Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Thực trạng thất nghiệp của việt nam trong giai đoạn 2008 – 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.21 KB, 14 trang )

Đề bài: Thực trạng thất nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2011.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Phần 1. Một số lý luận cơ bản về thất nghiệp
1.1 Khái niệm thất nghiệp
1.2 Đo lường thất nghiệp
1.3 Phân loại thất nghiệp
1.4 Tác động của thất nghiệp
Phần 2. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2011
2.1 Khái quát tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2011
2.2 Thực trạng thất nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2008 - 2011
2.3 Những tác động của thất nghiệp đến nền kinh tế
2.4 Các chính sách kinh tế vĩ mơ nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam
2.5 Đánh giá thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2011
Phần 3. Một số giải pháp/ Khuyến nghị giảm tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam
3.1 Định hướng phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay
3.2 Khuyến nghị nhằm giảm tỉ lệ thất nghiệp ở nước ta hiện nay
KẾT LUẬN…………………………………………………………………...


PHẦN MỞ ĐẦU
Bỏ qua bất bình đẳng xã hội, tội phạm hay bạo lực, giờ đây, nỗi sợ hãi kinh
hoàng nhất đang hồnh hành trên tồn thế giới lại chính là vấn đề không thể kiếm
được việc làm và hiện tượng thất nghiệp ngày càng tăng. Thất nghiệp trở thành mối
quan tâm nóng bỏng tồn cầu, vượt xa mọi vấn đề lo lắng thơng thường khác, kể cả
cái đói nghèo, nhất là khi khủng hoảng kinh tế, tài chính gõ cửa đến từng hộ gia
đình. Nền kinh tế muốn phát triển được tồn diện và đạt hiệu quả cao địi hỏi phải
giải quyết tốt các vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế trong đó có
vấn đề thất nghiệp. Đây là vấn đề nóng bỏng cấp bách và cần thiết phải giải quyết


không chỉ đối với nền kinh tế nước ta mà hầu như các nước trên thế giới phải đau
đầu vì vấn đề này. Dân số nước ta hiện nay hơn 86 triệu người trong đó có khoảng
45 triệu lao động mỗi năm lại tăng thêm một triệu lao động trong khi nền kinh tế
chưa có những chuyển biến đột phá so với những năm trước đây. Vấn đề việc làm
làm đòi hỏi phải giải quyết để đảm bảo an sinh xã hội. Nếu không được giải quyết
tốt thì sẻ kéo theo những vấn đề như: tệ nạn xã hội, lạm phát, … Sau đây em xin
trình bày vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay trong giai đoạn 2008 – 2011.
Phần 1. Một số lý luận cơ bản về thất nghiệp
1.1 Khái niệm thất nghiệp
Thất nghiệp (unemployment) là một khái niệm quan trọng trong kinh tế học.
Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động có khả năng làm việc, mong
muốn làm việc nhưng lại khơng tìm được việc làm.
1.2 Đo lường thất nghiệp
Lực lượng lao động (L) = số người có việc làm (E) + số người thất nghiệp(U)
Tỷ lệ thất nghiệp chính là tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao động bị thất nghiệp.
Tỷ lệ thất nghiệp cho biết hiệu quả sử dụng lao động của nền kinh tế.
u = . 100% = . 100% = (1- ). 100%
Người ta còn dùng thước đo tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng.
Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng = (Tổng số ngày công làm việc thực tế) /
Tổng số ngày cơng có nhu cầu làm việc x 100%
Thời gian thất nghiệp trung bình: đo lường khoảng thời gian trung bình khơng có
việc làm của một người thất nghiệp
=
t– = khoảng thời gian thất nghiệp trung bình
N = số người thất nghiệp trong mỗi loại (phân theo thời gian)
T = thời gian thất nghiệp của mỗi loại
Tần số thất nghiệp: đo lường 1 người lao động trung bình bị thất nghiệp bao
nhiêu lần trong một thời kỳ nhất định
Ngồi ra để đánh giá quy mơ của lực lượng lao động người ta sử dụng chỉ số



Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động = Lực lượng lao động / Dân số trưởng thành x
100%.
1.3 Phân loại thất nghiệp
 Thất nghiệp tự nhiên
Thất nghiệp tự nhiên (natural unemployment) là mức thất nghiệp bình thường mà
nền kinh tế trải qua, là dạng thất nghiệp không mất đi trong dài hạn, tồn tại ngay khi
thị trường lao động cân bằng. Thất nghiệp tự nhiên bao gồm:
- Thất nghiệp tạm thời (frictional unemployment): Xuất hiện khi khơng có sự ăn
khớp về nhu cầu trong thị trường lao động; Chính sách công và thất nghiệp tạm thời
- Thất nghiệp cơ cấu (structural unemployment): Xuất hiện do sự dịch chuyển cơ
cấu giữa các ngành trong nền kinh tế hoặc sự thay đổi phương thức sản xuất trong
một ngành
- Thất nghiệp mùa vụ (seasonal unemloyment): Xuất hiện do tính chất mùa vụ của
một số công việc như làm nông nghiệp, dạy học, cơng việc part time dịp hè, giải trí
theo mùa (trượt tuyết, công viên nước) …
 Thất nghiệp chu kỳ (cyclical unemployment)
Thất nghiệp theo chu kỳ là mức thất nghiệp tương ứng với từng giai đoạn trong
chu kỳ kinh tế, do trạng thái tiền lương cứng nhắc tạo ra, là dạng thất nghiệp sẽ mất
đi trong dài hạn. Thất nghiệp chu kỳ là mức thất nghiệp thực tế xuất hiện cùng với
các chu kỳ kinh tế. Thất nghiệp chu kỳ cao (cao hơn mức thất nghiệp tự nhiên) khi
nền kinh tế rơi vào suy thoái.
Thất nghiệp chu kỳ thấp (thấp hơn mức thất nghiệp tự nhiên) khi nền kinh tế
đang ở trong trạng thái mở rộng (phát triển nóng). Vì thất nghiệp thường mang
nghĩa tiêu cực nên khi người ta nói đến thất nghiệp chu kỳ thường hàm ý nói về thất
nghiệp chu kỳ cao. Theo Keynes tình trạng thất nghiệp cao trong cuộc Đại khủng
hoảng là do thiếu cầu hay mức tổng cầu thấp trong điều kiện tiền lương cứng nhắc.
Chính vì vậy thất nghiệp chu kỳ khi nền kinh tế rơi vào suy thối cịn gọi là thất
nghiệp thiểu cầu hay thất nghiệp kiểu Keynes.
1.4 Tác động của thất nghiệp

 Đối với thất nghiệp tự nhiên
Thất nghiệp xảy ra đồng nghĩa rằng lực lượng lao động đang bị lãng phí, họ
khơng được sử dụng đúng cách. Sức lao động bị lãng phí thì nền kinh tế làm sao có
thể phát triển? Tình trạng thất nghiệp tăng cao cũng là dấu hiệu của sự suy thoái
kinh tế. Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng lạm phát. Ảnh hưởng đến thu
nhập và đời sống của người lao động. Đối tượng phải chịu ảnh hưởng trực tiếp và
nặng nề nhất của tình trạng thất nghiệp chính là người lao động. Họ khơng có việc


làm đồng nghĩa sẽ khơng có thu nhập, từ đó sẽ dẫn đến sự đói kém, sức khỏe giảm
sút. Một người trong gia đình khơng có thu nhập sẽ tạo ra gánh nặng cho những
người cịn lại. Cha mẹ khơng có cơng ăn việc làm thì con cái khơng có cái ăn, không
được đi học và cũng chẳng ai lo cho sức khỏe của chúng. Gây nguy hại đến trật tự
xã hội. Thất nghiệp là một trong những nguyên nhân khiến xã hội bất ổn, bởi người
lao động khơng có việc sẽ sinh ra tâm lý bất mãn, họ tiến hành biểu tình khiến sự
n bình thường ngày khơng cịn. Nhiều người thất nghiệp bỗng nhiên trở thành
trộm cắp hoặc đi vào con đường phạm pháp.

 Đối với thất nghiệp chu kỳ
Khi sản lượng ở dưới mức tự nhiên, những tổn thất của thất nghiệp là rõ ràng:
- Những cá nhân thất nghiệp bị mất tiền lương và nhận trợ cấp thất nghiệp.
- Chính phủ mất thu nhập từ thuế và phải trả thêm trợ cấp và các doanh nghiệp bị
giảm lợi nhuận.
Xã hội với tư cách là một tổng thể chịu nhiều tổn thất hơn so với các cá nhân thất
nghiệp về mặt thu nhập. Bởi vì một cơng nhân có việc sẽ nộp thuế cho Chính phủ,
trong khi một cơng nhân thất nghiệp có thể nhận được trợ cấp. Chi phí về sản lượng
đối với xã hội của một cơng nhân thất nghiệp chu kì gồm ba thành phần: thu nhập
mất mát của các công nhân thất nghiệp sau khi trừ đi trợ cấp thất nghiệp; giá trị của
trợ cấp thất nghiệp do Chính phủ trả; và sự mất mát nguồn thu do thu nhập từ thuế
giảm.

Phần 2. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2011
2.1 Khái quát tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2011
Kinh tế - xã hội nước ta giai đoạn 2008 - 2011 diễn ra trong bối cảnh tình hình
thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Giá dầu thơ và giá
nhiều loại nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong
những tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng
trong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng tài chính tồn
cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm; thiên tai,
dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước gây ảnh
hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm
2008 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 6,23% so với năm 2007, trong đó khu vực
nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng
6,33%; khu vực dịch vụ tăng 7,2%. Trong 6,23% tăng trưởng chung của nền kinh tế,
khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,68 điểm phần trăm; cơng nghiệp,
xây dựng đóng góp 2,65 điểm phần trăm và dịch vụ đóng góp 2,9 điểm phần trăm.
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước năm nay tuy thấp hơn tốc độ tăng 8,48% của


năm 2007 và mục tiêu kế hoạch điều chỉnh là tăng 7,0%, nhưng trong bối cảnh tài
chính thế giới khủng hoảng, kinh tế của nhiều nước suy giảm mà nền kinh tế nước ta
vẫn đạt tốc độ tăng tương đối cao như trên là một cố gắng rất lớn.
2.2 Thực trạng thất nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2008 - 2011
Để thấy rõ thực trạng thất nghiệp ảnh hưởng như thế nào đối vơi nền kinh tế
cũng như những vấn đề xã hội ta phải tìm hiểu và phân tích cụ thể qua từng chặng
đường phát triển như sau:

 Năm 2008
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu, sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ giảm sút, tiêu thụ sản phẩm chậm, hàng hóa ứ đọng thì số
người mất việc làm năm 2008 khoảng 667.000 người, 3.000 lao động từ nước ngoài

phải về nước trước thời hạn. Theo Bộ Lao Động, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam vào
khoảng 4,65%, tức là khoảng hơn 2 triệu lao động khơng có việc làm.
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta những năm gần đây
chỉ được tính cho khu vực thành thị, với những người trong độ tuổi 15 - 60 với nam
và 15 - 55 với nữ. Tuy nhiên, để đánh giá về tình hình lao động, cịn một chỉ tiêu
khác là tỷ lệ lao động thiếu việc làm. Đây là chỉ tiêu quan trọng được tính cho cả lao
động ở khu vực nông thôn và thành thị, nhưng từ trước đến nay chưa công bố. Ở
Việt Nam, tỷ lệ lao động thiếu việc làm thường cao hơn tỷ lệ thất nghiệp; trong đó
tỷ lệ thiếu việc làm nơng thôn thường cao hơn thành thị. Với cách hiểu như vậy, tỷ
lệ thất nghiệp của Việt Nam năm 2008 là 4,65%, tăng 0,01% so với năm 2007.
Trong khi đó, tỷ lệ lao động thiếu việc làm hiện là 5,1%, tăng 0,2% so với năm
2007. Đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn tới 6,1%, trong khi tỷ lệ này ở khu
vực thành thị là 2,3%. Trong 5 năm trở lại đây, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có
xu hướng giảm 0,1-0,2%/năm. Nhưng do ảnh hưởng của biến động kinh tế thế giới,
từ năm 2007 đến nay, tỷ lệ này đang tăng dần. Việt Nam đang tích cực triển khai các
giải pháp để giảm tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm về đúng quỹ đạo giảm như các
năm trước. Theo dự báo của tổng cục thống kê, tỷ lệ thiếu việc làm năm 2009 sẽ
tăng lên 5,4% (2008: 5,1%); trong đó, khu vực nơng thơn khoảng 6,4%.
Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, năm 2008, cả nước giải quyết việc
làm cho 1,35 triệu lao động, trong đó thơng qua các chương trình kinh tế xã hội là
1,1 triệu, xuất khẩu lao động 85.000. 4 thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm của
Việt Nam là: Đài Loan (33.000), Hàn Quốc (16.000), Malaysia (7.800) và Nhật Bản
(5.800). Malaysia là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất. Trong các
năm 2005 - 2007, mỗi năm quốc gia này tiếp nhận khoảng 30.000 lao động Việt
Nam. Năm 2008, do lo ngại nhiều rủi ro cũng như khan hiếm nguồn lao động, số
người Việt sang Malaysia giảm hẳn, chưa tới 10.000.


 Năm 2009
Theo báo cáo của bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, do ảnh hưởng của khủng

hoảng kinh tế, đến cối năm 2009, cả nước đã có 133.262 lao động bị mất việc làm –
chiếm 18% lao động làm việc trong các doanh nghiệp (DN) có báo cáo, chưa kể
40.348 lao động ở các làng nghề bị mất việc làm và khoảng 100.000 người phải
giảm giờ làm, nghỉ luân phiên. Ngày 19/1/2010, Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội cho biết tỷ lệ thất nghiêp tại khu vực thành thị của Việt Nam năm 2009 là 4,66%
(đây là tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi 15-60 đối với nam và 15-55 đối với nữ) và tỷ lệ
thiếu việc làm của Việt Nam ở mức 5,1%. Đáng chú ý tỷ lệ thiếu việc làm ở nông
thôn lên tới 6,1%, còn khu vực thành thị là 2,3%. Theo báo cáo của Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội năm 2009, cả nước đã tạo việc làm cho 1,51 triệu lao động,
đạt 88,8% kế hoạch năm, trong đó, tạo việc làm trong nước là 1,437 triệu người và
xuất khẩu lao động trên 73.000 người. Năm 2010, Bộ đặt mục tiêu tạo việc làm cho
1,6 triệu lao động. Trong đó, việc làm trong nước là 1,515 triệu người, xuất khẩu lao
động là 85.000 người. Bên cạnh đó, Bộ cũng phấn đấu giảm tỷ lệ thất nghiệp trong
độ tuổi ở khu vực thành thị xuống dưới 4,7%.

 Năm 2010
Tại cuộc họp báo ngày 31/12/2010, Tổng cục thống kê cho biết, lực lượng lao
động trong độ tuổi của nước ta năm 2010 khoảng 46,21 triệu người, tăng 2,12% so
với năm 2009. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,88%. Tỷ lệ
thất nghiệp khu vực thành thị là 4,29% và tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn là
2,29%. So sánh với năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp chung đã giảm 0,02%, thất nghiệp
thành thị giảm 0,17% trong khi thất nghiệp nông thôn lại tăng thêm 0,02%. Bên
cạnh tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi, tỷ lệ thiếu việc làm năm 2010 của
lao động trong độ tuổi là 4,5%; trong đó khu vực thành thị là 2,04%, khu vực nông
thôn là 5,47%.Theo Tổng cục Thống kê, năm 2010, lực lượng lao động trong độ tuổi
từ 15 trở lên là hơn 50,5 triệu người, tăng 2,68% so với năm 2009, trong đó lực
lượng lao động trong độ tuổi lao động là hơn 46,2 triệu người, tăng 2,12%.Tỷ lệ dân
số cả nước 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động tăng từ 76,5% năm 2009 lên
77,3% năm 2010.


 Năm 2011
Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị luôn cao hơn khu vực nông thôn và ngược lại
tình trạng thiếu việc làm ởkhu vực nơng thơn thường cao hơn khu vực thành thị.
Năm 2011, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của khu vực thành thị là 3,6% và
tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động của khu vực nông thôn là 3,56%. Đây là
một trong những nét đặc thù của thịtrường lao động nước ta trong nhiều năm gần
đây. Năm 2011, cứ 1000 người đang làm việc ở khu vực nông thơn thì có 36 người


thiếu việc làm; tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nông thôn cao gấp hơn 2,2 lần khu
vực thành thị, trong khi có sự chênh lệch khơng đáng kể về mức độ thiếu việc giữa
nam và nữ ở khu vực nông thôn của các vùng kinh tế- xã hội.
Trong 6 tháng đầu năm 2011, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước
ước tính đạt 50,4 triệu người, tăng 33,2 nghìn người so với lực lượng lao động trung
bình năm 2010, trong đó nam 26 triệu người, tăng 72,4 nghìn người; nữ 24,4 triệu
người, giảm 39,2 nghìn người. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động của cả
nước 6 tháng đầu năm là 46,4 triệu người, giảm 7,2 nghìn người so với số bình quân
năm trước, trong đó nam là 24,6 triệu người, tăng 42,6 nghìn người; nữ là 21,8 triệu
người, giảm 49,8 nghìn người. Lao động đang làm việc của cả nước trong 6 tháng
đầu năm 2011 ước tính đạt 49,2 triệu người, tăng 171 nghìn người so với bình qn
năm 2010, trong đó 48,6% làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản;
21,2% làm việc trong khu vực công nghiệp, xây dựng và 30,2% làm việc trong khu
vực dịch vụ.
Theo kết quả điều tra lao động tại 4.237 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, lao
động tháng 6/2011 của số doanh nghiệp trên ước tính tăng 1% so với tháng 5, trong
đó khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,3%; doanh nghiệp ngồi Nhà nước tăng
1,3% và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi tăng 1,3%. Trong ba ngành
cơng nghiệp cấp I, lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,1%; ngành
khai thác tăng 0,3%; lao động ngành điện, nước tương đối ổn định. Tỷ lệ thất nghiệp
của lao động trong độ tuổi 6 tháng đầu năm ước tính 2,58% (năm 2010 là 4,1%),

trong đó khu vực thành thị 3,96%; khu vực nông thôn 2,02%. Tỷ lệ thiếu việc làm
của lao động trong độ tuổi ước tính 3,9%, trong đó khu vực thành thì 2,15% và khu
vực nông thôn 4,6%. Cũng theo Tổng cục Thống kê, lao động đang làm việc của cả
nước trong sáu tháng đầu năm 2011 ước tính đạt 49,2 triệu người, tăng 171 nghìn
người so với bình qn năm 2010; trong đó 48,6% làm việc trong khu vực nông,
lâm nghiệp và thuỷ sản; 21,2% làm việc trong khu vực công nghiệp, xây dựng và
30,2% làm việc trong khu vực dịch vụ.
2.3 Những tác động của thất nghiệp đến nền kinh tế
Thất nghiệp (unemployment) tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Thất
nghiệp tăng có nghĩa lực lượng lao động xã hội không được huy động vào hoạt động
sản xuất kinh doanh tăng lên; là sự lãng phí lao động xã hội- nhân tố cơ bản để phát
triển kinh tế- xã hội. Thất nghiệp tăng lên cũng có nghĩa nền kinh tế đang suy thoáisuy thoái do tổng thu nhập quốc gia thực tế thấp hơn tiềm năng; suy thoái do thiếu
vốn đầu tư (vì vốn ngân sách bị thu hẹp do thất thu thuế, do phải hỗ trợ người lao
động mất việc làm…) Thất nghiệp tăng lên cũng là nguyên nhân đẩy nền kinh tế đến
(bờ vực) của lạm phát.


Thất nghiệp (unemployment) ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao
động. Người lao động bị thất nghiệp, tức mất việc làm, sẽ mất nguồn thu nhập. Do
đó, đời sống bản thân người lao động và gia đình họ sẽ khó khăn. Điều đó ảnh
hưởng đến khả năng tự đào tạo lại để chuyển dổi nghề nghiệp, trở lại thị trườgn lao
động; con cái họ sẽ khó khăn khi đến trường; sức khoẻ họ sẽ giảm sút do thiếu kinh
tế để bồi dưỡng, để chăm sóc y tế…Có thể nói, thất nghiệp “đẩy” người lao động
đến bần cùng, đến chan nản với cuộc sống, với xã hội; dẫn họ đến những sai phạm
đáng tiếc…
Thất nghiệp (unemployment) ảnh hưởng đến trật tự xã hội… Thất nghiệp gia
tăng làm trật tự xã hội không ổn định; hiện tượng lãn công, bãi cơng, biểu tình địi
quyền làm việc, quyền sống… tăng lên: hiện tượng tiêu cực xã hội cũng phát sinh
nhiều lêm như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…; Sự ủng hộ của người lao
động đối với nhà cầm quyền cũng bị suy giảm… Từ đó, có thể có những xáo trộn về

xã hội, thậm chí dẫn đên biến động về chính trị.
2.4 Các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam
Muốn giảm bớt thất nghiệp xã hội cần phải có thêm nhiều việc làm, đa dạng hơn
và có mức tiền cơng tốt hơn, đồng thời phải đổi mới, hoàn thiện thị trường lao động
để đáp ứng kịp thời, nhanh chóng cả yêu cầu của doanh nghiệp và người lao động.
Do yêu cầu cạnh tranh mạnh mẽ của cơ chế thị trường việc mở rộng sản xuất tạo
nhiều việc làm tốt, thu nhập khá và ổn định luôn gắn liền với năng suất ngày càng
cao. Ở mỗi mức tiền công sẽ thu hút nhiều lao động hơn. Trong những điều kiện đó,
cầu về lao động sẽ tăng lên và khoảng thời gian thất nghiệp cũng sẽ giảm xuống. Để
thúc đẩy quá trình này cần có những chính sách khuyến khích đầu tư, thay đổi công
nghệ sản xuất. Điều này lại liên quan đến chính sách tiền tệ (lãi suất), xuất nhập
khẩu, giá cả (tư liệu lao động...), thuế thu nhập, giảm trợ cấp thất nghiệp ....
- Giảm trợ cấp thất nghiệp: khi mất việc hay thất nghiệp thì người thất nghiệp dược
nhận 60% trợ cấp. Khi có việc làm thì họ bị cắt tiền trợ cấp đi. Điều này tạo điều
kiện cho những người thất nghiệp tự nguyện có được khoản thu nhập mà không cần
phải lao động. Giảm trợ cấp thất nghiệp tức là giảm phạm vi trợ cấp, chỉ trợ cấp cho
những đối tượng thất nghiệp thực sự. Như vậy thúc đẩy những người có khả năng
lao động thất nghiệp tự nguyện tham gia vào lực lượng lao động thì tỷ lệ thất nghiệp
sẽ giảm dần.
- Chính sách tài khố là việc Chính phủ sử dụng thuế khố và chi tiêu công cộng để
điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế. Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng, điều đó có
nghĩa là nền kinh tế đang lầm vào tình trạng suy thối. Khi đó các hãng tư nhân
khơng muốn đầu tư thêm, người tiêu dùng không muốn chi tiêu thêm, tổng cầu
giảm, doanh nghiệp thu hẹp sản xuất. Lúc này chính phủ tăng chi tiêu và giảm thuế


sẽ khiến sản lượng tăng lên và mức việc làm đầy đủ có thể khơi phục và tỷ lệ thất
nghiệp giảm.
- Các chính sách nhằm vào đường cung người lao động như chính sách nâng cao
mức lương trung bình. Tiền công cao, tỷ lệ người thất nghiệp tự nguyện giảm. Đào

tạo nghề đa dạng hoá các loại nghề khác nhau giúp cho người lao động có khả năng
đổi nghề.
- Khi Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương giảm lãi suất.
Lãi suất giảm đã khuyến khích tiêu dùng đầu tư … doanh nghiệp mở rộng sản xuất,
cung cấp việc làm ngày càng tang dẫn đến tỷ lên thất nghiệp giảm.
2.5 Đánh giá thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2011

 Những mặt đạt được
- Thất nghiệp ngắn hạn giúp người lao động tìm cơng việc ưng ý và phù hợp
vớinguyện vọng và năng lực làm tăng hiệu quả xã hội.
- Lợi ích xã hội, làm cho việc phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả hơn và góp
phần làm tăng tổng sản lượng của nền kinh tế trong dài hạn.
- Thất nghiệp mang lại thời gian nghỉ ngơi và sức khỏe.
- Thất nghiệp mang lại thời gian cho học hành và trau dồi thêm kỹ năng.
- Thất nghiệp tạo sự cạnh tranh và tăng hiệu quả.

 Hạn chế và nguyên nhân
Thất nghiệp đã gây ra hao phí nguồn lực xã hội, con người và máy móc. Quy luật
Okun áp dụng cho nền kinh tế Mỹ nói rằng 1% thất nghiệp chu kỳ làm sản lượng
giảm 2,5% so với mức sảnlượng tiềm năng (xuống dưới mức tự nhiên). Công nhân
tuyệt vọng khi khơng thể có việc làm sau một thời gian dài. Khủng hoảng gia đình
do khơng có thu nhập. Cá nhân thất nghiệp bị mất tiền lương và nhận trợ cấp thất
nghiệp. Chính phủ mất thu nhập từ thuế và phải trả thêm trợ cấp. Tỷ lệ thất nghiệp
cao đồng nghĩa với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp – các nguồn lực con người
khơng được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và dịch vụ. Thất nghiệp
cịn có nghĩa là sản xuất ít hơn. Giảm tính hiệu quả của sản xuất theo quy mô. Thất
nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm. Hàng hóa và dịch vụ khơng có người tiêu
dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm. Hơn nữa, tình
trạng thất nghiệp cao đưa đếnnhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do
đó mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn. Các doanh nghiệp bị giảm lợi nhuận.

Nguyên nhân là do trong hệ thống cấu trúc kinh tế xã hội cũ, chúng ta có những
sai lầm, khuyết điểm trong q trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, như đại hội VI đã


chỉ rõ: Đãduy trì quá lâu nền kinh tế chỉ có hai thành phần, khơng coi trọng cơ cấu
kinh tế nhiều thành phần, kinh tế mở cửa dẫn đến sai lầm trong bố trí kinh tế, chưa
quan tâm đúng mức đến chiến lược xây dựng kinh tế xã hội, hướng vào phát triển
những ngành công nghiệp với quy mô nhỏ để thu hút được nhiều lao động dẫn đến
hạn chế khả năng khai thác cáctiềm năng hiện có để phát triển việc làm và tạo nhiều
điều kiện để người lao động tự tạo việc làm cho mình và do người khác. Chức năng
của Nhà nước trong việc tổ chức lao động giải quyết việc làm cho xã hội chưa được
phát huy đầy đủ.
Phần 3. Một số giải pháp/ Khuyến nghị giảm tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam
3.1 Định hướng phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Từ Đại hội Đảng lần thứ VI đến Đại hội Đảng lần thứ XII, thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được hoàn thiện và được chứng
minh tính đúng đắn trên thực tế khi đã giúp đất nước ta thốt khỏi thời kỳ khó khăn
về kinh tế, đạt tốc độ tăng trưởng có lúc thuộc nhóm cao nhất thế giới. Từ nước
nghèo, thu nhập thấp, Việt Nam đã gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình, hội
nhập ngày càng sâu rộng hơn với kinh tế thế giới. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới
của nền kinh tế Việt Nam để đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững, Đảng và Nhà
nước đang nghiên cứu, xem xét những vấn đề đặt ra để hoàn thiện hơn thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong đó, vai trị kiến tạo của
Nhà nước, vai trò của doanh nghiệp nhà nước, vai trị của kinh tế tư nhân được nhìn
nhận sẽ là những trụ cột để tạo nên sức mạnh kinh tế cho quốc gia. Nhận diện và
chấn chỉnh các biểu hiện chệch hướng trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng là vấn đề thường xuyên, không thể
xem nhẹ.
Trong bối cảnh đó, sự phát triển nhận thức của Đảng từ Đại hội VI đến Đại hội
XII về mơ hình kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN),

cũng như mối quan hệ và sự kết hợp giữa Nhà nước với thị trường là cả một q
trình tìm tịi, trải nghiệm, phát triển từ thấp lên cao, ngày càng đầy đủ và hồn thiện
hơn. Đến Đại hội XII, mơ hình KTTT định hướng XHCN ở nước ta đã được khắc
họa rõ nét và đầy đủ hơn. Báo cáo do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày tại
phiên khai mạc Đại hội XII của Đảng sáng 21-1-2016 đã nhấn mạnh: “Thống nhất
nhận thức nền KTTT định hướng XHCN Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ,
đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường; đồng thời, bảo đảm định hướng
XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị
trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền
XHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu "dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh”; có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần


kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động
lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng,
hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trị chủ yếu trong huy động
và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng
sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước đóng vai trị định hướng, xây dựng
và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo mơi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và
lành mạnh; sử dụng các cơng cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định
hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường;
thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển.
Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội…”.
3.2 Khuyến nghị nhằm giảm tỉ lệ thất nghiệp ở nước ta hiện nay
Tuy rằng kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển nhanh nhưng vẫn coi là chưa
tương xứng với tiềm năng. Việt Nam có vị trí địa lý đặc biệt năm giữa ngã tư đường
hàng hải và hàng không quốc tế nên việc chú trọng và phát triển ngành hàng hải,
đóng tàu cần được đầu tư hơn nữa. Để giảm tỷ lệ thất nghiệp Nhà nước ta cần phải

có sự quan tâm hơn nữa đến người lao động để họ yêu nghề, hăng say lao động kéo
theo năng suất lao động tăng thu nhập quốc dân tăng. Một trong những vấn đề chủ
chốt là công tác lao động - tiền lương cho người lao động. Tiền lương là số tiền mà
người lao động được nhận do họ bán sức lao động của mình vì thế mà có chế độ tiền
lương và tiền thưởng hợp lý để họ đủ điều kiện tái tạo lại sức lao động, yêu lao
động, có vậy mới thúc đẩy người lao động trong việc hoàn thành, và hoàn thành
vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Công tác quản lý của Nhà nước phải được
hoàn thiện dần. Các Công ty Nhà nước hoạt động kém hiệu quả, cần được sửa đổi
và thay thế bằng mơ hình hoạt động khác. Phát triển kinh tế bằng việc đầu tư theo
chiều sâu, đổi mới các trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ
giá thành sản phẩm. Tài nguyên của Việt Nam là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch
sử, di tích cách mạng vì vậy Nhà nước Việt Nam cần có cơng tác tốt hơn trong việc
bảo tồn, duy tu những cảnh quan thiên nhiên, góp phần nâng cao thu nhập quốc gia
qua ngành công nghiệp khơng khói này. Đi đơi với việc phát triển kinh tế chính phủ
cần quan tâm đến vấn đề mơi trường. Ngày nay cả thế giới đang chịu hậu quả của
việc nóng lên của trái đất, hạn hán, lũ lụt, sóng thần xảy ra một cách thường xuyên,
nguy hiểm, gây thiệt hại lớn. Do vậy vấn đề môi trường là vấn đề bức thiết và cấp
bách. Công tác tuyên truyền cho người dân có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi
trường sống. Các dự án kinh tế phải được song hành với các dự án bảo vệ môi
trường để tạo ra bầu khơng khí trong lành con người Việt Nam có sức khoẻ tốt hơn
để phục vụ cho xã hội được nhiều hơn.
KẾT LUẬN


Như vậy kinh tế học vĩ mô đã nghiên cứu được hoạt động của toàn bộ tổng thể
rộng lớn của nền kinh tế như tăng trưởng kinh tế, sự biến động của giá cả và việc
làm của cả nước... Thành tựu kinh tế vĩ mô của một nước thường được đánh giá 3
dấu hiệu chủ yếu là: ổn định, tăng trưởng và công bằng xã hội. Sự ổn định kinh tế là
kết quả của việc giải quyết tốt những vấn đề kinh tế cấp bắch như lạm phát, suy
thoái và đặc biệt là tỷ lệ thất nghiệp trong thời kỳ ngắn hạn. Để đạt được sự ổn định

cân bằng trong thị trường lao động, chính sách kinh tế vĩ mơ cần hướng tới mục tiêu
cụ thể.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Wikipedia - Bách khoa toàn thư mở;
2. Báo ngoại giao Việt Nam - Thị trường lao động Việt Nam - Những diễn biến
mới;
3. Tạp trí xây dựng Đảng - Chính sách thị trường lao động;
4. Việt báo: Thị trường lao động Việt Nam: thừa lượng thiếu chất;
5. Kinh tế vĩ mô: Nhà xuất bản thống kê Hà Nội – 1996;
6. Báo điện tử: ;
7. />8. />9. />10. />


×