Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tài liệu CHỌC MÀNG TIM, MÀNG PHỔI, MÀNG BỤNG, TUỶ SỐNG docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.53 KB, 24 trang )

PHỤ GIÚPTHẦY THUỐC CHỌC MÀNG TIM, MÀNG PHỔI,
MÀNG BỤNG, TUỶ SỐNG
1. ÐẠI CƯƠNG:
Chọc màng tim, màng phổi, màng bụng, tủy sống là những thủ thuật dùng
kim đặc biệt đưa vào các khoang của màng tim, màng phổi, màng bụng, ống sống
nhằm mục đích:
1.1 Ðể chẩn đoán qua.
- Màu sắc của dịch
- ÁP LỰC của dịch.
- Xét nghiệm: tế bào, sinh hóa, vi khuẩn.
1.2. Ðể điều trị.
- Dùng dung dịch NaCl 0,9% để bơm rửa sạch các khoang trên.
- Bơm thuốc hoặc hơi theo y lệnh để điều trị tại chỗ, đặc biệt còn bơm
thuốc cản quang hoặc hơi để chụp não hoặc tủy sống.
- Chọc tháo bớt dịch để điều trị hội chứng chèn ép hoặc làm giảm bớt áp
lực.
Khi hút số lượng dịch ít gọi là chọc dò, khi hút số lượng dịch nhiều gọi là
chọc tháo.
Các thủ thuật trên do bác sĩ trực tiếp làm còn điều dưỡng viên là người
chuẩn bị bệnh nhân, dụng cụ và phụ giúp bác sĩ trong khi TIẾN HÀNH THỦ
THUẬT.
2. NGUYÊN TẮC KHI TRỢ GIÚP:
Người điều dưỡng khi phụ giúp bác sĩ tiến hành các thủ thuật trên phải tuân
thủ đầy đủ các nguyên tấc sau:
2.1. Ðảm bảo tuyệt đối vô khuẩn.
- Bàn tay bác sĩ, mũ áo, khẩu trang vô khuẩn đầy đủ.
- Bàn tay người điều dưỡng, trang phục phải vô khuẩn.
- Các dụng cụ được hấp tiệt khuẩn.
- Chú ý vô khuẩn trong các kỹ thuật.
- Vùng chọc phải sát khuẩn đẩy đủ.
2.2. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hồ sơ, các xét nghiệm, thuốc và phương


tiện phòng chống tai biến.
2.3. Chuẩn bị địa điểm: tiến hành tại phòng thủ thuật CÓ ÐỦ THUỐC VÀ
PHƯƠNG TIỆN CẤP CỨU, THƯỜNG LÀM Ở phòng mổ.
2.4. Giải thích động viên cho bệnh nhân yên tâm, tin tưởng cùng phối hợp
để tiến hành thủ thuật được tốt.
2.5. Trong khi phụ giúp bác sĩ làm thủ thuật người điều dưỡng luôn luôn
theo dõi bệnh nhân để kịp thời phát hiện tai biến.
2.6. Người điều dưỡng cần phối hợp nhịp nhàng với bác sĩ để tiến hành
thủ thuật đúng quy trình kỹ thuật.
2.7. Sau khi tiến hành thủ thuật xong người điều dưỡng đưa bệnh nhân
về giường và theo dõi sát để phòng và xử trí kịp thời các TAI BIẾN SAU KHI
CHỌC DÒ.
3. CÁC KỸ THUẬT CHỌC DÒ:
3.1. Chọc dò màng tim.
3.1.1. Kỹ thuật trợ giúp.
a) Chuẩn bị bệnh nhân:
- Giải thích và động viên để bệnh nhân yên tâm. Ðối với trẻ nhỏ, bệnh nhân
không tỉnh, phải giải thích cho gia đình bệnh nhân.
- Lấy mạch, nhịp thở, huyết áp.
Vệ sinh vùng chọc bằng xà phòng và nước ấm. Theo hướng dẫn của bác sĩ.
Dùng thuốc cho bệnh nhân theo chỉ định cửa bác sĩ.
Chuyển bệnh nhân sang phòng thủ thuật.
b) Chuẩn bị dụng cụ:
Ðiều dưỡng viên mặc áo, đội mũ, đeo khẩu trang và rửa tay.
* Dụng cụ vô khuẩn: Ðể trong khay vô khuẩn có phủ khăn vô khuẩn.
- 1 kim chọc dò: Dài 5-8cm, đường kính 2mm.
- 1 bơm tiêm 5ml và kim để gây tê.
- 1 bơm tiêm 20ml hoặc 50ml.
- 1 khăn có lỗ và 2 kìm kẹp khăn.
- 1 ống thông màng ngoài tim có khóa. Dùng dẫn dịch trong trường hợp

nhiều dịch.
- 1 kìm Kocher
- 1 cốc con và gạc củ ấu
- Vài miếng gạc vuông.
- 1 đôi găng. Nếu để găng trong túi thì để riêng.
* Dụng cụ sạch và thuốc:
- Lọ cồn iod 1%, cồn 70
o
- Thuốc tê: Novocain, Xylocain 1-2%
- Băng dính, kéo cắt băng
- Giá đựng 3 ống nghiệm có dán nhãn (trong đó 1 ống vô khuẩn). Ghi rõ họ
tên, tuổi, khoa, phòng.
- Phiếu xét nghiệm, hồ sơ bênh án.
- Huyết áp kế, ống nghe, đồng hồ bấm giây.
* Dụng cụ khác
- 1 khay quả đậu đựng bông bẩn.
- 1 chậu đựng dung dịch sát khuẩn (nếu có)
- Các dụng cụ cấp cứu. Máy sốc điện, bóng hô hấp, oxy, mặt nạ thở oxy.
- Máy theo dõi điện tim.
c) Tiến hành:
- Ðưa dụng cụ đến nơi làm thủ thuật.
- Ðặt bệnh nhân nằm tư thế thoải mái, đầu cao, để lộ vùng chọc.
Nâng đầu giường lên cao một góc 60
o
, cởi cúc áo, kéo vạt áo sang hai bên.
- Mở khay dụng cụ vô khuẩn.
- Chuẩn bị găng để bác sĩ đi găng.
- Ðổ cồn vào cốc con có gạc củ ấu để bác sĩ sát khuẩn.
- Chuẩn bị thuốc tê để bác sĩ gây tê.
- Giữ bệnh nhân, quan sát sắc mặt bệnh nhân, theo dõi điện tâm đồ và dặn

bệnh nhân không lược ho trong khi bác sĩ đâm kim.
- Hứng dịch vào 3 ống nghiệm.
Trường hợp có nhiều dịch, bác sĩ luồn ống dẫn dịch qua kim chọc và lưu
ống này trong khoang màng ngoài tim, ống được nối với 1 túi hoặc chai dẫn lưu
vô khuẩn.
- Sát khuẩn lại và băng vết chọc sau khi bác sĩ rút kim.
- Cho bệnh nhân nằm tư thế thoải mái.
Dặn bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường, nếu thấy tức ngực, khó chịu, hồi hộp,
khó thở, thì báo ngay.
- Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở của bệnh nhân.
Sau chọc hút dịch màng ngoài tim, phải theo dõi sát: huyết áp động mạch,
huyết áp tĩnh mạch trung tâm (nếu có điều kiện), theo dõi tiếng tim để đề phòng
tràn dịch trở lại, khi thấy những dấu hiệu bất thường phải báo ngay để bác sĩ xử lý
+ 30 phút/1 lần trong 2 giờ đầu sau khi chọc.
+ 3 giờ/1 lần trong 24 giờ tiếp theo.
- Gửi bệnh phẩm đi xét nghiệm
d) Thu dọn và bảo quản dụng cụ.
- Ðem dụng cụ về phòng cọ rửa và xử lý dụng cụ theo quy định.
- Sắp xếp dụng cụ và máy móc khác về vị trí cũ.
e) Ghi hồ sơ:
- Ngày giờ làm thủ thuật
- SỐ LƯỢNG, màu sắc, tính chất dịch hút ra.
- Mẫu bệnh phẩm đã gửi xét nghiệm
- Tình trạng và các diễn biến của bệnh nhân
- Tên thủ thuật viên và người phụ.
3.1.2. Tai biến và chăm sóc:
a) Ngất: Do phản xạ khi chọc kim hoặc bệnh nhân sợ, hoặc đau, hoặc phản
ứng của thuốc tê (đề phòng: tiêm thuốc trước khi chọc 30 phút, giải thích cho bệnh
nhân trước khi chọc).
Biểu hiện: Bệnh nhân ngất xỉu, mạch nhanh nhỏ khó bắt.

Xử trí: Cho bệnh nhân nằm tại chỗ, thở oxy, ủ ấm, truyền thuốc vận mạch
nâng huyết áp nếu huyết áp tụt.
b) Chảy máu: Do chọc vào mạch máu hoặc chọc sâu vào cơ tim.
Tiến hành kỹ thuật thận trọng, đúng quy trình.
c) Nhiễm khuẩn: Bội nhiễm do dụng cụ hoặc thao tác không vô khuẩn. 2-3
ngày sau chọc bệnh nhân sốt, tăng bạch cầu (phòng: dụng cụ vô khuẩn, kỹ thuật
đúng quy trình, dùng kháng sinh).
d) Ngừng tim.
3.2. Chọc dò màng phổi.
3.2.1. Kỹ thuật trợ giúp.
a) Chuẩn bị bệnh nhân:
Giải thích cho bệnh nhân biết việc sắp làm để bệnh nhân yên tâm: Ðối với
trẻ nhỏ, bệnh nhân không tỉnh, phải giải thích cho gia đình.
- Hướng dẫn bệnh nhân những điều cần thiết: đại, tiểu tiện trước khi làm
thủ thuật...
- Lấy mạch, đo huyết áp, nhịp thở.
- Vệ sinh vùng chọc bằng xà phòng và nước ấm.
+ Chọc hút dịch thường chọc ở khoang liên sườn 8-9 (bờ trên của xương
sườn dưới) đường nách sau.
+ CHỌC HÚT KHÍ THƯỜNG CHỌC Ở khoang liên sườn 1-2 đường giữa
xương đòn.
- Chuyển bệnh nhân sang phòng thủ thuật: Nếu làm tại giường, phải có bình
phong che để không ảnh hưởng đến bệnh nhân khác.
b) Chuẩn bị dụng cụ: điều dưỡng viên đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay.
* Dụng cụ vô khuẩn: để trong khay có phủ khăn vô khuẩn.
- 2 kim chọc dò có thông nòng: dài 5-8cm, đường kính 1-2mm.
- 1 bơm tiêm 20ml hoặc 50ml.
- 1 đoạn ống cao su có khóa điều chỉnh (hoặc khóa chữ T CÓ 3 ÐƯỜNG)
ÐỂ NỐI ÐẦU ĂM BU CỦA bơm tiêm với đốc kim chọc.
- 1 bơm tiêm 5ml; 2 kim tiêm để gây tê.

- 1 khăn có lỗ, 3 kìm kẹp khăn.
- 1 cốc con, gạc củ ấu.
- Vài miếng gạc vuông.
- 1 kìm Kocher
- 2 khay quả đậu để khi cần rửa màng phổi.
- 1 đôi găng nếu găng để trong túi thì để riêng.
* Dụng cụ sạch: thuốc chống sốc
- Cồn iod 1%, cồn 70
o
.
- Thuốc gây tê: Novocain hoặc xylocain 1-2%
- 1 cốc thủy tinh đựng 100ml nước cất: trường hợp cần thử phản ứng
Rivalta.
- Một lọ acid acetic có bầu nhỏ giọt.
- Băng dính, kéo cắt băng
~ Giá đựng 3 ống nghiệm có dán nhãn (có 1 ống vô khuẩn) ghi rõ họ tên,
tuổi bệnh nhân, khoa, phòng.
- Giấy xét nghiệm.
- Huyết áp kế, ống nghe, đồng hồ bấm giây.
* Dụng cụ khác
- Khay quả đậu hoặc túi giấy để đựng bông, gạc bẩn
- 1 tấm nylon
- 1 cốc đong
- 1 bô chứa dịch

×