Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tài liệu Bệnh đại tràng chức năng pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.07 KB, 17 trang )

Bệnh đại tràng chức năng

I. Đại cương
1. Khái niệm

ở một bệnh nhân khi có các triệu chứng đau bụng, táo, lỏng,
đầy hơi không tìm thấy tổn thương mà chỉ là rối loạn chức năng đơn thuần
thì được gọi là bệnh đại tràng chức năng.Có hai loại bệnh đại tràng chức
năng:

Bệnh đại tràng chức năng nguyên phát (còn gọi là hội chứng ruột
kích thích đồng nghĩa với hội chứng đại tràng kích thích).

Bệnh đại tràng chức năng thứ phát: sau những bệnh ngoài đại tràng:
bệnh dạ dày tá tràng, bệnh gan, ruột non, thần kinh, chuyển hoá nội tiết sinh dục,
dùng thuốc.
2. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân gây bệnh đại tràng chức năng thứ phát:

Từ đường tiêu hoá:

Do ăn:
o
Ăn quá nhiều (có thể bị đi lỏng)
o
Ăn nhiều gia vị quá bị kích thích (đi lỏng)
o
Uống không đủ nước hoặc thiếu chất xơ (táo bón)

Do bệnh ở dạ dày (cắt đoạn, vô toan, đa toan, nối vị tràng, cắt dây
thần kinh X chọn lọc trong bệnh loét )



Do bệnh gan mật: (cắt túi mật, tắc mật)

Do bệnh tuỵ: (thiểu năng tuỵ ngoại tiết trong viêm tuỵ mạn, hội
chứng Verner-Morrision): khối u của tuỵ chưa rõ xuất phát từ tế bào nào (có thể là
tế bào D). Utiết ra chất VII (Varoactive Intestinal Peptide) chất này kích thích ruột
bài tiết nướcđiện giải).

Do bệnh ruột non (ứ trệ thức ăn trong quai ruột, thiếu men ruột non,
cắt dài đoạnhồi tràng)
Thần kinh

Kinh nguyệt

Bị các bệnh về tiền liệt tuyến, tiết niệu sinh dục, cột sống

Chuyển hoá nội tiết
o
Bệnh tuyến giáp: cường hoặc nhược năng
o
Đái tháo đường
o
Bệnh thống phong(Goutte)

Thuốc
o
Dùng kháng sinh phổ rộng kéo dài
o
Sát khuẩn ruột
o

Các hoá chất

Nhiễm độc: Ure máu cao
b. Nguyên nhân gây bệnh đại tràng chức năng nguyên phát:


Chủ yếu là rối loạn chức năng vì vậy còn gọi là hội chứng ruột
kích thích hoặc hội chứng đại tràng kích thích. Trong phạm vi bài này chủ
yếu giới thiệu hội chứng đại tràng kích thích (HCKKT)
II. Hội chứng ruột kích thích
1. Định nghĩa

HCRKT là sự rối loạn chức năng của ruột có những đặc điểm
sau:
o
Đau bụng nhiều đợt trong năm (trên 6 đợt)
o
Rối loạn đại tiện: đi phân lỏng nhiều lần trong ngày (trên 3 lần) hoặc
táo bón (trên 4 ngày đại tiện 1 lần hay 1 tuần dưới 2 lần)
o
Đầy bụng sình hơi
o
Các triệu chứng trên tái phát lại nhiều lần trong năm và có thể kéo
dài nhiều năm nhưng sinh hoạt của bệnh nhân vẫn bình thường, cân nặng không
giảm.
2. Lịch sử bệnh

HCRKT đã được mô tả từ lâu năm. Năm 1673 Guyon. L đã nói
tới chứng đau bụng sình hơi (Colique Venteuse). Năm 1830 Howslip J đã
viết về những nhận xét thực tế để phân biệt và điều trị có kết quả chứng

có thắt đại tràng được xem như nguyên nhân cơ hội trong chứng táo bón,
tác giả đầu tiên đã mô tả chứng có thắt đại tràng. Sau đó tuỳ triệu chứng
nổi bật mà người ta gọi hội chứng này bằng nhiều tên khác: Viêm đại
tràng co thắt - Viêm đại tràng tiết nhầy, viêm đại tràng thể nhẹ - Chứng đi
lỏng xúc động - Chứng đại tràng không ổn định - Đại tràng kích thích(hoặc
rối loạn thần kinh đại tràng). Năm 1962 Chaudray và Truelove đầu tiên đi
sâu vào nghiên cứu lâm sàng của HCRKT. Qua nhiều nghiên cứ- sau đó
nhận thấy không phải chỉ có đại tràng bị kích thích mà cả ruột non cũng có
vai trò quan trọng trong việc làm phát sinh các rối loạn vì vậy gọi là hội
chứng ruột non kích thích HCRKT (sysdrome de Lintestin Irriable) hay
(Irrable bowel sysdrom). Thực ra rối loạn thần kinh đại tràng và ruột kích
thích là hai mặt của một hội chứng mà thôi.
3. Dịch tễ của HCRKT

Các rối loạn của chức năng ruột (Trouble fonotionnelss de
Lintestin) hay gặp trong các bệnh tiêu hoá, chiếm 30-70% số bệnh nhân
khám tiêu hoá (Thompson W.G.1986; Naveau S.1986). Các tác giả Anh
(Thompson W.G 1980) Mỹ (Drossman D A 1982), Pháp (Bommelaer G.
1986) Trung Quốc (Wen B. Z 1988) cho biết tỷ lệ rối loạn chức năng ruột
trong dân chúng vào khoảng 20% (17,1-23,1%) trong đó có: 14-18% mắc
HCRKT. Tuy nhiên chỉ có 62-67% số bệnh nhân bị HCRKT chịu đến thầy
thuốc vì các triệu chứng tăng lên hoặc sợ bị ung thư... ở Việt Nam; Theo
Hà Văn Ngạc (1994) khám 730 bệnh nhân tiêu hoá tại viện 108 gặp 176
bệnh nhân ca tỷ lệ: 24,1%. Theo Lại Ngọc Thi (Thạc sĩ 1996) khám 1979
bệnh nhân tiêu hoá phát hiện tỷ lệ 17,3% nữ gặp nhiều hơn nam (1,6/1).
Tuổi hay gặp 30-60 (75,2%). Số năm mắc bệnh từ 2 -> dưới 5 năm
(40,3%), từ 5năm -> 10 năm gặp 47,8%.
4. Triệu chứng học:
Lâm sàng


Đau bụng: 96%

Đầy hơi: 85%

Rối loạn đại tiện: 85% (lỏng hoặc táo) (Thompson W.G. 1990) theo
Hà VănNgạc (1994)

Đau bụng: 90,8%

Rối loạn đại tiện: 90,8%(lỏng 70,6%, táo 20%)

Đầy hơi: 89%

Sôi bụng: 69,6%

Cuộn ruột thành thừng cứng: 57,8%

Hồi hộp lo nghĩ : 53%.

Kiêng trứng, cá, mỡ, sữa: 52,3%
Theo Manning A.R đã tập hợp HCRKT có 15 triệu chứng nhưng có 4
triệu chứng hay gặp: đầy hơi, đau bụng kèm theo phân lỏng, đại tiện được
thì giảm đau, đại tiện nhiều lần. Theo Poynard T chia ra 7 nhóm triệu
chứng:

Đau không có rối loạn đại tiện

Đau đại tiện phân lỏng

Đau táo bón


Đau táo lỏng xen kẽ

Đi lỏng không đau

Táo bón không đau

Táo lỏng xen kẽ không đau
Trong nghiên cứu (Ngô Đức Thành, thạc sĩ 1996) nghiên cứu 49
bệnh nhân có KCRKT nhận thấy: nữ gặp nhiều hơn nam (1,33/1) Đau
bụng lan toả giảm sau đại tiện - táo, lỏng xen kẽ - đầy hơi (gặp 85-97%).
Rối loạn thần kinh (71,4%). Bệnh nhân kéo dài sức khoẻ vẫn tốt. X quang:
Khung đại tràng có một vài đoạn có thắt.
III. Đặc điểm của các triệu chứng
1 Đau

Gặp (9/10) đau lan toả hoặc khu trú hố chậu trái, quanh rốn,
hố chậu phải. Đau trên rốn thường từng cơn mạnh. Đau dưới rốn thường
có tính chất âm ỉ (Hislop I.G 1971, Chaudrray N.A 1962) Cường độ đau
thường ê ẩm, khó chịu đến mạnh có khi phải đi cấp cứu.
Theo Thompson W.G. 1980 đau trong HCRKT có đặc điểm:

Có tính chất mạn tính, có từng cơn, từng đợt tái phát nhiều
lần.

Đau giảm nhẹ khi trung, đại tiện được

Có kèm theo thay đổi độ chắc của phân

×