Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

PHÂN TÍCH NGÀNH HÀNG CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) Ở TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 136 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

NGUYỄN VĂN NGƠ

PHÂN TÍCH NGÀNH HÀNG CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus)
Ở TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2009


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

NGUYỄN VĂN NGƠ

PHÂN TÍCH NGÀNH HÀNG CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus)
Ở TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. LÊ XUÂN SINH

2009



i


CẢM TẠ
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Xuân Sinh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn
và đóng góp nhiều ý kiến q báu giúp tơi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ; xin
cám ơn Ks Đỗ Minh Chung, Cn Đặng Thị Phượng, toàn thể các anh chị lớp Cao học
Thủy Sản khóa 13 đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong suốt thời gian thu thập số liệu và
thực hiện luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị tại các trạm thủy sản; Chi cục Thủy sản tỉnh: Đồng
Tháp đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình thu thập số liệu để thực hiện đề tài này.
Sau cùng tơi xin cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn của chương trình
cao học.

Nguyễn Văn Ngơ

i


TĨM TẮT
Đề tài “Phân tích ngành hàng cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở tỉnh Đồng Tháp”
được tiến hành từ tháng 3/2008 đến tháng 01/2009 tại các huyện Châu Thành, Cao Lãnh,
Thanh Bình và Hồng Ngự của tỉnh Đồng Tháp. Nghiên cứu này tập trung vào các vấn đề
liên quan tới sản xuất kinh doanh của các trại sản xuất giống (SXG), các cơ sở ương
giống và nuôi cá tra thương phẩm, các nhà máy chế biến thủy sản (NMCBTS) của tỉnh.
Trên cơ sở đó đề xuất được những giải pháp cơ bản nhằm góp phần cải thiện hiệu quả
kinh tế-kỹ thuật của các tác nhân tham gia ngành hàng cá tra với quan tâm hơn về chất

lượng sản phẩm. Số mẫu thu thập gồm 37 trại SXG cá tra, 36 cơ sở ưng/dịch vụ giống,
10 thương lái cá giống, 104 cơ sở ni thương phẩm và 03 NMCBTS.
Chi phí xây dựng một trại SXG bình quân là 127,6 triệu đồng/trại (±139,0) với cơng
suất thiết kế trung bình 176,3 triệu bột/trại/năm (±192,1). Tuổi bình quân của đàn cá
tra bố mẹ năm 2007 là 4,8 tuổi với trọng lượng bình quân là 4 kg/con và sức sinh sản
bình quân là 96,5g trứng/kg cá cái. Mỗi năm các trại SXG được vận hành trung bình
khoảng 26 đợt với khoảng 14 ngày/đợt. Tổng số lượng cá tra bột sản xuất được bình
quân là 272,1 triệu con/trại/năm (±166,4). Năng suất cá tra bột từ nguồn cá tra bố mẹ
tự nhiên cao hơn nguồn bố mẹ nhân tạo, tuy nhiên khơng có ý nghĩa thơng kê ở mức
5%. Các yếu tố tác động có ý nghĩa đồng thời đến năng suất cá tra bột của các trại
SXG là: (1) kinh nghiệm SXG, (2) tổng thể tích bình ấp trứng, (3) trọng lượng bình
quân cá bố mẹ, (4) số năm cho đẻ của cá mẹ và (5) sức sinh sản thực tế. Phần lớn số
lượng cá tra bột được bán cho các cơ sở ương 71,1%, để lại ương/nuôi là 14,4%, bán
cho thương lái cá tra bột chiếm 8,9%, cịn lại bán cho hộ ni thịt và các trại sản xuất
giống khác. Tổng chi phí trung bình của một trại SXG là 579,9 tr.đồng/năm (±602,1)
với tổng thu nhập 764,1 tr.đồng/năm (±697,8), mang lại lợi nhuận 184,1 tr.đồng/năm
(±227,4). Các trại SXG cá tra trong năm 2008 đều có lời với tỷ suất lợi nhuận bình
qn 50,2%/năm (±52,7). Có 17,1% số trại SXG cho rằng họ có tác động xấu tới mơi
trường.
Tổng diện tích trung bình của các cơ sở ương giống cá tra là 9.263,9 m 2 và diện tích
bình qn ao ương là 2.751,4 m2. Mật độ ương cá bột bình quân 556,7 con/m 2, cá
hương 167,5 con/m2. Tỷ lệ sống của cá bột lên cá hương là 42,4% và từ cá bột lên
giống là 23,8%. Những yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa đồng thời đối với năng suất ương
cá tra giống là: (1) kinh nghiệm ương cá tra giống, (2) tần suất thay nước, (3) tỷ lệ thay
nước và (4) mật độ ương. Chi phí trung bình của một cơ sở ương giống là 257,7
tr.đồng/năm (±76,4), với thu nhập 473,8 tr.đồng/năm (±449,4), mang lại lợi nhuận
216,2 tr.đồng/năm (±451,7). Các cơ sở ương giống có tỷ suất lợi nhuận bình quân là
94,6%/năm, nhưng 36,1% trong số họ bị lỗ. Trong tổng số lượng cá giống thu hoạch
thì 48,1% được bán cho các hộ nuôi cá thương phẩm; 36,2% bán cho các thương lái;


ii


5,4% bán cho các trại SXG; 3,8% bán cho các cơ sở ương khác và cịn lại 6,5% để lại
ni thịt. Chỉ có 54,3% số cơ sở ương giống cho rằng họ có tác động xấu đến mơi
trường.
Đối với các nhóm thương lái cá tra giống thì lượng cá giống mua vào bình quân một
năm khoảng 104,1 tr.con/thương lái (±81,4) và bán ra là 100,3 tr.con/thương lái
(±78,4). Các thương lái mua cá giống chủ yếu từ người ương nuôi trong tỉnh (90% số
lượng giống mua vào), còn lại là từ ngồi tỉnh và thu gom. Sau đó, các thương lái bán
lại cho người ương nuôi cá tra trong tỉnh (42%) và người ương ni cá ngồi tỉnh
(58%). Chi phí bình quân của một thương lái khoảng 659,5 tr.đ/năm (±269,5) với thu
nhập 4.964,1 tr.đ/năm (±4.224,2) và mang lại lợi nhuận 4.304,3 tr.đ/năm (±4.027,0).
Khu vực nuôi của các hộ/cơ sở nuôi cá tra thương phẩm ở tỉnh Đồng Tháp bình quân là
2,3 ha/hộ nhưng biến động rất lớn (±3,5). Họ sử dụng nguồn giống trong tỉnh là chính
(chiếm 89,2%) và đều là cá giống từ nguồn sinh sản nhân tạo (100%). Các hộ nuôi
mua cá giống từ các trại SXG chiếm 39% số lượng cá giống thả nuôi, mua từ các cơ sở
ương là 32,1%. Tỷ lệ hộ nuôi tự ương nuôi là 19,5% và chỉ có 9,4% số hộ ni phải
mua cá giống từ thương lái. Mật độ thả giống trung bình là 44 con/m 2 (±13) với kích
cỡ giống thả trung bình 2,5 cm, và thời gian ni 7,4 tháng/vụ (±1,1). Tổng sản lượng
cá tra thu hoạch trung bình 842,1 tấn/hộ và biến động lớn (±1.843,5) với năng suất
bình quân đạt 351,8 tấn/ha/vụ (±126). Hầu hết sản lượng cá thu hoạch được bán cho
NMCBTS (99,6%), phần còn lại bán cho thương lái và tiêu thụ tại các chợ địa phương.
Có 6 biến độc lập tác động đồng thời có ý nghĩa lên năng suất cá tra nuôi như: (1) thời
gian nuôi/vụ; (2) số lượng thức ăn công nghiệp; (3) số năm kinh nghiệm; (4) chi phí
thuốc, hóa chất; (5) vùng nuôi hay địa bàn và (6) số lượng ao nuôi. Chi phí ni cá tra
là rất cao, bình qn khoảng 4,5 tỷ đồng/ha/vụ (±1,6) và việc tự ương cá giống để ni
có thể giúp làm giảm giá thành cá tra ni. Tổng thu nhập bình qn từ cá tra của các
hộ nuôi là 5.025,7 tr.đ/ha/vụ với lợi nhuận khoảng 538,6 tr.đ/ha/vụ. Có nhiều hộ ni
thua lỗ (chiếm 22,1% số hộ) và tỷ suất lợi nhuận là khá thấp, bình quân khoảng

12,4%/vụ.
Trong q trình ni cá thương phẩm người ni gặp một số khó khăn như: chi phí sản
xuất tăng cao do giá cả đầu vào đều tăng, nhất là thức ăn. Trong khi đó giá bán cá tra
thương phẩm thấp làm cho nhiều người ni bị thua lỗ. Có đến 72% sơ hộ ni cho
rằng họ có tác động xấu đến môi trường.
Các cơ sở ương giống nên mua cá bột từ các trại SXG đã được các cơ quan quản lý cấp
phép và đăng ký chất lượng. Các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm chỉ nên nuôi trong
vùng quy hoạch, thực hiện việc ký kết hợp đồng tiêu thụ với các NMCBTS để hạn chế
rủi ro.

iii


Cơ quan nhà nước các cấp cần tăng cường tập huấn những quy trình ni và sản xuất
giống theo hướng bền vững, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nuôi cá tra và các cơ sở
sản xuất giống theo hướng bền vững; kiểm tra chất luợng cá tra bố mẹ, cá bột, hương,
giống. Đồng thời cũng cần sớm ban hành các quy chuẩn về cá tra để áp dụng đồng bộ
cho tồn vùng Đồng bằng sơng Cửu Long, đảm bảo việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng
và ổn định thị trường tiêu thụ cá tra của Việt Nam.

iv


ABSTRACT
The research on “Analysis of Tra fish (Pangasianodon hypophthalmus) industry in Dong
Thap province” was carried out from March 2008 to January 2009 in Chau Thanh, Cao
Lanh, Thanh Binh and Hong Ngu districts of Dong Thap province. The study was
focused on the production and trading activities of Pangasianodon catfish hatcheries,
nursery sites, grow-out farms and aquatic product processors. It is aimed to suggest the
major solutions for an improvement of technical-economic efficiency of the stakeholders

participating in the P.catfish industry with more concern about the quality of products.
The sample size includes 37 P. catfish hatcheries, 36 nursery sites, 10 fish seed traders,
104 grow-out farmers and 03 aquatic product processing companies.
The average construction cost of a hatchery was VND127,6 ± 139,0 million with the
designed capacity of 176,3 ±192,1 million fries/year. Average age of broodstock was
4,8 years, average body weight was 4 kg/individual, and it could produce 96,5g
eggs/kg of female. These hatcheries were operated 26 times or production cycles per
year, each cycle took about 14 days. Total production of fries produced in 2007 was
272,1 ±166,4 million/hatchery. The fry yield of wild broodstock was higher but not
significant (p>0.05) in comparison with that of artificial broodstock. Significant factors
affected to the yield of fries were: (1) experience in hatchery operation, (2) volume of
weis/egg hatching tanks, (3) average weight of broodstock, (4) number of year to use
breeders, (5) fecundity of breeders. Most of fry production was sold to the nursery sites
(71.1%), owners of hatcheries kept 14.4% for nursing, other 8.9 % was sold to fish
seed traders and the remaining was sold to grow-out farmers and other hatcheries. The
average total cost of hatcheries was VND579.9 million/year (±602.1), total gross
income was VND764.1 million/year (±697.8) and net profit was VND184.1
million/year (±227.4). All of the fish hatcheries obtained positive profit in 2008 with
the rate of net profit/costs was 50.2%/year (± 52.7). There was 17,1% of the number of
hatchery operators said that they had negative impacts on the environment.
Total of average area of nursery sites was 9,263.9 m2 and average area of nursing
ponds was 2,751.4 m2. Nursing density of fries was 556.7 ind./m2, for sub-fingerlings
was 167.5 ind./m2. The average survival rate from fries into sub-fingerlings was
42.4%, and that from fries into fingerling was 23.8%. Significant factors affected to the
yield of nursery sites consisted of: (1) nursing experience, (2) frequency of water
exchange, (3) rate of water exchange, and (4) nursing density. Average annual cost of
each nursery site was VND257.7 million/year (±76.4), total gross income was
VND473.8 million (±449.4)/year, total net profit was VND216.2 million/year
(±451.7). The average rate of profit/total costs was 94.6%/year, and 36,1% of them
obtained negative profit. There was 48.1% of the total number of fingerlings sold to


v


grow-out farmers, 36.2% sold to fingerling traders, 5.4% sold to other hatcheries, 3.8%
sold to other nursery sites, and 6.5% was kept for growing out at the site. About
54.3% of total number of owners of nursery sites agreed that they had negative impact
on the environment.
In term of the fish seed traders, each of them bought an average amount of 104.1
million fingerlings/trader (±81.4) and sold 100.3 million fingerlings/trader (±78.4).
About 90% of these fingerlings were from nursery sites within Dong Thap province,
the remaining were from other provinces. Then, the traders sold 42% of the amount of
their bought fingerlings to grow-out farms in the province, and the other 58% to growout farms outside province. The average cost per fish seed trader was 659.5
million/year (±269.5), the average total gross income was 4.964,1 million/year
(±4,224.2) and the total profit was VND4,304.3 million/year (±4.027).
Fish culture area of grow-out farms or households in Dong Thap province was 2.3
ha/farm but fluctuated very much (±3.5). The farmers mainly used the fish seed
produced in the province (89.2% of the total amount of fingerlings) and all of fish seed
were from artificial sources. About 39% of the total amount of fish seed was bought
from hatcheries, and 32.1% from nursery sites. There was 19.5% of the total number of
farms did nursing fries by themselves, and 9.4% of them bought fish seed from traders.
Average stocking density was 44±13 fish/m2 with the average size of 2.5 cm, and
stocking duration was 7.4 ±1.1 months/crop. Total production of harvested fish was
842.1 tones/farm (±1,843.5) with the average yield of 351.8 tons/ha/crop (±126). Most
of harvested fish were sold to processing companies (99.6%), the rest was sold to the
traders and local markets. There were six independent factors significantly affecting
the fish yield of grow-out farms, consisting of: (1) stocking or culture duration/crop;
(2) amount of pellet feed used; (3) farming experience; (4) costs of chemicals/drugs
used; (5) location of the farms; and (6) number of culture ponds. Farming P. catfish is
costly, with an average total cost per crop was VND4.5 billion/ha/crop (±1.6). If the

farmers nursed fries into fingerlings by themselves, they could reduce the production
costs. Total of average gross income was VND5,025.7 million/ha/crop and the profit
was VND538.6 million/ha/crop. There was 22.1% of the number of grow-out farms
obtained negative profit from P. catfish culture, and the average rate of profit/total
costs was 12.4%/crop. The fish farmers facing some problems such as high and
increasing production costs due to higher price of the major inputs, especially feed
while the price of harvested fish was low leading to the high level of risk. About 72%
of the number of farmers agreed that they had negative impacts to the environment.
The nursery site should buy fries from the hatcheries where are certified. Grow-out
farms should culture P. fish within the planned areas and sign the contract with
processing companies.
vi


Government management at different levels should provide more training on
reproduction and growing-out following standard techniques, certify the production
conditions, check and investigate the quality of broodstock and fish seed. They also
need to issue the set of standards for P. catfish industry for the whole Mekong Delta,
and find out the solutions for ensuring the quality and a better marketing of Vietnam’s
P. catfish.

vii


CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận văn này được hồn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của
tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp
nào khác.

Ngày tháng năm 2009

Ký tên

Nguyễn Văn Ngô

viii


MỤC LỤC
Tựa mục

Trang

Tóm tắt.........................................................................................................................ii
Abstract......................................................................................................................... v
Mục lục........................................................................................................................ ix
Danh sách bảng............................................................................................................ xi
Danh sách hình..........................................................................................................xiii
Danh mục các từ và thuật ngữ viết tắt........................................................................xiv
Chương 1: MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề..............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
1.3. Giả thuyết nghiên cứu............................................................................................2
1.4. Phạm vi và giới hạn của nghiên cứu......................................................................3
1.5. Nội dung nghiên cứu..............................................................................................3
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................4
2.1. Tình hình nghề ni cá da trơn trên thế giới..........................................................4
2.2. Tình hình phát triển nghề ni cá tra ở Việt Nam và ĐBSCL................................5
2.3. Tình hình sản xuất giống cá tra ở ĐBSCL.............................................................7
2.4. Tình hình sản xuất cá Tra ở Đồng Tháp...............................................................10
2.4.1. Tình hình sản xuất giống cá Tra ở Đồng Tháp...............................................10

2.4.2. Tình hình hoạt động của các cơ sở ni cá Tra thương phẩm ở Đồng Tháp. .11
2.4.3. Tình hình hoạt động của các nhà máy chế biến cá Tra ở Đồng Tháp.............13
2.5. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu của ngành hàng cá tra ở ĐBSCL và tỉnh
Đồng Tháp.........................................................................................................14
2.5.1. Đánh giá thuận lợi và khó khăn của ngành hàng cá tra ở ĐBSCL.................14
2.5.2. Đánh giá thuận lợi và khó khăn của ngành hàng cá tra ở Đồng Tháp............15
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................17
3.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.........................................................................17
3.2. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu...........................................................17
3.3. Danh mục các biến chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu...............................18
3.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu...............................................................18
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................19
4.1. Phân tích tình hình nghề ni cá tra ở ĐBSCL và tỉnh Đồng Tháp......................19
4.1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng cá tra nuôi ở ĐBSCL và Đồng Tháp........19
4.1.2. Thông tin chung về các nhóm tham gia ngành hàng cá tra............................20
ix


4.1.3. Xu hướng phát triển ngành hàng cá tra ở ĐBSCL và tỉnh Đồng Tháp...........23
4.2. Phân tích tình hình hoạt động của các nhóm tham gia ngành hàng cá tra............24
4.2.1. Nhóm sản xuất giống.....................................................................................24
4.2.2. Nhóm ương cá giống.....................................................................................29
4.2.3. Nhóm thương lái mua bán cá giống...............................................................33
4.2.4. Nhóm ni cá thương phẩm..........................................................................37
4.2.5. Các nhà máy chế biến xuất khẩu cá tra..........................................................48
4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất cá tra.............................................50
4.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cá bột của các trại sản xuất giống........50
4.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cá tra giống của các cơ sở ương giống 53
4.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cá tra thương phẩm..............................55
4.4. Phân tích cơ cấu chi phí trong sản xuất kinh doanh của các nhóm đối tượng......57

4.4.1. Cơ cấu chi phí trong sản xuất kinh doanh......................................................57
4.4.2. So sánh chi phí đầu vào ni cá tra 2007 và 2008..................................................61
4.5. Nhận thức của các nhóm đối tượng tham gia ngành hàng cá tra.........................62
4.5.1. Người quyết định trong sản xuất kinh doanh.................................................62
4.5.2. Đầu tư của ngân hàng cho phát triển nông nghiệp và thủy sản......................64
4.5.3. Nhận thức về sản xuất cá tra sạch..................................................................65
4.5.4. Thuận lợi và khó khăn ngành hàng cá tra......................................................67
4.6. Đánh giá công tác quản lý của các cơ quan chuyên ngành đối với các nhóm
tham gia ngành hàng cá Tra.................................................................................
4.6.1. Đánh giá cơng tác quản lý các hoạt động sản xuất, ương giống cá tra...........69
4.6.2. Đánh giá đối với công tác quản lý các hoạt động nuôi cá tra thịt..................74
4.7. Các giải pháp chủ yếu để phát triển ngành hàng cá tra........................................79
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT...................................................................85
5.1. Kết luận................................................................................................................ 85
5.1.1. Về sản xuất giống cá tra................................................................................85
5.1.2. Về ương cá tra bột lên cá tra giống................................................................85
5.1.3. Về nhóm thương lái mua bán cá tra giống.....................................................86
5.1.4. Về nuôi cá tra thương phẩm..........................................................................86
5.2. Đề xuất ................................................................................................................ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................89
PHỤ LỤC..................................................................................................................92

x


DANH SÁCH BẢNG
Tựa đề
Bảng 3.1: Số mẫu thu được trong quá trình nghiên cứu
Bảng 3.2: Các biến chủ yếu theo từng nhóm đối tượng nghiên cứu
Bảng 4.1: Diện tích, năng suất và sản lượng cá tra nuôi qua các năm (2003-2007 &

tháng 07/ 2008)
Bảng 4.2: Thông tin chung về nông hộ
Bảng 4.3: Thông tin về lao động trong ngành hàng cá tra
Bảng 4.4: Hình thức sở hữu và kinh nghiệm tham gia ngành hàng cá tra
Bảng 4.5: Xu hướng phát triển ngành hàng cá tra ở Đồng Tháp
Bảng 4.6: Thiết kế và xây dựng trại sản xuất giống
Bảng 4.7: Thông tin về cá bố mẹ trong các trại sản xuất giống
Bảng 4.8: Các thơng số về quy trình sản xuất giống
Bảng 4.9: Lịch thời vụ sản xuất giống
Bảng 4.10: Chi phí, thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của các trại sản xuất
giống
Bảng 4.11: Thiết kế và xây dựng cơ sở ương cá giống
Bảng 4.12: Thông tin về quy trình ương cá giống
Bảng 4.13: Chi phí, thu nhập, lợi nhuận và mức độ lời lỗ của các cơ sở ương giống
Bảng 4.14: Lượng mua bán cá giống, tỷ lệ hao hụt và chênh lệch giá khi mua bán
Bảng 4.15: Xúc tiến thương mại và sự hỗ trợ trong kinh doanh
Bảng 4.16: Nguồn vốn của các thương lái thu mua giống
Bảng 4.17: Chi phí, thu nhập, lợi nhuận và mức độ lời lỗ của cơ sở ương giống
Bảng 4.18: Diện tích và thiết kế của cơ sở ni cá tra thịt
Bảng 4.19: Thông tin về con giống của cơ sở nuôi cá tra thịt
Bảng 4.20: Thời gian và số vụ thả nuôi của cơ sở nuôi cá tra thịt
Bảng 4.21: Chăm sóc và quản lý ao ni cá tra thịt
Bảng 4.22: Thu hoạch, năng suất và tiêu thụ sản phẩm của cơ sở nuôi cá tra thịt
Bảng 4.23: Chi phí, thu nhập, lợi nhuận và mức độ lời lỗ của cơ sở ni cá tra thịt
Bảng 4.24: Chi phí và cơ cấu chi phí trong hoạt động sản xuất của các NMCBTS
Bảng 4.25: Tương quan đa biến giữa các biến độc lập và năng suất cá bột
Bảng 4.26: Các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa lên năng suất cá bột
Bảng 4.27: Tương quan đa biến giữa các biến độc lập và năng suất cá giống
Bảng 4.28: Các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa lên năng suất cá giống
Bảng 4.29: Tương quan đa biến giữa các biến độc lập và năng suất cá tra thương

phẩm
Bảng 4.30: Các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa lên năng suất cá tra thịt
Bảng 4.31: Tổng chi phí và cơ cấu chi phí trong sản xuất kinh doanh
Bảng 4.32: Chi phí đầu vào đối với cá tra năm 2007-2008 ở tỉnh Đồng Tháp
Bảng 4.33: Tác động của ngành hàng cá tra đối với môi trường

xi

Trang
16
17
19
20
21
22
24
25
26
27
27
29
30
31
33
33
35
35
36
38
39

41
44
45
47
49
51
52
53
54
55
57
61
62
64


Bảng 4.34: Tác động của ngành hàng cá tra đối với xã hội
Bảng 4.35: Đầu tư của ngân hàng trong năm 2007 của tỉnh Đồng Tháp
Bảng 4.36: Đầu tư của ngân hàng từ 2001-2007 của tỉnh Đồng Tháp
Bảng 4.37: Nhận thức về sản xuất cá tra sạch
Bảng 4.38: Tình hình sản xuất giống và ương từ 2003-2007 của tỉnh Đồng Tháp
Bảng 4.39: Nguồn thông tin kinh tế kỹ thuật được chuyền tải xuống cộng đồng
Bảng 4.40: So sánh tình hình sản xuất giống hiện nay so với trước đây
Bảng 4.41: Nguồn gốc cá tra bố mẹ và đánh giá chất lượng theo nguồn gốc
Bảng 4.42: Chất lượng cá tra bố mẹ so với trước đây và lý do, giải pháp
Bảng 4.43: Số lượng cá tra bột/giống cung cấp và lý do, giải pháp
Bảng 4.44: Chất lượng cá tra bột/giống so với trước và lý do, giải pháp
Bảng 4.45: Quản lý chất lượng cá tra bột/giống của các trại và lý do, giải pháp
Bảng 4.46: Quản lý chất lượng cá tra bột/giống của quản lý ngành và lý do, giải
pháp

Bảng 4.47: Tình hình ni cá tra thịt từ 2003-2007 của tỉnh Đồng Tháp
Bảng 4.48: Tình hình ni cá tra so với trước đây
Bảng 4.49: Mức đầu tư nuôi cá tra hiện nay so với trước đây
Bảng 4.50: Mật độ nuôi cá tra hiện nay so với trước đây
Bảng 4.51: Mức độ quan tâm đến nguồn gốc và chất lượng cá tra bột/giống
Bảng 4.52: Tình hình sử dụng thức ăn trong ni cá tra so với trước đây
Bảng 4.53: Tình hình sử dụng thuốc hóa chất trong ni cá tra so với trước đây
Bảng 4.54: Tình hình tiêu thụ cá tra so với trước đây
Bảng 4.55: Mức độ quan tâm đến nguồn thơng tin KT-KT, mơi trường, chính
sách/qui định của các nhóm tác nhân

xii

65
65
66
67
77
77
78
78
79
79
80
80
81
82
82
83
83

84
84
85
85
86


DANH SÁCH HÌNH
Tựa đề
Hình 2.1: Bản đồ tỉnh Đồng Tháp
Hình 2.2: Diện tích và sản lượng cá tra tỉnh Đồng Tháp qua các năm 2005-2008
Hình 2.3: Số lượng nhà máy chế biến, sản lượng chế biến và kim ngạch xuất khẩu
cá tra của tỉnh Đồng Tháp qua các năm 2005, 2006, 2007.
Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện giá cá Tra xuất khẩu theo tháng từ năm 2005 – 2008 ở
tỉnh Đồng Tháp
Hình 4.1: Sơ đồ kênh phân phối cá tra bột của trại sản xuất giống cá tra ở tỉnh
Đồng Tháp
Hình 4.2: Sơ đồ kênh phân phối cá tra giống ở tỉnh Đồng Tháp
Hình 4.3: Sơ đồ kênh phân phối cá tra giống của nhóm thương lái cá tra giống
Hình 4.4: Sơ đồ cung cấp cá tra giống cho các hộ ni ở tỉnh Đồng Tháp
Hình 4.5: Sơ đồ kênh phân phối và thị trường xuất khẩu cá tra của NMCBTS
Hình 4.6: Các dạng thành phẩm cá tra xuất khẩu của các NMCBTS
Hình 4.7: Cơ cấu chi phí cố định trong sản xuất kinh doanh ngành hàng cá tra
Hình 4.8: Cơ cấu chi phí biến đổi của các trại SXG cá tra
Hình 4.9: Cơ cấu chi phí biến đổi của các hộ ương cá tra giống
Hình 4.10: Cơ cấu chi phí biến đổi của các hộ mua bán cá tra giống
Hình 4.11: Cơ cấu chi phí biến đổi của các hộ nuôi cá tra thương phẩm

xiii


Tran
g
11
12
14
14
28
32
34
42
48
49
58
59
59
60
60


DANH MỤC CÁC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
- ATVS

: An toàn vệ sinh

- ATVSTP

: An toàn vệ sinh thực phẩm

- ÂL


: Âm Lịch

- BMP

: Quy phạm thực hành quản lý tốt hơn

- CP

: Chi phí

- DN

: Doanh nghiệp

- DNCBXK

: Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu

- ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

- ĐVT

: Đơn vị tính

- FAO

: Tổ chức Nơng Lương thế giới


- HACCP

: Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm sốt điểm tới hạn

- ISO

: Tiêu chuẩn hóa quốc tế

- LĐ

: Lao động

- LN

: Lợi nhuận

- NHNN

: Ngân hàng nhà nước

- NMCB

: Nhà máy chế biến

- NMCBTS

: Nhà máy chế biến thủy sản

- NMCBXK


: Nhà máy chế biến xuất khẩu

- NMCBXKTS

: Nhà máy chế biến xuất khẩu thủy sản

- NN&PTNN

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

- NS

: Năng suất

- NTTS

: Ni trồng thủy sản

- SQF

: An tồn chất lượng thực phẩm

- SXG

: Sản xuất giống

- SXkd

: Sản xuất kinh doanh


- TACN

: Thức ăn công nghiệp

- TATC

: Thức ăn tự chế

xiv


- TATS

: Thức ăn tươi sống

- TP

: Thương phẩm

- Tr.bột:

: Triệu bột

- Tr.đ

: Triệu đồng

- TYTS

: Thú y thủy sản


- UBND

: Ủy ban nhân dân

- VASEP

: Hiệp hội Chế biến & Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam

- VINAFISH

: Hội Nghề cá Việt Nam

- VN đồng

: Việt Nam đồng

- VSTY

: Vệ sinh thú y

* tên các huyện viết tắt ở Chương 4:
- CT

:Châu Thành

- TB

:Thanh Bình


- CL

: Cao Lãnh

- HN

: Hồng Ngự

xv


Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã và đang phát triển mạnh, đóng vai trị quan
trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Năm 2006 Việt Nam đứng hàng thứ 5 trên thế giới
về NTTS và là một trong những nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới (Trung tâm
Tin học - Bộ Thủy sản, 2007). Tổng sản lượng nuôi thủy sản Việt Nam gia tăng từ 1,11
triệu tấn vào năm 1994 đến 3,04 triệu tấn vào năm 2004 (Bộ Thủy sản, 2005). Năm
2006 Việt Nam đã xuất khẩu cá tra, basa tới 65 nước và lãnh thổ, thu được 700 triệu
USD và đạt khoảng 1,25 tỷ USD từ việc xuất khẩu cá tra, basa vào năm 2007 (VASEP,
2007).
Tổng lượng cá tra, basa xuất khẩu của Việt Nam năm 2007 đạt 383,2 nghìn tấn với kim
ngạch đạt 974,12 triệu USD, tăng 31% về lượng và 26,07% so với năm 2006. Năm
2007, cá tra và basa xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt tại 98 quốc gia trên thế giới.
Trong đó, xâm nhập tới 27 thị trường mới và chưa xuất khẩu trở lại 12 thị trường cũ
(http:www.mofa.gov.vn).
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm khoảng 55-60% tổng sản lượng NTTS và
hơn 60% tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu của cả nước (Bộ Thủy sản, 1995-2005).

Hiện nay thị trường tiêu thụ cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) được mở rộng và
nhu cầu nguồn cá tra nguyên liệu rất lớn làm ảnh hưởng đến nghề nuôi do giá cá
nguyên liệu thời gian qua tăng cao, người dân ĐBSCL đổ xô nhau mua đất đào ao nuôi
cá một cách tự phát vượt ngồi tầm kiểm sốt của các nhà quản lý, điều này dẫn đến
nhu cầu con giống tăng kéo theo tăng giá nhưng chất lượng không đảm bảo cho người
ni. Ngồi ra, các hoạt động sản xuất cá tra hiện nay cơ bản vẫn còn nhỏ lẻ, manh
mún, các hộ nuôi và doanh nghiệp chưa liên kết chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng đến thu
nhập của nông dân và hoạt động của doanh nghiệp. Trong xu thế hội nhập kinh tế thế
giới, yêu cầu ngày càng cao về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đối với các sản
phẩm thủy sản, tăng cường truy nguồn gốc đang đặt ra nhiều thách thức đối với doanh
nghiệp chế biến sản phẩm cá tra và ba sa (Báo Thương mại, 2007). Bên cạnh đó thì
hiện nay xu hướng ni cá tra sinh thái đang phát triển do đó nhu cầu con giống sạch
bệnh là một trong những yếu tố quan trọng trong quy trình ni. Theo Thời báo Kinh
tế (cập nhật ngày 11/5/2005) thì để ni được cá sinh thái trước hết con giống phải
đảm bảo tốt, khoẻ, không bệnh, thả nuôi trong đăng quầng ven sông với mật độ thưa,
khi thả con giống có trọng lượng khoảng 50 g/con.
Vì vậy, để đảm bảo được chất lượng con giống tốt và sản phẩm cá sạch đáp ứng được
tiêu chuẩn quốc tế thì cần phải quan tâm đến nguồn gốc của đàn cá bố mẹ, vấn đề nuôi

1


vỗ, nguồn cung cấp thức ăn, phương pháp phòng và trị bệnh đến khâu công nghệ chế
biến,… Đề tài “Phân tích ngành hàng cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở
tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện nhằm tìm hiểu những vấn đề liên quan từ đó làm cơ
sở đề xuất các giải pháp cho việc quản lý và phát triển nghề nuôi cá tra của tỉnh Đồng
Tháp mang tính lâu dài trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là phân tích hiện trạng và các yếu tố ảnh hưởng
đến việc sản xuất và cung cấp giống cũng như ương, nuôi cá tra thương phẩm và chế

biến tiêu thụ cá tra tại tỉnh Đồng Tháp nhằm cung cấp các thông tin và đề xuất các giải
pháp góp phần cải tiến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tác nhân chủ yếu và phục
vụ công tác quản lý ngành hàng cá tra của tỉnh.
Các mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm:
(1) Mơ tả và đánh giá được quy trình kỹ thuật trong các trại sản xuất giống, cơ
sở ương và ni cá tra thương phẩm.
(2) Phân tích và đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cá bột trong
các trại sản xuất giống, năng suất cá giống trong cơ sở ương giống và năng suất cá thịt
trong cơ sở ni cá tra thương phẩm.
(3) Phân tích nhận thức của các nhóm tác nhân tham gia ngành hàng bao gồm cả
về công tác quản lý ngành thủy sản đối với cá tra.
(4) Đề xuất được những giải pháp cơ bản nhằm góp phần cải thiện hiệu quả
kinh tế-kỹ thuật trong các khâu sản xuất kinh doanh của ngành hàng cá tra, quan tâm
hơn về chất lượng sản phẩm và đáp ứng được yêu cầu của các tác nhân tham gia ngành
hàng cá tra.
1.3 Giả thuyết nghiên cứu
(1) Khơng có sự khác biệt về tỷ lệ sống và năng suất cá bột do tác động của việc sử
dụng cá bố mẹ trong trại sản xuất giống cá tra.
(2) Khơng có sự khác biệt về chi phí cho cá bột do tác động của việc sử dụng cá bố
mẹ.
(3) Khơng có sự khác biệt về tỷ lệ sống và năng suất cá giống do tác động của cá
bột trong ương cá tra bột lên giống.
(4) Khơng có sự khác biệt về chi phí trong ương cá bột lên giống do tác động của
việc sử dụng cá bột để ương lên giống.
(5) Khơng có sự khác biệt về năng suất cá tra nuôi thương phẩm do tác động của
việc sử dụng cá giống, thức ăn và thuốc thú y thủy sản.
(6) Khơng có sự khác biệt về chi phí cho cá tra nuôi do tác động của việc sử dụng
cá giống, thức ăn và thuốc thú y thủy sản.
2



3


1.4 Phạm vi và giới hạn của nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3/2008 đến tháng 01/2009.
- Địa bàn nghiên cứu chỉ khảo sát các huyện trọng điểm sản xuất giống, ương
giống và nuôi cá tra của tỉnh Đồng Tháp.
- Nội dung tổng quát: Khảo sát tình hình sản xuất giống, cơ sở ương, nuôi,
thương lái và chế biến xuất khẩu cá tra .
1.5 Nội dung nghiên cứu
-

Phân tích tình hình phát triển của ngành hàng cá tra ở ĐBSCL và tỉnh Đồng
Tháp.
Khảo sát hoạt động của các trại sản xuất giống, các cơ sở ương giống và các cơ
sở nuôi thương phẩm cá tra ở tỉnh Đồng Tháp.
Khảo sát hoạt động của một số nhà máy chế biến xuất khẩu cá tra ở tỉnh Đồng
Tháp.
Phân tích một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu trong sản xuất, kinh doanh
giống và nuôi cá tra thương phẩm.
Đánh giá công tác quản lý của các cơ quan chuyên ngành đối với sản xuất và
kinh doanh giống cá tra, ni cá tra thương phẩm.
Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất, kinh doanh giống và
ni cá tra xuất khẩu nhằm đề xuất những giải pháp khả thi để phát triển ngành
hàng cá tra của tỉnh Đồng Tháp.

4



Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình nghề ni cá da trơn trên thế giới
Cá tra và basa phân bố ở một số nước Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan,
Indonesia và Việt Nam. Đây là 2 lồi cá ni có giá trị kinh tế cao, được ni phổ biến
hầu hết ở các nước Đông Nam Á và là một trong những lồi cá ni quan trọng nhất
của khu vực này. Bốn nước trong khu vực hạ lưu sông Mêkong đã có nghề ni cá tra
truyền thống là Campuchia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam do có nguồn cá tự nhiên
phong phú. Ở Campuchia tỷ lệ cá tra thả nuôi chiếm 98% trong 3 lồi thuộc họ cá tra,
chỉ có 2% là cá basa và cá vồ đém. Một số nước trong khu vực như Malaysia,
Indonesia cũng đã nuôi cá tra có hiệu quả từ thập niên 70-80 của thế kỷ trước (Phân
viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản phía Nam, 2006).
Ở Thái Lan và Campuchia thì cá Pangasianodon sutchi được nuôi trong ao và bè. Từ
xưa cá Pangasianodon được nuôi trong những bè nổi bằng tre ở Thái Lan và
Campuchia. Hệ thống nuôi này cũng được áp dụng ở Châu Âu và Mỹ (Pillay, 1990).
Trước đây nhu cầu về sản phẩm cá catfish đối với người dân Mỹ còn rất hạn chế sau
khi các chiến dịch tiếp thị của các trại nuôi cá catfish và doanh nghiệp chế biến thủy
sản thì nhu cầu đối với các sản phẩm chế biến từ catfish tăng lên. Nếu như năm 1970
các nhà ni ở Mỹ chỉ sản xuất 2,580 tấn thì năm 2001 thì con số này lên tới 271,000
tấn, các trại nuôi cá catfish chủ yếu tập trung ở đồng bằng sông Mississippi tại các
bang Mississippi, Alabama, Arkansas và Louisiana (Nguyễn Xuân Thành, 2003) . Theo
kết quả nghiên cứu của Didi Sadidi (1998) tổng nhu cầu về giống cá Pangasianodon
hypophthalmus ở miền Nam Sumatra khoảng 2,000,000 con giống/tháng. Tuy nhiên
người dân ở Sumatra thích ni lồi Pangasianodon djambal nhiều hơn lồi
Pangasianodon hypophthalmus vì lồi này có tỷ lệ sống rất thấp, mặc dù lồi
Pangasianodon djambal có giá cao hơn. Con giống Pangasianodon hypophthalmus ở
Indonesia được thả ni thịt tới kích cỡ tiêu thụ cho thị trường nội địa. Tuy nhiên, nhu
cầu con giống hàng năm có sự dao động, việc cung cấp giống theo mùa vì cá sinh sản
chủ yếu vào mùa mưa. Thêm vào đó là tỷ lệ sống của ấu trùng rất thấp khoảng 1020%.

Trong năm 2005, cá tra của Trung Quốc được nhắc đến rất nhiều trên báo chí Mỹ.
Bang Mississippi và Alabama của Mỹ đã cấm nhập khẩu cá tra từ Trung Quốc sau khi
các thử nghiệm cho thấy cá có chứa ciprofloxacin và enrofloxacin và các chất kháng
sinh bị cấm sử dụng ở Mỹ. Bang Louisiana cũng bắt đầu tiến hành thử nghiệm chất
kháng sinh trong thủy sản của Trung Quốc. Có thể tìm thấy nguyên nhân của động thái
trên thông qua những số liệu thống kê nhập khẩu của Mỹ: trong 2 năm 2005-2006,
nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc tăng hơn 5 lần. Trong ba tháng đầu năm 2007, đã có

5


5.700 tấn catfish Trung Quốc được nhập khẩu vào Mỹ, tăng gấp 6 lần so với cùng kỳ
năm 2006 và bằng khoảng 80% tổng nhập khẩu catfish từ Trung Quốc năm 2006. Do
đó, những tháng đầu năm 2007 Trung Quốc đã trở thành nhà cung cấp chính cá tra vào
thị trường Mỹ, vượt qua cả Việt Nam. Giá cá tra của Trung Quốc tương đương với giá
cá tra/basa của Việt Nam. Phi lê cá tra đông lạnh được bán với giá 2,30 USD/pao tại thị
trường Mỹ trong khi giá phi lê cá rơ phi đơng lạnh có giá bán thấp hơn 0,30 USD/pao
(, cập nhật ngày 04/6/2007).
2.2 Tình hình phát triển nghề nuôi cá tra ở Việt Nam và ĐBSCL
Nuôi cá tra, basa ở Việt Nam đã có từ những năm 50 của thế kỷ trước, xuất phát từ
ĐBSCL, ban đầu chỉ nuôi ở qui mô nhỏ, cung cấp thực phẩm tại chỗ. Các hình thức
ni chủ yếu là tận dụng ao hầm, mương vườn và nguồn thức ăn sẵn có. Vào cuối thập
niên 90, tình hình ni cá tra, basa đã có những bước tiến triển mạnh; các doanh
nghiệp chế biến đã tìm được thị trường xuất khẩu, các Viện nghiên cứu đã thành cơng
quy trình sản xuất giống và nuôi thâm canh đạt năng suất cao. Việc chủ động sản xuất
giống cá tra, basa nhân tạo, đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất là mở ra khả năng sản xuất
hàng hoá tập trung phục vụ mạnh cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (Phân viện Kinh
tế và Quy hoạch thủy sản phía Nam, 2006).
Từ nửa đầu thế kỷ 20, nuôi cá tra trong ao mới bắt đầu xuất hiện ở ĐBSCL. Việc phát
triển nuôi cá tra ở Nam bộ đã góp phần duy trì nguồn thực phẩm chính yếu và có mặt

trên thị trường quanh năm. Cá tra nuôi phổ biến trong ao hầm, và nuôi lồng bè. Những
năm gần đây, nuôi cá tra phát triển mạnh nhằm phục vụ tiêu thụ nội địa và cung cấp
nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu. Đặc biệt từ khi chúng ta hồn tồn chủ động về
giống nhân tạo thì nghề ni càng ổn định và có những bước phát triển vượt bậc (Hội
Nghề cá Việt Nam, 2005).
Nguồn giống cá tra trước đây hoàn toàn phụ thuộc nguồn vớt trong tự nhiên, người
nuôi cá phải mua cá con do ngư dân vớt trong mùa cá bột chảy theo sông Mêkong từ
Lào và Campuchia, tuy nhiên sản lượng vớt cá bột ngày càng giảm dần do biến động
của điều kiện tự nhiên và sự khai thác quá mức của con người. Hoạt động ni cá trabasa bắt đầu phát triển dướí hình thức ni bè và ao dọc hai bên bờ sông Hậu thuộc hai
tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Huyện Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang là nơi tập trung
chủ yếu của các bè cá và cũng là nơi cung cấp cá giống chủ yếu cho cả vùng. Chi phí
sản xuất thấp là yếu tố quan trọng tạo ra sự gia tăng sản lượng nhanh chóng khi các cơ
hội về thị trường được mở rộng. Trong năm 2001 sản lượng cá tra, basa lên tới 120,000
tấn tăng gấp 6 lần so với năm 1997. Từ hai tỉnh đầu nguồn là An Giang và Đồng Tháp
nghề nuôi cá tra, basa đã lan nhanh đến Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre và Tiền Giang
(Nguyễn Xuân Thành, 2003).

6


Theo Vinanet (cập nhật ngày 4/6/2007), năm 2007 dự báo nhu cầu tiêu thụ cá da trơn
nói chung trên thế giới vẫn tiếp tục tăng cao. Tuy nhiên về lâu dài, do những hạn chế
về mơi trường, nên có thể nhịp tăng trưởng chậm lại. Với ước tính sản lượng nuôi đạt 1
triệu tấn năm 2007, ngành nuôi cá tra, basa của Việt Nam sẽ vượt qua ngành nuôi cá
hồi của Na Uy hoặc của Chilê, thậm chí cịn vượt qua sản lượng cá rô phi của nước
láng giềng Trung Quốc.
Sản lượng cá tra/basa gia tăng rất nhanh từ 45.000 tấn trong năm 1997 tới 65.600 tấn
năm 1998 và lên đến 200.000 tấn trong năm 2003. ĐBSCL chiếm 300.000 tấn trong
tổng sản lượng 315.000 tấn cá tra/basa của Việt Nam năm 2004 (Bộ Thủy sản, 2005).
Năm 2005, Bộ Thủy sản đã dự kiến có khoảng 1 triệu tấn cá tra/basa sẽ được sản xuất

ở vùng ĐBSCL vào năm 2010. Để đạt được sự phát triền lâu dài cho ngành thủy sản,
đặc biệt là nuôi cá tra/basa, phải cân bằng sự phát triển về sản lượng, thị trường, môi
trường và những dịch vụ khác như cung cấp con giống, thức ăn, tín dụng, và mức độ
hợp pháp, … Vì vậy, sản lượng cá tra/basa gần đây được yêu cầu không vượt quá
600.000 tấn vào năm 2010, tuy nhiên tình hình cho thấy sản lượng cá tra năm 2007 đã
vượt ngưỡng 1 triệu tấn (Bộ Thủy sản, 2005; VASEP, 2007).
Theo Báo Cần Thơ (ngày 18/4/2007) thì trong thời gian gần đây khi giá cá tra nguyên
liệu tăng cao, người dân đổ xô đầu tư đào ao nuôi cá. Việc nuôi cá tự phát này đã vượt
ngồi tầm kiểm sốt của ngành chun môn và thiếu sự gắn kết giữa người nuôi và nhà
doanh nghiệp. Tổ chức lại sản xuất, qui hoạch vùng nuôi trồng thủy sản là một trong
những giải pháp phát triển thủy sản bền vững. Chính vì ni tự phát đã dẫn đến vấn đề
về ô nhiễm môi trường và dịch bệnh bùng phát ảnh hưởng rất lớn đến ngành hàng cá
tra hiện nay đặt biệt là trong thời kỳ hội nhập có rất nhiều đối thủ cạnh tranh và tiêu
chuẩn về chất lượng sản phẩm cá tra ngày càng cao.
Theo Thông tin thương mại chuyên ngành thủy sản (ngày 01/9/2008). Ước tính tổng
lượng cá tra, basa của cả nước 8 tháng đầu năm 2008 đạt 400,2 nghìn tấn với kim
ngạch đạt 901,71 triệu USD, tăng 66,23% về lượng và 41,85% về kim ngạch so với
cùng kỳ năm trước. Dự báo, xuất khẩu cá tra, basa Việt Nam trong năm 2008 sẽ đạt
620 nghìn tấn với kim ngạch trên 1,4 tỷ USD. Có tổng cộng 108 quốc gia và vùng lãnh
thổ nhập khẩu cá tra, basa của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2008, tăng 28 quốc gia
so với cùng kỳ 2007 và tăng 1 quốc gia so với cả năm 2007. Nga, Ucraina và Tây Ban
Nha là 3 quốc gia có lượng nhập khẩu cá tra, basa lớn nhất của Việt Nam.
Tỷ lệ sống trung bình của cá được thả trong bè giảm từ khoảng 80% năm 2002 xuống
70% năm 2004. Trong khi đó số lượng cá ni trong ao giảm khoảng 90% năm 2002
xuống 85% năm 2004 (Nguyễn Thanh Phương & ctv., 2004; Nguyễn Chính, 2005).
Tuy nhiên, theo Trần Văn Nhì (2005) cho thấy là tỷ lệ sống trung bình của cá tra ở An
Giang là 90,5% ở các vùng mới nuôi, cao hơn ở vùng nuôi truyền thống (88,6%). Việc

7



thay đổi mơ hình thả ni nhiều lồi cá thì được coi là cách để giảm rủi ro cho lồi
ni đơn trong trường hợp nuôi bè. Nhiều người nuôi bè cá tra/basa đã áp dụng ni
nhiều lồi thay vì họ ni đơn,… Những lồi cá ưu tiên được thêm vào là cá rô phi đỏ
và cá chép. Ở tỉnh Vĩnh Long, cá tra chiếm khoảng 82% tổng số giống thả trong bè
năm 2003, nhưng giảm chỉ còn 42% vào năm 2004 (Khoa Thủy sản, 2004; Viện nghiên
cứu NTTS II, 2004). Kết quả khảo sát của Trần Anh Dũng (2005) cho thấy có hai
ngun nhân chính gây ra hao hụt trong q trình ni là do: (i) mơi trường bị ơ nhiễm,
chất lượng nước vùng nuôi bị suy giảm, đặc biệt là do các yếu tố môi trường như pH,
chất thải từ đồng ruộng, …. từ đó phát sinh bệnh trên cá nuôi; (ii) chất lượng con giống
không đảm bảo nguyên nhân vì người sản xuất giống chạy theo số lượng nên dùng quá
nhiều kháng sinh ở giai đoạn cá giống làm cho việc phịng trị bệnh trong giai đoạn
ni cá thịt gặp nhiều khó khăn.
Trước tình hình ni hiện nay thì giá thức ăn có chiều hướng gia tăng. Báo Sài Gịn
Giải Phóng (ngày 28/5/2007) cho biết giá cám là 3.000đ/kg; cá biển 4.000đ/kg; tấm
3.900đ/kg…, bình quân tăng 200đ - 300đ/kg. Chi phí thức ăn chiếm phần lớn nhất
trong tổng chi phí ni cá tra cho cả hệ thống ni ao và bè (Lê Thanh Hùng và Huỳnh
Phạm Việt Huy, 2006). Trần Văn Nhì (2005) cho biết là chi phí thức ăn trung bình cho
nghề ni cá tra/basa ở An Giang là 70,5% trong những vùng nuôi mới, thấp hơn ở
vùng nuôi truyền thống (74,5%). Đồng thời, các tác giả này nhận xét rằng giá cả của
các loại thuốc/hoá chất cũng đều tăng, đẩy chi phí ni lên cao, nhưng giá cá tra
nguyên liệu chỉ dừng lại ở mức 14.500đ - 15.000đ/kg.
Vấn đề chính trong việc quản lý sức khoẻ cá là người nuôi thiếu nhiều thông tin và
kiến thức về bệnh cá. Theo kết quả điều tra của Lê Xuân Sinh & ctv (2006) thì các
bệnh nguy hiểm thường gặp trên cá tra nuôi là bệnh mủ gan, bệnh xuất huyết, ký sinh
trùng, ngồi ra cịn một số bệnh nguy hiểm khác cũng có xuất hiện như: bệnh vàng da,
bệnh đường ruột và trương bụng, nổ mắt, tuột nhớt, lở loét, nấm, … Tỉ lệ xuất hiện
bệnh do các loài vi khuẩn gây ra cũng rất khác nhau, hầu hết các bệnh do vi khuẩn gây
đều làm hao hụt rất cao đặc biệt là bệnh mủ gan. Ngoài ra người ni cịn ghi nhận
bệnh vàng da có thể gây chết hàng loạt và chưa trị được bằng các kháng sinh như điều

trị một số bệnh do vi khuẩn khác (Trần Anh Dũng, 2005).
2.3 Tình hình sản xuất giống cá tra ở ĐBSCL
Nghề nuôi cá da trơn là nghề nuôi truyền thống ở ĐBSCL bắt đầu từ năm 1950. Nguồn
cá giống được thu thập từ tự nhiên vào đầu những tháng trong mùa nước nổi và được
thả nuôi trong ao và bè chủ yếu đáp ứng cho tiêu dùng nội địa. Vào năm 1990 cá da
trơn được giới thiệu tới thị trường quốc tế và được chấp nhận rộng rãi từ người tiêu
dùng bởi vì nó có mùi vị đặc biệt và chất lượng thịt ngon (Nguyễn Văn Hảo, 2007).

8


×