Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

ÂM mưu THỦ đoạn lợi DỤNG vấn đề dân tộc, tôn GIÁO, các THẾ lực THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG NHÀ nước VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.11 KB, 29 trang )

ĐỀ BÀI: ÂM MƯU THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC,
TÔN GIÁO, CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG
NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dân tộc và tôn giáo là những vấn đề đặc biệt nhạy cảm; vì vậy, các thế lực
đế quốc, phản động đặc biệt chú ý lợi dụng những vấn đề này làm công cụ
chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chúng nhân danh "ý Chúa" và
"việc làm tín ngưỡng" cùng "lợi ích cộng đồng" để lừa bịp, kích động quần
chúng manh động về chính trị, tạo nên những vụ, việc, gây rối, chia rẽ đoàn kết
trong cộng đồng, qua đó bơi nhọ chế độ xã hội chủ nghĩa và Đảng Cộng sản, lôi
kéo lực lượng, chờ thời cơ gây bạo loạn lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Các thế lực thù địch hết sức chú trọng lợi dụng tôn giáo và vấn đề dân tộc
để thực hiện chiến lược "diễn biến hịa bình" và bạo loạn lật đổ.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Trang bị những kiến thức về dân tộc,tơn giáo ở nước ta,quan
diểm,chính sách của Đảng Nhà nước ta hiện nay về vấn đề này.
- Nâng cao ý thức,trách nhiệm, quán triệt,tuyên truyền,thực hiện quan
điểm chính sách dân tộc,tôn giáo của Đảng Nhà nước ta,cảnh giác đấu tranh
phịng chống sự lợi dụng vấn đề dân tộc tơn giáo của các thế lực thù địch.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để làm sáng tỏ mục đích, đề tài cần tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất tìm hiểu vấn đề dân tộc,tơn giáo ở nước ta.
Thứ hai tìm hiểu quan điểm,chính sách của Đảng Nhà nước ta đối với vấn
đề dân tộc tơn giáo.
Thứ ba tìm hiểu âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề
tôn giáo,dân tộc chống phá cách mạng Việt Nam.
1



NỘI DUNG

Phần 1:Vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam
I. Tình hình dân tộc, tơn giáo ở Việt Nam.
1.1. Tình hình dân tộc.
Theo số liệu thống kê năm 1999,nước ta có 54 dân tộc,trong dân tộc
kinh có 65,9 triệu người ,chiếm 86,2% dân số cả nước,53 dân tộc thiểu số có
10,5 triệu người chiếm 13,8 dân số cả nước.Dân số của các dân tộc thiểu số cũng
chênh lệch nhau .Có hai dân tộc có số dân từ 1 triệu người trở lên,có 10 dân tộc
có số dân từ 100 ngàn người,16 dân tộc có số dân từ 1ngàn người đến dưới 10
ngàn người ;5 dân tộc có số dân dưới 1ngàn người là:Sila,Pupéo, Rơmăm,
Ơđu,và Brâu.
Dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú phân tán, xen kẻ trên địa bàn rộng
lớn,chủ yếu là miền núi ,biên giới , và hải đảo-những nơi mà kinh tế khó có thể
đến,việc quản lí gặp nhiều khó khăn.
Trình độ phát triển kinh tế-xã hội giữa các dân tộc khơng đều nhau.Có
dân tộc đạt trình độ phát triển cao, đời sống tương đối khá như dân tộc
Kinh,Hoa,Tày ,Mường,Thái….nhưng cũng có dân tộc trình dộ phát triển thấp,
đời sống cịn nhiều khó khăn như một số dân tộc ở Tây Bắc, Tây Nguyên…Mỗi
dân tộc đều có sắc thái văn hố về nhà cửa, ăn mặc,ngơn ngữ ,phong tục tập
qn ,tín ngưỡng tơn giáovà ý thức dân tộc riêng,góp phần tạo nên sự đa dang
,phong phú của văn hố Việt Nam.Tuy nhiên vẫn có những điểm chung thơng
nhất về văn hố ,phong tục tập qn , ý thức quốc gia dân tộc.
1.2 Tình hình tơn giáo
Tơn giáo là hình thái ý thức xã hội, ra đời và phát triển từ hàng ngàn năm
nay. Quá trình tồn tại và phát triển của tôn giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời
sống chính trị, văn hố, xã hội, đến tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục, tập
quán của nhiều dân tộc, quốc gia.
Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tơn giáo. Với vị trí địa
lý nằm ở khu vực Đơng Nam Á có ba mặt giáp biển, Việt Nam rất thuận lợi

2


trong mối giao lưu với các nước trên thế giới và cũng là nơi rất dễ cho việc thâm
nhập các luồng văn hố, các tơn giáo trên thế giới.
1.2.1 Kết cấu:
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc, kể cả
người Kinh (Việt) đều lưu giữ những hình thức tín ngưỡng, tơn giáo riêng của
mình. Người Việt có các hình thức tín ngưỡng dân gian như thờ cũng ông bà tổ
tiên, thờ Thành hồng, thờ những người có cơng với cộng đồng, dân tộc, thờ
thần, thờ thánh, nhất là tục thờ Mẫu của cư dân nông nghiệp lúa nước. Đồng bào
các dân tộc thiểu số với hình thức tín ngưỡng ngun thuỷ (cịn gọi là tín
ngưỡng sơ khai) như Tơ tem giáo, Bái vật giáo, Sa man giáo.
Ở Việt Nam, do đặc điểm lịch sử liên tục bị xâm lược từ bên ngồi nên
việc Lão giáo, Nho giáo - những tơn giáo có nguồn gốc ở phía Bắc thâm nhập;
Cơng giáo - một tôn giáo gắn với văn minh Châu Âu vào truyền đạo và sau này
đạo Tin lành đã khai thác điều kiện chiến tranh ở miền Nam để truyền giáo thu
hút người theo đạo là điều dễ hiểu.
Ở Việt Nam có những tơn giáo có nguồn gốc từ phương Đơng như Phật
giáo, Lão giáo, Nho giáo; có tơn giáo có nguồn gốc từ phương Tây như Thiên
chúa giáo, Tin lành; có tơn giáo được sinh ra tại Việt Nam như Cao Đài, Phật
giáo Hồ Hảo; có tơn giáo hồn chỉnh (có hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và
tổ chức giáo hội), có những hình thức tơn giáo sơ khai. Có những tơn giáo đã
phát triển và hoạt động ổn định; có những tơn giáo chưa ổn định, đang trong quá
trình tìm kiếm đường hướng mới cho phù hợp.
Ước tính, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 80% dân số có đời sống tín
ngưỡng, tơn giáo, trong đó có khoảng gần 20 triệu tín đồ của 6 tơn giáo đang
hoạt động bình thường, ổn định, chiếm 25% dân số. Cụ thể:
- Phật giáo: Gần 10 triệu tín đồ (những người quy y Tam Bảo), có mặt hầu
hết ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó tập trung đơng nhất ở Hà Nội,

Bắc Ninh, Nam Định, Hải Phịng, Hải Dương, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng,
Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hồ, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Lâm Đồng,
3


Sóc Trăng, Trà Vinh, thành phố Cần Thơ...
- Thiên chúa giáo: Hơn 5,5 triệu tín đồ, có mặt ở 50 tỉnh, thành phố, trong
đó có một số tỉnh tập trung đơng như Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải
Phịng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Kon Tum, Đắk Lắk, Khánh Hồ, Bình
Thuận, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang, thành
phố Cần Thơ...
- Đạo Cao Đài: Hơn 2,4 triệu tín đồ có mặt chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ
như Tây Ninh, Long An, Bến Tre, TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Tiền Giang,
Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau, An Giang.. .
- Phật giáo Hồ Hảo: Gần 1,3 triệu tín đồ, tập trung chủ yếu ở các tỉnh
miền Tây Nam Bộ như: An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh
Long.
- Đạo Tin lành: khoảng 1 triệu tín đồ, tập trung ở các tỉnh: Đà Nẵng,
Quảng Nam, TP Hồ Chí Minh, Bến Tre, Long An, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai,
Đắk Nơng, Bình Phước... và một số tỉnh phía Bắc.
- Hồi Giáo: Hơn 60 nghìn tín đồ, tập trung ở các tỉnh: An Giang, TP Hồ
Chí Minh, Bình Thuận, Ninh Thuận...
Ngồi 6 tơn giáo chính thức đang hoạt động bình thường, cịn có một số
nhóm tơn giáo địa phương, hoặc mới được thành lập có liên quan đến Phật giáo,
hoặc mới du nhập ở bên ngoài vào như: Tịnh độ cư sỹ, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ
Ân Hiếu Nghĩa, Tổ Tiên Chính giáo, Bàlamơn, Bahai và các hệ phái tin lành.
Với sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tơn giáo nói trên, người ta
thường ví Việt Nam như bảo tàng tơn giáo của thế giới. Về khía cạnh văn hố,
sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng tơn giáo đã góp phần làm cho nền văn hoá
Việt Nam phong phú và đặc sắc. Tuy nhiên đó là những khó khăn đặt ra trong

việc thực hiện chủ trương, chính sách đối với tơn giáo nói chung và đối với từng
tơn giáo giáo cụ thể.
Ở Việt Nam có một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số theo các tôn giáo.
Theo thống kê năm 1999, Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số với khoảng trên dưới
4


10 triệu người, sống tập trung ở ba khu vực chính là Tây Bắc, Tây Nguyên và
Tây Nam Bộ: Khu vực Tây Bắc có hơn 30 dân tộc thiểu số sinh sống với khoảng
gần 6 triệu người; Khu vực Tây Nguyên có 21 dân tộc thiểu số cư trú với hơn
1,5 triệu người. Sau này có thêm các dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía
Bắc vào Tây Nguyên sinh sống làm cho thành phần các dân tộc ở đây càng thêm
đa dạng; Khu vực Nam Bộ nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với ba
dân tộc: Khơme, Hoa và Chăm với số dân khoảng 1 triệu.
Cả nước có 56.125 chức sắc, nhà tu hành, chưa kể hàng vạn người hoạt
động bán chuyên nghiệp của các tổ chức tơn giáo, trong đó Phật giáo có 33.066
tăng ni; Thiên chúa giáo có 42 giám mục, 2.700 linh mục và 11.282 tu sĩ, Tin
lành có 492 mục sư, giảng sư và truyền đạo; Cao Đài có 8.340 chức sắc, chức
việc; Phật giáo Hồ hảo có 982 chức việc và Hồi giáo có 699 chức sắc; 3 học
viện Phật giáo với trên 1.000 tăng ni sinh, 30 trường trung cấp Phật học, 4
trường cao đẳng phật học với 3.940 tăng ni sinh theo học. Giáo hội Thiên chúa
giáo có 6 Đại chủng viện với 1.085 chủng sinh và 1.712 chủng sinh dự bị. Viện
Thánh kinh thần học của Tổng liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền
Nam) đã chiêu sinh hai khố với 150 học sinh. Hiện có hàng trăm người của các
tôn giáo đang theo học thạc sĩ, tiến sĩ ở các nước trên thế giới.
Cả nước hiện có 22.000 cơ sở thờ tự, trong đó có nhiều cơ sở được xây
dựng mới, xây dựng lại khang trang, đẹp đẽ. Đó là bằng chứng sinh động về
đảm bảo tự do tín ngưỡng, tơn gi là ngun tắc hàng đầu và nhất quán của
Đảng và Nhà nước Việt Nam vì cuộc sống tinh thần của hàng triệu tín đồ các tôn
giáo và cũng là những công dân của Việt Nam.

1.2.2. Văn hóa tín ngưỡng tơn giáo:
Đồng bào các dân tộc thiểu số ở ba khu vực nói trên có những nét riêng,
độc đáo tạo nên nền văn hóa Việt Nam đa dạng. Hầu hết các dân tộc thiểu số vẫn
giữ tín ngưỡng nguyên thủy thờ đa thần với quan niệm vạn vật hữu linh và thờ
cúng theo phong tục tập quán truyền thống. Sau này, theo thời gian các tôn giáo
dần dần thâm nhập vào những vùng đồng bào các dân tộc thiểu số hình thành
5


các cộng đồng tôn giáo, cụ thể:
- Cộng đồng dân tộc Khơme theo Phật giáo Nam tơng. Hiện nay có
1.043.678 người Khơme, 8.112 nhà sư và 433 ngôi chùa trong đồng bào Khơme.
- Cộng đồng người Chăm theo Hồi giáo. Có khoảng gần 100 nghìn người
Chăm, trong đó số người theo Hồi giáo chính thống (gọi là Chăm Ixlam) là
25.703 tín đồ, Hồi giáo khơng chính thống (Chăm Bàni) là 39.228 tín đồ. Ngồi
ra cịn có hơn 30 nghìn người theo đạo Bàlamơn (Bà Chăm). Hồi giáo chính
thức truyền vào dân tộc Chăm từ thế kỷ XVI. Cùng với thời gian, Hồi giáo đã
góp phần quan trọng trong việc hình thành tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục
tập quán, văn hóa của người Chăm.
- Cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên theo Công giáo, Tin lành.
Hiện nay ở khu vực Tây Ngun có gần 300 nghìn người dân tộc thiểu số theo
Cơng giáo và gần 400 nghìn người theo đạo Tin lành.
- Cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Bắc một số theo Công giáo, Tin lành.
Hiện nay ở Tây Bắc có 38 nghìn người dân tộc thiểu số theo Công giáo; đặc
biệt, khoảng 20 năm trở lại đây có đến trên 100 nghìn người Mơng theo đạo Tin
lành dưới tên gọi Vàng Chứ và hơn 10 nghìn Dao theo đạo Tin lành dưới tên gọi
Thìn Hùng.
Đa số tín đồ các tơn giáo là người lao động, trong đó chủ yếu là nơng dân.
Ước tính, số tín đồ là nơng dân của Phật giáo, Thiên chúa giáo chiếm đến 8085%, của Cao Đài, Phật giáo, Hòa Hảo: 95% và của đạo Tin lành là 65%. Là
người lao động, người nơng dân, tín đồ các tơn giáo ở Việt Nam rất cần cù trong

lao động sản xuất và có tinh thần yêu nước. Trong các giai đoạn lịch sử, tín đồ
các tơn giáo cùng với các tầng lớp nhân dân làm nên những chiến thắng to lớn
của dân tộc.
Tín đồ các tơn giáo ở Việt Nam có nhu cầu cao trong sinh họat tôn giáo,
nhất là những sinh họat tơn giáo cộng đồng mang tính chất lễ hội. Một bộ phận
tín đồ của một số tơn giáo vẫn cịn mê tín dị đoan, thậm chí cuồng tín dễ bị các
phần tử thù địch lôi kéo, lợi dụng.
6


II. Quan điểm,chính sách của Đảng Nhà nước về dân tộc,tơn giáo.
2.1. Quan điểm,chính sách về dân tộc
Đảng Nhà nước ta ln có quan điểm nhất qn trong các giai đoạn cách
mạng:”thực hiện chính sách bình đẳng, đồn kết,tương trợ giữa các dân tộc,tạo
mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên cơn đường văn minh ,tiến bộ,gắn
bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam”. Đảng
Nhà nước tập trung:Khắc phục sự cách biệt về trình độ phát triển kinh tế-xã hội
giữa các dân tộc;nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số ,giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hoá dân tộc,chống tư tưởng dân tộc lớn,dân tộc hẹp hịi, kì
thị,chia rẽ dân tộc,lợi dụng vấn đề dân tộc để gây mất ổn định chính trị-xã
hội,chống phá cách mạng ,thực hiện bình đẳng đồn kết,tơn trọng giúp đỡ nhau
cung tiến bộ giữa các dân tộc nhằm xây dựng và bảo vệ tổ quốc ,bảo đảm cho
các dân tộc ở Việt Nam đều phát triển, ấm no,hạnh phúc.
Quan điểm,chính sách của Đảng Nhà nước ta hiện nay được chỉ rõ trong
văn kiện Đại hội X là:”Vấn đề dân tộc và đồn kết các dân tộc có vị trí chiến
lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta.Các dân tộc trong đại gia đình
Việt Nam bình đẳng, đồn kết,tơn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ;cùng nhau
thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hố,hiện đại hố đất nước,xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Phát triển kinh tế,chăm lo đời
sống vật chất và tinh thần,xố đói giảm nghèo,nâng cao trình độ dân trí,giữ gìn

và phát huy bản sắc văn hố,tiêng nói,chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các
dân tộc.Thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế-xã hội ở miền núi,vùng sâu
,vùng xa vùng biên giới,vùng căn cứ cách mạng; làm tốt công tác định canh định
cư và xây dựng vùng kinh tế mới.Quy hoạch,phân bố,sắp xếp lại dân cư,gắn
phát triển kinh tế vơi bảo đảm an ninh quốc phòng,củng cố và nâng cao chất
lượng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.Thực hiện chính
sách ưu tiên trong đào tạo,bồi dưỡng cán bộ,trí thức là người dân tộc thiểu
số.Cán bộ công tác ở vùng dân tộc thiểu sốvà miên núi phải gần gũi,hiểu phong
tục tập quán,tiếng nói củ đồng bào dân tộc,làm tốt cơng tác dân vận.Chống các
7


biểu hiện kì thị ,hẹp hịi,chia rẻ dân tộc”.
Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhất quán chính sách đại đồn kết .Tạo sự
bình đẳng, đồn kết tương trợ, giúp nhau cùng phát triển. Tập trung đầu tư phát
triển vùng miền núi, dân tộc, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ tri thức người
dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa. Có thể thấy quyền bình đẳng giữa các dân tộc đã cơ bản
được thực hiện trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, văn hoá, xã
hội. Những thành tựu trong 20 năm đổi mới ở vùng miền núi, nơi các dân tộc
thiểu số sinh sống đã khẳng định điều đó. Hiện nay các tỉnh miền núi, dân tộc tỷ
lệ tăng trưởng bình qn hàng năm trên 10%. Nơng nghiệp và các cây cơng
nghiệp thế mạnh phát triển mạnh. Có 60-70% diện tích nơng nghiệp được tưới
tiêu. 95% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, đời sống của người dân được
cải thiện.
Mạng lưới y tế có hầu hết ở các xã, 90% trẻ em được tiêm chủng phòng
bệnh. 90% địa bàn có đồng bào dân tộc được phủ sóng phát thanh và 70% số
vùng được phủ sóng truyền hình. Hệ thống chính sách giáo dục được hồn thiện.
Chế độ cử tuyển ở bậc đại học, cao đẳng, trung học được thực hiện với hàng
ngàn sinh viên, học sinh. Hàng trăm trường dân tộc nội trú do ngân sách quốc

gia cấp hoạt động hiệu quả. Tình hình chính trị, trật tự an tồn xã hội cơ bản ổn
định, quốc phịng an ninh được giữ vững. Thực tế đó khẳng định: Trong khi vấn
đề dân tộc ở nhiều nước trên thế giới diễn biến phức tạp đã và đang gặp nhiều
khó khăn, thì kết quả thực hiện cơng tác dân tộc cùng những đổi thay to lớn
trong đời sống xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở Việt Nam
là một minh chứng trước cộng đồng thế giới về sự đúng đắn trong đường lối,
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam ta.
2.2Quan điểm,chính sách về tơn giáo.
Thơng qua việc trình bày một số đặc điểm tình hình tơn giáo Việt Nam
có thể thấy phần nào bức tranh tồn cảnh về tơn giáo ở Việt Nam. Đó cũng chính
là cơ sở thực tiễn để Đảng và Nhà nước họach định chủ trương, chính sách đối
8


với tơn giáo ở tầm vĩ mơ.
Chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam được xây dựng trên
quan điểm cơ bản của học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tín
ngưỡng, tơn giáo và căn cứ vào đặc điểm tín ngưỡng, tơn giáo ở Việt Nam.
Tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam là
tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của nhân dân; đồn kết tơn giáo, hịa
hợp dân tộc. Tinh thần đó được Đảng và Nhà nước Việt Nam thể hiện bằng hệ
thống chính sách phù hợp với từng giai đoạn cách mạng và đã có từ khi mới
thành lập Đảng.
Trong Chỉ thị của Thường vụ Trung ương về vấn đề thành lập Hội phản
đế Đồng Minh ngày 18-11-1930, Đảng đã có tuyên bố đầu tiên về chính sách tơn
trọng tự do tín ngưỡng của quần chúng: "... phải lãnh đạo từng tập thể sinh họat
hay tập đoàn của nhân dân gia nhập một tổ chức cách mạng, để dần dần cách
mạng hóa quần chúng và lại đảm bảo tự do tín ngưỡng của quần chúng...".
Chính sách này cũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra ngay trong phiên họp
đầu tiên của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ, ngày 3-91945" "Tín ngưỡng tự do và lương giáo đồn kết", coi đó là một trong sáu nhiệm

của Nhà nước non trẻ. Hay trong lời kết thúc buổi ra mắt vào ngày 3-3-1951,
Đảng Lao động Việt Nam đã tuyên bố: "... vấn đề tơn giáo, thì Đảng Lao động
Việt Nam hồn tồn tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng của mọi người". Ngày 146-1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 234-SL ban hành chính sách tơn giáo
của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, trong đó ghi rõ: "Việc tự do tín
ngưỡng, thờ cúng là một quyền lợi của nhân dân. Chính quyền Dân chủ Cộng
hồ ln ln tơn trọng quyền lợi ấy và giúp đỡ nhân dân thực hiện".
Ngay trong năm đầu của cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, mặc dù phải
lo đối phó với cuộc chiến tranh ác liệt nhưng chính phủ vẫn quan tâm đến nhu
cầu tâm linh của nhân dân. Ngày 11-6-1964, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký
Thông tư số 60-TTg yêu cầu thi hành chính sách tơn giáo theo Sắc lệnh 234.
Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, ngày 11-11-1977,
9


Chính phủ ban hành Nghị quyết số 297-CP về "Một số chính sách đối với tơn
giáo" trong đó nêu lên 5 nguyên tắc về tự do tôn giáo. Để đáp ứng với yêu cầu
của quá trình đổi mới, ngày 21-3-1991, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị
định 59-HĐBT "Quy định về các hoạt động tôn giáo". Nghị định 59 là văn bản
mang tính pháp quy, là sự kế thừa thực tiễn của q trình thực hiện cơng cuộc
đổi mới. Sự nghiệp cách mạng là của toàn dân, đổi mới về nhận thức và thực
hiện tốt công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo là nhằm đảm
bảo nhu cầu tín ngưỡng chính đáng của nhân dân. Qua đó đã phát huy được
năng lực, sức sáng tạo của hàng chục triệu đồng bào theo tôn giáo, góp phần dân
chủ hố đời sống xã hội trên cơ sở ổn định chính trị.
Trong q trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta ln có quan
điểm, thái độ rõ ràng về tín ngưỡng, tơn giáo. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng năm 1991 đã khẳng định: "Tín ngưỡng, tơn
giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đảng và Nhà nước ta tôn
trọng quyền tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện bình
đẳng, đồn kết lương giáo và giữa các tơn giáo. Khắc phục mọi thái độ hẹp hòi,

thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo, chống những hành vi lợi dụng
tôn giáo phá hoại độc lập dân tộc và đoàn kết dân tộc, chống phá chủ nghĩa xã
hội, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ cơng dân". Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng ghi rõ: "Tín ngưỡng, tôn giáo là
nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất qn chính sách
tơn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, đồng thời chống việc lợi dụng tín
ngưỡng để làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân".
Chủ trương, chính sách của Đảng đối với tín ngưỡng, tơn giáo từng bước
được hoàn thiện. Đến đầu thập kỷ 90, trong những năm đầu thực hiện cơng cuộc
đổi mới, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 24-NQ/TƯ về cơng tác tơn giáo trong
tình hình mới, ghi dấu son về sự đổi mới đường lối, chính sách tín ngưỡng, tơn
giáo. Sau gần 10 thực hiện Nghị quyết 24, Đảng ta đã tổng kết, đánh giá những
thành tựu và nêu rõ những khuyết điểm, đồng thời Bộ Chính trị ra Chỉ thị 3710


CT/TƯ ngày 02-7-1998 về cơng tác tơn giáo trong tình hình mới. Cho đến Nghị
quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ bẩy, khố IX về cơng
tác tơn gi (Nghị quyết 25-NQ/TƯ ngày 12-3-2003) quan điểm, chính sách của
Đảng đối với tín ngưỡng, tơn giáo tiếp tục được khẳng định và phát triển thêm
một bước mới phù hợp với sự nghiệp đổi mới của Đảng. Đó là "Tín ngưỡng, tơn
giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân
tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thực hiện nhất qn
chính sách tơn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo
một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật".
Những quan điểm của Đảng ta từ ngày thành lập đến nay chứng minh rằng
Đảng coi quyền tự do tín ngưỡng là một nhu cầu quan trọng của con người, là
một trong những quyền công dân, quyền chính đáng của con người. Vì vậy,
Đảng và Nhà nước ta luôn luôn tôn trọng đức tin của đồng bào theo tín ngưỡng,
tơn giáo khác nhau; tơn trọng quyền được theo bất cứ tôn giáo nào cũng như
quyền không theo tôn giáo nào, mong muốn cho người dân theo tôn giáo được

"phần hồn thong dong, phần xác ấm no".
Từ sau cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, nước ta đã có 4 Hiến
pháp (năm 1946, 1959, 1980 và năm 1992), trong đó Hiến pháp đầu tiên năm
1946 đã khẳng định quyền của người dân Việt Nam: "Mọi cơng dân Việt có
quyền tự do tín ngưỡng" (Chương II, mục B). Từ những nguyên tắc cơ bản đó,
Điều 80 Hiến pháp 1980 ghi rõ: "Cơng dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo
hoặc khơng theo một tơn giáo nào. Không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái
pháp luật và chính sách của Nhà nước". Điều 70 của Hiến pháp nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 được bổ sung rõ hơn: "Công dân Việt Nam
có quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, theo hoặc khơng theo tơn giáo nào. Các tơn
giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn
giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tơn
giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của
Nhà nước".
11


Tự do tín ngưỡng, tơn giáo là một quyền nhân thân cơ bản của công dân
cũng được đề cập trong Bộ luật Dân sự , được bảo vệ bằng pháp luật và được cụ
thể hoá trong các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng ở mức độ cao hơn,
hoàn thiện hơn. Sau 5 năm thực hiện Nghị định số 26/1999/NĐ-CP, ngày 19-41999 về các hoạt động tôn giáo đã được thay thế bằng Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn
giáo do ủy ban Thường vụ Quốc hội khố XI thơng qua ngày 18-6-2004 và Chủ
tịch nước ký Lệnh công bố ngày 29-6-2004.
Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo ra đời là một minh chứng, một bước tiến
và một lần nữa tiếp tục khẳng định nguyên tắc nhất quán trong chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng tự do tín ngưỡng, tơn giáo.
Thực tế, những chủ trương, chính sách tín ngưỡng, tơn giáo khơng phải chỉ được
khẳng định ở Hiến pháp, pháp luật hay trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng
mà được thể hiện sống động trong cuộc sống hàng ngày.
Cho đến nay, Nhà nước ta đã công nhận tư cách pháp nhân cho 15 tổ chức

tôn giáo và tiếp tục xem xét theo tinh thần của Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo.
Có thể khẳng định, hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo đã và đang diễn ra bình
thường ở mọi nơi trên đất nước Việt Nam.
Năm 1955 trước yêu cầu mới về công tác tôn giáo nói chung, cơng tác
quản lý Nhà nước về hoạt động tơn giáo nói riêng, Thủ tướng Chính phủ nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà căn cứ vào ý kiến của Hội đồng Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 566-TTg ngày 2-8-1955 thành lập Ban Tôn giáo trực thuộc
Phủ Thủ tướng (tiền thân của Ban Tơn giáo Chính phủ ngày nay) để "nghiên cứu
kế hoạch thi hành những chủ trương chính sách của Chính phủ về vấn đề tơn
giáo, giúp Thủ tướng phối hợp với các ngành ở Trung ương và theo dõi hướng
dẫn, đôn đốc các địa phương trong việc thực hiện những chính sách của Chính
phủ về vấn đề tôn giáo và liên hệ với các tổ chức tôn giáo".

12


Phần 2: Âm mưu thủ đoạn lợi dụng các vấn đề dân tộc tôn
giáo của các thế lực thù địch.
I. Cơ sở để các thế lực thù địch chọn vấn đề dân tộc tôn giáo nhằm lợi
dụng chống phá cách mạng Việt Nam.
1.1 Cơ sở để chọn vấn đề dân.
- Kinh tế các dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn dể bị kích động.
- Các dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ thấp và nắm địa vị thấp trong xã hội.
- Trình độ văn hố các dân tộc thiểu số thấp dể bị lôi kéo.
- Dân tộc thiểu số sinh sống ở các vùng xa xôi hẻo lánh,sự quản lý của nhà
nước khó khăn.
1.2 Cơ sở để chọn vấn đề tôn giáo.
- Do sự khác nhau về quan điểm triết học (duy vật - duy tâm) giữa những
người theo chủ nghĩa Mác và người theo tôn giáo. Ðây là tiền đề của sự khác
nhau về thế giới quan, sự khó thống nhất trong cách nhìn nhận đánh giá một sự

việc, một vấn đề và do đó dễ phát sinh mâu thuẫn. Về bản chất đây là mâu thuẫn
nội bộ. Song khi bị địch kích động đúng lúc đúng chỗ, thì mâu thuẫn này có thể
phát triển, chuyển hóa thành mâu thuẫn đối kháng.
-Trên thế giới số người theo tôn giáo chiếm 80% tổng dân số, ở Việt Nam
có khoảng 30% dân số theo các tôn giáo. Rõ ràng đây là một lực lượng quần
13


chúng đáng kể. Tập hợp những người cùng tín ngưỡng tơn giáo lại có tính liên
kết khá chặt chẽ; họ bị ràng buộc bởi giáo lý, giáo luật và chịu sự điều khiển của
bộ máy tổ chức giáo hội, vì thế nó có thể trở thành một "lực lượng xã hội"
khơng thể xem thường. (Lực lượng này có khả năng hỗ trợ hoặc ngăn cản chính
quyền của một giai cấp). Do vậy đế quốc và bọn phản động rất coi trọng việc sử
dụng tôn giáo nhằm chống lại các phong trào cách mạng.
- Do xu hướng muốn gắn "thần quyền" với "thế quyền" của các giáo hội.
Hầu hết các tôn giáo đều có xu hướng thế tục hóa, tham vọng gắn "thần
quyền" với "thế quyền", gắn "giáo quyền với chính trị". Xu hướng lợi dụng lẫn
nhau giữa các giáo hội và các thế lực chính trị, kinh tế là là xu hướng hiện thực,
thời nào cũng có. Nói cách khác, việc các thế lực thù địch thường chọn tôn giáo
làm đối tượng lợi dụng còn xuất phát từ "nhu cầu" của một số người đứng đầu
trong các tôn giáo.
- Niềm tin tơn giáo có đặc trưng là "khơng cần sự kiểm chứng", nên người
theo tơn giáo có thể rơi vào trạng thái cuồng tín, cực đoan trong suy nghĩ và
hành động, nhất là khi họ đã nằm trong vòng tay điều khiển của các thế lực
chính trị phản động.
Những tín đồ cuồng tín sẵn sàng "tử vì đạo", thậm chí có người cịn đi đến
chỗ phủ nhận cả quốc gia, dân tộc là những phạm trù đang được mọi người tơn
trọng, giữ gìn.
- Ngày nay phần lớn các tơn giáo đều có quan hệ quốc tế. Ðây là một điều
kiện thuận lợi cho các thế lực chính trị phản động ở nước ngồi thực hiện ý đồ

can thiệp vào cơng việc nội bộ của các nước ở tại, thông qua con đường lợi dụng
các giáo hội trong nước.
- Vấn đề tơn giáo nhìn chung là vấn đề "tế nhị và phức tạp", nó tế nhị và
phức tạp ở chỗ: Vấn đề tơn giáo và tín ngưỡng là vấn đề thuộc lĩnh vực nhân
quyền và dân quyền, mặt khác kẻ lợi dụng tơn giáo ngày nay lại có nhiều thủ
đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn trước. Vì thế, kinh nghiệm cho thấy giải quyết vấn
đề tôn giáo không đơn giản, rất dễ mắc sai lầm: hoặc tả khuynh, hoặc hữu
14


khuynh (mà ở đây "bệnh tả khuynh" cũng nguy hại không kém "bệnh hữu
khuynh").
- Khi vấn đề tôn giáo được gắn với những vấn đề khác (chẳng hạn: với
vấn đề dân tộc), thì tính phức tạp của vấn đề được nhân lên gấp bội.
II. Nội dung âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch.
2.1 Âm mưu thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc.
Trong đời sống xã hội, dân tộc và tôn giáo là những vấn đề tự thân vốn đã
chứa đựng những phức tạp. Đặc biệt là vấn đề dân tộc trong bối cảnh những năm
gần đây, trên thế giới mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, sắc tộc ngày càng
tăng, trở thành nhân tố gây mất ổn định ở nhiều quốc gia. Sự từ bỏ các nguyên
tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin, thực hiện đa nguyên, đa đảng, dân chủ một chiều
ở một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũng là điều kiện thuận lợi cho chủ
nghĩa dân tộc hẹp hòi phục hồi và phát triển mà đỉnh cao là sự bùng nổ trào lưu
ly khai, tự trị và các cuộc xung đột vũ trang. Lợi dụng ngay điều đó, các thế lực
thù địch quốc tế đứng đầu là Mỹ đã triệt để lợi dụng và khai thác vấn đề dân tộc
để thực hiện ý đồ tồn cầu hố chính trị của mình. Cụ thể khi chiến tranh lạnh
kết thúc, những người cầm đầu nhà trắng đưa ra hàng loạt các chiến lược và thực
thi “Diễn biến hồ bình”, thực hiện ý tưởng đóng vai trò đứng đầu thế giới, xây
dựng một nền kinh tế thị trường tư bản thuần khiết, xây dựng một định chế dân
chủ kiểu Mỹ trên tồn cầu, xố bỏ các quốc gia cộng sản, trong đó có Việt Nam.

Đặc biệt Hoa Kỳ khoét sâu góc độ nhân quyền trong vấn đề dân tộc, coi đây là
một cửa đột phá quan trọng để thực hiện mưu đồ của mình.
“Chiến lược an ninh quốc gia cho thế kỷ XXI” của Mỹ (tháng 1 năm
2000) đã xác định: “Xung đột sắc tộc… là thách thức lớn lao đối với các giá trị
về an ninh của Mỹ”. Đây là một “hình thức vi phạm nhân quyền” mà Mỹ có thể
“hành động quân sự tập thể” và dùng “áp lực đồng thời kinh tế - chính trị kết
hợp với ngoại giao” để chặn đứng ở bất cứ quốc gia nào. Đối với Việt Nam, Mỹ
xác định “cũng không làm ngơ” trước những “người miền núi anh em” (dân tộc
15


thiểu số) đã từng “giúp đỡ Mỹ” trong chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương
trước đây. Các “Báo cáo tình hình nhân quyền” hàng năm, mới đây nhất là “Báo
có tình hình nhân quyền năm 2005” do Bộ Ngoại giao Mỹ cơng bố đã xun tạc,
bóp méo sự thật về vấn đề dân tộc, tôn giáo của nhiều quốc gia, trong đó trắng
trợ vu cáo Việt Nam “khơng có nhân quyền”, “đối xử khơng bình đẳng với các
dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, vu cáo “Việt Nam đàn áp dân tộc, tơn giáo”. Thâm
độc hơn chính quyền Mỹ còn hỗ trợ cho các lực lượng phản động người dân tộc
thiểu số Việt Nam sống lưu vong ở nước ngoài mà tập trung ở Mỹ, Pháp,
Canađa để chống phá Nhà nước Việt Nam.
Chính quyền Mỹ thường xuyên đẩy mạnh hoạt động gây ảnh hưởng trong
cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam ở Mỹ thông qua các hoạt động văn
hố, xã hội, tơn giáo. Nước Mỹ là nơi tổ chức các cuộc gặp gỡ, lễ hội mang tính
quốc tế của người Mơng. Chính quyền Mỹ cịn trực tiếp cử người điều hành
“Trung tâm nghiên cứu Thái học Mỹ” do Bạc Thị Siểng cầm đầu. Nhiều chương
trình hội thảo, hội nghị quốc tế liên quan đến các dân tộc thiểu số Việt Nam
được tổ chức ở Mỹ và các nước khác đều do Mỹ chi phối. Mặt khác Mỹ tích cực
hỗ trợ hình thành các hội nhóm của người dân tộc, hướng hoạt động cộng đồng
dân tộc thiểu số lưu vong theo quỹ đạo của Mỹ. Sử dụng các tổ chức này tác
động, kích động gây mất ổn định trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở phía

Bắc và Tây Nguyên. Hiện có khoảng 100 tổ chức của người dân tộc thiểu số
Việt Nam ở nước ngoài. Riêng ở Mỹ có 11 tổ chức của người Mơng, 5 tổ chức
của người Thái, 1 tổ chức của người Dao, 3 tổ chức của người Thượng Tây
Nguyên. Đáng lưu ý là các tổ chức: “Trung tâm nghiên cứu văn hoá Mơng”;
“Trung tâm nghiên cứu Thái học Mỹ”;
“Nhóm hoạt động tơn giáo Tin Lành khởi xướng vấn đề Vua Vàng Chứ
trong người Mông” ở át-lan-ta Mỹ: “Hội người Thái tị nạn tại Pháp” do Đèo
Nạng Tọi, con gái Đèo Văn Long cầm đầu… Chính quyền Mỹ và một số thế lực
ở Mỹ ngoài việc sử dụng đài VOA, đài “Châu á tự do” còn hỗ trợ ngân sách
thành lập đài phát thanh, in ấn báo chí bằng tiếng dân tộc cho các tổ chức này để
16


chống phá Việt Nam về mặt tư tưởng.
Với thủ đoạn vừa chia rẽ lôi kéo, tập hợp lực lượng trong dân tộc thiểu số,
vừa âm mưu quốc tế hoá để can thiệp vào vấn đề dân tộc ở nước ta, chúng đã
triệt để lợi dụng những vấn đề phức tạp do lịch sử để lại nhằm khởi dậy những
mâu thuẫn, hận thù dân tộc, kích động tư tưởng địi tự trị đồng thời lợi dụng
những thiếu sót của Nhà nước ta trong việc thực hiện chính sách dân tộc cùng
những khó khăn trong đời sống hiện tại của đồng bào dân tộc thiểu số để xuyên
tạc, gây hoài nghi, làm mất lòng tin của đồng bào với Đảng và Nhà nước.
Bằng nhiều con đường khác nhau các thế lực thù địch chống Việt Nam tìm mọi
cách nâng đỡ, tung hơ những kẻ mang tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ly khai; lơi kéo
những người có ảnh hưởng trong đồng bào dân tộc để nắm quần chúng, tạo dựng
“ngọn cờ”. Trước đây trong chiến tranh ở Việt Nam, Mỹ lựa chọn trong tầng lớp
trên, thì nay họ lại tập trung vào số người có uy tín là trí thức do cách mạng đào
tạo. Đó là nét mới đáng lưu ý.
Nham hiểm hơn, các thế lực thù địch bằng phương thức tạo ra các xu
hướng và lực lượng đối lập từ bên trong, làm điểm tựa để hỗ trợ đẩy mạnh hoạt
động chống phá. Mặt khác chúng còn sử dụng khả năng quốc tế hoá vấn đề dân

tộc để chống phá Việt Nam ở mức độ khác nhau như vấn đề Fulro ở Tây Nguyên
với “Nhà nước Đề-ga”; vấn đề Khmer Nam Bộ, vấn đề người Mơng. Từ đó cho
thấy trong vấn đề dân tộc, sự câu kết giữa bọn phản động trong nước và ngoài
nước ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ, chặt chẽ và tinh vi hơn, thích ứng với
tình hình mới. Phân tích vấn đề “Nhà nước Đềga” ở Tây Nguyên ta càng thấy rõ
điều đó.
Sau đại thắng mùa xn 1975, ta giải phóng hồn tồn miền Nam, thống
nhất đất nước, Fulro bị tan rã, một số quan chức cầm đầu chạy ra nước ngồi, số
tàn qn thì ẩn náu trong rừng. Ta đã tập trung giải quyết. Tháng 10/1992, số
Fulro cịn lại trên đất Campuchia chính thức đầu hàng lực lượng gìn giữ hồ
bình của Liên hợp quốc - UnTac (tại tỉnh Monđônkiri - Campuchia) chấp nhận
định cư tại California - Mỹ. Số Fulro di tản này đã tụ tập thành nhiều hội nhóm
17


khác nhau. Sau này tập hợp lại để thành lập cái gọi là “Nhà nước Đề-ga” lưu
vong ở Mỹ vào cuối năm 1999 do Ksor Kok cầm đầu. Mục tiêu của cái gọi là
“Nhà nước Đề-ga tự trị” là đấu tranh đòi lại “đất nước Đề-ga” Tây Nguyên.
Ksor Kok còn hoạch định phương thức, thủ đoạn đấu tranh của “Nhà nước Đềga tự trị” là đấu tranh chính trị bên ngoài để quốc tế thừa nhận giúp đỡ, kết hợp
tuyên truyền tác động vào trong nước, chuyển hoá từng bước thành đấu tranh vũ
trang để cơng khai hố, hợp pháp hố “Nhà nước Đề-ga” tại Tây Ngun, kích
động tụ tập đông người, tạo cớ gây sức ép, gây bạo loạn lật đổ chính quyền cách
mạng. Ksor Kok điên cuồng đề ra phương châm khoét sâu hận thù dân tộc, từng
bước địi đất đai, địi tự do tơn giáo, tách Tin lành người Thượng ra khỏi Tin
lành người Kinh, lập tổ chức Tin lành người Đề-ga, tiến tới đòi dân tộc tự trị,
thành lập “Nhà nước Đề-ga”. Mặt khác để thực hiện mưu đồ đen tối của mình
Ksor Kok cịn tìm những tên cầm đầu Fulro cũ có nợ máu với cách mạng giao
giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy chống phá cách mạng của hắn như:
Y Bhi KBuar, Ksor Bútt, Y Pưng B’Nơr…
Các thế lực thù địch, hiểu rất rõ tầm quan trọng của sự ổn định chính trị xã hội ở Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, chúng tìm

mọi thủ đoạn để phá vỡ sự ổn định đó. Một trong những thủ đoạn ấy là kích
động gây mâu thuẫn dân tộc, tạo cớ để can thiệp vào công việc nội bộ của nhân
dân ta. Chúng cho rằng, "cuộc chiến tranh ngầm dân tộc" là một cuộc đấu tranh
lớn trên bán đảo Đơng Dương, có sự liên kết kinh tế, chính trị, phải nhằm vào
mâu thuẫn và hận thù xa xưa và hiện tại để kích động, lợi dụng và tạo thành một
mặt trận đấu tranh rộng rãi.
Với mục tiêu gây bạo loạn khu vực, gây biến động làm mất sự ổn định
chính trị và kích động đấu tranh địi tự do hoặc tách ra khỏi cộng đồng dân tộc,
lập quốc gia mới, chúng chủ trương kích động gây chia rẽ, mâu thuẫn dân tộc,
phối hợp trong nước và ngoài nước xây dựng lực lượng ngầm đủ sức gây biến
động, cao hơn là bạo loạn chính trị lật đổ chính quyền sở tại, kêu gọi Liên Hợp

18


quốc can thiệp; trọng điểm là các khu vực: đông người Khơ Me (ở Tây Nam
Bộ), vùng người Mông (ở Tây Bắc), và điển hình là khu vực Tây Nguyên.
Tây Nguyên là địa bàn chiến lược của cách mạng nước ta, nơi có nhiều
dân tộc thiểu số sinh sống. Để tạo ra tình hình an ninh bất ổn, chúng đã không từ
một thủ đoạn nào mưu toan chia rẽ giữa người Kinh và người Thượng; xun
tạc tình đồn kết truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong các
cuộc đấu tranh giải phóng cũng như bảo vệ Tổ quốc và xây dựng Tây Nguyên
ngày nay. Chúng lợi dụng các hoạt động du lịch thăm thân và liên doanh hợp tác
kinh tế để xâm nhập, móc nối với những tên phản động cũ trên địa bàn của các
tỉnh như: Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Bình Phước để hoạt động phá
rối. Thủ đoạn của các thế lực thù địch bên ngoài cấu kết với bọn phản động
trong nước để chống phá cách mạng, đi ngược lại lợi ích của đồng bào các dân
tộc Tây Nguyên, ngày càng thâm độc và xảo quyệt. Bằng những thủ đoạn lừa
phỉnh tinh vi, thông qua cái gọi là "Nhà nước Đề Ga độc lập" chúng đã đưa ra
"yêu sách" để dụ dỗ, lừa gạt nhân dân, như: "Người Kinh phải về Hà Nội, trả lại

đất cho người Đề Ga", "Đất Tây Nguyên là của người Tây Nguyên", "Phụ nữ
dân tộc được tự do sinh đẻ vì đất Tây Nguyên rất rộng, không thiếu chỗ cho
đồng bào sinh sống"(!). Chúng ra sức nói xấu, bơi nhọ bản chất tốt đẹp của Nhà
nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chúng tăng cường thu thập danh sách đồng
bào dân tộc thiểu số (chủ yếu trên địa bàn Tây Nguyên) gửi sang Mỹ để lừa bịp
các tổ chức quốc tế mong nhận được sự ủng hộ.
Một hoạt động rất thâm độc của các thế lực thù địch bên ngoài và bọn
phản động trong nước ở địa bàn Tây Nguyên là, dụ dỗ đồng bào các dân tộc
thiểu số vượt biên trái phép, vừa tạo ra sự mất ổn định chính trị hiện tại, vừa
phục vụ cho âm mưu lật đổ trong tương lai. Sau vụ gây rối tháng 2-2001 do các
thế lực thù địch bên ngồi chỉ đạo, bọn cầm đầu Phun-rơ kích động lơi kéo một
số đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên tham gia biểu tình địi thành lập "nhà
nước Đề Ga độc lập", dụ dỗ một số người chạy sang Cam-pu-chia.

19


Thời gian gần đây một số nhân vật trong giới cầm quyền Mỹ và bọn phản
động người Việt lưu vong lớn tiếng phê phán "Chính phủ Việt Nam vi phạm tự
do tín ngưỡng", "vi phạm nhân quyền"(!) Nhưng những điều nêu trên cho thấy
rõ ai vi phạm tự do tín ngưỡng, ai đã lợi dụng tôn giáo và vấn đề dân tộc để
chống lại sự nghiệp cách mạng Việt Nam - một quốc gia độc lập, có chủ quyền.
2.2 Âm mưu,thủ đoạn lợi dụng vấn đề tôn giáo.
Các thế lực phản động thường lợi dụng vấn đề tôn giáo và dân tộc để cổ
súy tư tưởng ly khai, chống đối, ráo riết ủng hộ những phần tử bất mãn, quá
khích nhằm kích động biểu tình, gây bạo loạn. Cần nhận thức rõ những âm mưu,
thủ đoạn, phương thức hoạt động của chúng để có biện pháp xử lý kịp thời.
Lợi dụng xu thế tồn cầu hố kinh tế và hội nhập quốc tế, các thế lực thù
địch ráo riết đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hồ bình”, kích động xu hướng
chia rẽ, ly khai, gây mất ổn định xã hội, từ đó phát triển thành các cuộc bạo loạn

chính trị ở một số quốc gia để lấy cớ can thiệp, lật đổ, thực hiện ý đồ ép buộc
các nước có chế độ chính trị hoặc lựa chọn con đường phát triển khác với Mỹ và
một số nước đồng minh của Mỹ phải phụ thuộc vào Mỹ, trong đó có Việt Nam.
Để thực hiện âm mưu đó, cùng với việc lợi dụng các vấn đề “dân chủ”,
“nhân quyền” và “dân tộc”, “tơn giáo” được sử dụng như một vũ khí đặc biệt
quan trọng để xuyên tạc, vu khống, tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ nước
ta. Đồng thời, các hoạt động gây dựng lực lượng chống đối ở trong nước được
thực hiện một cách ráo riết nhằm chia rẽ khối đại đồn kết tồn dân tộc, hịng
làm mất ổn định chính trị - xã hội, tiến tới chuyển hố chế độ xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam.
Các phương thức hoạt động chủ yếu được các thế lực thù địch, những
phần tử phản động lưu vong, phần tử xấu sử dụng là:
Thứ nhất, kết hợp chặt chẽ vấn đề “tôn giáo” với vấn đề “dân tộc” để kích
động tâm lý mặc cảm, tư tưởng ly khai, tư tưởng chống đối trong cộng đồng
đồng bào có đạo và đồng bào dân tộc thiểu số. Trong quá trình thực hiện chiến
lược "diễn biến hịa bình", các chiến lược gia phương Tây khẳng định: Tôn giáo
20


và dân tộc là hai vũ khí có khả năng đánh gãy xương sống cộng sản. Sự sụp đổ
của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu cuối thế kỷ trước đã phần
nào cho ta nhận thấy thủ đoạn này của chúng.
Đối với Việt Nam, các thế lực thù địch nhìn nhận tơn giáo như một “lực
lượng chính trị” có thể “đối trọng” với Đảng Cộng sản Việt Nam. Bên cạnh đó,
các tổ chức phản động người Việt lưu vong cũng tích cực hậu thuẫn cả về vật
chất lẫn tinh thần cho những phần tử bất mãn, cực đoan, q khích trong một số
cộng đồng tơn giáo ở Việt Nam nhằm phục vụ ý đồ sử dụng tơn giáo làm lực
lượng thúc đẩy nhanh tiến trình “dân chủ hố”, thay đổi thể chế chính trị ở Việt
Nam.
Thứ hai, tích cực ủng hộ những phần tử bất mãn, cực đoan, q khích

trong một số cộng đồng tơn giáo, tổ chức lơi kéo, kích động quần chúng tín đồ
biểu tình, gây rối dẫn tới bạo loạn để lấy cớ can thiệp từ “bên ngồi”. Sự hậu
thuẫn này chính là lý do giải thích tại sao hiện nay các phần tử bất mãn, cực
đoan, quá khích trong một số cộng đồng tơn giáo có thái độ cơng khai thách
thức, ngang nhiên chống đối chính quyền. Ngồi ra, chúng cịn lợi dụng tình
hình khiếu kiện để xuyên tạc, vu cáo Đảng và Nhà nước ta vi phạm nhân quyền,
vi phạm tự do tơn giáo. Từ đó, kích động quần chúng tín đồ nổi dậy chống đối
chế độ, chia rẽ nhân dân với Đảng và Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết tồn
dân tộc. Một số tổ chức tơn giáo phản động ở hải ngoại như Phật giáo Việt Nam
thống nhất hải ngoại tán phát tài liệu trên mạng in-tơ-net với nội dung xuyên tạc,
vu khống chính quyền Việt Nam khủng bố, đàn áp, bắt giam, ngăn cản hoạt
động tôn giáo của các tín đồ Phật giáo Hồ Hảo; số cầm đầu tổ chức người
Thượng lưu vong ở Mỹ tổ chức biểu tình phản đối chính quyền Việt Nam vi
phạm nhân quyền đối với người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, tiếp tục chỉ đạo
số trong nước thu thập tình hình có liên quan đến dân chủ, nhân quyền và tìm
cách gặp người nước ngồi để u cầu họ giúp giải quyết vấn đề “Tin Lành Đềga”. Nhiều năm qua, đạo Tin Lành bị bọn phản động Phun-rô triệt để lợi dụng để
chống phá cách mạng Việt Nam. Chúng núp dưới chiêu bài “Tin Lành Đề-ga” để
21


kích động quần chúng chống phá cách mạng.
Thứ ba, tích cực thúc đẩy liên kết hoạt động giữa các tôn giáo (liên tôn);
phối hợp chặt chẽ với các lực lượng phản động, cơ hội chính trị trong nước để
tạo dựng ngọn cờ, hình thành lực lượng đối lập, đối trọng với Đảng Cộng sản và
Nhà nước Việt Nam (thủ đoạn này đã từng được các thế lực phản động quốc tế
chống chủ nghĩa cộng sản sử dụng thành công ở một số nước xã hội chủ nghĩa ở
Đông Âu trước đây); đẩy mạnh phát triển các hội đồn tơn giáo, làm sầm uất xứ
đạo, khuyếch trương thanh thế, kết hợp với tăng cường truyền đạo trái phép,
nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Tây
Nguyên để tập hợp quần chúng, gây áp lực với chính quyền địa phương nếu bị

xử lý.
Thứ tư, tiến hành những hoạt động chiến tranh tâm lý, phá hoại tư tưởng,
tuyên truyền kích động mâu thuẫn, xung đột, nhất là đối lập về hệ tư tưởng giữa
“hữu thần” với “vô thần”, giữa thế giới quan tôn giáo với thế giới quan cộng
sản; vu cáo cộng sản diệt đạo, Nhà nước đàn áp tôn giáo làm cho bộ phận quần
chúng lạc hậu ngộ nhận tin theo, từ đó, tạo lực lượng chống đối ngầm chế độ xã
hội chủ nghĩa Việt Nam. Một số tổ chức phản động người Việt lưu vong lợi dụng
hoạt động tài trợ và thông qua hoạt động từ thiện để chuyển tài liệu tơn giáo có
nội dung phản động vào trong nước, xun tạc bản chất chế độ ta, kích động tư
tưởng chống đối trong quần chúng tín đồ. Điều đó đã ít nhiều tác động đến tư
tưởng của một số đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là số đồng bào có đạo, dẫn đến
những hành động vi phạm pháp luật như: chống lại việc thực hiện chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước ở địa phương; tập hợp lực lượng để tổ chức
gây rối trật tự công cộng, gây bạo loạn chính trị...
Những hoạt động chống phá trên đây của các thế lực thù địch đều nhằm
mục đích làm cho nhân dân ta “tự diễn biến”, hình thành các nhân tố, các lực
lượng, khuynh hướng chống chủ nghĩa xã hội trong lịng xã hội ta, kích động
gây mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, chia rẽ dân tộc, tôn giáo, dùng quần

22


chúng để làm suy yếu hiệu lực của chính quyền. Nhận thức rõ tính chất nguy
hiểm trong hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để chống phá
cách mạng Việt Nam, tại Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khoá IX, Đảng ta đã cảnh báo: Trong chiến lược “diễn biến hịa bình”, vấn
đề tôn giáo được các thế lực phản động trong và ngồi nước coi là “ngịi nổ” hết
sức nhạy cảm.
Trong thời gian tới, các thế lực thù địch, phản động lưu vong, số cơ hội
chính trị, phần tử xấu vẫn sẽ tiếp tục lợi dụng tơn giáo với nhiều hình thức, thủ

đoạn mới để lôi kéo, tập hợp lực lượng, tiếp tục hoạt động chống phá cách mạng
Việt Nam. Chúng tiếp tục chỉ đạo từ bên ngồi, móc nối với những phần tử
chống đối ở trong nước xây dựng cơ sở, tìm cách tái phục hồi các hoạt động
chống đối. Do vậy, nhìn chung tình hình mọi mặt về cơ bản là tiếp tục ổn định,
song vẫn tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định, khó lường trước, cần
hết sức quan tâm, không thể xem thường.
Chúng coi "chiến tranh ngầm tơn giáo chiếm vị chí then chốt cho từng
thời điểm, từng vùng trong cuộc đấu tranh lật đổ". Mấy năm gần đây các thế lực
thù địch chủ trương "đấu tranh kiên trì, hợp pháp, từ thấp đến cao nhưng sẵn
sàng bùng nổ đồng loạt", chúng thu hút thanh niên thực hiện "thánh hóa giới
trẻ", qua các hình thức tổ chức lễ hội, cắm trại, hành hương, lập các hội đoàn
như ca đoàn, hội trống, hội kèn, hội thanh niên và hội sinh viên Thiên Chúa
giáo, đoàn thanh niên Phật giáo. Các thế lực thù địch đã tăng cường các hoạt
động chống phá, đầu tư nhiều mặt như: tổ chức nghiên cứu phong tục tập quán,
xây dựng chữ viết của các dân tộc thiểu số để dịch và phổ biến Kinh Thánh bằng
chữ dân tộc; tổ chức truyền đạo qua Đài Phát thanh Tự do, tìm mọi cách phát tán
tài liệu tôn giáo, sách Kinh Thánh vào các vùng dân cư; chỉ đạo các trung tâm
tôn giáo, các nhà thờ mở rộng vùng hoạt động truyền đạo nhằm phát triển giáo
dân, nhồi nhét tư tưởng phản động vào trong nhân dân, tổ chức tuyên truyền
những luận điệu nhảm nhí, phản khoa học để lừa bịp nhân dân, thậm chí có nơi

23


chúng còn dùng các luận điểm phản động, phản khoa học để hăm dọa, cưỡng ép
đồng bào theo đạo. Hiện nay, tồn tỉnh Sơn La có 580 hộ với 3 638 người Mơng
theo đạo; trong đó, có 135 hộ với 832 người theo đạo Thiên Chúa; 450 hộ với 2
806 người theo đạo Tin Lành (số người trên ở 61 bản thuộc 28 xã, 8 huyện).
Một đặc điểm chung của hoạt động truyền đạo, phát triển các tôn giáo ở
Lào Cai và Sơn La là, trong quá trình truyền đạo, các thế lực thù địch đã lồng

vào các nội dung tuyên truyền chống chủ nghĩa xã hội, kích động chia rẽ dân
tộc, chia rẽ nhân dân với Đảng, Nhà nước, kích động tư tưởng dân tộc hẹp hịi;
kích động di dân tự do làm ảnh hưởng đến cuộc sống yên bình của nhân dân. Ở
Tây Nguyên, ngay sau khi đất nước hồn tồn giải phóng, các thế lực thù địch ở
trong và ngoài nước đã sử dụng một bộ phận tín đồ cực đoan đạo Tin Lành trong
"kế hoạch hậu chiến" cũng như kế hoạch khôi phục lực lượng phản động nhằm
chống lại Nhà nước Việt Nam. Bọn Phun-rô đã nhanh chóng thành lập lực lượng
"Tin Lành ly khai" và triệt để lợi dụng số này như một thứ công cụ nhằm khôi
phục lại tổ chức Phun-rô, đồng thời tiến hành tuyên truyền chia rẽ các dân tộc
Tây Nguyên phục vụ cho mưu đồ chính trị của chúng. Âm mưu không thành, đại
bộ phận những kẻ đứng đầu trong lực lượng "Tin Lành ly khai" ở Tây Nguyên
đã tan rã. Trong đó một số chạy ra nước ngồi, định cư ở Mỹ. Tại đây, nhiều kẻ
được các thế lực thù địch, phản động ni dưỡng, xúi giục hình thành các tổ
chức phản động và nhất là hình thành các tổ chức đội lốt tôn giáo nhằm tập hợp
lực lượng chờ thời cơ chống lại Nhà nước Việt Nam. Trong nhiều năm, lợi dụng
đường lối mở cửa và chính sách quan hệ đối ngoại đa phương của Đảng và Nhà
nước ta, các thế lực thù địch đã thông qua nhiều con đường tác động vào một bộ
phận tín đồ hệ phái Tin Lành trong nước nhằm làm rối nội bộ giáo hội, gây mất
đồn kết trong đồng bào có đạo cũng như khơng có đạo ở Tây Ngun. Lợi dụng
hoạt động truyền đạo, chúng kích động một bộ phận đồng bào tiến hành biểu
tình gây rối vào tháng 2-2001 và tháng 4-2004 tại một số địa phương khu vực
Tây Nguyên. Hiện nay, lợi dụng danh nghĩa này cũng như sự giúp đỡ của các
thế lực phản động, thù địch ở nước ngoài, Ksor Kok và Ama Chăm đại diện cho
24


cái gọi là "Nhà nước Đề Ga độc lập" và "Hội thánh Đề Ga tại Việt Nam" đã
thông qua lực lượng truyền đạo thường xuyên lợi dụng các hoạt động tuyên
truyền phát triển đạo để tiến hành các hoạt động nhằm chống lại Nhà nước Việt
Nam. Chúng lừa phỉnh, dụ dỗ, kích động, xúi giục bà con, lợi dụng những khó

khăn trước mắt để xuyên tạc, vu cáo, gây mất ổn định ở khu vực, ảnh hưởng trực
tiếp đến cuộc sống n bình của nhân dân. Ở nước ngồi, nhân danh các tổ chức
trên, Ksor Kok và Ama Chăm đã soạn thảo và tán phát "Thư kêu gọi" và các
"yêu sách" để tuyên truyền kích động đồng bào đấu tranh với chính quyền và
vượt biên trái phép sang Cam-pu-chia, gây mất ổn định chính trị, tạo cớ vu cáo
Đảng và Nhà nước ta, mưu toan kêu gọi sự can thiệp của các lực lượng quốc tế.
Điều đó cho thấy, "Tin lành Đề Ga tại Việt Nam" của Ksor Kok và Ama Chăm
rõ ràng không phải là một tổ chức tôn giáo mà là một tổ chức chính trị đội lốt
tơn giáo để lợi dụng lịng tin tơn giáo của quần chúng nhân dân, nhằm thực hiện
mưu đồ chính trị xấu xa của chúng.
Các tổ chức tôn giáo phản động nước ngồi (kể cả các tổ chức tơn giáo
người Việt lưu vong) thường xuyên móc nối với một số nhân vật trong các tổ
chức tôn giáo phản động trong nước, chỉ đạo hoạt động, gửi các tài liệu có nội
dung chống Đảng, chống chủ nghĩa xã hội, chống chủ nghĩa Mác - Lê-nin (điển
hình là Tạp chí "Bơng Sen", "Trái tim Đức Mẹ" và "Thông điệp Bách chu
niên"). Đồng thời, chúng tích cực hỗ trợ tài chính cho các thế lực phản động
trong nước.
Những năm gần đây, các thế lực phản động trong tôn giáo hướng sự chú ý
vào quân đội: tuyên truyền vận động sĩ quan đứng về phía chúng, tuyên truyền
kích động chia rẽ giữa quân đội với Đảng, quân đội với nhân dân; tìm cách đưa
những thanh niên các tôn giáo do chúng nắm nhập ngũ để sau khi số thanh niên
này xuất ngũ, chúng đưa vào các đội tự vệ vũ trang chống phá.

K ẾT LUẬN

25


×