Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

TL vi pham cua doanh nghiep BHXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.98 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
Phần

Trang

A.

PHẦN MỞ ĐẦU

02

B.

PHẦN NỘI DUNG

04

I. MƠ TẢ TÌNH HUỐNG

04

II. MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

06

III. PHÂN TÍCH NGUN NHÂN VÀ HẬU QUẢ

07

IV. PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG


10

V. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN

18

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

21

C.

A. MỞ ĐẦU
Bảo hiểm nói chung và Bảo hiểm xã hội (BHXH) nói riêng là một
trong những chính sách lớn của Đảng, Nhà nước, là hoạt động tài chính
1


quan trọng nhằm mục đích góp phần bình ổn thị trường tài chính trong nền
kinh tế thị trường, nó vừa là điều kiện để khắc phục hậu quả khi có rủi ro,
vừa là công cụ quan trọng trong việc huy động vốn, điều hành và sử dụng
các nguồn vốn nhàn dỗi trong nhân dân nói riêng và trong nền kinh tế - xã
hội nói chung. Chính sách Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam đã trải qua chặng
đường dài trên nửa thế kỷ, có thể chia thành hai thời kỳ chính: Thời kỳ bao
cấp, trước khi có Bộ luật lao động, đối tượng tham gia BHXH chỉ giới hạn
với cán bộ, công nhân, viên chức làm việc trong khu vực Nhà nước và lực
lượng vũ trang và thời kỳ sau khi có Bộ luật lao động theo hướng xố bỏ
bao cấp thì thành phần tham gia bảo hiểm xã hội ngày càng mở rộng đến
nhiều đối tượng khác nhau, từng bước tiến tới bảo hiểm toàn dân.
Luật Bảo hiểm xã hội được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 6 năm

2006 tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XI và có hiệu lực thi hành từ 01 tháng
01 năm 2007; ngày 20/11/2014, Quốc hội khóa XIII thơng qua luật Bảo
hiểm xã hội năm 2014 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thành lập từ ngày 16 tháng 02 năm
1995, sau hơn 17 năm thực hiện, việc đổi mới chính sách bảo hiểm xã hội,
xã hội có nhiều bước tiến quan trọng, thích nghi dần với nền kinh tế thị
trường và hội nhập quốc tế. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội được mở
rộng đến mọi người lao động thuộc các thành phần kinh tế và với nhiều
hình thức tham gia khác nhau.
Để đạt mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra đến năm 2020, Việt
Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, các cấp, các ngành đều cố gắng,
nỗ lực vì mục tiêu chung đó. Đối với ngành bảo hiểm xã hội cũng vậy,
cũng cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Điều đó được thể hiện
trong những năm qua, hầu hết các địa phương trong cả nước đều tiến hành
mở rộng và phát triển các khu, cụm công nghiệp khác nhau với nhiều chính
sách thu hút đầu tư như ưu đãi thuế, đất...Khi thu hút được đầu tư xong,
các nhà máy, xí nghiệp mọc lên và cơng nhân ở khắp mọi nơi đổ về lao
2


động thì một vấn đề mà ít cơ quan quản lý nào quan tâm sát sao đó chính là
chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động theo quy định của pháp
luật về bảo hiểm xã hội. Đây chính là kẽ hở trong quản lý làm cơ sở để
khơng ít những doanh nghiệp trong nước và cả doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngồi lợi dụng khơng thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội với người lao
động gây thiệt hại không nhỏ đến quyền lợi của người lao động. Hiện nay,
những việc vi phạm đó vẫn diễn ra thường xuyên mà các cơ quan quản lý
không hề hay biết. Các cơng ty được lợi thì quyền lợi của người lao động
bị ảnh hưởng, vai trò của tổ chức Cơng đồn khơng được đề cao.
Được học tập, nghiên cứu qua lớp quản lý nhà nước ngạch chuyên

viên năm 2015 tại trường Chính trị tỉnh Bắc Giang, với những kiến thức
tiếp thu được trên lớp và với tư cách là cán bộ công tác ngành bảo hiểm xã
hội, em đưa ra “Tình huống hành vi vi phạm của doanh nghiệp trong thực hiện
pháp luật Bảo hiểm xã hội” làm ảnh hưởng quyền lợi của người lao động mà
cơ quan quản lý nhà nước chưa làm tròn trách nhiệm của mình.
Kết cấu của tiểu luận ngồi phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phần
nội dung gồm 5 phần:
I. Mô tả tình huống.
II. Mục tiêu xử lý tình huống.
III. Phân tích nguyên nhân và hậu quả.
IV. Phương án giải quyết tình huống
V. Kế hoạch tổ chức thực hiện.

B. NỘI DUNG
I. Mơ tả tình huống
3


Diễn biến câu chuyện diễn ra như sau: Chiều ngày 17 tháng 11 năm
2013 là ngày nghỉ chủ nhật, tôi (Nguyễn Văn Quang) bớt chút thời gian đi
thăm một người bạn đồng ngũ là Lê Văn Hưởng và gặp cháu Hùng con trai
bạn tơi, qua bữa cơm chuyện trị, cháu Hùng biết tôi đang công tác tại cơ
quan Bảo hiểm xã hội huyện Lâm Tuyên. Cháu Hùng liền hỏi tôi về trường
hợp của cháu và bạn của mình là Hưng và Đức cùng làm trong một công ty
Trách nhiệm hữu hạn, cụ thể như sau:
Hùng, Hưng và Đức cùng làm việc tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Nam Tiến và được nhận vào làm việc theo thông báo tuyển lao động của
Công ty tháng 7 năm 2011, khi được tuyển vào Công ty họ phải qua thời
gian làm việc thử là 01 tháng (không lương). Sau khi hết thời gian thử việc
do làm tốt công việc, họ được Công ty chính thức ký hợp đồng lao động

với thời hạn 3 tháng bắt đầu từ 01 tháng 8 năm 2011 đến 31 tháng 10 năm
2011 với mức lượng khởi điểm là 2.500.000đ/người/tháng (Hai triệu năm
trăm nghìn đồng chẵn) khơng có phụ cấp, khơng được hưởng chế độ gì.
Khi hết thời hạn hợp đồng 3 tháng Công ty lại ký tiếp hợp đồng lao động
với cả 3 người là 6 tháng bắt đầu từ ngày 01 tháng 11 năm 2011 đến 30
tháng 5 năm 2012 với mức lương là 3.000.000đ/người/tháng (Ba triệu đồng
chẵn), khơng có phụ cấp, khơng được hưởng chế độ gì. Sau khi hết hợp
đồng lao động Cơng ty tiếp tục ký hợp đồng lao động 01 năm với cả 3
người bắt đầu từ ngày 01 tháng 6 năm 2012 đến ngày 30 tháng 5 năm 2013
với mức lương 4.000.000đ/người/tháng (Bốn triệu đồng chẵn), không phụ
cấp, không được hưởng chế độ gì. Đến tháng 6 năm 2013 Cơng ty tiếp tục
ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với Hùng và Đức từ ngày 01
tháng 6 năm 2013 với mức lương thuộc ngạch Đại học kế toán mà Hùng và
Đức hiện đang làm kế tốn tại Cơng ty là 3,0 x 1.400.000đ = 4.200.000đ
(Bốn triệu hai trăm nghìn đồng chẵn) cùng phụ cấp ăn trưa là
350.000đ/người/tháng (Ba trăm năm mươi nghìn đồng chẵn). Cịn Hưng
cũng được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ ngày 01 tháng
4


6 năm 2013 với mức lương 4.000.000đ (Bốn triệu đồng chẵn), khơng phụ
cấp, khơng được hưởng chế độ gì khác. Ban Giám đốc Công ty hứa sẽ cho
các lao động hợp đồng tham gia bảo hiểm xã hội nhưng đến thời điểm tơi
gặp Hùng (tháng 11 năm 2013) thì 3 cháu Hùng, Đức và Hưng vẫn chưa
được tham gia bảo hiểm xã hội. Trong thời gian này Đức nghỉ làm việc 3
tháng do tai nạn lao động nhưng Công ty chỉ trợ cấp cho Đức 1.000.000đ.
(Một triệu đồng chẵn). Và hiện tại Cơng ty có 32 lao động, trong đó 22 lao
động đã được đăng ký tham gia đóng bảo hiểm xã hội, còn 10 lao động
chưa được tham gia đóng bảo hiểm xã hội, trong 10 lao động này có Đức,
Hùng và Hưng là 3 lao động đã làm việc tại Cơng ty hơn 2 năm, cịn 7 lao

động được tuyển vào từ ngày 15 tháng 5 năm 2013 cũng chưa được tham
gia đóng bảo hiểm xã hội. Khi đó các Tổ cơng nhân cũng có ý kiến với
Cơng đồn Cơng ty để bảo vệ quyền lợi cho người lao động nhưng Cơng
đồn Cơng ty cũng khơng thể hiện rõ vai trị của mình. Vì trước đây có anh
Hà – uỷ viên Ban chấp hành Cơng đồn Cơng ty đã đứng lên đấu tranh địi
hỏi quyền lợi cho cơ Hồng một lao động trong Cơng ty. Nhưng sau đó đã bị
Ban giám đốc Công ty sa thải buộc thôi việc khơng lý do, từ đó dẫn đến
Cơng đồn Cơng ty hiện nay hầu như chỉ hoạt động mang tính hình thức
mà khơng có tiếng nói gì để bảo vệ người lao động.
Biết được thơng tin đó, ngày 10 tháng 2 năm 2014 Bảo hiểm xã hội
huyện Lâm Tuyên đơn vị được phân cấp quản lý thu bảo hiểm xã hội đối
với Công ty trách nhiệm hữu hạn Nam Tiến đến kiểm tra tình hình việc
thực hiện tham gia đóng bảo hiểm xã hội đối với công nhân của Công ty.
Bảo hiểm xã hội huyện Lâm Tuyên đã lập biên bản số 03/BBKT-BHXH
ngày 10/02/2014 với nội dung yêu cầu Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nam
Tiến đến Bảo hiểm xã hội huyện Lâm Tuyên làm thủ tục hồ sơ đăng ký
đóng bảo hiểm xã hội cho 10 lao động hợp đồng cịn lại của cơng ty. Sau
khi biên bản số 03/BBKT-BHXH được lâp đến nay đã 5 tháng nhưng Công

5


ty trách nhiệm hữu hạn Nam Tiến vẫn không đến cơ quan Bảo hiểm xã hội
làm thủ tục tham gia Bảo hiểm cho 10 lao động cịn lại của cơng ty.
II. Mục tiêu xử lý tình huống
Câu chuyện tình huống trên ta thấy, có nhiều vấn đề cần phải xem xét
làm rõ trách nhiệm của các bên cơ quan quan lý và người sử dụng lao động
nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
nói riêng và bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa nói chung.
Trên cơ sở nội dung tình huống trên và để giải quyết triệt để cần phải

tập trung giải quyết làm rõ một số vấn đề sau:
1- Hành vi vi phạm pháp luật Bảo hiểm xã hội của Công ty Trách
nhiệm hữu hạn Nam Tiến đã xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của
người lao động cần phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời theo đúng quy
định của pháp luật.
2- Ban Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nam Tiến vi phạm
pháp luật Lao động trong việc cản trở và coi nhẹ vai trò của tổ chức Cơng
đồn Cơng ty, ảnh hưởng đến các chế độ của người lao động trong Công ty.
3- Công ty Nam Tiến cố tình khơng đến cơ quan Bảo hiểm xã hội
đóng bảo hiểm cho 10 lao động hợp đồng cịn lại của Cơng ty theo biên bản
kiểm tra số 03/BBKT-BHXH đã được lập ngày 10 tháng 02 năm 2014 là
hành vi coi thường pháp luật.
4- Trách nhiệm quản lý nhà nước của Bảo hiểm xã hội huyện Lâm
Tuyên trong việc quản lý các đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động thực
hiện chế độ chính sách Bảo hiểm xã hội với người lao động cần phải được
đề cao và giải quyết triệt để, cụ thể là đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn
Nam Tiến.
5- Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nam Tiến phải thực hiện chế độ Bảo
hiểm xã hội với anh Hùng, Hưng và Đức theo đúng quy định của pháp luật.
6


Trên cơ sở những quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Bộ luật lao
động, một mặt cần xem xét làm rõ những vấn đề trên, mặt khác cần đề xuất
phương án giải quyết tối ưu nhất đối với tình huống. Đồng thời rút ra
những bài học kinh nghiệm trong quản lý hành chính nói chung và quản lý
việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động nói riêng.
III. Nguyên nhân và hậu quả
1. Nguyên nhân
Pháp luật về Bảo hiểm xã hội đã hoàn thiện, quyền lợi của người lao

động được quy định cụ thể, tuy nhiên khơng ít người sử dụng lao động lại
cố tình vi phạm pháp luật để đạt lợi ích trong kinh doanh của mình. Tình
huống trên xuất phát từ một số nguyên nhân cụ thể sau:
Một là, có nhiều chủ sử dụng lao động tuy hiểu biết pháp luật có khả
năng tài chính nhưng lại thiếu trách nhiệm, cố tình lách luật để thu lợi bất
chính và tìm mọi cách để lẩn trách nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
hoặc chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó có những doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, thua lỗ, khơng đủ khả
năng để đóng bảo hiểm xã hội.
Hai là, cơng tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội đối với các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhiều địa phương thiếu chặt chẽ.
Cơ quan lao động- thương binh và xã hội và cơ quan Bảo hiểm xã hội
chưa xác định được chính xác số lượng người lao động bắt buộc phải tham
gia bảo hiểm xã hội; việc phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước trong
đăng ký quản lý lao động còn thiếu chặt chẽ. Mặc dù pháp luật quy định
bắt buộc các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau khi đăng ký hoạt động
kinh doanh phải đăng ký lao động với cơ quan lao động và bảo hiểm xã hội
song rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân không thực hiện quy định
này mà cũng không bị xử lý mặc dù các cơ quan quản lý biết. Cá biệt ở một

7


số địa phương chính quyền cho rằng Bảo hiểm xã hội là cơ quan thuộc
Trung ương nên không thường xuyên quan tâm chỉ đạo.
Sự thiếu trách nhiệm của cơ quan Bảo hiểm xã hội vì ở hầu hết các
địa phương cơ quan Bảo hiểm xã hội hoạt động mang tính hành chính, chỉ
thụ động ngồi chờ các doanh nghiệp, tổ chức đến đăng ký tham gia bảo
hiểm xã hội. Bên cạnh đó Bảo hiểm xã hội cũng chưa quan tâm đúng mức
đến việc phổ biến, tuyên truyền, giải thích về chính sách Bảo hiểm xã hội

để chủ sử dụng lao động và người lao động có đủ thơng tin, hiểu biết về
tính ưu việt của chính sách Bảo hiểm xã hội, từ đó lơi cuốn họ tham gia
Bảo hiểm xã hội một cách tự giác.
Ba là, công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện chính sách Bảo hiểm xã
hội của cơ quan quản lý nhà nước chưa thường xuyên, nguyên nhân chính
là do thiếu trầm trọng số lượng cán bộ thanh tra lao động và yếu về chất
lượng chuyên môn của cán bộ;
Chế tài xử phạt hành vi vi phạm chính sách Bảo hiểm xã hội trong
nhiều năm qua chưa đủ mạnh cho nên nhiều người sử dụng lao động cịn
coi thường.
Bốn là, Cơng đồn là tổ chức đại diện cho người lao động, có chức
năng rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động. Tuy
nhiên một số nơi có tổ chức cơng đồn nhưng hoạt động lại rất yếu, cán bộ
cơng đồn do người sử dụng lao động trả lương và sợ mất việc làm nên
không dám đấu tranh.
Năm là, do sức ép về việc làm và nhận thức chưa đầy đủ về tính ưu
việt của chính sách Bảo hiểm xã hội và những nguy cơ rủi ro về thu nhập
và việc làm trong cơ chế thị trường cho nên khơng ít người lao động nhất là
lao động từ các vùng nơng thơn khó khăn đã không phản đối khi người sử
dụng lao động không đóng Bảo hiểm xã hội cho họ, thậm chí cịn có thái độ
đồng tình cho rằng mình chỉ lao động trong một thời gian, kiếm một số vốn
8


rồi tìm việc khác, chưa cần chế độ bảo hiểm và cịn được lợi trước mắt là
khơng mất phần trăm tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội theo quy định.
Sáu là, sự bất cập trong hệ thống các văn bản quản lý nhà nước quá
nhiều và chồng chéo, hiện có khoảng hơn 128 văn bản hướng dẫn chế độ
Bảo hiểm xã hội từ Bộ luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và công văn
của nhiều cơ quan Bộ, ngành ban hành nên rất khó khăn cho quản lý, người

sử dụng lao động cũng như người lao động hiểu và nắm vững chế độ, cập
nhật thông tin để thực hiện đúng quy định.
2. Hậu quả
Hậu quả của sự việc trên ảnh hưởng rất lớn đối với quyền lợi của
người lao động, tới hiệu quả quản lý nhà nước của cơ quan Bảo hiểm xã
hội và đặc biệt là vi phạm nghiêm trọng chế độ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Một là, tình huống trên gây thiệt hại trực tiếp đến quyền và lợi ích
hợp pháp của người lao động trong thời gian dài, ảnh hưởng đến hiệu quả
lao động cũng như gây tâm lý ức chế trong quá trình thực hiện công việc
đối với người lao động.
Hai là, tổ chức Cơng đồn trong cơng ty chưa được đề cao, chỉ hoạt
động theo hình thức, khơng có tiếng nói, khơng đúng vai trị của mình để
bảo vệ quyền lợi của người lao động, làm cho uy tín của tổ chức Cơng đoàn
giảm xút nghiêm trọng.
Ba là, sự thiếu trách nhiệm trong quản lý nhà nước của cơ quan Bảo
hiểm xã hội trong quá trình quản lý đối với hoạt động tham gia bảo hiểm xã
hội cho người lao động của doanh nghiệp làm giảm lịng tin, uy tín của
người lao động với các cơ quan quản lý, đặc biệt là cơ quan Bảo hiểm xã
hội của huyện Lâm Tuyên.
Bốn là, từ sự thiếu trách nhiệm của các cơ quan quản lý có liên quan
dẫn đến hành vi coi thường của cơng ty trách nhiệm hữu hạn Nam Tiến, vì
sau 3 tháng lập biên bản về việc làm sai phạm của họ mà họ vẫn ngang
9


nhiên hoạt động, không đến cơ quan bảo hiểm để làm thủ tục đóng bảo
hiểm lao động cho 10 lao động cịn lại của cơng ty.
IV. Phương án giải quyết tình huống
1. Cơ sở pháp lý giải quyết tình huống
Để giải quyết tình huống này triệt để nhất cần phải dựa trên một số

văn bản pháp luật sau:
1.

Bộ luật lao động năm 2012 được Quốc hội thông qua ngày

18/6/2012 và có hiệu lực từ ngày 01/5/2013.
* Điều 32 Bộ luật lao động quy định: “Người sử dụng lao động và
người lao động thoả thuận về việc làm thử, thời gian thử việc, về quyền, nghĩa
vụ của hai bên. Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc ít nhất
phải bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó. Thời gian thử việc khơng
được q 60 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao và không được quá
30 ngày đối với lao động khác.
Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận làm thử mà
không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu
cầu mà hai bên đã thoả thuận. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng
lao động phải nhận người lao động vào làm việc chính thức như đã thoả thuận.”
* Điều 29 Bộ luật lao động quy định:
“1- Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây: công
việc phải làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm
việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo
hiểm xã hội đối với người lao động.
2- Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao
động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn mức được quy định trong
pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đang áp dụng

10


trong doanh nghiệp hoặc hạn chế các quyền khác của người lao động thì một
phần hoặc tồn bộ nội dung đó phải được sửa đổi, bổ sung.

3- Trong trường hợp phát hiện hợp đồng lao động có nội dung quy định
tại khoản 2 Điều này, thì Thanh tra lao động hướng dẫn và yêu cầu các bên sửa
đổi, bổ sung cho phù hợp. Nếu các bên không sửa đổi, bổ sung thì Thanh tra lao
động có quyền buộc huỷ bỏ các nội dung đó; quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các
bên được giải quyết theo quy định của pháp luật”
* Điều 141 Bộ luật lao động quy định: Đối tượng áp dụng Bảo hiểm
xã hội bắt buộc và các chế độ trợ cấp Bảo hiểm xã hội người lao động được
hưởng.
“1- Loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng đối với doanh
nghiệp, cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động
có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời
hạn. Ở những doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức này, người sử dụng lao động,
người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 149 của Bộ
luật này và người lao động được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội ốm
đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tử tuất.
2- Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn
dưới ba tháng thì các khoản bảo hiểm xã hội được tính vào tiền lương do người
sử dụng lao động trả theo quy định của Chính phủ, để người lao động tham gia
bảo hiểm xã hội theo loại hình tự nguyện hoặc tự lo liệu về bảo hiểm. Khi hết
hạn hợp đồng lao động mà người lao động tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp
đồng lao động mới, thì áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định
tại khoản 1 Điều này."
* Điều 149: “Mức đóng Bảo hiểm xã hội và sự hình thành của nguồn
quỹ”:
“1- Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ các nguồn sau đây:
a) Người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền lương;
11


b) Người lao động đóng bằng 5% tiền lương;

c) Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để bảo đảm thực hiện các chế độ bảo
hiểm xã hội đối với người lao động;
d) Tiền sinh lời của quỹ;
đ) Các nguồn khác.
2- Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất, dân chủ và cơng khai
theo chế độ tài chính của Nhà nước, hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo
hộ. Quỹ bảo hiểm xã hội được thực hiện các biện pháp để bảo tồn giá trị và tăng
trưởng theo quy định của Chính phủ."
* Điều 153 Bộ luật lao động quy định “Về hoạt động cơng đồn tại doanh
nghiệp”:
1- Ở những doanh nghiệp đang hoạt động chưa có tổ chức cơng đồn thì
chậm nhất sau sáu tháng, kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ
luật lao động có hiệu lực và ở những doanh nghiệp mới thành lập thì sau sáu
tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động, cơng đồn địa phương, cơng đồn ngành có
trách nhiệm thành lập tổ chức cơng đồn tại doanh nghiệp để đại diện, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và tập thể lao động.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để tổ
chức cơng đồn sớm được thành lập. Trong thời gian chưa thành lập được thì
cơng đồn địa phương hoặc cơng đồn ngành chỉ định Ban chấp hành cơng
đồn lâm thời để đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao
động và tập thể lao động.
Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở việc thành lập và hoạt động cơng đồn
tại doanh nghiệp.
2- Chính phủ hướng dẫn thực hiện khoản 1 Điều này sau khi thống nhất
với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam."

12


2. Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16/4/2004 của Chính phủ, quy

định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động (điều 8, 12,
18, 20).
3. Các văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các
đơn vị trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội, các văn bản hướng dẫn nghiệp
vụ Bảo hiểm xã hội
4. Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006
của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
5. Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ
Hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt
buộc.
6. Nghị định số 86/2010/NĐCP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính
phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội.
2. Phân tích giải quyết các tình huống
a. Hành vi hành chính của Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Nam Tiến
trong việc bảo đảm quyền lợi cho người lao động và thực hiện các chế độ
đối với người lao động.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Nam Tiến đã thông báo và tuyển lao
động theo yêu cầu công việc tại Công ty. Tuy nhiên khi ký kết hợp đồng
lao động với người lao động và trong thời gian thử việc của người lao động
Công ty đã không trả lương cho người lao động theo quy định của Bộ luật
lao động là vi phạm pháp luật, Điều 32 Bộ luật lao động quy định:
“Người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận về việc làm thử,
thời gian thử việc, về quyền, nghĩa vụ của hai bên. Tiền lương của người lao
động trong thời gian thử việc ít nhất phải bằng 70% mức lương cấp bậc của cơng
việc đó. Thời gian thử việc khơng được q 60 ngày đối với lao động chuyên
môn kỹ thuật cao và không được quá 30 ngày đối với lao động khác.”
13


- Trong hợp đồng lao động thiếu nội dung chủ yếu theo quy định là:

Bảo hiểm xã hội đối với người lao động.
- Công ty không xây dựng và đăng ký thang lương, bảng lương cho
người lao động hợp đồng với cơ quan quản lý lao động.
Mặt khác việc thực hiện các chế độ với người lao động không theo
quy định của pháp luật, Công ty đã không cho người lao động hợp đồng
tham gia Bảo hiểm xã hội và đối với lao động nữ trong thời gian nghỉ do tai
nạn lao động anh Đức phải được hưởng chế độ phụ cấp theo quy định của
pháp luật lao động, nhưng do Công ty không cho người lao động tham gia
Bảo hiểm xã hội nên Cơng ty phải chi trả tồn bộ trợ cấp tai nạn lao động
theo quy định của pháp luật hiện hành chứ không phải đưa cho anh Đức
một triệu đồng như công ty Nam Tiến đã thực hiện.
b. Hành vi hành chính của Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Nam Tiến
trong việc cản trở hoạt động tổ chức Cơng đồn tại Cơng ty.
Mặc dù Cơng ty đã tổ chức thành lập Cơng đồn tại Cơng ty theo
đúng quy định, nhưng Cơng ty đã khơng có trách nhiệm trong việc đảm bảo
các phương tiện làm việc cần thiết để cơng đồn hoạt động, bên cạnh đó
cịn chèn ép trù dập Ban chấp hành cơng đồn vì đã đấu tranh cho bảo vệ
quyền lợi của người lao động trong Công ty cụ thể như sau:
- Công ty đã đơn phương sa thải, chấm dứt HĐLĐ với uỷ viên BCH
Công đồn Cơng ty mà khơng có sự thoả thuận với BCH Cơng đồn cơng
ty và tổ chức cơng đồn cấp trên trực tiếp.
Hành vi của công ty vi phạm nghiêm trọng Bộ luật lao động, tai điều
53 Bộ luật lao động quy định “nghiêm cấm mọi hành vi cản trở việc thành
lập và hoạt động của tổ chức cơng đồn trong doanh nghiệp”.
c. Hành vi của Công ty trách nhiệm hữu hạn Nam Tiến sau khi có
biên bản vi phạm của cơ quan bảo hiểm xã hội huyện Lâm Tuyên mà khơng
đến làm thủ tục đóng bảo hiểm cho 10 cơng nhân cịn lại là có thái độ coi
14



thường cơ quan quản lý, coi thường pháp luật vì vậy sẽ bi xử lý vi phạm
hành chính theo quy định của pháp luật.
d. Thẩm quyền của Bảo hiểm xã hội huyện Lâm Tuyên trong việc
quản lý các đơn vị sử dụng lao động thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội cụ
thể là Công ty trách nhiệm hữu hạn Nam Tiến.
Thẩm quyền của Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Lâm Tuyên:
- Lãnh đạo quản lý và thực hiện các mặt công tác thuộc lĩnh vực Bảo
hiểm xã hội trong phạm vi huyện Lâm Tuyên.
- Giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thu Bảo hiểm xã hội
cấp sổ Bảo hiểm xã hội theo quyết định phân cấp của Giám đốc và tổ chức
thực hiện các chế độ chính sách Bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện.
- Chỉ đạo kiểm tra và giám sát chặt chẽ cơng tác Bảo hiểm xã hội
nhằm thực hiện đúng chính sách chế độ Bảo hiểm xã hội hiện hành đối với
người lao động và chủ sử dụng lao động.
- Phối hợp với các ngành để giải quyết các vấn đề có liên quan đến
chính sách Bảo hiểm xã hội. Những vấn đề vượt quá thẩm quyền và những
vấn đề mới phát sinh, Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện trình giám đốc Bảo
hiểm xã hội tỉnh xem xét giải quyết.
- Bảo hiểm xã hội huyện Lâm Tuyên đã đến kiểm tra lập biên bản
theo quy định và thẩm quyền nhưng Bảo hiểm xã hội huyện Lâm Tuyên đã
không kiểm tra thường xuyên nên đã dẫn đến việc 10 lao động khơng được
tham gia Bảo hiểm xã hội trong đó 3 lao động đã làm tại Công ty gần 3
năm mà vẫn chưa được hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh đó Bảo hiểm xã hội huyện Lâm Tuyên đã không tham mưu
với UBND huyện Lâm Tuyên, chỉ đạo phối hợp với các ngành liên quan
như: Phòng Nội vụ, Phòng Lao động TB&XH, Liên đoàn lao động huyện
để giải quyết tình trạng lao động khơng được tham gia Bảo hiểm xã hội và
lao động bị sai thải trái với quy định của pháp luật.
15



Bảo hiểm xã hội huyện Lâm Tuyên phải giám sát thực hiện các biên
bản kiểm tra chặt chẽ hơn tránh làm hình thức như tại Cơng ty Trách nhiệm
hữu hạn Nam Tiến sử dụng các chế tài xử phạt hành vi vi phạm chính sách
Bảo hiểm xã hội theo quy định. Của luật Bảo hiểm xã hội.
đ. Việc thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội với Hùng, Hưng và Đức tại
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nam Tiến.
Khi quyền lợi của người lao động bị xâm hại buộc người lao động
phải đứng lên đấu tranh như đồng chí Hà –Uỷ viên ban chấp hành cơng
đồn cơng ty, tuy nhiên không phải người lao động nào cũng dám đứng lên
đấu tranh vì sợ mất việc làm, vì nhận thức chưa đầy đủ. Với trường hợp
của Hùng, Hưng và Đức việc chưa được hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội
một phần do:
- Công ty không thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Bảo hiểm xã hội huyện Lâm Tuyên chưa làm tốt chức năng nhiệm
vụ trong kiểm tra giám sát và bảo vệ quyền lợi nhân dân lao động.
- Công đồn Cơng ty chịu sức ép khơng dám đấu tranh.
- Hùng, Hưng và Đức nhận thức chưa đầy đủ về chính sách Bảo hiểm
xã hội và quyền lợi của người lao động.
- Chế tài xử phạt hành vi vi phạm chính sách Bảo hiểm xã hội trong
nhiều năm qua chưa đủ mạnh.
3. Phương án giải quyết tình huống
Thành lập đồn công tác liên ngành bao gồm cơ quan Bảo hiểm xã
hội, cơ quan Thuế, Phòng Nội vụ, Phòng Lao động thương binh và xã hội
và Cơng đồn viên chức huyện Lâm Tuyên tiếp tục tiến hành kiểm việc
đảm bảo quyền lợi của người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn
Nam Tiến có đạt theo quy định của pháp luật chưa. Nếu sai thì tùy thuộc
vào tính chất, mức độ vi phạm và căn cứ vào thẩm quyền xử lý vi phạm có
16



thể xử phạt vi phạm hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử phạt theo quy định
của pháp luật. Đồng thời đề nghị cơng ty nhanh chóng thực hiện đầy đủ
những chế độ đối với người lao động theo quy định của pháp luật lao động,
đặc biệt là chế độ bảo hiểm xã hội để họ yên tâm lao động tạo ra năng xuất
lao động cao nhất cho công ty. Bên cạnh đó nhằm tăng cường thực hiện
pháp luật về Bảo hiểm xã hội đối với người lao động trong các doanh
nghiệp khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, tạo một bước chuyển biến mạnh
mẽ cả về nhận thức và tổ chức thực hiện cần làm tốt một số việc sau:
Thứ nhất, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh (huyện, thị xã) phối kết
hợp với chính quyền cấp cơ sở và các đơn vị liên quan tiến hành rà soát,
lập danh mục đầy đủ các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài
quốc doanh và số lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp này, tổ
chức thu và cấp sổ Bảo hiểm xã hội cho các đơn vị đủ điều kiện theo quy
định.
Thứ hai, tổ chức hội nghị chuyên đề phổ biến, trao đổi kinh nghiệm
trong công tác quản lý, đôn đốc thu Bảo hiểm xã hội và tháo gỡ những
vướng mắc trong quá trình thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội đối với người
lao động khu vực kinh tế ngồi quốc doanh.
Ba là, bố trí biên chế phù hợp, có kế hoạch bồi dưỡng chun mơn
nghiệp vụ cho các bộ chuyên quản các cấp.
Bốn là, tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra việc thực hiện chế độ
Bảo hiểm xã hội đối với khu vực kinh tế ngồi quốc doanh và đưa cơng tác
này vào chương trình kiểm tra hàng năm.
Năm là, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền đến mọi người lao
động, người sử dụng lao động, thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc
doanh hiểu rõ nghĩa vụ và quyền lợi về Bảo hiểm xã hội của mình, từ đó
tạo ra mơi trường thuận lợi cho việc thực hiện các chế độ chính sách Bảo
hiểm xã hội.
17



Sáu là, làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm giúp người
lao động ngoài quốc doanh bảo vệ quyền lợi Bảo hiểm xã hội, từ đó tạo
được niềm tin đối với chính sách, pháp luật về Bảo hiểm xã hội đồng thời
ngăn chặn những vi phạm của giới chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh
trong lĩnh vực này.
Bảy là, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước
về bảo hiểm xã hội và của từng cán bộ, công chức trong ngành bảo hiểm xã
hội để thực hiện hoạt động công vụ đạt hiệu lực, hiệu quả đề ra, đáp ứng
được yêu cầu công việc trong thời kỳ hội nhập.
V. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án giải quyết
Đối với trường hợp cụ thể của Công ty trách nhiệm hữu hạn Nam
Tiến đã xảy ra ở trên để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động
cần phải có biện pháp khắc phục cụ thể như sau:
Sau khi Bảo hiểm xã hội huyện Lâm Tuyên đến kiểm tra lập biên bản
số 03/BBKT- BHXH, Bảo hiểm xã hội yêu cầu Công ty trách nhiệm hữu
hạn Nam Tiến thực hiện:
1- Truy thu 23% số quỹ lương để đóng Bảo hiểm xã hội của 10 người
trong đó:
+ Chủ sử dụng lao động phải nộp 17%.
+ Người lao động phải nộp 6% (Lương ký trên hợp đồng)
2- Tính thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội cho người lao động (10
lao động) từ khi ký hợp đồng kể cả thời gian thử việc.
3- Trong trường hợp người lao động trong thời gian làm việc phải
nghỉ ốm đau, thai sản thì Cơng ty phải trả cho người lao động tồn bộ chi
phí trợ cấp theo quy định.

18



4- u cầu Cơng ty cử cán bộ trong vịng 10 ngày đến Bảo hiểm xã
hội huyện Lâm Tuyên lập hồ sơ làm thủ tục tham gia Bảo hiểm xã hội cho
người lao động cụ thể:
- Đối với lao động Hùng, Hưng và Đức được tính thời gian tham gia
Bảo hiểm xã hội từ tháng 11 năm 2011.
- Còn 7 lao động cịn lại được tính thời gian tham gia Bảo hiểm xã
hội từ khi ký hợp đồng lao động (15/5/2013).
5- Căn cứ Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính
phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội
và đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
- Tại khoản 2 quy định rõ: Phạt tiền đối với người sử dụng lao động
có hành vi khơng đóng Bảo hiểm xã hội, không trả Bảo hiểm xã hội vào
lương cho người lao động không thuộc đối tượng Bảo hiểm xã hội bắt buộc
từ 2.000.000 đ đến 5.000.000 đ khi vi phạm với từ 01 – 10 người lao động.
Điều 26 nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định rõ “ Phạt cảnh cáo
hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có
hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội
bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp”.
Tại điểm a, khoản 3, điều 23 quy định Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động
có một trong các hành vi sau đây: “Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ
luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình cơng hoặc điều động
người lao động, người lãnh đạo đình cơng sang làm việc khác, đi làm việc ở nơi
khác vì lý do chuẩn bị đình cơng hoặc tham gia đình cơng”.
6- Bảo hiểm xã hội huyện Lâm Tun cung cấp tài liệu, văn bản
tuyên truyền cho người lao động và chủ sử dụng lao động trong Công ty để
hiểu rõ hơn về chính sách Bảo hiểm xã hội.

19



C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đây là một trong nhiều tình huống diễn ra trong quản lý nhà nước về Bảo
hiểm xã hội nói riêng và quản lý nhà nước nói chung, mỗi tình huống có sự phức
tạp và đòi sự nhạy bén trong xử lý của từng cán bộ, cơng chức, đặc biệt là những
nhà quản lý thì mới mang lại hiệu quả quản lý. Nhằm khắc phục và không
ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơ quan quản lý nhà nước cần phải quán
20


triệt nguyên tắc pháp chế trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Mỗi cán bộ
công chức phải tự ý thức nâng cao trình độ nhận thức và hiểu biết pháp luật đáp
ứng được yêu cầu công việc đề ra trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện chế độ
Bảo hiểm xã hội đối với người lao động trong các doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế ngoài quốc doanh là trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội các cấp, của
mỗi cán bộ, cơng chức, viên chức trong tồn hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt
Nam.
Xuất phát từ tình hình thực tế của nhiều doanh nghiệp thơng qua tình
huống trên, để góp phần giải quyết một số hạn chế trước mắt và đồng thời từng
bước cải cách và hồn thiện chính sách Bảo hiểm xã hội nhằm bảo vệ người lao
động, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định lâu dài. Điều đó địi hỏi phải có sự liên
kết của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong hoạt động quản lý nhà nước nói
chung và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội nói riêng.
Trong q trình viết tiểu luận với tình huống trong hoạt động quản lý của
mình, do trình độ có hạn, nên tiểu luận khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo của trường Chính trị
tỉnh Bắc Giang đóng góp ý kiến cho tiểu luận của em hoàn thiện hơn.
2. Kiến nghị

Một là, đề nghị Bảo hiểm xã hội tỉnh cần thường xuyên chỉ đạo Bảo hiểm
xã hội huyện và phối hợp với Thanh tra tỉnh, Sở lao động, Thương binh và xã
hội tiến hành kiểm tra các doanh nghiệp trong việc chấp hành chính sách bảo
hiểm bắt buộc cho người lao động theo quy định của pháp luật hiện hành.
Hai là, các cơ quan có thẩm quyền phải xử lý nghiêm minh các khi phát
hiện các doanh nghiệp có hành vi sai phạm trong thực hiện quy định của Nhà
nước về thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động.
Ba là, đề nghị các cơ quan chức năng các cấp phải tổ chức đón tiếp cơng
dân thường xun để lắng nghe những phản ánh và tiếp nhận, giải quyết kịp thời

21


những kiến nghị của công dân khi quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị các chủ
sử dụng lao động xâm phạm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X.
2- Bộ luật lao động.
3- Giáo trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên
viên – Học viện hành chính Quốc gia.
4- Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm
2006,
5- Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của
Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm
xã hội bắt buộc.
6-Thông tư số 03/2007/TT-BLĐ TBXH ngày 30 tháng 01 năm 2007
của Bộ Lao động-TB&XH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
số 152/2006/NĐCP.
7- Nghị định số 86/2010/NĐCP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính

phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội.
22



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×