Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Luận văn tốt nghiệp công nghệ sản xuất bê tông cốt thép và các cấu kiện bê tông cốt thép

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 143 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
KHOA XÂY DỰNG

*********

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
Ngành:Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng

Đề tài : Công nghệ kỹ thuật sản xuất bê tông và các cấu kiện bê tông cốt thép:
1. Cọc ly tâm công suất 30.000m/năm.
2.Tấm tường rỗng đùn ép công suất 600.000m2/năm.
3.Bê tông thương phẩm năng suất 120 000 m3/năm (B30, B40, B50)

GVHD: PGS.TS.NGUYỄN DUY HIẾU
SVTH: TRẦN TUẤN ANH

HÀ NỘI – 2021

MỤC LỤC

Chữ kí:


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ

GVHD:PGS.TS.NGUYỄN DUY HIẾU

MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN..................................................................................... 6
1.1. Tổng quan tình hình sản xuất và sử dụng sản phẩm bê tông ............................. 6
1.1.1. Sự phát triển của cấu kiện bê tông trên thế giới .......................................... 6


1.1.2. Sự phát triển của cấu kiện bê tông ở Việt Nam ........................................... 9
1.2. Sản phẩm cấu kiện bê tông đúc sẵn ................................................................ 14
1.2.1. Cọc ly tâm thường .................................................................................... 14
1.2.2 Tấm tường rỗng......................................................................................... 18
1.2.3. Bê tông thương phẩm ............................................................................... 23
1.3. Các dây chuyền công nghệ và kỹ thuật sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn ...... 27
1.3.1. Công nghệ sản xuất cấu kiện bê tông cốt thép theo dây chuyền tổ hợp ..... 27
1.3.2. Công nghệ sản xuất cấu kiện bê tông cốt thép trên dây chuyền liên tục .... 28
1.3.3. Sản xuất các cấu kiện bê tông cốt thép trong khuôn caset ......................... 29
1.3.4. Sản xuất các cấu kiện bê tông cốt thép theo phương pháp bệ .................... 30
1.3.5. Tạo hình các cấu kiện bê tơng cốt thép trên bàn rung ............................... 30
1.4. Công nghệ sản xuất bê tông thương phẩm ...................................................... 31
1.4.1. Trạm trộn bê tông ..................................................................................... 31
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC ........................................................................ 35
2.1. Các tính chất cơ bản của bê tơng và hỗn hợp bê tơng ..................................... 35
2.1.1. Các tính chất cơ bản của hỗn hợp bê tơng................................................. 35
2.1.2. Các tính chất cơ bản của bê tông .............................................................. 37
2.2. Yêu câu nguyên liệu ....................................................................................... 41
2.2.1. Xi măng ................................................................................................... 41
2.2.2. Cốt liệu lớn .............................................................................................. 42
2.2.3. Cốt liệu nhỏ .............................................................................................. 43
2.2.4. Nước ........................................................................................................ 45
2.2.5. Phụ gia ..................................................................................................... 46
2.2.6. Yêu cầu đối với vật liệu thép .................................................................... 47
2.2.7. Các yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng hỗn hợp bê tông và bê tông ........ 48
2.3. Cơ sở lựa chọn phương pháp tạo hình ............................................................ 49
2.3.1. Tạo hình bằng phương pháp chấn động .................................................... 49
2.3.2. Tạo hình bằng phương pháp khơng chấn động ......................................... 51
2.3.3 Lựa chọn phương pháp sản xuất cấu kiện .................................................. 53
SVTH:TRẦN TUẤN ANH -16VL


Trang2


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ

GVHD:PGS.TS.NGUYỄN DUY HIẾU

2.4. Quá trình hình thành và phát triển cường độ của bê tơng ................................ 55
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp nâng cao cường độ cho bê tông ............... 60
2.5.1. Ảnh hưởng của tuổi bê tông ..................................................................... 60
2.5.2. Ảnh hưởng của cường độ đá xi măng ....................................................... 61
2.5.3. Ảnh hưởng của cốt liệu ............................................................................ 64
2.5.4. Ảnh hưởng của cấu tạo bê tông ................................................................ 64
2.5.5. Ảnh hưởng của phụ gia ............................................................................ 66
2.5.6. Ảnh hưởng của gia công lèn chặt.............................................................. 66
2.5.7. Ảnh hưởng của điều kiện môi trường bảo dưỡng ...................................... 66
2.6. Các khuyết tật của bê tông và các giải pháp đề phòng, khắc phục ................. 67
2.6.1. Các khuyết tật của bê tơng........................................................................ 67
2.6.2. Giải pháp phịng ngừa .............................................................................. 71
2.6.3. Giải pháp khắc phục ................................................................................. 73
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH DÂY CHUYỀN CƠNG NGHỆ ................................. 74
3.1

.Sơ đồ dây chuyền công nghệ ...................................................................... 74

3.1.1 Sơ đồ cơng nghệ tồn nhà.......................................................................... 74
3.1.2 Sơ đồ cơng nghệ phân xưởng tạo hình Cọc ly tâm ..................................... 76
3.1.3. Sơ đồ công nghệ sản xuất tấm tường rỗng ................................................ 78
3.1.4. Sơ đồ dây chuyền công nghệ phân xưởng thép ......................................... 79

3.1.5. Sơ đồ dây chuyền công nghệ phân xưởng trộn ......................................... 81
3.1.6. Kho silo chứa xi măng.............................................................................. 83
3.1.7.Kho kín bán bunke kiểu hào cầu cạn chứa cốt liệu .................................... 84
3.1.8. Dưỡng hộ sản phẩm ................................................................................. 85
CHƯƠNG 4: TÍNH TỐN VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ ..................................... 87
4.1. Thiết kế cấp phối............................................................................................ 87
4.1.1. Cơ sở lý thuyết tính tốn cấp phối ............................................................ 87
4.1.2. Vật liệu sử dụng ....................................................................................... 93
4.2. Thiết kế thành phần cấp phối bê tơng ............................................................. 94
4.2.1. Tính cấp phối cho cọc ly tâm.................................................................... 94
4.2.2. Tính cấp phối cho tấm tường rỗng M15.................................................... 97
4.2.3. Tính cấp phối cho bê tơng thương phẩm ................................................... 99
4.3. Tính cân bằng vật chất ................................................................................. 103
4.3.1.Chế độ làm việc của nhà máy .................................................................. 103
SVTH:TRẦN TUẤN ANH -16VL

Trang3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ

GVHD:PGS.TS.NGUYỄN DUY HIẾU

4.3.2 Tính tốn cân bằng vật chất cho các tuyến phân xưởng cọc ly tâm .......... 104
4.3.3. Tính tốn cân bằng vật chất cho các tuyến phân xưởng tấm tường rỗng . 106
4.3.4 Tính tốn hao hụt bê tơng thương phẩm .................................................. 109
4.4. Lựa chọn thiết bị cho phân xưởng ................................................................ 112
4.4.1. Silo xi măng ........................................................................................... 112
4.4.2 Kho cốt liệu............................................................................................. 117
4.4.2.1. Kho đá ............................................................................................. 117

4.2.2.2. Kho cát ............................................................................................ 119
4.4.3. Chọn xe xúc lật ...................................................................................... 120
4.4.4. Chọn bơm xi măng ................................................................................. 120
4.4.5. Chọn thiết bị định lượng xi măng ........................................................... 121
4.4.6. Phân xưởng thép .................................................................................... 121
4.4.7 Chọn trạm trộn ........................................................................................ 127
4.4.8. Tính chọn bunke chứa cốt liệu cho trạm trộn bê tông sx cấu kiện ........... 129
4.4.9. Tính chọn trạm trộn ................................................................................ 131
4.4.10.Tính chọn bunke chứa cốt liệu cho trạm trộn bê tông sx bê tơng thương phẩm
........................................................................................................................ 133
4.5.Phân xưởng tạo hình cọc ly tâm .................................................................... 134
4.6. Phân xưởng tạo hình tấm tường rỗng ........................................................... 142
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................ Error! Bookmark not defined.

SVTH:TRẦN TUẤN ANH -16VL

Trang4


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ

GVHD:PGS.TS.NGUYỄN DUY HIẾU

LỜI MỞ ĐẦU
Các cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn hoặc bê tông ứng suất trước được sử dụng hết
sức rộng rãi trong nhiều ngành và nhiều lĩnh vực như : xây dựng dân dụng, giao thơng
vận tải, thuỷ lợi…Với nhiều hình dáng và kích thước khác nhau: panel sàn, dầm mái,
dầm cầu chạy, dàn mái, cột các loại…
Chúng có ưu điểm là cho phép tận dụng bê tông số hiệu cao, cốt thép cường độ cao
nhằm để tiết kiệm bê tông và cốt thép, nhờ đó có thể thu nhỏ kích thước cấu kiện, giảm

nhẹ khối lượng sản phẩm, nâng cao năng lực chịu tải, và khả năng chống nứt của cấu
kiện bê tơng cốt thép. Do đó đẩy nhanh được tốc độ thi công mà không làm giảm chất
lượng công trình. Vì vậy, các dạng sản phẩm này được sử dụng rất phổ biến hiện nay.
Với những yêu cầu thực tế như vậy, thầy cô bộ môn đã giao cho em thực hện đồ án
tốt nghiệpcó nội dung “Cơng nghệ kỹ thuật sản xuất bê tông và cấu kiện bê tông cốt
thép:
1- Cọc ly tâm công suất: 30.000 m/năm.
2- Tấm tường rỗngđùn ép công suất 600.000 m2/năm.
3- Bê tông thương phẩm cơng suất 120.000 m3/năm(B30, B40, B50)”
Trong q trình thực hiện đề tài em được sự hướng dẫn nhiệt tình từ Thầy
PGS.TS.NGUYỄN DUY HIẾU để giúp em hoàn thành đề tài của mình. Em xin chân
thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy!
Sinh viên thực hiện

Trần Tuấn Anh

SVTH:TRẦN TUẤN ANH -16VL

Trang5


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ

GVHD:PGS.TS.NGUYỄN DUY HIẾU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan tình hình sản xuất và sử dụng sản phẩm bê tông
1.1.1. Sự phát triển của bê tông trên thế giới
Từ thời La Mã cổ đại bê tông đã được sử dụng như một loại vật liệu xây dựng.
Khi xi măng được phát minh vào những năm đầu thế kỷ 19 thì việc kết hợp giữa bê tơng

và xi măng đem lại hiệu quả cao và được sử dng ngy mt rng rói FranỗoisCoignet,
nh t bn cụng nghip người Pháp, là người tiên phong trong việc phát triển kết cấu bê
tông cốt thép và kết cấu bê tông đúc sẵn. Coignet là người đầu tiên sử dụng cốt sắt cho
bê tơng trong xây dựng các cơng trình nhà ở dân dụng. Năm 1853, Coignet cho xây
dựng cơng trình đầu tiên sử dụng bê tông cốt sắt, một căn nhà 4 tầng ở số 72 phố Charles
Michels, ngoại ô Paris. Tuy vậy, theo những mơ tả của Coignet thì việc bổ sung cốt sắt
vào bê tông không nhằm mục đích tăng cường độ bê tơng mà nhằm giữ cho các bức
tường bằng bê tông đứng thẳng và không bị lộn nhào. Sự kết hợp giữa bê tông và cốt
thép của Coignet do đó vẫn chỉ mang tính chất tình cờ, chưa nhằm mục đích tăng cường
độ chịu kéo cho kết cấu bê tông.
Năm 1854, nhà thầu xây dựng người Anh là William B. Wilkinson đã cho gia cố
mái và sàn bằng bê tông cốt thép cho một ngôi nhà hai tầng mà ơng xây dựng. Dựa vào
vị trí đặt cốt thép, ông đã chứng minh rằng, không giống như những người tiền nhiệm
của mình, Wilkinson đã có những hiểu biết nhất định về việc sử dụng cốt thép để gia
tăng khả năng chịu kéo trong kết cấu.
Joseph Monier, một nhà làm vườn người Pháp, được biết đến như một trong
những nhà phát minh chính của kết cấu bê tơng cốt thép. Ông đã được cấp bằng sáng
chế cho việc sử dụng lưới thép làm từ vỏ đạn cối để gia cố cho các chậu cây bằng bê
tông. Năm 1877, Monier nhận thêm một bằng sáng chế cho việc sử dụng lưới thép để
gia cố cho các cột và dầm cầu bê tông. Mặc dù Monier chắc chắn rằng kết hợp bê tông
và cốt thép sẽ gia tăng cường độ cho kết cấu, nhưng rất ít người có thể khẳng định liệu
Monier có thực sự hiểu về khả năng gia tăng cường độ chịu kéo của cốt thép trong kết
cấu bê tơng hay khơng.
Có thể thấy, từ thời La Mã cổ đại cho tới cuối những năm cuối thể kỷ 19, mặc dù
bê tông và bê tông cốt thép đã được sử dụng như một loại vật liệu xây dựng nhưng chưa
có bất kỳ một nghiên cứu nào chứng minh được sự kết hợp hiệu quả giữa bê tông và cốt
SVTH:TRẦN TUẤN ANH -16VL

Trang6



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ

GVHD:PGS.TS.NGUYỄN DUY HIẾU

thép dưới góc nhìn khoa học, cơng nghệ. Nhà sáng chế người Mỹ ThaddeusHyatt là
người đầu tiên công bố một báo cáo mang tên "Đánh giá về một vài thực nghiệm liên
quan tới vật liệu xây dựng kết hợp giữa bê tông-xi măng Portland và cốt sắt, có xem xét
tới khả năng tiết kiệm vật liệu trong xây dựng và khả năng phòng cháy đối với kết cấu
mái, sàn và hành lang", trong đó ứng xử của kết cấu bê tơng cốt thép đã được đưa ra
nghiên cứu và đánh giá thông qua thực nghiệm. Nghiên cứu này của Hyatt đóng một vai
trị cực kỳ quan trọng cho sự phát triển kết cấu bê tông sử dụng trong xây dựng, khi lần
đầu tiên nó được xem xét và chứng minh sự hiệu quả dưới góc độ khoa học, cơng nghệ.
Nếu khơng có nghiên cứu này, rất nhiều những thử nghiệm và sai sót trong thực tế có
thể sẽ xảy ra trong đà phát triển của kết cấu bê tông cốt thép.
Kỹ sư người Đức Mathias Koennen là người đầu tiên đề xuất đưa cốt thép vào
vùng bê tông chịu kéo để tăng khả năng chịu kéo cho toàn bộ kết cấu. Năm 1886 ông đã
công bố các bản thảo đầu tiên về lý thuyết và tiêu chuẩn thiết kế cho kết cấu bê tông cốt
thép [2]. Một kỹ sư người Đức khác là G. A. Wayss là một trong những người tiên phong
trong việc ứng dụng kết cấu bê tông cốt thép vào thực tế sản xuất. Wayss mua bản quyền
sáng chế của Monier vào năm 1879 và bắt đầu thương mại hóa vào năm 1884 khi thành
lập công ty "Wayss & Freytag". Trong những năm 1890, dựa trên sáng chế của Monier,
Wayss và cơng ty của mình đã có nhiều đóng góp to lớn trong việc phát triển khả năng
gia cường của cốt thép trong bê tông.
Lịch sử phát triển của kết cấu bê tơng cốt thép cuối thế kỷ 19 cịn ghi nhận thêm
đóng góp của kỹ sư người Anh Ernest L. Ransome. Sử dụng những kiến thức thu thập
được về sự phát triển của bê tông cốt thép trong 50 năm trước đó, Ransome đã cải tiến
bằng cách sử dụng những thanh cốt thép xoắn để gia tăng khả năng dính bám giữa thép
và bê tơng [12]. Sự hiểu quả từ những tòa nhà xây dựng bằng cách sử dụng cải tiến này
đã nâng cao tên tuổi Ransome và giúp ông giành được hợp đồng xây dựng hai trong số

những cây cầu bê tông cốt thép đầu tiên tại Bắc Mỹ. Kết cấu bê tông cốt thép cũng được
sử dụng cho một trong những tòa nhà chọc trời đầu tiên của thế giới, tòa nhà Ingalls cao
16 tầng tại Cincinnati, xõy dng vo nm 1904.
Nm 1892, Franỗois Hennebique ó np bằng sáng chế khiến ông trở thành nhà
phát minh của bê tông cốt thép. Tại Hội chợ Thế giới năm 1900, ông được gọi là "nhà

SVTH:TRẦN TUẤN ANH -16VL

Trang7


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ

GVHD:PGS.TS.NGUYỄN DUY HIẾU

thầu quan trọng nhất của công chúng về bê tông cốt thép". Từ đó bê tơng trở thành một
cấu kiên khơng thể thiếu trong xây dựng.
Từ năm 1897, kết cấu bê tông cốt thép trở thành một phần trong chương trình
giảng dạy tại trường École des Ponts et Chaussées, Pháp. Một trong những kỹ sư xây
dựng tốt nghiệp chương trình này là Eugène Freyssinet, cha đẻ của bê tông dự
ứnglực vào năm 1929. Những năm về sau lĩnh vực bê tông cốt thép đã đạt được nhiều
tiến bộ và phát triển vượt bậc trên thế giới, dẫn đến việc thành lập "Hiệp hội bê tơng
Đức" vào năm 1910, sau đó là "Hiệp hội bê tông Áo" và các "Viện nghiên cứu bê tông
Anh", "Viện nghiên cứu bê tông Mỹ" cũng như các tổ chức quốc tế như "Liên đồn bê
tơng dự ứng lực quốc tế" (FIP) hay "Ủy ban Bê tông châu Âu" (CEB). Những tổ chức
này đã góp phần quan trọng trong việc phát triển và ứng dụng kết cấu bê tông cốt thép
trong ngành xây dựng. Hiện nay kết cấu bê tông cốt thép là loại kết cấu được sử dụng
phổ biến nhất trong lĩnh vực xây dựng.
Trong quá trình sử dụng, cùng với sự phát minh ra nhiều loại bê tơng và bê tơng
cốt thép mới, người ta càng hồn thiện phương pháp tính tốn kết cấu, càng phát huy

được tính năng ưu việt và hiệu quả sử dụng của chúng, do đó càng mở rộng phạm vi sử
dụng của loại vật liệu này. Đồng thời với việc sử dụng bê tơng và bê tơng cốt thép tồn
khối, đổ tại chỗ, không bao lâu sau khi xuất hiện bê tông cốt thép, cấu kiện bê tông đúc
sẵn ra đời.
Trong mười năm từ 1930 đến 1940 việc sản xuất cấu kiện bê tông cốt thép bằng
thủ công được thay thế bằng phương pháp cơ giới và việc nghiên cứu thành công dây
chuyền công nghệ sản xuất các cấu kiện bê tông cốt thép được áp dụng tạo điều kiện ra
đời những nhà máy sản xuất các cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn.

Cuối năm 1980 đánh dấu sự xuất hiện của bê tông cường độ cao như bê tông cốt
sợi với cường độ cực cao và bê tông tự lèn.Những thành tựu nghiên cứu về lý luận cũng
như về phương pháp tính tốn bê tơng cốt thép trên thế giới càng thúc đẩy ngành công
nghiệp sản xuất cấu kiện bê tông cốt thép phát triển và đặc biệt là thành công của việc
nghiên cứu bê tông ứng suất trước được áp dụng vào sản xuất cấu kiện là một thành tựu
có ý nghĩa to lớn.

SVTH:TRẦN TUẤN ANH -16VL

Trang8


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ

GVHD:PGS.TS.NGUYỄN DUY HIẾU

1.1.2.Sự phát triển của bê tơng ở Việt Nam
Trong q trình sử dụng người ta ngày càng hồn thiện các phương pháp tính
tốn kết cấu, càng phát huy được tính ưu việt và hiệu quả sử dụng của chúng. Những
năm đầu thế kỷ 20 cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn ra đời. Việc sản xuất cấu kiện bê
tông đúc sẵn bằng thủ công đã dần dần được thay thế bằng phương pháp cơ giới. Việc

nghiên cứu thành công dây chuyền công nghệ sản xuất các cấu kiện bê tông cốt thép và
được áp dụng vào sản xuất đã tạo điều kiện ra đời những nhà máy sản xuất cấu kiện cốt
thép đúc sẵn đầu tiên.

Mấy thập niên vừa qua, những thành tựu nghiên cứu về lý luận cũng như về
phương pháp tính tốn bê tơng cốt thép trên thế giới càng thúc đẩy ngành công nghiệp
sản xuất cấu kiện bê tông cốt thép phát triển. Đặc biệt thành công của việc nghiên cứu
bê tông cốt thép ứng suất trước và ứng dụng nó vào sản xuất cấu kiện bê tơng là một
thành tựu có ý nghĩa to lớn. Nó cho phép tận dụng tốt các ưu điểm của bê tông mác cao
và cốt thép cường độ cao, tiết kiệm được bê tơng và sắt thép. Nhờ đó có thể thu nhỏ kích
thước cấu kiện, giảm nhẹ khối lượng, nâng cao khả năng chịu tải trọng và khả năng
chống nứt của cấu kiện bê tông cốt thép.

Hệ thiết bị công nghệ chế tạo sản phẩm, cấu kiện bê tơng ngày càng hồn thiện,
cơng tác xây dựng được cơ giới hóa và tự động hóa cao, giúp giảm giá thành cơng trình
và thời gian xây dựng rút ngắn đáng kể. Nên mặc dù vào những năm của thập kỷ 80 thế
kỷ trước, sau khi ra khỏi cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, ngành cơng nghiệp bê
tơng nước ta chịu mn vàn khó khăn tác động, tỷ trọng sản phẩm bê tông và cấu kiện
đúc sẵn ở giai đoạn này giảm đáng kể. Song tới đầu những năm 90, trước tác động làn
gió đổi mới của Đảng ta, dấu hiệu phục hồi và dần phát triển đã được lan tỏa trong ngành
xây dựng nói chung và cơng nghiệp bê tơng nói riêng.
Ngành xây dựng có vai trị quan trọng trong việc tạo ra cơ sở kết cấu hạ tầng, nhà
ở, đô thị, quyết định đến sự phát triển của đất nước. Trong thời gian qua, ngành xây
dựng Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần vào cơng cuộc cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiều cơng trình có quy mô lớn với yêu cầu kỹ thuật
cao, kết cấu bê tông và công nghệ hiện đại đã được thi công xây dựng và đưa vào sử
dụng hiệu quả như: Cơng trình Thủy điện Sơn La có quy mơ lớn nhất Đông Nam Á với
SVTH:TRẦN TUẤN ANH -16VL

Trang9



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ

GVHD:PGS.TS.NGUYỄN DUY HIẾU

công suất 2.400MW. Cơng trình này có chiều cao đập bê tơng 138m, dung tích hồ chứa
9,26 tỷ m3, đã được hồn thành năm 2012, sớm 3 năm so với tiến độ ban đầu đề ra, cung
cấp sản lượng điện trung bình hàng năm 10.246 tỷ kWh; Cụm cơng trình Cảng Hàng
khơng quốc tế T2 Nội Bài và cầu Nhật Tân tại thủ đơ Hà Nội được hồn thành năm
2015; cùng nhiều nhà cao tầng, các khu đơ thị mới hồn thành gần đây đã góp phần tích
cực tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tại các vùng, miền trong cả nước...
Năm 2020, Việt Nam sản xuất khoảng hơn 106,6 triệu tấn xi măng là nguyên
liệu chính để sản xuất bê tơng trong đó có 62 triệu tấn là dành cho tiêu thụ nội địa. Theo
quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2030 là 125-145 triệu tấn
trong đó có khoảng 25-35 triệu tấn dành cho việc xuất khẩu.
a) Tổng quan về bê tông:
Bê tông là một loại đá nhân tạo, hình thành bởi việc trộn các thành phần: cốt liệu thô,
cốt liệu mịn, chất kết dính,... theo một tỷ lệ nhất định được gọi là cấp phối bê tông. Trong
bê tông, chất kết làm vai trị liên kết các cốt liệu thơ và cốt liệu mịn. Khi đóng rắn làm
cho tất cả thành một khối cứng như đá. Bê tơng có thể chia ra thành nhiều loại:
Theo dạng chất kết dính:
• Bê tơng xi măng,
• Bê tơng silicat.
• Bê tơng thạch cao.
• Bê tơng polime.
• Bê tơng chất kết dính hỗn hợp.
• Bê tơng dùng chất kết dính đặc biệt.
Theo lĩnh vực sử dụng:
• Bê tơng dùng trong các kết cấu bê tơng cốt thép.

• Bê tông thủy công dùng để xây đập, các công trình dẫn nước,…
• Bê tơng dùng cho mặt đường, sân bay,…
• Bê tơng dùng cho kết cấu bao che.
• Bê tơng có cơng dụng đặc biệt như chịu nhiệt, axit, chống phóng xạ.
Theo khối lượng thể tích:
• Bê tơng đặc biệt nhẹ: ρv < 500kg/m3
• Bê tơng nhẹ: ρv = 500 - 1800 kg/m3
• Bê tơng tương đối nặng: ρv = 1800 - 2200 kg/m3
• Bê tơng nặng: ρv = 2200 - 2500 kg/m3
• Bê tơng đặc biệt nặng: ρv > 2500kg/m3
Theo cường độ:
• Bê tơng thường: cường độ nén 30-50 Mpa
• Bê tơng cường độ cao: cường độ nén 60-80 Mpa
• Bê tơng cường độ rất cao: cường độ nén 100-150 Mpa
Về sức bền vật lý, bê tông chịu lực nén khá tốt nhưng khả năng chịu lực kéo
không tốt lắm. Vì vậy, trong xây dựng các cơng trình, các vật liệu chịu lực kéo tốt như
thép được sắp xếp để đưa vào trong lịng khối bê tơng, đóng vai trò là bộ khung chịu lực
SVTH:TRẦN TUẤN ANH -16VL

Trang10


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ

GVHD:PGS.TS.NGUYỄN DUY HIẾU

nhằm cải thiện khả năng chịu kéo của bê tông. Loại bê tông có phần lõi thép này được
gọi là bê tơng cốt thép. Các tác động khác như đóng băng hay nước ngấm vào trong bê
tơng cũng có thể gây ra hư hại cho loại vật liệu này.
Việc sản xuất và sử dụng bê tơng có nhiều tác động khác nhau đến mơi trường

và nhìn chung cũng khơng hồn tồn là tiêu cực như nhiều người nghĩ. Mặc dù sản xuất
bê tông đóng góp đáng kể vào việc sản sinh khí nhà kính, việc tái sử dụng bê tơng lại
rất phổ biến đối với các cơng trình q cũ và q giới hạn tuổi thọ. Những kết cấu bê
tông rất bền và có tuổi thọ rất cao.
b, Ý nghĩa của bê tơng với cơng trình xây dựng và mơi trường
Ta hiểu đơn giản bê tơng Ta có thể hiểu đơn giản bê tơng chính là một hỗn hợp bao
gồm những vật liệu khác nhau như đá, chất kết dính vơ cơ như xi măng, thạch cao, vơi…
và nước, có thể cho thêm một số cốt liệu khác như sỏi, đá, cát… trộn theo tỉ lệ nhất định
để tạo ra một khối bê tơng bền chắc, chắn chắn và đơng cứng.Có thể nói bê tơng là bước
tiến hố lớn trong lịch sử lồi người
- Các loại cấu kiện bê tông đúc sẵn:
+Là các cấu kiện bê tơng cốt thép được tạo hình sẵn trong các khuôn ở nhà máy, khi
mang ra công trường lắp ghép cường độ tối thiểu phải đạt 70% cường độ thiết kế yêu
cầu. Gồm các cấu kiện như: Cột, dầm, sàn, móng đài, cọc, ống nước, cột điện ..phục vụ
thi các cơng trình ngầm , nhà cao tầng…
- Các loại cấu kiện bê tông đúc sẵn dự ứng lực được sử dụng rộng rãi vì chúng có rất
nhiều ưu điểm như là:
+ Không chịu ảnh hưởng bởi thời tiết
+ Thi công nhanh, chất lượng cấu kiện đảm bảo, đồng đều và có khả năng cơ giới hóa
cao, sản suất hàng loạt nhiều cấu kiện.
+ Vật liệu đầu vào được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, độ ẩm, hàm lượng tạp chất…
+ Sức chịu tải trọng lớn hơn, tiết kiệm được thép.
- Bên cạnh đó vẫn tồn tại một số nhược điểm như là :
+ Vấn đề vận chuyển các cấu kiện dài, có kích thước lớn rất khó khăn làm cho chi phí
vận chuyển tốn kém.
+ Tại mối nối giữa các cấu kiện khi lắp ghép dễ bị ngấm nước, liên kết mối nối không
đảm bảo gây tập trung ứng suất.
c, Ý nghĩa của bê tông đúc sẵn đối với cơng trình xây dựng và mơi trường:
Việc nghiên cứu thành công dây chuyền công nghệ sản xuất các cấu kiện bê tông
cốt thép đúc sẵn được áp dụng tạo điều kiện ra đời những nhà máy sản xuất cấu kiện bê

SVTH:TRẦN TUẤN ANH -16VL

Trang11


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ

GVHD:PGS.TS.NGUYỄN DUY HIẾU

tông cốt thép đúc sẵn mang lại hiệu quả to lớn. Nó có tính bền vững, cải thiện nguồn tài
nguyên hiệu quả, giảm thiểu chất thải và giảm chi phí sản xuất. Cấu kiện bê tơng đúc
sẵn hiện có và kết hợp với hệ thống tái chế lớn cho nhà máy giúp cải thiện qui trình phát
triển bền vững của ngành cơng nghiệp xây dựng.
Bê tông đúc sẵn được sản xuất tại nhà máy được kiểm soát chặt chẽ theo các điều
kiện nhất định, mang lại hiệu quả tài vật liệu, lao động, năng lượng và quy trình. Hầu
hết các cấu kiện bê tông đúc sẵn đều sạch sẽ và hiệu quả, với các q trình máy tính điều
khiển cho trạm trộn, pha trộn và đúc.
Thi cơng nhanh tại cơng trường có nghĩa là ít ơ nhiễm tiếng ồn và giao thơng
khơng bị gián đoạn đối với tài sản xung quanh và người dân. Với hàng ngàn tấn chất
thải phát sinh trong xây dựng hàng năm, việc sử dụng các cấu kiện đúc sẵn bê tông đúc
sẵn rõ ràng là một lợi thế lớn. Hệ thống bê tông đúc sẵn giảm đáng kể vật liệu xây dựng
không cần thiết và phế thải xây dựng.
Sự nóng lên tồn cầu, bê tơng đúc sẵn cung cấp tốt hơn sự bảo vệ chống lại những
tiềm năng ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu, vì bê tơng đúc sẵn là vốn bền và được chứng
minh tính tồn vẹn về kết cấu.
Với năng lượng hoạt động (hệ thống sưởi ấm và làm mát) chiếm khoảng 90 phần
trăm của mức tiêu thụ năng lượng của một tịa nhà thì khả năng của bê tơng đúc sẵn có
hệ thống cụ thể để nhiệt độ cao vừa phải là cả về kinh tế quan trọng và tốt cho môi
trường.
Bê tông đúc sẵn là vật liệu hoàn hảo cho ngăn chặn chất lỏng, cho dù nước lưu

trữ, nước mưa hoặc truyền tải thông qua đường ống dẫn.
Cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại cơng
trình và cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, để phát triển mạnh mẽ hơn nữa ngành công nghiệp bê
tông cốt thép đúc sẵn, nhà sản xuất ở Việt Nam còn nhiều vấn đề và thách thức cần giải
quyết như:
- Nâng cao trình độ về kỹ thuật bê tơng, đặc biệt là kỹ thuật bê tông chất lượng cao.
- Hiểu rõ hơn về lợi ích và hạn chế của cơng nghệ bê tơng cốt thép đúc sẵn để thiết kế
cơng trình tối ưu nhất.
- Cải tiến về mặt thiết kế và thi công lắp dựng các cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn. Cải
thiện bề mặt hoàn thiện của cấu kiện đúc sẵn.

SVTH:TRẦN TUẤN ANH -16VL

Trang12


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ

GVHD:PGS.TS.NGUYỄN DUY HIẾU

- Phát triển hệ thống quản lý chất lượng của nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông cốt thép
đúc sẵn. Giảm giá thành sản xuất theo cách hợp lý nhất.
d) Ưu và nhược điểm của các cấu kiện bê tông đúc sẵn
Là các cấu kiện bê tơng cốt thép được tạo hình sẵn trong các khuôn ở nhà máy,
khi mang ra công trường lắp ghép cường độ tối thiểu phải đạt 70% cường độ thiết kế
yêu cầu. Gồm các cấu kiện như: Cột, dầm, sàn, móng đài, cọc, ống nước, cột điện...phục
vụ thi cơng các cơng trình ngầm, nhà cao tầng…
Các loại cấu kiện bê tông đúc sẵn dự ứng lực được sử dụng rộng rãi vì chúng có
rất nhiều ưu điểm như là:
-


Không chịu ảnh hưởng bởi thời tiết

-

Thi công nhanh, chất lượng cấu kiện đảm bảo, đồng đều và có khả năng cơ
giới hóa cao, sản suất hàng loạt nhiều cấu kiện.

-

Vật liệu đầu vào được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, độ ẩm, hàm lượng
tạp chất…

-

Sức chịu tải trọng lớn hơn, tiết kiệm được thép.

Bên cạnh đó vẫn tồn tại một số nhược điểm như là:
-

Vấn đề vận chuyển các cấu kiện dài, có kích thước lớn rất khó khăn -> chi
phí vận chuyển tốn kém.

-

Tại mối nối giữa các cấu kiện khi lắp ghép dễ bị ngấm nước, liên kết mối nối
không đảm bảo gây tập trung ứng suất.

SVTH:TRẦN TUẤN ANH -16VL


Trang13


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ

GVHD:PGS.TS.NGUYỄN DUY HIẾU

1.2. Sản phẩm cấu kiện bê tơng đúc sẵn
1.2.1.Cọc ly tâm thường

Hình 1.1. Cọc ly tâm
Cọc ly tâm dự ứng lực có hình trụ rỗng có đầu cọc, đầu mối nối hoặc mũi cọc phù hợp.
Đường kính ngồi và chiều dày thành cọc khơng đổi tại mọi tiết diện của thân cọc.
Chú thích:
L

: Chiều dài cọc

D

: Đường kính ngồi cọc
d

: Chiều dày thành cọc

a

: Đầu cọc hoặc đầu mối nối

b


:Mũi cọc hoặc đầu mối nối

Yêu cầu kĩ thuật cọc ly tâm theo TCVN 7888-2014
Yêu cầu về vật liệu
Về xi măng:Đối với cọc ở vùng xâm thực là xi măng pooc lăng bền sunfat phù hợp
vớiTCVN 6067-2004
Đối với vùng ko chịu xâm thực thì xi măng dùng để làm cọc thì xử dụng xmpl phù hợp
với TCVN 2682-2009 hoặc XMPL phù hợp TCVN 6260-2009
Về cốt liệu:Cốt liệu sử dụng phù hợp vs TCVN 7570-2006 kích thước của cốt liệu lớn
khơng lớn hơn 25mm khơng vượt quá 2/5chiều dày của thành cọc
Về nước:Nước trộn hỗn hợp phù hợp vs tiêu chuẩn 4506-2012
Về phụ gia:phụ gia sử dụng phù hợp vs tcvn 8826-2011,8827-2011,TCVN 10302-2014
Về cốt thép:
SVTH:TRẦN TUẤN ANH -16VL

Trang14


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ

GVHD:PGS.TS.NGUYỄN DUY HIẾU

Thép dự ứng lực phù hợp với TCVN 6284-1:1997 hoặc tiêu chuẩn thiết kế theo
quy định
Thép cốt và thép đai phù hợp vs TCVN 1651-1:2008 hoặc tiêu chuẩn thiết kế theo
quy định
Thép kết cấu phù hợp vs TCVN 5709-2009

-


Kích thước:
Theo tiêu chuẩn TCVN 7888 – 2014 thì cọc ly tâm được chia thành nhiều kích thước

khác nhau trong bảng 1.1
Bảng 1.1. Các loại kích thước cọc ly tâm
Đường kính ngồi,

Chiều dày thành cọc,

Chiều dài cọc,

D, mm

d, mm

L, m

300

60

Từ 6 m đến 13 m

350

65

Từ 6 m đến 13 m


400

75

Từ 6 m đến 16 m

450

80

Từ 6 m đến 16 m

500

90

Từ 6m đến 19 m

600

100

Từ 6 m đến 19 m

-

Phân loại sản phẩm theo cường độ.

+ Cọc bê tông ly tâmđược sản xuất bằng phương pháp quay li tâm, có cấp độ bền chịu
nén của bê tông không nhỏ hơn B40

+ Cọc bê tông ly tâmcường độ cao (PHC) là cọc bê tông ly tâmđược sản xuất bằng
phương pháp quay li tâm, có cấp độ bền chịu nén của bê tông không nhỏ hơn B60.
-

Yêu cầu kỹ thuật đối với cọc ly tâm:

+ Yêu cầu ngoại quan: Cọc PC, PHC khơng có bất kì khuyết tật như rạn, nứt, rỗ nào.
+ Yêu cầu độ bền của thân cọc:

SVTH:TRẦN TUẤN ANH -16VL

Trang15


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ

GVHD:PGS.TS.NGUYỄN DUY HIẾU

Độ bền uốn nứt thân cọc PC và cọc PHC được xác định qua giá trị mômen uốn nứt.
Khi vết nứt quan sát được có bề rộng khơng lớn hơn 0,1 mm. Giá trị mômen uốn nứt
thân cọc không nhỏ hơn giá trị mômen uốn nứt tiêu chuẩn.
Độ bền uốn gãy thân cọc PC và cọc PHC được xác định qua giá trị mômen uốn đạt
được đến khi cọc gãy. Giá trị mômen uốn gãy không nhỏ hơn 1,5 lần giá trị mômen uốn
nứt tiêu chuẩn.
Độ bền uốn dưới tải trọng nén dọc trục và độ bền cắt thân cọc chỉ áp dụng đối với
cọc PHC, cần đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn.
-

Yêu cầu của mối nối


+

Đầu mối nối của cọc cần liên kết tốt với thân cọc. Đầu cuối của thép ứng lực trước

được liên kết với chi tiết đầu mối nối. Bề mặt của mối nối phải vng góc với trục của
cọc. Sai lệch kích thước đường kính ngồi của đầu mối nối so với đường kính ngồi quy
định của cọc là từ - 0,5mm đến - 3mm.
+ Độ bền uốn của mối nối không nhỏ hơn độ bền uốn thân cọc.
+ Độ uốn của mối nối khi mômen uốn của mối nối đạt đến mômen uốn nứt, tương
đương với giá trị đo được khi kiểm tra đối với thân cọc.
- Yêu cầu cường độ nén của bê tông
Cường độ nén của bê tông chế tạo cọc PC không nhỏ hơn 60 MPa, tương ứng với
cấp độ bền chịu nén của bê tông không nhỏ hơn B40. Cường độ nén của bê tông chế tạo
cọc PHC không nhỏ hơn 80MPa, tương ứng với cấp độ bền chịu nén của bê tơng khơng
nhỏ hơn B60.
Kích thước, cường độ và các yêu cầu khác đối với cọc ly tâm D400 được nêu trong
bảng 1.2

Bảng 1.2. Tiêu chuẩn kích thước của cọc ly tâm D400

SVTH:TRẦN TUẤN ANH -16VL

Trang16


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ

GVHD:PGS.TS.NGUYỄN DUY HIẾU

Đường kính ngồi, Chiều dày thành cọc,


Chiều dài cọc,

Đường kính

D, mm

d, mm

L, mm

trong(mm)

400

75

9000

250

Trong đồ án chọn cọc loại D400

SVTH:TRẦN TUẤN ANH -16VL

Trang17


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ


GVHD:PGS.TS.NGUYỄN DUY HIẾU

1.2.2 Tấm tường rỗng
Tấm tường rỗng bê tông đúc sẵn theo công nghệ đùn ép với công nghệ sản xuất hiện
đại từ Châu Âu. Tấm tường rỗng là sản phẩm lần đầu tiên xuất hiện tại thị trườngphía
nam do tập đồn Phan vũ sản xuất và thi công.
1.2.2.1 Ký hiệu sản phẩm theo TCVN 11524
Ký hiệu qui ước cho tấm tường rỗng được ghi theo thứ tự:
– Tên sản phẩm: Tt là tấm tường rỗng thông thường, Tc là tấm tường rỗng cách âm;
– C1, C2 và C3 là cấp độ bền va đập cao, trung bình và thấp;
– Kích thước sản phẩm: chiều dàixchiều rộngxchiều dày;
– Số hiệu tiêu chuẩn áp dụng.
Ví dụ 1: Tấm tường rỗng thông thường, cấp độ bền va đập thấp, dài 3300 mm, rộng
600 mm, dày 75 mm phù hợp với TCVN 11524:2016 được ký hiệu Tt.C33300x600x75-TCVN 11524:2016.
Ví dụ 2: Tấm tường rỗng cách âm, cấp độ bền va đập cao, dài 2800 mm, rộng 600 mm,
dày 100 mm phù hợp với TCVN 11524:2016 được ký hiệu Tc.C1-2800x600x100TCVN 11524:2016.

Hình 1.2. Tấm tường rỗng
Tấm tường rỗng với các ưu điểm vượt trội như:
SVTH:TRẦN TUẤN ANH -16VL

Trang18


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ

GVHD:PGS.TS.NGUYỄN DUY HIẾU

 Có cường độ cao, bền vững trong các điều kiện môi trường (Mác trung bình trên
15MPa).

 Vật liệu có tính cách âm, cách nhiệt tốt.
 Bề mặt phẳng, không cần tô trát.
 Chiều dài tấm tường linh hoạt, có thể cắt gọt điều chỉnh kích thước dễ dàng tại
hiện trường.
 Chiều dày tấm tường từ 75mm đến 140mm giúp tăng diện tích sử dụng trong căn
hộ.
 Thuận tiện trong công tác đi các đường ống kỹ thuật.
 Trọng lượng thể tích nhỏ hoen tường gạch truyền thống nên giúp giảm tải trọng
xuống móng.
 Bề mặt phẳng có tính thẩm mỹ cao nên ít phụ thuộc vào tay nghề của công nhân.
 Tốc độ thi công nhanh hơn nhiều lần so tường gạch truyền thống.
 Bố trí cơng trường gọn gàng, sạch sẽ và ít bị ảnh hưởng dởi thời tiết khi thi công.
 Tiết kiệm nhân công.
 Tăng tốc độ xây dựng và bàn giao căn hộ.
Các thông số kỹ thuật của Tấm tường rỗng hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn TCVN
11524-2016:

SVTH:TRẦN TUẤN ANH -16VL

Trang19


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ

GVHD:PGS.TS.NGUYỄN DUY HIẾU

Ưu điểm của tấm tường rỗng là được sản xuất từ các nguồn nguyên vật liệu sẵn có
tại Việt Nam như: đá, cát nghiền, xi măng… Bên cạnh đó, q trình sản xuất không sinh
ra chất gây ô nhiễm, không tạo ra chất thải độc hại. Tấm tường được sản xuất ra có bề
mặt phẳng không cần trát, chỉ cần bả trực tiếp, từ đó giúp tiếp kiệm được vật liệu và

nhân cơng xây dựng cũng như khi thi cơng lắp dựng có thể cơ giới hóa được nhiều cơng
đoạn.
Với kích thước tấm tường đa dạng, đáp ứng nhu cầu sử dụng cho nhiều vị trí, hạng
mục khác nhau trong cơng trình như làm tường ngăn giữa các căn hộ, giữa căn hộ với
hành lang, tường ngăn phòng, tường nhà vệ sinh hay lanh tô.
Chiều dày tấm tường theo dây chuyền của tấm tường rỗng: 100 mm

SVTH:TRẦN TUẤN ANH -16VL

Trang20


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ

GVHD:PGS.TS.NGUYỄN DUY HIẾU

Chiều rộng tấm tường khi sản xuất: 0,6 m. Các kính thước khác có thể dùng
máy cắt cắt sau khi sản xuất.
Chiều cao một tấm tường đơn: tối đa 3 m. Tường có chiều cao lớn hơn có thể
ghép các tấm lại với nhau.
Với quy trình sản xuất nghiêm ngặt, hệ thống trang thiết bị hiện đại cũng như nguồn
nguyên vật liệu sản xuất được tuyển chọn kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đưa vào sản
xuất đã tạo ra sản phẩm tấm tường Eurowall với chất lượng cao.
Việc dùng tường Eurowall thay thế tường gạch có kích thước dầy hơn giúp tăng
diện tích căn hộ khoảng 1,0% (so với tường gạch 105 mm) và khoảng 2,4% (so với
tường gạch 150mm). Diện tích trên là diện tích thơng thủy tính cho cơng tác bàn hàng,
chưa tính đến diện tích thăng thêm do thay thế tường ngăn phòng. Do vậy sử dụng tấm
tường Acotec – Xuân Mai sẽ đem lại thêm không gian cho người sử dụng và lợi nhuận
cho Chủ đầu tư.
Bảng 1.3 So sánh sử dụng tấm tường rỗng

TT

Tính chất

Tấm tường
100

1

Chiều dày tường hoàn thiện (mm)

100

2

Khối lượng 1m2 tường (kg/m2)

140

3

Cường độ chịu nén (kg/cm2)

250

4

Khả năng chịu lửa (h)

>2


5

Độ hút ẩm (%)

6

6

Tốc độ thi cơng xây lắp (m2/h)

7

Trát hồn thiện

1.00
khơng

Với đặc điểm có độ rỗng lớn lên đến 30%, tấm tường Acotec – Xuân Mai có khả năng
cách nhiệt tốt; cường độ vật liệu cao, chắc giúp đảm bảo yêu cầu cách âm. Bên cạnh đó,
đây cịn là vật liệu có đơn trọng trên 1 m2 tường là tương đối nhỏ chỉ bằng 57% 75% nên sẽ giảm được tải trọng tính tốn và kết cấu cơng trình.

SVTH:TRẦN TUẤN ANH -16VL

Trang21


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ

GVHD:PGS.TS.NGUYỄN DUY HIẾU


Ngoài ra, các lỗ rỗng trong tấm tường còn được sử dụng linh hoạt để bố trí thi cơng hệ
thống điện nước, hạn chế việc đục đường ống kỹ thuật, giảm nhân công cũng như chi
phí hồn thiện sau khi lắp đặt,…

+ u cầu sản phẩm và phương pháp thử theo TCVN 11524-2016
+Yêu cầu về bê tông
Cường độ nén của bê tông ở tuổi 28 ngày phải đảm bảo yêu cầu thiết kế nhưng
không được nhỏ hơn 15 MPa.
+Yêu cầu ngoại quan và khuyết tật cho phép
Độ bằng phẳng bề mặt
Độ bằng phẳng bề mặt của tấm tường rỗng được biểu thị bằng khe hở lớn nhất
dưới thước 2 m
+Sứt vỡ ở các góc cạnh
Số vết sứt vỡ ở các cạnh có độ dài từ 10 mm đến 30 mm, chiều rộng kéo sang bề
mặt từ 5 mm đến 10 mm và chiều sâu từ 5 mm đến 10 mm không lớn hơn 2.
Vết sứt ở góc cắt có chiều dài kéo từ mặt bên sang bề mặt không được lớn hơn 25
mm.
Không cho phép có các vết sứt vỡ với kích thước lớn hơn các quy định nêu trên.
+Nứt bề mặt
Số vết nứt có chiều dài từ 100 mm đến 300 mm, chiều rộng tới 0,2 mm khơng q
3.
Khơng cho phép có các vết nứt với chiều dài và chiều rộng lớn hơn quy định nêu
trên.
+Độ vng góc của tấm
Độ vng góc của tấm tường rỗng biểu thị bằng hiệu số giữa chiều dài hai đường
chéo của bề mặt được quy định trong Bảng 3.
+Độ rỗng
Độ rỗng của tấm tường rỗng, không nhỏ hơn 20 % thể tích.
+Yêu cầu độ hút nước

Độ hút nước của tấm tường rỗng, không lớn hơn 12 % khối lượng đối với tấm
thông thường và không lớn hơn 8 % khối lượng đối với tấm cách âm.

SVTH:TRẦN TUẤN ANH -16VL

Trang22


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ

GVHD:PGS.TS.NGUYỄN DUY HIẾU

+Yêu cầu độ bền va đập
Cấp độ bền va đập của tấm tường rỗng được biểu thị bằng số lần va đập của túi
cát có khối lượng 30 kg vào tâm mẫu thử với chiều cao rơi khác nhau quy định
cho từng cấp tại
+Yêu cầu về độ bền treo vật nặng
Độ bền treo vật nặng của tấm tường rỗng, không nhỏ hơn 1000 N.
+u cầu độ cách âm khơng khí
Độ cách âm khơng khí áp dụng đối với tấm tường rỗng dùng cho mục đích cách
âm, khơng nhỏ hơn 42 dB.

1.2.3.Bê tơng thương phẩm
Bê tơng thương phẩm cịn gọi là bê tơng tươi. Đây là một hỗn hợp gồm cốt liệu cát, đá,
xi măng, nước và phụ gia theo hững tỉ lệ tiêu chuẩn để có sản phẩm bê tơng với từng
đặc tính cuờng độ khác nhau. Sản phẩm bê tông thương phẩm được ứng dụng cho các
cơng trình cơng nghiệp, cao tầng và cả các cơng trình nhà dân dụng với nhiều ưu điểm
vượt trội so với việc trộn thủ công thường, do việc sản xuất tự động bằng máy móc và
quản lý cốt liệu từ khâu đầu vào giúp kiểm soát chất lượng, hơn nữa rút ngắn thời gian
thi công và mặt bằng tập trung vật liệu.

1.2.3.1 Yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu chế tạo hỗn hợp bê tông
+Xi măng
Xi măng sử dụng chế tạo hỗn hợp bê tông trộn sẵn có thể là xi măng poóc lăng, xi măng
poóc
lăng hỗn hợp và phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định trong các tiêu chuẩn tương
ứng
TCVN 2682:2009 và TCVN 6260:2009.
Khi sử dụng các loại xi măng khác, nhà sản xuất phải thỏa thuận trước với người sử
dụng.
+Cốt liệu
Cốt liệu dùng sản xuất hỗn hợp bê tông phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định
trong TCVN
7570:2006.

SVTH:TRẦN TUẤN ANH -16VL

Trang23


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ

GVHD:PGS.TS.NGUYỄN DUY HIẾU

+Nước trộn
Nước trộn hỗn hợp bê tông cần đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định trong TCVN
4506:2012.
+Phụ gia
a) Phụ gia hóa học
Phụ gia hóa học dùng cải thiện tính chất cơng nghệ của hỗn hợp bê tơng và hoặc các
tính chất

cơ lý của bê tông phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định trong TCVN 8826:2012
và phải
thỏa thuận trước với người sử dụng.
b) Phụ gia khoáng
Phụ gia khoáng mịn và siêu mịn dùng cải thiện các tính chất cơng nghệ của hỗn hợp bê
tơng, các
tính chất cơ lý và độ bền lâu của bê tông phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định trong
TCVN
8827:2012 hoặc các tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật đối với các phụ gia khoáng khác (không
phải là
Silicafume và tro trấu nghiền mịn) và phải thỏa thuận trước với người sử dụng.
+Định lượng và trộn
-Xi măng, cốt liệu, phụ gia khống và phụ gia hóa học (dạng khô) được định lượng theo
khối
lượng. Sai số định lượng không vượt quá 2 % đối với cốt liệu và 1% đối với xi măng và
phụ gia.
Chất lỏng (nước, phụ gia dạng nước) được định lượng theo thể tích hoặc theo khối lượng.
Sai
số định lượng không vượt quá 1% theo thể tích hoặc theo khối lượng.
+Hỗn hợp bê tơng tất cả các mác theo tính cơng tác cần được trộn trong các máy trộn
cưỡng bức. Các hỗn hợp bê tơng mác từ D1 đến D4 có thể trộn trong các máy trộn rơi
tự do.
Hỗn hợp bê tông trộn khô phải được trộn trước bằng máy trộn cưỡng bức.
+Vật liệu rời được cấp đồng thời vào máy trộn đang vận hành. Phụ gia hóa học dạng
lỏng

SVTH:TRẦN TUẤN ANH -16VL

Trang24



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ

GVHD:PGS.TS.NGUYỄN DUY HIẾU

được cấp vào cùng với nước trộn. Liều lượng và cách sử dụng phụ gia cần tuân thủ theo
hướng
dẫn của nhà sản xuất. Phụ gia hóa học dạng khơ phải được trộn với nước trước khi sử
dụng.
+Thời gian trộn (tính từ thời điểm cấp xong vật liệu đầu vào đến thời điểm trộn được
hỗn
hợp bê tông đồng nhất) phải tuân theo hướng dẫn của nhà cung cấp thiết b
a. Hỗn hợp bê tông trộn sẵn có thể được phân loại:
Theo tính cơng tác
Theo tính cơng tác hỗn hợp bê tơng phân thành 3 nhóm mác: siêu cứng - SC, cứng - C
và dẻo - D. Trong từng nhóm, tùy theo mức dễ đổ và dễ đầm, hỗn hợp bê tông được
chia thành các mác như Bảng 1.2e
Bảng 1.4. Bảng phân loại hỗn hợp bê tơng theo tính cơng tác (kể cả có phụ gia)
Mác bê tơng theo
tính cơng tác

1

Giá trị của tính cơng tác
Độ cứng, giây

2

Độ lưu động,cm
Độ sụt hình nón cụt


Độ chảy hình nón cụt

3

4

Hỗn hợp bê tơng đặc biệt cứng
С3

>100

С2

51-100

С1

50 và <50
Hỗn hợp bê tông cứng

4

31-60

3

21-30

2


11-20

1

5-10
Hỗn hợp bê tông linh động

П1

4 và nhỏ hơn

1 -4

П2

-

5-9

П3

-

10-15

П4

-


16-20

26 -30

П5

-

21 và lớn hơn

31va lớn hơn

SVTH:TRẦN TUẤN ANH -16VL

Trang25


×