Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Moi quan he chi phi - loi nhuan - Khoi luong tai Cty Trung Dung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.3 KB, 33 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

NGUYỄN THÙY LINH
1583401020029

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ
CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN
TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ TRUNG DŨNG

Mơn: Kế tốn quản trị
Chun ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60 34 01 02
Lớp: CH15QT02

PGS.TS. HUỲNH ĐỨC LỘNG

BÌNH DƯƠNG, THÁNG 01 NĂM 2017


i

MỤC LỤC
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ....................................1
CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN..........................................................1

1.1.Định nghĩa phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận......1
1.2.Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích mối quan hệ chi phí –
khối lượng – lợi nhuận..................................................................................1


1.2.1.Số dư đảm phí...................................................................................1
1.2.2.Tỷ lệ số dư đảm phí..........................................................................2
1.2.3.Kết cấu chi phí..................................................................................3
1.2.4.Địn bẩy hoạt động...........................................................................4
1.3.Phân tích hịa vốn....................................................................................5
1.3.1.Xác định điểm hịa vốn.....................................................................5
1.3.2.Đồ thị mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận.......................5
1.1.1.Đồ thị điểm hòa vốn.....................................................................5
CHƯƠNG 2.Đồ thị lợi nhuận...............................................................6
1.3.3.Phân tích lợi nhuận mục tiêu............................................................6
1.3.4.Số dư an tồn....................................................................................7
1.4.Phân tích kết cấu hàng bán......................................................................7
1.5.Hạn chế của mơ hình phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi
nhuận.............................................................................................................8
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN.......9
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ TRUNG DŨNG.......................................9

1.6.Phân loại chi phí theo cách ứng xử.........................................................9
1.6.1.Biến phí............................................................................................9
CHƯƠNG 3.Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp......................................9
CHƯƠNG 4.Chi phí nhân cơng trực tiếp............................................10
CHƯƠNG 5.Biến phí sản xuất chung.................................................10
CHƯƠNG 6.Biến phí bán hàng..........................................................12
CHƯƠNG 7.Biến phí quản lý doanh nghiệp......................................13


ii

1.6.2.Định phí..........................................................................................14
CHƯƠNG 8.Định phí sản xuất chung.................................................15

CHƯƠNG 9.Định phí bán hàng..........................................................15
CHƯƠNG 10.Định phí quản lý doanh nghiệp....................................16
1.7.Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí............................18
1.8.Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận....................18
1.8.1.Số dư đảm phí.................................................................................18
1.8.2.Tỷ lệ số dư đảm phí........................................................................19
1.8.3.Kết cấu chi phí................................................................................20
1.8.4.Địn bẩy hoạt động.........................................................................20
1.8.5.Phân tích hịa vốn...........................................................................21
10.1.1.Sản lượng hịa vốn....................................................................21
CHƯƠNG 11.Doanh thu hịa vốn.......................................................21
CHƯƠNG 12.Số dư an tồn................................................................21
CHƯƠNG 13.Tỷ lệ số dư an tồn.......................................................22
1.8.6.Phân tích lợi nhuận mục tiêu..........................................................22
1.8.7.Phân tích kết cấu hàng bán.............................................................22
1.9.Lựa chọn các phương án kinh doanh cho Sản phẩm Tay ốp khóa........23
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ...................................................................................25

1.10.Kết luận...............................................................................................25
1.11.Kiến nghị.............................................................................................26


iii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp...........................................................9
Bảng 2.2. Chi phí nhân cơng trực tiếp..................................................................10
Bảng 2.3. Chi phí sản xuất chung của sản phẩm Tay ốp khóa...........................10
Bảng 2.4. Chi phí sản xuất chung của sản phẩm Khóa mạ PVD........................11
Bảng 2.5. Chi phí sản xuất chung của sản phẩm Tay nắm tủ.............................11

Bảng 2.6. Bảng tổng hợp biến phí sản xuất chung..............................................11
Bảng 2.7. Chi phí bán hàng của sản phẩm Tay ốp khóa.....................................12
Bảng 2.8. Chi phí bán hàng của sản phẩm Khóa mạ PVD.................................12
Bảng 2.9. Chi phí bán hàng của sản phẩm Tay nắm tủ.......................................12
Bảng 2.10. Bảng tổng hợp biến phí bán hàng......................................................13
Bảng 2.11. Chi phí quản lý doanh nghiệp của sản phẩm Tay ốp khóa...............13
Bảng 2.12. Chi phí quản lý doanh nghiệp của sản phẩm Khóa mạ PVD..........13
Bảng 2.13. Chi phí quản lý doanh nghiệp của sản phẩm Tay nắm tủ................14
Bảng 2.14. Bảng tổng hợp biến phí quản lý doanh nghiệp.................................14
Bảng 2.15. Bảng tổng hợp định phí sản xuất chung............................................15
Bảng 2.16. Bảng tổng hợp định phí bán hàng......................................................16
Bảng 2.17. Bảng tổng hợp định phí quản lý doanh nghiệp.................................17
Bảng 2.18. Bảng tổng hợp các loại chi phí...........................................................17
Bảng 2.19. Báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí..............................18
Bảng 2.20. Số dư đảm phí......................................................................................18
Bảng 2.21. Tỷ lệ số dư đảm phí.............................................................................19
Bảng 2.22. Kết cấu chi phí.....................................................................................20
Bảng 2.23. Địn bẩy hoạt động..............................................................................20
Bảng 2.24. Sản lượng hòa vốn...............................................................................21
Bảng 2.25. Doanh thu hòa vốn..............................................................................21


iv

Bảng 2.26. Số dư an toàn.......................................................................................21
Bảng 2.27. Tỷ lệ số dư an toàn..............................................................................22
Bảng 2.28. Lợi nhuận mục tiêu.............................................................................22
Bảng 2.29. Kết cấu hàng bán................................................................................22
Bảng 2.30. Hiệu quả các phương án kinh doanh.................................................24


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Đồ thị điểm hịa vốn................................................................................6
Hình 1.2. Đồ thị lợi nhuận.......................................................................................6


1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ
CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN
1.1.

Định nghĩa phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận
Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là xem xét mối quan

hệ giữa giá bán, số lượng sản phẩm tiêu thụ, kết cấu hàng bán, biến phí, định phí và
lợi nhuận, nhằm khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp và là cơ sở để đưa
ra các quyết định như lựa chọn dây chuyền sản xuất, định giá bán sản phẩm, hoạch
định chiến lược hàng bán…
1.2.

Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích mối quan hệ chi phí –

khối lượng – lợi nhuận
1.2.1. Số dư đảm phí
Số dư đảm phí là khoản chênh lệch giữa doanh thu và biến phí. Số dư đảm phí
được dùng để bù đắp phần định phí, số dơi ra sau khi bù đắp định phí chính là lợi
nhuận. Số dư đảm phí có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm và một đơn vị sản
phẩm.
Số dư đảm phí = Doanh thu – Biến phí
Số dư đảm phí đơn vị = Đơn giá bán – Biến phí đơn vị

Gọi x là số lượng sản phẩm tiêu thụ, g là giá bán, a là biến phí đơn vị, b là
định phí. Ta có báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo hình thức số dư đảm phí
như sau:
Doanh thu:

gx

Biến phí:

ax

Số dư đảm phí:

(g – a)x

Định phí:

b

Lợi nhuận:

(g – a)x – b

Từ báo cáo trên ta có các trường hợp như sau:
• Khi x = 0 thì lợi nhuận P = -b, nghĩa là doanh nghiệp bị lỗ một khoản
bằng với định phí.


2


• Khi x = xh (xh là số lượng sản phẩm tiêu thụ hịa vốn) thì lợi nhuận P =
0, nghĩa là doanh nghiệp đạt điểm hịa vốn.
• Khi x = x1 (x1 là số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm x 1), mà x1 > xh thì
lợi nhuận ở mức số lượng sản phẩm tiêu thụ x1 là P1 = (g – a)x1 – b.
• Khi x = x2 (x2 là số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm x 2), mà x2 > x1 thì
lợi nhuận ở mức số lượng sản phẩm tiêu thụ x2 là P2 = (g – a)x2 – b.
Như vậy khí số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng một lượng là ∆x = x2 – x1, thì
lợi nhuận tăng một lượng là ∆P= P2 –P1 = (g – a)( x2 – x1).
Thông qua khái niệm về số dư đảm phí ta được mối quan hệ giữa số lượng sản
phẩm tiêu thụ và lợi nhuận, mối quan hệ đó là: Nếu số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng
(hoặc giảm) một lượng thì số dư đảm phí sẽ tăng thêm (hoặc giảm xuống) một
lượng bằng số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng thêm (hoặc giảm xuống) nhân với số
dư đảm phí đơn vị. Nếu định phí khơng đổi, thì phần số dư đảm phí tăng thêm (hoặc
giảm xuống) đó chính là lợi nhuận tăng thêm (hoặc giảm bớt). Như vậy, nhờ vào số
dư đảm phí ta có thể nhanh chóng xác định được lợi nhuận.
Sử dụng khái niệm số dư đảm phí sẽ thấy được mối quan hệ giữa số sản phẩm
tiêu thụ và lợi nhuận, tuy nhiên nó có một số nhược điểm sau:
• Khơng giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng qt toàn doanh nghiệp khi doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, bởi vì số lượng sản phẩm tiêu thụ
của từng loại sản phẩm không thể tổng hợp ở tồn doanh nghiệp.
• Làm cho nhà quản trị dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định, bởi vì tưởng rằng
nếu tăng doanh thu của những sản phẩm có số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận sẽ tăng
lên nhiều, nhưng điều này đơi khi có thể hồn tồn ngược lại.
Để khắc phục những nhược điểm của số dư đảm phí, ta sử dụng khái niệm tỷ
lệ số dư đảm phí.
1.2.2. Tỷ lệ số dư đảm phí
Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên doanh thu.
Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm tiêu thụ, cho một loại sản phẩm
hoặc một đơn vị sản phẩm. Tỷ lệ số dư đảm phí được tính theo cơng thức tổng quát
như sau:



3

• Tại số lượng sản phẩm tiêu thụ x 1 => Doanh thu: gx1 => Lợi nhuận: P1 = (g –

a)x1 – b.
• Tại số lượng sản phẩm tiêu thụ x x => Doanh thu: gxx => Lợi nhuận: P2 = (g –
a)x2 – b.
Như vậy khi doanh thu tăng một lượng là: gx 2 – gx1, thì lợi nhuận tăng một
lượng là ∆P= P2 –P1 = (g – a)( x2 – x1) = [(g – a)/g][( x2 – x1)g]
Thông qua khái niệm về tỷ lệ số dư đảm phí, ta rút ra mối quan hệ giữa doanh
thu và lợi nhuận, mối quan hệ đó là: Nếu doanh thu tăng (hoặc giảm) một lượng thì
lợi nhuận sẽ tăng thêm (hoặc giảm xuống) một lượng bằng doanh thu tăng thêm
(hoặc giảm xuống) nhân với tỷ lệ số dư đảm phí. Kết luận trên chỉ đúng khi định phí
khơng thay đổi.
Sử dụng khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí cho thấy được mối quan hệ giữa doanh
thu và lợi nhuận và khắc phục được các nhược điểm của số dư đảm phí, cụ thể:
• Giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quát toàn doanh nghiệp khi doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, bởi vì có thể tổng hợp được doanh thu
tăng thêm của toàn doanh nghiệp cho tất cả các loại sản phẩm tiêu thụ.
• Giúp cho nhà quản trị biết được: Nếu tăng cùng một lượng doanh thu (do
tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ) ở nhiều bộ phận khác nhau, bộ phận nào có tỷ lệ
số dư đảm phí càng lớn thì lợi nhuận sẽ tăng lên càng nhiều.
1.2.3. Kết cấu chi phí
Kết cấu chi phí là tỷ trọng của từng loại biến phí, định phí chiếm trong tổng
chi phí.
Doanh nghiệp có định phí chiếm tỷ trọng lớn, biến phí chiếm tỷ trọng nhỏ thì
tỷ lệ số dư đảm phí lớn, nếu tăng (hoặc giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng (hoặc
giảm) nhiều hơn. Những doanh nghiệp có định phí chiếm tỷ trọng lớn thường là

những doanh nghiệp có mức đầu tư lớn, vì vậy nếu gặp điều kiện kinh doanh thuận
lợi, khi doanh thu tăng thì lợi nhuận sẽ tăng nhanh và ngược lại.


4

Doanh nghiệp có định phí chiếm tỷ trọng nhỏ, biến phí chiếm tỷ trọng lớn thì
tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ, nếu tăng (hoặc giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng (hoặc
giảm) chậm hơn. Những doanh nghiệp có định phí chiếm tỷ trọng nhỏ là những
doanh nghiệp có mức đầu tư thấp, vì vậy nếu gặp điều kiện kinh doanh thuận lợi,
khi doanh thu tăng thì lợi nhuận sẽ tăng chậm và ngược lại.
1.2.4. Đòn bẩy hoạt động
Đòn bẩy với ý nghĩa thông thường là công cụ giúp chúng ta chỉ cần một lực
nhỏ là có thể di chuyển một vật có khối lượng lớn.
Trong kinh doanh, địn bẩy hoạt động cho thấy với một tốc độ tăng (hoặc
giảm) nhỏ của doanh thu (do số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng hoặc giảm) sẽ tạo ra
một tốc độ tăng (hoặc giảm) lớn về lợi nhuận. Một cách tổng quát, đòn bẩy hoạt
động là khái niệm phản ánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng (hoặc giảm) doanh thu
với tốc độ tăng (hoặc giảm) lợi nhuận. Để đảm bảo ý nghĩa trên thì độ lớn của địn
bẩy hoạt động phải lớn hơn 1.

Giả sử hai doanh nghiệp có cùng doanh thu và lợi nhuận, nếu tăng cùng một
lượng doanh thu, doanh nghiệp nào có địn bẩy hoạt động lớn hơn thì lợi nhuận tăng
lên nhiều hơn, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận sẽ lớn hơn. Điều này cho thấy những
doanh nghiệp mà tỷ trọng định phí lớn hơn biến phí thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn, từ
đó đòn bẩy hoạt động sẽ lớn hơn và lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với sự thay đổi của
doanh thu.


Tại số lượng sản phẩm tiêu thụ x 1 => Doanh thu: gx1 => Lợi nhuận: P1

= (g – a)x1 – b.
• Tại số lượng sản phẩm tiêu thụ x x => Doanh thu: gxx => Lợi nhuận: P2
= (g – a)x2 – b.






5



 Vậy ta có cơng thức tính độ lớn địn bẩy hoạt động:

Như vậy tại một mức doanh thu nhất định, sẽ xác định được độ lớn đòn bẩy
hoạt động tại mức doanh thu đó, nếu dự kiến được tốc độ tăng doanh thu sẽ dự kiến
được tốc độ tăng lợi nhuận và ngược lại. Khi doanh thu càng tăng (giá bán khơng
đổi), lợi nhuận càng tăng thì độ lớn đòn bẩy hoạt động ngày càng giảm đi. Đòn bẩy
hoạt động lớn nhất khi số lượng sản phẩm tiêu thụ vừa vượt qua điểm hịa vốn.
1.3.

Phân tích hịa vốn
Phân tích hòa vốn là một nội dung quan trọng trong phân tích mối quan hệ

giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Nó giúp cho nhà quản trị xác định được số
lượng sản phẩm tiêu thụ và doanh thu hoàn vốn, từ đó xác định vùng lãi, vùng lỗ
của doanh nghiệp.
1.3.1. Xác định điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí hoặc tổng

số dư đảm phí bằng tổng định phí. Ta có:

Để tính doanh thu hịa vốn cho từng loại sản phẩm trong trường hợp doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác nhau, thì trước hết tính doanh
thu hịa vốn chung của tồn doanh nghiệp, sau đó lấy doanh thu hòa vốn chung
nhân với tỷ trọng doanh thu của từng mặt hàng chiếm trong tổng doanh thu để tính
doanh thu hịa vốn cho từng loại sản phẩm.
1.3.2. Đồ thị mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận
1.1.1. Đồ thị điểm hòa vốn
Để vẽ đồ thị điểm hòa vốn ta vẽ đườngb iểu diễn của hai phương trình:


6

-

Phương trình doanh thu y = gx

-

Phương trình chi phí: y = ax + b

Tại điểm mà hai đường biểu diễn này gặp nhau chính là điểm hịa vốn, phía
bên trái của điểm hịa vốn là vùng lỗ, phía bên phải của điểm hòa vốn là vùng lãi.
Số tiền
y
Đường doanh thu y = gx

Điểm hịa vốn


lãi

yh
b

Đường chi phí y = ax + b

lỗ
x

0
Sản lượng tiêu thụ

Hình 1.1. Đồ thị điểm hòa vốn
CHƯƠNG 2. Đồ thị lợi nhuận
Một loại đồ thị khác trong đồ thị về mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi
nhuận là đồ thị lợi nhuận. Đồ thị này có ưu điểm là dễ vẽ và phản ảnh dược mối
quan hệ số lượng sản phẩm tiêu thụ với lợi nhuận, tuy nhiên nó khơng phản ảnh
được mối quan hệ chi phí với số lượng sản phẩm tiêu thụ
Số tiền
y
Đường lợi nhuận y = (g - a)x - b
Điểm hịa vốn
x

0h

Sản lượng tiêu thụ

-b


Hình 1.2. Đồ thị lợi nhuận
1.3.3. Phân tích lợi nhuận mục tiêu


7

Nếu gọi P là lợi nhuận mong muốn, tại điểm lợi nhuận P > 0 thì: Số dư đảm
phí = định phí + lợi nhuận hoặc Doanh thu = biến phí + định phí + lợi nhuận.
Gọi xp là số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm lợi nhuận P => (g – a)x p = b + P
=> xp = (b + P)/(g – a).
Như vậy:

Như vậy dựa vào các cơng thức trên, khi đã biết định phí, số dư đảm phí đơn
vị hoặc tỷ lệ số dư đảm phí, nếu dự kiến được lợi nhuận sẽ xác định được số lượng
sản phẩm tiêu thụ, doanh thu tại điểm lợi nhuận đó và ngược lại.
1.3.4. Số dư an tồn
Số dư an toàn là chênh lệch giữa doanh thu thực hiện (hoặc dự kiến) so với
doanh thu hòa vốn.
Số dư an toàn = Doanh thu thực hiện – Doanh thu hịa vốn
Số dư an tồn thể hiện độ an tồn trong kinh doanh, doanh nghiệp nào có số
dư an tồn lớn thì độ an tồn trong kinh doanh cao và ngược lại.
Số dư an toàn của các doanh nghiệp khác nhau là do kết cấu chi phí của các
doanh nghiệp khác nhau. Thơng thường doanh nghiệp nào có định phí chiếm tỷ
trọng lớn, thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn, do vậy nếu doanh thu giảm thì lỗ phát sinh
nhanh hơn và những doanh nghiệp đó có độ an toàn thấp torng kinh doanh.
Để đánh giá mức độ an toàn ngoài việc sử dụng số dư an toàn, cần kết hợp với
chỉ tiêu tỷ lệ số dư an toàn

1.4.


Phân tích kết cấu hàng bán
Kết cấu hàng bán là mối quan hệ tỷ trọng giữa doanh thu từng mặt hàng chiếm

trong tổng doanh thu. Ảnh hưởng của kết cấu hàng bán đến lợi nhuận và doanh thu
hịa vốn thơng qua tỷ lệ số dư đảm phí của mặt hàng khác nhau. Nếu trong quá trình


8

sản xuất kinh doanh tăng tỷ trọng doanh thu của những mặt hàng có tỷ lệ số dư đảm
phí lớn, giảm tỷ trọng những mặt hàng có tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ thì tỷ lệ số dư
đảm phí bình qn tăng lên, vì vậy doanh thu hịa vốn của doanh nghiệp giảm đi và
từ đó độ an tồn trong kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên và ngược lại.
1.5.

Hạn chế của mơ hình phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi

nhuận
Hạn chế của mơ hình phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận
thể hiện ở chỗ là mơ hình phân tích này thực hiện được phải đặt trong một số điều
kiện giả định, mà những giả định này rất ít xảy ra trong thực tế. Những điều kiện giả
định đó là:
• Giá bán khơng đổi trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động. Đơn giá
bán của sản phẩm hoặc dịch vụ không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi.
• Trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động, chi phí có thể được phân chia
một cách chính xác thành biến phí và định phí. Biến phí đơn vị khơng đổi và tổng
định phí khơng đổi trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động.
• Đối với những doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng, kết cấu sản phẩm
bán ra khơng thay đổi.

• Đối với doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho không thay đổi giữa các kỳ. Số
lượng sản phẩm sản xuất bằng số lượng sản phẩm tiêu thụ.


9

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ TRUNG DŨNG
1.6.

Phân loại chi phí theo cách ứng xử
Phân loại chi phí theo cách ứng xử là chia tồn bộ chi phí thành ba loại: biến

phí, định phí và chi phí hỗn hợp. Đối với chi phí hỗn hợp ta phải phân tách chi phí
này thành biến phí và định phí để thuận lợi cho việc tính tốn. Do vậy, chi phí của
Cơng ty Cổ phần Quốc tế Trung Dũng sẽ được phân loại thành biến phí và định phí.
1.6.1. Biến phí
Biến phí của Cơng ty Cổ phần Quốc tế Trung Dũng gồm: chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp, biến phí sản xuất chung, biến phí bán
hàng và biến phí quản lý doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí nguyên liệu, vật liệu được sử
dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ trong kỳ sản xuất, kinh
doanh. Hiện tại Công ty Cổ phần Quốc tế Trung Dũng đang sản xuất, kinh doanh 3
sản phẩm chính: Sản phẩm Tay ốp khóa, Sản phẩm Khóa mạ PVD, Sản phẩm Tay
nắm tủ. Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng sản phẩm và của
tồn cơng ty được thể hiện trong bảng 2.1. dưới dây:
Bảng 2.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu

Chi phí NVLTT
(Năm 2016)
Số sản phẩm
tiêu thụ
(Năm 2016)
Chi phí NVLTT
1 sản phẩm

Sản phẩm

Sản phẩm

Sản phẩm

Tồn

Tay ốp khóa

Khóa mạ PVD

Tay nắm tủ

cơng ty

1.578.856.370

2.619.627.315

1.655.048.350


5.853.532.035

49.254

42.185

146.025

237.464

32.055

62.099

11.334

105.488

Nguồn: Phịng Kế tốn (01/2017)


10

CHƯƠNG 4. Chi phí nhân cơng trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp
sản xuất sản phẩm, như: Tiền lương, tiền cơng, các khoản phụ cấp, các khoản trích
theo. Bảng tổng hợp chi phí nhân cơng trực tiếp của cơng ty Cổ phần Quốc tế Trung
Dũng cho từng sản phẩm và của tồn cơng ty được thể hiện trong bảng 2.2.
Bảng 2.2. Chi phí nhân cơng trực tiếp
Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu

Sản phẩm

Sản phẩm

Sản phẩm

Tồn

Tay ốp khóa

Khóa mạ PVD

Tay nắm tủ

cơng ty

1.206.783.000

1.996.120.830

1.215.084.025

4.417.987.855

49.254

42.185


146.025

237.464

24.501

47.318

8.321

80.140

Chi phí NC
trực tiếp
(Năm 2016)
Số sản phẩm
tiêu thụ
(Năm 2016)
Chi phí NC
trực tiếp 1
sản phẩm

Nguồn: Phịng Kế tốn (01/2017)
CHƯƠNG 5. Biến phí sản xuất chung
Vì chi phí sản xuất chung là dạng chi phí tổng hợp, nên sẽ được phân tích
thành biến phí và định phí. Phương pháp phân tích là phương pháp cực đại, cực tiểu
và chi phí của công ty biến động theo số lượng sản phẩm sản xuất ra.
Bảng 2.3. Chi phí sản xuất chung của sản phẩm Tay ốp khóa
Đơn vị tính: Đồng
Thời gian

Q1/2016
Q2/2016
Q3/2016
Q4/2016

Sản lượng tiêu thụ
9.895
16.367
10.428
12.565

Chi phí sản xuất chung
989.968.607
1.249.757.313
1.025.481.139
1.167.770.781

Nguồn: Phịng Kế tốn (01/2017)


11

Bảng 2.4. Chi phí sản xuất chung của sản phẩm Khóa mạ PVD
Đơn vị tính: Đồng
Thời gian
Q1/2016
Q2/2016
Q3/2016
Q4/2016


Sản lượng tiêu thụ
8.475
14.018
8.931
10.761

Chi phí sản xuất chung
986.640.506
1.284.797.761
1.075.929.975
1.174.571.586

Nguồn: Phịng Kế tốn (01/2017)

Bảng 2.5. Chi phí sản xuất chung của sản phẩm Tay nắm tủ
Đơn vị tính: Đồng
Thời gian
Q1/2016
Q2/2016
Q3/2016
Q4/2016

Sản lượng tiêu thụ
29.336
48.522
30.915
37.251

Chi phí sản xuất chung
700.870.751

933.193.114
757.311.449
814.236.300

Nguồn: Phịng Kế tốn (01/2017)

Bảng 2.6. Bảng tổng hợp biến phí sản xuất chung
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu

Sản phẩm

Sản phẩm

Sản phẩm

Tồn

Tay ốp khóa

Khóa mạ PVD

Tay nắm tủ

cơng ty

1.977.055.560

2.269.131.150


1.768.070.700

6.014.257.410

49.254

42.185

146.025

237.464

40.140

53.790

12.108

106.038

Tổng biến phí
SX chung
(Năm 2016)
Số sản phẩm
tiêu thụ
(Năm 2016)
Biến phí
SX chung
1 sản phẩm


Nguồn: Tự tổng hợp


12

CHƯƠNG 6. Biến phí bán hàng
Vì chi phí bán hàng là dạng chi phí tổng hợp, nên sẽ được phân tích thành biến
phí và định phí. Phương pháp phân tách là phương pháp cực đại, cực tiểu và chi phí
của công ty biến động theo số lượng sản phẩm sản xuất ra.
Bảng 2.7. Chi phí bán hàng của sản phẩm Tay ốp khóa
Đơn vị tính: Đồng
Thời gian
Q1/2016
Q2/2016
Q3/2016
Q4/2016

Sản lượng tiêu thụ
9.895
16.367
10.428
12.565

Chi phí bán hàng
443.145.855
511.400.808
439.459.349
484.930.641

Nguồn: Phịng Kế tốn (01/2017)


Bảng 2.8. Chi phí bán hàng của sản phẩm Khóa mạ PVD
Đơn vị tính: Đồng
Thời gian
Q1/2016
Q2/2016
Q3/2016
Q4/2016

Sản lượng tiêu thụ
8.475
14.018
8.931
10.761

Chi phí bán hàng
749.678.609
869.544.243
767.644.598
829.881.098

Nguồn: Phịng Kế tốn (01/2017)

Bảng 2.9. Chi phí bán hàng của sản phẩm Tay nắm tủ
Đơn vị tính: Đồng
Thời gian
Q1/2016
Q2/2016
Q3/2016
Q4/2016


Sản lượng tiêu thụ
29.336
48.522
30.915
37.251

Chi phí bán hàng
388.839.305
479.772.122
395.822.299
439.940.549

Nguồn: Phịng Kế tốn (01/2017)


13

Bảng 2.10. Bảng tổng hợp biến phí bán hàng
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu

Sản phẩm

Sản phẩm

Sản phẩm

Tồn


Tay ốp khóa

Khóa mạ PVD

Tay nắm tủ

cơng ty

519.432.684

912.250.625

692.158.500

2.123.841.809

49.254

42.185

146.025

237.464

10.546

21.625

4.740


36.911

Tổng biến phí
bán hàng
(Năm 2016)
Số sản phẩm tiêu
thụ
(Năm 2016)
Biến phí
bán hàng
1 sản phẩm

Nguồn: Tự tổng hợp
CHƯƠNG 7. Biến phí quản lý doanh nghiệp
Vì chi phí quản lý doanh nghiệp cũng là dạng chi phí tổng hợp, nên sẽ được
phân tích thành biến phí và định phí. Phương pháp phân tích là phương pháp cực
đại, cực tiểu và chi phí của cơng ty biến động theo số lượng sản phẩm sản xuất ra.
Bảng 2.11. Chi phí quản lý doanh nghiệp của sản phẩm Tay ốp khóa
Đơn vị tính: Đồng
Thời gian
Q1/2016
Q2/2016
Q3/2016
Q4/2016

Sản lượng tiêu thụ
9.895
16.367
10.428
12.565


Chi phí quản lý doanh nghiệp
273.921.341
329.725.384
286.694.748
300.166.483

Nguồn: Phịng Kế tốn (01/2017)

Bảng 2.12. Chi phí quản lý doanh nghiệp của sản phẩm Khóa mạ PVD
Đơn vị tính: Đồng


14

Thời gian
Q1/2016
Q2/2016
Q3/2016
Q4/2016

Sản lượng tiêu thụ
8.475
14.018
8.931
10.761

Chi phí quản lý doanh nghiệp
268.626.950
338.595.845

279.528.446
299.566.262

Nguồn: Phịng Kế tốn (01/2017)

Bảng 2.13. Chi phí quản lý doanh nghiệp của sản phẩm Tay nắm tủ
Đơn vị tính: Đồng
Thời gian
Q1/2016
Q2/2016
Q3/2016
Q4/2016

Sản lượng tiêu thụ
29.336
48.522
30.915
37.251

Chi phí quản lý doanh nghiệp
231.137.073
292.580.307
235.555.798
266.933.186

Nguồn: Phịng Kế tốn (01/2017)

Bảng 2.14. Bảng tổng hợp biến phí quản lý doanh nghiệp
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu


Sản phẩm

Sản phẩm

Sản phẩm

Tồn

Tay ốp khóa

Khóa mạ PVD

Tay nắm tủ

cơng ty

424.667.988

532.501.255

467.718.075

1.424.887.318

49.254

42.185

146.025


237.464

8.622

12.623

3.203

24.448

Tổng biến phí
QLDN
(Năm 2016)
Số sản phẩm
tiêu thụ
(Năm 2016)
Biến phí QLDN
1 sản phẩm

Nguồn: Tự tổng hợp
1.6.2. Định phí
Định phí của Cơng ty Cổ phần Quốc tế Trung Dũng gồm: định phí sản xuất
chung, định quản lý doanh nghiệp và định phí bán hàng.


15

CHƯƠNG 8. Định phí sản xuất chung
Từ số liệu Bảng 2.3 và biến phí sản xuất chung đơn vị của sản phẩm Tay ốp

khóa. Áp dụng phương pháp cực đại, cực tiểu ta tính được định phí sản xuất chung
của sản phẩm Tay ốp khóa:

Từ số liệu Bảng 2.4. và biến phí sản xuất chung đơn vị của sản phẩm Khóa mạ
PVD. Áp dụng phương pháp cực đại, cực tiểu ta tính được định phí sản xuất chung
của sản phẩm Khóa mạ PVD:

Từ số liệu Bảng 2.5. và biến phí sản xuất chung đơn vị của sản phẩm Tay nắm
tủ. Áp dụng phương pháp cực đại, cực tiểu ta tính được định phí sản xuất chung của
sản phẩm Tay nắm tủ:

Bảng 2.15. Bảng tổng hợp định phí sản xuất chung
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu

Sản phẩm

Sản phẩm

Sản phẩm

Tồn

Tay ốp khóa

Khóa mạ PVD

Tay nắm tủ

cơng ty


592.785.933

530.769.541

345.688.738

1.469.244.212

Định phí sản xuất
chung (Năm
2016)

Nguồn: Tự tổng hợp
CHƯƠNG 9. Định phí bán hàng
Từ số liệu Bảng 2.7 và biến phí bán hàng đơn vị của sản phẩm Tay ốp khóa.
Áp dụng phương pháp cực đại, cực tiểu ta tính được định phí bán hàng của sản
phẩm Tay ốp khóa:


16

Từ số liệu Bảng 2.8. và biến phí bán hàng đơn vị của sản phẩm Khóa mạ
PVD. Áp dụng phương pháp cực đại, cực tiểu ta tính được định phí bán hàng của
sản phẩm Khóa mạ PVD:

Từ số liệu Bảng 2.9. và biến phí bán hàng đơn vị của sản phẩm Tay nắm tủ.
Áp dụng phương pháp cực đại, cực tiểu ta tính được định phí bán hàng của sản
phẩm Tay nắm tủ:


Bảng 2.16. Bảng tổng hợp định phí bán hàng
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu

Sản phẩm

Sản phẩm

Sản phẩm

Tồn

Tay ốp khóa

Khóa mạ PVD

Tay nắm tủ

cơng ty

338.794.426

566.404.993

249.777.842

1.154.977.261

Định phí
bán hàng

(Năm 2016)

Nguồn: Tự tổng hợp
CHƯƠNG 10.

Định phí quản lý doanh nghiệp

Từ số liệu Bảng 2.11 và biến phí quản lý doanh nghiệp đơn vị của sản phẩm
Tay ốp khóa. Áp dụng phương pháp cực đại, cực tiểu ta tính được định phí quản lý
doanh nghiệp của sản phẩm Tay ốp khóa:

Từ số liệu Bảng 2.12. và biến phí quản lý doanh nghiệp đơn vị của sản phẩm
Khóa mạ PVD. Áp dụng phương pháp cực đại, cực tiểu ta tính được định phí quản
lý doanh nghiệp của sản phẩm Khóa mạ PVD:


17

Từ số liệu Bảng 2.13. và biến phí quản lý doanh nghiệp đơn vị của sản phẩm
Tay nắm tủ. Áp dụng phương pháp cực đại, cực tiểu ta tính được định phí quản lý
doanh nghiệp của sản phẩm Tay nắm tủ:

Bảng 2.17. Bảng tổng hợp định phí quản lý doanh nghiệp
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
Định phí QLDN
(Năm 2016)

Sản phẩm


Sản phẩm

Sản phẩm

Tồn

Tay ốp khóa

Khóa mạ PVD

Tay nắm tủ

cơng ty

188.609.110

161.646.631

137.164.341

487.420.082

Nguồn: Tự tổng hợp
Bảng 2.18. Bảng tổng hợp các loại chi phí
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu

Sản phẩm

Sản phẩm


Sản phẩm

Tồn

(Năm 2016)

Tay ốp khóa

Khóa mạ PVD
Biến phí

Tay nắm tủ

cơng ty

1.578.856.370

2.619.627.315

1.655.048.350

5.853.532.035

1.206.783.000

1.996.120.830

1.215.084.025


4.417.987.855

1.977.055.560

2.269.131.150

1.768.070.700

6.014.257.410

519.432.684

912.250.625

692.158.500

2.123.841.809

424.667.988

532.501.255

467.718.075

1.424.887.318

5.706.795.602

8.329.631.175


5.798.079.650

19.834.506.427

Chi phí ngun
vật liệu trực
tiếp
Chi phí nhân
cơng
trực tiếp
Biến phí
sản xuất chung
Biến phí
bán hàng
Biến phí
quản lý doanh
nghiệp
Tổng
biến phí


18

Định phí
Định phí
sản xuất chung
Định phí
bán hàng
Định phí
quản lý

doanh nghiệp
Tổng
định phí

592.785.933

530.769.541

345.688.738

1.469.244.212

338.794.426

566.404.993

249.777.842

1.154.977.261

188.609.110

161.646.631

137.164.341

487.420.082

1.120.189.469


1.258.821.165

732.630.921

3.111.641.555

Nguồn: Tự tổng hợp
1.7.

Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí
Bảng 2.19. Báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí
Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu

Sản phẩm

Sản phẩm

Sản phẩm

Tồn

(Năm 2016)
Doanh thu (1)
Biến phí (2)
Số dư đảm phí

Tay ốp khóa
8.865.720.000

5.706.795.602

Khóa mạ PVD
10.546.250.000
8.329.631.175

Tay nắm tủ
7.301.250.000
5.798.079.650

cơng ty
26.713.220.000
19.834.506.427

3.158.924.398

2.216.618.825

1.503.170.350

6.878.713.573

1.120.189.469

1.258.821.165

732.630.921

3.111.641.555


2.038.734.929

957.797.660

770.539.429

3.767.072.018

(3) = (1) – (2)
Định phí (4)
Lợi nhuận (5) =
(3) – (4)

Nguồn: Tự tổng hợp
1.8.

Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận
1.8.1. Số dư đảm phí
Bảng 2.20. Số dư đảm phí
Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu

Sản phẩm

Sản phẩm

Sản phẩm

(Năm 2016)

Số dư đảm phí
Sản lượng

Tay ốp khóa
3.158.924.398

Khóa mạ PVD
2.216.618.825

Tay nắm tủ
1.503.170.350

6.878.713.573

49.254

42.185

146.025

237.464

64.135

52.545

10.294

126.974


tiêu thụ
Số dư đảm phí
đơn vị

Nguồn: Tự tổng hợp

Tồn công ty


19

Giả sử trong năm 2017 số lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty Cổ phần Quốc
tế Trung Dũng tăng 10% mỗi loại. Căn cứ vào số dư đảm phí đơn vị ta sẽ xác định
được lợi nhuận tăng thêm của từng sản phẩm như sau:
-

Lợi nhuận tăng thêm của Sản phẩm Tay ốp khóa = 49.254 * 10% * 64.135 =
316.777.101 đồng.

-

Lợi nhuận tăng thêm của Sản phẩm Khóa mạ PVD = 42.185 * 10% * 52.545 =
221.661.083 đồng.

-

Lợi nhuận tăng thêm của Sản phẩm Tay nắm tủ = 146.025 * 10% * 10.294 =
150.318.135 đồng.

 Có thể thấy, với cùng một mức tăng sản lượng tiêu thụ là 10%, nhưng Sản phẩm

Tay ốp khóa sẽ đem lại mức lợi nhuận cao hơn hai sản phẩm còn lại, do sản
phẩm này có số dư đảm phí đơn vị lớn hơn.
1.8.2. Tỷ lệ số dư đảm phí
Bảng 2.21. Tỷ lệ số dư đảm phí
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu

Sản phẩm

Sản phẩm

Sản phẩm

Tồn

(Năm 2016)
Số dư đảm phí
Doanh thu
Tỷ lệ số dư

Tay ốp khóa
3.158.924.398
8.865.720.000

Khóa mạ PVD
2.216.618.825
10.546.250.000

Tay nắm tủ
1.503.170.350

7.301.250.000

cơng ty
6.878.713.573
26.713.220.000

36%

21%

21%

26%

đảm phí

Nguồn: Tự tổng hợp
Căn cứ vào tỷ lệ số dư đảm phí ta sẽ xác định được mối quan hệ giữa doanh
thu và lợi nhuận. Giả sử trong năm 2017 doanh thu của các sản phẩm Công ty Cổ
phần Quốc tế Trung Dũng tăng thêm 1.000.000.000 đồng cho mỗi loại sản phẩm.
Vậy, lợi nhuận tăng thêm của từng sản phẩm như sau:
-

Lợi nhuận tăng thêm của Sản phẩm Tay ốp khóa = 1.000.000.000 * 36% =
360.000.000 đồng.

-

Lợi nhuận tăng thêm của Sản phẩm Khóa mạ PVD = 1.000.000.000 * 21% =
210.000.000 đồng.


-

Lợi nhuận tăng thêm của Sản phẩm Tay nắm tủ = 1.000.000.000 * 21% =
210.000.000 đồng.


20

 Với cùng một mức tăng doanh thu như nhau, nhưng Sản phẩm Tay ốp khóa lại
đem lại mức lợi nhuận cao hơn hai sản phẩm còn lại, do sản phẩm này có tỷ lệ
số dư đảm phí lớn hơn tỷ lệ số dư đảm phí của hai sản phẩm cịn lại.
1.8.3. Kết cấu chi phí
Bảng 2.22. Kết cấu chi phí
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu

Sản phẩm

Sản phẩm

Sản phẩm

Tồn

(Năm 2016)
Tổng chi phí
Biến phí
Tỷ lệ Biến


Tay ốp khóa
6.826.985.071
5.706.795.602

Khóa mạ PVD
9.588.452.340
8.329.631.175

Tay nắm tủ
6.530.710.571
5.798.079.650

cơng ty
22.946.147.982
19.834.506.427

84%

87%

89%

86%

1.120.189.469

1.258.821.165

732.630.921


3.111.641.555

16%

13%

11%

14%

phí/Tổng chi phí
Định phí
Tỷ lệ Định
phí/Tổng chi phí

Nguồn: Tự tổng hợp
Nhìn chung, trong từng sản phẩm và trong tồn bộ Cơng ty Cổ phần Quốc tế
Trung Dũng có biến phí chiếm tỷ trọng lớn (> 80%) và định phí chiếm tỷ trọng nhỏ.
Do vậy mà cơng ty có tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ, nên khi doanh thu tăng (hoặc giảm)
thì lợi nhuận cũng sẽ tăng (hoặc giảm) nhưng với một tốc độ chậm hơn.
1.8.4. Đòn bẩy hoạt động
Bảng 2.23. Địn bẩy hoạt động
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu

Sản phẩm

Sản phẩm

Sản phẩm


Tồn

(Năm 2016)
Số dư đảm phí
Lợi nhuận
Địn bẩy hoạt động

Tay ốp khóa
3.158.924.398
2.038.734.929
1,55

Khóa mạ PVD
2.216.618.825
957.797.660
2,31

Tay nắm tủ
1.503.170.350
770.539.429
2,00

cơng ty
6.878.713.573
3.767.072.018
1,83

Nguồn: Tự tổng hợp
 Ý nghĩa của đòn bẩy hoạt động

-

Giả sử doanh thu Sản phẩm Tay ốp khóa của cơng ty tăng 10% thì lợi nhuận sẽ
tăng 10% x 1,55 = 15,5%, ứng với mức tăng lợi nhuận là 316.003.914 đồng.


×