Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

bài tập luật thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.3 KB, 6 trang )

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Nhóm thực hiện:
1. Trương Thị Thanh Bình
2. Nguyễn Thanh Hương
3. Ngô Thị Lan Phương
4. Trần Thị Minh Trang
5. Lương Thị Tuyết
Tình huống:
Công ty A có trụ sở Hà Nội bán 30.000 thùng cotton cho Công ty B theo
điều kiện C&F (INCOTERMS 1990) cảng Osaka, Nhật Bản. Người bán vận
chuyển hàng hóa tới cảng Hải Phòng và lên con tàu C do người mua chỉ
định. Do có sai sót trong quá trình đếm hàng, chỉ có 25.000 thùng cotton
được xếp xuống tàu. Tuy nhiên, vận đơn đường biển( B/L) lại ghi rõ tổng số
hàng là 30.000 thùng. Người bán sau đó đã ký trên B/L cho người mua để
thanh toán đầy đủ toàn bộ giá trị lô hàng cotton. Khi tàu C đến cảng Osaka,
lỗi về số lượng nói trên đã bị phát hiện, và người mua B đã kiện người bán A
về trị giá số thùng cotton bị mất.
Với tư cách là người thụ lý vụ kiện trên, bạn có chấp nhận yêu cầu đòi bồi
thường của người mua không? Vì sao? Hoặc vì sao lại không chấp nhận?
Hãy cho biết loại trách nhiệm pháp lý mà Công ty A có thể phải gánh chịu
trong vụ việc trên? Trách nhiệm của chủ tàu C trong trường hợp này là gì?
Giải quyết tình huống
Câu 1:
Với tư cách là người thụ lý vụ kiện trên,bạn có chấp nhận yêu cầu đòi bồi
thường của người mua không? Vì sao? Vì sao không chấp nhận?
Với tư cách là người thụ lý vụ kiện này thì yêu cầu đòi bồi thường của người
mua là hợp lệ vì:
- Theo Incoterms 1990, công ty A giao hàng theo điều kiện C&F cảng
Osaka, Nhật Bản tức là trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán được bắt đầu
từ lúc đưa hàng từ nơi trụ sở của mình tới khi đưa hàng qua lan can tàu tại
cảng đi (cảng Hải Phòng) nên người bán trong trường hợp này đã có sai sót


khi giao hàng lên tàu (chỉ giao 25,000 thùng cotton thay vì theo hợp đồng là
30,000 thùng cotton).
- Tuy nhiên, trên vận đơn người bán đã ký là giao đủ hàng cho người
chuyên chở là 30,000 thùng cotton người bán ký trên B/L và chuyển tới cho
người mua để thanh toán toàn bộ giá trị lô hàng cotton.
Theo chức năng của B/L :
-Vận đơn là bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận lên tàu số hàng
hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như ghi rõ trong vận đơn để vận
chuyển đế nơi trả hàng.
-Vận đơn gốc là chứng từ có giá trị, dung để định đoạt và nhận hàng hay nói
đơn giản là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa ghi trong vận đơn.
-Vận đơn đường biển là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng
hóa bằng đường biển đã được ký kết.
Dù là vận chuyển bằng tàu chuyến hay tàu chợ thì vận đơn đều là căn cứ, cơ
sở pháp lý để giải quyết mọi tranh chấp xảy ra giữa người phát hành và
người làm giữ vận đơn.Khi vận đơn được ký phát thì xác nhận hợp đồng vận
tải đã được ký kết.Mà đây là hợp đồng điều chỉnh quan hệ giữa người gửi
hàng và người chuyên chở.
Vì thế, cho nên trên vận đơn ghi số lượng hàng hóa là 30,000 thùng nhưng
thực tế người mua chỉ nhận được 25,000 thùng nên người mua có quyền
khiếu kiện người bán về giá trị số thùng cotton bị mất.
Câu 2:
Hãy cho biết loại trách nhiệm pháp lý mà Công ty A có thể phải gánh chịu
trong vụ việc trên?
*Căn cứ theo Công ước Brucxen 1924:
Căn cú theo vận đơn và điều 3 Công ước Brucxen 1924 thì người bán sẽ
không phải chịu trách nhiệm về việc giao thiếu hàng hóa vì vận đơn ký phát
ghi đã nhận đủ 30,000 thùng.
“Điều 3: Người gửi hàng sẽ không chịu trách nhiệm về những mất mát hay
thiệt hại gây ra cho người chuyên chở hay tàu do bất kỳ nguyên nhân nào

nếu không phải do hành vi, lỗi lầm hay sơ suất của người gửi hàng, của đại
lý hay người làm công của họ gây nên.”
*Căn cứ theo Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2005:
Người bán (công ty A) sẽ phải chịu trách nhiệm về hàng hóa theo khoản 3
điều 81:
“Điều 81. Nghĩa vụ của người gửi hàng và người giao hàng
3. Người gửi hàng hoặc người giao hàng dù cố ý hoặc vô ý đều phải chịu
trách nhiệm đối với người vận chuyển, hành khách, thuyền viên và các chủ
hàng khác về những tổn thất phát sinh do khai báo hàng hoá không chính
xác hoặc không đúng sự thật, nếu người vận chuyển chứng minh được là
người gửi hàng hoặc người giao hàng có lỗi gây ra tổn thất đó.”
Bên cạnh đo, người bán cũng phải có trách nhiệm đòi bồi thường từ vận
chuyển vì giao thiếu hàng hóa cho người mua vì theo điều kiện C& F cảng
Osaka, Nhật Bản thì nghĩa vụ thuê tàu là của người bán và hợp đồng vận tải
là điều chỉnh quan hệ giữa người bán và người vận chuyển nên để đảm bảo
quyền lợi và uy tín của mình người bán phải tiến hành khởi kiện người vận
chuyển nếu chứng minh được rằng họ thiếu trách nhiệm trong quá trình
chuyên chở hàng hóa.
Câu 3:
Trách nhiệm của chủ tàu C trong trường hợp này là gì?
*Căn cứ theo Công ước Brucxen 1924:
Trong trường howpjn ày thì người vận chuyển phải chịu trách nhiệm trong
quá trình vận chuyển hàng hóa vì đã không kiểm tra kỹ hàng hóa trước khi
ký xác nhận vận đơn và giao thiếu hàng hóa cho người mua.Và người vận
chuyển phải tiến hành bồi thườn thiệt hại theo điều 4 khoản 5 của công ước
này.
Theo Công ước Brucxen 1924 ghi rõ:
“Điều 3:
1. Trước và lúc bắt đầu hành trình, người chuyên chở phải có sự cần mẫn
thích đáng để:

a. Làm cho tàu có đủ khả năng đi biển;
b. Biên chế, trang bị và cung ứng thích hợp cho tàu;
c. Làm cho các hầm, phòng lạnh và phòng phát lạnh và tất cả các bộ phận
khác của con tàu dùng vào chuyên chở hàng hóa, thích ứng và an toàn cho
việc tiếp nhận, chuyên chở và bảo quản hàng hóa.
2. Trừ những quy định của Điều 4, người chuyên chở phải tiến hành một
cách thích hợp và cẩn thận việc xếp chuyển dịch, sắp xếp, chuyên chở, coi
giữ, chăm sóc và dỡ những hàng hóa được chuyên chở.”
Điều 4:
“5. Trong bất kỳ trường hợp nào, người chuyên chở và tàu cũng không chịu
trách nhiệm về những mất mát hay hư hỏng của hảng hóa vượt quá số tiền
100 bảng Anh một kiện hay một đơn vị hoặc một số tiền tương đương bằng
ngoại tệ khác, trừ khi người gửi hàng đã khai tính chất và trị giá hàng hóa
trước khi xếp hàng xuống tàu và lời khai đó có ghi vào vận đơn.
Lời khai, nếu có ghi vào vận đơn sẽ là bằng chứng hiển nhiên nhưng không
có tính chất ràng buộc và quyết định đối với người chuyên chở.
Người chuyên chở, thuyền trưởng hay đại lý của người chuyên chở và người
gửi hàng có thể thỏa thuận với nhau một số tiền tối đa, khác với số tiền ghi
trong đoạn này miễn là số tiền tối đa đã thỏa thuận này không được thấp hơn
con số nói trên.
Trong bất kỳ trường hợp nào người chuyên chở và tàu cũng không phải chịu
trách nhiệm về mất mát hay hư hỏng hàng hóa nếu người gửi hàng đã cố tình
khai sai tính chất và giá trị hàng hóa đó trên vận đơn.”
*Căn cứ theo bộ luật hàng hải Việt Nam 2005:
Theo Bộ Luật hàng hải Việt nam 2005 thì người chuyên chở chịu trách
nhiệm bồi thườn thiệt hại về hàng hóa bị thiếu hụt, mất mát và số tiền bồi
thường thiệt hại.
“Điều 79. Giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển
1. Trong trường hợp chủng loại, giá trị của hàng hoá không được người gửi
hàng, người giao hàng khai báo trước khi bốc hàng hoặc không được ghi rõ

trong vận đơn, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác thì
người vận chuyển chỉ có nghĩa vụ bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hoá
hoặc tổn thất khác liên quan đến hàng hoá trong giới hạn tối đa tương đương
với 666,67 đơn vị tính toán cho mỗi kiện hoặc cho mỗi đơn vị hàng hoá hoặc
2 đơn vị tính toán cho mỗi kilôgam trọng lượng cả bì của số hàng hoá bị mất
mát, hư hỏng tuỳ theo giá trị hàng hoá.
Đơn vị tính toán quy định trong Bộ luật này là đơn vị tiền tệ do Quỹ tiền tệ
quốc tế xác định và được quy ước là Quyền rút vốn đặc biệt.
Tiền bồi thường được chuyển đổi thành tiền Việt Nam theo tỷ giá tại thời
điểm thanh toán bồi thường.
3. Trong trường hợp chủng loại và giá trị hàng hoá được người giao hàng
khai báo trước khi bốc hàng và được người vận chuyển chấp nhận, ghi vào
chứng từ vận chuyển thì người vận chuyển chịu trách nhiệm bồi thường mất
mát, hư hỏng hàng hoá trên cơ sở giá trị đó theo nguyên tắc sau đây:
a) Đối với hàng hoá bị mất mát thì bồi thường bằng giá trị đã khai báo;
b) Đối với hàng hoá bị hư hỏng thì bồi thường bằng mức chênh lệch giữa giá
trị khai báo và giá trị còn lại của hàng hoá.
Giá trị còn lại của hàng hoá được xác định trên cơ sở giá thị trường tại thời
điểm và địa điểm dỡ hàng hoặc lẽ ra phải dỡ hàng; nếu không xác định được
thì căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm và địa điểm bốc hàng cộng thêm
chi phí vận chuyển đến cảng trả hàng.
Ngoài ra, nếu người vận chuyển chỉ được miễn trách nhiệm nếu họ chứng
minh được trường hợp miễn trách nhiệm của mình nếu có ghi chú khác trong
vận đơn theo điều 88 bộ Luật hàng hải Việt Nam quy định:
“Điều 88: Ghi chú trong vận đơn
5. Người vận chuyển không chịu trách nhiệm bồi thường mất mát, hư hỏng
hàng hoá hoặc tổn thất liên quan đến hàng hoá trong mọi trường hợp, nếu
người gửi hàng, người giao hàng đã cố tình khai gian về chủng loại, giá trị
của hàng hoá khi bốc hàng và khai báo đó đã được ghi nhận vào vận đơn.”

×