Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

lịch sử các cuộc CMCN và liên hệ trách nhiệm bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.83 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ BÀI ...................................................................................................... 1
B. NỘI DUNG ................................................................................................. 2
I.

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CƠNG NGHIỆP .... 2
1. Q trình hình thành phát triển của cách mạng công nghiệp lần 1 và những
tác động đến xã hội lồi người ..................................................................... 2
1.1

Q trình hình thành và phát triển.................................................... 2

1.2

Tác động của cuộc cách mạng xã hội lồi người .............................. 3

2. Q trình hình thành phát triển của cách mạng công nghiệp lần 2 và những
tác động đến xã hội lồi người ..................................................................... 3
2.1

Q trình hình thành và phát triển.................................................... 4

2.2

Tác động của cuộc cách mạng đến xã hội lồi người:…………. 5

3. Q trình hình thành phát triển của cách mạng công nghiệp lần 3 và những
tác động đến xã hội lồi người ..................................................................... 6
3.1

Q trình hình thành và phát triển.................................................... 6



3.2

Tác động của cuộc cách mạng đến xã hội lồi người: ...................... 8

4. Q trình hình thành phát triển của cách mạng cơng nghiệp lần 4 và những
tác động đến xã hội loài người ..................................................................... 8
4.1

Quá trình hình thành và phát triển.................................................... 8

4.2

Tác động của cuộc cách mạng đến xã hội loài người: ...................... 9

II. NGHIÊN CỨU TRÁCH NHIỆM BẢN THÂN ĐỂ CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA DIỄN
RA THÀNH CƠNG Ở VIỆT NAM TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN 4 ........... 12

C. KẾT LUẬN ............................................................................................... 17
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 18


A. MỞ BÀI
Để có thể tồn tại và phát triển con người cần phải lao động sản xuất. Vì vậy qua
nhiều thời kì, con người đã có những bước tiến triển vượt bậc trong lĩnh vực sản
xuất. sự đột phá đó được chứng minh khi con người đã tiến hành thành cơng các
cuộc cách mạng cơng nghiệp. Nó làm xuất hiện những thiết bị thơng minh, các loại
máy móc thay con người làm việc giúp quá trình sản xuất diễn ra nhanh, chính xác
và ít hao phí lao động hơn. Vì thế chất lượng cuộc sống con người được nâng cao
nhưng cũng kéo theo những tác động tiêu cực chẳng hạn như là ô nhiễm môi trường,

nạn thất nghiệp,… Những tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp cần được
phân tích và làm rõ để mọi người có thể phát huy được những mặt tích cực và khắc
phục được hạn chế. Khơng những thế, ngồi việc thảo luận về lịch sử phát triển cũng
như làm rõ tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp đối với xã hội lồi người;
bản thân mỗi người Việt Nam nói riêng phải ln nhận thức được tầm quan trọng của
nó và ý thức được trách nhiệm của mình. Bởi vì nước Việt Nam ta đang trong q
trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nên sự phát triển của cơng nghệ là một yêu cầu tất
yếu. Thế giới đã và đang chạy đua với cách mạng 4.0, cuộc cách mạng này vừa là cơ
hội vừa là thách thức đối với chúng ta trong việc đưa quốc gia đến tầm cao mới.
Chính vì những lý do đó hãy cùng nhóm tơi tìm hiểu đề tài “lịch sử phát triển các
cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử nhân loại và liên hệ trách nhiệm của bản
thân với sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách
mạng cơng nghiệp lần 4”

Page | 1


B. NỘI DUNG
I. Sơ lược lịch sử phát triển của các cuộc cách mạng cơng nghiệp

1. Q trình hình thành phát triển của cách mạng công nghiệp lần 1 và những
tác động đến xã hội lồi người
1.1 Q trình hình thành và phát triển
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1.0) khởi phát từ nước Anh, bắt đầu từ
giữa thế kỷ thứ XVIII đến giữa thế kỷ thứ XIX. Tiền đề của cuộc cách mạng này
xuất phát từ sự trưởng thành về lực lượng sản xuất cho phép tạo ra bước phát triển
đột biến về tư liệu lao động, trước hết trong lĩnh vực dệt vải sau đó lan tỏa ra các
ngành kinh tế khác của nước Anh. Nội dung cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ nhất là chuyển từ lao động thủ công thành lao động sử dụng máy móc, thực
hiện cơ giới hóa sản xuất bằng việc sử dụng năng lượng nước và hơi nước.

Cuộc CNCN lần thứ nhất xuất hiện đánh dấu bước đầu bằng sự cơ giới hóa
ngành dệt may. Phát minh ra động cơ hơi nước của James Watt công bố vào khoảng
năm 1775 được coi là mốc mở đầu quá trình cơ giới hố, châm ngịi cho sự bùng nổ
của cơng nghiệp thế kỷ XIX. Trong thời gian này, ngành luyện kim cũng có những
bước tiến lớn. Các phát minh trong cơng nghiệp luyện kim của Henry Cort, Henry
Bessemer về lị luyện gang, công nghệ luyện sắt là những bước tiếp lớn đáp ứng cho
nhu cầu chế tạo máy móc. Khơng những thế bước tiến của ngành giao thông vận tải
đánh dấu bằng sự ra đời của chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước vào
năm 1804. Sự ra đời và phát triển của tàu hỏa, tàu thủy,...đã tạo điều kiện cho giao
thông vận tải phát triển mạnh mẽ

Page | 2


1.2 Tác động của cuộc cách mạng xã hội loài người
 Tích cực:
+ Cuộc CMCN lần thứ nhất đã thay thế hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống của
thời đại nơng nghiệp, nó chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạng cơ bắp, sức nước, sức gió và
sức kéo động vật bằng một hệ thống kỹ thuật mới với nguồn động lực là máy hơn
nước và nguồn nguyên liệu, nhiên vật liệu và năng lượng mới là sắt và than đá. Nó
khiến lực lượng sản xuất được thúc đẩy mạng mẽ, tạo nên tình thế phát triển vượt bậc
của nền sản xuất cơ khí trên cơ sở khoa học.
+ Cuộc CMCN lần thứ nhất đã chuyển đổi nền sản xuất nhỏ thủ cơng sang sản xuất
lớn bằng máy móc, sức lao động của con người dần được thay thế bằng sức lao động
của máy móc,tập trung, hiện đại. Nhờ vậy giúp con người tăng năng suất lao động
lền nhiều lần, từ đó giúp con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về
năng suất lao động. Quá trình lao động của con người được rút ngắn và ít hao phí sức
lao động hơn, chất lượng cuộc sống được cải thiện và thúc đẩy nền kinh tế tư bản
phát triển mạnh
 Tiêu cực:

Việc hoàn thiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa khiến nhà tư bản nắm trong
tay nhiều tư liệu sản xuất. Sự phân hóa giàu nghèo bắt đầu diễn ra giữa kẻ sở hữu
nhiều tài sản và những người lao động khơng có trong tay b tài sản.Từ đó giai cấp vơ
sản phát triển hơn về số lượng và bị giai cấp tư sản bóc lột về sức lao động. Chính vì
vậy đã làm mâu thuẫn xã hội giữa 2 giai cấp này trở nên gay gắt hơn, trật tự xã hội
mất ổn định.

2. Quá trình hình thành phát triển của cách mạng cơng nghiệp lần 2 và những
tác động đến xã hội loài người

Page | 3


2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra từ khoảng năm 1870 đến khi
Thế Chiến I nổ ra. Thời gian này có sự phát triển của các ngành cơng nghiệp hóa
chất, dầu mỏ, thép và điện lực. Sản xuất hàng loạt hàng tiêu dùng được phát triển,
các lĩnh vực như đồ uống và thực phẩm, quần áo, vận tải và giải trí gồm rạp chiếu
phim, phát thanh, máy ghi âm được thương mại hóa đáp ứng nhu cầu dân chúng và
tạo nhiều công ăn việc làm. Sự phát triển mau lẹ này, tuy vậy, là yếu tố đưa đến thời
gian trì trệ những năm 1873-1896 và giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản tài chính
độc quyền sau này
Có lẽ năm 1871 được chọn là năm bắt đầu của giai đoạn hai này vì sự ra đời
của nước Đức thống nhất sau chiến tranh Pháp-Phổ (1870-1871). Sau chiến tranh,
nước Đức thực sự trở thành một cường quốc hùng mạnh không chỉ ở Châu Âu mà
còn trên tầm thế giới. Cũng thời gian này, Hoa Kỳ đã vượt Anh quốc trở thành quốc
gia cơng nghiệp số một tồn cầu. Có thể nói mầm mống của giai đoạn này từ giữa thế
kỷ 19 với sự lớn mạnh của đường sắt và tàu biển động cơ hơi nước.
Cuộc cách mạng công nghiệp này được chuẩn bị bằng quá trình phát triển 100
năm của các lực lượng sản xuất trên cơ sở của nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự

phát triển của khoa học trên cơ sở kỹ thuật. Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng
này là chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện – cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa
cục bộ trong sản xuất, tạo ra các ngành mới trên cơ sở khoa học thuần túy, biến khoa
học thành một ngành lao động đặc biệt.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần 2 đã mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt,
được thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp. Cơng nghiệp hóa thậm
chí còn lan rộng hơn tới Nhật Bản sau thời Minh Trị Duy Tân, và thâm nhập sâu vào
nước Nga, nước đã phát triển bùng nổ vào đầu Thế Chiến I. Về tư tưởng kinh tế – xã
hội, cuộc cách mạng này tạo ra những tiền đề thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở quy
mô thế giới.

Page | 4


2.2

Tác động của cuộc cách mạng đến xã hội loài người: Tác động của

cách mạng công nghiệp lần 2 là vô cùng sâu rộng. Không chỉ làm thay đổi đời sống
con người, các cuộc cách mạng cơng nghiệp cịn dẫn tới sự thay đổi tồn diện hình
thái kinh tế – xã hội.
 Sau cách mạng công nghiệp lần thứ hai, các nhà máy lớn sản xuất theo dây
chuyền đã thay thế các xưởng sản xuất nhỏ, dẫn tới việc chủ nghĩa tư bản
độc quyền đã thay thế chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, đồng thời giai cấp
công nhân và một số phong trào chính trị đi theo chủ nghĩa xã hội đã hình
thành.
 Các nhà khoa học đã có những phát minh lớn về những cơng cụ sản xuất
mới: máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động, người máy, hệ điều
khiển tự động. Các nhà sáng chế thời kỳ này cũng nghiên cứu, tạo ra những
vật liệu mới như chất polymer với độ bền và sức chịu nhiệt cao, được sử

dụng rộng rãi trong đời sống, và trong các ngành công nghiệp.
 Đầu thế kỷ XX hình thành một lĩnh vực kỹ thuật điện mới là điện tử học và
ngành công nghiệp điện tử ra đời, mở đầu kỷ ngun điện khí hóa, thúc đây
sự phát triển các ngành công nghiệp khác như luyện kim, chế tạo máy,
đóng tàu, cơng nghiệp qn sự; giao thơng vận tải, cơng nghiệp hóa chất.
Trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự diễn ra cuộc cách mạng cơ hóa và tự động
hóa vũ khí trang bị mà điển hình là các phương tiện chiến tranh được sử
dụng trong Chiền tranh thế giới thứ nhất.
 Trong thời gian này, những nguồn năng lượng mới hết sức phong phú và
vô tận như năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió,
năng lượng thủy triều… cũng được tìm ra để thay thế cho nguồn năng
lượng cũ. Những tiến bộ thần kì trong giao thông vận tải và thông tin liên
lạc như máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao và những phương
Page | 5


tiện thơng tin liên lạc, phát sóng vơ tuyến qua hệ thống vệ tinh nhân tạo,
những thành tựu kỳ diệu trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ như phóng thành
cơng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất, bay vào vũ trụ và đặt chân lên
mặt trăng là những thành tựu đi vào lịch sử của cuộc cách mạng cơng
nghiệp lần hai này.
 Bên cạnh đó, cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp với những tiến bộ
nhảy vọt trong cơ khí hóa, thủy lợi hóa, phương pháp lai tạo giống, chống
sâu bệnh… giúp nhiều nước có thể khắc phục nạn thiếu lương thực, đói ăn
kéo dài.
 Như vậy cuộc cách mạng công nghiệp 2.0 đã giúp tạo ra nhiều sản phẩm
hơn nhờ vào việc sản xuất hàng loạt và áp dụng được các tiến bộ của khoa
học kỹ thuật. Cuộc cách mạng công nghiệp 2.0 giúp các sản phẩm có giá
thành rẻ hơn, bền hơn, hoạt động tốt hơn, và điều đặc biệt là nó là đà để
phát triển nền kinh tế mạnh mẽ.


3. Quá trình hình thành phát triển của cách mạng công nghiệp lần 3 và những
tác động đến xã hội lồi người
3.1 Q trình hình thành và phát triển

Điểm xuất phát của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là Chiến tranh thế
giới thứ hai, trong đó các bên tham chiến đã từng nghiên cứu chế tạo thành cơng các
hệ thống vũ khí và trang bị dựa trên nguyện lý hoạt động hoàn toàn mới như bom
nguyên tử máy bay phản lực, dàn tên lửa bắn loạt, tên lửa chiến thuật đầu tiên v.v.
Đây là thành quả hoạt động nghiên cứu phát triển của rất nhiều viện nghiên cứu và
văn phòng thiết kế quân sự bí mật Ngay sau đó các thành tựu khoa học – kỹ thuật
quân sự được áp đụng vào sản xuất, tạo tiền đề cho cách mạng công nghiệp lần thứ

Page | 6


ba, diễn ra trong nhiều lĩnh vực, tác động đến tất cả các hoạt động kinh tế, chính trị,
tư tưởng đời sống, văn hóa, của con người.
Cách mạng cơng nghiệp lần thứ ba trải qua hai giai đoạn. Giai đoạn một từ giữa
những năm 40 đến những năm 60 của thế kỷ XX. Nó chứng kiến sự ra đời vơ tuyến
truyền hình, cơng nghệ đèn bán dẫn, máy tính điện tử, ra-đa, tên lửa, bom nguyên tử,
sợi tổng hợp, thuốc kháng sinh pê-nê-xi-lin, bom nguyên tử, vệ tinh nhân tạo, máy
bay chở khách phản lực, nhà máy điện nguyên tử, máy cơng cụ điều khiển bằng
chương trình, la-de, vi mạch tổng hợp, vệ tinh truyền thông, tàu cao tốc. Giai đoạn
hai bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI. Giai đoạn này lại
chứng kiến sự ra đời công nghệ vi xử lý, kỹ thuật truyền tin băng cáp quang, rô-bốt
công nghiệp, công nghệ sinh học vi mạch tổng hợp thể khối có mật độ linh kiện siêu
lớn, vật liệu siêu cứng, máy tính thế hệ thứ 5, công nghệ di truyền, công nghệ năng
lượng nguyên tử.
 Trong ranh giới giữa hai giai đoạn này là thành tựu khoa học đột phá trong

lĩnh vực sáng chế và áp dụng máy tính điện tử trong nền kinh tế quốc dân,
tạo động lực để hoàn thiện q trình tự động hóa có tính hệ thống và đưa tất
cả các lĩnh vực trong nền kinh tế chuyển sang một trạng thái cơng nghệ
hồn tồn mới.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (3.0) bắt đầu từ khoảng những năm
đầu thập niên 60 thế kỷ XX, với sự ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin
(CNTT), sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Cuộc cách
mạng này thường được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó
được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân
(thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990). Cho đến cuối thế kỷ XX, quá
trình này cơ bản hồn thành nhờ những thành tựu khoa học cơng nghệ cao. Vệ tinh,
máy bay, máy tính, điện thoại, Internet… là những công nghệ hiện nay chúng ta thụ
hưởng là từ cuộc cách mạng này.
Page | 7


3.2 Tác động của cuộc cách mạng đến xã hội loài người:
Chúng ta được tiếp quản những giá trị to lớn từ cơng nghệ 3.0. Đó là số hóa và
tự động hóa. Hệ thống máy móc tự động vận hành với chương trình thiết lập sẵn cài
đặt trên máy tính. Con người lúc này là trung tâm chỉ quản lý sự vận hành tự động và
liên kết. Hình ảnh và những clip robot lắp ráp máy bay hay ô tô và tự động thao tác
dù chi tiết phức tạp đòi hỏi độ chính xác cực cao khơng cịn gì lạ lẫm. Như vậy, cho
thấy cuộc cách mạng lịch sử ở đây chính là q trình tự động hóa trong khâu sản
xuất. Với nền tảng cốt lõi chính là chiếc máy tính, phát minh có thể ứng dụng hiệu
quả vào sản xuất với kỹ thuật điều khiển tự động, tự vận hành. Đặc biệt với sự ra đời
của máy tính, thiết bị điện tử và đặc biệt là thông tin truyền thơng, internet nên cơng
nghệ 3.0 cịn được coi là cuộc cách mạng kỹ thuật số.
Cuộc cách mạng này đã tạo điều kiện tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên và các
nguồn lực xã hội, cho phép chi phí tương đối ít hơn các phương tiện sản xuất để tạo
ra cùng một khối lượng hàng hóa tiêu dùng. Kết quả, đã kéo theo sự thay đổi cơ cấu

của nền sản xuất xã hội cũng như những mối tương quan giữa các khu vực I (nông lâm - thủy sản), II (công nghiệp và xây dựng) và III (dịch vụ) của nền sản xuất xã
hội. Làm thay đổi tận gốc các lực lượng sản xuất, cuộc Cách mạng KH&CN hiện đại
đã tác động tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài người, nhất là ở các nước tư bản
chủ nghĩa phát triển vì đây chính là nơi phát sinh của cuộc cách mạng này.

4. Quá trình hình thành phát triển của cách mạng công nghiệp lần 4 và những
tác động đến xã hội lồi người
4.1 Q trình hình thành và phát triển
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) được đề cập lần đầu tiên tại Hội chợ
triển lãm công nghệ Hannover (CHLB Đức) năm 2011 và được chính phủ Đức đưa
Page | 8


vào “ kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao” năm2012. Đây là cuộc cách
mạng về sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá trong các lĩnh vực công
nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano,… với nền tảng là các đột phá
của công nghệ số
Gần đây tại Việt Nam cũng như trên nhiều diễn đàn kinh tế thế giới, việc sử
dụng thuật ngữ cách mạng công nghiệp lần thứ tư với hàm ý có một sự thay đổi về
chất trong lực lượng sản xuất của nền kinh tế thế giới. Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư được hình thành trên cơ sở cuộc cách mạng số, gắn với sự phát triển và phổ
biến của internet kết nối vạn vật với nhau ( Internet of Things - IoT). Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư có biểu hiện đặc trưng là sự xuất hiện của các cơng nghệ mới
có tính đột phá về chất như trí tuệ nhân tạo, big data, in 3D…
4.2 Tác động của cuộc cách mạng đến xã hội loài người:
 Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động sâu sắc đến
quyền con người
Một mặt, những ứng dụng của cuộc Cách mạng công nghiệp này là các công cụ
giúp cho việc mở rộng ghi nhận, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Chẳng hạn,
quyền tiếp cận thơng tin được thực hiện một cách nhanh chóng và đầy đủ hơn với sự

hỗ trợ của in-tơ-nét, dữ liệu lớn (big data), sự phát triển của hệ thống thông tin trực
tuyến, mạng xã hội... Dữ liệu lớn giúp cho việc thu thập và phân tách dữ liệu dễ dàng
hơn, thơng qua đó có thể hỗ trợ và giám sát tình trạng phân biệt đối xử với các nhóm
dễ bị tổn thương. Thông tin về các vi phạm quyền con người cũng được chia sẻ
nhanh chóng hơn, nhờ đó các chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các bên chịu trách
nhiệm về quyền con người có thể tiếp nhận và đưa ra giải pháp hỗ trợ kịp thời. Các
công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ liên quan đến y tế, giáo dục có thể giúp tăng
khả năng tiếp cận dịch vụ và cải thiện các chỉ số phát triển kinh tế - xã hội, thơng qua
đó nâng cao khả năng hưởng thụ quyền sức khỏe, giáo dục, quyền về lương thực,
Page | 9


quyền vui chơi giải trí, quyền được hưởng lợi từ sự phát triển của khoa học - công
nghệ. Công nghệ số cũng giúp cho việc thực hiện quyền tự do biểu đạt được hiệu quả
hơn. Truyền thông và mạng xã hội ngày càng trở thành một kênh quan trọng thể hiện
quyền tự do biểu đạt, tự do ngôn luận của người dân trên thế giới. Các ứng dụng
công nghệ mới cũng tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận quyền cho các nhóm
dễ bị tổn thương. Chẳng hạn, cơng nghệ góp phần làm tăng khả năng tiếp cận dịch
vụ, giảm chi phí hỗ trợ cho người khuyết tật. Người khuyết tật sẽ có cơ hội được sử
dụng nhiều hơn các thiết bị hiện đại hỗ trợ cho tình trạng khuyết tật. Sự phát triển
của công nghệ gen cũng giúp cho việc điều tra tội phạm dễ dàng hơn, đặc biệt là các
loại tội phạm xâm hại phụ nữ, trẻ em...
Mặt khác, những ứng dụng mới của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra
hàng loạt thách thức mới đối với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên nhiều
lĩnh vực. Sự phát triển và phổ biến của in-tơ-nét cũng như các nền tảng truyền thông
xã hội là kênh quan trọng thúc đẩy quyền tiếp cận thông tin, thúc đẩy giáo dục quyền
con người, thực hiện tự do ngôn luận và tự do biểu đạt, nhưng cũng đặt ra thách thức
mới về tình trạng bạo lực trực tuyến, kích động mang tính gây hấn, kỳ thị và bạo lực,
tin tức giả. Sự dễ dàng tiếp cận thông tin, dữ liệu cá nhân thậm chí đã dẫn tới sự xâm
phạm các quyền dân chủ trong hệ thống chính trị, như việc dùng các ứng dụng công

nghệ để can thiệp vào cuộc bầu cử ở một số quốc gia thời gian qua.
+ Sự phát triển của thuật toán và trí tuệ nhân tạo trong nhiều trường hợp đã vượt
khỏi năng lực bảo vệ quyền của hệ thống pháp luật, như quyền riêng tư trên mạng,
quyền bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã
buộc phải thông qua luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh phát triển của cơng
nghệ, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến trách nhiệm của các doanh nghiệp về bảo vệ
quyền riêng tư và thơng tin cá nhân(1). Trí tuệ nhân tạo có thể được sử dụng như là
công cụ để điều trị bệnh tật, nhưng cũng làm gia tăng sự cách biệt và bất bình đẳng
trong xã hội. Cơng nghệ máy bay tự lái có thể giúp ích cho việc thực hiện cứu trợ
Page | 10


khẩn cấp (như vận chuyển máu) một cách nhanh chóng hơn, nhưng cũng có thể được
sử dụng là vũ khí chiến đấu chống lại loài người. Sự phát triển của cơng nghệ tự
động, một mặt, giúp giải phóng sức lao động cho con người, tăng năng suất lao
động; mặt khác, cũng đẩy hàng triệu người phải đối diện với nguy cơ mất việc làm.
+ Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đặc biệt tác động đến các nhóm dễ bị tổn
thương như phụ nữ, người khuyết tật, trẻ em, người cao tuổi. Sự ra đời của công
nghệ số với các nền tảng trực tuyến có thể góp phần thúc đẩy bình đẳng giới thông
qua việc hỗ trợ phụ nữ tiếp cận thông tin, giáo dục và kết nối với các cơ hội phát
triển, nhưng cũng làm tăng nguy cơ bị tấn cơng, quấy rối, bạo lực tình dục qua mạng.
Cơng nghệ mới có thể cung cấp cơ hội học tập và thông tin cho trẻ em, đồng thời
cũng làm phát sinh nhiều rủi ro mới cho quyền trẻ em, bao gồm sự gia tăng tình trạng
nơ lệ hiện đại, bóc lột lao động trẻ em, tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em qua mạng,
buôn bán trẻ em và nhiều vi phạm khác về quyền riêng tư của trẻ em.
 Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động đến kinh tế - xã hội
CMCN 4.0 đã tạo ra nhiều đột phá về công nghệ mới trong các lĩnh vực như sản
xuất trí thơng minh nhân tạo, chế tạo rơ-bốt, phát triển mạng internet, công nghệ in
3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học về vật liệu, lưu trữ năng lượng và
tin học. Theo đó, các cơng nghệ mới ra đời sẽ là sự liên kết các lĩnh vực lý - sinh; cơ

- điện tử - sinh… hình thành các ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành nghề có
sự liên quan đến tương tác giữa con người với máy móc. Điều đó mang lại nhiều ứng
dụng trong các lĩnh vực giao thông, y tế, giáo dục,… làm cuộc sống con người trở
nên thuận tiện, giải phóng con người khỏi lai động chân tay nặng nhọc để phát triển.
CMCN 4.0 có thể coi là chìa khóa, cơ hội để tạo bước phát triển mang tính đột
phá cho nền kinh tế nước ta trong thời gian tới nhằm thực hiện thành cơng q trình
cơng nghiệp hóa. Tuy nhiên cũng tồn tại nhiều thách thức trong ngắn và trung hạn.

Page | 11


Lợi thế về lao động, đặc biệt là lao động chi phí thấp, lợi thế về tài nguyên sẽ giảm
đáng kể; các ngành sản xuất thâm dụng lao động,…
Làn sóng công nghệ mới giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, đáp
ứng chính xác hơn nhu cầu của khách hàng, tạo giá trị gia tăng bằng chất lượng chứ
khơng phải bằng tài chính. Các xu thế cơng nghệ cũng đang mở ra nhiều có hội cho
các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể khởi nghiệp và sáng
tạo.
Tạo điều kiện để tiếp thu, trao đổi kinh nghiệm tổ chức, quản lý kinh tế - xã hội
giữa các nước. Thơng qua đó, các nước lạc hậu có thể rút ra những bài học kinh
nghiệm của các nước đi trước, hạn chế những sai lầm, thất bại trong quá trình phát
triển. Tạo điều kiện cho các nước mở rộng đối ngoại, phát triển các hệ thống quản lý,
sản xuất,…
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đang đặt ra những thách thức vô cùng lớn
với doanh nghiệp. Làn sóng đổi mới cơng nghệ tốc độ cao song hành với hội nhập và
tự do hóa thương mại tồn cầu sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh rất lớn, buộc các doanh
nghiệp phải thích ứng với vai trị của cuộc cách mạng công nghiệp lần 4
II. Nghiên cứu trách nhiệm bản thân để cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra thành
công ở Việt Nam trong cách mạng công nghiệp lần 4


Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với đặc trưng cơ bản là trí tuệ nhân tạo và
điều khiển học có bước phát triển vượt bậc cho phép con người kiểm sốt từ xa mọi
thứ, khơng giới hạn về không gian, thời gian; tương tác nhanh hơn, tốt hơn và chính
xác hơn. Q trình đẩy mạnh Cách mạng cơng nghiệp 4.0 dựa trên số hóa và kết nối
có thể mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước; đồng thời cũng đưa đến những thách thức đối với quá trình phát triển.
Trong bối cảnh mới, đội ngũ thanh niên được xem là đội quân chủ lực để đẩy nhanh

Page | 12


cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thanh niên Việt Nam trong các
giai đoạn lịch sử luôn giữ vai trò quan trọng và là lực lượng quan trọng trong thời kỳ
kiến xây dựng đất nước. Thanh niên Việt Nam trong cuộc cách mạng dân tộc, dân
chủ; trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược; trong thời kỳ kiến thiết đất nước
sau chiến tranh; trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước luôn phát huy truyền thống của dân tộc, ln nêu cao tinh thần xung
phong, tình nguyện, xung kích, đi đầu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng, nhà
nước và nhân dân giao phó. Vì vậy trong bối cảnh cách mạng 4.0 hiện đại thanh niên
Việt Nam nói riêng và bản thân chúng tơi nói riêng đã ý thức được những trách
nhiệm cần làm để góp phần vào sự hội nhập quốc tế toàn diện nhiều mặt. => Vậy ta
– những chủ nhân tương lai của đất nước – cần phải làm gì để mở ra cánh cửa bước
vào sân chơi tồn cầu hóa trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần 4 ?
Đầu tiên chúng tôi nghĩ rằng mình cần Sáng tạo, tìm tịi, phát triển khoa học
- công nghệ và ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tiễn. Bởi
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ biến đổi cách sống, làm việc và giao tiếp
của toàn nhân loại theo cách hoàn tồn mới. Trung tâm của cuộc cách mạng cơng
nghiệp này là công nghệ thông tin (CNTT) và Internet kết nối vạn vật (IoT), không
chỉ giúp con người giao tiếp với con người, mà còn là con người giao tiếp với máy,
con người giao tiếp với đồ vật và đồ vật giao tiếp với nhau. Do đó, Việt Nam ta

muốn tiến vào cuộc cách mạng cơng nghiệp này địi hỏi phải có một nguồn nhân lực
chất lượng cao có khả năng ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ của cuộc
cách mạng vào thực tiễn sản xuất để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển đặt
ra. Vì thế, ngay từ trên giảng đường đại học, sinh viên chúng tơi phải chủ động tích
lũy tri thức về cơng nghệ thông tin, chủ động cập nhật kịp thời và ứng dụng những
tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất của thế giới vào cuộc sống. Việc đó địi hỏi bản
thân mỗi người không những sử dụng công nghệ hiện đại của các nước bạn mà còn
phải sáng tạo ra những thứ hiện đại hơn thế nữa. những thành tựu trước đó sẽ là tiền

Page | 13


đề giúp chúng ta tạo ra cái mới. Như thế, Việt Nam ta sẽ khẳng định tên mình trên
trường đua quốc tế bởi nhiều sản phẩm mang thương hiệu made in Việt Nam.
Thứ hai khơng thể khơng nhắc đến đó là Tích cực học tập, đặc biệt là ngoại
ngữ tốt. Tích cực học tập để nâng cao trình độ văn hóa, chun mơn, khoa học, kỹ
thuật, tay nghề. Trong thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội trong nước và hội nhập quốc
tế, thanh niên chúng tôi cần nâng cao hơn nữa trình độ học vấn, tay nghề, khả năng
thực tế, kỹ năng lao động để thích ứng với thị trường lao động trong nước và thị
trường lao động quốc tế. Đặc biệt trau dồi vốn ngoại ngữ là yêu cầu mang tính cần
thiết. Khả năng sử dụng ngoại ngữ sẽ tạo cơ hội cho chúng ta tiếp cận với các tin tức,
sách báo, tài liệu nước ngoài, giao tiếp được với bạn bè quốc tế nhằm giao lưu, học
hỏi văn hóa của các miền đất trên thế giới và tiếp cận những tri thức tiên tiến của
nhân loại.
Thứ ba đó là Có lối sống lành mạnh, ln trang bị đầy đủ các kỹ năng
mềm, không ngừng cải thiện những kỹ năng cứng.
Kĩ năng mềm đó là những kỹ năng giao tiếp ứng xử,thuyết trình, làm việc nhóm
hay kĩ năng quản lý thời gian,... Kỹ năng mềm có tính linh động, có thể tùy biến
theo hồn cảnh và mơi trường.vì vậy trong xã hội hiện nay, kỹ năng mềm đang
trở thành một xu hướng quan trọng, chiếm 75% tỉ lệ thành công ở nhiều người.

Tuy nhiên không thể không kể đến vai trị của kỹ năng cứng, nó là tiền đề, công
cụ cốt lõi để xây dựng và duy trì cơng việc, tạo ra thu nhập đảm bảo đời sống.
Chính vì lẽ đó, mỗi người chúng ta phải rèn luyện trau dồi song song 2 kĩ năng
này. Muốn vậy, mỗi thanh niên nói riêng cần khơng ngừng học hỏi, đọc sách báo
về các nền văn hóa, tinh hoa nhân loại, tích cực chủ động tham gia các phong trào
giao lưu thanh niên quốc tế. Như thế chúng ta mới có đủ năng lực lao động sản
xuất, phát triển kinh tế nước nhà trong thời kì 4.0 này.

Page | 14


Thứ tư, Có nhận thức, tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng và am hiểu
pháp luật đồng thời giữ vững quốc phòng an ninh là một trách nhiệm hết sức quan
trọng. Nó thể hiện ở việc cá nhân mỗi người ln nắm chắc chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng và nhà nước về đối ngoại nhân dân, về hội nhập quốc tế. Trang
bị kiến thức đúng đắn về hội nhập và tỉnh táo phân biệt được mặt trái của quá trình
hội nhập, chống âm mưu của các thế lực thù địch. Đồng thời hiểu rõ pháp luật trong
các lĩnh vực cơng nghiệp hóa hiện đại hóa vừa bảo vệ quyền lợi lợi ích hợp pháp của
mình cũng như của người khác. Không những thế, thời đại 4.0 khi các cơng nghệ
mới như vũ khí hạt nhân, vũ khí tự động, vũ khí điều khiển từ xa và vũ khí sinh học
trở nên dễ dàng chế tạo và sử dụng hơn làm gia tăng nguy cơ chiến tranh. Bản thân
mỗi ngừoi cần tích cực tham gia các chương trình, dự án của địa phương; tự nguyện,
tự giác tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham gia các hoạt động bảo vệ Tổ quốc
và giữ gìn an ninh trật tự an tồn xã hội để góp phần giữ gìn hịa bình, đẩy lùi nguy
cơ chiến tranh.
Thứ năm, mỗi người phải Tự nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Vì trong thời
đại CNH-HĐH, khi khoa học cơng nghệ phát triển gây nhiều tác động xấu đến môi
trường. Mỗi người chúng ta phải tích cực tham gia vào việc xây dựng môi trường xã
hội lành mạnh và môi trường sinh thái trong lành, sạch đẹp; tích cực tham gia phịng
chống ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

tồn cầu.
Cách mạng cơng nghiệp 4.0 cùng với hội nhập quốc tế toàn diện đặt ra yêu cầu
đối với thanh niên phải có những kỹ năng mang tính tồn cầu. Khi lao động của các
nước di chuyển tự do vào Việt Nam tạo ra những thuận lợi, cơ hội, nhưng cũng đặt ra
nhiều khó khăn và thách thức đối với thanh niên Việt Nam. Sự chuẩn bị kiến thức, kỹ
năng và thái độ cũng như tâm lý để sẵn sàng di chuyển sang làm việc tại các nước
của thanh niên Việt Nam chưa cao. Muốn di chuyển sang các nước làm việc thì phải
có ngoại ngữ, nhưng ngoại ngữ là một trong những điểm hạn chế của thanh niên Việt
Page | 15


Nam hiện nay. Thanh niên Việt Nam được đánh giá là cần cù, sáng tạo, nhiều sáng
kiến nhưng khi năng lực khơng giao tiếp được, khơng chia sẻ được thì sáng tạo, sáng
kiến cũng không được đưa vào thực tiễn sản xuất – đời sống.
Tóm lại, bản thân chúng tơi cần cần phải mạnh dạn chuyển hướng trong việc
học tập, ln tự cải tạo để tiến bộ mãi, tích cực tự học tập, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện
mình thành những người có đức, có tài để hồn thành mọi nhiệm vụ được giao; Phải
giữ vững đạo đức cách mạng: phải khiêm tốn, cần cù, hăng hái, dũng cảm. Phải tránh
tư tưởng kiêu ngạo, công thần, tự tư tự lợi; Phải xung phong trong mọi công tác;
xung phong là đi trước, làm trước để lôi cuốn quần chúng, chứ không phải là xa rời
quần chúng; Phải cố gắng học tập chính trị, văn hố, nghề nghiệp để tiến bộ mãi, để
sẵn sàng trở thành cán bộ tốt, đảng viên tốt; Phải rèn luyện thân thể cho khoẻ mạnh,
khoẻ mạnh thì mới có đủ sức để tham gia một cách dẻo dai bền bỉ những cơng việc
ích nước lợi dân… Thực hiện những điều đó thì sẽ làm trịn nhiệm vụ của mình, sẽ
tiến kịp thanh niên các nước bạn. Chỉ có như vậy, thế hệ thanh niên chúng ta mới gia
nhập được xu thế mới, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
của đất nước, xứng đáng là “Người chủ tương lai của nước nhà”, là “mùa Xuân của
xã hội

Page | 16



C. KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận trên, mọi người đã được cung cấp kiến thức cơ bản về lịch sử
phát triển cách cuộc cách mạng cơng nghiệp. Đó là cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ nhất sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ 2 sửa dụng điện năng để tạo ra sản xuất đại trà.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 sử dụng các thiết bị điện tử và cơng nghệ
thơng tin để tự động hóa sản xuất. Giờ đây nhân loại đang bước vào cuộc Cách
mạng công nghệ lần thứ 4, một cuộc cách mạng kỹ thuật số đã được xuất hiện từ
giữa thế kỷ trước, là sự kết hợp công nghệ làm mờ đi ranh giới giữa các lĩnh vực
vật lý, kỹ thuật số và sinh học. chính vì thế chúng ta đã đi sâu và phân tích tác
động to lớn mà chúng mang lại cho nhân loại trên nhiều mặt đời sống tinh thần và
các q trình sản xuất. Khơng những thế, bài tiểu luận đã nhận định được tầm ảnh
hưởng quan trọng của cách mạng 4.0 đối với Việt Nam hiện nay. Trong bối cảnh
Cách mạng công nghiệp 4.0, khi tri thức tồn tại khắp mọi nơi, xuất hiện trong mọi
mặt của cuộc sống, địi hỏi đội ngũ thanh niên phải có kiến thức tổng hợp. Bên
cạnh đó, khi hàng ngày, hàng giờ đều có những thay đổi về mặt cơng nghệ, ảnh
hưởng đến đời sống thì khả năng thích ứng và khả năng giải quyết vấn đề một
cách linh hoạt, sáng tạo là chìa khóa để nâng cao năng suất lao động. Ngoài ra, để
gia nhập vào xu thế của Cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là giới trẻ cần phải
tập trung học tập, nghiên cứu, lao động sáng tạo trong một số lĩnh vực quan trọng,
đặc biệt là vật lý, sinh học, khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo, các lĩnh vực
công nghệ mới, công nghệ mang tính đột phá. Có như thế mới đáp ứng được
những yêu cầu đòi hỏi của đất nước và thời đại

Page | 17


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, cách mạng cơng nghiệp, 2021
Đồn Minh Huấn, Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến bảo
đảm quyền con người, Tạp chí Cộng Sản, 2019
Ngơ Tuấn Nghĩa, kinh tế chính trị Mác – Lê Nin, Hà Nội 2019

Page | 18


Page | 19



×