Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự việt nam thực tiễn trên địa bàn tỉnh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 50 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

LÊ PHÚC CƯỜNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TỘI CƯỚP TÀI SẢN DƯỚI GĨC ĐỘ PHÁP LÝ
HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN TRÊN ĐỊA BÀN
KON TUM

KonTum, Tháng 5 năm 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TỘI CƯỚP TÀI SẢN DƯỚI GĨC ĐỘ PHÁP LÝ
HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN TRÊN ĐỊA BÀN
KON TUM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN :
SINH VIÊN THỰC HIỆN
:
LỚP
:
MSSV
:

CHÂU THỊ NGỌC TUYẾT


LÊ PHÚC CƯỜNG
K10LK1
16152380107011

KonTum, Tháng 5 năm 2020


LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một cơ hội quý báu để em có điều kiện tiếp xúc với những hoạt
động thực tế tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kon Tum. Đây cũng là đợt tập duyệt quan
trọng cho em trong việc hệ thống hóa lại các kiến thức lý thuyết đã được học vào thực tế,
đồng thời nâng cao kỹ năng làm việc, làm tiền đề cho cơng việc của em sau này. Với ý
nghĩa đó, việc thực hiện viết báo cáo thực tập tốt nghiệp là rất cần thiết và bổ ích cho cá
nhân em và toàn thể các bạn sinh viên. Được sự đồng ý của sư phạm - dự bị đại học tại Đại
học Đà Nẵng tại Kon Tum và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kon Tum, em đã có đợt thực
tập rất bổ ích và hiệu quả.
Để hồn thành đề tài tốt nghiệp này em đã nhận rất nhiều sự động viên của nhiều cá
nhân và tập thể.
Trước hết, em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cơ Châu Thị Ngọc Tuyết đã hướng
dẫn tận tình để em hồn thành đề tài tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô Phân hiệu Đại học Đà Nẵng; các
thầy, khoa Khoa Sư phạm và dự bị đại học cùng các bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................... iii

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 2
5. Bố cục .............................................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH KON TUM .. 4
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN
DÂN TỈNH KON TUM ..................................................................................................... 4
1.1.1. Khái quát về tỉnh Kon Tum ....................................................................................4
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kon Tum ........6
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN TỈNH KON TUM ........................................................................................ 8
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kon Tum.........................8
1.2.2. Cơ cấu và tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kon Tum ............................ 10
1.3. Thành tựu đạt được trong công tác của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kon Tum
............................................................................................................................................ 12
CHƯƠNG 2.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
VỀ TỘI CƯỚP TÀI SẢN ................................................................................................ 14
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỘI CƯỚP TÀI SẢN TRONG PHÁP LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM ................................................................................................................. 14
2.1.1. Khái niệm về tội cướp tài sản trong pháp luật hình sự Việt Nam .......................14
2.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội cướp tài sản trong pháp luật hình sự Việt Nam .....16
2.2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỘI CƯỚP TÀI
SẢN.................................................................................................................................... 21
2.2.1. Lịch sử phát triển những quy định của pháp luật Việt Nam về tội cướp tài sản. .21
2.2.2. Quy định về khung hình phạt đối với tội cướp tài sản theo quy định BLHS 2015
sửa đổi bổ sung 2017 .........................................................................................................24
2.2.3. Những điểm mới trong quy định của BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về
tội trộm cắp tài sản .............................................................................................................28

1.3. PHÂN BIỆT TỘI CƯỚP TÀI SẢN VỚI MỘT SỐ TỘI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
KHÁC................................................................................................................................ 28
1.3.1. Phân biệt tội cướp tài sản phân biệt và tội trộm cắp tài sản .................................28
1.3.2. Phân biệt tội cướp tài sản và tội công nhiên chiếm đoạt tài sản ...........................29

i


CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI CƯỚP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM. MỘT
SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ....................................................... 32
3.1. THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM VỀ TỘI CƯỚP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM ............. 32
3.1.1. Tình hình phát sinh tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum .........................32
3.1.2. Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Kon
Tum ....................................................................................................................................34
3.1.3. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện pháp luật
về tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum ..................................................................36
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TỘI TRỘM
CẮP TÀI SẢN VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM ............................................................................... 38
3.2.1. Một số kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về tội cướp tài sản
............................................................................................................................................38
3.2.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tội cướp tài sản trên
địa bàn tỉnh Kon Tum ........................................................................................................39
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

ii



DANH TỪ VIẾT TẮT
Nghĩa của các từ viết tắt
Cộng hòa dân chủ nhân dân
Hợp tác xã
Viện kiểm sát nhân dân
Bộ luật hình sự
Trách nhiệm hình sự
Chiếm đoạt tài sản
Tiến hành tố tụng
Văn bản pháp luật
Cấu thành tội phạm
Xã hội chủ nghĩa
Thông tư liên tịch

Các từ viết tắt
CHDCND
HTX
VKSND
BLHS
TNHS
CĐTS
THTT
VBPL
CTTP
XHCN
TTLT

DANH MỤC BẢNG

Số hiệu
3.1
3.2

TÊN BẢNG
Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát hằng năm về tội cướp tài
sản
Thống kê về độ tuổi vi phạm theo báo cáo năm tại Viện kiểm
sát nhân dân tỉnh Kon Tum

iii

Trang
32
33


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhìn lại sau ba mươi năm đổi mới kể từ năm 1986, đất nước ta do Đảng lãnh đạo đã
đạt được những thành quả to lớn, toàn diện trên tất các các mặt của đời sống xã hội. Cùng
với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, Đảng ta chủ trương giải quyết tốt
các vấn đề xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, tạo tiền đề vững chắc cho
sự nghiệp phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh những thành tựu to
lớn mà chúng ta đã đạt được, vẫn còn những khuyết điểm, yếu kém và khơng ít vấn đề bức
xúc nảy sinh chưa được giải quyết đó là sự tha hóa, biến chất về đạo đức, lối sống thực
dụng và hưởng thụ của một bộ phận con người trong xã hội làm phát sinh tệ nạn xã hội,
ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Đặc biệt là tình hình
tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp, tính chất, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt,
nhiều vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng.

Kon Tum là một tỉnh thuộc vùng cực bắc Tây Ngun của Việt Nam, có vị trí địa lý
nằm ở ngã ba Đông Dương, phần lớn nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn. Kon Tum cũng là
tỉnh có diện tích lớn thứ 8 trong 63 tỉnh thành Việt Nam. Phía Bắc Kon Tum giáp địa phận
tỉnh Quảng Nam với chiều dài ranh giới 142 km, phía Nam giáp với tỉnh Gia Lai chiều dài
ranh giới 203 km, phía Đơng giáp với tỉnh Quảng Ngãi với chiều dài ranh giới dài 74 km,
phía Tây giáp với nước CHDCND Lào (142,4 km) và Vương quốc Campuchia (138,3 km).
Từ một làng nhỏ của người Bana cạnh dòng sông Đăk Bla, đồng bào các dân tộc Xơ
Đăng, Bana, Gia Rai, Giẻ - Triêng, Brâu, Rơ Măm,... đến tụ cư, sinh sống, cho đến vị thế
quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của mảnh đất Tây Nguyên bao la, hùng
vĩ,... mảnh đất Kon Tum đã trải qua biết bao biến động và thăng trầm với nhiều lần thay
đổi tên gọi và địa giới hành chính. Ngược dòng thời gian, tìm hiểu về những giai đoạn lịch
sử mà Kon Tum đã đi qua, càng thấy trân trọng hơn ý chí, nghị lực, lòng quả cảm và sức
mạnh nội lực của đất và người nơi đây trong hành trình vươn lên cùng đất nước.
Kon Tum là tỉnh có dân số trẻ. Đến năm 2009, dân số toàn tỉnh là 432.865 người
(Niên giám thống kê 2009) Kon Tum có 25 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu
số chiếm trên 53%, có 6 dân tộc ít người sinh sống lâu đời bao gồm: Xơ Đăng, Bana, GiẻTriêng, Gia Rai, Brâu và Rơ Măm,... Sau ngày thống nhất đất nước (năm 1975) một số dân
tộc thiểu số ở các tỉnh khác đến sinh sống, làm cho thành phần dân tộc trong tỉnh ngày càng
đa dạng.
Mặc dù có nhiều thuận lợi về điều kiện kinh tế - xã hội cũng như hạ tầng kỹ thuật, sự
đang trên đà phát triển của tình Kon Tum, tuy nhiên đây cũng là điều kiện để tình hình an
ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội có những diễn biến phức tạp cả về tính chất và mức
độ, được thể hiện ở tình hình tội phạm, trong đó có tình hình tội trộm cắp tài sản nói riêng
và nhóm các tội xâm phạm sở hữu nói chung.
Thực tiễn cơng tác đấu tranh, phịng chống và xử lý tội phạm cho thấy, nhờ sự phối
hợp chặt chẽ của các cơ quan tiến hành tố tụng, chất lượng hoạt động điều tra, truy tố, xét
xử ngày càng được nâng cao. Số vụ cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã được phát
1


hiện chiếm tỷ lệ cao và được đưa ra xét xử nghiêm minh trước pháp luật. Song bên cạnh

đó, cơng tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Kon
Tum vẫn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân chính là do ý thức tự bảo vệ tài sản của mình và
tham gia bảo vệ tài sản của người khác trong quần chúng nhân dân còn chưa cao; các cơ
quan bảo vệ pháp luật chưa đánh giá hết tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm
tội, việc áp dụng một số quy định của pháp luật còn chưa thống nhất; các cơ quan, đơn vị,
tổ chức kinh tế mặc dù có điều kiện về kinh tế nhưng công tác bảo vệ tài sản cịn nhiều hạn
chế, mất cảnh giác, khơng quan tâm trang bị các phương tiện khoa học kỹ thuật để phục vụ
cho việc phòng ngừa và chống tội phạm; số đối tượng bị phạt tù sau khi chấp hành xong
hình phạt tù để tái hòa nhập cộng đồng còn chưa được quản lý chặt chẽ, chưa được tạo điều
kiện để họ tái hòa nhập cộng đồng và chưa được tạo điều kiện về cơng ăn việc làm, do đó
số đối tượng này khơng có việc làm cịn nhiều nên tỷ lệ tái phạm cịn cao. Chính vì vậy,
tơi đã lựa chọn đề tài “Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự việt nam - Thực tiễn
trên địa bàn tỉnh Kon Tum” làm đề tài tốt nghiệp với mong muốn trên cơ sở nghiên cứu
lý luận và thực tiễn xử lý loại tội này sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của
cơng tác đấu tranh phịng ngừa và chống tội cướp tài sản địa bàn tỉnh Kon Tum.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu một số dấu hiệu pháp lý cơ bản của tội phạm cướp tài sản dưới
góc độ pháp lý hình sự, tìm hiểu ngun nhân, thực trạng tội phạm xảy ra trong những năm
gần đây. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu q đấu tranh
phịng chống tội phạm này trong thời gian tới. Để đạt được mục tiêu đề ra đề tài lần lượt
thực hiện các nội dung:
- Tìm hiểu về những quy định của Luật hình sự Việt Nam về tội cướp tài sản.
- Đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, điều kiện của tội cướp tài sản trên địa
bàn thành phố Kon Tum.
- Đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao đấu tranh phòng, chống tội cướp tài sản
trên địa bàn thành phố Kon Tum.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và quy định pháp luật hiện hành về tội cướp tài
sản theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

b) Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số dấu hiệu pháp lý, nội dung cơ bản của tội phạm
cướp tài sản theo quy định pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành. Và tìm hiểu nghiên cứu
qua thực tiễn thực hiện trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2019- 5/2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên hệ thống phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta trong lĩnh vực đấu tranh, phòng chống tội phạm,
lý luận khoa học điều tra hình sự và những thành tựu khoa học về tư pháp luật hình sự. Để
đạt được kết quả, nhiệm vụ và mục tiêu đặt ra trong q trình nghiên cứu. Tơi đã sử dụng
2


các phương pháp nghiên cứu tài liệu, so sánh đối chiếu, phân tích, thống kê tổng hợp, tham
khảo ý kiến, quan sát thực tế để đưa ra được những lý luận về tội cướp tài sản và đúc kết
kinh nghiệm thực tiễn. Từ đó, đánh giá và đưa ra được những kiến nghị, giải pháp phù hợp
góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác phịng ngừa tội phạm.
5. Bố cục
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục từ viết tắt,
nội dung đề tài gồm 03 chương:
Chương 1: Tổng quan về Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kon Tum
Chương 2: Một số vấn đề lý luận và pháp luật hình sự việt nam về tội cướp tài sản
Chương 3: Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật hình sự việt nam về tội
cướp tài sản trên địa bàn tỉnh kon tum. Một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN

DÂN TỈNH KON TUM
1.1.1. Khái quát về tỉnh Kon Tum
a. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Kon Tum là tỉnh miền núi vùng cao Nam Trung Bộ, phía Tây giáp nước Cộng hồ
Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia, với chiều dài biên giới khoảng 260
km, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam; phía Đơng giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía Nam giáp tỉnh
Gia Lai; có đường 14 nối với các tỉnh Tây Nguyên và Quảng Nam, đường 40 đi Atôpư
(Lào). Nằm ở ngã ba Đơng Dương, Kon Tum có điều kiện hình thành các cửa khẩu, mở
rộng hợp tác quốc tế về phía Tây. Ngồi ra, Kon Tum có vị trí chiến lược hết sức quan
trọng về quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái. Kon Tum là đầu mối giao lưu kinh tế
của cả vùng duyên hải miền Trung và cả nước.
Địa hình Kon Tum chủ yếu là đồi núi, chiếm khoảng 2/5 diện tích tồn tỉnh, bao gồm
những đồi núi liền dải có độ dốc 150 trở lên. Địa hình núi cao liền dải phân bố chủ yếu ở
phía Bắc - Tây Bắc chạy sang phía Đơng tỉnh Kon Tum, đa dạng với gò đồi, núi, cao
nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau khá phức tạp, tạo ra những cảnh quan phong phú, đa
dạng.
Khí hậu Kon Tum có nét chung của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa của phía Nam
Việt Nam, lại mang tính chất của khí hậu cao nguyên. Khí hậu Kon Tum chia thành 2 mùa
rõ rệt là mùa mưa và mùa khơ. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng
11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm dao động
trong khoảng 22 - 230C, biên độ nhiệt độ dao động trong ngày 8 - 90C.
Rừng Kon Tum phần lớn là rừng nguyên sinh có nhiều gỗ quý như cẩm lai, dáng
hương, pơ mu, thông… Tỉnh Kon Tum có khoảng hơn 300 lồi thực vật, thuộc hơn 180
chi và 75 họ thực vật có hoa. Động vật nơi đây cũng rất phong phú, đa dạng, trong có nhiều
lồi hiếm, bao gồm chim có 165 lồi, 40 họ, 13 bộ, đủ hầu hết các lồi chim. Thú có 88
loài, 26 họ, 10 bộ, chiếm 88% loài thú ở Tây Ngun. Bên cạnh các lồi thú, Kon Tum còn
có nhiều loại chim quý cần được bảo vệ như công, trĩ sao, gà lơi lơng tía và gà lơi vằn1.
b. Tổ chức hành chính
Kon Tum hiện có 09 đơn vị hành chính gồm: thành phố Kon Tum (trung tâm kinh tế,
văn hóa, chính trị của tỉnh) và 08 huyện: Đăk Hà, Đăk Tô, Đăk Glei, Sa Thầy, Ngọc Hồi,

Kon Plong, Kon Rẫy và Tu Mơ Rơng.
c. Dân số
Dân số có 473.300 người (năm 2013) với trên 42 thành phần dân tộc khác nhau sinh
sống trên địa bàn tỉnh.
d. Tình hình kinh tế
1

/>
4


Kon Tum có điều kiện hình thành các cửa khẩu, mở rộng hợp tác quốc tế về phía Tây.
Kon Tum có đường Quốc lộ 14 nối với các tỉnh Tây Nguyên và Quảng Nam, đường 40 đi
Atôpư (Lào).
Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010, cơ cấu kinh tế chuyển đổi cơ bản tiến bộ, công
nghiệp xây dựng đạt 32%, nơng, lâm nghiệp 25%, dịch vụ 43%, GDP bình qn đầu
người đạt 507 USD, nhu cầu vốn đầu tư cả thời kỳ 476,6 triệu USD. Tình hình xuất nhập
khẩu đến năm 2010 đạt 70 triệu USD. Đồng thời năm 2010 có 50.000 lượt khách du lịch,
trong đó có 10.000 khách nước ngoài.
Năm 2012, năm thứ hai triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon
Tum lần thứ XIV. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,77% so với cả nước. Trong đó, các
ngành nơng - lâm - thủy sản tăng 7,3%, ngành công nghiệp - xây dựng tăng 17,49%,
ngành dịch vụ tăng 18,34% và chỉ số giá tiêu dùng tăng 9,88%. Thu ngân sách trên địa bàn
đạt 1.632,2 tỷ đồng, vượt 0,5% so với kế hoạch. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 38,2%,
đồng thời giải quyết việc làm cho khoảng 6.200 lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất
nghiệp xuống dưới 5%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 22,12 triệu đồng, và tỷ lệ hộ
nghèo giảm còn 22,77%.
Ước tính đến cuối năm 2012, tồn tỉnh có 13.794 hợp tác xã, tăng 504 so với
năm 2011. Danh thu bình quân của Hợp tác xã năm 2012 ước đạt 1,74 tỷ đồng/HTX/Năm,
Lợi nhuận bình quân của hợp tác xã đạt 370,87 triệu đồng/HTX/Năm. Thu nhập bình quân

của các xã viên hợp tác xã ước đạt 18,26 triệu đồng/xã viên/năm. Thu nhập của lao
động thường xuyên trong các hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã ước đạt 17,83 triệu đồng/lao
động/năm.
Tỉnh Kon Tum đã thực hiện đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản
phẩm chủ lực của tỉnh như Sâm Ngọc Linh, rau hoa xứ lạnh, ni cá tầm, cá hồi... gắn với
tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Tỉnh phấn đấu trong năm 2013, thu ngân sách nhà nước tại
địa bàn đạt trên 1.830 tỷ đồng và kim ngạch xuất khẩu đạt trên 100 triệu USD2.
e. Chính trị, văn hóa – xã hội
Năm 2000, tỉnh được công nhận phổ cập giáo dục Tiểu học và xố mù chữ, năm 2010
tỉnh được cơng nhận hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Hệ thống cơ sở đào tạo
nguồn nhân lực tiếp tục được mở rộng; tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 21% (năm 2005)
lên 33,5% (năm 2010).
Đến nay 100% số xã đã có trường THCS, có 80 trường đạt chuẩn quốc gia. Đến năm
2010 đã xây dựng được 5 980 phòng học. Năm 1991 mới chỉ có 60% số người trong độ
tuổi được cắp sách đến trường, tỉ lệ mù chữ trong độ tuổi 15 - 25 là 46,6%, thì đến năm
2004 giảm xuống còn 6,3%. Số học sinh có mặt đầu năm học năm 2005 là 122 841 học
sinh thì đến năm 2010 là 134 037 học sinh.
Cơng tác y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ. Khi mới thành lập lại
tỉnh, cơ sở vật chất của ngành y tế thiếu thốn nghiêm trọng; đội ngũ cán bộ y tế vừa thiếu,
2

/>
5


vừa yếu; trang thiết bị chuyên môn thiếu thốn, lạc hậu, nhiều xã “trắng” về y tế (khơng có
trạm và cán bộ y tế). Đến nay, mạng lưới y tế được xây dựng, củng cố và kiện toàn từ tỉnh
đến cơ sở. Đã có 6,3 bác sĩ/vạn dân; 83,5% số trạm y tế xã có bác sĩ; 98% trẻ em dưới 01
tuổi được tiêm chủng đầy đủ.
Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Hồi đã hoàn thành, đi vào hoạt động và phát huy

hiệu quả. Tỉ lệ trạm y tế xã có bác sĩ tăng từ 40% lên 55,7%. Bệnh viện đa khoa tỉnh, các
trung tâm y tế được đầu tư nâng cấp và đưa vào sử dụng các thiết bị kỹ thuật y học tiên
tiến, hiện đại. Y tế dự phòng triển khai tích cực, khống chế và đẩy lùi các dịch bệnh nguy
hiểm. Một số cơng trình văn hóa, phúc lợi cộng cộng được đầu tư xây dựng. Lễ hội văn
hóa tiêu biểu của 6 dân tộc bản địa được phục dựng. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa” phát triển cả về số lượng và chất lượng, cùng với các hoạt động
văn hóa, thể thao được quan tâm phát triển đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho
nhân dân.
f. Kết cấu hạ tầng
- Về giao thông: Mạng lưới giao thông phát triển và phân bổ khá hợp lý, trên toàn
tỉnh hiện có 2.919,15 km đường giao thơng: Quốc lộ có 388 km gồm: Đường Hồ Chí Minh
(Quốc lộ 14), 14C, 40 và 24. Tỉnh lộ có 391,8 km gồm: Tỉnh lộ 671, 672, 673, 674, 675,
676, 677, 678, đường tái định cư Hà Mòn. Đường giao thơng nơng thơn có 2.139,35 km.
- Về điện: Đã có 5 cơng trình thủy điện vừa và nhỏ hòa vào lưới điện quốc gia với
tổng công suất 80 MW (ĐăkRơSa, ĐăkPôNe, ĐăkPôNe2, Đăk Ne, ĐăkPsy 4); thủy điện
thượng Kon Tum và nhiều cơng trình thủy điện vừa và nhỏ đang được triển khai thi công.
Điện thương phẩm bình quân đầu người khoảng 309 kwh/người/năm. Đến nay, đã có 100%
xã, phường, thị trấn được sử dụng điện lưới; 100% số thơn, làng được đầu tư đóng điện và
trên 98% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia và các dạng năng lượng khác.
- Về nước: Hệ thống cấp nước thành phố Kon Tum đã được cải tạo và mở rộng lên
công suất 12.000m3 ngày/đêm. Các cơng trình cấp nước tại thị trấn các huyện đã hoàn
thành đưa vào khai thác sử dụng. Đã triển khai khoan khai thác nước dưới đất, xây dựng
trạm bơm và hệ thống chứa nước phục vụ ăn uống, sinh hoạt cho nhân dân 5 xã (Ngọc Bay,
Đăk Cấm, Kroong,Kon Đào và Đăk Dục).
- Về bưu chính viễn thơng: Mạng Bưu chính cơng cộng đang phát triển theo hướng
đa dạng hóa các loại hình dịch vụ với chất lượng ngày một nâng cao; Đến nay có 90% xã,
phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có điểm phục vụ Bưu chính; Tổng thuê bao điện thoại
toàn tỉnh là 201.210, thuê bao đạt mật độ 48,44 thuê bao/100 dân; 100% xã, phường thị
trấn có điện thoại. Các doanh nghiệp đã cung cấp dịch vụ internet băng rộng đến tất cả các
trung tâm huyện, thành phố. Mật độ thuê bao internet đạt 2,16 thuê bao/100dân.


1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kon Tum
Theo truyền thuyết của dân tộc Bana, Kon Tum ban đầu chỉ là một làng của người
Bana. Thuở ấy, vùng đồng bào dân tộc Bana (nay thuộc thành phố Kon Tum) có làng người
6


địa phương ở gần bên dòng sông Đăkbla với tên gọi Kon Trang - OR. Lúc ấy, làng Kon
Trang - OR rất thịnh vượng với dân số khá đông. Bấy giờ, giữa các làng luôn gây chiến
với nhau để chiếm đoạt của cải và bắt người về làm nô lệ. Hai con trai của Ja Xi - một trong
số những người đứng đầu làng Kon Trang - OR tên là Jơ Rơng và ng khơng thích cảnh
chiến tranh đã làm nhà ở riêng gần chỗ có hồ nước, cạnh dòng Đăkbla. Vùng đất này rất
thuận lợi cho phương thức sống định cư, nên dần dần có nhiều người đến ở, mỗi ngày một
phát triển thêm đông, lập thành làng mới có tên gọi là Kon Tum. Từ đó, Kon Tum trở thành
tên gọi chính thức cho một làng mới lập của người Bana, cạnh dòng Đăkbla, nơi có nhiều
hồ nước trũng. Theo tiếng Kinh, Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ (Kon là làng, Tum là hồ,
ao, bàu nước…).
Do vị trí đặc biệt, Kon Tum là vùng đất bằng, được dòng Đăkbla uốn quanh bồi đắp
phù sa màu mỡ. Trải qua những biến động, thăng trầm của lịch sử, vùng đất này có nhiều
biến đổi, đồng bào các dân tộc tụ hội về đây ngày một đông. Người Kinh khi đến Tây
Nguyên cũng chọn vùng đất Kon Tum làm nơi định cư. Từ đó, Kon Tum trở thành vùng
đất cộng cư của nhiều dân tộc.
Phát huy những thuận lợi về điều kiện tự nhiên với sự cần cù lao động của con người,
vùng đất Kon Tum ngày càng phát triển thịnh vượng, không chỉ một làng mà nhiều làng,
bao quát cả vùng đất đai rộng lớn. Vùng đất này khi thành lập thị xã cũng mang tên gọi
chính thức là Kon Tum. Khi đơn vị hành chính cấp tỉnh được thành lập, Kon Tum vẫn
chính thức được dùng làm tên gọi của tỉnh. Đây là vùng địa lý hành chính được hình thành
sớm nhất ở Tây Nguyên.
Trong tình hình hiện nay, do tác động hai mặt của nền kinh tế thị trường, cơ chế chính
sách chưa hồn thiện, tình hình tội phạm hết sức phức tạp. Đối mặt với những thứ thách đó

là sự hình thành các cơ quan ban nghành để xây dựng kinh tế, xây dựng văn hóa đạo đức,
lối sống văn minh. Kinh tế thị trường và tồn cầu hóa thơi thúc con người chạy theo những
lợi ích trước mắt, những lợi ích vật chất từ đó hình thành nên các tệ nạn xã hội làm ảnh
hưởng đến trật tự an tồn xã hội. Chính vì thế cơ quan chức năng được hình thành giữ gìn
trật tự kỷ cương, trừng trị nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật.
Cùng với sự hình thành của các cơ quan ban nghành khác, Viện kiểm sát nhân dân
tỉnh Kon Tum thành lập góp phần bảo vệ và duy trì pháp luật thông qua công tác phát hiện
và xử lý các hành vi phạm tội, bảo vệ các quyền cơ bản của cá nhân, tổ chức đảm bảo sự
chấp hành pháp luật nghiêm chỉnh của các cơ quan tư pháp. Theo quy định hiện hành, Viện
kiểm sát nhân dân thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cơ bản gồm thực hành quyền công
tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra, xét xử các vụ án hình sự, kiểm
sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hơn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và
những việc khác theo quy định của pháp luật.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh
cán bộ kiểm sát phải “cơng minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”, VKSND
thành phố Kon Tum đã không ngừng trưởng thành và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ
7


được giao, trở thành công cụ sắc bén của Đảng trong bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa bảo
vệ quyền tự do, dân chủ và những lợi ích chính đáng của nhân dân.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kon Tum được thành lập ngày 21 tháng 8 năm 1991.
Bước đầu với lực lượng, cán bộ, kiểm sát viên, cơ sở vật chất, trụ sở làm việc mới chỉ là
nhà tạm. Với những khó khăn về cơ sở vật chất, phát huy truyền thống cách mạng của
Đảng bộ và nhân dân tỉnh Kon Tum, đội ngũ cán bộ và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân
dân tỉnh Kon Tum đã từng bước nêu cao tinh thần, khắc phục khó khăn ra sức thi đua phấn
đấu hoàn thành nhiệm vụ của Đảng và nghành kiểm sát giao. Trải qua hơn 28 năm xây
dựng và trưởng thành đến nay lực lượng cán bộ Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
Kon Tum đã từng bước chuyển mình, một lòng tin tưởng đi theo Đảng, vươn lên hồn
thành nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an toàn trật tự địa phương.

1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kon Tum
VKSND tỉnh Kon Tum nằm trong hệ thống cơ quan tư pháp Việt Nam, do đó có chức
năng nhiệm vụ chung của VKSND. Theo đó VKSND là cơ quan Thực hành quyền cơng
tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Viện kiểm
sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân, bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh
và thống nhất.
a. Chức năng
Theo Điều 107 Hiến pháp năm 2013 VKSND thực hành quyền công tố kiểm sát hoạt
động tư pháp. Điều 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định cụ thể chức
năng VKSND như sau:
VKSND có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp
nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
VKSND có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh
và thống nhất.
VKSND tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, góp phần
bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Các VKSND địa
phương thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp ở địa phương mình. Các
Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo
quy định của pháp luật.
b. Nhiệm vụ

8



Theo Khoản 3 Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, khi thực hiện
chức năng thực hành quyền cơng tố, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau
đây:
- Yêu cầu khởi tố, hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án trái pháp luật,
phê chuẩn, không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra, cơ quan được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; trực tiếp khởi tố vụ án, khởi tố bị can
trong những trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định;
- Quyết định, phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp hạn chế quyền
con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra, truy tố theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
- Hủy bỏ các quyết định tố tụng trái pháp luật khác trong việc giải quyết tố giác, tin
báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra, cơ
quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
- Khi cần thiết đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu để làm rõ tội phạm,
người phạm tội;
- Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; tiến hành một
số hoạt động điều tra để làm rõ căn cứ quyết định việc buộc tội đối với người phạm tội;
- Điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội phạm về tham nhũng,
chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật;
- Quyết định việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn điều tra, truy tố;
- Quyết định việc truy tố, buộc tội bị cáo tại phiên tòa;
- Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp VKSND phát hiện oan,
sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc buộc tội đối với người phạm tội
theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Theo Khoản 3 Điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, khi thực hiện
chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn
sau đây:

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư pháp theo đúng quy định
của pháp luật; tự kiểm tra việc tiến hành hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền và thông báo
kết quả cho VKSND; cung cấp hồ sơ, tài liệu để VKSND kiểm sát tính hợp pháp của các
hành vi, quyết định trong hoạt động tư pháp;
- Trực tiếp kiểm sát; xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm pháp luật của cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp;
- Xử lý vi phạm; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khắc
phục, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; kiến nghị cơ quan, tổ
chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm;
9


- Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kiến nghị hành vi,
quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kháng nghị hành vi, quyết định có vi phạm
pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền khác trong hoạt động tư pháp;
đ) Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; giải quyết khiếu
nại, tố cáo thuộc thẩm quyền;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát hoạt động tư pháp theo quy
định của pháp luật.
1.2.2. Cơ cấu và tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kon Tum
Ngày 26/7/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 20-LCT cơng bố Luật Tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân và ngày này cũng chính là ngày thành lập ngành Kiểm sát nhân
dân. Theo quy định của Hiến pháp Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân là một hệ thống cơ
quan Nhà nước độc lập trong cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan Nhà nước.
VKSND nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức theo ngành dọc ở
4 cấp, gồm:
- VKSND tối cao;
- VKSND cấp cao (Hiện có 03 VKSND cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố
Hồ Chí Minh);
- VKSND cấp tỉnh, Thành phố thuộc Trung ương (Hiện có 63 VKSND cấp tỉnh);

- VKSND cấp huyện, quận, thị xã, Thành phố thuộc tỉnh (Hiện có 710 VKSND cấp
huyện).
Trong hệ thống VKSND có các Viện kiểm sát quân sự, gồm:
- Viện kiểm sát quân sự Trung ương;
- Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương;
- Viện kiểm sát quân sự khu vực.
Toàn bộ hệ thống VKSND, Viện kiểm sát quân sự các cấp đặt dưới sự quản lý, chỉ
đạo và điều hành của Viện trưởng VKSND tối cao.
Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND cấp tỉnh do Viện trưởng VKSND tối cao bổ
nhiệm. Nhiệm kỳ của Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND cấp tỉnh là 05 năm, kể từ
ngày được bổ nhiệm.

10


Cơ cấu tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kon Tum
Lãnh đạo Viện KSND tỉnh Kon Tum

21 đơn vị trực thuộc Viện KSND tỉnh
Kon Tum
Văn phòng tổng hợp (ký hiệu VP)

VKSND TP Kon Tum
VKSND huyện Đắk Hà

Phịng tổ chức cán bộ (ký hiệu
P15)

VKSND huyện Đắk Tơ


Phịng thống kê tội phạm và Công
nghệ thông tin ( ký hiệu TK)

VKSND huyện Đắk Glei

Phòng THQCT, KSĐT, KSXX sơ
thẩm án hình sự về an ninh, na túy
và tham nhũng (ký hiệu P1)

VKSND huyện Kon Rẫy
VKSND huyện Kon Plông

Phòng THQCT, KSĐT, KSXX sơ
thẩm án hình sự kinh tế, chức vụ,
và trật tự xã hội (ký hiệu P2)

VKSND huyện Sa Thầy
VKSND huyện Ngọc Hồi

Phịng THQCT, KSXX phúc thẩm
án hình sự (ký hiệu P7)

Viện KSND huyện Ia H’Drai

Phòng kiểm sát tạm giữ, tạm giam
và thi hành án hình sự (ký hiệu
P8)

VKSND huyện Tu Mơ Rơng


Phịng kiểm sát giải quyết các vụ
án Dân sự-HNGĐ-HC-LĐ và các
việc khác theo quy định của pháp
luật (ký hiệu P9)
Phòng kiểm sát thi hành án dân sự
(ký hiệu P11)
Phòng kiểm sát và giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong hoạt động
tư pháp (Ký hiệu P12)
Thanh tra Viện KSND tỉnh Kon
Tum (ký hiệu TTr)

Hình 1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức VKSDN tỉnh Kon Tum
11


1.3. Thành tựu đạt được trong công tác của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kon Tum
Trong những năm qua, Ngành đã triển khai đồng bộ, tích cực nhiều giải pháp nhằm
thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm của công tác Kiểm sát, nhất là trong bối cảnh phải
thực hiện nhiều quy định mới của các đạo luật về tư pháp và đẩy mạnh cuộc đấu tranh
chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước. Ngành đã tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác thực
hành quyền công tố trong lĩnh vực hình sự cả về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ truy tố đạt
tỷ lệ rất cao, giảm đáng kể các trường hợp Viện kiểm sát truy tố nhưng Tòa án tuyên không
phạm tội, cũng như giảm các trường hợp oan, sai thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát.
Trách nhiệm công tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa tiếp tục được nâng lên. Nhiều Kiểm
sát viên đã chủ động tham gia xét hỏi, tranh tụng để làm rõ nội dung vụ án, đặc biệt là tại
một số phiên tòa xét xử các vụ án lớn được ghi nhận và đánh giá cao.
Thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Viện kiểm sát đã tích cực
phối hợp với Cơ quan điều tra, Tòa án để đẩy nhanh tiến độ, điều tra, truy tố kịp thời,
nghiêm minh nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế lớn mà dư luận xã hội quan tâm, các vụ án

thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đôn đốc, theo dõi, được
Đảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận, đã đề cao trách nhiệm, chủ động phối hợp với cơ
quan điều tra áp dụng các biện pháp tố tụng trong đấu tranh làm rõ hành vi, xác định tội
danh, kịp thời kê biên để thu hồi tài sản tham nhũng, đóng góp rất hiệu quả vào cơng cuộc
đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Trong các lĩnh vực dân sự, hành chính, vai trò của Viện kiểm sát được nâng lên rõ
rệt, góp phần giải quyết tốt các tranh chấp, khiếu kiện, thúc đẩy các quan hệ dân sự, kinh
doanh, thương mại, hành chính phát triển lành mạnh.
Tồn ngành đã tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơng tác kiểm sát hoạt động tư pháp;
kịp thời phát hiện, ban hành hàng nghìn kháng nghị, kiến nghị yêu cầu các cơ quan tư pháp,
cơ quan hữu quan khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm, góp phần khắc
phục các vi phạm trong hoạt động tư pháp.
Công tác điều tra có chuyển biến tích cực; kịp thời phát hiện khởi tố nhiều vụ án về
các tội xâm phạm hoạt động tư pháp và tham nhũng trong hoạt động tư pháp theo thẩm
quyền, góp phần phòng ngừa tiêu cực, xây dựng các cơ quan tư pháp ngày càng trong sạch,
vững mạnh.
Công tác xây dựng thể chế gắn với cải cách tư pháp, triển khai thi hành các đạo luật
về tư pháp tiếp tục được tăng cường và đạt nhiều kết quả, góp phần nhanh chóng đưa các
đạo luật mới vào cuộc sống.

12


KẾT CHƯƠNG 1
Qua chương 1, tác giả đã giới thiệu một cách cụ thể về tỉnh Kon Tum, đồng thời
tổng quan lại đơn vị thực tập của mình đó là Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kon Tum. Khái
quát một cách cụ thể từ các chức năng, nhiệm vụ; cơ cấu và tổ chức; và các thành tựu đạt
được trong công tác xét xử của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kon Tum.
Từ đó, đã làm nguồn tài liệu hữu ích giúp tác giả có thể dễ dàng tiếp cận và nghiên
cứu đề tài của mình. Hơn gì hết tác giả đã có cái nhìn rõ hơn đối với tội cướp tài sản, trong

phạm vi chương 2 và 3 của đề tài, tác giả đã đưa ra những vấn đề lý luận và pháp luật về
tội cướp tài sản như khái niệm, các dấu hiệu pháp lý, các quy định của pháp luật Việt Nam
về tội cướp tài sản bằng nguồn tài liệu mà mình nghiên cứu và tìm kiếm. Bên cạnh đó, tác
giả đi vào phân tích về lịch sử phát triển các quy định của pháp luật liên quan đến tội phạm
cướp tài sản.
Qua đó ta thấy được có sự phát triển trong nhận thức, trong tư duy của các nhà làm
luật, của khoa học pháp lý nói chung và sự phát triển của các quy phạm pháp luật về tội
cướp tài sản ở nước ta nói riêng.

13


CHƯƠNG 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ
TỘI CƯỚP TÀI SẢN
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỘI CƯỚP TÀI SẢN TRONG PHÁP LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM
2.1.1. Khái niệm về tội cướp tài sản trong pháp luật hình sự Việt Nam
Theo từ điển pháp luật hình sự định nghĩa tội cướp tài sản là người có hành vi cướp
tài sản được hiểu là: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có
hành vi khác làm cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được nhằm
chiếm đoạt tài sản.
Theo pháp luật hình sự hiện hành ở nước ta, khái niệm tội phạm được các nhà làm
luật ghi nhận trong Điều 8 BLHS Việt Nam năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau
đây gọi là BLHS năm 2015). Theo đó, “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được
quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương
mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phịng, an
ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con
người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự

pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”.
Thực tiễn có thể thấy: Cướp giật tài sản là hành vi cơng khai, nhanh chóng giật lấy
tài sản trong tay người khác hoặc đang trong sự quản lý của người có trách nhiệm quản lý
về tài sản rồi nhanh chóng tẩu thốt. Ở đây, có hành vi dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực
hoặc thủ đoạn nào khác để uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản. Nếu khơng có hành vi
này thì có thể xem xét ở tội trộm cắp tài sản.
Trong BLHS Việt Nam, tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168 chương XVI các
tội xâm phạm sở hữu BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 với khách thể trực tiếp
của tội phạm là quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức. Là tội phạm có bản chất là tội
chiếm đoạt, tức là người có hành vi cướp tài sản đã cố ý chiếm đoạt bất hợp pháp tài sản
từ người có tài sản sang mình hoặc sang cho người khác. Thủ đoạn của việc chiếm đoạt đó
là hành vi được thực hiện một cách công khai, hay dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay
tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng khơng thể
chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Ngoài những dấu hiệu pháp lý chung của tội phạm
thì tội cướp tài sản cịn có một số đặc điểm, dấu hiệu pháp lý riêng, vừa để xác định bản
chất pháp lý cơ bản của tội cướp tài sản, vừa để phân biệt giữa tội cướp tài sản với một số
tội có tính chất chiếm đoạt khác.
Căn cứ quy định của Điều 168 BLHS năm 2015 và trên cơ sở tổng kết các quan điểm
khác nhau trong khoa học luật hình sự, khái niệm tội cướp tài sản được định nghĩa như sau:
“Người có hành vi cướp tài sản được hiểu là: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực
ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng khơng
thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.”
14


Về biểu hiện hành vi, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tội cướp tài sản thường xuất hiện
với một số hành vi phổ biến, đó là: Hành vi dùng vũ lực làm cho người bị tấn cơng lâm
vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản: hành vi này được hiểu
là hành vi dùng sức mạnh vật chất (có hoặc khơng sử dụng cơng cụ, phương tiện phạm tội
như dao, súng... trợ giúp) tác động đến thân thể người bị tấn công (thường là người chủ tài

sản hoặc người có trách nhiệm quản lí, bảo vệ tài sản làm cho người bị tấn cơng lâm vào
tình trạng không thể chống cự được nhằm... Thông qua việc tấn công, người phạm tội bộc
lộ ý muốn và mục đích làm tê liệt sự chống cự của người bị tấn công, làm cho khả năng
thực tế của sự chống cự không thể xảy ra hoặc làm cho người bị tấn cơng bị tê liệt về ý chí,
khơng dám kháng cự.
Đặc điểm riêng biệt mang tính đặc thù của tội cướp tài sản là:
Thứ nhất, tội cướp tài sản là hành vi nguy hiểm cho cộng đồng và xã hội, đe dọa an
ninh, sức khỏe, tính mạng và tài sản của nhân dân.
Hành vi tội phạm cướp tài sản là hành vi trực tiếp dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ
lực gây ra những thiệt hại thực tế về tài sản, sức khỏe, tinh thần đáng kể cho bị hại và xã
hội. Căn cứ vào nội dung, tính chất của quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ, tính chất và
mức độ lỗi, thủ đoạn, động cơ , mục đích, nhân thân người phạm tội… và đặt những căn
cứ này vào mối liên hệ thống nhất với nhau, tội phạm cướp tài sản xâm phạm trực tiếp tới
quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe và tài sản của công dân.
Thứ hai, tội cướp tài sản là hành vi có lỗi của người thực hành.
Theo lý luận, lỗi được hiểu là trạng thái tâm lý bên trong của những người có hành vi
vi phạm pháp luật hoặc tội phạm đối với hành vi trái pháp luật và gây nguy hiểm cho xã
hội của mình, cũng như cảm giác phát sinh đối với hậu quả do hành vi đó gây ra. Tội phạm
cướp tài sản gây thiệt hại được coi là có lỗi cố ý trực tiếp bởi chủ thể đã lựa chọn, quyết
định thực hiện hành vi đó khi đủ điều kiện lựa chọn và quyết định thực hiện hành vi đó khi
có điều kiện lựa chọn và quyết định xử sự khác khơng có hại cho xã hội.
Thứ ba, tội cướp tài sản là hành vi trái pháp luật Hình sự.
Một hành vi gây nguy hiểm cho xã hội nhưng không đươc quy định trong pháp luật
Hình sự thì khơng được coi là tội phạm. Nói cách khác, chỉ những hành vi làm sai những
quy định của pháp luật Hình sự, thỏa mãn những mơ tả của pháp luật Hình sự thì mới bị
coi là tội phạm. Điều đó có nghĩa Luật Hình sự nghiêm cấm việc áp dụng tương tự pháp
luật. Đây là đặc điểm thể hiện tính hình thức pháp luật, được quy định bởi dấu hiệu nội
dung của tội phạm là tính nguy hiểm cho xã hội và có lỗi. Thực tế, tội cướp tài sản đã được
quy định tại Điều 168 BLHS năm 2015.
Thứ tư, tội cướp tài sản là hành vi phải chịu hình phạt với mức hình phạt cao nhất

là tù chung thân.
Mức khung hình phạt cao nhất được áp dụng đối với tội phạm cướp tài sản cho thấy
đặc điểm trên là hệ quả của việc xác định tội phạm cướp tài sản có thể thỏa mãn dấu hiệu
đặc biệt nguy hiểm cho xã hội và dấu hiệu lỗi, đồng thời là hậu quả mà người thực hiện
hành vi đó phải gánh chịu khi làm trái với quy định của pháp luật Hình sự. Khung hình
15


phạt cao nhất là chung thân áp dụng đối với tội cướp tài sản là sự đánh giá tính chất hiểm
họa của loại tội phạm này đối với xã hội.
Theo điều 168 BLHS 2015 quy định về tội cướp tài sản như sau:
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác
làm cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được nhằm chiếm đoạt
tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15
năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chun nghiệp;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương
cơ thể từ 11% đến 30%;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc
người khơng có khả năng tự vệ;
g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20
năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương

cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20
năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở
lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
c) Làm chết người;
d) Lợi dụng hồn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
6. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng,
phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài
sản.
2.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội cướp tài sản trong pháp luật hình sự Việt Nam
a. Khách thể của tội cướp tài sản:
Khách thể của tội phạm là hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của
người khác.
16


Những đối tượng được xác định cần bảo vệ bởi các quy phạm pháp luật hình sự bao
gồm: “ Độc lập chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ
kinh tế, nền văn hóa quốc phịng, an ninh, trật tự xã hội quyền lợi ích hợp pháp của tổ
chức, tính mạng, sức khỏe nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền lợi ích hợp pháp khác của
công dân, những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa” được quy định tại
Điều 8 BLHS 2015.
Tội cướp tài sản thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu, khách thể của tội phạm này là
quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản, xâm phạm đến quyền sở hữu của con người. Đối
tượng tác động ở đây là con người (nhân thân) và tài sản. Chỉ khi xâm phạm đến nhân thân

thì chủ thể phạm tội mới có thể xâm phạm đến tài sản của chủ sở hữu.
Cũng như các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong phần các tội xâm
phạm sở hữu, tội cướp tài sản đặc trưng bởi hành vi chiếm đoạt tài sản và dùng vũ lực, đe
dọa dùng vũ lực, tuy nhiên hành vi chiếm đoạt tài sản của tội cướp tài sản được thực hiện
một cách bất hợp pháp, xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà trực tiếp xâm hại đến quan
hệ sở hữu, đây cũng là một điểm khác với tội trôm cắp tài sản, đặc điểm này được thể hiện
trong cấu thành tội cướp tài sản mà nhà làm luật không quy định thiệt hại về tính mạng,
sức khỏe là tình tiết định khung hình phạt. Sau khi người phạm tội đã chiếm đoạt được tài
sản nhưng bị đuổi bắt mà có hành vi chống lại người đuổi bắt để tẩu thốt mà gây chết
người, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì tùy từng trường
hợp cụ thể mà người phạm tội còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người
hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo hành vi
tương ứng3.
b. Mặt khách quan của tội cướp tài sản.
Về hành vi: Đối với tội cướp tài sản, người phạm tội có một trong những hành vi sau
đây:
+ Hành vi dùng vũ lực:
Hành vi sử dụng vũ lực là hành vi người phạm tội sử dụng sức mạnh thể chất hoặc sử
dụng các loại vũ khí tấn cơng trực tiếp vào người sở hữu tài sản, ép buộc họ phải giao nộp
tài sản cho người phạm tội. Sức mạnh thể chất có thể hiểu là sức mạnh của chính bản thân
người phạm tội, như là thực hiện đánh đấm, bóp cổ, hạ gục người bị hại… Vũ khí sử dụng
có thể là gậy gộc, gạch đá, dao, súng hoặc các loại phương tiện phạm tội khác tác động
trực tiếp vào thân thể nạn nhân.
Hành vi này khiến nạn nhân không thể chống cự, tê liệt, mất khả năng chống cự, từ
đó người phạm tội có thể chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.
+ Hành vi đe dọa sử dụng vũ lực ngay tức khắc:Nếu hành vi dùng vũ lực là đã thực
hiện tác động vào thân thể của người sở hữu tài sản, thì hành vi đe dọa sử dụng vũ lực là
việc người phạm tội cũng sử dụng sức mạnh thể chất, hoặc sử dụng vũ khí khiến cho người

3


Mục 6 Phần I Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTCVKSNDTC-BCA-BTP
17


sở hữu tài sản hiểu rằng nếu không giao tài sản người phạm tội sẽ sử dụng vũ lực ngay sau
đó, khiến họ khơng cịn ý chí kháng cự và phải giao nộp tài sản cho người phạm tội.
+ Có những hành vi khác không phải là vũ lực nhưng khiến cho nạn nhân không thể
kháng cự hoặc không dám kháng cự:
Các hành vi khác ở đây có thể được hiểu là người phạm tội không trực tiếp sử dụng
sức mạnh thể chất hay vũ khí để tác động đến người bị hại nữa mà sử dụng các thủ đoạn
tinh vi hơn, như là dùng thái độ, lời nói, hoặc các cơng cụ như vũ khí giả, thuốc gây mê..
tác động đến tinh thần và thể chất của nạn nhân, khiến họ không thể kháng cự để chiếm
đoạt tài sản.
Theo khái niệm về tội cướp tài sản như đã đề cập ở trên, ta đã thấy rõ, hành vi khách
quan của tội trộm cắp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc
hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng khơng thể chống cự
được nhằm chiếm đoạt tài sản. Thì ta thấy hành vi cướp tài sản là hành vi dùng vụ lực hay
nhiều hành vi khác để chiếm đoạt tài sản ngay trước mặt nạn nhân làm cho nạn nhân phải
tự đưa tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản được thể hiện một cách công khai.
+ Công khai sự vi phạm pháp luật của hành vi
+ Công khai thực hiện hành vi, nhưng bản chất chiếm đoạt của hành vi đã được che
đậy.
Cụ thể:
Công khai sự vi phạm pháp luật của hành vi: là trường hợp người phạm tội chỉ thực
hiện việc “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho
người bị tấn công lâm vào tình trạng khơng thể chống cự” với chủ tài sản, cịn với những
người xung quanh, người phạm tội khơng cần giấu diếm hay che đậy hành vi vi phạm pháp
luật của mình.
Ví dụ: Anh B tan ca làm và chuẩn bị lấy xe đi về nhà. Tới đoạn đường vắn anh B bị

hai đối tượng lạ mặt đi theo sau một đoạn thì liền áp sát dùng dao để khống chết anh B và
cướp tài sản.
Công khai thực hiện hành vi, nhưng bản chất chiếm đoạt của hành vi đã được che
đậy: là trường hợp người phạm tội công khai thực hiện hành vi cướp tài sản, nhưng bản
chất tội phạm của hành vi đã được che đậy, nguỵ trang bằng những thủ đoạn khác nhau.
Ví dụ: Chị N là chủ tiệm quần áo ở đường Trần Nhân Tông. Anh T tới tiệm quần áo
mua đồ, sau nhiều lần mua đồ và thấy chị N đeo nhiều trang sức và thường bán một mình.
Anh T đã có ý định cướp tài sản và lên kế hoạchhoạch, trưa ngày 17/5 anh T mặc đồ đen,
đeo khẩu trang, đội mũ và cầm dao xông vào khống chế, đe dọa. Anh T cướp một sợi dây
chuyền vàng và điện thoại di động rồi tẩu thốt.
Như vậy hành vi thực hiện một cách cơng khải, nhưng bản chất chiếm đoạt của hành
vi đã được che đậy: là trường hợp người phạm tội công khai thực hiện hành vi cướp tài
sản, nhưng bản chất tội phạm của hành vi đã chiếm đoạt tài sản là hành vi nắm giữ, quản
lý trái phép sản của người khác và đã tạo cho mình khả năng định đoạt, sử dụng trái pháp
18


luật tài sản đó. Nói cách khác, chiếm đoạt tài sản là hành vi chuyển dịch, đoạt lấy, chiếm
lấy tài sản của người khác trái pháp luật, để nằm giữ, quản lý, sử dụng, định đoạt.
Về đối tượng tác động:
Để gây thiệt hại đến các quyền sở hữu về tài sản, người phạm tội cướp tài sản phải
tác động đến tài sản của chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản. Theo quy định
của Bộ luật dân sự Việt Nam, tài sản có nhiều hình thức khác nhau. Điều 105 Bộ luật dân
sự năm 2015 quy định: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao
gồm bất động sản và động sản”.
Vật là một bộ phận của thế giới vật chất, nó tồn tại khách quan bên ngồi ý thức mà
con người có thể cảm nhận bằng giác quan của mình. Với ý nghĩa phạm trù pháp lý, vật
chỉ có ý nghĩa trở thành đối tượng của quan hệ pháp luật, tức là nó được con người kiểm
sốt và đáp ứng được một nhu cầu nào đó của con người. Không phải bất cứ một bộ phận
nào của thế giới vật chất đều được coi là vật. Vì vậy, có trong thế giới vật chất, có những

bộ phận ở dạng này thì được coi là vật nhưng ở dạng khác lại không được coi là vật.
Hậu quả:
Hậu quả của tội cướp tài sản do người phạm tội gây ra là thiệt hại về giá trị tài sản bị
chiếm đoạt bất hợp pháp. Tài sản bị người phạm tội chiếm đoạt bao gồm các loại tiền, hàng
hóa và các giấy tờ có giá trị thanh tốn như ngân phiếu, cơng trái, trái phiếu… Căn cứ quy
định của BLHS hiện hành, giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở lên mới cấu
thành tội phạm; còn nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng thì phải kèm theo điều
kiện đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; đã
bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 169 (tội bắt cóc nhằm
chiếm đoạt tài sản), 170 (tội cưỡng đoạt tài sản), 171 (tội cướp giật tài sản), 172 (tội công
nhiên chiếm đoạt tài sản), Điều 173 (Tội trộm cắp tài sản), 174 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản), 175 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản) và điều 290 (tội sử dụng mạng máy
tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản) của Bộ
luật này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự,
an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài
sản là di vật, cổ vật. Có thể khẳng định tội cướp tài sản có cấu thành vật chất bởi dấu hiệu
cấu thành hậu quả được phản ánh trong cấu thành tội phạm của tội cướp tài sản.
Hành vi cướp tài sản ngay khi thực hiện đã tác động đến quan hệ sở hữu, đe dọa phá
vỡ nó nên hậu quả của hành vi cướp tài sản xuất hiện ngay khi người phạm tội thực hiện
hành vi. Vì vậy, hậu quả của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc phải có trong mặt khách quan
của tội phạm này. Khi tội phạm hoàn thành, hậu quả trên thực tế đã xảy ra qua sự biến đổi
nhất định trong thực tế khách quan dưới dạng thiệt hại về vật chất hoặc phi vật chất.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả:
Mối quan hệ nhân quả phản ánh hành vi và hậu quả trong mặt khách quan của tội
cướp tài sản. Theo đó, hành vi trái pháp luật phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian;
trong hành vi trái pháp luật phải chứa đựng khả năng thực tế, mầm mống nội tại, nguyên
19



×