Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

ok Nuoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.03 KB, 24 trang )

Bài tiểu luận: NƯỚC UỐNG TINH KHIẾT

GVHD: Thầy LÊ VĂN VIỆT MẪN

MỤC LỤC
Lời mở đầu
1.

Giới thiệu nước uống đóng chai
1.1 Vai trò của nước đối với cơ thể................................................................ 1
1.2 Tại sao hiện nay nhu cầu sử dụng nước uống đóng chai lại tăng cao ?.. 1
1.3 Phân loại nước tinh khiết ......................................................................... 3
1.4 Quy trình sản xuất nước uống đóng chai ................................................. 3
1.5 Thành phần nước uống đóng chai............................................................ 6
1.6 Các tiêu chuẩn chất lượng đối với nước uống đóng chai......................... 6

2.

Hệ vi sinh vật
2.1 Bảng tóm tắt hệ vi sinh vật có trong nước ............................................... 7
2.2 Một số vi sinh vật điển hình trong nước, tác hại, cách phòng chống....... 9

3.

Ngộ độc nước.................................................................................................... 19

4.

Chỉ tiêu chất lượng của nước uống đóng chai (xét về mặt vi sinh vật)
4.1 Tiêu chuẩn vi sinh vật ACC..................................................................... 20
4.2 Tiêu chuẩn vi sinh vật Coliform .............................................................. 20


4.3 Tiêu chuẩn vi sinh vật Pseudomonas Aeruginosa ................................... 20
Kết luận
Tài liệu tham khảo

NHÓM SV THỰC HIỆN : NHOÙM 10


Bài tiểu luận: NƯỚC UỐNG TINH KHIẾT

GVHD: Thầy LÊ VĂN VIỆT MẪN

MỞ ĐẦU
W***X
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhận thức và nhu cầu của con người ngày
càng được nâng cao. Do đó, việc áp dụng ngày càng nhiều những thành tựu khoa học
kỹ thuật để phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của con người là điều tất yếu. Tuy
nhiên, không vì thế mà con người quên đi những nhu cầu cơ bản nhất ảnh hưởng rất
nhiều đến sự tồn tại và phát triển cho nhân loại.
Một trong những nhu cầu cơ bản đó là nhu cầu về nước uống.

1

Giới thiệu về nước uống đóng chai:

NHÓM SV THỰC HIỆN : NHÓM 10


Bài tiểu luận: NƯỚC UỐNG TINH KHIẾT

GVHD: Thầy LÊ VĂN VIỆT MẪN


1.1. Vai trò của nước đối với con người:
Nước là hợp chất hoá học đơn giản, không màu, không mùi, không vị. Phân tử
nước được hình thành từ hai nguyên tử Hidro liên kết với một nguyên tử Oxi. Do đó,
bản thân phân tử nước không chứa đựng hay cung cấp các hợp chất cơ bản như
Protein, Lipid, Glucid, Acid Nucleic… cho tế bào nói riêng và cho cơ thể nói chung.
Tuy không mang nhiều giá trị năng lượng như các loại thực phẩm hay thức uống khác
nhưng nước là thành phần không thể thiếu cho sự sống và phát triển của con người (ở
đây ta không xét đến khía cạnh nước dùng trong sinh hoạt).
Tác dụng thiết thực nhất cần nhắc đến là nước là loại thức uống tốt nhất để làm
dịu nhanh chóng cơn khát. Hơn thế nữa, nước còn có nhiều chưcù năng quan trọng khác
hơn là việc sử dụng như một thức uống giải khát:
Nước là môi trường giúp cho các phản ứng thuỷ phân, phản ứng sinh hoá diễn ra
bình thường trong cơ thể.
Nước là dung môi hoà tan và vận chuyển cacù chất dinh dưỡng và ôxi trong tế
bào, đồng thời cũng là chất vận chuyển các chất thải ra khỏi cơ thể.
Nước giúp điều hoà nhiệt độ cơ thể, giữ nhiệt độ cơ thể luôn ổn định ở 370C đối
với người.
Nước tham gia, thúc đẩy quá trình đồng hoá thức ăn và biến chúng thành những
chất cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.
Nươcù là thành phần chủ yếu trong cơ thể. Nước hiện diện trong tất cả các mô, tế
bào với nhiều tỷ lệ khác nhau :
Nước chiếmkhoảng 92% trong máu.
Nước có tỷ lệ trong các cơ bắp khoảng 75%.
Trong xương nước có khoảng 25%.
Không giống như các chất dinh dưỡng khác, nước không được dự trữ trong cơ
thể. Đó là lý do tại sao chúng ta phải uống ít nhất từ 6 đến 8 cốc nước ( khoảng 250
ml) mỗi ngày, ngay cả khi chúng ta không cảm thấy khát nước. Cơ thể con người bắt
buộc phải được cung cấp một lượng nước nhất định để bổ sung cho lượng nước đã mất
( do bài tiết qua mồ hôi, nước tiểu…). Mặt khác việc cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể

còn để đảm bảo cho các cơ quan hoạt động ổn định.
1.2. Tại sao hiện nay nhu cầu sử dụng nước uống đóng chai lại

tăng cao ?
Cùng với xu hướng phát triển mạnh mẽ của xã hội, con người dần dần hoàn
thiện những nhu cầu cơ bản của mình nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, mang lại
những lợi ích thiết thực phục vụ cho sức khoẻ con người.

NHÓM SV THỰC HIỆN : NHÓM 10


Bài tiểu luận: NƯỚC UỐNG TINH KHIẾT

GVHD: Thầy LÊ VĂN VIỆT MẪN

Nước uống đóng chai cũng chỉ nhằm thoả mãn những nhu cầu ấy của con người.
Nguyên nhân chính khiến nhu cầu con người ngày càng quan tâm nhiều đến nước
uống đóng chai có thể kể đến là:
Yếu tố được chúng ta quan tâm hàng đầu là sức khoẻ và vệ sinh thực phẩm.
Nước uống truyền thống (sử dụng nước thuỷ cục đun sôi) nhìn chung là an toàn.
Nhưng chính tốc độ phát triển chóng mặt của xã hội làm chúng ta ngày càng lo sợ khả
năng nhiễm bệnh từ nước. Nhiều khu công nghiệp cùng với những nhà máy mọc lên
như nấm. Làm sao chúng ta có thể kiểm soát được lượng nước thải khổng lồ hằng
ngày được thải ra. Nước thải cùng với các hoá chất độc hại tích tụ dần làm tăng nguy
cơ ô nhiễm nguồn nước nói chung. Sử dụng nước uống đóng chai có thể giảm thiểu
khả năng này. Do đó, khi sử dụng nước uống đóng chai, chúng ta có thể an tâm về
vấn đề chất lượng nguồn nước cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vi khuẩn cũng là mối quan tâm đối với sức khoẻ con người. Nếu nươcù uống
được vô khuẩn bằng dung dịch Clo hay đun sôi nước trong khoảng 1 phút sẽ dễ dàng
giết chết sạch vi khuẩn. Clo là chất diệt khuẩn rất hữu hiệu nhưng chỉ nên sử dụng

một lượng rất nhỏ. Ởû những nhà máy cung cấp nước đô thị, Clo được cho vào nước để
diệt khuẩn. Cacù nghiên cứu chỉ ra rằng những sản phẩm sử dụng Clo để diệt khuẩn
phải kéo dài thời gian tồn trữ ngoài môi trường nhằm loại bớt Clo có trong sản
phẩm. Nếu thời gian không đủ lâu, nguy cơ mắc bệnh ung thư khi sử dụng các sản
phẩm này sẽ khá cao.
Đối với quốc gia chủ yếu phát triển dựa vào nền sản xuất nông nghiệp như Việt
Nam, vấn đề nhiễm thuốc trừ sâu vào nguồn nước cũng được quan tâm nhiều. Hầu hết
các loại thuốc trừ sâu đều là những chất gây ô nhiễm khó phân huỷ. Khi bị tích tụ lâu
ngày, chúng sẽ thấm dần vào đất, ngấm vào các mạch nươcù ngầm. Điều này đặc biệt
gây nguy hiểm đến sức khoẻ của người dân ở nông thôn vì hầu hết dân cư ở đây sử
dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng đào hay giếng khoan. Các loại giếng này tất
nhiên sẽ khó kiểm soát để đảm bảo an toàn đối với sức khoẻ của con người và môi
trường sống.
Ngoài ra, cũng không thể khẳng định nguồn nước chúng ta đang sử dụng hoàn
toàn không nhiễm các nguyên tố kim loại nặng như đồng, chì, … Tác hại mà các
nguyên tố này gây ra thật to lớn: chì có thể làm giảm khả năng ghi nhớ của trẻ em,
phá huỷ thận của con người, làm tăng huyết áp ở người lớn tuổi. Sự độc hại các chất
ô nhiễm đặc biệt có hại đến trẻ em, người lớn. Chúng khiến cho hệ thống miễn dịch
của con người bị yếu đi .
Hơn nữa, không thể không kể đến sự tiện lợi của sản phẩm nước uống đóng
chai. Gọn, tiện lợi, thích hợp cho các chuyến du lịch hay dã ngoại.
NHÓM SV THỰC HIỆN : NHÓM 10


Bài tiểu luận: NƯỚC UỐNG TINH KHIẾT

GVHD: Thầy LÊ VĂN VIỆT MẪN

Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu khiến việc sử dụng nước uống đóng
chai ngày càng phổ biến. Việc sử sụng nước uống đóng chai được xem như là một

trong những giải pháp an toàn cho sức khoẻ cũng như lợi ích của con người. Tuy
nhiên, mức độ an toàn đối với các sản phẩm nước uống đóng chai có tuyệt đối không,
chúng ta sẽ cùng thảo luận sau đây.
1.3. Phân loại nước tinh khiết:
Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại nước tinh khiết, mỗi loại có thể
được khai thác từ các nguồn khác nhau cũng như được xử lý theo các biện pháp không
hoàn toàn giống nhau.
Những nguồn nước được khai thác để sản xuất nước uống đóng chai có thể là:
Nước khoáng thiên nhiên được khai thác từ các mạch nước trong lòng đất.
Nguồn nước này có hàm lượng khoáng rất cao, do đó sau khi khai thác người ta phải
điều chỉnh lại hàm lượng khoáng cho thích hợp với con người.
Nước suối được lấy từ một bộ phận của mạch nước ngầm nhưng nó chảy tự
nhiên trên bề mặt.
Nước uống đóng chai còn có thể được lấy từ hệ thống nước sinh hoạt rồi được xử
lí bằng cách lọc và khử trùng.
Nước sủi bọt bao gồm tất cả các loại nước nói trên nhưng trong quá trình sản
xuất có thêm giai đoạn sục khí CO2 vào nước để tạo bọt.
Theo thống kê gần đây người ta kết luận rằng khoảng 75% nước tinh khiết được
lấy từ các nguồn nước ngầm, nước giếng, nước suối. Còn lại 25% được lấy từ nước
sinh hoạt.
Hiện nay do nhu cầu đa dạng hoá sản phẩm cũng như thu hút sự chú ý của
người tiêu dùng, các nhà sản xuất còn có khuynh hướng bổ sung vào nước một số loại
mùi trái cây nhẹ như : cam, dứa …

1.4. Quy trình sản xuất nước uống đóng chai:
Chất thải hữu cơ, đặc biệt là các chất có hình thức gây bệnh, không thể tồn tại
lâu dài trong nước. Điều kiện nhiệt độ, chất dinh dưỡng không thích hợp cho việc tồn
tại lâu dài của các vi sinh vật. Nhiều loại vi sinh vật có thể cùng tồn tại trong nước.
Các vi sinh vật này phụ thuộc phần lớn vào nguồn thức ăn có trong nước.
Hệ thống cung cấp nước đô thị thường phải trải qua hàng loạt các giai đoạn làm

sạch để đảm bảo an toàn cho việc sử dụng của con người. Trong vài trường hợp, do
yêu cầu khi sử dụng, nước có thể được làm sạch bằng cách thêm vào các chất khử
trùng.

NHÓM SV THỰC HIỆN : NHOÙM 10


Bài tiểu luận: NƯỚC UỐNG TINH KHIẾT

GVHD: Thầy LÊ VĂN VIỆT MẪN

Phần lớn các nhà máy sản xuất nước uống đóng chai đều thực hiện các quy trình
sản xuất tương tự nhau. Có thể tóm tắt các giai đoạn chính trong quá trình làm sạch và
sản xuất nước uống đóng chai như sau:
1.4.1.
Thuyết minh quy trình:
1.4.1.1. Đóng cặn:
giai đoạn này, nước được chảy vào những thùng lớn có chứa những chất cố
định. Giai đoạn này xảy ra rất chậm, nhưng có thể được đẩy nhanh bằng cách thêm
vào những hoá chất làm đông như nhôm sunfat phản ứng với muối ankyl tạo ra hợp
chất nhôm hydroxit dạng keo sệt, không tan. Các hợp chất không tan này nhanh
chóng kết hợp, cố định hệ vi khuẩn và các vật chất khác thành một khối.
1.4.1.2. Lọc:
Trong phân đoạn thứ hai này, nước sẽ được cho chảy qua phễu lọc chứa cát. Lớp
này có hai loại: phễu cát cho nước chảy qua nhanh và phễu cát cho nước chảy qua
chậm. Khi sử dụng phễu cát lọc chậm, thường thì không cần thiết phải thêm vào nước
các loại hoá chất làm đông. Một lớp nhớt hay keo rất mỏng sẽ nhanh chóng được hình
thành trên bề mặt của lớp cát. Lớp mỏng này có vai trò như một lớp lọc trung gian.
Trong qui trình lọc nhanh, các chất đông tụ sẽ hình thành trên bề mặt lớp các một lớp
thảm mỏng cũng có vai trò như một lớp lọc trung gian. Loại phễu lọc nhanh thường

được sử dụng hơn so với loại phễu lọc chậm vì với loại phễu lọc nhanh, ta có thể lọc
được một lượng nước nhiều hơn.
Để tăng độ tinh khiết cho sản phẩm, một số công ty có áp dụng hệ thống thẩm
thấu ngược làm tăng hiệu suất của quá trình lọc.
1.4.1.4 Điều chỉnh khoáng:
Có thể bổ sung hay loại bớt những thành phần khoáng để có được hàm lượng
khoáng thích hợp nhất cho con người.
1.4.1.3. Tẩy uế – khử trùng:
Vì không phải tất cả vi sinh vật đều đã được giữ lại trên phễu lọc, ta sẽ tiêu diệt
được những vi sinh vật còn lại bằng cách thêm vào những chất khử trùng thích hợp.
Với hiệu quả khá tốt, Clo rất thường được sử dụng trong giai đoạn này. Một loại máy
tự động có thể sục trực tiếp khí Clo vào trong nước.
Những phương pháp khử khuẩn hiện đại là Ozon hoá nước hoặc chiếu tia tử
ngoại qua nước. Ozon là chất oxy hoá mạnh hơn Clo và cho nước có tính chất cảm
quan tốt hơn. Tia tử ngoại có tác dụng diệt khuẩn không những đối với tế bào mà còn
cả với bào tử vi khuẩn. Dùng phương pháp chiếu tia tử ngoại chỉ tác dụng với nước có
độ màu và độ đục thấp.

NHÓM SV THỰC HIỆN : NHOÙM 10


Bài tiểu luận: NƯỚC UỐNG TINH KHIẾT
1.4.2.

GVHD: Thầy LÊ VĂN VIỆT MẪN

Sơ đồ khối của quá trình sản xuất nước tinh khiết :

Nguồn


Sục khí

Lắng,lọc

Hấp thụ

Lọc trong

Điều chỉnh khoáng

Khử trùng

Đóng chai

Sản
phẩm

NHÓM SV THỰC HIỆN : NHÓM 10

Cặn


Bài tiểu luận: NƯỚC UỐNG TINH KHIẾT

GVHD: Thầy LÊ VĂN VIỆT MẪN

1.5. Thành phần nước tinh khiết:
Thành phần
pH
Ca

Mg
Mn
Na
Cu
CO32SO42NO3Clo
HCO3-

Hàm lượng (mg/l)
6.5-8.5
70
30-150
0.05
<10
40
100
150
40
150
302

1.6. Các tiêu chuẩn chất lượng đối với nước uống đóng chai:
Để đảm bảo vệ sinh và sức khoẻ cho người tiêu dùng, trong quá trình sản xuất
nước uống đóng chai người ta phải thường xuyên tiến hành kiểm tra mẫu nước theo
những tiêu chuẩn nhất định.
Các chất vô cơ gây bệnh như : pH, nitrate, chloride, fluoride, tổng hàm lượng
chất rắn hoà tan.
Các kim loại nặng như : đồng, chì, thủy ngân, bạc…
Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi cũng như các hợp chất hữu cơ tổng hợp.
Hàm lượng các chất có trong thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu.
Ngoài ra, các nhà máy sản xuất nước uống đóng chai còn phải tuân thủ nghiêm

ngặt các tiêu chuẩn về số lượng vi sinh vật có thể có trong sản phẩm. Tiêu chuẩn về
lượng vi sinh vật được phép có trong sản phẩm có thể không hoàn toàn giống nhau ở
các quốc gia khác nhau. Vấn đề này sẽ được đề cập rõ hơn trong những phần sau.

NHÓM SV THỰC HIỆN : NHÓM 10


Bài tiểu luận: NƯỚC UỐNG TINH KHIẾT
2.

GVHD: Thầy LÊ VĂN VIỆT MẪN

Hệ vi sinh vật:
2.1. Bảng tóm tắt hệ vi sinh vật có trong nước:

Vi sinh vật

Nguồn nước

Thời gian
sống (**)

Acinetobacter

Aeromonas

Nước suối, nước cất

69-70


Alicagenes

Alteromonas

Nước biển

Carnobacterium

Citrobacter

Enterobacter

Nước khoáng

>20

Erwinia
Escherichia

Nước khoáng
Nước suối (E.coli 0157)

Flavobacterium

NHÓM SV THỰC HIỆN : NHÓM 10

Đặc điểm chung
Vi khuẩn Gram (-), hình
que, là VSV ưa khí bắt
buộc, thuộc họ

Neisseriaceae.
Vi khuẩn Gram (-), hình
que, thuộc họ
Vibrionaceae.
Vi khuẩn Gram (-), nhưnh
đôi khi nhuộm màu như
vi khuẩn Gram (+), hình
que.
Vi khuẩn Gram (+), hình
que, có long roi, ưa khí
bắt buộc, đòi hỏi nồng độ
muối cao.
Vi khuẩn Gram (-), hình
que. Phát triển tốt ở 0oC,
không phát triển ở 45
0oC.
Vi khuẩn Gram (-), hình
que, là loại vi khuẩn
đường ruột. Sử dụng
citrate làm nguồn cung
cấp carbon.
Vi khuẩn Gram dương, tế
bào hình trứng, có thể ở
dạng đơn, đôi hay chuỗi
ngắn.
Vi khuẩn Gram (-), hình
que.

20-42
20-309

Vi khuẩn Gram (-), hình
que, nhuộm đỏ hoặc vàng
trên agar.


Bài tiểu luận: NƯỚC UỐNG TINH KHIẾT

GVHD: Thầy LÊ VĂN VIỆT MẪN

Listeria

Micrococcus

Moraxella

Pantoea

Proteus

Pseudomonas (*)

Nước khoáng, nước
giếng khoan, nước cất

NHÓM SV THỰC HIỆN : NHÓM 10

20-365

Vi khuẩn Gram (+),
dương, hình que, không

bào tử, có thành tế bào
đồng nhất.
Vi khuẩn Gram (+),
nhuộm màu hồng, đỏ
cam và đỏ.
Vi khuẩn Gram (-), hình
que ngắn, đôi khi phân
hoá như Acinetobacter
nhưng rất nhạy cảm với
peniciline và các tác nhâ
oxi hoá.
Vi khuẩn Gram (-),
không có nang, không có
bào tử. Có khả năng
chuyển động nhờ roi –
tiên mao.
Là vi khuẩn Gram âm,
hiếu khí, hình que. Có
thể di chuyển trong môi
trường thạch
Là vi khuẩn Gram âm,
hình que, hiếu khí. Tế
bào đơn bào có thể di
chuyển tích cực nhờ
nhiều tiên mao có cực.


Bài tiểu luận: NƯỚC UỐNG TINH KHIẾT
Salmonella


Nước giếng, nước suối,
nước cất.

Serratia

GVHD: Thầy LÊ VĂN VIỆT MẪN
63-162

Vi khuẩn Gram (-),
Vi khuẩn Gram (-), hình
que, hiếu khí thuộc họ
Enterobacteriacease –
gây ra gần 1/3 các bệnh
truyền nhiễm.
Vi khuẩn Gram âm, hình
que thẳng, không nhuộm
màu. Có khả năng di
chuyển nhờ tiên mao có
cực.
Vi khuẩn Gram dương, có
thể phát triển ở 100C,
nồng độ muối 4%. Không
phát triển ở 450C, nồng
độ muối 6.5%, ph 9.6. Có
thể sản xuất H2S. được
tìm thấy trong cá, nước,
và nhiều loại thức ăn.
Vi khuẩn Gram (-), hiếu
khí bắt buộc, hình que
thẳng, thuộc họ

Vibrionacease.

Shewanella

Vagococcus

Vibrio (*)

Ghi chú:
(*)
: vi sinh vật xuất hiện trong quá trình xử lý nước uống đóng chai.
(**)
: thời gian vi sinh vật tồn tại và vẫn còn hoạt tính, ngày.
2.2. Một số vi sinh vật điển hình trong nước – tác hại và cách

phòng ngừa:
2.2.1.
Acinetobacter:
2.2.1.1.
Hình thái:
Các loài Acinetobacter là vi khuẩn Gram(-), ưa khí bắt buộc.
Có khả năng oxy hoá âm, không chuyển động, thuộc Coccobacilli, chúng xuất
hiện từng đôi khi quan sát dưới kính hiển vi.
Phân bố rộng rãi trong đất, nước. Có thể được tìm thấy trong nhiều loại thức ăn,
đặc biệt là các loại sản phẩm tươi đông lạnh.
Hầu hết các loài của Acinetobacter sinh trưởng tốt trong môi trường thạch Mac
Conkey.

NHÓM SV THỰC HIỆN : NHOÙM 10



Bài tiểu luận: NƯỚC UỐNG TINH KHIẾT

GVHD: Thầy LÊ VĂN VIỆT MẪN

2.2.1.2
Tác hại:
Một số loài của Acinetobacter có thể gây bệnh truyền nhiễm. A.baumanni là loài
hay gặp nhất trong các phòng khám bệnh. Giống như loài Pseudomonas, A.baumanni
có thể gây bệnh truyền nhiễm như viêm phổi, viêm màng não. Hầu hết các loài đều
có khả năng kháng penicillin và chloramphenicol.
2.2.2
Aeromonas hydrophila:
2.2.2.1
Hình thái:
Aeromonas hydrophila là vi khuẩn Gram (-), không hình thành bào tử, có dạng
hình trụ, que, gậy, kị khí không bắt buộc, loài Bacilli thuộc họ Vibrionaceace. Chúng ở
khắp nơi trong môi trường và có thể tìm thấy chúng trong hệ thống phân phối nước.
2.2.2.2
Tác hại:
Sự gia tăng của chúng được thừa nhận trong sức khỏe cộng đồng vì chúng được
xác định là tác nhân tìm ẩn gây bệnh viêm dạ dày_ ruột, nhiễm trùng máu, sưng ruột
giàvà viêm màng não. Triệu chứng ban đầu là sốt, cảm giác lạnh, tình trạng nặng hơn
là đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy, làm suy nhược hệ thống miễn dịch và có thể dẫn
đến tử vong. Sự nhiễm bệnh viêm dạ dày_ruột là do sự sinh tổng hợp ba độc tố của
chúng trong ruột.
Con người bị nhiễm bệnh do nước uống bị nhiễm khuẩn, thức ăn hoặc do lây
nhiễm qua vết thương bị rách da.
Nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn ở trẻ em và người già, những người có hệ thống
miễn dịch bị phá hỏng.

Nguy cơ lây nhiễm cao nhất vào các tháng mùa hè vì vi sinh vật sinh sản nhanh
trong nước ấm.
Mặc dù vi khuẩn A.hydrophila thường ở trong môi trường kiềm và sự lây nhiễm
qua nước thường không ổn định nhưng các nghiên cứu đều đưa ra giả thuyết rằng nước
uống chưa xử lí có khả năng gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
2.2.2.3
Cách phòng ngừa:
Việc duy trì nồng độ Chlorine ≥ 0.2 mg/l nên qui định thích hợp nhằm hạn chế vi
khuẩn A. hydrophila trong nước.Tuy nhiên rất khó để hạn chế sự tăng trưởng của nó
trong các lớp biofilm, nó có thể sống trong các lớp màng sinh học (biofilms) ở mức độ
hơn 1000 cfu/cm2 và hơn 21 ngày.
Cộng đồng người dân Châu âu đã thiết lập tiêu chuẩn cho nước có nồng độ vi
khuẩn A. hydrophila không nhiều hơn 20 cfu/100 ml nước sau khi ra khỏi thiết bị xử lí
nước và 200 cfu/100 ml nước trong hệ thống phân phối nước.
2.2.3
Cryptosporidium parvum
2.2.3.1
Tác hại:
NHÓM SV THỰC HIỆN : NHÓM 10


Bài tiểu luận: NƯỚC UỐNG TINH KHIẾT

GVHD: Thầy LÊ VĂN VIỆT MẪN

C. parvum là vật kí sinh thuộc động vật nguyên sinh, là nguyên nhân gây ra bệnh
Cryptosporidiosis ở người cũng như động vật gồm cả vật nuôi trong trang trại.
Ở người, nó là nguyên nhân gây đau bụng, tiêu chảy cấp, giảm cân và chán ăn.
Đối với những bệnh nhân có hệ thống miễn dịch bị tổn thương(bệnh nhân AIDS), sự
nhiễm bệnh càng trở nên nghiêm trọng, bệnh sẽ chuyển sang mãn tính và có thể gây

tử vong.Không có biện pháp điều trị dứt khoát được bệnh này.
Những động vật nguyên sinh này sẽ kết thúc vòng đời của chúng trong vật
chủ.Những bào tử của C.parvum rất dễ lây nhiễm, chúng thường được nhiễm vào vật
chủ qua đường nước uống, thực phẩm bị nhiễm bẩn, động vật bị nhiễm bệnh, tiếp xúc
với người bệnh.
2.2.3.2
Cách phòng ngừa:
Các thiết bị xử lí nước thường không đảm bảo loại trừ tất cả C.parvum ra khỏi
nước vì bào tử của chúng rất nhỏ và khả năng kháng các hợp chất khử trùng cao bao
gồm các hợp chất bazơ clorua.
C.parvum không hoạt động ở nhiệt độ quá cao, quá lạnh và khô, vì thế phương
pháp xử lí nhiệt, đông lạnh thực phẩm được xem là an toàn. Bào tử của chúng có thể
sống sót và phát triển khoảng 18 tháng trong môi trường lạnh hay ẩm ướt, đa số chúng
thường ở sông hồ.
Nồng độ rất cao của các chất khử trùng có thể đạt hiệu quả xử lí nhưng những
mức độ đó thường không sử dụng trong thực tế để xử lí nước.Việc loại hoàn toàn
C.parvum ra khỏi nguồn nước rất khó đối với cả các thiết bị xử lí nước hiện đại.
Tiêu chuẩn xử lí nước ở một số thiết bị có liên quan đến kó thuật tạo kết tủa, quá
trình lắng và lọc cát nhanh.Các phương pháp xử lí này dược sử dụng nhằm hạn chế
bào tử lọt qua.
Xử lí với nhôm(Al2(SO4)3) có thể hiệu quả do sự mẫn cảm của C.parvum với các
nồng độ của môi trường kiềm.Tuy nhiên do sự trung hòa của acid trong môi trường lọc
US sẽ làm giảm hiệu quả của phương pháp.
Ở các thiết bị lọc US, dòng nước được chảy xoáy để làm cát trong thiết bị lọc.
Quá trình này thu được nước có nồng độ bào tử cao. Từ nguồn nước nhiễm bẩn này có
thể được tiếp tục bắt đầu của chu trình lọc nhiều lần sau quá trình loại bỏ trung gian
các bào tử. Có khả năng C.parvum lọt qua lỗ lọc khi nước được xả ngược lại.
2.2.4 Escherichia:
2.2.4.1 Tác hại:
Nhóm vi khuẩn gây bệnh viêm dạ dày, ngộ độc thực phẩm.

E.coli 0157: sự nhiễm bệnh do vi khuẩn E.coli 0157 thường gây ra xuất huyết,
tiêu chảy nghiêm trọng và đau thắt bụng, không có triệu chứng, thỉnh thoảng có sốt
nhẹ. Bệnh thường kéo dài từ 5 đến 10 ngày. Nếu chỉ tiêu chảy thì người bệnh sẽ
nhanh chóng được hồi phục hoàn toàn

NHÓM SV THỰC HIỆN : NHÓM 10


Bài tiểu luận: NƯỚC UỐNG TINH KHIẾT

GVHD: Thầy LÊ VĂN VIỆT MẪN

trẻ em, sự nhiễm bệnh có thể gây ra tình trạng xấu hơn gọi là hội chứng
Hemolytic uremic. Là nguyên nhân dẫn đến hồng cầu bị phá huỷ và hư thận. Khoảng
2-7% trường hợp nhiễm bệnh đều dẫn đến tình trạng như trên. Nguyên nhân chủ yếu
là do vi khuẩn E. coli 0157 gây ra. 1/3 bệnh nhân thuộc hội chứng Hemolytic uremic
có chức năng thận không bình thường sau vài năm. Một vài người phải lọc máu để
tách mầm bệnh. 8% số bệnh nhân khác của hội chứng sẽ có những biến chứng suốt đời
như cao huyết áp, choáng, mù, tê liệt do một phần ruột bị loại bỏ.
2.2.5
Flavobacterium:
2.2.5.1
Hình thái:
Là vi khuẩn Gram âm, hình que. Nhuộm màu đỏ hoặc vàng trên môi trường
thạch.
2.2.5.2
Tác hại:
Các loài của giống vi khuẩn Flavobacterium tồn tại ở khắp nơi, có thể gây bệnh
truyền nhiễm cho trẻ sinh non và những người có hệ thống miễn dịch yếu. Chúng
không khó khăn trong việc nhận biết các quá trình không lên men khác nhau, bởi vì

hầu hết các loài này đều sinh tổng hợp ra hợp chất indol khi chúng tăng trưởng trong
môi trường lỏng có tryptophan trong khi hầu hết các loài của Flavobacterium có thể
chuyển hoá glucose bằng cách oxy hoá, một vài chủng được phát hiện là có tham gia
vào quá trình lên men chậm. Trong một vài trường hợp, tất cả các loài là molite và
oxy hoá dương. Loài được thu hồi từ trong cơ thể người là F. meningosepticum, có khả
năng sinh tổng hợp penicillin kháng lại vi khuẩn có thể gây bệnh viêm màng não
neoatal.
2.2.6 G. lambia:
2.2.6.1
Tác hại:
Giardiasis, là một bệnh gây ra bởi kí sinh trùng thuộc động vật nguyên sinh
Giardia lamblia, mà tiêu biểu là bệnh tiêu chảy mãn tính kéo dài từ một đến nhiều
tuần, có thể đi kèm với một hoặc nhiều triệu chứng sau : đau thắt bụng, sưng tấy, đầy
hơi, mệt mỏi và giảm cân. Đa số sự nhiễm bệnh đều không có triệu chứng.
Vòng đời của G.lamblia gồm hai giai đoạn : trophozoite và bào tử . Trophozoite
thường ở phần ruột nhỏ phía trên, chúng bám chặt vào thành ruột và hút máu nhờ vào
miệng hút lớn trên cơ thể. Khi trophozoite đi xuống ruột, chúng chuyển sang giai đoạn
bào tử nghỉ bằng cách tạo lớp thành dày, rắn chắc bao bên ngoài để bảo vệ chúng khi
được đẩy ra ngoài theo đường phân. Bào tử có thểù sống được một khoảng thời gian dài
(2 tháng), đặc biệt là trong nước lạnh. Nếu gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ lơ lửng
trong nước cho đến khi chúng được nhiễm vào cơ thể qua đường nước uống, khi đó các
bào tử này sẽ chuyển sang giai đoạn trophozoite và bắt đầu hoạt động. Thời gian cho
một thế hệ là 12 giờ.

NHÓM SV THỰC HIỆN : NHÓM 10


Bài tiểu luận: NƯỚC UỐNG TINH KHIẾT

GVHD: Thầy LÊ VĂN VIỆT MẪN


Con người bị nhiễm bệnh gián tiếp qua đường nước uống bị nhiễm bẩn có bào tử
của G.lamblia. Sự nhiễm vào từ 10 đến 25 bào tử mới có thể bị phát bệnh. Sinh vật
này không lan truyền đến các bộ phận khác trong cơ thể người hoặc không gây ra bất
kỳ tổn hại lâu dài nào. Tuy nhiên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tình trạng tiêu chảy nghiêm
trọng có thể dẫn đến sự mất nước và bị sốc nếu không được uống đủ nước.
2.2.6.2
Cách phòng ngừa:
Làm thế nào xử lí nước uống để loại bỏ G.lamblia đã trở thành mối quan tâm
quan trọng trong nhiều năm qua từ khi có sự bộc phát bệnh do vi khuẩn này xuất hiện.
Vì bào tử của vi khuẩn có khả năng kháng lại các phương pháp khử trùng truyền thống
cao hơn hầu hết các tác nhân gây bệnh vi sinh khác. Do đó đòi hỏi phải sử dụng các
thiết bị lọc nước thích hợp trong quá trình xử lí nước. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng
phương pháp lọc đất diatomaceous là phương pháp lọc hiệu quả trong việc loại bào tử
của G.lamblia và phương pháp này đã được Tổ chức vệ sinh quốc tế chấp nhận.
Ngoài ra, hệ thống lọc cát chậm được thiết kế thích hợp cũng đạt hiệu quả 100% trong
việc loại bỏ bào tử G.lamblia. Trong đo,ù quá trình hoạt động của hệ thống thích hợp,
kích thước hạt cát có tính chất quyết định đến hiệu quả của thiết bị lọc cát chậm. Cát
nên có kích thước hiệu quả từ 0.25÷0.35mm, kích thước lí tưởng là 0.3mm với hệ số
giãn nở thay đổi trong khoảng 1.4 ÷1.8, lí tưởng là1.6.
Phương pháp đun sôi nước khoảng 3 phút cũng đủ để tiêu diệt G.lamblia cũng như hầu
hết các vi khuẩn, các tác nhân gây bệnh khác trong nước. Khử trùng bằng phương
pháp xử lí clo, iod thì kém chắc chắn do phương pháp này thường không tiêu diệt
được bào tử vi khuẩn.
2.2.7
Micrococcus luteus:
2.2.7.1
Hình thái:
Tế bào hình cầu hoặc hình oval mảnh, đường kính từ 0.5 đến 2.0 micromet. Các
tế bào thường tồn tại ở dạng đôi cầu khuẩn, tứ cầu khuẩn hay tụ cầu khuẩn mà không

ở dạng chuỗi cầu khuẩn.
M. luteus là vi khuẩn Gram dương, không bào tử.
Thuộc nhóm vi khuẩn ưa khí bắt buộc.
Cụm vi khuẩn thường bắt màu với thuốc nhuộm vàng hay đỏ.
Là vi khuẩn dị dưỡng hóa năng thông qua sự trao đổi chất.
Là vi khuẩn có khả năng chịu khô và nồng độ muối cao tốt. Có khả năng sống
và phát triển ở nồng độ muối 5%. Nhiệt độ phát triển tối ưu là 25-370C.
Không có khả năng hình thành nội bào tử.
M. luteus không có lông roi nhưng chúng có khả năng chuyển động không tuỳ
tiện (một số có thể chuyển động còn một số thì không).
Khác với các vi khuẩn Gram dương khác, chúng có khả năng sản xuất acid từ
carbohydrate.

NHÓM SV THỰC HIỆN : NHÓM 10


Bài tiểu luận: NƯỚC UỐNG TINH KHIẾT

GVHD: Thầy LÊ VĂN VIỆT MẪN

M. luteus phát triển trên môi trường đơn giản. Nếu được cấy trên môi trường
agar giàu dinh dưỡng hay nước thịt, sinh khối của chúng có thể có màu đỏ, vàng,
trắng,… khi quan sát không nhuộm màu.
M. luteus có thể được tìm thấy trong môi trường nước sạch hay trong đất.
ng dụng vi khuẩn trong công nghiệp thực phẩm nông nghiệp hay trong các sản
phẩm ăn kiêng.
2.2.7.2
Tác hại:
M. luteus có thể gây bệnh không nguy hiểm cho con người. Vi khuẩn sẽ bị thoái
hoá trong điều kiện ẩm và chúng có thể hình thành nhiều mùi khó chịu khi sống trên

da. M. luteus không được xem là sinh vật gây bệnh.
2.2.8
Paenibacillus amylolyticus:
Là nhóm vi khuẩn có khả năng tổng hợp nhiều loại enzim có hoạt tính và có khả
năng làm suy thoái các hoá chất có hại cho môi trường.
Là những vi khuẩn có nhiều đặc tính có lợi trong công nghiệp và nông nghiệp như
sản xuất enzim, loại bỏ những hoá chất không mong muốn.
2.2.9
Pantoea stewartii:
Là nhóm vi khuẩn có khả năng cố định Nitơ, tách ra từ rễ mía, sử dụng hệ thống
ion tự đồng hoá cho vi khuẩn.
Hoạt tính nitơ hoá mạnh tối ưu trong môi trường chứa 10% đường mía, 0.25g/l
glutamate Natri, pH 5.5, 28-300C.
Là vi khuẩn Gram âm, không có nang, không có bào tử. Có khả năng chuyển
động nhờ roi – tiên mao.
2.2.10
Pseudomonas aeruginosa:
2.2.10.1
Hình thái:
Là vi khuẩn Gram âm, hình que, hiếu khí. Tế bào đơn bào có thể di chuyển tích
cực nhờ nhiều tiên mao có cực.
Thường được tìm thấy trong đất, trong nước, hay trên bề mặt của thực vật hay
động vật.
Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển là 370C. Có thể sống được ở 420C. Là vi khuẩn
ưa ẩm, có thể được tìm thấy trong đất hoặc trong nước.
Có khoảng hơn 140 loài vi khuẩn Pseudomonas, hầu hết đều là vi sinh vật hoại
sinh.
Pseudomonas sản xuất nhiều loại exoenzym bao gồm hemolysin, leukocidins và
proteases. Ngoài ra nó còn có khả năng tạo ra độc tố. Tác dụng của hoạt tính enzym
sinh ra là làm mất khả năng tổng hợp protein của tế bào chủ.

2.2.10.2

Tác hại:

NHÓM SV THỰC HIỆN : NHOÙM 10


Bài tiểu luận: NƯỚC UỐNG TINH KHIẾT

GVHD: Thầy LÊ VĂN VIỆT MẪN

Pseudomonas aeruginosa có khả năng kháng lại những chất kháng sinh, vì thế
chúng có khả năng gây ra những căn bệnh nguy hiểm thậm chí dẫn đến tử vong.
Nhiều vi khuẩn có khả năng kháng lại chất kháng sinh nhờ lớp màng LPS có tính
thấm từ. Chúng có khuynh hướng hình thành lớp màng mỏng biofilm khiến tế bào
không hấp thụ những chất kháng sinh có vai trò chữa bệnh. Vì môi trường tự nhiên là
đất, sống chung tập đoàn với vi khuẩn, kháng khhuẩn và nấm mốc, Pseudomonas
càng phát triển khả năng chống lại nhiều loại chất kháng sinh.
Hơn nữa, P. aeruginosa có chứa plasmid đề kháng với chất kháng sinh, chúng có
thể chuyển thông tin di truyền nhờ sự tiếp hợp và trao đổi của vi khuẩn.
Chỉ một vài loại chất kháng sinh có khả năng chống vi khuẩn Pseudomonas hiệu
quả, như fluoroquinolones, gentamicin, imipenem. Nhưng các chất kháng sinh này
không có tác dụng cho tất cả các giống. Việc điều trị vi khuẩn Pseudomonas không
hiệu quả bằng chất kháng sinh được minh họa rõ nét qua chứng bệnh xơ hoá nang,
gần như tất cả những người nhiễm phải giống vi khuẩn này đều bị lờn thuốc và không
thể chữa khỏi.
Khi có cơ hội gây bệnh, vi khuẩn P. aeruginosa sẽ làm thay đổi hay phá vỡ sự
bảo vệ sẵn có trong tế bào chủ. Quá trình gây bệnh xảy ra gồm ba thời đoạn:
Vi khuẩn tấn công tế bào chủ
Sự xâm chiếm cục bộ

Gieo rắc gây bệnh cho toàn bộ cơ thể.
Tuy nhiên, quá trình gây bệnh có thể dừng tại bất cứ một thời đoạn nào đo.ù
™ Quá trình colonization:
Những sợi lông ở rià vi khuẩn P. aeruginosa sẽ bám lên những tế bào biểu mô
của hệ thống hô hấp.
Sự xâm nhập:
Khả năng xâm nhập vào tế bào của vi khuẩn P. aeruginosa phụ thuộc vào khả
năng chống lại thể thực bào và hệ thống miễn dịch của vật chủ. Cũng chú ý rằng, lớp
nhầy hay nang vi khuẩn có tác dụng bảo vệ tế bào.


Dịch tễ học:
Trung bình 3% người vào bệnh viện đều có vi khuẩn P. aeruginosa trong chất
thải rắn. Sau 72 giờ ở bệnh viện thì 20% sẽ nhiễm vi khuẩn P. aeruginosa.
Việc chuẩn đoán là rất khó khăn.


2.2.10.3
Cách phòng ngừa:
Nhiều biện pháp vệ sinh rất quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn P.
aeruginosa. Thiết bị vô trùng, kó thuật vô trùng tốt là rất cần thiết.
2.2.10.4

ng dụng:

NHÓM SV THỰC HIỆN : NHÓM 10


Bài tiểu luận: NƯỚC UỐNG TINH KHIẾT


GVHD: Thầy LÊ VĂN VIỆT MẪN

Nhiều giống P. aeruginosa được cô lập từ những nguồn nước tự nhiên khác nhau,
chúng có sức đề kháng cao nên được dùng làm thuốc kháng sinh
2.2.11
Psychrobacter:
Là vi khuẩn Gram âm, không có tiên mao, hình que, hiếu khí. Nhìn chung,
chúng không lên men đường. Phát triển tốt ở nồng độ muối là 6.5%, ở 10C và không
phát triển ở 35-370C. Chúng rất nhạy cảm với peniciline và γ-amilovalerate. Điều này
trái ngược với Acinetobacter. Chúng có mặt chủ yếu trong thịt, gia cầm, cá và trong
nước.
2.2.12
Serratia marcescens:
Là vi khuẩn Gram âm, hình que, hiếu khí thuộc họ Enterobacteriacease – gây ra
gần 1/3 các bệnh truyền nhiễm.
Serratia được tìm thấy trong đất, nước và thực vật. Chúng phát triển mạnh trong
môi trường ẩm, các dung dịch bẩn hay dụng cụ y tế.
2.2.12.1 Tác hại:
Serratia gần như có thể đề kháng với nhiều chất kháng sinh nhờ khả năng tổng
hợp enzym.
2.2.12.2 Cách phòng chống:
Kỹ thuật vô khuẩn tốt, tuân theo các biện pháp đề phòng nghiêm ngặt, giảm
thiểu tối đa lượng nước từ nguồn gần khu vực điều trị, khử trùng các dụng cụ sau khi
người bệnh sử dụng.
2.2.13 Shewanella benthica:
Là vi khuẩn Gram âm, hình que thẳng, không nhuộm màu. Có khả năng di
chuyển nhờ tiên mao có cực.
2.2.15 Vagococcus:
Là vi khuẩn Gram dương, có thể phát triển ở 100C, nồng độ muối 4%. Không
phát triển ở 450C, nồng độ muối 6.5%, ph 9.6. Có thể sản xuất H2S. được tìm thấy

trong cá, nước, và nhiều loại thức ăn.
2.2.16
Vibrio cholerae:
2.2.16.1
Hình thái:
Là vi khuẩn Gram âm, hiếu khí bắt buộc, hình que thẳng, thuộc họ
Vibrionacease.
2.2.16.2

Tác hại:

NHÓM SV THỰC HIỆN : NHÓM 10


Bài tiểu luận: NƯỚC UỐNG TINH KHIẾT

GVHD: Thầy LÊ VĂN VIỆT MẪN

Vibrio gây ra hầu hết các trường hợp mất nước trong cơ thể và làm chết hàng
ngàn người qua truyền nhiễm. Các sinh vật gây ngộ độc nước cho con người qua nước
nhiễm khuẩn. Do đó, ở các nước mà việc xử lý nước và chất thải chưa được chú trọng,
vi khuẩn Vibrio Cholerae đôi khi là nguồn gốc của các dịch bệnh.
Vibrio parahaemolyticus: vi khuẩn sống trong nước có nồng độ muối khá cao.
Các triệu chứng khi nhiễm loại vi khuẩn này thường là: cảm lạnh, sốt, buồn nôn…
người bị nhiễm khuẩn nên uống nhiều nước để bù vào lượng nước bị mất. Nếu bệnh
kéo dài, có thể dùng các loại thuốc kháng sinh như tetracyline, ampiciline hoặc
ciprofloxicin.
2.2.16.3
Cách phòng ngừa:
Hầu hết các trường hợp nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus này có thể

phòng ngừa bằng cách nấu thật kó thức ăn, đồ uống.
2.2.17
Yersinia enterocolitica:
2.2.17.1
Hình thái:
Là vi khuẩn gây nhiều loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho con người. Có thể
gây ra ngộ độc thực phẩm.
Y.Enterocolitica thuộc họ vi khuẩn hình que, gậy, trụ. Một số loài vi khuẩn khác
thuộc họ này gồm Y.pseudotuberculosis gây nhiễm bệnh tương tự như vi khuẩn
Y.Enterocolitica.
2.2.17.2
Tác hại:
Yersiniosis là một bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi giống vi khuẩn Yersinia.
Mỹ, hầu hết những người mắc bệnh này đều do một loài Y.Enterocolitica gây ra. Sự
truyền nhiễm của vi khuẩn này có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau phụ thuộc
vào lứa tuổi, phần lớn là ở trẻ em. Những triệu chứng chung là lên cơn sốt, đau bụng
và xuất huyết tiêu chảy. Các triệu chứng này sẽ xuất hiện khoảng 4÷7 ngày sau khi bị
nhiễm khuẩn và có thể kéo dài từ 1÷3 tuần hoặc hơn. những đứa trẻ lớn hơn hoặc
thanh niên, đau bụng bên phải và lên cơn sốt là những triệu chứng chính. Các triệu
chứng này thường gây ra sự nhầm lẫn với viêm ruột thừa. Trong một số trường hợp cá
biệt, có thể xảy ra các biến chứng như phát ban, đau khớp xương hoặc vi khuẩn sẽ di
chuyển theo vòng tuần hoàn máu của cơ thể.

NHÓM SV THỰC HIỆN : NHÓM 10


Bài tiểu luận: NƯỚC UỐNG TINH KHIẾT

GVHD: Thầy LÊ VĂN VIỆT MẪN


3. Ngộ độc nước:
Phần lớn các loại bệnh do vi sinh vật gây ra đều được lây nhiễm từ nước. Ví dụ
như bệnh lỵ, bệnh dịch tả và bệnh thương hàn. Vì thế, sự hiện diện của các loại chất
thải trong hệ thống cung cấp nước có nghóa là rất nhiều loại vi sinh vật gây bệnh có
thể hiện diện trong mẫu nước. Do đó, nước có thể chứa rất nhiều tiềm năng nguy hại
đối với sức khoẻ của con người.
Theo lý thuyết, tốt hơn là nên kiểm tra sự hiện diện của hệ vi sinh vật có khả
năng gây bệnh trong nước để đánh giá mức độ an toàn và tính uống được của mẫu
nước khi đứng trên quan điểm vi sinh. Tuy nhiên trên thực tế, việc tiến hành các thủ
tục khi kiểm tra mẫu nước đã gặp nhiều khó khăn. Ví dụ như rất khó để có thể xác
định chính xác khoảng thời gian hệ vi sinh vật còn tồn tại hoạt tính gây bệnh trong
nước, cũng như không thể lường trước được số lượng những loại không xác định trong
hệ thống cung cấp nước.
Theo các báo cáo trước đây cho thấy, thời gian sống của vi khuẩn E. coli sẽ
giảm đáng kể ở ngoài cơ thể động vật. Trong điều kiện ngoài trời, số lượng vi sinh vật
giảm rõ rệt trong tháng đầu. Tuy nhiên, một vài loại vi sinh vật vẫn hoạt động trong
suốt 14 tháng. Trong điều kiện kín, số lượng vi sinh vật sẽ giảm trong khoảng 4 – 6
tháng đầu, sau đó biến mất nhanh chóng. Một vài loại vi sinh vật vẫn còn khả năng
hoạt động trong 24 tháng. Vi khuẩn sẽ không bị mất hoạt tính của chúng suốt trong
thời gian chúng ở ngoài cơ thể động vật.
Số lượng vi sinh vật gây bệnh không lường trước trong hệ thống cung cấp nứơc
thường rất nhỏ.
Vi sinh vật gây bệnh thương hàn (Salmonella):
Từ các số liệu thu thập được, người ta đưa ra kết luận là mỗi cơ thể phải hấp thu
hai hay nhiều hơn các vi sinh vật gây bệnh thương hàn. Người ta nhận xét rằng, một
mẫu nước uống thường có tỉ lệ giữa vi sinh vật gây bệnh thương hàn và coliform là 10
phần triệu.
Vi khuẩn E. coli trong chất thải:
Là loại vi sinh vật kí sinh trong hệ thống đường ruột của người và động vật.
Các vi khuẩn gây bệnh đường ruột và các bệnh khác trong nước có thể bảo tồn

được sự sống và độc tính trong khoảng thời gian tương đối dài: vi khuẩn thương hàn
sống trong hệ thống dẫn nước từ 2 đến 93 ngày, vi khuẩn kiết lị từ 15 đến 27 ngày, vi
khuẩn tả từ 4 đến 28 ngày

NHÓM SV THỰC HIỆN : NHÓM 10


Bài tiểu luận: NƯỚC UỐNG TINH KHIẾT

GVHD: Thầy LÊ VĂN VIỆT MẪN

4. Chỉ tiêu chất lượng của nước uống đóng chai (xét về mặt
vi sinh vật trong nước):
Khi dùng nước uống và nước sản xuất thực phẩm, nếu trong 1 ml nước chứa số
vi khuẩn nhỏ hơn 100 là nước tốt, từ 100-500 vi khuẩn dùng tạm được, trên 500 vi
khuẩn thì hoàn toàn không dùng được.
Căn cứ vào việc kiểm tra vi sinh vật người ta có thể đề ra các tiêu chuẩn của
nước uống đóng chai:

4.1

Tiêu chuẩn vi khuẩn hiếu khí ACC (aerobic bacteria):

Tiêu chuẩn này được xác định trong vòng 24 giờ kể từ lúc đóng chai. Sự gia tăng
đột ngột giá trị ACC trong mẫu nước báo hiệu cho biết sự ô nhiễm của tầng nước
ngầm. Căn cứ vào đó, người ta có thể xác định xem nên thêm hay bớt các giai đoạn
vào quy trình xử lý nước như lọc, tẩy uế, … ACC còn là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
đường ống phân phối nước và các bể chứa. Do đó, ACC có thể được sử dụng cho tiêu
chuẩn đo lường trong các nhà máy sản xuất nước uống đóng chai. Mặt khác, ACC còn
có thể được sử dụng để xác định việc sử dụng nước đóng chai cho những nơi sản xuất

đồ uống và các loại thực phẩm khác, để giảm thiểu tối đa việc hư hại thực phẩm.
Khi chỉ số ACC của mẫu nước trong vòng 24 giờ kể từ lúc đóng chai quá cao, người
ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân và nguồn gốc nhiễm khuẩn để đảm bảo an toàn cho người
sử dụng.

4.2

Tiêu chuẩn coliform:

Việc nhiễm coliform cho biết tiêu chuẩn nguồn nước không ổn định, quá trình
sản xuất trong nhà máy không hợp vệ sinh và làm mất đi khả năng bảo vệ của các
thùng chứa kín (quá trình nhiễm khuẩn sẽ thông qua con đường này).
Khi trong mẫu nước không chứa coliform, mẫu nước được xem là an toàn vì thời
gian sống của coliform là dai hơn so với các vi khuẩn khác như Vibrio cholera, S.typhi,
Salmonella. Bằng cách tách các mầm bệnh từ những nguồn nước, tiêu chuẩn coliform
sẽ chỉ ra những nguồn nước gây bệnh.

4.3

Tiêu chuẩn Pseudomonas aeruginosa:

Sự có mặt của vi khhuẩn Pseudomonas aeruginosa trong mẫu nước có thể chỉ ra
rằng nước bị ô nhiễm.
P. aeruginosa là một nội dung quan trọng khi kết luận mức độ an toàn cho nguồn
nước, vì nó là nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc thực phẩm và ngộ độc thức uống.
Mầm bệnh có thể phát triển ngay cả trong nguồn nước có thành phần dinh dưỡng thấp
như nước cất đã được xử lý bằng ozon. Mức độ thường gặp là 104 cfu trong một mililit
nước mặc dù với số lượng đó, sự phát triển của nó không có nguy cơ gây bệnh. Sự có
mặt của vi khuẩn P. aeruginosa có thể làm hỏng tiêu chuẩn Coliform.


NHÓM SV THỰC HIỆN : NHOÙM 10


Bài tiểu luận: NƯỚC UỐNG TINH KHIẾT

GVHD: Thầy LÊ VĂN VIỆT MẪN

Để nhận được kết quả tương xứng với sự an toàn của sản phẩm nước uống đóng
chai, người ta đề nghị rằng nên kiểm tra toàn bộ những vi sinh vật có thể có trong sản
phẩm.
Ngoài các tiêu chuẩn trên, người ta còn căn cứ vào nhiều chuẩn khác để đánh
giá chất lượng của nước uống đóng chai như tiêu chuẩn E. coli, tiêu chuẩn Aeromonas
hydrophyla…
Enterococci được dùng để đánh giá khả năng nhiễm coliform trong quá trình xử
lý. Streptococci là dụng cụ hữu hiệu nhất để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dạ dày do
uống nhầm sản phẩm kém chất lượng. Do có sức đề kháng cao đối với những điều
kiện bên ngoài, fecal streptococci cũng được xem như một chuẩn để đánh giá chất
lượng nguồn nước. Khi không tìm thấy fecal streptococci trong mẫu nước thì có thể kết
luận rằng nguồn nước cung cấp là an toàn.

NHÓM SV THỰC HIỆN : NHÓM 10


Bài tiểu luận: NƯỚC UỐNG TINH KHIẾT

GVHD: Thầy LÊ VĂN VIỆT MẪN

KẾT LUẬN
W***X
Nước uống đóng chai hình thành khi người ta muốn bảo vệ sức khỏe của mình

tốt hơn. Sử dụng nước uống đóng chai để bảo vệ sức khỏe, giảm thiểu khả năng
nhiễm các loại bệnh do hệ vi sinh vật có sẵn trong nước chưa qua xử lý khi và chỉ khi
nguồn nước ấy hoàn toàn sạch bệnh. Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu đặc tính của hệ
vi sinh vật là thực sự cần thiết.

NHÓM SV THỰC HIỆN : NHÓM 10


Bài tiểu luận: NƯỚC UỐNG TINH KHIẾT

GVHD: Thầy LÊ VĂN VIỆT MẪN

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1]- Nguyễn Lân Dũng – Nguyễn Đình Quyến – Phạm Đình Ty
“Vi sinh vật học”
NXB Giáo dục, 2002.
[2]- Lương Đức Phẩm
“Vi sinh vật học và vệ sinh an toàn thực phẩm”
NXB Nông nghiệp, 2002.
[3]- A.J. Salle, Bs, Ms, PhD
“ Fundamental Principles of Bacteriology” – chapter 21
Mc Graw Hill Book Company New York – Toronto – London , 1961.
[4]- Bigger, J.W.
“ The growth of Coliform Bacilli in water”
J. Path. Bact. , 1937.
[5]- Burge, S.H. and Hunter, P.R
“ The survival of entero-pathogenic bacteria in bottled mineral water”.
[6]- “Modern Food Microbiology”.
[7]- Một số hình ảnh, tư liệu được thu thập từ Internet.


NHÓM SV THỰC HIỆN : NHÓM 10



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×