Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

bài thu hoạch trung cấp chính trị hành chính môn lịch sử đảng cộng sản Việt Nam đại hội đại BIỂU TOÀN QUỐC lần THỨ II của ĐẢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.76 KB, 16 trang )

1
TỈNH ỦY
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
*

BÀI THU HOẠCH HẾT HỌC PHẦN
Chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN
QUỐC LẦN THỨ II CỦA ĐẢNG.
CHỦ ĐỀ:

Họ tên học viên:
Lớp:…………….,…………………….
Phần:……………………………………

, năm 2021


2
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Cơ sở lý luận về Đại hội đại biểu tồn q́c lần thứ II của
Phần 1.
Đảng (2/1951)
Bối cảnh diễn ra Đại hội
1.1.
1.2.
Phần 2.


Phần 3.
3.1.

1
2
2
2

Nội dung chính của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của
Đảng (2/1951)
Ý nghĩa lịch sử của Đại hợi đại biểu tồn quốc lần thứ II

3

của Đảng (2/1951)
Kinh nghiệm rút ra từ Đại hợi đại biểu tồn q́c lần thứ

5

II của Đảng (2/1951). Liên hệ với cương vị công tác
Kinh nghiệm rút ra từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II

6

của Đảng (2/1951)
3.2.
Liên hệ với cương vị công tác
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


6
8
10
11


1
MỞ ĐẦU
Nhằm giải quyết những vấn đề mới mà cách mạng đặt ra, Đại hội đại biểu
lần thứ II Đảng Cộng sản Đông Dương được triệu tập. Đại hội họp tại xã Vinh
Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, từ ngày 11 đến ngày 19-2-1951.
Đến năm 1951, năm thứ sáu của cuộc kháng chiến, thế và lực của chiến
tranh nhân dân có sự phát triển vượt bậc. Sự ủng hộ về tinh thần, vật chất của
Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân
ba nước Đông Dương đẩy kháng chiến mau tới thắng lợi hoàn toàn.
Ta đã có những vùng giải phóng rộng lớn, mở được cửa thông thương
quốc tế; lực lượng vũ trang có khả năng tiêu diệt bộ phận sinh lực quan trọng
của địch. Song, thực dân Pháp với sự trợ giúp của đế quốc Mỹ, vẫn nỗ lực tăng
cường chiến tranh, gây cho ta nhiều khó khăn, phức tạp.
Nhằm giải quyết những vấn đề mới mà cách mạng đặt ra, Đại hội đại biểu
lần thứ II Đảng Cộng sản Đông Dương được triệu tập. Đại hội họp tại xã Vinh
Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, từ ngày 11 đến ngày 19-2-1951.
Dự Đại hội có 158 đại biểu chính thức và 53 đại biểu dự khuyết thay mặt cho
trên 76 vạn đảng viên. Đại hội diễn ra thành công tốt đẹp có ý nghĩa quan trọng
đối với cách mạng nước ta, nhiều nội dung lý luận trong đại hội vẫn cịn ngun
giá trị cho đến ngày hơm nay. Do đó, nghiên cứu vấn đề “Đại hợi đại biểu toàn
q́c lần thứ II của Đảng (2/1951). Ý nghĩa lịch sư” làm đề tài tiểu luận có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.



2
NỘI DUNG
Phần 1. Cơ sở lý luận về Đại hội đại biểu tồn q́c lần thứ II của
Đảng (2/1951)
1.1. Bới cảnh diễn ra Đại hội
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã đưa nhân dân Việt Nam từ người
dân nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, tự mình quyết định vận mệnh
lịch sử của mình. Đảng ta từ một đảng hoạt động bất hợp pháp trở thành một
đảng nắm chính quyền trong toàn quốc. Song, vừa mới ra đời, nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa đã phải đương đầu với những thế lực đế quốc quốc tế và bọn
phản động trong nước cấu kết với nhau để hòng tiêu diệt Đảng Cộng sản, phá
tan Việt Minh, lật đổ chính quyền cách mạng. Vận mệnh dân tộc như ngàn cân
treo sợi tóc. Ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ
thị Kháng chiến kiến quốc, xác định: “Cuộc cách mạng Đông Dương lúc này
vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng. Cuộc cách mạng ấy đang tiếp diễn”...
Khẩu hiệu vẫn là “Dân tộc trên hết”, “Tổ quốc trên hết”... “Kẻ thù chính của ta
lúc này là thực dân Pháp xâm lược phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào
chúng” [1, tr.190]. Trước mắt, nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta là củng cố
chính quyền cách mạng, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải
thiện đời sống nhân dân. Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc và nhiều chỉ thị quan
trọng khác của Trung ương Đảng chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân ta là củng cố và
bảo vệ chính quyền cách mạng. Nhờ có chủ trương đúng đắn và nhiều quyết
sách kịp thời và sáng tạo, dũng cảm và sáng suốt, Đảng đã cứu vãn được tình
thế, giữ vững chính quyền, tranh thủ từng phút hịa bình để xây dựng lực
lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, thực dân Pháp đã bội ước,
khiêu khích và tấn cơng ta về qn sự, lần lượt đánh chiếm Hải Phòng, Lạng
Sơn và đến ngày 18-12-1946, chúng đã gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta địi
tước khí giới, địi để cho chúng kiểm sốt Thủ đơ Hà Nội.
Trong hai ngày 18 và 19-12-1946, tại Vạn Phúc, Hà Đông, Ban Thường

vụ Trung ương Đảng họp khẩn cấp dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh


3
đã hạ quyết tâm chiến lược tiến hành kháng chiến trên quy mô cả nước và vạch
ra những quan điểm cơ bản về đường lối kháng chiến.
Đêm 19-12-1946, cả nước đã nhất tề đứng lên chiến đấu với tinh thần
quyết tử và một niềm tin tất thắng theo lời kêu gọi kháng chiến của Hồ Chí
Minh: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất
định không chịu làm nô lệ!” [3, tr.165].
Kể từ Đại hội I đến Đại hội II của Đảng đã trải qua hơn 15 năm với bao
biến đổi đã diễn ra trên thế giới và Đông Dương. Cách mạng và kháng chiến của
nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia đã giành được những thắng lợi có ý
nghĩa chiến lược và đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Thực tiễn phong phú của
cách mạng đòi hỏi Đảng phải tổng kết, khẳng định và bổ sung hoàn chỉnh về
đường lối. Từ năm 1930 đến năm 1951, Đảng Cộng sản Đông Dương là người
tổ chức và lãnh đạo cách mạng của cả ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Tình
hình xã hội, kinh tế, chính trị của mỗi nước có những thay đổi khác nhau. Cách
mạng và kháng chiến của mỗi nước cũng có những bước phát triển riêng biệt.
Tình hình đó địi hỏi mỗi nước cần phải và có thể thành lập một chính đảng cách
mạng theo chủ nghĩa Mác - Lênin, trực tiếp đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử trước
dân tộc mình và chủ động góp phần vào sự nghiệp cách mạng chung của nhân
dân ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương.
Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng được triệu tập nhằm đáp ứng những
địi hỏi bức thiết đó.
1.2. Nợi dung chính của Đại hợi đại biểu tồn q́c lần thứ II của
Đảng (2/1951)
Đại hội họp tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
trong 19 ngày. Những ngày họp trù bị, Đại hội đã thảo luận, bổ sung Dự thảo
Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi

thư cho Đại hội trù bị, chỉ rõ: “Đại hội ta là Đại hội kháng chiến. Nhiệm vụ
chính của Đại hội ta là đẩy kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn và xây dựng
Đảng Lao động Việt Nam. Vậy việc thảo luận cần đặt trọng tâm vào hai việc đó”
[2, tr.310]. Đại hội họp công khai từ ngày 11 đến ngày 19-2-1951. Dự Đại hội có


4
158 đại biểu chính thức, 53 đại biểu dự khuyết thay mặt cho hơn 766.000 đảng
viên trong toàn Đảng. Đến dự Đại hội cịn có đại biểu của Đảng Cộng sản Trung
Quốc, Đảng Cộng sản Thái Lan.
Sau Diễn văn khai mạc của đồng chí Tơn Đức Thắng, Đại hội đã nghiên
cứu và thảo luận Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Báo cáo Bàn về
cách mạng Việt Nam của đồng chí Trường Chinh, Báo cáo về tổ chức và Điều lệ
Đảng của đồng chí Lê Văn Lương và các báo cáo bổ sung về Mặt trận dân tộc
thống nhất, chính quyền dân chủ nhân dân, quân đội nhân dân, kinh tế tài chính
và về văn nghệ. Ngoài ra còn một số tham luận khác.
Trong mười ngày làm việc, Đại hội đã nghiên cứu, thảo luận Báo cáo
chính trị, Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam, Báo cáo về tổ chức và Điều lệ
của Đảng, các báo cáo bổ sung về Mặt trận dân tộc thống nhất, chính quyền dân
chủ nhân dân, quân đội nhân dân, kinh tế tài chính, văn nghệ nhân dân.
Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày (chiều ngày 11-2) là
một văn kiện có giá trị thực tiễn và lý luận to lớn. Báo cáo tổng kết những kinh
nghiệm phong phú của Đảng trong hơn 20 năm lãnh đạo cách mạng, vạch ra
những phương hướng, nhiệm vụ đưa cuộc kháng chiến thắng lợi hoàn toàn. Báo
cáo khẳng định đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài vì độc lập
thống nhất, dân chủ của Đảng là đúng đắn, cuộc kháng chiến của nhân dân ta
chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ nhất định thắng lợi. Báo cáo nêu hai
nhiệm vụ chính của Đảng lúc này là:
1. Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
2. Tổ chức Đảng Lao động Việt Nam.

Đưa sự nghiệp kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn là nhiệm vụ cấp bách.
Các nhiệm vụ khác đều nhằm phục vụ nhiệm vụ cấp bách đó. Báo cáo chỉ rõ, để
đưa kháng chiến đến thắng lợi, phải đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang và
các tổ chức quần chúng đẩy mạnh thi đua yêu nước, thi hành chính sách ruộng
đất ở vùng tự do, bồi dưỡng lực lượng kháng chiến, thành lập Mặt trận thống
nhất Việt - Lào - Campuchia, đoàn kết quốc tế.


5
Về tổ chức Đảng, Báo cáo khẳng định: “Chúng ta phải có một Đảng cơng khai,
tổ chức hợp với tình hình thế giới và tình hình trong nước để lãnh đạo toàn dân
đấu tranh cho đến thắng lợi, Đảng đó lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam”.
Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam do đồng chí Trường Chinh trình bày
(ngày 12-2) phân tích một cách hệ thống và sâu sắc toàn bộ đường lối cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến dần lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, về các
chính sách của Đảng và về Đảng Lao động Việt Nam. Báo cáo phân tích xã hội
Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp, nêu rõ
xã hội Việt Nam chứa chất nhiều mâu thuẫn, trong đó có hai mâu thuẫn cơ bản.
Đó là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc và tay sai; mâu
thuẫn giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến. Mâu
thuẫn chính là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với đế quốc xâm lược và tay
sai.
Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm
lược, trừ diệt bọn phản quốc, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, thống nhất,
xóa bỏ di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, tiến
lên chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ phản đế và phản phong có mối quan hệ khăng
khít, nhưng trọng tâm của cách mạng giai đoạn hiện tại là giải phóng dân tộc.
Trên cơ sở nhiệm vụ cách mạng, thái độ chính trị của các giai cấp trong xã
hội, Báo cáo nêu rõ sự sắp xếp lực lượng cách mạng như sau: lực lượng cách
mạng Việt Nam là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản và

giai cấp tư sản dân tộc, chủ yếu là công nhân và nông dân. Lực lượng lãnh đạo
cách mạng Việt Nam là giai cấp công nhân. Báo cáo chỉ rõ cách mạng Việt Nam
là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Căn cứ tình hình, nhiệm vụ, tính chất cách mạng, Báo cáo vạch ra 12
chính sách của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Toàn bộ đường
lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội của Đảng
được Đại hội thảo luận và đúc kết một cách khái quát trong Chính cương Đảng
Lao động Việt Nam.


6
Đại hội thảo luận và nhất trí thơng qua Điều lệ mới của Đảng Lao động
Việt Nam. Căn cứ trách nhiệm mới của Đảng là lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo
chiến tranh cách mạng, số lượng đảng viên đã phát triển, Điều lệ của Đảng Lao
động Việt Nam có nhiều điểm sửa đổi so với Điều lệ năm 1935. Điều lệ mới quy
định thời hạn dự bị của đảng viên xuất thân công nhân từ 2 tháng lên 6 tháng,
của đảng viên xuất thân trung nông và tiểu tư sản từ 4 tháng lên 1 năm.
Về nhiệm vụ đảng viên, ngoài nhiệm vụ số 1 là thực hiện nghị quyết, chính sách
của Đảng, Điều lệ mới bổ sung thêm nhiệm vụ hết lòng phục vụ quần chúng,
học hỏi, giáo dục quần chúng; kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và
hịa bình; gương mẫu trong mọi cơng tác cách mạng. Báo cáo về tổ chức và
Điều lệ Đảng phân tích kỹ vấn đề mở rộng dân chủ, tăng cường tập trung và
phát triển phê bình, tự phê bình trong Đảng.
Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Lao
động Việt Nam, thông qua Chính cương Điều lệ và Tun ngơn của Đảng. Đại
hội quyết định sẽ thành lập những tổ chức cách mạng phù hợp hoàn cảnh Lào và
Campuchia. Đảng Lao động Việt Nam có nghĩa vụ giúp đỡ các tổ chức cách
mạng Lào và Campuchia lãnh đạo kháng chiến của hai dân tộc ấy giành thắng
lợi cuối cùng.
Ban Chấp hành Trung ương mới của Đảng do Đại hội bầu ra gồm 29 đồng

chí. Đồng chí Hồ Chí Minh được bầu giữ chức Chủ tịch Đảng. Bộ Chính trị do
Trung ương bầu gồm 7 ủy viên chính thức: đồng chí Hồ Chí Minh, Trường
Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng
Quốc Việt, một ủy viên dự khuyết là đồng chí Lê Văn Lương. Đồng chí Trường
Chinh được bầu lại làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Phần 2. Ý nghĩa lịch sử của Đại hội đại biểu tồn q́c lần thứ II của
Đảng (2/1951)
Dưới ánh sáng của Đại hội lần thứ II và các nghị quyết Trung ương tiếp
theo, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân tiến hành giải quyết các nhiệm vụ kinh tế, tài
chính, sản xuất, đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, kết thúc bằng
chiến dịch lịch sử Điện Biên phủ “Lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”,


7
chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp và đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã
hội, làm hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước. Thắng lợi đó là minh chứng hùng hồn về tính đúng đắn, sáng tạo
của đường lối cách mạng Việt Nam nói chung, của Chính cương, đường lối cách
mạng và đường lối kháng chiến do Đại hội lần thứ II của Đảng đề ra.
Trong lịch sử đấu tranh anh dũng và vẻ vang của Đảng ta, Đại hội đại biểu
lần thứ II của Đảng là mốc son quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của Đảng ta
về mọi mặt. Đại hội đã tổng kết một bước quan trọng lý luận và thực tiễn cách
mạng Việt Nam, là sự tiếp tục bổ sung và phát triển Cương lĩnh cách mạng đầu
tiên của Đảng, đồng thời chuẩn bị mọi điều kiện để đưa cuộc kháng chiến đến
thắng lợi hoàn toàn, đặt cơ sở cho việc hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc
và kiến thiết nước nhà.
Từ Đại hội lần thứ II đến Đại hội lần thứ XIII của Đảng là khoảng thời gian
70 năm. Bảy mươi năm ấy, “ý Đảng lòng dân đã thành một khối” [2, tr.319], sức
mạnh “vô địch” của dân tộc Việt Nam đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi
này đến thắng lợi khác, đồng thời khẳng định vị trí, vai trị và tầm quan trọng của

Việt Nam trong cộng đồng thế giới. Đại hội lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng
định chân lý: Đảng ta, nhân dân ta sẽ mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà
Đảng và Bác đã chọn: “Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam, kiên định mục tiêu
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” quyết tâm chung sức đồng lòng thực hiện mục
tiêu ”Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Phần 3. Kinh nghiệm rút ra từ Đại hợi đại biểu tồn q́c lần thứ II
của Đảng (2/1951). Liên hệ với cương vị công tác (Văn thư, thủ quỹ UBND
xã Minh Thành)
3.1. Kinh nghiệm rút ra từ Đại hợi đại biểu tồn q́c lần thứ II của
Đảng (2/1951)
Một là, về công tác chuẩn bị Đại hội
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I họp ở Ma Cao (tháng 3-1935) đến Đại
hội II của Đảng (tháng 2-1951) cách nhau 15 năm 8 tháng, là khoảng thời gian


8
dài nhất so với thời gian giữa các kỳ Đại hội. Trong thời gian đó, tình hình thế
giới và Đơng Dương có nhiều chuyển quan trọng, đặt ra những yêu cầu cấp bách
đòi hỏi Đảng phải giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn phù hợp với thời
cuộc; phải bổ sung và hoàn chỉnh đường lối cách mạng dân tộc dân chủ, tiến lên
chủ nghĩa xã hội; kịp thời hoạch định những chủ trương để đưa cuộc kháng
chiến đến thắng lợi; đặc biệt là, Đảng phải ra công khai lãnh đạo cách mạng với
tư cách là một Đảng cầm quyền.
Để làm tròn nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang đó, Đảng đứng đầu là Chủ tịch
Hồ Chí Minh, đã có một q trình chuẩn bị cơng phu, kỹ lưỡng, chặt chẽ, để lại
những dấu ấn và bài học quý. Ngay sau chiến thắng Việt Bắc, Hội nghị Trung
ương mở rộng họp từ ngày 15 đến ngày 17-1-1948 đã đặt vấn đề chuẩn bị cho
Đại hội Đảng lần thứ II. Tiếp đó, Hội nghị cán bộ lần thứ 6 (tháng 1-1949) nêu
rõ việc chuẩn bị Đại hội lần thứ II của Đảng với hai nội dung quan trọng: “một

là, Trung ương chuẩn bị đề án cho kịp thời, có đề án riêng cho các chi bộ; hai là,
các địa phương phải gửi báo cáo tình hình mọi mặt về Trung ương trước tháng
3-1949” [1, tr.256]. Trong Báo cáo của Hội nghị, Tổng Bí thư Trường Chinh
khẳng định cơng việc chuẩn bị Đại hội II của Đảng là một trong những nhiêm vụ
lớn và không thể chậm trễ. Đại hội có mục đích: “Sửa đổi chính cương, Điều lệ
Đảng. Đúc kinh nghiệm toàn quốc về mọi mặt quân sự, dân vận, Đảng và định
rõ nhiệm vụ của Đảng ta mọi mặt trong giai đoạn kháng chiến hiện tại”.
Bế mạc Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ việc trước hết phải làm là
“chỉnh đốn nội bộ Đảng. Phải nêu ra những việc chính, nắm lấy nó mà làm.
Đảng ví như cái máy phát điện, các cơng việc trên ví như những ngọn đèn, máy
mạnh thì đèn sáng” [4, tr.189].
Dấu ấn đặc biệt trong quá trình chuẩn bị Đại hội II là Chủ tịch Hồ Chí
Minh viết Thư gửi Đại hội trù bị với những ý kiến chỉ đạo ngắn gọn, súc tích
khơng chỉ phản ánh tư tưởng chủ đạo và nội dung chính của Đại hội là “…Đại
hội kháng chiến. Nhiệm vụ chính của Đại hội ta là đẩy kháng chiến đến thắng
lợi hoàn toàn và xây dựng Đảng lao động Việt Nam”, mà còn chứng tỏ Người
rất quan tâm đến thành công của Đại hội thông qua gợi ý cách thảo luận. Người


9
chỉ dẫn và nhấn mạnh “nghiên cứu thật sâu, thảo luận thật kỹ những vấn đề
chính; hiểu rõ nội dung sự phát triển và sự quan hệ giữa vấn đề này với vấn dề
khác; nên đưa các vấn đề vào hiện tại và tương lai hơn quá khứ; chỉ nên bàn kỹ,
xét kỹ tư tưởng, chính sách, phương châm và tổ chức”.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cơng tác chuẩn bị
Đại hội II được tiến hành khoa học, chu đáo, cẩn trọng, thể hiện tầm quan trọng
đặc biệt của Đại hội II, một đại hội phải tập trung giải quyết nhiều vấn đề cấp
bách. Những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh cho thấy dấu ấn quan trọng về mặt
phương pháp luận, đó là tập trung vào nhiệm vụ chính, nhiệm vụ trọng tâm, làm
thật sâu, thật kỹ, chú ý các mối quan hệ và sự phát triển từ hiện tại tới tương lai.

Người dặn “Đại hội ta cũng phải quân sự hóa” là chỉ rõ mọi vấn đề phải xuất
phát từ thực tiễn, từ hoàn cảnh cụ thể.
Hai là, lựa chọn khâu đột phá, mục tiêu cao nhất trong Đại hội đó là tập
trung cho nhiệm vụ đẩy kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn và xây dựng Đảng
Lao động Việt Nam
Chỉ đạo tại Đại hội II của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh những
vấn đề rất quan trọng: Xác định những biến chuyển của tình hình thế giới; các
giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam; sửa chữa những khuyết điểm, sai
lầm của Đảng; khẳng định vai trò, bản chất của Đảng; các nhân tố tạo nên sức
mạnh nội lực của dân tộc.
Về công tác lý luận của Đảng, tại Đại hội có nhiều ý kiến đề cập tới chủ
nghĩa Mác, Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày rõ phương pháp vận dụng sáng tạo
và áp dụng học thuyết này. Người nêu rõ: “Tơi thấy các đồng chí lên phát biểu ý
kiến nhắc đến chủ nghĩa Mác ln. Cái đó rất đúng. Nhưng mà nhắc đến chủ
nghĩa Mác, phải áp dụng chủ nghĩa Mác cho đúng. Cốt yếu là ở đấy. Chủ nghĩa
Mác là gì? Là cộng sản. Mà làm cộng sản thì ai lãnh đạo? Giai cấp cơng nhân…
Nói chung toàn thế giới cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo, nhưng
quyền lãnh đạo khơng phải cứ nói “ta lãnh đạo đây, ta lãnh đạo đây” mà phải
tranh đấu, huấn luyện, tổ chức mà tranh lấy” [5, tr.191].


10
Về tổ chức Đảng Cộng sản ở mỗi nước, theo đề nghị của lãnh tụ Hồ Chí
Minh, vào thời điểm đó trên cơ sở của Đảng Cộng sản Đơng Dương nên tổ chức
ở mỗi nước một Đảng Cộng sản để lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc
mình. Tại Đại hội, đồng chí Cayxỏn Phơmvihản, đại diện nhân dân Lào phát
biểu đáp từ đề nghị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, khẳng định những thành cơng của
Đảng Cộng sản Đông Dương trong lãnh đạo cách mạng Đông Dương trong 21
năm qua, đã làm tròn nhiệm vụ do ba dân tộc giao phó, do tình hình thay đổi nên
“…đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tách Đảng Cộng sản Đông Dương ra

Đảng Lao động Việt Nam và ở Miên, Lào có hai tổ chức khác là rất đúng và
thích hợp với tình hình mới; ba dân tộc có ba quốc gia rõ rệt…Chúng tôi, người
cộng sản Lào tán thành đề nghị đó khơng chút thắc mắc” [6, tr.201].
Về tại sao chúng ta lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam: “Là cốt để củng
cố thêm vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, củng cố công nông liên minh,
gắn bó giai cấp cơng nhân với các tầng lớp nhân dân lao động khác, thống nhất
các lực lượng dân tộc và dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng” và lấy tên Đảng
Lao động Việt Nam chẳng những lợi cho việc đoàn kết toàn dân đánh bại quân
xâm lược, mà còn lợi cho việc thống nhất mặt trận phản đế của ba dân tộc Việt,
Miên, Lào chống đế quốc Pháp - Mỹ, giành độc lập hoàn toàn cho các dân tộc
Đơng Dương. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chính vì Đảng Lao động Việt
Nam là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam và nhân dân lao động, cho nên
nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”. Đây là sáng tạo đặc biệt của Hồ Chí
Minh khi nói về bản chất giai cấp cơng nhân của Đảng phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh nước ta.
Các văn kiện được trình bày tại Đại hội đều thể hiện dấu ấn, tư tưởng và
công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Luận cương cách mạng Việt Nam do
đồng chí Trường Chinh đọc khẳng định Hồ Chủ tịch, Người sáng lập, rèn luyện
và lãnh đạo Đảng. Báo cáo nêu lên nhiều phẩm chất cao quý, đức độ, tài năng,
bản lĩnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là biểu tượng sáng ngời của đạo đức cần,
kiệm, liêm, chính, chí cơng vô tư; nêu gương sáng về tinh thần kiên quyết đấu
tranh, lòng trung thành rất mực với Đảng, với giai cấp và dân tộc. Đặc biệt, báo


11
cáo nhấn mạnh bản lĩnh, trí tuệ và tư duy đổi mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Người dạy chúng ta mỗi khi tình hình đổi mới, điều kiện mới của cuộc vận
động cách mạng đã đẻ ra, thì phải lập tức xét lại chủ trương, chính sách và
phương pháp vận động, căn cứ vào tình hình mới mà định phương châm chiến
lược và chiến thuật, không nên bám lấy những khn khổ cũ kỹ” [7, tr.120].

Những chỉ đạo đó của Người, cho đến nay, vẫn còn nguyên giá trị được
thể hiện xuyên suốt trong các kỳ đại hội của Đảng, nhất là Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII của Đảng. Đại hội khẳng định, Đảng tiếp tục kiên định chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng vận dụng và phát triển
sáng tạo phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong từng giai đoạn; kiên định mục
tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đường lối đổi mới vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; tăng cường xây dựng, chỉnh đốn
Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh; tiếp tục nâng cao bản
lĩnh, năng lực lãnh đạo, cầm quyền trong hoạch định và thực hiện đường lối,
chính sách phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu hướng phát triển của thời đại.
3.2. Liên hệ với cương vị công tác (Văn thư, thủ quỹ UBND xã Minh
Thành)
Trên cương vị công tác, làm tốt công tác tuyên truyền về Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951) cho cán bộ, đảng viên và người dân địa
phương; giúp mọi người hiểu đầy đủ hơn về truyền thống vẻ vang của Đảng
ta… để từ đó bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc; gợi lên niềm tự hào; bồi dưỡng tình
yêu quê hương đất nước; u chuộng hịa bình, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa; hình thành ý thức trách nhiệm của bản thân trong phát huy truyền
thống vẻ vang của Đảng. Tích cực tuyên truyền giáo dục lịch sử truyền thống
dân tộc và về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951) bằng
những việc làm tiết thực như thông qua hội họp và sinh hoạt để làm công tác
tuyên truyền giáo dục… để giúp cán bộ, đảng viên hiểu biết sâu sắc thêm đặc
điểm lịch sử cụ thể và có cái nhìn toàn diện về lịch sử vẻ vang của Đảng nói
riêng trong dịng chảy lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung.


12
Trên cương vị công tác không ngừng nỗ lực, tiếp tục học tập, nghiên cứu
lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường
lối của Đảng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội,

nâng cao nhận thức, nhất là trong công tác Xây dựng Đảng, gắn với học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, qua đó để thường xun
rèn luyện đạo đức cách mạng, xây dựng cho mình bản lĩnh chính trị vững vàng,
khả năng miễn nhiễm với những luồng thông tin độc hại, đúng như tư tưởng của
Bác về đạo đức cách mạng là: “Nhận rõ phải trái, giữ vững lập trường, tận trung
với nước, tận hiếu với dân”. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ bản thân
trên cương vị công tác.
Trên cuong vị là Văn thư, thủ quỹ UBND xã tiếp tục phát triển, vận dụng
những giá trị ưu việt của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
Quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong q trình cơng tác
nhằm hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được giao. Làm được việc này cũng
chính là sự khẳng định mạnh mẽ, góp phần chứng minh làm sáng tỏ những giá
trị to lớn và góp phần thiết thực trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,
đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái, chống phá của các thế lực thù địch
trong điều kiện hiện nay.


13
KẾT LUẬN
Chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mỹ đã căn bản hoàn thành việc chia lại
thị trường thế giới tư bản dưới sự khống chế của Mỹ. Mỹ còn ra sức tiếp tay cho
các đế quốc khác trong cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa, chuẩn bị điều kiện
hất cẳng bọn thực dân cũ, thay bằng chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ. Tại Đông
Dương, để cứu nguy cho Pháp đang sa lầy trong cuộc chiến tranh và thực hiện ý
đồ can thiệp sâu vào Đông Dương, Mỹ đã quyết định tăng cường viện trợ cho
Pháp và quân đội bù nhìn.
Trong nước, sau 16 năm kể từ Đại hội lần thứ I của Đảng, tình hình có
những chủn biến căn bản. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã đưa nhân
dân ta từ người mất nước lên người làm chủ đất nước. Qua hơn 5 năm chiến đấu,
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đã liên tiếp thu được

nhiều thắng lợi, thực dân Pháp ngày càng sa lầy vào cuộc chiến khó tránh khỏi
thất bại. Tuy nhiên, cuộc kháng chiến bước sang giai đoạn mới lại có những u
cầu mới, địi hỏi Đảng ta phải giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp
bách để đưa cách mạng tiến lên.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng đánh dấu một mốc quan
trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta. Đường lối do Đại
hội vạch ra đã đáp ứng yêu cầu trước mắt của kháng chiến và yêu cầu lâu dài
của cách mạng, và thực sự là những đóng góp quý báu vào kho tàng lý luận cách
mạng nước ta.


14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1999, tập 5.
2. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội, 2018, tập 2, qủn 1.
3. Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.
4. Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.
5. Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.
6. Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.
7. Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.



×