quốc tế, chống chạy đua vũ trang, giải trừ quân bị, ngăn
ngừa và giải quyết các tranh chấp, xung đột quốc tế bằng biện pháp hịa bình, tăng
cường quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
13


Việt Nam đã được bầu làm Chủ tịch luân phiên Hội nghị giải trừ quân bị
trong khóa họp đầu năm 2009. Hiện nay, chúng ta cũng đang chuẩn bị để tham gia
một cách có hiệu quả vào hoạt động gìn giữ hịa bình của Liên hợp quốc (PKO),
phù hợp với điều kiện và khả năng của Việt Nam.
Ở khu vực, Việt Nam đã chủ động đóng góp tiếng nói về những vấn đề liên
quan đến hịa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực, đưa Ðông Nam Á trở thành một
khu vực hịa bình, hữu nghị, hợp tác, khơng có vũ khí hạt nhân và đang hướng tới
hình thành một Cộng đồng ASEAN vững mạnh.
Trên lĩnh vực hợp tác-phát triển, Việt Nam được Liên hợp quốc đánh giá cao
về việc hoàn thành trước thời hạn nhiều Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG),
luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc thực hiện các chương trình
hành động của Liên hợp quốc về phát triển xã hội, môi trường, an ninh lương thực,
nhà ở, quyền con người, dân số, phụ nữ, trẻ em, phòng chống HIV/AIDS.
Tại các diễn đàn Liên hợp quốc, Việt Nam tích cực tham gia thảo luận để giải

quyết các vấn đề quan tâm chung về kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo và bảo đảm
quyền con người; đồng thời đóng góp vào việc cải tổ các cơ quan Liên hợp quốc
theo hướng mở rộng minh bạch, dân chủ và hiệu quả.
Trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng 7/2009, Việt Nam lần đầu
tiên đưa ra sáng kiến tham vấn các thành viên Liên hợp quốc về báo cáo công tác
năm của Hội đồng Bảo an và được nhiều nước đánh giá cao. Để đóng góp nhiều
hơn nữa vào các cơng việc chung, Việt Nam đang tích cực vận động ứng cử vào
Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016, ECOSOC - Hội đồng KT-XH (20162018) và Hội đồng Bảo an (2020-2021).
3. Liên hợp quốc đóng góp tích cực vào q trình xây dựng và phát triển tại
Việt Nam.
Có thể nói các tổ chức Liên hợp quốc luôn đồng hành với các kế hoạch,
chương trình phát triển quốc gia của Việt Nam. Trong những năm đất nước Việt
Nam bị bao vây, cấm vận, nguồn viện trợ của Liên hợp quốc đã góp phần đáp ứng
những yêu cầu thiết yếu của Việt Nam, khắc phục những khó khăn kinh tế-xã hội
sau chiến tranh, nhất là về giáo dục, y tế, chăm sóc, bảo vệ bà mẹ, trẻ em và kế
hoạch hóa gia đình.
Trong khoảng 15 năm gần đây, hệ thống phát triển của Liên hợp quốc tiếp
tục hỗ trợ Việt Nam trên nhiều lĩnh vực quan trọng trong thời kỳ đổi mới, công
14


nghiệp hóa, hiện đại hóa như đảm bảo phát triển bền vững và tăng cường khả năng
hội nhập quốc tế của Việt Nam, giúp nâng cao năng lực, thể chế luật pháp, cải cách
hành chính, xóa đói giảm nghèo cũng như đối phó với nhiều vấn đề xã hội phức tạp
như phòng chống ma túy, HIV/AIDS, dịch bệnh, thiên tai.
Quan hệ giữa Việt Nam với các tổ chức trong hệ thống Liên hợp quốc tiếp
tục được củng cố, với nhiều dự án, chương trình cụ thể trên nhiều lĩnh vực phù hợp
với yêu cầu của Việt Nam hiện nay như tư vấn chính sách kinh tế (UNDP), an ninh
lương thực (FAO, IFAD), bảo vệ sức khỏe (WHO, UNAIDS), môi trường và biến
đổi khí hậu (UNDP, UNEP).

Hàng năm các tổ chức Liên hợp quốc vẫn dành cho Việt Nam hàng chục
triệu USD viện trợ. Nguồn vốn, tri thức, kinh nghiệm từ hệ thống Liên hợp quốc là
một trong những nguồn ngoại lực quan trọng góp phần vào những thành tựu phát
triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, đặc biệt là việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển
Thiên niên kỷ (MDGs) do Liên hợp quốc đề ra.
Đầu năm nay, Việt Nam và Liên hợp quốc cũng đã ký Kế hoạch hợp tác chung
giai đoạn 2012-2016 với ba lĩnh vực trọng tâm là tăng trưởng bền vững, tăng cường
tiếp cận các dịch vụ thiết yếu có chất lượng, bảo trợ xã hội và thúc đẩy quản trị công
nhằm hỗ trợ Việt Nam thực hiện hiệu quả Chiến lược Phát triển kinh tế-xã hội giai
đoạn 2011-2020 và Kế hoạch Phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2015. Điều này
thể hiện cam kết hợp tác chặt chẽ giữa Việt Nam và Liên hợp quốc.
Trên tinh thần chủ động, tích cực hội nhập quốc tế mà Đại hội Đảng XI đã đề ra
và với vị thế có được từ những thành tựu to lớn của quá trình đổi mới và kinh nghiệm
35 năm hợp tác với Liên hợp quốc, trong những năm tới Việt Nam sẽ tiếp tục tăng
cường hoạt động ngoại giao đa phương và hợp tác với Liên hợp quốc để chủ động,
tích cực hội nhập quốc tế, góp phần giữ vững mơi trường hịa bình, thuận lợi cho đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hịa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới./.
5. Giao nhiệm vụ cho học viên:
1. Sự ra đời và quá trình vận động và phát triển của Liên hợp quốc.
2. Vai trò của Liên hợp quốc trong đời sống quốc tế.
3. Những vấn đề cấp bách hiện nay đặt ra đối với hoạt động của Liên hợp
quốc.
15


4. Quan hệ giữa Việt Nam với Liên hợp quốc hiện nay.
6. Rút kinh nghiệm sau giảng:


16



×