Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tài liệu Báo cáo bộ môn Kinh tế phát triển pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.7 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA THƯƠNG MẠI-DU LỊCH-MARKETING
***************
Bộ môn: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
ĐỀ TÀI:
“ PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ
NGHÈO ĐÓI Ở VIỆT
NAM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP GIÚP XÓA
ĐÓI GIẢM NGHÈO.”
GVHD :
Họ và tên SV:
1. Vũ Thị Kim Liên
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
Lớp : MARKETING – 2
Khóa : 34 – Hệ ĐHCQ

Nhận xét của giảng viên

MỤC LỤC:
Lời giới thiệu
1.Thực trạng vấn đề nghèo đói ở Việt Nam
Vài nét về thực trạng nghèo đói ở Việt Nam


Nghèo đói tập trung ở nơi có điều kiện sống khó khăn
Chênh lệch giữa các nhóm thu nhập ngày càng gia tăng
Tỉ lệ nghèo đói khá cao ở vùng xâu , vùng xa ,vùng núi cao
Một số thành quả đạt được trong quá trình xóa đói giảm nghèo
Chính sách mới trong công cuộc giảm nghèo
2.Nguyên nhân nghèo đói ở Việt Nam
2.1. Nguyên nhân lịch sử
2.2. Các nguyên nhân do địa lý
2.3. Các nguyên nhân do cộng đồng
2.4. Các nguyên nhân về mặt nhân khẩu học
2.5. Các nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hộ kinh tế
gia đình
3.Những giải pháp thiết thực để thực hiện xóa đói
giảm nghèo ở VN
3.1. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo ở một số nước
3.2. Những chủ trương của Đảng và Nhà nước
4. Kết luận
1. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI Ở VIỆT
NAM
1.1. Vài nét về thực trạng đói nghèo ở Việt Nam
Tính đến năm 2000, nước ta có khoảng 2,8 triệu hộ nghèo, chiếm xấp xỉ
17,2% số hộ trong cả nước; Phần lớn người nghèo tập trung ở nông thôn:
90,5%; Trên 80% số người nghèo là nông dân và có khoảng 64% số người
nghèo tập trung ở các vùng MNPB, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải
miền Trung. Tỷ lệ hộ nghèo đói đặc biệt cao trong các nhóm dân tộc ít người;
Nhóm dân tộc thiểu số chỉ chiếm trên dưới 14% tổng dân số của cả nước,
nhưng lại chiếm đến 29% số người nghèo của cả nước. Nhiều chỉ số về y tế -
sức khoẻ - xã hội ở khu vực nông thôn nghèo như miền núi, vùng sâu, vùng xa
còn ở mức thấp.. Thực tế cho thấy là, các vùng kinh tế - sinh thái có tỷ lệ hộ
nghèo cao như: Miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên cũng là những

vùng có tỷ lệ số dân nông thôn. Mặc dù, trong những năm qua số hộ nghèo
trong cả nước đã giảm mạnh, song trên thực tế công cuộc xóa đói, giảm nghèo
còn vô cùng gian nan. Nguy cơ tái nghèo có thể tăng do tác động của kinh tế thị
trường và hội nhập kinh tế quốc tế; do đầu tư phát triển kinh tế giữa các vùng
chưa đồng đều; cơ hội về việc làm của người nghèo ngày càng khó khăn hơn do
đổi mới công nghệ trong sản xuất, yêu cầu trình độ của người lao động ngày
càng cao. Đói nghèo trở lại là vấn đề luôn rình rập một bộ phận khá lớn số hộ
nghèo vừa vượt khỏi ngưỡng nghèo. Chỉ cần gặp thiên tai, dịch bệnh, đau ốm
hoặc biến động giá cả, thì các hộ này lại dễ rơi vào tình trạng đói nghèo.
1.2. Nghèo đói tập trung ở các vùng có điều kiện sống khó
khăn.
Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực miền núi vẫn còn cao, gấp từ 1,7 đến 2 lần tỷ
lệ hộ nghèo bình quân của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc
thiểu số trong tổng số hộ nghèo của cả nước có chiều hướng tăng từ 21% năm
1992 lên 36% năm 2005. Tỷ lệ hộ nghèo tập trung chủ yếu ở những vùng khó
khăn, có nhiều yếu tố bất lợi như điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kết cấu hạ
tầng thấp kém, trình độ dân trí thấp, trình độ sản xuất manh mún, sơ khai.
Ngoài ra, xuất hiện một số đối tượng nghèo mới ở những vùng đang đô thị hóa
và nhóm lao động nhập cư vào đô thị, họ thường gặp nhiều khó khăn hơn và
phải chấp nhận mức thu nhập thấp hơn lao động sở tại. Đây là những điều kiện
cơ bản làm gia tăng yếu tố tái nghèo và tạo ra sự không đồng đều trong tốc độ
giảm nghèo giữa các vùng. Các vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên
có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất, song đây cũng là những vùng có tỷ lệ hộ
nghèo cao nhất.
1.3. Chênh lệch giữa các nhóm thu nhập càng gia tăng
Chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm giàu và nhóm nghèo có xu
hướng gia tăng: Trong những năm gần đây, chênh lệch về thu nhập giữa 20%
nhóm giàu và 20% nhóm nghèo từ 4,3 lần năm 1993 lên 8,14 lần năm 2002;
chênh lệch giữa 10% nhóm giàu nhất và 10% nhóm nghèo nhất từ 12,5 lần năm
2002, tăng lên 13,5 lần năm 2004; Mức độ nghèo còn khá cao, thu nhập bình

quân của nhóm hộ nghèo ở nông thôn chỉ đạt 70% mức chuẩn nghèo mới. Sự
gia tăng khoảng cách giàu - nghèo sẽ làm cho tình trạng nghèo tương đối trở
nên gay gắt hơn, việc thực hiện các giải pháp để giảm nghèo sẽ càng khó khăn
hơn. Tỷ lệ hộ nghèo đói đặc biệt cao trong các nhóm dân tộc ít người. Tốc độ
giảm nghèo của các dân tộc thiểu số chậm hơn so với mức trung bình. Năm
2006, khoảng 52% hộ dân tộc thiểu số sống dưới mức nghèo khổ, trong khi đó
tỷ lệ nghèo của nhóm Kinh và Hoa là gần 10%. Tỷ lệ hộ nghèo là dân tộc thiểu
số có xu hướng tăng liên tục theo thời gian. Năm 1993, chỉ có 18% số hộ nghèo
là các hộ gia đình dân tộc thiểu số; con số này tăng lên đến 29% năm 1998,
39% năm 2004, và gần đây nhất là 47% năm 2006. Như vậy, dù các dân tộc
thiểu số chỉ chiếm khoảng 14.5% dân số cho đến nay các dân tộc thiểu số đã
chiếm gần một nửa số hộ nghèo. Có thể nói, vấn đề nghèo đói trong tương lai ở
Việt nam sẽ chủ yếu là thách thức đối với các nhóm dân tộc thiểu số.
1.4. Tỷ lệ nghèo đói khá cao trong các vùng sâu, vùng xa,
vùng núi cao
Các vùng nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số tỷ lệ nghèo cao hơn con số trung bình này nhiều. Có tới
64% số người nghèo tập trung ở vùng núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây
Nguyên và Duyên hải miền trung3. Những năm gần đây, Bộ Lao động vŕ
Thương binh xã hội. Ủy ban Dân tộc, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, nhiều cơ
quan hoạch định chính sách, các viện nghięn cứu và báo cáo của một số địa
phương Việt Nam đă nhận định về tình trạng đói nghèo đáng lo ngại của đồng
bào các dân tộc thiểu số. Tốc độ giảm nghèo ở phần lớn các dân tộc thiểu số -
thường là các dân tộc nhỏ, sinh sống tại các địa phương có điều kiện địa lý và
khí hậu khó khăn - chậm hơn. Tỷ lệ hộ nghèo ở các dân tộc thiểu số so với
người Kinh cao hơn từ 6% đến 10%. Tuy nhiên, nghèo không chỉ đơn giản là
mức thu nhập thấp mà còn thiếu thốn trong việc tiếp cận dịch vụ, như giáo dục,
văn hóa, thuốc men, không chỉ thiếu tiền mặt, thiếu những điều kiện tốt hơn
cho cuộc sống, mức nghèo còn trong tình trạng đe dọa bị mất những phẩm chất
quý giá của dân tộc.

Tỷ lệ nghèo chung phân theo thành thị, nông thôn và phân theo
vùng giai đoạn 1998-2006
%


1998 2002 2004 2006
CẢ NƯỚC
Tỷ lệ nghèo chung 37.4 28.9 19.5 16.0
Phân theo thành thị, nông thôn

×