Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Dòng họ mai đức ở nga sơn từ thế kỷ i (năm 037 sau công nguyên) đến đầu thế kỷ XXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.5 KB, 100 trang )

1

LỜI CẢM ƠN
Hồn thành luận văn cũng chính là lời cảm ơn chân thành nhất của tác giả
tới PGS Hoàng văn Lân, PGS-TS Nguyễn Trọng Văn vì sự hướng dẫn trực
tiếp, giúp đỡ tận tình của các thầy trong suốt thời gian qua đồng thời tác giả
cung xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô ở khoa sau đại học, khoa lịch sử Trường Đại Học Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình
nghiên cứu.
Cũng qua đây tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hội đồng gia tộc họ
Mai Đức, đặc biệt là các ông trong họ như: ông Mai Đức Tịch, Mai Đức
Toại, Mai Đức Lắm; Thư viện Đại Học Vinh, bảo tàng Thanh Hóa, Ủy ban
nhân dân huyện Nga Sơn…đã cung cấp tài liệu giúp tác giả hoàn thành luận
văn.
Tác giả cũng đặc biệt cảm ơn tới gia đình, bạn bè,đồng nghiệp, đã quan
tâm giúp đỡ suốt thời gian qua.
Vinh, ngày 4 tháng 01 năm
2011
Tác giả:

Mai Văn Bang


2

MỤC LỤC
Mở đầu…………………………………………………………… 5
I. Lý do chọn đề tài ……………………………………..………….…….....5
II. Lịch sử vấnđề……………………………………………….................... 6
III. Phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài…………………...……….…. 8
IV. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu…………………….............. .9
V. Đóng góp khoa học và giá trị thực tiễn ………………..………………...11


VI.Bố cục luận văn……………………………………..................….……. 12
Chương I: Qúa trình hình thành và phát triển của dịng họ Mai
Đức ở đất Nga Sơn - Thanh Hóa từ thế kỷ thứ I (năm 037 sau công
nguyên) đến đầu thế kỷ XXI.
1.1

Vài nét về mảnh đất và con người Nga Sơn………..….……….…… 13

1.1.1 Địa danh Nga Sơn qua các thời kỳ………………..……………..…..13
1.1.2 Địa hình và điều kiện tự nhiên………………………..……….……..14
1.1.3 Truyền thống văn hóa của cư dân Nga Sơn…………..……….….…..15
1.2

Quá trình hình thành và phát triển của dòng họ Mai Đức ở đất Nga Sơn
từ thế kỷ thứ I (năm 037 sau công nguyên) đến đầu thế kỷ XXI....… 21

1.2.1 Dòng họ Mai Đức định cư trên đất Nga Sơn…………………..…… 21
1.2.2 Sự phát triển của dòng họ Mai Đức ở đất Nga Sơn từ thế kỷ thứ I (năm
037 sau công nguyên) đến đầu thế kỷ XXI……………………..…... 23
Chương II. Những đóng góp của dịng họ Mai Đức đối với lịch sử
dân tộc từ thế kỷ thứ I (năm 037 sau công nguyên) đến đầu thế kỷ XXI.
2.

Thời Đông Hán (thế kỷ I) đến thế kỷ XVIII…………………….….. 28

2.1.

Thời Đông Hán (thế kỷ I) trước khi tham gia khởi nghĩa Hai Bà
Trưng…………………………………………………………………31


2.2.1 Thời Hai Bà Trưng………………….…….……………….….…….. 33


3

2.1.2. Thời Lý - Trần - Lê Trung Hưng………………………….…....…… 43
2.1.3. Thời Tây Sơn…………………………………………….….….…… 50
2.2

Cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XXI…………………..……..…...…51

2.2.1 Cuối thể kỷ XIX…………….……………………………..….…….. 53
2.2.2 Đầu thế kỷ XX………………..….…………………………....…….. 55
2.2.3 Giai đoạn 1930-1945……………………………………...…….……56
2.2.4. Giai đoạn 1945-1975…………………….…………….….….…...….57
2.2.5. Giai đoạn 1975 đến đầu thế kỷ XXI………………………….…..…. 58
Chương III. Truyền thống văn hóa của dịng họ Mai Đức
3.1.

Truyền thống võ cơng……………………………..….….…..….…... 60

3.2.

Truyền thống khoa bảng……………………………..………….……63

3.3.

Từ đường, lăng mộ, lễ hội…………………………..…….…..….......66

3.3.1. Từ đường…………………………………………..……..….……….66

3.3.2. Lăng mộ……………………………………..……….…..…..….……76
3.3.3. Lễ hội…………………………………….…….…….…….…..……..76
3.3.4. Giá trị lịch sử nghệ thuật văn hóa……………………...….…….……81
Kết luận:………………………………………..………….……......83
Tài liệu tham khảo………………….……………………..………….……..86
Phụ lục I: Văn bia………………………………………..……................... 90
Phụ lục II: Hình ảnh về dịng họ Mai Đức………………..……...............…95
Phụ lục III. Danh sách con cháu có trình độ trung cấp đến sau đại học....…98


4

MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1.1. Các dòng họ ở Thanh Hóa vốn có truyền thống cần cù lao động và
đoàn kết theo tinh thần tương thân tương ái, có ý chí mạnh mẽ và thơng minh,
đã từng sát cánh bên nhau trong các cuộc đấu tranh oanh liệt để bảo vệ Tổ
quốc, quê hương, xóm làng. Trong các dịng họ đó có dịng họ Mai Đức ở
Nga Sơn, Thanh Hóa. Trong suốt chiều dài lịch sử từ năm 037 sau công
nguyên đến đầu thế kỷ XXI đã giúp sức người, sức của để bảo vệ cho chính
nghĩa, cho công bằng xã hội, truyền thống yêu nước và anh hùng của dòng họ
cần được làm sáng tỏ để các thế hệ con cháu được tự hào về tổ tiên mình, trên
cơ sở đó để tơn trọng, học tập và phát huy.
1.2. Ngày nay khi Đất nước thống nhất, nhu cầu hướng về cội nguồn
của con người ngày càng lớn. Do đó nghiên cứu tìm hiểu về dịng họ một mặt
thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Đồng thời thơng qua đó việc nghiên
cứu truyền thống văn hóa dịng họ của dòng tộc từng bước được khẳng định.
1.3. Dòng họ Mai Đức ở đất Nga Sơn có nguồn gốc ở xã Phú Cốc
huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng, đạo Sơn Nam (nay thuộc huyện Vụ Bản,
Nam Định) đến năm 037 sau Công nguyên di cư đến đất Nga Sơn, trải qua

hơn hai nghìn năm lịch sử do gia phả bị gián đoạn nhiều nên chỉ lập được 16
đời, đến nay con cháu họ Mai Đức tập trung chủ yếu ở trong huyện và ở
nhiều nơi khác.
Trong thực tế dòng họ này có nhiều đóng góp lớn đối với lịch sử dân tộc,
cống hiến nhiều nhân tài cho đất nước. Đặc biệt là thời kỳ trước và sau khởi
nghĩa của Hai Bà Trưng. Do đó nghiên cứu về dịng họ Mai Đức ở đất Nga
Sơn giúp chúng ta nhận thức đúng đắn hơn về gia tộc, cộng đồng và mối


5

quan hệ giữa các dịng họ. Trên cơ sở đó phát huy những mặt tích cực, hạn
chế những mặt tiêu cực, góp phần củng cố mối đồn kết tồn dân.
1.4. Dịng họ là một hiện tượng lịch sử nên có sản sinh, có vinh thăng,
có suy thối, thậm chí có khi khơng cịn tồn tại. Nhưng cũng có những dịng
họ, được cả vùng hoặc cả nước biết đến. Thường những dịng họ này có
nhiều đóng góp cho lịch sử dân tộc và thường có những nhân vật tiêu biểu, ở
đất Nga Sơn tiêu biểu có thủy tổ họ Mai văn, tự là Phúc Đức là quan Thái úy
võ quan cao cấp thời Lê Trung Hưng; đại tướng đại vương Trịnh Minh người
đó cơng mộ dân binh và dẫn đường cho vua Trần đánh giặc; Của họ Mai Thế
là Mai Anh Tuấn. Các nhân vật đó xuất hiện trong các thời kỳ lịch sử khác
nhau, điều kiện xã hội khác nhau.Nhưng đó là niềm tự hào của dân tộc, của
dịng họ, của người trong họ, mỗi khi nhớ về cội nguồn là nhớ tới nhân vật
khởi thủy đó, cá nhân đó trở thành nhân vật lịch sử….Đề tài này cũng nhằm
xác định một số nhân vật tiêu biểu của dòng họ Mai Đức ở đất Nga Sơn,
Thanh Hóa với những đóng góp cụ thể trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
đất nước từ năm 037 sau Công nguyên đến đầu thế kỷ XXI.
1.5. Lịch sử Dân tộc nói chung và lịch sử dịng họ nói riêng có nhiều
dịng họ nổi danh võ công như họ Lê ở Thọ Xuân –Thanh Hóa, họ Nguyễn
Gia Miêu ở Hà Trung - Thanh Hóa, Họ Mai Đức ở Nga Sơn nổi danh trong

lịch sử ở phương diện võ công. Trải qua nhiều thế kỷ, dòng họ này đã tham
gia vào những biến động của Đất nước. Nghiên cứu về dòng họ là việc hết
sức cần thiết nhằm khẳng định những đóng góp to lớn của các thế hệ tổ tiên,
ông cha trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quốc gia dân tộc.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
Hiện nay dòng họ là vấn đề đang được giới nghiên cứu trong cả nước
quan tâm. Có lẽ khơng ở nước nào như nước ta, vấn đề dịng họ lại có quan
hệ chặt chẽ với vận mệnh của đất nước như vậy. Lịch sử Việt Nam trước đây
phải chép theo thời đại, tức là chép theo dòng họ, từ họ Khúc đến họ Nguyễn.
Sự thịnh suy của các dịng họ đó viết cho Việt Nam những trang sử rất oanh


6

liệt, có khi bi hùng, đó là sự thật lịch sử rất hùng hồn khi vận mệnh của đất
nước tùy thuộc vào các dòng họ ở một làng xã, một khu vực, uy tín của các
dịng họ cũng đem lại tiếng tăm, vinh dự cho làng, cho khu vực đó. Làng hay
khu vực làm cho người ta biết đến nhiều là do, ở đó có những dịng họ đó
đóng góp cho xóm làng, cho đất nước. Thực sự nhờ các dịng họ này, có
truyền thống hiển hách. Khơng chỉ nổi tiếng nhất thời, mà còn qua đời này
qua đời khác. Chính vì vậy mỗi dịng họ, đều xứng đáng cho một cơng trình
nghiên cứu cơng phu.
Mặt khác thời gian gần đây, gia đình trở thành đơn vị kinh tế tự chủ ở
nơng thơn. Vấn đề dịng họ được nhiều người nhắc đến, việc tu bổ, xây dựng
lại nhà thờ, xây lại miếu mộ. Tìm lại mối liên hệ dịng họ qua gia phả, qua
các thông tin khác, dịch thuật sắc phong, gia phả nhiều dịng họ được quan
tâm.
Thanh hóa là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nhiều anh hùng dân tộc, nhiều
phong trào nổi tiếng được biết đến từ xứ Thanh. Quê hương của Bà Triệu,
của vua Lê Đại Hành (Lê Hồn), Vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) và cịn rất nhiều

người yêu nước Việt Nam khác. Các dòng họ ở Thanh Hóa nói chung, dịng
họ Mai Đức ở Nga Sơn nói riêng đã có hơn hai nghìn năm lịch sử. Nhưng
trước cách mạng tháng tám, đến nay chưa có cơng trình nào nói về q trình
phát triển “dịng họ Mai đức ở Nga Sơn từ năm 037 sau công nguyên đến đầu
thế kỷ XXI”.
Trong thực tế con cháu trong hội đồng gia tộc, dòng họ Mai Đức và một
số nhà khoa học đó có bài viết về dịng họ Mai Đức. Nhưng chỉ đề cập riêng
lẻ. Cụ thể có một số bài viết như sau:
Trong cuốn “Danh Nhân Thanh Hóa’’ của nhà xuất bản Thanh Hố năm
1989, có đề cập đến cuộc khởi nghĩa do bà Lê Thị Hoa thuộc dòng họ Mai
Đức. Trước khi tham gia cuộc khởi nghĩa do hai Bà Trưng lãnh đạo năm 40
(sau công nguyên), của tác giả Hoàng Tuấn Phổ.


7

Trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Nga Sơn”, tập 1 do nhà xuất bản
chính trị quốc gia của tác giả Trịnh Nhu (chủ biên), tác giả đã đề cập đến thân
thế và sự nghiệp của nữ tướng.
Trong cuốn “Nữ Tướng Thời Hai Bà Trưng” của nhà xuất bản thanh niên
năm 2001 của Bùi Thiết cũng đó đề cập nhiều thơng tin q đến nữ tướng Lê
Thị Hoa.
Trong “Tìm hiểu dòng họ Việt Nam” tác giả Mai Văn Hoa, đã trình bày
những nét khái qt chính về dịng họ Mai Đức ở Nga Sơn.
Trong cuốn “Trưng Vương và các Nữ Tướng” của tác giả Vũ Thanh Sơn,
do nhà xuất bản phụ nữ (2009). Đã cung cấp nhiều tư liệu quý, mới được
phát hiện của nữ tướng Lê Thị Hoa. Về con cháu trong dịng họ: Mai Đức
Tân có bài “Lê Thị Hoa - thủy tổ” dòng họ Mai. Tất cả những cuốn sách và
bài viết trên đã đề cập đến, đóng góp của dịng họ Mai Đức đối với lịch sử
dân tộc. Nhưng các bài viết chỉ chủ yếu nhấn mạnh đến các nhân vật, Bà nữ

tướng Lê Thị Hoa, bốn người con trai của bà: Mai Đạt, Mai Thỏa, Mai An và
Mai Trí, cịn mang tính riêng lẻ. Chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu tổng thể
quá trình phát triển của dịng họ và những đóng góp của dịng họ, đối với
quốc gia dân tộc. Trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước từ thực tế đó đặt ra
yêu cầu, nhiệm vụ đối với chúng tôi. Phải đi sâu nghiên cứu, một cách tồn
diện hơn về dịng họ Mai Đức ở đất Nga Sơn. Để góp phần giữ gìn và phát
huy truyền thống của dân tộc.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ KHOA HỌC CỦA
ĐỀ TÀI:
3.1 Phạm vi nghiên cứu:
Dựa vào tài liệu hiện có và khả năng nghiên cứu của bản thân , chúng
tôi đặt ra phạm vi nghiên cứu của đề tài “Dòng Họ Mai Đức ở đất Nga Sơn từ
thế kỷ I (năm 037 sau công nguyên) đến đần thế kỷ XXI”.
3.2. Nhiệm vụ khoa học của đề tài:


8

Trên cơ sở nhận thức được, tầm quan trọng của việc nghiên cứu dịng
họ đối với sự nghiệp cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Luận văn
chúng tơi, tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Nghiên cứu tìm hiểu một cách tồn diện và có hệ thống về q trình
hình thành và phát triển của dịng họ Mai Đức ở Nga Sơn từ năm 037 sau
công nguyên đến đầu thế kỷ XXI.
Từ những đóng góp chung, của dịng họ đối với quốc gia dân tộc. Trên
cơ sở đó chúng tơi tập trung đi sâu vào, tìm hiểu các nhân vật tiêu biểu trong
dịng họ đó là Bà nữ tướng Lê thị Hoa và bốn người con trai Tả Hữu Tiền
Phong tứ dực tướng công ( Mai Đạt, Mai Thỏa, Mai An, Mai trí ).
IV. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
4.1 Nguồn tài liệu :

Trong quá trình thực tiễn đề tài, chúng tôi tham khảo và nghiên cứu các
nguồn tài liệu sau:
Tài liệu gốc:
Chúng tôi tham khảo các tài liệu chính sử “ Đại Việt Sử Ký Tồn
Thư” của Ngơ Sĩ Liên (tập2) do Đào Duy Anh và Cao Huy Du dịch; Quốc sử
quán triều Nguyễn “Việt Sử Thông Giám Cương Mục” (tập 18); Quốc sử
quán triều Nguyễn “ Đại Nam Thống Nhất Chí” (tập1,2). Loại gia phả gồm
có: “ Mai Tộc Thủy Tổ Phả Lục Bia” (tức bia ghi gia phả thủy tổ họ Mai), gia
phả thế hệ chi 4 dòng họ Mai Đức (họ cả). Ngồi ra chúng tơi cịn tham khảo
các đạo dụ, sắc phong, câu đối trong nhà thờ họ Mai Đức của Bà nữ tướng Lê
thị Hoa và bốn ông tả hữu tiền phong tứ dực tướng công (Mai Đạt, Mai
Thỏa, Mai An và Mai Trí). Tại đền thờ họ Mai Đức và đền thờ nữ tướng Lê
thị Hoa (ở làng Ngũ Kiên - xã Nga Thiện).
4.1.1 Tài liệu nghiên cứu:


9

Một số tài liệu mà chúng tôi tham khảo trong q trình nghiên cứu như
“ Địa Chí Thanh Hóa” của nhà xuất bản Thanh Hóa . “ Lịch Sử Việt Nam”
tập1 của Trương Hữu Quýnh, nhà xuất bản Giáo dục.

Các tài liệu khác:
Ngồi các tài liệu trên, trong q trình nghiên cứu chúng tơi cịn tham
khảo một số tài liệu sau: “Danh nhân Thanh Hóa” của tác giả Hồng Tuấn
Phổ do nhà xuất bản Thanh Hóa năm 1989. “Việt Nam các sự kiện” của viện
sử học. “Lê thị Hoa – Thủy Tổ” dòng họ Mai của Mai Đức Tân trên tạp chí
dân tộc và thời đại ngày 16/9/2002. Ngồi ra cịn có các loại sách như “ Nữ
Tướng thời Hai Bà Trưng” của tác giả Bùi Thiết nhà xuất bản thanh niên năm
2001. Cuốn “Trưng Vương và các Nữ tướng” của tác giả Vũ Thanh Sơn, nhà

xuất bản phụ nữ năm 2009. “ Nữ tướng thời Trưng Vương – Lê Thị Hoa nữ
tướng” của tác giả Nguyễn Khắc Xương. Cuốn “Nữ tướng Việt Nam” của
tác giả Tạ Hữu Yên nhà xuất bản quân đội nhân dân năm 1991.
Tài liệu điền giã:
Để tăng thêm sự phong phú trong quá trình nghiên cứu chúng tơi cịn
tìm hiểu, đi thực tế về nhà thờ họ Mai Đức. Đền thờ nữ tướng Lê thị Hoa,
nhiều lần ghi chép và chụp lại các sắc phong câu đối, hồnh phi để làm cơ sở
cho q trình nghiên cứu. Đồng thời chúng tơi cịn gặp gỡ trao đổi với những
người lớn tuổi trong họ như: Trưởng họ ông Mai Đức Hưu, ông Mai Đức
Lam người giữ nhà thờ, ông Mai Đức Tịch người đã dịch gia phả và văn bia,
các ông khác như ông Mai Đức Bơn, Mai đức Toại, Mai Đức Lắm …
4.1.2 Sưu tầm tài liệu:
Để có nguồn tư liệu trên, chúng tơi đã tiến hành sưu tầm, tích lũy sao
chép tư liệu ở thư viện trường Đại Học Vinh, thư viện và bảo tàng tỉnh Thanh
Hóa, Viện Hán Nơm. Rập chép bia ký, hồnh phi câu đối, gia phả bằng chữ


10

Hán, sao chép và chụp lại các sắc phong, nghiên cứu thực địa tại nhà thờ họ,
đền thờ, lăng mộ ở xã Nga Thiện, Nga Sơn, Thanh Hóa.
4.1.3 Xử lý số liệu:
Trong q trình nghiên cứu đề tài, chúng tơi đã sữ dụng phương pháp duy
vật biện chứng, phương pháp lịch sử, phương pháp lơgic để trình bày một
cách có hệ thống, cụ thể quá trình hình thành và phát triển của dòng họ Mai
Đức ở Nga Sơn, cũng như đóng góp của dịng họ này trong thời gian từ thế
kỷ I sau công nguyên đến đầu thế kỷ XXI.
So sánh đối chiếu gia phả các sắc phong văn bia với chính sử để từ đó đánh
giá và phân tích, nêu lên mối liên hệ chặt chẽ, sự tác động qua lại giữa dòng
họ Mai Đức đối với quê hương đất nước.

V. ĐÓNG GÓP KHOA HỌC, GIÁ TRỊ THỰC TIỄN CỦA LUẬN
VĂN:
5.1. Đóng góp khoa học:
Với sự cố gắng cao nhất của tác giả, luận văn sẽ giới thiệu và cung cấp
cho độc giả quá trình hình thành và phát triển của dòng họ Mai Đức trên đất
Nga Sơn, giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về một dòng họ có nguồn gốc hơn
hai nghìn năm lịch sử.
Qua đó góp phần giáo dục tư tưởng nguồn cội, phát huy được truyền
thống q báu của gia đình và dịng họ.
Qua nghiên cứu về dòng họ Mai Đức ở đất Nga Sơn góp phần làm sáng
tỏ, một số nhân vật trong dịng họ. Mà lịch sử đã bỏ sót hoặc chỉ nhắc tới sơ
sài.
Đồng thời hồn thành luận văn cũng, góp phần nhỏ bé và phong phú
thêm nguồn tư liệu vào bộ lịch sử địa phương.
Giá trị thực tiễn:
Hiện nay xu thế thế giới, là hội nhập quốc tế về mọi mặt. Việt Nam
khơng thể tách rời xu thế hịa nhập đó, hơn nữa đất nước đang gặt hái được


11

những thành công hết sức to lớn của sự nghiêp Cơng nghiêp hóa - Hiện đại
hóa đất nước. Do đó việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, là điều hết sức cần
thiết. Chúng ta hịa nhập, chứ khơng hịa tan. Cho nên việc tìm về nguồn cội,
để phát huy hơn nữa truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của người Việt
Nam ngày càng trở nên cần thiết và thiết thực hơn bao giờ hết.
Trên thực tế ở nhiều địa phương, các dịng họ đã bỏ thời gian, cơng sức,
tiền của để tìm tịi khơi phục lại đền thờ, lăng mộ gia phả… Nhưng bên cạnh
đó cũng khơng ít người lợi dụng mối quan hệ họ hàng để kiếm chác, cầu vinh
kéo bè cánh, chia bè phái làm mất đoàn kết. Hiện tượng “ một người làm

quan cả họ được nhờ” vẫn còn phổ biến…Từ thực tế trên luận văn góp phần
phát huy mặt tích cực, xóa bỏ mặt hạn chế những măt tiêu cực nhằm hướng
tới phát huy truyền thống tốt đẹp, xây dựng khối đoàn kết toàn dân, xây dựng
gia đình văn hóa, làng văn hóa, xã hội văn minh đất nước giàu mạnh.
Đồng thời luận văn còn góp phần vào việc giữ gìn bảo tồn và phát huy di
sản văn hóa dịng họ. Đóng góp xây dựng đất nước, ngày càng giàu mạnh và
đậm đà bản sắc dân tộc.
Mặt khác luận văn còn giá trị thực tiễn cho, thế hệ trẻ nét đẹp truyền
thống của dòng họ và biết hướng về nguồn cội tổ tiên.
vi. BỐ CỤC LUẬN VĂN:
Chương 1: Quá trình hình thành và phát triển của dòng họ Mai
Đức trên đất Nga Sơn - Thanh Hóa từ (năm 037 sau cơng ngun) đến
đầu thế kỷ 21 .
Chương 2: Những đóng góp của dịng họ Mai Đức ở Nga SơnThanh Hóa đối với lịch sử dân tộc từ năm 037 sau công nguyên đến đầu
thế kỷ 21.
Chương 3: Văn hóa truyền thống dịng họ Mai Đức ở Nga Sơn.


12

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA DÒNG HỌ MAI ĐỨC TRÊN ĐẤT NGA SƠN - THANH HĨA
TỪ (NĂM 037 SAU CƠNG NGUN) ĐẾN ĐẦU THÊ KỶ XXI.
1.1 VÀI NÉT VỀ MẢNH ĐẤT VÀ CON NGƯỜI NGA SƠN:
1.1.1 Địa danh Nga Sơn qua các thời kỳ:
Đầu công nguyên vùng đất Nga Sơn ngày nay thuộc địa hạt huyện Vô
Thiết, quận Cửu Chân. Trong suốt chiều dài lịch sử của chế độ phong kiến,
địa giới, tên gọi của huyện đã thay đổi nhiều lần qua các thời kỳ lịch sử theo
sách “Đại Nam thống nhất chí”chép: “Huyện Nga Sơn” Đông - Tây cách

nhau 21 dặm, Nam - Bắc cách nhau 21 dặm, phía đơng đến biển 5 dặm, phía
tây giáp huyện Vĩnh Lộc 16 dặm phía nam đến địa giới huyện Hậu Lộc 6
dặm, phía bắc địa giới huyện n Mơ và huyện Phụng Hóa, tỉnh Ninh Bình
15 dặm.
Từ đời Trần trở về trước gọi là Chi Nga hoặc Nga Lạc, Thời thuộc Minh
do Aí Châu lệ vào phủ Thanh Hóa, đời Quang Thuận gọi là Nga Giang, đổi lệ
vào phủ Hà Trung sau lại đổi tên hiệu này. Bản triều vẫn giữ như thế năm
Thiệu Trị thứ 3 bỏ chức tri huyện do phủ kiêm lý, trước lãnh 7 tổng, năm
Minh Mạng thứ 19 tách lấy tổng Thần Phù cho vào huyện n Mơ tỉnh Ninh
Bình, nay lãnh 6 tổng, 102 xã thôn trang. Từ năm 1838 (từ Minh Mạng thứ
19) địa danh Nga Sơn được thay thế cho địa danh cũ và tồn tại cho đến ngày
nay” [36, 200].
Cho đến trước cách mạng tháng 8 năm 1945, huyện Nga Sơn vẫn thuộc
phủ Hà Trung. Năm 1977 hai huyện Nga Sơn và Hà Trung sáp nhập vào nhau


13

gọi là huyện Trung Sơn. Đến ngày 30/8/1982 hội đồng bộ trưởng lại ra quyết
định số 148 - HĐBT cho huyện Trung Sơn tách thành hai huyện Nga Sơn và
huyện Hà Trung như ngày nay. Hiện nay huyện Nga Sơn có 27 xã và thị
trấn’’[ 7,25]
1.1.2. Địa hình và điều kiện tự nhiên:
Địa hình:
Nga Sơn nằm ở phía bắc tỉnh Thanh Hóa, cách khoảng 60km, là huyện
ven biển, phía bắc giáp với huyện Kim Sơn của tỉnh Ninh Bình, phía nam
giáp với huyện Hậu Lộc, tây giáp với huyện Hà Trung và phía đơng giáp với
biển đơng. Là huyện nằm ở phía đơng bắc của tỉnh Thanh Hóa “có tọa độ địa
lý 19 0 56’ 30 s đến 20 0 3’ 45 s vĩ bắc đến 105 0 34’ 34 s đến 106 0 3’ 10 s
kinh đông.

Với tổng diện tích tự nhiên là 14.632 ha ,trên bản đồ hành chính hình dáng
Nga Sơn gần giống lá cờ đi nheo mà cạnh huyền chạy theo hướng đông
bắc- tây nam , kéo dài từ Nga Điền, qua phần tiếp giáp với biển xuống Nga
Thạch ” [23, 120].
Nga Sơn nằm giữa hai con sông Hoạt và sông Báo văn chảy qua huyện dài
12 km, sông Lèn của hệ thống sông Mã chạy qua huyện dài 11km, tổng lưu
lượng của các sông vào mùa mưa lên tới 1.720 m 3 /s. Nhưng mùa cạn chỉ
còn 20 m 3 /s, trong kháng chiến giữ nước trước đây con sông Hoạt là đường
giao thông thủy rất quan trọng. Bờ biển Nga Sơn dài 11km, có nhiều giá trị
kinh tế cao liên quan đến nông nghiệp trồng trọt ven biển với nghề trồng cói,
dệt chiếu truyền thống từ lâu trong ý nghĩ của người Việt Nam, nhắc đến Nga
Sơn là nhắc đến chiếu cói nổi tiếng [23, 125].
“Ai về mua vại hương canh
Ai lên mình giử cho anh với nàng
Chiếu Nga Sơn gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông ”


14

Bờ biển Nga Sơn có tốc độ bồi tụ khá nhanh, từ năm 1960 đến năm 1994
diện tích tăng lên hàng nghàn héc ta do việc mở rộng diện tích quai đê lấn
biển.Ở phía bắc từ Nga Thiện, Nga Giáp đến Nga Phú là phần cuối của dãy
Tam Điệp được chia thành hai dãy. Một bên là dãy Thần Phù, một bên là dãy
Thiết Giáp dài 8,3km, độ cao trung bình là 100m. Đây là nơi quần tụ của
nhiều danh lam thắng cảnh với các truyền thuyết của cha ông trong buổi đầu
khai thiên lập địa, xây dựng quê hương như Mai An Tiêm, động Từ Thức, bia
thần trên núi cao… [6, 237]. Từ ngàn xưa Thần phù là cửa biển nổi tiếng về
cảnh đẹp, nhưng cũng rất nguy hiểm cho thuyền bè qua lại muốn đi từ bắc
vào trung được thì phải qua đây điều này thể hiện qua thơ của Hồ Nguyên

Trừng trong bài thơ “áp lảng chân nhân” có đoạn :
“Lênh đênh qua cửa Thần
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm”.
Cảnh trời mây nước thần phù đã làm nao lòng biết bao tao nhân mặc
khách. Thần phù có trong bài thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Trung Ngạn, vua Lê
Thánh Tông, Ngô Thi Sĩ…Trong di sản của Nguyễn Trãi có hai bài thơ của
ơng về cửa biển này đó là các bài “quá thần phù hải khẩu” và “thần phù hải
khẩu” đó là những tiềm năng du lịch quý báu của huyện Nga Sơn.
Khí hậu :
Do địa lý mang lại cho Nga Sơn loại khí hậu hải dương mang đặc trưng
và tính chuyển giữa đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Nắng lắm mưa
nhiều rét sớm và chịu tác động trực tiếp của bãi biển theo mùa hàng năm
nhiệt độ trung bình, các ngày từ 23 0 đến 260 lượng mưa trung bình là 1.540
mm. Lượng bốc hơi là 808 mm, độ ẩm khơng khí là 84%, điều kiện của khí
hậu Nga Sơn thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp với nhiều chủng loại
cây, sinh vật phong phú. Điều kiện tự nhiên như vậy ảnh hưởng đến tập quán
tính cách của con người Nga Sơn. Đồng thời ở nơi đây cũng đổ biết bao công
sức mồ hôi, nước mắt để khai khẩn đất hoang, tạo nên vùng đất giàu đẹp, một
phần của giang sơn gấm vóc Việt Nam.


15

1.1.3. Truyền thống văn hóa của cư dân Nga Sơn:
Con người:
Lịch sử Nga Sơn gắn liền với lịch sử Thanh Hóa và lịch sử Việt nam
trên mảnh đất này trong suốt bề dày lịch sử thiên nhiên và con người ln
gắn bó hịa quyện vào nhau .
Là huyện địa đầu của tỉnh Thanh Hóa, có vị trí vừa là tụ điểm, vừa là sự
nối tiếp trong giao lưu Bắc – Trung nên từ lâu trong lịch sử Nga Sơn đã có

nền văn hóa mang nhiều sắc thái đặc trưng địa lý – văn hóa ảnh hưởng đến
dáng dấp, tính cách, giọng nói của con người Nga Sơn.
Lễ hội là một trong những hoạt động văn hóa tinh thần chủ yếu của con
người Nga Sơn dưới thời phong kiến, trong những ngày lễ hội trai gái trao
cho nhau những lời ca tiếng hát, những câu hị trữ tình tình u đơi lứa và
chính chàng Từ Thức vì đi dự lễ hội mẫu đơn mới gặp tiên nữ Giáng Hương.
Trong sách “ Thanh Hóa quan phong’’ cụ Vương Duy Trinh đã sưu tầm
một số lời hát ở huyện Nga Sơn đến nay đã thất truyền như sau :
“ Nay mừng hải yến Hà Thành
mn dân thiên hạ thái bình âu ca
miền Thanh Hóa, huyện Nga ta
cỏ cây thang mộc, quốc gia triều đình
bốn phương bể lặng tăm kinh
mn dân thiên hạ thái bình âu ca …”.
Nga Sơn từ lâu nổi tiếng là đất học, dẫu nghèo nhưng ai cũng muốn cho
con học dăm ba chữ để làm người, đó là truyền thống hiếu học của người Nga
Sơn có 7 vị đỗ đạt khoa đó là: 1 Thám hoa: Mai Anh Tuấn: 6 tiến sỹ đó là các
ơng: Mai Thế Chuẩn, Mai Duy Trinh, Mai Thế Uông, Mai Hữu Dụng, Mai
Thế Trịnh và Nguyễn Giới. Trong đó sử sách xưa nhắc nhiều đến nhất là Mai
Thế Chuẩn và Mai Anh Tuấn :[36, 30] .
Ở nhiều làng xã cũng giành một phần ruộng công để làm học điền, nhiều
làng xã mang đậm truyền thống hiếu học của quê hương như ở Nga Thạch,


16

Nga Mỹ, Nga Văn…Nơi đây cũng chứng kiến nhiều cuộc đấu tranh chống
ngoại xâm như : Đại tướng đại vương Trịnh Minh đời Trần đã tham gia cùng
với vua Trần chống quân xâm lược lần thứ 2 (1285), trong đó có cuộc khởi
nghĩa tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Ba Đình, sự đóng góp của nhân dân

Nga Sơn là vô cùng to lớn.
Một truyền thống quý báu khác của nhân dân Nga Sơn là chuộng tín nghĩa
hiếu khách kính trọng người già cả, biết ơn những người có cơng với họ hàng
với quốc gia dân tộc. Những người có cơng khai khẩn đất hoang, chiêu dân
lập ấp hoặc có công văn võ với dân với nước cũng được nhân dân tơn kính
làm thành hồng làng, làm đền thờ cúng.
Về tôn giáo:
Cư dân Nga Sơn thờ cúng cả đạo Nho lẫn đạo Phật nhưng ảnh hưởng
của nó đối với lối sống, tâm lý, tập quán của nhân dân rất lớn, đạo Thiên
Chúa (đạo cơ đốc) là tôn giáo lốn thứ 2 sau đạo phật, số lượng đồng bào theo
đạo thiên chúa ở huyện Nga Sơn khá lớn trên thực tế sinh hoạt đạo Thiên
Chúa ở Nga sơn gắn liền với trung tâm thiên chúa giáo Phát Diệm, ngày
nay” Nga sơn có 21 vạn giáo dân sinh sống trên 10 xã với 7 nhà thờ xứ, 44 họ
đạo ”[3,25].
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc đòng bào giáo dân ở huyện
Nga sơn đã sống “kính chúa yêu nước”, “tốt đời đẹp đạo”, có nhiều đóng góp
cho quê hương cũng như nhiều vùng khác, người Nga Sơn còn thờ cúng các
vị thần , các anh hùng dân tộc, thờ cúng tổ tiên điều đó thể hiện mơt trong
những nét truyền thống tốt đẹp của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”.
Một số dòng họ tiêu biểu:
Nga sơn là vùng đất sinh sống của nhiều dòng họ lớn, các dòng này dù
có nguồn gốc khác nhau dù là bản địa hay từ nơi khác đến, dù với lý do gì thì
quá trình định cư và phát triển, các dịng họ đã hòa nhập với cư dân bản địa,
cùng nhau cải tạo tự nhiên, chống thiên tai địch họa tạo thành những xóm
làng trù phú, trên đất Nga Sơn ngồi dịng họ Mai Đức mà chúng tôi đã đề


17

cập trong qúa trình nghiên cứu của đề tài này thì cịn nhiều dịng họ khác

trong khn khổ cho phép chúng tơi giới thiệu khái qt một số dịng họ tiêu
biểu như: họ Mai Thế, họ Lê Quang, họ Mai Đức.

Họ Mai Thế:
Dòng họ Mai Thế (còn được gọi là Mai Quan Tộc), ở làng Hậu Trạch xã
Nga Thạch. Thời Lê Trung Hưng (có 31 người làm quan lớn trong triều) có
nhiều cơng trạng được sử sách ghi chép nhiều vì thế gia phả và nhà thờ đại
tơn cịn được gọi là Mai Quan Tộc.
Do gia phả bị thất truyền nên lấy cụ Mai Thế Châu làm thủy tổ cho đến
nay truyền được 15 đời, dù gia phả đất đoạn, ta vẫn biết trước đó ở thời Tiền
Lê có cụ Mai Thế Hùng quê gốc ở Nga Sơn đến định cư ở xã Nga Thạch đã
theo Lê Hoàn đánh giặc được phong là Đô Đốc Thủy Binh, cháu nội Mai Thế
Nam được vua Lý phong tước quận công, phiêu kị đại tướng qn.
Ở đời trần có ơng Mai Thế Phụ giỏi thiên văn được vua trần phong cho làm
hướng đạo theo đường biển tiến vào phía Nam đánh Chiêm Thành. Con trai
ông Mai Thế Tần được vua Trần phong chức Giáo Đầu Cấm Vệ Qn chính
vì gia phả khơng được ghi chép đầy đủ nên lấy cụ Mai Thế Châu làm thủy
tổ.
Đời 1: Cụ thủy tổ Mai Thế Châu được phong tước Tồn Quận Cơng, khoa
thi võ đứng tên bảng vàng nên được vua phong tước mới Quận Công, chức
Thái Bảo.
Đời 2: Cụ tổ Mai Thế Huân tước Mậu Quận Công.
Đời 3: Cụ tổ Mai Nghiêm Đạt được vua Lê Trang Tông phong Tước
Khuê Quận công ba thế thế hệ đồng triều cùng đánh Mạc, ở đời thứ 3 có bà
Mai Thị Ngọc Tiến vợ Trịnh Cối sau được phong trung đẳng thần, gia phong
thượng đẳng tôn thần, Vua tặng bà câu đối “công tại vương gia, ân tại kỷ sinh
vi quốc mẫu, tử vi thần”.


18


Đời thứ 4: Cụ tổ Mai Thế Chuẩn, đỗ tiến sỹ (1731) sau đổi sang nghạch
quan võ làm chức Hữu Điểm Phủ Sự, tòng làm đốc trấn Cao Bằng, Lạng
Sơn.
Đời thứ 5: Cụ tổ Mai Thế Uông đỗ tiến sĩ Ngự Bình Chương Sự, tước Lã
Xuyên Hầu.
Đời thứ 6: Cụ Mai Thế Trinh làm quan tri phủ Tước Tử .
Đời thứ 7 : Cụ Mai Thế Trịnh làm quan hàn lâm viện thị giảng học sĩ.
Đời thứ 8: Cụ Mai Anh Tuấn (tên thật Mai Thế Tuấn ) ông đỗ đầu thi
hương, thi hội, thi đình được vua Thiệu Trị tặng cho danh hiệu: Tam Khôi
(tức ba lần đỗ đầu ).
Ông được bổ nhiệm qua các chức: Hàn lâm viện trước tác, Thị độc học sĩ,
Án sát tỉnh Lạng Sơn.
Khi thực dân pháp xâm lược nước ta. Ông đã 17 lần dâng sớ can ngăn vua
Tự Đức không cắt đất và hiến kế đánh giặc. Không được vua và triều đình
nghe theo, đến lá sớ thứ 18 Ơng đã đem gián vào chỗ ngồi của Vua. Nhà Vua
cho là ông có lời lẽ bất kính xúc phạm đến triều đình, nên đã cho Ông lên làm
Án Sát Lạng Sơn “ tháng 8 năm 1885, ông đem quân đi dẹp giặc Thanh
( Trung Quốc ) ở Thất Sơn bị hi sinh, khi Ông mất được tặng hàn lâm viện
trực học sĩ liệt thờ ở đền Trung Nghĩa ( ở Huế )’’[36,284]. Tóm lại dịng họ
Mai Thế đã có nhiều đóng góp, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất
nước.
Để khẳng định và tơn vinh truyền thống q báu của dịng họ, nhân vật
lịch sử.
Bộ văn hóa thơng tin đã có quyết định 190 QĐ/VH, ngày 15/12/1997 công
nhận đền thờ Mai Anh Tuấn, là di tích văn hóa cấp quốc gia .
Dịng họ Mai Đức:
Với ơng thủy tổ là Mai Đức Lương quê quán ở Hồng Kỳ- Nghệ An di cư
đến Nga Sơn. Sinh thời Ơng theo nghề bn bán vào khoảng năm 1670-1700.



19

Ông đến làng Mật Kỳ - Xã Nga Trường, thấy phong cảnh tươi tốt. Dân cư
sống hòa thuận, nên đã ở lại đó lập nghiệp .
Dịng họ này đã phát triển, được 15 đời gồm các đời sau:
Đời 1: Cụ thủy tổ Mai Đức Lương.
Đời 2 : Cụ tổ Mai Đức Tồn, làm quan Đơ Úy thời Lê Trung Hưng.
Đời 3 : Cụ Mai Cơng Bính, biệt hiệu là “ kỳ uyên tiên sinh’’. Đỗ tú tài thời
Lê Trung Hưng .
Đời 4: Cụ Mai Đình Chiểu thi, đỗ Cử Nhân đời vua Lê Hiến Tông (vua
Cảnh Hưng 1740 – 1786). Làm quan Tri Huyện Thúy Vân (Quỳ Hợp - Nghệ
An)
Đời 5: Cụ Mai Huy Thuần, ngành trưởng thi đổ Hương Cống. Làm giám
sinh quốc tử giám, thời Lê Trung Hưng. Sang thời vua Quang Toản ( vương
triều Tây Sơn ) 1793 -1802. Ông được thăng chức: Binh bộ tả thị lang.
Nhánh thứ: Cụ Mai Đức Độ, làm quan binh bộ tả thị lang - cơng thân
lang tư thị cẩn tín.
Hiện nay trong nhà thờ họ vẫn còn nhiều đạo sắc, sắc phong của các triều
đại phong kiến, cho các con cháu dịng họ Mai Đức. Tiêu biểu của cụ Mai
Đình Chiểu đời vua Cảnh Hưng 1769. Đặc biệt là sắc phong của cụ Mai Huy
Đường, đời vua Cảnh Thịnh (vương triều Tây Sơn) năm 1796, xin được tạm
phiên âm như sau: “Mai Huy đường pha hữu văn học ứng
Tài chuẩn thăng binh bộ tả thị lang ngã hầu
Khả gia hiển tộc trung đại phu binh bộ tả thị lang
Đường lĩnh hầu phụng thủ công vụ thường kỳ
Thận ưu tư dĩ vĩnh trung dự”.
Cảnh Thịnh năm thứ 4(1796) tháng 11, ngày 25
Dịch nghĩa:
“Ông Mai Huy Đường, giỏi về văn học.

Được phong tả thị lang ngã hầu binh bộ,
Được hưởng lộc trung đại phu binh bộ,


20

Ơng lĩnh hầu chăm lo cơng vụ cẩn trọng, được hưởng danh dự suốt đời”.
Ngày 6, tháng 11 năm Cảnh Thịnh thứ 4 - năm 1796.
Dòng họ này hiện nay hiện có hơn 300 hộ . Trong đó có 4 chi, con cháu
có nhiều người đỗ đạt và thành danh là cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước
hoặc trưởng thành trong quân đội. Tiêu biểu như tiến sĩ Mai Đức Hồng làm ở
bộ giao thông vận tải, các đại tá như Mai Văn Hùng, Mai Hồng Bàng …
Dòng họ Lê Quang.
Dịng họ Lê Quang hiện, khơng rõ nguồn gốc từ đâu đến. Chỉ biết ông
thủy tổ là Lê Phúc Địch. Vào năm 1740 đến định cư ở, xã Nga Trường
(huyện Nga Nơn ). Đến nay đã gần được 300 năm, phát triển 10 đời với 250
hộ.
Đời 1: Cụ thủy tổ Lê Phúc Địch .
Đời 2: Cụ tổ Lê Phúc Ngạn.đỗ cử nhân.
Đời thứ 3: Cụ tổ Lê Văn Đức .
Đời 4: Cụ Lê Hồng Sơn
Đời thứ 5: Cụ Lê Văn Chiến, làm quan tri huyện .
Đời thứ 6: Cụ Lê Hồng Thắng
Cho đến nay con cháu dòng họ này đã, phát triển ra khắp mọi miền đất
nước. Chủ yếu vẫn là ở xã Nga Trường, có nhiều người giữ các chức vụ cao
cấp của Đảng và Nhà nước tiêu biểu như:
Ơng Lê Quang Thương, làm đến chức phó ban tổ chức trung ương (đã
nghỉ hưu).
Bà Lê Thị Hương, cán bộ nguồn thứ trưởng bộ công an sắp tới .
Ơng Lê Văn Quang phó chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Nga Sơn,ngồi ra

cịn có nhiều người là thương binh, liệt sỹ .
1.2.Q trình phát triển của dịng họ Mai Đức trên đất Nga Sơn từ
thế kỷ I (năm 037 sau cơng ngun) đến đầu thế kỷ 21:
1.2.1. Dịng họ Mai Đức định cư trên đất Nga Sơn:



×