Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Hướng tiếp cận nào sẽ trở thành triết lý trị liệu của anh chị, hãy giải thích?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.76 KB, 6 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI
VÀ NHÂN VĂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN HỌC:
TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG

Giảng viên:
Lớp:
Học viên:

T.S Đặng Hoàng Ngân
Tâm lý học VB2
Vũ Trường Giang

Đề bài:
“Giả sử anh/chị trở thành nhà tâm lý lâm sàng, hướng tiếp cận nào sẽ trở thành triết
lý trị liệu của anh/chị, hãy giải thích? Anh/chị sẽ bổ sung những khuyết thiếu của
tiếp cận đó bằng cách nào?”

Hà Nội, Năm 2020


BÀI LÀM
1. Hướng tiếp cận trở thành triết lý trị liệu khi bản thân là nhà tâm lý lâm sàng.
Theo cá nhân nhìn nhận thì để trở thành một nhà tâm lý học lâm sàng đúng nghĩa thì cần


có cho mình một nền tảng chun mơn vững chắc, trang bị đầy đủ những kỹ năng cần
thiết và không ngừng rèn luyện nó và làm nghề với một thái độ nghiêm túc nhất (trong đó
có sự yêu nghề, niềm đam mê và sự cống hiến).
Để nhằm trợ giúp cho thân chủ một cách phù hợp nhất, nhà tâm lý học lâm sàng cần xem
xét vấn đề của thân chủ ở nhiều góc độ khác nhau với những quan điểm khác nhau. Ngày
nay, những suy nghĩ và hành động của phần lớn các nhà tâm lý học lâm sàng đều chịu ảnh
hưởng từ sự phối kết hợp các tiếp cận tâm lý khác nhau, như tiếp cận phân tâm học, tâm
lý học hành vi, tâm lý học nhân văn và tâm lý học nhận thức.
Tuy nhiên, chính bản thân nhà tâm lý học lâm sàng lại thường tạo dựng cho mình một mơ
hình làm việc riêng, phù hợp với đặc trưng thực hành lâm sàng của họ, và trong q trình
đó, họ thường vận dụng nhiều cách tiếp cận tùy từng thân chủ nhằm hỗ trợ họ thành công.
Đối với cá nhân tôi: Nhà tâm lý học lâm sàng cần lựa chọn cho mình một lý thuyết tiếp
cận làm triết lý trị liệu của mình, ngồi ra có thể tham khảo một số lý thuyết khác nhằm
hỗ trợ cho triết lý trị liệu của bản thân, bởi lẽ với mỗi thân chủ là một vấn đề khác nhau,
một sự phù hợp khác nhau. Nhà tâm lý học lâm sàng cần nhất quán với triết lý trị liệu của
mình – để từ đó có thể đi sâu, tìm hiểu và mang lại những hiệu quả trợ giúp tốt nhất cho
thân chủ.
Nếu bản thân là nhà tâm lý học lâm sàng thì hướng tiếp cận nhận thức – hành vi sẽ là triết
lý trị liệu. Bởi vì trong quá trình tiếp xúc với tâm lý học lâm sàng – bản thân nhận thấy
mình có đồng quan điểm với lý thuyết nhận thức – hành vi. Đây là sự kết hợp giữa liệu
pháp nhận thức và liệu pháp hành vi.
Bản thân cũng cho rằng những nguyên nhân của các vấn đề về rối nhiễu tâm lý ở thân chủ
là do: Những nhận thức chưa phù hợp dẫn đến những hành vi rối nhiễu. Điều gây nhiễu
tâm trí của thân chủ khơng phải sự kiện mà là sự phán xét về sự kiện (sự nhận biết chưa


phù hợp về sự kiện), đây chính là vấn đề cốt lõi gây rối nhiễu mà lý thuyết nhận thức –
hành vi đưa ra.
Một ví dụ mình họa như:
“Nam và Minh là đôi bạn thân đang cùng học với nhau thời cấp 3, cả hai học lực đều rất

khá. Nhưng hai con người – hai lựa chọn và hai số phận khác nhau. Cả hai cùng gặp biến
cố là việc thi trượt đại học! Nam thì thất vọng, chán nản và từ bỏ việc ôn tập để thi lại,
cậu quyết định không đi học nữa và đi làm để mưu sinh, hiện tại cuộc sống của Nam rất
vất vả, Nam thay đổi rất nhiều công việc khác nhau, dẫn tới việc cậu thường xuyên chán
nản, thất vọng, dần dần cậu ấy mất phương hướng và rơi vào trạng thái trầm cảm.
Minh thì quyết tâm ơn tập và năm sau thi lại – Minh thi đỗ trường Y, Minh tích cực, năng
động và hồn thành rất tốt thành tích học tập của mình trên mơi trường đại học và hiện tại
Minh cũng đã và đang đi thực tập tại một bệnh viện lớn và cũng chuẩn bị được nhận vào
làm chính thức tại bệnh viện – công việc mà Minh luôn mong ước!”
Phân tích sự kiện trong ví dụ:
Cùng một sự kiện biến cố: Thi trượt đại học
Nam
Nhận thức chưa hợp lý

Minh
Nhận thức hợp lý

Lựa chọn lảng tránh và từ bỏ khó khăn thay Chấp nhận thất bại, đối diện, trưởng thành hơn
bằng việc đối mặt với chúng.
khi quyết tâm ôn tập để năm sau thi lại.
Tự ti, thất vọng, buồn chán và trượt dài.

Mạnh mẽ hơn, cố gắng hơn để khẳng định lại
bản thân mình.

2 nhận thức -> 2 lựa chọn (hành vi) khác nhau -> 2 cảm xúc -> 2 số phận khác nhau.
Thay đổi rất nhiều công việc – mất phương Lựa chọn theo đuổi đam mê, quyết tâm học
hướng – trầm cảm!
hỏi – sắp trở thành bác sỹ mong ước trong
tương lại

Về hướng can thiệp của lý thuyết nhận thức – hành vi: Tập trung vào vấn đề, định hướng
hành động, mục đích làm thay đổi nhận thức của thân chủ sẽ điều chỉnh hành vi của thân
chủ.
Trong trị liệu nhận thức – hành vi bao gồm các yếu tố chính sau:


+ Mục tiêu đầu tiên của trị liệu chính là việc thay đổi những nhận thức lệch lạc gây ra vấn
đề cho thân chủ.
+ Liệu pháp tập trung vào cái hiện tại và cái ở đây.
+ Liệu pháp có tính trực tiếp: nhà trị liệu chủ động nhân diện nhận thức sai lệch và giúp
đỡ thân chủ tự thay nhận thức đó.
+ Liệu pháp tập trung và huấn luyện kỹ năng cho thân chủ, giúp họ đương đầu tốt hơn với
các vấn đề cảm xúc của họ.
Mơ hình nhân thức – hành vi là mơ hình mà nhà tâm lý đưa trị liệu nhận thức để can
thiệp, khuyến khích thân chủ tham gia vào một hình thức trị liệu hành vi. Sau đó, dùng
chính hành vi đó để giúp thân chủ tự bản thân mình nhìn nhận lại nhận thức ban đầu, nhà
tâm lý lâm sàng khuyến khích thân chủ kiểm tra giả thuyết (nhận thức) của chính mình và
điều này được thân chủ cảm nhận rõ nhất trong cảm xúc cũng như kết quả bản thân đạt
được.
LIỆU PHÁP NHẬN THỨC - HÀNH VI
(CBT)
Thought

Emotion

Behavior

Các kỹ thuật của liệu pháp nhận thức mà nhà tâm lý học lâm sàng sử dụng:
+ Huấn luyện tự hướng dẫn để thân chủ thay đổi nhận thức của mình nhằm đương đầu với
stress, điều này giúp thân chủ thay đổi những cảm xúc âm tích thành những cảm xúc có

tính đương đầu.
+ Kỹ thuật “thách thức nhận thức” – giống như việc chuẩn bị tâm lý cho thân chủ khi phải
đối diện với vấn đề gây căng thẳng có thể xảy ra. Cụ thể nhà tâm lý hướng dẫn thân chủ
nắm bắt suy nghĩ và xác định mối liên quan giữa suy nghĩ, cảm xúc và hành vi thông qua


một giả thuyết hay suy luận chứ không phải là thực tế. Tiếp đó giúp thân chủ tập luyện
cách cách xử lý phản ứng cảm xúc tiêu cực tức thời của họ trong những tình huống gia
định đó. Điều này sẽ giúp họ chuẩn bị tâm lý và nhận biết được tình huống thực tế nhằm
tự tìm ra giải pháp hợp lý cho bản thân mình.
+ Kỹ thuật khám phá có dẫn dắt: Nhà tâm lý giúp thân chủ nhận diễn những mẫu suy nghĩ
lệc lạc gây rối nhiễu bằng cách thách thức và giả định của họ.
Các chiến lược hành vi:
Kích thích hành vi và thách thức hành vi là hai chiến lược được sự dụng rộng rãi.
Kích thích hành vi làm tăng mức độ hành động tuần tự theo kế hoạch của thân chủ.
Thách thức hành vi thiết lập các thực nghiệm hành vi – nhằm đưa ra những bài tập thực
hành. Ngoài ra trong lý thuyết này có một số kỹ thuật khác bổ trợ cho quá trình trị liệu đó
là:Các kỹ thuật thư giãn, các kỹ thuật phòng ngừa.
2. Bổ sung những khuyết thiếu cho lý thuyết nhận thức - hành vi

+ Nhà tham vấn cũng cần khai thác và quan tâm tới những vấn đề tổn thương trong quá
khứ của thân chủ.
Bởi lẽ liệu pháp nhận thức – hành vi tập trung nhiều vào những vấn đề tồn tại ở hiện tại
và ở đây. Vì vậy điều này có thể sinh ra một số nhược điểm như việc: Có thể có những
thân chủ đã từng gặp rất nhiều các vấn đề rối nhiễu trong quá khứ, mà hiện tại các vấn đề
đó được khơng thể hiện một cách rõ ràng, vì vậy nếu như nhà tham vấn tập trung đến cảm
xúc, hành vi ở hiện tại của thân chủ có thể bỏ quên các vấn đề tổn thương trong quá khứ
cần được khai thác và trị liệu, điều này cũng có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả trị liệu.
+ Nhà tham vấn cần lắng nghe và thấu cảm tới những cảm xúc quá khứ của thân chủ
giống như việc quan tâm cảm xúc hiện tại của thân chủ.

+ Nhà tâm lý không ngừng nâng cao chun mơn, xây dựng góc nhìn khách quan để từ đó
có thể nhìn nhận các ngun nhân liên quan đến nhận thức nào là nhận thức chưa phù hợp
của thân chủ, đi cùng là sự đồng cảm, thấu hiểu thân chủ.


Bởi lẽ trong liệu pháp nhận thức – hành vi. Điều quan trọng là việc nhà tâm lý giúp thân
chủ thay đổi những nhận thức chưa phù hợp – điều mà là nguyên nhân gây ra rối nhiễu
cho thân chủ. Tuy nhiên việc nhìn nhận những nhận thức đâu là phù hợp, đâu là chưa phù
hợp trong từng hoàn cảnh và sự kiện thì là một điều cần được đưa ra để bàn luận. Bởi lẽ
nhận thức đó có phù hợp hay khơng thì chỉ thân chủ là người hiểu rõ nhất, điều này thông
qua cảm xúc, hành vi và biểu hiện của chính họ. Với những trường hợp thân chủ gặp vấn
đề rối nhiễu nặng – ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của bản thân – thì việc nhà tâm lý
nhìn nhận những nhận thức chưa phù hợp để từ đó xác định nguyên nhân để đưa ra giải
pháp hợp lý là điều không hề dễ. Điều này lại phụ thuộc vào cá nhân từng nhà tham vấn!
+ Liệu pháp cần sự phối hợp phù hợp giữa các quá trình: Nhận thức – hành vi – cảm xúc
– kết quả.
+ Liệu pháp sẽ đạt hiệu quả khi từng quá trình một cần được thực hiện một cách phù hợp
và theo mạch logic để thân chủ có thể hiểu, đón nhận và vận dụng được cho bản thân
mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Giáo trình: Tâm lý học lâm sàng đại cương – Chủ biên: Nguyễn Thị Minh Hằng
2. Lâm lý học dị thường và lâm sàng – Paul Bennett

Biên dịch: PGS.TS Nguyễn Sinh Phúc



×