Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tài liệu Một số quy định về biện pháp quản lý người môi giới ở Thượng Hải I. pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.62 KB, 17 trang )

Một số quy định về biện pháp quản
lý người môi giới ở Thượng Hải
I. LỆNH SỐ 70 - THƯỢNG HẢI
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NGƯỜI MÔI GIỚI THÀNH PHỐ THƯỢNG HẢI
CHƯƠNG I:
NGUYÊN TẮC CHUNG
Điều 1: (Mục đích và căn cứ)
Để đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường XHCN, qui phạm hành vi của người môi
giới, bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự, căn cứ vào qui định pháp luật, pháp
qui liên quan , kết hợp tình hình thực tế thành phố, ban hành biện pháp này.
Điều 2: ( Định nghĩa người môi giới)
Người môi giới nói đến ở Biện pháp này là người hoặc cơ cấu theo yêu cầu của
người uỷ thác cung cấp tin tức, cơ hội, điều kiện để làm hợp đồng hoặc thay người
uỷ thác làm môi giới ký hợp đồng với đối phương và do đó thu được tiền thuê cho
cá nhân hoặc cơ cấu.
Người môi giới làm nghiệp vụ đại lý theo yêu cầu của người uỷ thác hoặc theo uỷ
nhiệm của người uỷ thác, được sử dụng quyền lợi và gánh vác nghĩa vụ theo qui
định pháp luật pháp qui, qui chế.
Điều 3: ( Nguyên tắc hoạt động môi giới)
Hoạt động trung gian của người môi giới phải theo nguyên tắc tự nguyện, công
bằng được thưởng đúng mức, trung thực tin cậy.
Điều 4: ( Phạm vi hoạt động môi giới )
Người môi giới có thể hoạt động môi giới về hàng hoá các loại, buôn bán các lĩnh
vực thương nghiệp khác.
Pháp luật, pháp qui, qui chế sẽ có qui định riêng về hoạt động trung gian của
người môi giới, phải chấp hành theo qui định của pháp luật, pháp qui, qui chế.
Điều 5: (Cơ cấu giám sát)
Các cơ quan công thương, tài vụ thuế, vật giá, kiểm toán và các cơ quan quản lý
hành chính liên quan của thành phố có chức trách giám sát quản lý hoạt động
trung gian của người môi giới.
CHƯƠNG II


ĐĂNG KÝ
Điều 6: (Đăng ký)
Cá nhân hoặc cơ quan đề nghị làm đăng ký với cơ quan quản lý hành chính công
thương, sau khi được cấp phép mới được hoạt động trung gian.
Điều 7: ( Điều kiện cá nhân)
Cá nhân xin hoạt động trung gian, phải đủ các điều kiện sau đây:
1. Đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự
2. Trong vòng 3 năm chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự
3. Có số tiền theo qui định hoặc có tài sản đảm bảo.
Điều 8: (Cá nhân xin phải nộp các chứng từ)
Cá nhân xin hoạt động trung gian phải nộp các chứng từ sau đây cho cơ quan quản
lý hành chính công thương:
1. Sổ hộ khẩu, chứng minh thư của bản thân
2. Văn bản công chứng trong vòng 3 năm không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
3. Giấy chứng nhận về số tiền hoặc tài sản đảm bảo
4. Các giấy tờ hoặc tài liệu cần thiết khác.
Cá nhân xin hoạt động trung gian các ngành nghề đặc biệt theo qui định pháp luật,
pháp qui, qui chế còn phải nộp các giấy chứng nhận tương ứng.
Điều 9: (Cơ cấu môi giới tập hợp)
Cơ cấu môi giới tập hợp do các cá nhân tập hợp thành lập.
Nợ của cơ cấu môi giới tập hợp, các cá nhân tập hợp theo tỉ lệ đầu tư hoặc theo qui
định hiệp nghị thư tập hợp; các cá nhân có trách nhiệm thanh toán bằng tài sản của
bản thân. Người tập hợp lãnh trách nhiệm liên đới vô hạn đối với nợ của cơ cấu
môi giới.
Điều 10: (Điều kiện cơ cấu môi giới pháp nhân)
Cơ cấu môi giới phù hợp các điều kiện sau đây có thể trở thành xí nghiệp pháp
nhân trách nhiệm hữu hạn:
1. Vốn đăng ký không ít hơn 100 000 NDT
2. Có chuyên viên chuyên nghiệp, tương ứng với số lượng nhất định;
3. Các điều kiện cần thiết khác theo qui định của pháp luật pháp qui

Cơ cấu môi giới trách nhiệm hữu hạn gánh vác trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của cơ cấu đối với nợ.
Điều 11: Đề nghị lập cơ cấu môi giới phải giao nộp các chứng từ
Đề nghị thành lập cơ cấu môi giới phải nộp các chứng từ sau đây cho cơ quan
quản lý hành chính công thương.
1. Đơn đề nghị
2. Tên, địa chỉ cơ cấu môi giới;
3. Điều lệ tổ chức hoặc hiệp nghị thư tập hợp
4. Người phụ trách chủ yếu của cơ cấu hoặc tên họ sơ yếu lý lịch, các giấy chứng
nhận liên quan của người tập hợp;
5. Giấy kiểm chứng vốn liếng tài sản;
Đơn đề nghị thành lập cơ cấu môi giới về pháp luật pháp qui, qui chế về các cơ
quan có liên quan tới phê duyệt phải xuất trình các văn bản phê chuẩn hữu quan.
CHƯƠNG III
QUI PHẠM HOẠT ĐỘNG TRUNG GIAN
Điều 12: Hợp đồng trung gian.
Người môi giới khi nhận được việc phải ký hợp đồng trung gian với người uỷ thác
và cung cấp các dịch vụ theo qui định hợp đồng trung gian.
Điều 13: Nội dung hợp đồng trung gian
Hợp đồng trung gian người môi giới ký với người uỷ thác phải bao gồm các nội
dung sau đây:
1. Hạng mục môi giới;
2. Yêu cầu hoặc tiêu chuẩn dịch vụ trung gian;
3. Phương thức thanh toán, kỳ hạn thanh toán tiền thuê;
4. Kỳ hạn thực hiện;
5. Phương thức giải quyết vi phạm và tranh chấp;
6. Các mục quan trọng khác đã thoả thuận giữa hai bên đương sự.
Điều 14: ( Hành vi bị cấm)
Người môi giới phải căn cứ vào sự thực đã biết, cung cấp dịch vụ xác thực, không
được có các hành vi sau đây:

1. Biết rõ người uỷ thác không có năng lực thực hiện hợp đồng mà vẫn làm trung
gian;
2. Cung cấp tin tức không thực hoặc tin tức hư cấu, tổn hại lợi ích của người uỷ
thác;
3. Cấu kết với người có ác ý, gây thiệt hại lợi ích của người khác;
4. Các hành vi khác vi phạm nguyên tắc trung thực tin cậy.
Điều 15: ( Điều kiện nhận được tiền thuê)
Hợp đồng trung gian ký giữa người môi giới và người uỷ thác ghi rõ nội
dung môi giới cung cấp các dịch vụ như tin tức, cơ hội, điều kiện hợp đồng. Sau
khi thực hiện hợp đồng trung gian người môi giới yêu cầu người uỷ thác trả tiền
thuê.
Hợp đồng trung gian ký giữa người môi giới với người uỷ thác ghi rõ nội dung
dịch vụ là thay người uỷ thác làm hợp đồng với đối phương thì trước khi làm hợp
đồng với đối phương, người môi giới không được yêu cầu người uỷ thác trả tiền.
Điều 16: (Chi phí hoạt động trung gian)
Lúc ban đầu, về chi phí hoạt động trung gian người môi giới và người uỷ thác
không làm thoả thuận thì không được yêu cầu người uỷ thác gánh vác chi phí hoạt
động trung gian.
Điều 17: (Tình hình không hoàn trả tiền thuê)
Sau khi do người môi giới làm trung gian mà người uỷ thác và đối phương ký hợp
đồng, các tình hình sau đây người môi giới không phải hoàn trả tiền thuê:
1. Trong quá trình môi giới, người môi giới phát hiện cả 2 bên hoặc 1 bên người
uỷ thác và đối phương không có năng lực thực hiện hợp đồng và đã khuyên cả 2
bên hoặc 1 bên không nên ký hợp đồng nhưng không được tiếp thu.
2. Người môi giới đã cung cấp dịch vụ trung gian xác thực, sau khi kí hợp đồng
giữa người uỷ thác và đối phương thì 1 bên vi phạm hợp đồng.
Điều 18: ( Tình hình không được nhận tiền thuê và chi phí hoạt động trung gian)
Người môi giới trong hoạt động trung gian vi phạm các nghĩa vụ phải gánh vác,
làm tổn hại lợi ích của người uỷ thác thì không được yêu cầu người uỷ thác trả tiền
thuê và gánh vác các chi phí hoạt động trung gian.

Điều 19: (Tình hình không được thay mặt trả và thu tiền)
Người môi giới làm trung gian mà người uỷ thác và đối phương ký hợp đồng thì
người môi giới không có trách nhiệm thay mặt người uỷ thác trả và thu tiền.
Điều 20: ( Trung gian ẩn danh)
Người uỷ thác yêu cầu người môi giới hoạt động trung gian ẩn danh không thông
báo tên họ hoặc tên cơ quan người uỷ thác, sau khi người môi giới đồng ý tức là
đã đảm nhiệm nghĩa vụ không thông báo.
Trong tình hình này, trước khi người uỷ thác và đối phương ký hợp đồng, người
môi giới và người uỷ thác ký hợp đồng môi giới phải có điều khoản mọi hành vi
được thực hiện theo qui định hợp đồng môi giới của người môi giới đều do người
uỷ thác gánh chịu toàn bộ trách nhiệm.
Người môi giới cá nhân và cơ cấu môi giới tập hợp không được hoạt động trung
gian ẩn danh.
Điều 21: ( Vi phạm hợp đồng của người môi giới)
Các hành vi dưới đây của người môi giới đều thuộc hành vi vi phạm hợp đồng:
1. Hoạt động trung gian vượt quá phạm vi thoả thuận trong hợp đồng môi giới, sau
khi làm không được người uỷ thác xác nhận;
2. Hoạt động trung gian vượt quá phạm vi thoả thuận trong hợp đồng môi giới,
người uỷ thác không xác nhận;
3. Các mục khác vi phạm thoả thuận trong hợp đồng môi giới.
Điều 22: ( Vi phạm hợp đồng của người uỷ thác)
Hành vi sau đây của người uỷ thác đều thuộc hành vi vi phạm hợp đồng:
1. Người môi giới đã thực hiện đúng theo hợp đồng môi giới, nhưng không trả tiền
thuê hoặc không gánh vác chi phí hoạt động trung gian;
2. Can thiệp không chính đáng vào hoạt động trung gian, hoặc sau khi làm môi
giới đã đồng ý ký hợp đồng với đối phương nhưng lại kéo dài không làm hợp
đồng.
3. Không được người môi giới đồng ý tự ý thay đổi điều khoản hợp đồng môi giới
đã ký.
4. Vi phạm các mục khác thoả thuận trong hợp đồng môi giới.

1.1.1 CHƯƠNG IV
TRÁCH NHIỆM PHÁP LUẬT
Điều 23: (Trách nhiệm dân sự)
Các hành vi vi phạm các qui định Điều 14, Điều 20, Điều 21 và Điều 22 của bản
biện pháp này, làm thiệt hại đến lợi ích của người khác, phải chịu trách nhiệm bồi
thường tương ứng theo pháp luật.
Điều 24: ( Xử phạt hành chính)

×