Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tài liệu Phân tích đầu tư chính khoán p3 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.32 KB, 10 trang )

Phân tích đầu tư chính khoán p3

Phân kỳ và hội tụ của đường trung bình di động - MACD

Công cụ chỉ báo MACD do Gerald Appel phát triển. Điều làm cho công cụ chỉ báo
này hữu dụng đó là nó kết hợp một số nguyên tắc của dao động. Bạn có thể nhìn
qua biểu đồ .
Đường di động nhanh hơn (gọi là đường MACD) là sự chênh lệch giữa hai đường
trung bình di động san bằng hàm mũ của các mức giá đóng cửa (thường là 12 và
26 ngày hoặc tuần vừa qua). Đường di động chậm hơn (gọi là đường tín hiệu) thì
thường sử dụng trung bình di động san bằng hàm mũ 9 kỳ của đường MACD.
Các tín hiệu mua và bán thực chất được đưa ra khi hai đường này cắt nhau. Khi
đường MACD cắt hướng lên đường tín hiệu chậm hơn thì đó là tín hiệu mua. Khi
đường MACD băng xuống dưới đường tín hiệu chậm hơn thì đó là tín hiệu bán.
Trong ý nghĩa đó, đường MACD giống như cách thức cắt nhau của hai đường
trung bình di động.
Tuy nhiên, giá trị của đường MACD cũng dao động lên trên và xuống dưới đường
zero. Đó là nơi nó bắt đầu tương đồng với một dao động. Tình trạng mua quá mức
được thể hiện khi hai đường này nằm quá cao so với đường zero. Tình trạng bán
quá mức là khi hai đường này nằm quá thấp so với đường zero.
Tín hiệu mua tốt nhất được đưa ra khi những đường giá nằm nhiều dưới đường
zero (tức là đang bị bán quá mức). Những điểm băng lên trên hay xuống dưới
đường zero là cách thức khác để tạo ra các tín hiệu mua và bán tương ứng, tương
tự với kỹ thuật momentum.
Sự sai lệch xuất hiện giữa xu hướng của các đường MACD và đường giá. Một sự
sai lệch âm hay sai lệch thị trường đầu cơ giá xuống xuất hiện khi các đường
MACD nằm xa phía trên đường zero (mua quá mức) và bắt đầu yếu đi mặc dù giá
vẫn tiếp tục xu hướng tăng cao hơn. Đó thường là một lời cảnh báo của đỉnh thị
trường.
Khi dùng mắt để nhận định ra đường support và resistance thì người mua bán
thường có xu hướng nhận định hai đường này theo ao ước của họ. Vì lẽ đó, người


mới tập dượt mua bán dễ nhận định được đường support, resistance nhưng lại khó
thành công. Và cũng có những biểu đồ không thể tìm ra đường support và
resistance vì cổ phần lên xuống quá thất thường, vì vậy bạn phải sử dụng cách
nhận diện xu hướng khác:
Đường trung bình: Moving average (MA).
Đường MA là đường vẽ theo giá cả mà không có giao động hằng ngày.
Lợi ích đầu tiên của nó là giúp bạn nhận định được xu hưóng (trendline) trong quá
khứ của biểu đồ. Nhưng nếu chịu khó tìm hiểu và phân tích MA rõ ràng thì nó sẽ
cho bạn rất nhiều thông tin quý giá, giúp bạn ước đoán được khi nào mua, chờ và
bán cổ phiếu.
Bạn cần phải nhận biết những phương pháp tính toán MA để sử dụng nó một cách
hiệu quả.
Đơn giản nhất là cách tính đường trung bình đơn giản (Arithmetic Moving
Average hay Simple Moving Average). Cách tính toán kiểu này là lấy tổng số giá
cả của cổ phần trong một giai đoạn thời gian rồi chia đều ra từng ngày theo công
thức sau :


p = price = giá cả, thường là giá cuối ngày ; fixing price, nhưng người ta cũng
có thể tính giá cao nhất (+high) , thấp nhất (+low), hay lúc mở màn (open)
của một ngày.

n= period = một giai đoạn mua bán, thông thường là từng ngày
Bảng số dưới đây chỉ cho bạn cách tính toán MA5 (đường trung bình trong 5
ngày).
Phiên giao dịch Giá cuối ngày MA 5 MA 10
1 25
2 28
3 31
4 27

5 22
6 18 26,60
7 19 25,20
8 21 23,40
9 20 21,40
10 22 20,00
11 23 20,00 23,30
12 25 21,00 23,10
13 23 22,20 22,80
14 21 22,60 22,00
15 20 22,80 21,40
16 18 22,40 21,20
17 17 21,40 21,20
19,80 21,00
Phép tính này rất dễ là lấy tổng số giá niêm yết cuối ngày (fixing) của 5 ngày
và chia đều cho 5 là ra mức giá trung bình của ngày thứ 6. (25+28+31+27+22)
: 5 = 26,60.


Còn muốn tính đường trung bình của 10 ngày (MA10) thì bạn lấy tổng số giá cả
của 10 ngày chia cho 10 sẽ ra mức giá trung bình của ngày 11. Nếu bạn muốn tính
số trung bình ngày thứ 12 thì bạn loại bỏ giá niêm yết ngày thứ nhất và thêm vào
giá niêm yết của ngày thứ 11 rồi chia tiếp cho 10.
Vì đường trung bình này thay đổi dữ liệu theo từng phiên giao dịch, bỏ giá ngày
đầu tiên, thêm vào ngày cuối cùng nên người ta còn gọi là đường trung bình biến
đổi hay là đường trung bình lưu động (Moving Average).
Cách sử dụng MA:
Công dụng tối ưu của MA là không ghi lại sự giao động răng cưa hằng ngày mà
tạo ra một đường gần như là thẳng để bạn nhận định xu hướng đường đi giá cả
trong quá khứ ngay khi bạn xem biểu đồ.

Nhiều người như tỷ phú Soros-cây đại thụ trong phái đầu cơ bảo rằng: “Giá cả cổ
phần không phản ảnh đúng với kinh tế của công ty. Nó luôn giao động ở mức cao
hơn hoặc thấp hơn”.
Nếu muốn khai thác MA để mua bán chứng khoán thì chúng ta phải chấp nhận giả
thuyết không phải lúc nào cũng đúng rằng:
MA là mức giá thực của công ty vì nó là đường trung bình của những khoảng cao
và thấp.
Người ta dùng MA 200 cho công việc mua bán dài hạn, MA 50 để biết xu hướng
mua bán ở một thời gian tương đối. Còn MA 5, MA 13 thì ưu tiên cho người nào
muốn mua bán trong thời gian rất ngắn, kiểu swing hay day trading.
Theo quy luật thông thường, khi mà giá cả cao hơn đường MA thì bạn nên mua
vào vì MA cho ta dấu hiệu cổ phiếu đang tăng tưởng hơn trung bình, phe đầu tư
tin tưởng vào cổ phần này và nó đang lên. Đường MA có thể xem là đường
Support.

Bản vẽ trên đây cho bạn thấy 5 trường hợp mà bạn nên mua vào và nếu bạn
đã mua rồi thì nên tiếp tục chờ cho cổ phần lên tiếp tục vì cổ phần đã thay đổi
xu hướng, có nhiều cơ hội đi lên hơn là đi xuống:

1) Sau khi đường MA (đường chấm đen) đi xuống một thời gian, nó lệch ngang
mà đường giá cả (đường đen đậm) xuyên lên đường MA. Cổ phần đã đi ngược
xu hướng, lên giá sau một thời gian rớt giá.
2) Đường giá cả xuyên qua đường MA khi cả hai đều có xu hướng đi lên. Cổ
phần tăng tốc độ, lên giá nhiều hơn bình thường.
3) Khi đường giá cả rơi xuống, chạm nhưng không xuyên qua đường MA. Cổ
phần bị giảm tốc độ, nhưng còn nhẹ, hầu như là không đáng kể.
4) Khi đường giá cả xuyên qua đường MA, nhưng đường MA vẫn còn xu
hướng đi lên rõ rệt . Cổ phần giảm tốc độ nhưng nhìn chung, nó vẫn còn xu hướng
đi lên.
5) Khi đường giá cả rơi quá xa đường MA. Cổ phần bị bán quá đà, trở nên khan

hiếm và ngưòi muốn bán trở thành những người muốn mua, có thể đảo ngược tình
thế, leo lên lại đến đường MA. Nhưng trường hợp này khá nguy hiểm vì trong
kinh doanh chứng khoán có câu: Không nên chụp một con dao khi nó đang rớt. Dù
những người ứng dụng kỹ thuật cuối cùng này có lợi nhuận nhiều hơn những cách
khác, nhưng chúng tôi khuyên những ai mới tập sự mua bán chứng khoán đừng
dùng kỹ thuật thứ năm này để lao vào một phi vụ. Bạn phải kết hợp nhiều loại
phân tích kỹ thuật khác, thông tin và kinh nghiệm bản thân mới có hy vọng nắm
nhiều phần thắng.
Ngược lại, khi giá cả rớt xuống thấp hơn đường MA thì chúng ta nên bán ra hết,
bán một phần hoặc dùng hình thức mua trước bán sau (short). Lúc này đường MA
cho ta dấu hiệu rằng cổ phiếu đang xuống, phái đầu tư mất tin tưởng và có nguy cơ
còn xuống thêm nữa. Mức giá đang rớt hơn mức trung bình mà không biết nó rớt
đến đâu. Đường MA có thể xem như là đường Resistance.

×