Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

bài tập luật thương mại 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.95 KB, 8 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI HP2

Bài tập cá nhân: “Trình bày quan điểm của em về vấn đề phân cấp thẩm
quyền quản lý Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo thương mại.”

Bắc Giang, tháng 07 năm 2020
Trình bày quan điểm của em về vấn đề phân cấp thẩm quyền quản lý
Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo thương mại
Quảng cáo là cung cấp thông tin về tổ chức, cá nhân kinh doanh, về sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng, mà nó đã được đẩy lên thành
“nghệ thuật” để giành dật khách hàng và thị trường.
I Cơ Sở lý luận chung về hoạt động quảng cáo.


1.Khái niệm:
Hoạt động quảng cáo ở Việt Nam được điều chỉnh bởi hai loại văn bản
pháp luật: Các văn bản pháp luật về quảng cáo nói chung và các văn bản quy
định về quảng cáo thương mại. Điều 2 Luật quảng cáo năm 2012 quy định:
“Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ khơng có
mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ
được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.”
Theo quy định tại Điều 102 Luật thương mại 2005 thì “Quảng cáo thương
mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách
hàng về hoạt động kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ của mình” Đối tượng của hoạt
động quảng cáo có thể là hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có khả năng
mang lại lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân hoặc các dịch vụ thông tin nhằm thực
hiện một mục tiêu chính trị, văn hóa, xã hội nào đó. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu


quảng cáo có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân và hoạt động
quảng cáo có thể được thực hiện thơng qua thương nhân kinh doanh dịch vụ
quảng cáo. Hoạt động quảng cáo về hoạt động kinh doanh, về hàng hóa dịch vụ
có mục đích sinh lời của thương nhân, hoạt động quảng cáo cho thương nhân
khác để thu phí chính là hoạt động quảng cáo thương mại.
2. Đặc điểm chungsư:
Quảng cáo là một trong các hoạt động của xúc tiến thương mại. Do vậy,
quảng cáo thương mại có một số đặc điểm riêng biệt:
Thứ nhất, chủ thể hoạt động quảng cáo thương mại là thương nhân:
Thương nhân theo pháp luật Việt Nam bao gồm: “Tổ chức kinh tế được thành
lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xun và
có đăng kí kinh doanh” (Điều 6 Luật thương mại Việt Nam 2005). Với tư cách là
người kinh doanh thương nhân thực hiện quảng cáo thương mại để hỗ trợ cho
hoạt động kinh doanh của mình hoặc thực hiện dịch vụ quảng cáo cho thương
nhân khác theo hợp đồng để tìm kiếm lợi nhuận. Đây là đặc điểm cho phép phân

2


biệt quảng cáo thương mại với các hoạt động thông tin, cổ động do cơ quan nhà
nước, tổ chức chính trị, tơt chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội thực hiện nhằm
tuyên truyền về đường lối, chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và
Nhà nước ta.
Thứ hai, về tổ chức thực hiện: Thương nhân có thể tự mình thực hiện các
cơng việc cần thiết để quảng cáo hoặc thuê dịch vụ quảng cáo của thương nhân
khác thông qua hợp đồng dịch vụ. Trong trường hợp tự mình quảng cáo khơng
đạt được hiệu quả mong muốn, thương nhân có quyền thuê thương nhân khác
thực hiện việc quảng cáo cho mình và phải chi trả phí dịch vụ vì việc đó.
Thứ ba, cách thức xúc tiến thương mại: Trong hoạt động quảng cáo
thương mại, thương nhân sử dụng sản phẩm và phương tiện quảng váo thương

mại để thơng tin về hàng hóa dịch vụ đến khách hàng. Những thơng tin bằng
hình ảnh, tiếng nói, chữ viết về hàng hóa dịch vụ cần giới thiệu…được truyên tải
đến công chúng thông qua các phương tiện truyền thanh, truyền hình, ấn
phẩm…Đặc điểm này cho phép phân biệt quảng cáo thương mại với những hình
thức xú tiến thương mại khác cũng có mục đích giới thiệu hàng hóa, dịch vụ như
trưng bày, giới thiệu hàng hóa, hội chợ triển lãm. dịch vụ để xúc tiến thương
mại, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận của thương nhân.
II. Thực tiễn hiện nay về hoạt động Quảng cáo thương mại.
Ở VIệt Nam, việc phân cấp thẩm quyền quản lí nhà nước đối với các hoạt
động quảng cáo được quy định tại các văn bản pháp luật chủ yếu là: Luật Quảng
cáo số 6/2012/QH13 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2013; Nghị định số
37/2006/NĐ- CP ngày 04/4/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt
động xúc tiến thương mại; Nghị định 24/2003/NĐ - CP quy định chi tiết thi hành
Pháp lệnh Quảng cáo; Thông tư số 43/2003/TT – BVHTT hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 24/2003/NĐ– CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp
lệnh Quảng cáo; Nghị định số 185/2007/NĐ –CP ngày 25/12/2007 về chức
năng nhiệm vụ của Bộ văn hoá, thể thao và du lịch; Nghị định số178/2007/NĐCP ngày 25/12/2007 về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ thông tin và truyền thông.

3


Ngồi những văn bản pháp luật đã có hiệu lực thì hiện nay một số văn bản quan
trọng khác quy định cụ thể hơn về việc phân cấp thẩm quyền quản lý Nhà nước
mới tồn tại dưới dạng dự thảo và đang trong giai đoạn lấy ý kiến của người dân
cũng như các chuyên gia như Nghị định của Chính phủ Quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quảng cáo; Thông tư của Bộ Văn hóa –
Thể thao và Du lịch quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định
của Chính phủ quy định chi tiết Luật quảng cáo.
Các văn bản trên đều có quy định chung về việc Chính phủ thống nhất
thực hiện quản lí nhà nước về quảng cáo và có phân cấp đến cơ quan là các bộ,

các uỷ ban nhân dân và các sở ở địa phương cùng với cơ quan thanh tra nhà
nước về văn hố thơng tin, cơ quan giải quyết khiếu nại về quảng cáo.
1.Thẩm quyền theo phân cấp của các bộ, ngành:
Tại Điều 5 Luật Quảng cáo năm 2012: “Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động
quảng cáo. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý
nhà nước về hoạt động quảng cáo. ”
- Như vậy, có thể coi Bộ văn hố, thể thao và du lịch là cơ quan được
Chính phủ phân cấp thẩm quyền chủ trì quản lí hoạt động quảng cáo,với các
nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản là:
+ Xây dựng trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch, chính sách về hoạt
động quảng cáo;
+ Xây dựng trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các
văn bản quy phạm pháp luật về quảng cáo; phối hợp với các Bộ có liên quan ban
hành các văn bản hướng dẫn về hoạt động quảng cáo trong các lĩnh vực chuyên
ngành;
+ Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép đặt Chi nhánh của tổ chức, cá
nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo nước ngoài;

4


+ Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của các cơ
quan, tổ chức, cá nhân hoạt động quảng cáo trên các phương tiện (trừ báo chí,
mạng thơng tin máy tính và xuất bản phẩm) và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
khác theo quy định của pháp luật;
+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành thông tư
liên tịch quy định về thủ tục cấp phép quảng cáo, về thanh tra, kiểm tra và xử lý
các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo trên báo chí, mạng

thơng tin máy tính và xuất bản phẩm.
Ngồi ra, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, hầu hết các bộ quản lí
ngành đều có thẩm quyền phối hợp với Bộ văn hoá, thể thao và du lịch trong
quản lí nhà nước đối với hoạt động quảng cáo.
- Bộ Thông tin và Truyền thông trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép ra kênh hoặc hệ
chương trình chun quảng cáo trên báo nói, báo hình; Tiếp nhận thủ tục thông
báo ra phụ trương chuyên quảng cáo đối với báo in.
- Bộ Cơng thương có trách nhiệm phối hợp quản lí nhà nước về quảng cáo
hàng hố, dịch vụ thương mại; xây dựng và trình Chính phủ ban hành danh mục
hàng hoá, dịch vụ thương mại cấm quảng cáo; Bộ y tế phối hợp quản lí nhà nước
về quảng cáo thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mĩ phẩm, vắc xin, sinh phẩm miễn
dịch, dụng cụ, trang thiết bị y tế, dịch vụ y tế và quảng cáo thực phẩm; công bố
danh mục thuốc đã loại khỏi danh mục thuốc cho phép sử dụng; thuốc đã đăng
kí nhưng bị đình chỉ lưu hành; xây dựng và trình Chính phủ ban hành danh mục
thuốc cấm quảng cáo; Bộ nông nghiệp và phát triển nơng thơn phối hợp quản lí
nhà nước về quảng cáo sản phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, thức ăn
gia súc, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chế phẩm phân bón, giống
cây trồng, giống vật nuôi; Bộ khoa học và công nghệ phối hợp quản lí nhà nước
về quảng cáo có liên quan đến đối tượng sở hữu trí tuệ; Bộ kế hoạch và đầu tư
có trách nhiệm thẩm định đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực
quảng cáo...

5


2. Thẩm quyền phân cấp của địa phương: Tại Điều 5 Luật Quảng cáo
năm 2012 quy định: “Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về
hoạt động quảng cáo trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền.” Như vây, Uỷ
ban nhân dân các cấp thực hiện quản lí nhà nước về quảng cáo tại địa phương

theo phân cấp của Chính phủ (Thơng tư số 43/2003/TT – BVHTT hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ – CP của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành Pháp lệnh Quảng cáo; Dự thảo Nghị định của Chính phủ Quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quảng cáo)
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm
quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo trên địa bàn theo thẩm quyền và
theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các nhiệm
vụ cụ thể như: Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng
đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài; Tổ chức xây dựng, phê duyệt
và chỉ đạo thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn. Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn thực hiện các nhiệm vụ sau:
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng quy hoạch quảng cáo
ngoài trời; Tiếp nhận và xử lý thủ tục thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng,
băng-rôn quảng cáo; Tổ chức, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật
về quảng cáo tại địa phương; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
quản lý và nghiệp vụ về quảng cáo; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng
ở địa phương tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử
lý vi phạm theo thẩm quyền; Báo cáo định kỳ mỗi năm một lần về việc quản lý
hoạt động quảng cáo trên địa bàn trước ngày 31/12 gửi Bộ Văn hố, Thể thao và
Du lịch.
* Tóm lại, qua phân tích và tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện
hành, thực trạng phân cấp thẩm quyền quản lí nhà nước đối với hoạt động quảng
cáo có một số nét nổi bật: Bộ văn hoá, thể thao và du lịch là cơ quan thống nhất
quản lí nhà nước đối với hoạt động quảng cáo; Sau khi chức năng quản lí nhà
nước về thông tin được giao cho Bộ thông tin và truyền thông , các nội dung

6



quản lí nhà nước về hoạt động quảng cáo trên báo chí, mạng thơng tin máy tính
và xuất bản phẩm được chuyển giao cho Bộ thơng tin và truyền thơng,trong
đó,có một số hoạt động cấp phép được chuyển giao trực tiếp từ Bộ văn hố thơng tin( bây giờ là bộ văn hóa, thể thao và du lịch) sang cho Bộ thơng tin và
truyền thơng thực hiện; Sở văn hố, thể thao và du lịch là cơ quan Nhà nước
thực hiện mọi thẩm quyền quản lí nước đối với hoạt động quảng cáo tại địa
phương. Sở thông tin và truyền thơng khơng được phân cấp thẩm quyền quản lí
hoạt động quảng cáo ở địa phương; Bộ công thương là cơ quan thống nhất quản
lí nhà nước về thương mại, trong đó bao gồm 4 hoạt động xúc tiến thương mại là
khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, hội chợ triển lãm thương mại.
Tuy nhiên, do Luật thương mại năm 2005 "tránh" các quy định đã và đang tồn
tại về phân cấp thẩm quyền quản lí hoạt động quảng cáo nên hầu như Bộ công
thương không trực tiếp tham gia quản lí hoạt động quảng cáo, mặc dù bản chất
của các quảng cáo đều là quảng cáo thương mại; Luật quảng cáo năm 2012 đã ra
đời và có hiệu lực pháp luật nhưng những văn bản quy phạm pháp luật để quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật quảng cáo vẫn chưa có hoặc có nhưng
mới chỉ tồn tại ở dạng dự thảo, đang trong quá trình xây dựng nên nhiều quy
định về phân cấp thẩm quyền quản lí hoạt động quảng cáo vẫn phải dựa vào
những Thơng tư và Nghị định quy định và hướng dẫn thi hành cho Pháp lệnh
Quảng cáo năm 2001(đã hết hiệu lực) nên không tránh khỏi việc nhầm lẫn trong
việc áp dụng, nhiều quy định được ban hành mâu thuẫn, chồng chéo do có nhiều
văn bản khác nhau cùng điều chỉnh như Luật Thương Mại, Luật Xuất Bản, …
III. Vấn đề phân cấp thẩm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động
quảng cáo.
Luật Quảng cáo năm 2012 ra đời đã góp phần tạo ra một hành lang pháp
lý, thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, đảm bảo tính thống
nhất trong hệ thống pháp luật của nước ta, phù hợp với các Điều ước quốc tế mà
Việt Nam tham gia, điều chỉnh toàn diện, thúc đẩy hoạt động quảng cáo, bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng, người quảng cáo trung thực. Tuy nhiên, kể từ khi xây
dựng dự thảo cho đến khi chính thức có hiệu lực vẫn có rất nhiều ý kiến đóng


7


góp, tranh luận liên quan đến nhiều quy định trong Luật Quảng cáo và các văn
bản quy phạm pháp luật có liên quan. Các quy định của pháp luật về phân cấp
thẩm quyền quản lý Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo là một trong những
vấn đề được quan tâm nhiều nhất, em xin đưa ra một số đóng góp cá nhân về
vấn đề này: Điều 2 Nghị định 185/2007/NĐ-CP về chức năng nhiệm vụ của Bộ
Văn hóa thể thao và du lịch Thống nhất quản lí nhà nước về quảng cáo" là chưa
phù hợp, quy định như vậy sẽ làn phân tán quyền lực, đề cao vai trò của một Bộ,
đối với hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quảng cáo mỗi Bộ, Cơ quan
ngang Bộ đều có một số chức năng, nhiệm vụ riêng. Có chức năng, nhiệm vụ
giao cho Bộ này thực hiện và cũng chỉ Bộ đó có đủ điều kiện thực hiện được
nhưng lại có những những chức năng, nhiệm vụ chỉ có Bộ khác mới có đủ điều
kiện, kinh nghiệm quản lý, thực trạng ở Việt Nam cho thấy Bộ văn hóa, thể thao
và du lịch cịn nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý hoạt động
quảng cáo vốn dĩ bao gồm nhiều công đoạn, nhiều hoạt động thuộc về các Bộ
khác nhau.Vì thế mà chỉ nên quy định chỉ có Chính phủ mới có thẩm quyền
"thống nhất quản lí", thẩm quyền của các bộ đều là do Chính phủ phân cấp, gồm
có thẩm quyền chủ trì quản lí và thẩm quyền phối hợp quản lí. Đối với việc xác
định thẩm quyền chủ trì quản lý Nhà nước về quảng cáo thì Chính phủ nên giao
cho Bộ Thơng tin và truyền thông và quy định cụ thể hơn về việc “Bộ Cơng
thương; Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch; các Bộ, Cơ quan ngang bộ trong phạm
vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và
truyền thông thực hiện quản lý Nhà nước về quảng cáo.”

8




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×