Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam” pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.52 KB, 84 trang )

TRƯỜNG.........................................
KHOA.............................................

LUẬN VĂN
Thực trạng sản xuất và xuất
khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ của Việt Nam


Khố luận tốt nghiệp

Khoa Kinh tế Ngoại thương

CHƯƠNG I
VAI TRỊ CỦA HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ĐỐI VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ

Giới thiệu chung về nghề truyền thống hàng thủ công mỹ nghệ
Nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam vốn có truyền thống từ lâu đời.
Truyền thống đó gắn liền với tên những làng nghề, phố nghề và được biểu
hiện bằng những sản phẩm thủ công truyền thống, với những nét độc đáo, tinh
xảo, hoàn mỹ. Sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ Việt Nam có nét riêng và độc đáo
tới mức tên của sản phẩm luôn kèm theo tên làng làm ra nó. Sản phẩm nổi
tiếng cũng làm cho làng nghề tạo ra các sản phẩm ấy nổi tiếng.
Nhiều làng nghề truyền thống của ta nổi bật hẳn lên trong lịch sử văn
hoá, văn minh Việt Nam. Ở đó khơng chỉ tập trung một hay nhiều nghề thủ
công, trở thành một trung tâm sản xuất lớn hoặc khá lớn, mà còn là nơi hội tụ
các thợ và nghệ nhân tài hoa, tạo ra những sản phẩm có bản sắc riêng, nơi
khác khó bề bắt chước được.
Lịch sử phát triển nền văn hoá và kinh tế của đất nước luôn gắn liền với


lịch sử phát triển làng nghề Việt Nam. Bởi những sản phẩm thủ công mỹ nghệ
khơng chỉ là những vật phẩm văn hố hay vật phẩm kinh tế thuần tuý cho sinh
hoạt thường ngày mà nó chính là những tác phẩm nghệ thuật biểu trưng của nền
văn hố xã hội, trình độ phát triển kinh tế, dân trí, đặc điểm nhân văn của dân
tộc. Đồng thời, các làng nghề không chỉ đơn thuần là nơi sản xuất ra những sản
phẩm hàng hố mà cịn là một mơi trường văn hố - kinh tế - xã hội và công
nghệ truyền thống lâu đời của dân tộc. Nó bảo lưu cả những tinh hoa nghệ thuật
và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác, chung đúc ở các thế hệ nghệ nhân
tài năng, với những sản phẩm có bản sắc riêng của mình, nhưng lại tiêu biểu và

Vũ Hùng Kiên Trung 2 - K38

1


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Kinh tế Ngoại thương

độc đáo cho cả dân tộc Việt Nam. Mơi trường văn hố làng nghề cũng chính là
khung cảnh làng quê, cây đa, bến nước, đình chùa, đền miếu…, các lễ hội và
hoạt động phường hội, phong tục tập quán, nếp sống đậm nét dân gian và chứa
đựng tính nhân văn sâu sắc. Truyền thống đó từ lâu đã trở thành một bộ phận
khơng thể thiếu và làm phong phú thêm truyền thống văn hố Việt Nam.
Chúng ta có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, trước khi có nền
sản xuất cơ khí hoá và hiện đại hoá, kể cả tự động hoá như hiện nay, thì mọi
sản phẩm trong xã hội đều được làm ra bởi một nền công nghệ duy nhất, đó là
cơng nghệ truyền thống với đơi bàn tay và khối óc sáng tạo của các thế hệ thợ
thủ cơng cùng việc sử dụng các loại công cụ sản xuất thơ sơ. Nói khác đi, mọi
giá trị vật phẩm vật chất (vật thể) và tinh thần (phi vật thể) trong các thời kỳ

lịch sử – xã hội lúc đó của dân tộc ta, cũng như các dân tộc khác trên thế giới,
đều là sản phẩm thủ công, đều hội tụ ở các sản phẩm thủ công.
Hơn thế nữa, ngay cả ở thời hiện đại, khi mà máy móc đã thay thế phần
lớn sức lao động của con người, nền sản xuất và sản phẩm thủ công cũng
không mất đi. Chúng tồn tại, phát triển song song với công nghệ và sản phẩm
hiện đại. Với sự giúp đỡ của máy móc và thiết bị hiện đại, công nghệ truyền
thống sẽ được hiện đại hố, nền sản xuất thủ cơng thủ cơng truyền thống ngày
càng phát triển thuận lợi và mạnh mẽ hơn.
Nói chung, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, biết
bao sản phẩm hiện đại được tạo ra từ những máy móc hết sức thơng minh.
Bên cạnh đó, tuy được làm từ những đơi bàn tay cần cù chịu khó của những
người lao động thủ cơng, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vẫn tồn tại và
bước vào đời sống thường nhật một cách giản dị, tự nhiên, dần phát triển
mn hình vạn dạng, bắt kịp với nhịp sống ngày một cao. Nó như một thứ gia
vị không thể thiếu làm tăng thêm sắc màu cho cuộc sống hiện đại ngày nay.

Vũ Hùng Kiên Trung 2 - K38

2


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Kinh tế Ngoại thương

2. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được sản xuất từ rất nhiều loại nguyên
liệu khác nhau và mỗi sản phẩm được tạo ra bằng các quy trình hồn tồn
khác nhau. Dù thế nào các sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ đều có một nét chung
là kết quả của lao động nghệ thuật với tay nghề điêu luyện, trí tuệ sáng tạo

độc đáo của các tay thợ tài ba.
Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vô cùng phong phú và đa
dạng. Có thể kể đến, đó là: hàng gốm sứ, hàng đúc đồng, hàng mây tre đan, hàng
thêu ren, hàng thổ cẩm, hàng gỗ, hàng sơn mài, hàng kim hoàn, hàng rèn, hàng
đá và một số hàng nổi tiếng như nón, tranh dân gian, giấy dó ở các làng nghề
truyền thống… Dưới bàn tay khéo léo và khối óc tài hoa của những người thợ
thủ công, từ các nguyên liệu thô sơ, họ đã tạo ra biết bao thành phẩm khơng
những có giá trị về kinh tế mà có giá trị về nghệ thuật. Các mặt hàng thủ công
mỹ nghệ được sản xuất ra đã có sức thu hút lớn khơng chỉ với người tiêu dùng
Việt Nam mà cịn được người tiêu dùng nhiều nước ưa chuộng. Nhiều sản phẩm,
mặt hàng đã được xuất khẩu ra thị trường ngoài nước. Dưới đây, khoá luận xin
nêu ra một số mặt hàng thủ cơng mỹ nghệ có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu
tương đối lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
2.1. Hàng gốm sứ
Gốm sứ là loại hàng phổ biến trong cuộc sống của mọi tầng lớp dân cư.
Sản phẩm của nghề này có thể dùng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày (bát
đĩa, ấm chén, nồi, chum vại…), trong xây dựng (chân sứ, vật cách điện…) hay
làm đồ thờ (bát hương, lọ đựng hương, các tượng, lọ hoa…), tranh tượng và đồ
lưu niệm… Gốm sứ được sản xuất ở mọi nơi trên đất nước ta.
Các làng nghề truyền thống sản xuất gốm sứ nổi tiếng là Bát Tràng (Hà
Nội), làng Cậy (Hải Dương), Thổ Hà (Bắc Ninh), Móng Cái (Quảng Ninh),

Vũ Hùng Kiên Trung 2 - K38

3


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Kinh tế Ngoại thương


Hương Canh, Hiến Lễ (Vinh Phú), Thanh Hoá, Phước Phú (Huế), Thanh Hà
(Quảng Nam), Đồng Nai, Sông Bé, Thủ Dỗu Một… Các sản phẩm nổi tiếng
truyền trong dân gian là “Sứ Móng Cái, vại Hương Canh” hay “chiếu Nga
Sơn, gạch Bát Tràng”…
Gốm sứ có nhiều loại: men ngọc, men nâu (hay hoa nâu) xuất hiện từ thời
Lý, hoa lam (đời Trần)… Kỹ thuật làm gốm sứ vẫn xoay quanh hai vấn đề lớn là
kỹ thuật bàn xoay và lị nung. Ngồi lị hộp (nung bằng than) và lò vồng (nung
bằng củi) hiện nay đã xuất hiện kiểu lò tunel đốt gas.
Sản phẩm gốm sứ khơng những tràn ngập trong nước mà cịn rất có giá
trị ở nước ngồi. Cách đây 200 năm, khúc sơng xã Bát Tràng cịn có một bến
cảng chở đồ gốm sứ sang Nhật Bản. Ngày nay nhiều mặt hàng bị nhái, làng
nghề lan tỏa nhưng ở những làng truyền thống vẫn giữ được bí quyết của
mình đối với những mặt hàng tinh xảo chẳng hạn Thổ Hà vẫn giữ được sành
nâu, Hương Canh, Phù Lãng vẫn giữ được gốm da lươn, Chu Đậu (Hải
Dương) vẫn giữ được men hoa lam, gốm Tức Mặc (Nam Định) gọi là “Thiên
tường phủ chế”…, gốm Bát Tràng giữ được men ngọc, men rạn.
2.2. Hàng mây tre đan
Mây, tre, song rất gần gũi với người Việt Nam. Từ lâu các nghệ nhân đã
tạo nên rất nhiều sản phẩm mỹ nghệ độc đáo từ những ngun liệu sẵn có này
(giường, bàn, ghế, lẵng hoa, hình các con vật, đồ lưu niệm..)
Hàng mây, tre của làng Phú Vinh (Hà Tây) có tới 500 mẫu mã khác nhau.
Hàng mây tre đan được phát triển trong cả nước, nổi tiếng là làng Phú Vinh (Hà
Tây), Ngọc Động (Hà Nam), Thượng Hiền (Thái Bình), Hồ Bình (Bình Định),
Vĩnh Ba (Phú Yên), Yên Sở (Hà Tây), Nho Quan (Ninh Bình).
Nghề mây tre đan ở Phú Nghĩa, Chương Mỹ đã thu hút 80-85% lao
động. Ở làng Phú Vinh có 8000 người làm nghề đan lát, thu nhập lên tới 2,2

Vũ Hùng Kiên Trung 2 - K38


4


Khố luận tốt nghiệp

Khoa Kinh tế Ngoại thương

tỷ đồng/năm. Có thể nói nghề này đã thu hút hút một khối lượng lớn những
người lao động, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống người dân.
2.3. Hàng gỗ thủ công mỹ nghệ
Loại hàng này đã xuất hiện từ lâu đời vì gỗ là đồ dùng thơng dụng khắp
mọi nơi. Người dân Việt Nam dùng sản phẩm đồ gỗ cho thờ cúng (Hoành phi,
câu đối, ngai, tượng, mâm bồng, bàn thờ, ống hương…) và gỗ để làm giường
tủ, sập, bàn ghế hay tranh gỗ, các con vật bằng gỗ…
Hàng Tiện xưa là nơi buôn bán các hàng tiện gỗ như mâm bồng, ống
hương, đài rượu, khuôn oản… do người làng Nhị Khê làm (nay là Hàng
Hành, phố Tô Tịch ). Phố Hàng khay chuyên bán sản phẩm đồ gỗ của làng
Đồng Kỵ.
Chạm khắc gỗ nổi tiếng ở Việt Nam có làng Phù Khê, Hương Mạc,
Đồng Kỵ, Đồng Quang (Bắc Ninh), Bích Chu (Vĩnh Phú), Vân Hà (Hà Nội),
Võ Lăng (Hà Tây), Lý Nhân (Hà Nam), La Xuyên (Nam Định), làng Sinh,
Kim Bồng (Quảng Nam), Nhạn Tháp (Bình Định), Phú Lộc (Ninh Bình), Bảo
Hà (Hải Phịng), Mỹ Xun (Huế). Trong các cơ sở nổi tiếng trên, Đồng Kỵ là
cơ sở sản xuất gỗ mỹ nghệ lớn nhất ở nước ta.
Mặt hàng của đồ gỗ rất phong phú, nghề mộc là nghề phổ biến trong
dân gian. Các thợ sau khi học được nghề có thể tách nhóm để làm ăn ở nơi
khác vì mọi nơi đều cần đồ gỗ. Tại những nơi mới đó, người thợ vừa học, vừa
làm và lại có cơ hội tách nhóm. Khơng giống các nghề khác, nghề này được
nhân rộng rất nhanh. Quá trình lao động cần cù say mê đó đã tạo nên các lớp
thợ giỏi, sáng tạo… (“nhất nghệ tinh, nhất tinh vinh”) và từ đó nhiều mẫu mã

hàng mới xuất hiện. Quá trình phát triển của nghề này gắn liền với sự ra đời
của nghề điêu khắc, khảm trai. Nhiều mẫu mã của sản phẩm đồ gỗ được lấy từ
Trung Quốc, đặc biệt là các hàng gắn với điển tích như tùng cúc trúc mai,

Vũ Hùng Kiên Trung 2 - K38

5


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Kinh tế Ngoại thương

long ly quy phượng, ngai thờ, các loại tượng, tủ chè, sập gụ…Từ các đường
lèo, các hoạ tiết khác thường được nảy sinh trong sáng tạo của các nghệ
nhân… Vì vậy, trình độ sáng tạo nhanh được nhân lên ở các tay thợ cả, các
nghệ nhân. Khi kết hợp với nghệ thuật khảm trai, ốc, giá trị của sản phẩm
được tăng lên gấp bội. Khảm trai, ốc làm nổi bật các đường nét của các tác
phẩm, đặc biệt là các tác phẩm mang điển tích. Thị trường về sản phẩm gỗ mỹ
nghệ lại rất rộng và triển vọng ở nước ngoài. Ngày nay nhiều khâu nặng nhọc
như pha cắt gỗ, bào… được cơ giới hoá làm cho năng suất lao động nâng cao
và phần quan trọng còn lại dành cho các khâu tinh chế với tài năng sáng tạo
của các nghệ nhân. Trong điều kiện khan hiếm về nguyên liệu, ở một số sản
phẩm có thể phải thay thế nguyên liệu nhưng cần lưu ý là giá trị sản phẩm sẽ
tăng khi được đầu tư thoả đáng về chất xám. Từ đó, cần có kiến thức tồn
diện ở nhiều lĩnh vực cho việc tạo nên một sản phẩm hoàn thiện hơn (tạo
dáng, hoạ tiết…)
2.4. Hàng thêu ren
Thêu ren là một nghề thủ công truyền thống đặc biệt ở nước ta mà mọi
sản phẩm của nó đều là những tác phẩm nghệ thuật do bàn tay khéo léo của

thợ thủ công tạo nên. Dụng cụ của nghề rất đơn giản nhưng sự khéo léo, sự
kiên trì và sáng tạo là vơ hạn.
Ngày nay ở một số nước, người ta dùng máy trong nghề này mang lại
năng suất lao động rất cao, nhưng máy cũng chỉ là máy, chỉ có bàn tay khéo
léo của con người mới làm nên những sản phẩm kỳ diệu. Những sản phẩm
đồng loạt có thể dùng máy (như thêu chữ, thêu cờ, thêu biểu tượng, khăn…)
nhưng nếu muốn có sản phẩm độc nhất vơ nhị… thì phải cần đến bàn tay
vàng của các nghệ nhân.
Hàng thêu ren nổi tiếng ở Lý Nhân, Thanh Liêm (Hà Nam), Minh Lãng
(Thái Bình), Văn Lam (Ninh Bình), Quất Động, Ninh Hải… ở các vùng dân tộc

Vũ Hùng Kiên Trung 2 - K38

6


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Kinh tế Ngoại thương

thiểu số, các bà mẹ, cô gái thường thêu những sản phẩm cho riêng mình. Thêu
ren là một nghề sớm có ở nước ta, phạm vi sản xuất khá hạn hẹp, thị trường tiêu
thụ lại nhỏ so với khả năng sản xuất nên lượng hàng tồn đọng nhiều.
2.5. Hàng thổ cẩm
Đây là một loại hàng đặc biệt của đồng bào dân tộc thiểu số. Sản xuất ra
hàng thổ cẩm có người Chăm ở Chương Mỹ (Ninh Thuận), Phan Hồ (Bình
Thuận). Dệt vải Riêng của người Cà Ho (Lâm Đồng), người Thái, Mường, Tày,
Dao, Lự ở miền Bắc, người Khơ me, Xê đăng, Gia rai, Bana, Chăm, Ê đê, Giả Triêng ở miền Nam đều có nghề dệt gia đình. Ở Miền Bắc nổi tiếng dệt thổ cẩm
với các làng nghề Nà phồn, Xâm Kh, Mai Tịch, Chiềng Châu (Hồ Bình) của
dân tộc Thái; 4 làng nổi tiếng của dân tộc Mường là Mường Bí, Mường Vang,

Mường Thành, Mường Đậu (Hồ Bình).
Hàng mỹ nghệ thổ cẩm có rất nhiều loại: quần áo, túi xách, ví… với rất
nhiều kiểu dáng kích cỡ khác nhau, tiêu dùng nội bộ theo tập tục của các đạo
giáo trong các lễ hội là chủ yếu. Nghề thổ cẩm phát triển với những bước thăng
trầm và thị trường hạn hẹp, người thợ thủ công chỉ tận dụng thời gian những lúc
nông nhàn. Thu nhập của họ chủ yếu là từ nơng nghiệp. Vì vậy, chỉ có những
người u nghề hơn u mình mới gắn bó với nghề.
Trong khi đó, nghề này tương đối phát triển ở ngoài Bắc (ở Hoà Bình).
Sản phẩm được bán ở các chợ và nhiều người nước ngồi có mặt tại các điểm
du lịch thường say sưa ngắm nhìn và mua sắm loại sản phẩm này.
3. Đặc thù của hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống
Hàng thủ công mỹ nghệ do các nghệ nhân và thợ thủ công trong các
làng nghề sản xuất theo từng công đoạn của tồn bộ dây truyền cơng nghệ, có
sự hợp tác của nhiều người lao động làm ra.

Vũ Hùng Kiên Trung 2 - K38

7


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Kinh tế Ngoại thương

Nếu như người thợ trong nhà máy, xí nghiệp sản xuất hàng hố trên dây
truyền hiện đại chỉ thực hiện đúng thao tác quy chuẩn, càng nhanh và chính xác
càng tốt, khơng được sai khác, thì người thợ thủ cơng vừa thao tác theo khn
mẫu đã định, cịn tự do sáng tạo theo trình độ và tay nghệ của mình. Người thợ
giỏi, nhất là nghệ nhân, họ mặc sức tung hoành, sáng tạo trong quá trình tạo ra
sản phẩm. Ở đây, nghệ nhân, thợ cả vừa là người quản lý và chỉ đạo sản xuất,

vừa là người trực tiếp làm ra sản phẩm. Trong khi đó, các nhà quản lý và kỹ sư
cơng nghiệp không thể trực tiếp đứng máy như người công nhân.
Bởi vậy, trong sản phẩm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ mang những
nét rất đặc thù rất riêng:
3.1. Trong sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ, văn hố tinh thần kết tinh
trong văn hoá vật thể
Những con Rồng, Phượng, Rùa, Lân được chạm khắc ở các đình chùa,
hoa văn trang trí trên các trống đồng, men màu trên đồ gốm sứ, đồ án hoa văn
hoạ tiết trên sản phẩm thêu, dệt vải, lụa, thổ cẩm… trước hết đó là văn hoá vật
thể, nhưng chúng hàm chứa những quan điểm tư tưởng triết học Phương Đông,
triết lý về trời - đất - con - người, quan niệm về tôn giáo và thần quyền, đặc biệt
là triết lý đạo Phật, đạo Giáo, đạo Nho (Khổng, Mạnh) và triết lý Kinh Dịch.
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam bao giờ cũng phản ánh sâu sắc
tư tưởng, tình cảm, quan niệm thẩm mỹ của dân tộc Việt Nam, bản sắc văn
hoá Việt Nam. Giá trị mỗi sản phẩm thủ công được khách hàng trong và
ngồi nước nhìn nhận chủ yếu từ góc độ văn hố nghệ thuật dân tộc, sau đó
mới đến vấn đề kỹ thuật và kinh tế.
3.2. Hàng thủ công mỹ nghệ mang đậm tính cá biệt, phong cách của
mỗi nghệ nhân và nét đặc trưng địa phương, tồn tại trong sự giao lưu với
cộng đồng

Vũ Hùng Kiên Trung 2 - K38

8


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Kinh tế Ngoại thương


Hàng chạm trổ trên từng chất liệu khác nhau (gỗ, đá, đồng, sừng,
xương…), hàng sơn (sơn quang, sơn then, sơn thếp vàng bạc, sơn mài), hàng
thêu, dệt (tơ lụa, chiếu, thảm…) hàng mây tre đan, kim hoàn, đồ chơi… ở
mỗi làng nghề đều có màu sắc riêng, từng nghệ nhân cũng có những nét
riêng. Những nét riêng đó được thử thách qua thời gian, qua giao lưu, được
chọn lọc, được thừa nhận để tồn tại và phát triển, cùng với sự bổ sung lẫn
nhau, trở thành những kiểu mẫu hoàn thiện hoàn mỹ cho những sản phẩm
cùng loại được sản xuất tiếp theo.
3.3. Hàng thủ công mỹ nghệ là loại sản phẩm nghệ thuật, kết tinh từ
những thành tựu kỹ thuật - công nghệ truyền thống, phương pháp thủ
công tinh xảo với đầu óc sáng tạo nghệ thuật
Sự giao kết giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ
thuật của nghệ nhân và người thợ thủ công đã tạo ra hàng thủ cơng mỹ nghệ
nói riêng và sản phẩm thủ cơng truyền thống nói riêng.
Sự giao kết này kéo theo những đặc thù khác trong sự phát triển hàng
thủ công:
- Tính riêng, tính đơn chiếc mạnh hơn tính đồng loạt.
- Chiều sâu nhiều hơn chiều rộng – mang tính trường phái, gia tộc,
giữ bí quyết trong sáng tạo hơn là sự phổ biến rộng rãi.
- Đầy chất trí tuệ, tri thức tích tụ lâu đời.
- Sử dụng hàng thủ cơng phải đồng thời thưởng thức nó nữa (thưởng
thức nghệ thuật và tư tưởng, trí tuệ)
Nghiên cứu và hoạch định chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hàng
thủ cơng mỹ nghệ khơng thể bỏ qua những nét đặc thù đó. Điều này cũng cần
thiết trong việc củng cố và hình thành óc thẩm mỹ của người tiêu dùng.

Vũ Hùng Kiên Trung 2 - K38

9



Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Kinh tế Ngoại thương

Với những đặc thù như trên, ngày nay, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam
ngày càng tìm được chỗ đứng vững chắc của mình trong nước cũng như trên
trường quốc tế. Nghề thủ công với sản phẩm tinh xảo và “bàn tay vàng” của các
nghệ nhân vẫn tiếp tục có vai trị, vị trí quan trọng hơn trong xã hội chúng ta.
II.

VAI TRỊ CỦA XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TRONG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM.

Xuất khẩu là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chiến lược phát
triển kinh tế xã hội. Xuất khẩu là hoạt động chính tạo tiền đề, điều kiện cho
quy mô và tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu. Trong q trình cơng nghiệp
hố, hiện đại hoá đất nước, hoạt động xuất khẩu càng có nghĩa thiết thực hơn.
Điều này, khơng những thu về cho đất nước một nguồn ngoại tệ lớn, mà quan
trọng hơn còn là cơ hội để chúng ta phát huy các lợi thế so sánh của đất nước,
mở rộng các ngành nghề sản xuất, giải quyết công ăn việc làm cho xã hội. Với
ý nghĩa đó, việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ - một trong
những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, có một vai trị vơ cùng to lớn
đối với phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.
1. Thúc đẩy nhanh quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước
Văn kiện Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định con
đường phát triển của đất nước là thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất
nước, nhằm xây dựng nước Việt Nam thành nước công nghiệp, cơ sở vật chất
kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất tinh thần cao,

quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn
minh. Để làm được điều đó, chúng ta cần vốn để nhập máy móc, thiết bị, khoa
học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại… Vốn để nhập khẩu có thể lấy từ nhiều nguồn
khác nhau như: đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ, hoạt động du lịch, xuất

Vũ Hùng Kiên Trung 2 - K38

10


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Kinh tế Ngoại thương

khẩu sức lao động… Các nguồn vốn đó tuy quan trọng nhưng cũng phải trả
bằn cách này hay cách khác vào thời kỳ sau. Như vậy, để thúc đẩy nhanh q
trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố một cách có hiệu quả và vững chắc, đạt
mục tiêu biến nước ta thành nước công nghiệp vào năm 2020, phải dựa vào
một nguồn vốn vô cùng quan trọng – xuất khẩu. Trong đó, xuất khẩu hàng thủ
cơng mỹ nghệ đóng một vai trị rất quan trọng. Kim ngạch xuất khẩu luôn
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và đang có xu
hướng tăng. Trong giai đoạn 1991-2000, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ cơng
mỹ nghệ của Việt Nam có nhịp độ tăng khá nhanh. Nếu năm 1991 mới đạt 6,8
triệu USD, năm 1996 đã đạt 124 triệu USD, năm 1999 là 168 triệu USD, thì
đến năm 2000 đã đạt 236 triệu USD, tiếp đó, năm 2001 là 235 triệu USD, 9
tháng năm 2003 đạt triệu USD.
Với tốc độ tăng nhanh như vậy, hàng thủ công mỹ nghệ đã trở thành một
trong những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (đứng thứ 8 trong 10
mặt hàng xuất khẩu chủ lực, vượt kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng
khác). Thành cơng trên tuy cịn khiêm tốn, nhưng đã góp phần thúc đẩy hoạt

động xuất khẩu của Việt Nam nói chung ngày càng tăng trưởng.
2. Tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống
nhân dân
Thất nghiệp cao là sự lãng phí lớn về nguồn lực, đồng thời cũng là
nguyên nhân thúc đẩy tình trạng bất ổn và tệ nạn xã hội phát triển. Nhà kinh
tế học nổi tiếng người Mỹ – Okun đã thống kế từ năm 1975 đến 1987, tỷ lệ
thất nghiệp trung bình ở Mỹ là 9,6%, làm cho nước Mỹ thiệt hại hàng nghìn
tỷ USD. Văn kiện Đại hội IX đã đặt ra việc giải quyết việc làm cho người lao
động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5% và tăng thời gian lao
động được sử dụng ở nông thơn lên 75% là mục tiêu chính. Đẩy mạnh xuất
khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ có thể giúp chúng ta thực hiện mục tiêu đó vì đa

Vũ Hùng Kiên Trung 2 - K38

11


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Kinh tế Ngoại thương

phần lao động ở vùng nơng thơn. Ở đó, dân đơng, trình độ dân trí thấp, dân số
khơng ngừng tăng lên trong khi diện tích đất đai vẫn giữ ngun, thậm chí
cịn bị chiếm dụng để sử dụng cho mục đích khác. Vì vậy, nhu cầu tìm việc
cho người dân nơng thơn và cho những người lao động khơng có đất canh tác
ở những vùng nông thôn hiện nay đã trở thành nhu cầu vô cùng cấp thiết. Sản
xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là một trong những biện pháp hữu
hiệu giải quyết tình trạng này. Bởi lẽ, hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu được
làm bằng tay nên thu hút nhiều lao động có trình độ tay nghề vừa phải, khơng
địi hỏi cao về chun mơn kĩ thuật, nghiệp vụ hay ngoại ngữ như những

ngành khác.
Xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ tạo điều kiện cho hàng nghìn lao
động nơng thơn có việc làm, tạo đầu ra cho sản xuất và thu nhập ổn định cho
người dân. Theo tính toàn, cứ xuất khẩu được 1 triệu USD hàng thủ cơng mỹ
nghệ thì tạo việc làm và thu nhập cho khoảng từ 3000 đến 4000 lao động chủ
yếu lao động từ các làng nghề nông thôn. Như vậy, với kim ngạch xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ như hiện nay, đã thu hút và tạo việc làm cho tà
500.000 đến 600.000 lao động có thu nhập khá. Nếu tính cả lao động nơng
nhàn thì con số này lên tới hơn 1 triệu người.
Xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ có tác dụng lớn trong việc tạo ra công ăn
việc làm và tăng thu nhập chính đáng cho lao động trong nước, góp phần xố đói
giảm nghèo. Từ đó, giải quyết được vấn đề thất nghiệp, đẩy lùi các hiện tượng
tiêu cực, các tệ nạn xã hội, góp phần đảm bảo trật tự an ninh xã hội.
3. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả, thúc đẩy sản xuất
phát triển
Xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại
kéo theo sự thay đổi của cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới. Để theo
kịp và hoà nhập vào xu thế chung đó, chúng ta khơng thể khơng tìm một cơ

Vũ Hùng Kiên Trung 2 - K38

12


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Kinh tế Ngoại thương

cấu kinh tế phù hợp. Văn kiện Đại hội IX khẳng định: “muốn tham gia hợp
tác quốc tế thật sự bình đẳng và có lợi, tận dụng nguồn lực bên ngồi, khai

thác và sử dụng có hiệu quả nội lực, nói cách khác, phải xây dựng một cơ cấu
kinh tế hợp lý, bảo đảm khả năng giữ vững độc lập, tự chủ kinh tế, chủ động
tham gia phân công lao động và hợp tác quốc tế”. Thực tế nhiều nước đã
chứng minh rằng xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ
nói riêng chính là một biện pháp tích cực giúp ta chuyển dịch cơ cấu kinh tế
một cách hiệu quả, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Thứ nhất, xuất khẩu thủ công mỹ nghệ là một phương tiện quan trọng, tao
ra vốn để nhập kỹ thuật và công nghệ từ thế giới bên ngồi vào Việt Nam nhằm
hiện đại hố nền kinh tế đất nước, tạo năng lực sản xuất mới, hiệu quả hơn.
Thứ hai, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tạo khả năng mở rộng thị
trường tiêu thụ cho hàng thủ công mỹ nghệ, tạo điều kiện cho sản xuất trong
nước phát triển và ổn định.
Thứ ba, thông qua xuất khẩu, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam sẽ phải
tham gia vào cuộc cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt trên thị trường thế giới về
giá và chất lượng. Trong cuộc cạnh tranh đó, để tìm được chỗ đứng cho mình,
doanh nghiệp Việt Nam phải tổ chức lại sản xuất, mở rộng và nâng cao cơ sở
vật chất sẵn có, hình thành cơ cấu sản phẩm có hiệu quả, thích nghi với sự
biến động của thị trường thế giới, đồng thời đổi mới và hoàn thiện sản xuất
quản trị kinh doanh, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ trong ngành.
Thứ tư, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tạo điều kiện cho các ngành
cùng có điều kiện và cơ hội phát triển.
4. Góp phần cải thiện cán cân thanh tốn quốc tế
Đầu tư nước ngồi, vay nợ, viện trợ, du lịch, xuất khẩu lao động …
phần nào giúp ta cân bằng cán cân thanh toán quốc tế nhưng khoản tiền đó có

Vũ Hùng Kiên Trung 2 - K38

13



Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Kinh tế Ngoại thương

thể giảm và lẽ dĩ nhiên sẽ làm ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế. Nếu
phát triển xuất khẩu, nhất là những ngành có tỷ lệ thực thu ngoại tệ cao như
thủ công mỹ nghệ (chiếm từ 95 – 97% giá trị xuất khẩu), Việt Nam khơng
những có vốn để nhập vật tư, thiết bị, công nghệ mới, hiện đại phục vụ sản
xuất hàng thủ cơng mỹ nghệ mà cịn có thể tích luỹ thêm vào nguồn thu nhập
ngoại tệ của đất nước để thanh tốn các khoản nợ đó đến kỳ hạn, tạo uy tín
cho các kỳ vay tiếp theo. Nếu khơng làm như vậy đến một lúc nào đó sẽ phải
áp dụng một biện pháp tiêu cực là cắt giảm nhu cầu nhập khẩu của mình.
Điều này khơng chỉ làm ảnh hưởng đến tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đại
hố đất nước mà cịn trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
5. Mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam
Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại, phụ
thuộc lẫn nhau. Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại, có thể có sớm
hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác, tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ
này phát triển. Chẳng hạn xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thúc đẩy quan hệ
tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế… Ngược lại, chính các hoạt động
kinh tế đối ngoại lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ
nghệ. Ví dụ: phát triển các hình thức tín dụng hay vận tải quốc tế sẽ tạo điều
kiện để các nhà xuất khẩu xuất khẩu được dễ dàng hơn.
6. Duy trì các ngành nghề truyền thống, tăng cường giao lưu văn hóa
giữa các dân tộc
Xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ cũng là điều kiện để duy trì các
nghề truyền thống, giữ gìn nét văn hố truyền thống của dân tộc Việt Nam.
“Bản sắc văn hoá dân tộc là cái riêng, cái sẵn có của mỗi dân tộc được
hình thành và định hình trong quá trình lịch sử lâu dài, là kết quả của sự trải
nghiệm, thích ứng của cộng đồng với mơi trường, hồn cảnh tự nhiên, xã hội.


Vũ Hùng Kiên Trung 2 - K38

14


Khố luận tốt nghiệp

Khoa Kinh tế Ngoại thương

Nó là một bộ phận tinh tuý thể hiện sâu sắc nhất, tập trung nhất bản sắc dân
tôc, tạo nên cốt cách bản lĩnh, sức sống nội sinh của mỗi dân tộc”. Bản sắc
văn hố đó lại được thể hiện cụ thể trên từng hoa văn, đường nét của hàng thủ
công mỹ nghệ. Vì vậy, xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ Việt Nam cũng
chính là mở rộng giao lưu văn hố quốc tế. Qua đó làm cho nước bạn ngày
càng hiểu hơn truyền thống văn hoá của con người Việt Nam.
III. XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ XÉT TRÊN QUAN
ĐIỂM “LỢI THẾ CẠNH TRANH” CỦA MICHAEL PORTER
Michael Porter là nhà khoa học về quản lí nổi tiếng ở Mỹ, giáo sư Học
viện thương mại Trường Đại học Harvard kiêm cố vấn tư vấn của nhiều cơng
ty lớn và tổ chức chính phủ trên thế giới, là một trong những nhân vật có uy
tín về sách lược cạnh tranh và sức cạnh tranh quốc tế trên thế giới ngày nay.
Ông là người đầu tiên ở Trường Đại học Harvard mở ra môn học sách lược
cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh. Năm 1990, ông cho ra đời cuốn sách “ Lợi thế
cạnh tranh quốc gia”. Lĩnh vực nghiên cứu của Porter chủ yếu tập trung vào
hai mặt quản lí chiến lược doanh nghiệp và tổ chức ngành. Trong tác phẩm
“Lợi thế cạnh tranh quốc gia”, Porter vận dụng lí luận về lợi thế cạnh tranh
trong nước của ông vào lĩnh vực cạnh tranh quốc tế và đề ra lí luận nổi tiếng
là “ Lí luận hình kim cương. Lí luận của Porter về lợi thế cạnh tranh giải thích
hiện tượng thương mại quốc tế ở góc độ doanh nghiệp tham gia cạnh tranh

quốc tế, vì thế đã lấp được chỗ trống của lí luận về lợi thế so sánh. Trong đa
số các công trình lí luận, người đóng vai trị chủ yếu là chính phủ, nhưng
Porter lại chú trọng nêu bật vai trị của doanh nghiệp. Ơng cho rằng, của cải
nhiều hay ít là do năng suất sản xuất quyết định. Năng suất sản xuất phụ thuộc
vào môi trường cạnh tranh của mỗi nước. Môi trường cạnh tranh sinh ra trong
một khuôn khổ nào đó, khn khổ ấy, về kết cấu mà nói, giống như một viên

Vũ Hùng Kiên Trung 2 - K38

15


Khố luận tốt nghiệp

Khoa Kinh tế Ngoại thương

kim cương có 4 cạnh cơ bản. Do đó thường gọi đó là lí luận hình viên kim
cương.

Vũ Hùng Kiên Trung 2 - K38

16


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Kinh tế Ngoại thương

Lý luận này được mơ tả qua sơ đồ dưới đây:


CHÍNH PHỦ

MƠI TRƯỜNG CẠNH TRANH VÀ CƠ HỘI

NGÀNH KINH DOANH

KHÁCH HÀNG

NHÀ CUNG CẤP

CÁC YẾU TỐ
HỖ TRỢ

Theo lí luận này, việc nâng cao năng suất một cách bền vững đòi hỏi
bản thân nền kinh tế của mỗi nước phải được nâng cấp không ngừng. Cũng có
nghĩa là các doanh nghiệp của mỗi nước phải kiên trì nâng cao năng suất sản
xuất ngành bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, làm nổi bật nét đặc sắc
của sản phẩm, cải tiến kĩ thuật sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất. Chỉ có
như thế mới có thể tao ra được cơ sở chắc chắn để các doanh nghiệp tham gia
cạnh tranh quốc tế. Mỗi nước có thể chuyên kinh doanh những ngành mà các

Vũ Hùng Kiên Trung 2 - K38

17


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Kinh tế Ngoại thương


doanh nghiệp nước mình có năng suất cao hơn và nhập khẩu những hàng hóa
và dịch vụ do đối thủ cạnh tranh ở nước ngồi sản xuất mà trong nước chỉ có
thể sản xuất với năng suất thấp, để từ đó nâng cao năng suất bình quân trong
nước. Mặt khác, khi một nước trực tiếp tham gia cạnh tranh quốc tế thì tiêu
chuẩn về năng suất đối với mỗi ngành trong nước ấy khơng cịn là tiêu chuẩn
trong nước nữa mà là tiêu chuẩn quốc tế. Điều đó địi hỏi các doanh nghiệp
trong nước chẳng những phải cạnh tranh với nhau trong nước mà cịn phải
cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngồi. Trong lí luận của mình, Porter
dành cho chính phủ và doanh nghiệp một vai trị mới, có tính chất xây dựng
và khả thi trong tiến trình nâng cao sức cạnh tranh và thực hiện phồn vinh
kinh tế. Đỗi với chính phủ thì nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là tích cực tạo
ra môi trường thúc đẩy nâng cao năng suất. Có nghĩa là chính phủ cần phải
tạo ra mơi trường tốt cho cạnh tranh, chứ không phải là trực tiếp tham gia
cạnh tranh.
Tóm lại, lí luận của Porter về lợi thế cạnh tranh quốc gia rất giàu tính chất
gợi mở, rất có giá trị đối với việc nghiên cứu sức cạnh tranh quốc tế. Khóa luận
này cũng xin được phép lấy lí thuyết về lợi thế cạnh tranh của ơng làm cơ sở lí
luận . Đây cũng chính là cơ sở giúp chúng ta phân tích những điểm mạnh, điểm
yếu của một ngành và những yếu tố tác động đến nó để từ đó rút ra những bài
học kinh nghiệm hữu ích và những giải pháp tháo gỡ khó khăn.
IV. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
HÀNG THỦ CƠNG MỸ NGHỆ
1. Nguồn ngun liệu
Mặt hàng thủ cơng mỹ nghệ sử dụng nguồn nguyên liệu chính là
nguyên liệu trong nước, đa phần được lấy từ thiên nhiên và khá sẵn có. Đó là
các nguyên liệu như: mây, tre, nứa, lá, giang, bơng, gỗ, đay, cói, dừa, vỏ ốc,
vỏ trứng... Đây là một trong những thuận lợi lớn vì những nguyên liệu này

Vũ Hùng Kiên Trung 2 - K38


18


Khố luận tốt nghiệp

Khoa Kinh tế Ngoại thương

thường sẵn có trong tự nhiên hoặc có thể trồng khá dễ dàng ở các vùng nông
thôn. Tuy nhiên, do sự khai thác bừa bãi, khơng có kế hoạch nên các nguồn
ngun liệu này cũng đã dần dần bị giảm cả về số lượng và chất lượng. Nếu
như khơng có sự quan tâm đồng bộ kể cả từ phía người dân lẫn Nhà nước để
bù đắp lại số nguyên liệu được dùng cho sản xuất thì trong tương lai tất cả các
nguồn nguyên liệu đều có nguy cơ thiếu hụt.
Khi bước sang cơ chế thị trường, nhiều doanh nghiệp đã gặp phải
khơng ít khó khăn khi vẫn áp dụng lối làm ăn cũ theo kiểu “có gì bán nấy”.
Giờ đây, trước nhu cầu vô cùng đa dạng của thị trường thế giới, doanh nghiệp
không chỉ sản xuất những mặt hàng chỉ sử dụng những nguồn nguyên liệu
trong nước mà còn phải nhập về một số nguyên liệu từ nước ngoài để phục vụ
cho xuất khẩu. Điều này cũng gây ra khơng ít khó khăn cho các doanh nghiệp
khi nguồn nguyên liệu phải phụ thuộc vào nước ngoài. Các doanh nghiệp
thường phải nhập khẩu một số nguyên liệu như phẩm nhuộm, bột màu, sơn,
dầu bóng, len chất lượng cao, chỉ màu, sợi....
Đơn cử về thực trạng nguồn nguyên liệu gốm sứ. Hiện nay nhiều nhà
sản xuất gốm sứ trong nước vẫn còn phải nhập nguyên liệu cao lanh, đất sét,
men, tràng thạch… trong khi trữ lượng nguyên liệu trong nước cao gấp nhiều
lần nhu cầu. Riêng năm 2000, kim ngạch nhập khẩu các nguyên liệu trên
khoảng gần 50 triệu USD. Nguyên nhân chính là do trong mấy năm qua,
chúng ta chỉ tập trung xây dựng các nhà máy sản xuất gốm sứ hiện đại với tốc
độ sản lượng tăng chóng mặt nhưng lại chưa quan tâm đến đầu tư khai thác,
chế biến nguyên liệu. Theo hiệp hội gốm sứ Việt Nam, với sự phát triển

nhanh chóng của ngành cơng nghiệp gốm sứ hiện nay, nhu cầu nguyên liệu để
sản xuất không ngừng tăng lên. Nếu như năm 2002 là 960.000 tấn nguyên liệu
và 52.000 tấn men màu thì dự báo năm 2005 sẽ là 1.4 triệu tấn nguyên liệu,

Vũ Hùng Kiên Trung 2 - K38

19


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Kinh tế Ngoại thương

80.000 tấn men màu và năm 2010 sẽ lên đến 1.7 triệu tấn nguyên liệu và
100.000 tấn men màu.
Phần lớn mỏ nguyên liệu ở nước ta có trữ lượng lớn nhưng lại chưa
được khai thác hợp lý. Công nghệ khai thác, chế biến cịn q lạc hậu, chủ
yếu khai thác thủ cơng, bán cơ giới, phân tán và manh mún, chưa đáp ứng
được nhu cầu công nghệ sản xuất gốm sứ hiện đại. Phần lớn nguồn nguyên
liệu khi đưa vào nhà máy sản xuất đều tiếp tục phải gia công xử lý.
Về cao lanh, ta có 105 mỏ với trữ lượng 639 triệu tấn, nhưng đến nay
chỉ có 20 mỏ đang khai thác với công suất nhỏ từ 10.000 – 30.000 tấn/năm
với công nghệ khai thác, tuyển lọc cao lanh ở mức thấp, chất lượng chưa cao,
lẫn nhiều tạp chất.
Về men màu, các cơ sở sản xuất trong nước tự sản xuất mới chỉ đáp
ứng
10 % nhu cầu và các doanh nghiệp đang phải nhập khẩu với giá đắt.
Nguyên liệu không đáp ứng nhu cầu là một nguyên nhân đẩy giá thành
gốm, sứ nước ta lên cao. Nếu giải quyết được vấn để này ngành gốm sứ mới
có thể nâng cao được chất lượng, hạ giá thành.

Có thể nói, ngun liệu chính là một trong những bộ phận mấu chốt
cấu thành nên giá trị của sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ. Những nguyên
liệu tốt, đủ tiêu chuẩn kết hợp với bàn tay tài hoa của người thợ sẽ cho ra đời
những sản phẩm có giá trị cao.
Nhưng có một điều đáng mừng là giờ đây các nguồn nguyên liệu ngoại
nhập cũng rất sẵn có trên thị trường nên chỉ cần đặt hàng là có thể mua được
với số lượng lớn, giá cả cũng phải chăng.
2. Nguồn vốn

Vũ Hùng Kiên Trung 2 - K38

20


Khố luận tốt nghiệp

Khoa Kinh tế Ngoại thương

Nhìn chung, các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đa số là quy mô
vừa, nhỏ và thiếu vốn. Những mặt hàng khác nhau sẽ yêu cầu đòi hỏi vốn đầu tư
khác nhau. Những mặt hàng cần nhiều vốn chủ yếu là gốm sứ, sơn mài, mĩ nghệ
vì phải đầu tư máy móc, thiết bị, dây chuyền cơng nghệ để làm ra các sản phẩm
thô, sản phẩm sơ chế. Các khâu sản xuất cịn thủ cơng, nhiều khi tạo ra sản phẩm
thô, mộc nên chất lượng sẽ không đảm bảo khi sản xuất đại trà. Nếu như muốn
sản xuất với quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao vào các khâu sản xuất sơ chế,
mở rộng nhà xưởng, tuyển thêm nhân cơng thì nguồn vốn cho đầu tư sản xuất là
vơ cùng cấp thiết. Nhu cầu sử dụng vốn rất lớn nhưng việc huy động vốn hiện
nay gặp rất nhiều khó khăn. Các Ngân hàng có lúc thừa vốn nhưng các doanh
nghiệp lại không vay được. Sau một số vụ đổ bể thất thoát như Minh Phụng,
EPCO… ngành ngân hàng đã tỏ ra thận trọng hơn đối với việc cho vay. Ngồi

tài sản thế chấp, cầm cố, ngân hàng cịn kiểm tra cả phương án kinh doanh,
phương thức kinh doanh rất cụ thể rồi mới cho vay.
Vì vậy, doanh nghiệp đã phải tìm mọi cách để huy động được nguồn
vốn đầu tư cho sản xuất. Ngoài nguồn vốn của bản thân người chủ doanh
nghiệp, cịn có nguồn vốn của cán bộ công nhân trong doanh nghiệp, của các
xã viên trong hợp tác xã và thậm chí cả những khoản ứng trước của khách
hàng.
3. Nhu cầu thị trường đối với hàng thủ công mỹ nghệ
Trong những năm qua, ngành xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã tạo
được nhiều thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Đài Loan, Bắc Mỹ. Ngoài ra,
Nga, Đông Âu… cũng được coi là những thị trường tiềm năng lớn của Việt
Nam . Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đến nay đã có mặt tại hơn 50
nước và lãnh thổ ở khắp các châu lục của thế giới . Thị trường xuất khẩu loại
hàng này trong mấy chục năm qua có những giai đoạn thăng trầm, nhưng nhìn
chung những năm gần đây có chiều hướng phát triển tốt, có nhiều chủng loại

Vũ Hùng Kiên Trung 2 - K38

21


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Kinh tế Ngoại thương

hàng hoá mới và mở rộng thị trường theo hướng đa phương hoá và đa dạng
hoá quan hệ thị trường với các nước trên thế giới .Tuy nhiên, trong xuất khẩu
những loại hàng hoá này, chúng ta phải đương đầu với một số đối thủ cạnh
tranh có nhiều tiềm năng và kinh nghiệm như Trung Quốc, Indonesia,
Philippines, Thái Lan… Để nâng cao sức cạnh tranh, cần phải tìm hiểu,

nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm, thủ pháp kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh
và các chính sách giải pháp liên quan của từng nước. Đồng thời, với chất liệu
và kỹ xảo riêng, phải sáng tạo ra được những mẫu hàng hoá đáp ứng nhu cầu,
thị hiếu của từng thị trường, bảo đảm sản phẩm của Việt Nam có sức cạnh
tranh. Mặc dù thị trường rộng như vậy nhưng Việt Nam chưa xuất khẩu được
nhiều vào các thị trường có nhu cầu và dung lượng lớn. Cái khó là phải làm
sao tiếp cận với thị trường mới và tranh thủ mọi cơ hội để khai thác sâu thêm
các thị trường có nhu cầu lớn và thường xuyên. Thị trường lớn nhất trong xuất
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam phải kể đến EU. Kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam sang khu vực thị trường này tăng khá nhanh, hiện chiếm
tỷ trọng gần 1/4 trong tổng kim ngạch xuất khẩu . Đây cũng là khu vực Việt
Nam thường xuất được nhiều loại hàng thủ cơng mỹ nghệ và có nhiều triển
vọng mở rơng, đẩy mạnh tiêu thụ một số loại hàng có khả năng phát triển. EU
cũng được được đánh giá là một trong các thị trường trọng điểm cho đồ gỗ
chế biến của Việt Nam . Bên cạnh đó, các mặt hàng gốm, sứ mỹ nghệ cũng là
nhóm hàng đang tiêu thụ mạnh sang thị trường này. Thông qua hội chợ
Frankfurt hàng năm tại Đức, một số công ty của Việt Nam đã thành công
trong việc nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, ký được nhiều hợp đồng
xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ. Có thương nhân Đan Mạch đã chuyển tồn
bộ đơn hàng gốm sứ từ các nước xung quanh Việt Nam để tập trung đặt hàng
tại Việt Nam và hứa hẹn giúp đở đầu tư mở rộng sản xuất , tăng lượng hàng
cung ứng cho thị trường này lên 2-3 lần so với hiện nay. Cùng với hàng gốm
sứ mỹ nghệ của Đồng Nai, Bình Dương, Bát Tràng, từ năm 1998 có thêm

Vũ Hùng Kiên Trung 2 - K38

22


Khoá luận tốt nghiệp


Khoa Kinh tế Ngoại thương

Vĩnh Long đã xuất khẩu mạnh sang khu vực Tây, Bắc Âu. Ngoài ra, các mặt
hàng như mây, tre, hàng thêu ren … cũng xuất khẩu được sang khu vực thị
trường này với khối lượng đáng kể : Xí nghiệp Rapexco xuất khẩu hàng song
mây tre của Nha Trang, hợp tác xã mây tre Hàng Kênh ( Hải Phịng) có nhiều
mặt hàng mây tre xuất sang Tây Âu;

các mặt hàng thảm, đệm ghế cói của

Thái Bình xuất sang Hà Lan, Tây Ban Nha, Italy… hay công ty Barotex
trong năm 1999 cũng đã xuất khẩu 2,5 triệu chiếc nón lá bng sang Tây Ban
Nha và Italy.
4. Các đối thủ cạnh tranh
Hiện tại hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt
với hàng thủ công mỹ nghệ của Trung Quốc, Thái Lan, Singapore … Tuy
nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì hàng thủ cơng mỹ nghệ của Việt
Nam có nhiều lợi thế hơn nhờ độ tinh xảo và khéo léo thể hiện trên từng
đường nét sản phẩm. Hơn nữa nhiều mặt hàng của ta vượt trội về chất lượng
cũng như mẫu mã. Song để nâng cao sức cạnh tranh cần có những sản phẩm
đặc trưng, đa dạng hơn về mẫu mã, kiểu dáng. Bên cạnh việc phát huy những
lợi thế của những sản phẩm làm bằng tay có độ tinh xảo cao, cần đầu tư các
phương tiện thiết bị máy móc và cơng nghệ hiện đại để tạo nên những sản
phẩm có chất lượng đồng đều và ổn định. Một kinh nghiệm từ các nhà sản
xuất Trung Quốc là để đưa ra được nhiều sản phẩm của mình vào thị trường
Nhật Bản là họ đã mời các chuyên gia Nhật sang tư vấn và tham gia điều hành
sản xuất để sản phẩm làm ra phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Nhật Bản.
5. Các chính sách của nhà nước liên quan đến hàng thủ công mỹ nghệ
Thời gian gần đây chính phủ đã có nhiều tháo gỡ khó khăn cho các

doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ. Ngày 24/1/2000,
Thủ tướng chính phủ đã ra Quyết định 132/2000/QĐ-TTg về một số chính
sách khuyến khích phát triển ngành nghề nơng thơn, trong đó nội dung chủ

Vũ Hùng Kiên Trung 2 - K38

23


Khoá luận tốt nghiệp

Khoa Kinh tế Ngoại thương

yếu là đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Quyết định này đã có
những qui định cụ thể đối với từng lĩnh vực như đất đai xây dung cơ sở sản
xuất kinh doanh, phát triển khai thác nguyên liệu phục vụ sản xuất, các chính
sách về đầu tư, tín dụng, thuế, lệ phí, hỗ trợ xúc tiến thương mại… Hiện nay,
một số bộ, ngành liên quan đang cụ thể hóa về mức độ và thủ tục thực hiện.
Theo Thông tư số 61 của Bộ tài chính, kể từ ngày 1/1/2002 các doanh nghiệp
sẽ được Nhà nước hỗ trợ chi phí hoạt động xúc tiến thương mại bằng 0,2%
kim ngạch xuất khẩu thực thu trong năm. Tiếp theo đó, Thơng tư số 62 của
Bộ Tài chính cũng tháo gỡ các khó khăn của doanh nghiệp về chi hoa hồng
môi giới xuất khẩu. Theo đó, các khoản chi này sẽ được hạch tốn vào chi phí
bán hàng của doanh nghiệp, đối tượng hưởng hoa hồng xuất khẩu gồm cả các
doanh nghiệp, các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngồi.
Bên cạnh đó, khó khăn về vay vốn ưu đãi đã được Chính phủ “khai
thơng” qua Quyết định 02/2001/QĐ-TTg ngày 2/1/2001 về chính sách hỗ trợ
đầu tư từ Quỹ hỗ trợ phát triển đối với các dự án sản xuất, chế biến hàng
xuấtkhẩu và sản xuất nông nghiệp. Như vậy, theo qui định hiện hành (kể cả
các qui định vừa bổ sung nêu trên), các dự án đầu tư sản xuất chế biến hàng

xuất khẩu ngoài các ưu đãi như giảm miễn tiền thuê đất, thuế sử dụng đất,
thuế thu nhập doanh nghiệp... cịn được vay vốn tín dụng đầu tư từ Quỹ hỗ trợ
phát triển với lãi suất ưu đãi và điều kiện dễ dàng hơn trước. Ngoài ra, chủ thể
được xuất khẩu trực tiếp theo nghị quyết 05/2001/NQ - CP ngày 24/5/2001 đã
mở rộng: “Khuyến khích thương nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế
xuất khẩu tất cả các loại hàng hóa mà pháp luật khơng cấm, khơng phụ thuộc
vào ngành nghề đã đăng kí kinh doanh”. Các cơ sở sản xuất kinh doanh kể cả
vừa và nhỏ đều được quyền lựa chọn tham gia trực tiếp xuất khẩu hay ủy thác
xuất khẩu. Một khuyến khích rất cụ thể nữa đã được áp dụng là chính sách
thưởng xuất khẩu cho doanh nghiệp theo 5 tiêu chuẩn: có mặt hàng mới, thị

Vũ Hùng Kiên Trung 2 - K38

24


×