Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Giáo trình Quản lý sâu bệnh hại (Nghề: Trồng mãng cầu ta) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.04 MB, 83 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
SỞ NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN

GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
QUẢN LÝ SÂU BỆNH HẠI
MÃ SỐ: MĐ 04
NGHỀ TRỒNG MÃNG CẦU TA
Trình độ: Đào tạo dưới 03 tháng
(Phê duyệt tại Quyết định số 443/QĐ-SNN-KNKN ngày 17 tháng 10 năm 2016
của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

Năm 2016


LỜI GIỚI THIỆU
Để phục vụ chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa
bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đạt được mục tiêu của Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ và
phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của địa phương, chúng tơi tiến hành biên soạn và
điều chỉnh giáo trình đào tạo nghề Trồng Mãng cầu ta.
Đây là giáo trình mơ đun đào tạo nghề có trình độ đào tạo dưới 3 tháng được tổng hợp
trên tài liệu chính là mơ đun “Phịng trừ bệnh hại na” trình độ sơ cấp nghề1 được tổ chức
biên soạn nhằm góp phần đạt được mục tiêu đào tạo nghề đã đặt ra.
Giáo trình này là mô đun thứ 4 trong số 5 mô đun chun mơn của chương trình đào
tạo nghề “Quản lý sâu bệnh hại” trình độ đào tạo dưới 3 tháng. Trong mơ đun này gồm có
06 bài dạy thuộc thể loại tích hợp như sau:
Bài 1. Phịng trừ sâu hại trên cây mãng cầu
Bài 2. Phòng trừ bệnh hại trên cây mãng cầu
Bài 3. Quản lý dịch hại tổng hợp

1


Giáo trình được biên soạn kèm theo Quyết định số 984 /QĐ-BNN-TCCB ngày 28/3/2016 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT

1


MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU ........................................................................................................... 1
MỤC LỤC ..................................................................................................................... 2
MÔ ĐUN QUẢN LÝ SÂU BỆNH HẠI ........................................................................ 3
Bài 1. Phòng trừ sâu hại trên cây mãng cầu ................................................................... 3
Bài 2. Phòng trừ bệnh hại trên cây mãng cầu .............................................................. 49
Bài 3. Quản lý dịch hại tổng hợp ................................................................................. 63
Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ................................................................ 80
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ............................................................................ 80
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 82

2


MƠ ĐUN.

QUẢN LÝ SÂU BỆNH HẠI

Mã mơ đun: MĐ 04
Thời gi n: 60 giờ
Giới thiệu mô đun
Mô đun Quản lý sâu bệnh hại là mô đun chuyên môn nghề, mang tính tích hợp giữa
kiến thức và kỹ năng thực hành cho người trồng Mãng cầu ta. Nội dung mô đun trình bày:
Phịng trừ sâu hại, phịng trừ bệnh hại trên cây mãng cầu ta và quản lý dịch hại tổng hợp.

Đồng thời mơ đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài
thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ
bản trong việc phòng trừ sâu, bệnh hại và quản lý dịch hại tổng hợp trên cây mãng cầu ta,
chủ động trong việc trồng mãng cầu ta để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Bài 1.
PHÒNG TRỪ SÂU HẠI TRÊN CÂY MÃNG CẦU TA
Mã ài: MĐ 04-1
Thời gi n: 24 giờ
Mục tiêu
Sau khi học xong bài học này học viên có khả năng:
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu hại theo nguyên tắc 4 đúng.
- Nêu các tác hại và mơ tả chính xác các triệu chứng gây hại của một số loại sâu hại
chính.
- Nhận biết được một số đặc điểm về hình thái của một số lồi sâu hại chính.
- Lựa chọn được biện pháp phòng trừ sâu hại phù hợp và đạt hiệu quả cao.
- Có trách nhiệm khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bảo vệ môi trường sinh thái và bảo đảm phát triển nền nơng nghiệp bền vững.
- Có ý thức tiết kiệm, ý thức quản lý bảo vệ dụng cụ và vật tư học tập, ý thức học tập tốt.
A. Nội dung
1. Biện pháp n toàn khi sử dụng thuốc ảo vệ thực vật
1.1. Đảm ảo thời gi n cách ly (TGCL)
Thời gian cách ly là khoảng thời gian tối thiểu kể từ ngày sử dụng thuốc BVTV lần
cuối cùng đến ngày thu hoạch sản phẩm trong quá trình trồng trọt hoặc thời gian tối thiểu từ
khi sử dụng thuốc BVTV lần cuối cùng đến khi sử dụng sản phẩm trong quá trình bảo quản.
Trong điều kiện hiện sản xuất nay, biện pháp dùng thuốc là biện pháp quan trọng và
không thể thiếu. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc phải đúng kỹ thuật và khôn khéo nhất, sẽ
giúp cho:
+ Giảm số lần phun thuốc.
+ Giảm thiểu đến mức tối đa tình trạng tồn dư lượng thuốc BVTV vượt mức giới hạn

tối đa cho phép trên sản phẩm khi đưa ra thụ trường để ngăn chặn nguy cơ ngộ độc do ăn
quả có dư lượng thuốc BVTV vượt mức.
3


+ Giảm thiểu mức độ xâm nhiễm thuốc độc hại vào cơ thế người trồng cây mãng cầu.
+ Bảo vệ các sinh vật có ích trên vườn mãng cầu.
+ Bảo vệ môi trường sống, tránh ô nhiễm do sử dụng thuốc BVTV.
1.2. Sử dụng ảo hộ l o động
Người đi phun thuốc cần chuẩn bị những dụng cụ tối thiểu sau:

Hình 4.1. Ủng cao su

Hình 4.2. Găng tay bảo hộ lao động

Hình 4.3. Khẩu trang bảo hộ lao động
Hình 4.4. Kính bảo hộ lao động
1. Áo dài tay và quần dài
2. Nón che nắng
3. Khâu trang
4. Kính bảo hộ
5. Bao tay
6. Ủng, giày cao su
Yêu cầu đồ b ảo hộ lao động phải chu phủ cơ thể và thích hợp với điều kiện vùng
trồng.
1.3. Xử lý thuốc dư thừ
- Đối với thuốc đã pha: Không được cất trữ mà phải tiêu hủy. Tiêu hủy xa mương tưới,
xa khu dân cư, xa chuồng trại, khu chăn nuôi, xa nguồn nước ăn, mạch nước ngầm,...
- Đối với thuốc chưa pha:
+ Thuốc dư thừa được đựng trong vỏ bao đầu chưa bị hỏng, mất nhãn mác và đem bảo

quản trong kho. Trường hợp vỏ bao bị mất nhãn phải dán lại nhãn mác để tránh nhầm lẫn
thuốc.
4


+ Tránh đổ thuốc dư thừa vào các dụng cụ đựng khác: chai đựng nước mắm, tương,
đường, kẹo,...
+ Trường hợp thuốc dư thưa, vỏ đựng bị hỏng thì cần phải tiêu hủy thuốc: Tiêu hủy xa
nhà ở, xa mương máng, xa khu trồng trọt, xa khu chăn nuôi; Sau khi xử lý thuốc phải có rào
cản hoặc biển cảnh bảo.
1.4. Vệ sinh dụng cụ s u khi xử lý thuốc
- Tiêu hủy toàn bộ vỏ đựng thuốc, lượng thuốc dư thừa an tồn với con người, động
vật và mơi trường.
- Rửa sạch sẽ dụng cụ pha thuốc, phun thuốc: kéo, cốc đong, que khuấy, bình phun, vịi
phun. Rửa dụng cụ xa nơi mương máng, xa khu chăn nuôi, chuồng trại, khu dân cư, mạch
nước ngầm,... Phơi ở nơi khô ráo tránh nơi trẻ con hay chơi đùa, bảo quản trong kho riêng.
- Sau khi phun thuốc xong, tắm rửa ngay; giặt đồ bảo hộ riêng với quần áo thường
mặc. Bảo quản riêng trong kho tránh lẫn với quần áo thường.
1.5. Ngộ độc thuốc BVTV và các iện pháp sơ cứu khi ị ngộ độc

H 4.5. Đọc kỹ nhãn thuốc trước khi sử dụng

H 4.56 Mang dụng cụ bảo hộ khi phun

Hình 4.7. Khơng sử dụng bao đựng thuốc vào
mục đích khác

Hình 4.8. Tuyệt đối khơng để trẻ em tiếp
xúc với thuốc


H 4.9. Không làm bẩn môi trường khi dùng
thuốc

H 4.10. Rửa sạch thuốc nếu bám vào cơ thể

5


Hình 4.11. Khi làm việc với thuốc xong phải
H 4.12. Trong trường hợp trúng độc phải
thay đồi, tắm rửa sạch sẻ rồi mới ăn uống
đưa người bệnh đến trạm y tế khẩn cấp
1.5.1. Xâm nhập củ thuốc BVTV vào ên trong cơ thể
Thuốc bảo vệ thực vật có thể xâm nhập vào bên trong cơ thể theo 3 con đường chính:
- Qua da: Thuốc dây, rớt trên da, xâm nhập vào bên trong cơ thể: Trong quá trình pha
và phun thuốc BVTV, tay chân là bộ phận dễ bị nhiễm thuốc nhất; Mắt, miệng và bộ phận
sinh dục là nơi dễ mẫn cảm với thuốc nhất. Trời nóng lực, mồ hôi ra nhiều càng làm cho
thuốc dễ xâm nhập qua da vào bên trong cơ thể.
- Qua miệng: Thuốc theo đồ ăn, uống xâm nhập vào hệ tiêu hóa vào máu đi đến các
trung tâm sống của cơ thể. Bằng con đường này, thuốc dễ xâm nhập vào cơ thể với lượng
lớn nhất.
- Qua hơ hấp: Hít phải hơi độc của thuốc. Hơi độc, bụi thuốc và các giọt thuốc nhỏ đi
qua mũi, xâm nhập vào phổi rồi vào ngay máu. sẽ đi qua mũi xâm nhập vào phổi. Nếu thuốc
BVTV xâm nhập vào cơ thể theo con đường này thường gây ngộ độc nặng nhất.
Chỉ khi xâm nhập được vào bên trong cơ thể, thuốc BVTV mới gây độc cho người và
gia súc.
1.5.2. Triệu chứng ngộ độc thuốc BVTV
Về điều kiện, nạn nhân phải có tiếp xúc một thời gian nhất định với thuốc BVTV, hoặc
ăn uống nhầm phải thực phẩn có chứa độc chất. Những nạn nhân uống thuốc BVTV để tự tử.
- Trường hợp nhiễm độc nhẹ: Có thể gặp một hoặc nhiều biểu hiện trong các triệu

chứng như: nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt, chảy nước mắt.
- Trường hợp nhiễm độc trung bình: Buồn nơn, nơn, mờ mắt, đánh trống ngực, tức
ngực, đau thắt dạ dày, run rẩy, vã mồ hôi, co đồng tử, mạch chậm,...
- Ngộ độc nặng: Co giật, thở yếu, mê sảng, rối loạn nhịp tim,... tử vong.
1.5.3. Các iện pháp sơ cứu khi ị ngộ độc thuốc BVTV
Khi thấy người bị nhiễm độc thuốc BVTV, cần phải thực hiện các biện pháp sơ cứu:
1. Hãy mang nạn nhân ra khỏi vị trí bị nhiễm, cẩn thận khơng làm thuốc dính vào cơ
thể bạn, hãy mang bao tay khi thực hiện công việc này.
2. Nếu bị thuốc đổ trên người, hãy cởi bỏ quần áo bị nhiễm thuốc và rửa da với thật
nhiều nước và xà phịng.
3. Nếu da của nạn nhân nóng, hãy làm mát bằng nước lạnh. Nếu nạn nhân bị lạnh hãy
làm ấm nạn nhân.
4. Nếu nạn nhân bị co giật, bạn có thể để vải vào miệng nạn nhân để tránh nạn nhân có
thể tự cắn lưỡi. Nếu nạn nhân co giật nhiều, việc cứu chữa phải hết sức thận trọng vì việc
kiềm chế giữ chặt cơ thể nạn nhân có thể gây ra gãy xương.

6


5. Nếu nạn nhân khơng thở, bạn có thể làm hơ hấp nhân tạo nếu như bạn có thể. Trước
khi tiến hành thổi vào miệng nạn nhân phải chắc chắn rằng miệng hoàn toàn sạch bằng cách
lai miệng bằng vải, bạn có thể dùng miếng vải mỏng trải lên miệng nạn nhân khi thổi hơi.
6. Hỏi thêm thông tin về cách nạn nhân tiếp xúc với thuốc, loại thuốc sử dụng và nhớ
mang theo chai, vỏ bao thuốc khi đến cơ quan y tế.
7. Khơng cho uống sữa vì sữa làm thuốc thấm nhanh vào ruột, chỉ cho uống nước đun
sơi để nguội, hoặc nước trà đường lỗng. Tuyệt đối khơng cho hút thuốc, uống rượu.
8. Giữ bình tĩnh và an ủi người bệnh vì họ có thể bị kích động mạnh.
9. Đến cơ quan y tế ngay khi có thể
Trường hợp bị văng thuốc bảo vệ thực vật vào mắt, cần phải thực hiện các bước sơ cứu:
1. Cách xử lý khi bị thuốc bắn vào mắt: Không được dụi mắt và cũng không nhỏ một

loại thuốc đau mắt nào vào mắt bị nhiễm độc. Dùng bông y tế hoặc khăn tay nhúng vào
nước sạch vắt ráo, thấm lấy hết thuốc ở mi mắt và hố mắt; Sau đó rử ngay bằng nước sạch
2. Cách rửa mắt: Người bệnh ngồi, mặt ngửa và nghiêng về phía bên mắt định rửa.
Dùng tay mở to mắt và nhanh chóng rửa mắt với vịi nước chảy ít nhất 30 phút. Nếu chỉ có
một mắt bị văng thuốc, việc rửa mắt phải hết sức cẩn thận để nước bẩn không làm ảnh
hưởng đến mắt còn lại.
3. Đi đến trạm y tế ngay lập tức.
4. Đem theo vỏ chai thuốc khi đến trạm y tế.
Trường hợp bị dính thuốc bảo vệ thực vật trên da, cần phải thực hiện các bước sơ cứu:
1. Rửa ngay vết thuốc với nhiều nước và xà phòng.
2. Cởi tất cả quần áo và nữ trang.
3. Tắm ngay
4. Nếu bạn cảm thấy có bất kì dấu hiệu nào của sự nhiễm độc, hãy gặp ngay nhân viên
y tế
5. Mang theo vỏ đựng thuốc.
Trường hợp nạn nhân ăn, uống phải thuốc BVTV, cần phải thực hiện các bước sơ cứu:
1. Để người nằm xuống với đầu thấp hơn thân mình và nghiêng người sang một bên để
phòng ngừa trường hợp ngạt thở khi người bệnh nôn mửa.
2. Lau sạch miệng người bệnh với vải hoặc giấy, loại bỏ tất cả nước bọt và tất cả các
vật trong miệng. Để chắc rằng, tay bạn khơng bị nhiễm độc trong q trình cấp cứu, hãy đeo
găng tay.
3. Làm mọi cách để giúp bệnh nhân nơn: Nếu có điều kiện pha 3 muỗng cà phê, muối
ăn với một chén nước sôi, cho nạn nhân uống và sau đó bảo nạn nhân há miệng. Dùng ngón
tay kích thích lưỡi gà để gây nơn. Nếu cấp cứu tại hiện trường, chỉ cần dùng ngón tay trỏ
kích thích lưỡi gà cũng có thể gây nơn cho nạn nhân.
Lưu ý: Trường hợp bệnh nhân bị co giật, ngất, hơn mê, khó thở, suy tim nặng, có thai
gần ngày sinh không được gây nôn và những trường hợp khơng phải nhiễm độc đường tiêu
hóa thì khơng cần gây nôn.

7



Hình 4.13. (bước 1)Sơ cứu người bị suy hơ hấp khi bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật nặng

Hình 4.14. (bướ 2) Sơ cứu người bị suy tim khi bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật nặng

Hình 4.15. (bước 3) Đặt nạn nhân nằm nghiên khi bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật nặng
Biện pháp sơ cứu khi bệnh nhân bị suy hô hấp do ngộ độc thuốc BVTV
Khi bệnh nhân bị suy hơ hấp dẫn đến khó thở thì phải làm hô hấp hỗ trợ, đơn giản nhất
là dùng phương pháp thổi ngạt:
1. Cởi khuy áo ở cổ, móc hết đờm, dãi trong miệng và họng đồng thời lau sạch chất
độc bám trong miệng nạn nhân nếu có.
2. Đặt bệnh nhân nằm ngửa, độn gối dưới cổ để đầu ngửa tối đa.

8


3. Tiến hành hô hấp nhân tạo: Quỳ bên cạnh nạn nhân dùng ban tay thuận kéo hàm ra
phía trước và lên trên để lưỡi gà khỏi lấp họng, nếu nạn nhân bị tụt lưỡi, thì phải dùng gạt
hoặc khăn nắm kéo lưỡi ra và tìm cách giữ chặt bên ngồi. Dùng ngón cái và trỏ cịn lại bịt
mũi và kết hợp ấn trán để cổ ngửa hẳn ra sau. Hít thật sâu, miệng ngậm miệng nạn nhân thổi
thật mạnh là cho lồng ngực nạn nhân nhô lên trông thấy, thổi 4 lần liền. Sau đó bng miệng
nạn nhân để khơng khí tự thốt ra khỏi phổi, lồng ngực xẹp xuống. Tiếp tục thổi ngạt 15
lần/phút đến khi hết khó thở, nếu sau 20 phút khơng thấy hết khó thở thì phải nhanh chóng
chuyển đi bệnh viện và phải liên tục thổi ngạt trong lúc di chuyển.
Biện pháp sơ cứu bệnh nhân bị ngưng tim do ngộ độc thuốc BVTV
Khi gặp nạn nhân ngưng tim, phải giúp nạn nhân phục hồi hoạt động tim bằng các
phương pháp sau:
1. Đấm vào vùng trước tim 5 cái đồng thời xem mạch bẹn, nếu tim khơng đập thì xoa
bóp tim ngồi lồng ngực.

2. Cách xoa bóp tim ngồi lồng ngực: Đặt nạn nhân nằm ngửa trên một nền cứng, đầu
thấp chân gác cao. Quỳ bên phải nạn nhân, đặt lòng bàn tay trái ở 1/3 dưới xương ức bệnh
nhân, lòng bàn tay phải đặt lên trên bàn tay trái, dùng sức mạnh của 2 tay và cơ thể ấn mạnh
nhịp nhàng khoảng 60 lần/phút, cứ 4 lần xoa bóp tim thì 1 lần thổi ngạt. Lực ấn khi xoa bóp
tim phải đủ cho lồng ngực bệnh nhân xẹp xuống 4 cm; tùy thể trạng bệnh nhân dùng lực
thích hợp để tránh gây tổn thương thêm.
Pha thuốc bảo vệ thực vật
Khi pha thuốc bảo vệ thực vật, cần phải:
1. Cần phải mang đầy đủ đồ bảo hộ lao động khi cân đong và pha thuốc.
2. Đọc kỹ hướng dẫn ghi trên nhãn để biết rõ liều lượng pha và các thông tin khác.
3. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cân đong những loại này đều được đánh dấu riêng.
4. Kiểm tra cần phun, cẩn thận khi mở nắp chai thuốc tránh vung tóe thuốc, tránh cân
nơi trẻ em nơ đùa.
5. Cân đong chính xác lượng thuốc cần dùng.
6. Không được cân đong, pha thuốc hoặc rửa bình bơm gần ao hồ, sơng suối giếng
hoặc kênh mương.
Xử lý thuốc bảo vệ thực vật
Khi phun hoặc rải thuốc, nên:
1. Mặc đồ bảo hộ lao động khi phun thuốc.
2. Kiểm tra ruộng đảm bảo khơng có người và gia súc có mặt nơi đó,
3. Đọc kỹ nhãn để biết mối nguy hiểm với môi trường.
4. Gắn biển báo nơi sau khi phun thuốc.
5. Phun hoặc rải đều khắp ruộng, khơng phun chồng lối.
6. Rửa sạch bình ngay sau khi phun.
Khi phun, rải thuốc, không nên:
1. Phun khi trời nổi gió, chuyển mưa, ngược gió, lúc trời nắng.
2. Phun khi cơ thể suy yếu, mệt mỏi.

9



3. Cho trẻ em và phụ nữ mang thai phun thuốc.
4. Ăn uống, hút thuốc trong khi phun thuốc.
5. Đưa béc phun vào miệng thổi.
6. Phun tạt vào nguồn nước uống gần nhà ở.
2. Nguyên tắc “4 đúng” khi sử dụng thuốc phòng trừ sâu ệnh hại
2.1. Nguyên tắc sử dụng đúng thuốc
Khi sử dụng thuốc BVTV cần phải biết rõ lồi sâu bệnh cần phịng trừ, tham vấn ý kiến
cán bộ chuyên môn BVTV hoặc cán bộ nông nghiệp địa phương. Ưu tiên lựa chọn sử dụng
các loại thuốc có tác động chọn lọc, có hiệu lực cao, thời gian cách ly ngắn và ít độc đối với
sinh vật có ích, động vật máu nóng. Cần chọn mua những loại thuốc an tồn với cây trồng, ít
gây hại với người tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt chú ý khi mua và sử dụng thuốc diệt cỏ.
Không sử dụng thuốc khơng rõ nguồn gốc, khơng có trong danh mục thuốc được phép
sử dụng.
Khơng sử dụng thuốc cấm.

Hình 4.16. An tồn và hiệu quả là hai mục tiêu không thể tách rời

10


Ví dụ: Có 2 loại thuốc là Plutel 3.6EC và Agiaza 4.5EC, muốn trừ rệp sáp ta chọn
thuốc Agiaza 4.5EC là đúng thuốc.

KHƠNG

ĐÚNG

Hình 4.7. Chọn đúng thuốc diệt trừ rệp sáp gây hại mãng cầu
Giải thích:

- Rệp sáp có lớp sáp nên phải chọn thuốc Agiaza 4.5EC mới tiêu diệt được chúng, cịn
thuốc Plutep 3.6EC.
- Rệp muội khơng có lớp sáp như rệp sáp nên chọn thuốc tiếp xúc và vị độc như Plutel
3.6EC là được.
Ưu tiên dùng thuốc ít độc hơn.

KHƠNG

ĐÚNG

Hình 4.8. Chọn đúng thuốc diệt trừ rệp muội gây hạ mãng cầui
2.2. Nguyên tắc sử dụng thuốc đúng nồng độ, liều lượng
Đúng nồng độ, liều lượng bao gồm lượng thuốc và lượng nước pha trộn để phun trên
một đơn vị diện tích cây trồng, theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc khuyến cáo của cán
bộ kỹ thuật.
Phun thuốc với liều lượng và mức dùng thấp sẽ không đảm bảo hiệu quả phịng trừ,
gây lãng phí thuốc, thậm chí tạo điều kiện cho dịch hại quen thuốc và dịch hại phát triển
mạnh hơn. Ngược lại, phun với liều lượng cao sẽ khơng đem lại lợi ích kinh tế, gây độc cho
người sử dụng, cây trồng, gia súc và thiên địch, để lại dư lượng cao trên nông sản.
Phun với lượng nước ít, thuốc sẽ khơng bao phủ tồn cây, dịch hại không tiếp xúc
được nhiều với thuốc. Nhưng nếu phun với lượng nước quá nhiều sẽ làm cho thuốc bị mất
nhiều, hiệu quả phòng trừ bị giảm, mất nhiều công vận chuyển nước và gây độc cho môi
trường.

11


Hiệu quả phịng trừ dịch hai cũng khơng thể nâng cao nếu chỉ tăng nồng độ thuốc và
giảm lượng nước phun. Làm như vậy chỉ tăng độ độc cho người sử dụng, môi trường nhưng
vẫn không đạt được hiệu quả phịng trừ như mong muốn.

Để có hiệu quả phịng trừ cao, ít gây hậu quả xấu cho mơi trường, cần đảm bảo đồng
thời 3 yếu tố: nồng độ, lượng nước và mức dùng.
Các dạng thuốc khác nhau có khả năng phân tán trong nước khơng giống nhau. Vì thế
cần có cách pha thích hợp cho từng dạng thuốc, để tạo hiệu quả phịng trừ cao nhất.
Khi pha thuốc:
Tính tốn chính xác lượng thuốc cần sử dụng trên thửa ruộng định phun, lượng pha
cho một bình bơm và cần mang vừa đủ, khơng dư để tránh lãng phí khơng cần thiết.
Để đảm bảo pha thuốc đúng nồng độ, cần có cơng cụ cân đong đo thích hợp.
Rót thuốc cần thẩn để tránh đổ tràn, đong đủ lượng thuốc cần.
Không pha thuốc gần nơi có trẻ em, nơi chăn thả gia súc, gần kho lương thực, thực
phầm, nguồn nước sinh hoạt.
Pha thuốc đúng nồng độ
Nồng độ thuốc: Là tỷ lệ phần trăm giữa trong lượng thuốc trong thể tích dung dịch
phun.
Ví dụ: Padan 95SP pha với nồng độ 3/1.000 tứ trong 1 lít nước thuốc có 3g Padan
95SP.
Lượng nước dùng:
- Lượng nước cần thiết, giúp trang trải đều lượng thuốc đã định/ diện tích cần phun.
Tính bằng lít/ha.
- Lượng nước dùng thay đổi tùy theo đối tượng phòng trừ, giai đoạn và tình hình sinh
trưởng và phát triển của cây trồng, mật độ cây trồng. Phun thuốc trừ bệnh rầy, nhện cần
nhiều nước hơn trừ các loại sâu; Cây bé, mật độ thưa lượng nước cần ít hơn cây lớn và mật
độ dày.
Liều lượng – Mức tiêu dùng
- Liều lượng là lượng thuốc tối thiểu cần thiết đem lại hiệu quả mong muốn.
- Mức tiêu dùng là lượng thuốc tối thiểu cần thiết đem lại hiệu quả mong muốn trên
một đơn vị diện tích hay thể tích.
Vì vậy, muốn diệt được dịch hại có hiệu quả phải giữ nguyên được liều lượng hay mức
tiêu dùng.
Mức tiêu dùng được tính theo cơng thức:

Mức tiêu dùng (lít/ha) = nồng độ (%) x Lượng nước dùng (lít)
2.3. Nguyên tắc sử dụng thuốc đúng lúc
Đúng thời điểm: Phun thuốc vào thời điểm dịch hại dễ tác động, cây trồng chịu thuốc
nhất và điều kiện ngoại cảnh thuận lợi cho thuốc phát huy hiệu lực tốt nhất.
Dịch hại mẫm cảm: Nên phun thuốc khi sâu còn nhỏ, cỏ cịn non, bệnh mới xuất hiện.
Với các cơn trùng cần phun thuốc lúc sâu cịn ở bên ngồi, đang kiếm ăn; bướm chưa đẻ sẽ
mang lại hiệu quả cao.

12


Cây trồng chịu thuốc tốt nhất: Thực vật có những giai đoạn chống chịu thuốc tốt đồng
thời có những giai đoạn rất mẫn cảm với thuốc. Thuốc BVTV dễ làm giảm năng suất nếu
phun vào lúc cây ra hoa, thụ phấn. Phun thuốc vảo buổi trưa, trời nắng to, thuốc cũng dễ gây
cháy lá.
Điều kiện thời tiết thuận lợi nhất cho thuốc phát huy tác dụng: Không phun thuốc khi
trời sắp mưa, trời quá nắng nóng. Nên phun thuốc vào sáng sớm hay chiều mát, tránh phun
thuốc buổi trưa.
Phun thuốc vào sáng sớm, tuy ít hại đến người đi phun, dịch hại chưa lẩn tránh nên dễ
trúng độc, dần đến trưa, nhiệt độ lên cao thuốc dễ gây độc cho dịch hại. Nhưng sau khi phun
thuốc, nhiệt độ lên cao, nắng gắt, thuốc sẽ bị phân hủy một phần. Mặt khác, gặp nhiệt độ
caom sự trao đổi chất của dịch hại mạnh, thuốc cũng bị thải ra nhiều.
Phun vào chiều mát mẻ, khỏe người, ít ngộ độc, gió lặng hơn nên thuốc bị mất ít hơn.
Sau khi phun thuốc, gặp nhiệt độ thấp xuống, thuốc ít bị phân hủy; dịch hại ra khỏi nơi ẩn
nấp, nên dễ tiếp xúc với thuốc, tạo điều kiện thuốc phát huy hiệu lực.
Hạn chế một phần tác hại của thuốc đối với sinh vật có ích: Khơng phun thuốc khi
thiên địch cịn ít, thời điểm sinh vật có ích hoạt động mạnh. Ở vùng nuôi ong mật, nên phun
thuốc vào buổi chiều khi ong đã về tổ, phun thuốc nội hấp, không phun thuốc khi ong đi lấy
mật, cây ra hoa. Tránh phun thuốc nhiều lần, loại thuốc tồn lâu gây độc cho ong, chim và
động vật hoang dã.

Về mặt kinh tế: Mỗi cây trồng chỉ có từng giai đoạn sinh trưởng nhất định, mà tác
động của dịch hại dễ ảnh hưởng đến năng suất. Vì vậy chỉ nên phun thuốc vào thời điểm mật
độ hay sự phá hại của dịch hại vượt ngưỡng kinh tế. Làm như vậy sẽ giảm được lần phun
thuốc. Làm tốt cơng tác dự tính, dự báo để giảm quy mô dùng thuốc. Để phun thuốc đúng
lúc, người trồng mãng cầu cần tham vấn cán bộ kỹ thuật nông nghiệp để được hướng dẫn.
2.4. Nguyên tắc sử dụng thuốc đúng cách
* Đúng cách khi phun, rải:
- Phun đúng nơi dịch hại cư trú để dịch hại tiếp xúc với thuốc nhiều nhất.
- Chọn phương pháp phun, rải thích hợp nhằm tăng cường tính chọn lọc của thuốc.
- Chọn đúng cơng cụ phun, rải cho từng mục đích sử dụng.
- Trong điều kiện cụ thể, nên dùng luân phiên các thuốc khác nhau để giảm tác hại của
thuốc đến sinh quần và làm chậm tính kháng thuốc của dịch hại.
- Phải hỗn hợp thuốc BVTV đúng cách.
* Bảo hộ và an toàn lao động đúng cách:
Tiêu chuẩn người đi phun thuốc: Người khỏe mạnh, trưởng thành. Không để phụ nữ có
thai, thấy tháng, người có vết thương hở, lở loét đi phun thuốc.
a. Trước khi phun thuốc
Trang bị bảo hộ lao động nhằm giảm sự tiếp xúc và xâm nhập của thuốc vào cơ thể,
đồng thời hạn chế nguy cơ bị ngộ độc. Không làm việc trong kho, trong cửa hàng thuốc
BVTV, không đi phun thuốc trên ruộng nếu không có bảo hộ lao động thích hợp.
Có đầy đủ quần áo bảo hộ và công cụ bảo hộ lao động khi tiếp xúc với thuốc: Quần áo
dài, tạp dề bằng nilon hay vải khơng thấm ướt, mũ, khẩu trang, kính. Trang bị bảo hộ cho

13


người lao động nhiều hay ít tùy thuộc vào độ độc của loại thuốc sử dụng. Thuốc càng độc,
càng phải trang bị đầy đủ. Trang bị bảo hộ còn tùy thuộc vào loại cây trồng, phun cây cao
yêu cầu bảo hộ lao động hơn phun phun cây thấp.
Ăn no trước khi phun thuốc.

Mang theo nước uống, xà phòng, khăn mặt và quần áo sạch để dùng ngay khi cần.
Kiểm tra bình bơm và khắc phục sự cố trước khi phun thuốc.
Khi phun thuốc nơi hẻo lánh, cần có người đi cùng.
b. Trong khi phun thuốc
Khơng dùng bình rị rỉ hay để thuốc dây lên da. Tuyệt đối không ăn uống, hút thuốc,
không dùng tay sờ vào bất cứ nơi nào trên cơ thể, nhất là đối với mắt sẽ rất nguy hiểm.
Ngừng phun thuốc ngay khi phát hiện bình phun rị rỉ. Xả van khí trong bình bơm. Đổ
nước thuốc ra xơ chậu và tìm cách khắc phục.
Khi vịi phun bị tắc, cần lên bờ, đến nơi sạch cỏ, tháo vòi, rửa sạch. Nếu vòi bị tắc cần
lấy cọng mềm, thơng, khơng dùng miệng thổi, thơng vịi.
Khơng phun thuốc ngược chiều gió, nên đi vng góc với chiều gió; khơng phun thuốc
khi trời nổi gió quá to.
Thay ngay quần áo nếu quần áo đang mặc bị dính thuốc.
Giải lao: Chọn nơi thoáng mát, xa nơi phun thuốc; chỉ ăn uống khi đã rửa tay sạch sẽ.
Không chăn thả gia súc trong khu vực đang phun thuốc.
c. Sau khi phun thuốc
Thu dọn bao bì, chai thuốc và tiêu hủy đúng cách: đập bẹp vỏ sắt, đập vỡ chai; chơn
bao bì nơi hẻo lánh, cao, khơng úng nước, có biển cảnh báo hay rào chắn; hố đào phải có
chiều sâu thấp hơn bề mặt mương nước gần nhất. Khơng đốt bình chứa thuốc.
Rửa sạch trong ngồi bình bơm thuốc bằng nước xà phòng. Tháo rời từng bộ phận,
dùng vải mềm rửa sạch, thơng vịi phun bằng nước xà phịng và nước sạch. Úp ráo nước, cất
vào kho. Khơng để bình bơm bừa bãi khi làm việc cũng như khi bảo quản.
Không đổ thuốc thừa và nước rửa bơm xuống ruộng, nguồn nước.
Thuốc dùng khơng hết phải dậy, cất vào kho riêng, có khóa. Kho phải xa nhà.
Tắm và giặt quần áo bảo hộ và cơng cụ bảo hộ bằng xà phịng. Chỉ dùng quần áo bảo
hộ khi tiếp xúc với thuốc. Không để chung quần áo bảo hộ với quần áo thường mặc. Khơng
để quần áo, cơng cụ phịng hộ trong kho thuốc.
Thời gian trở lại khu vực xử lý: Đảm bảo thời gian quy định. Trường hợp đặc biệt cần
vào khu vực xử lý thuốc cần phải có bảo hộ lao động. Thời gian trở lại khu vực xử lý dài
hay ngắn tùy thuộc vào loại thuốc. Bình thường sau khi phun 48h là có thể quay lại khu vực

xử lý thuốc.
3. Rệp sáp phấn
Rệp sáp phấn là loài sâu hại nhiều nhất trên cây mãng cầu ta. Tuy nhiên, cây ký chủ của
nó khơng chỉ gây hại ở các Cây mãng cầu ta mà gây hại ở cây thuộc họ cam quýt và các cây
khác như nho, mãng cầu ta, xồi, gừng, tất cả lồi hoa, đu đủ…. Nó được phát hiện trên 70 họ
cây trồng khác nhau.

14


3.1. Đặc điểm hình thái
3.1.1. Gi i đoạn trứng
Trứng rệp sáp phấn có hình bầu dục màu trắng trong, trứng rếp sáp phấn đẻ thành bọc,
trong mỗi bọc các trứng xếp chồng lên nhau, phía ngồi bọc có lớp sáp bơng trăng bao phủ.

Hình 4.19. Trứng rệp sáp phấn
3.1.3. Gi i đoạn sâu non (Ấu trùng)
Rệp con mới nở có màu xám đen, sau lần lột xác thứ nhất chuyển màu hồng nhạt, chưa
có sáp trắng bao phủ, hoạt động nhanh nhẹn. Sau nở từ 7-10 ngày gần đi hình thành 2 tua
sáp dài, sau đó các tua khác dần dần hình thành, trong cơ thể bắt đầu có sáp trắng bao phủ và
từ đó chúng di chuyển chậm chạp và thường tìm nhưng nơi kín đáo để sống.
Rệp sáp đực có 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn sâu non được phân biệt bởi sự thay lông. Giai
đoạn sâu non tuổi 1 trải qua 7-14 ngày; trung bình 9,9 ngày; tuổi 2, 6-16 ngày, trung bình 8,7
ngày; tuổi 3, 2-3 ngày, trung bình 2,5 ngày; và tuổi 4, 1-6 ngày, trung bình 3 ngày. Khoảng 4
ngày vào sâu non tuổi hai, một vết đen phát triển trên cơ thể côn trùng. Hai ngày sau, sâu non
bắt đầu xe sợi thành một kén quanh cơ thể nó. Kén này được tiếp tục xe làm tăng mật độ sợi
cho đến khi rệp sáp trưởng thành có cánh mọc lên sau hai lần thay lơng.
Rệp sáp cái chỉ có 3 giai đoạn sâu non, sâu non 1 tuổitrải qua từ 7-17 ngày, trung bình
11,5 ngày; 2 tuổi 5-13 ngày, trung bình 8,2 ngày; và 3 tuổi 5-14 ngày, trung bình 8,4 ngày.
3.1.4. Gi i đoạn rệp trưởng thành

Rệp trưởng thành có cơ thể hình bầu dục, màu nâu hồng, trên tồn cơ thể phủ lớp bột sáp
trắng, thân rệp hình mui rùa, hai bên mép cơ thể có 18 dơi tua sáp màu trắng, 16 đơi trước có
chiều dài tương tự nhau, đơi thứ 17 dài nhất gần băng 1/2 cơ thể, đôi 18 nhỏ vả ngắn hơn tất
cá các đôi khác.
Cơ thể rệp sáp phấn dài khoảng 2-4 mm, bề ngang khoáng 1,5-3mm, rệp sáp phấn sống
tập trung thành bầy ở lá, quả, dùng vịi chích qua tế bào biểu bì lá, quả để hút dịch cây. Rệp
sáp mãng cầu ta thường đẻ trứng ngay tại nơi chúng sinh sống.
3.1.5. Vòng đời củ rệp sáp phấn
Vòng đời của rệp sáp phụ thuộc vào thời tiết và thức ăn, ở điều kiện nhiệt độ 19-200C,
ẩm độ khơng khí 85-88% vịng đời của rệp sáp hại mãng cầu ta khoảng 50-60 ngày, trung
bình là 55 ngày; ở nhiệt độ 24-250C, ẩm độ 82%, vòng đời rệp sáp khoảng 41-52 ngày, trung
bình 44 ngày. Mỗi năm rệp sáp có khoảng 5-6 đời. Rệp đẻ trứng sớm. sau khi nở 20-25 ngày
15


(tuổi 3) là rệp sáp bắt đầu đẻ trứng; từ khi đẻ đến ngừng đẻ, chết khoảng 20-27 ngày, mỗi
rệp cái đẻ khoảng 250-350 trứng, tỷ lệ nỏ của trừng cao khoảng 80% trở lên.
Rệp sáp có khả năng sinh sản đơn tính, nghĩa là khơng cần giao phối con cái vẫn cỏ
khả năng đẻ trứng và nở thành con.

Hình 4.20. Rệp sáp trưởng thành
3.2. Triệu chứng gây hại
Rệp sáp phát sinh quanh năm, có 7-9 đỉnh gây hại cao và trong q trình sinh sống rệp
sáp cịn tiết ra các chất mật để thu hút kiến và nấm muội đen. Trên cây mãng cầu ta, nếu khi
cây ký chủ rụng hết lá, rệp sáp bám trên các phần cành bánh tẻ, thời gian này rất ít hoạt động.
Rệp thường phát triển nhiều trong tháng 1-2 (dương lịch) lúc độ ẩm khơng khí cao.
- Giai đoạn cây con trong vườn ươm: Rệp gây hại chủ yếu trên các lộc lá non. Chúng
chích hút chọc thủng lớp biểu bì lá để hút dinh dưỡng trong cây làm cho lộc lá non bị tổn
thương, nhẹ thì chuyển màu vàng, nặng thì bị khô cháy. cây mãng cầu ta bị hại sẽ sinh trưởng
kém, cây còi cọc và nếu để lâu sẽ dẫn tới chết hàng loạt.


Hình 4.21a. Rệp làm thủng lá giai đoạn
vườn ươm

Hình 4.21b. Rệp làm chết cây con giai
đoạn vườn ươm

16


- Giai đoạn cây cho quả: Rệp sáp gây hại trên lá, quả. Rệp sáp tập trung chích hút trên lá
và quả làm cho lá bị quăn, quả bị chai không lớn được. Nếu rệp sáp tấn công vào giai đoạn
quả non thì quả thường bị rụng. Nếu tấn cơng vào giai đoạn quả đã phát triển, quả sẽ mất giá
trị thương phẩm. Khi chích hút quả mãng cầu ta, rệp sáp tiết ra chất mật ngọt tạo điều kiện cho
nấm bồ hóng phát triển làm cây sinh trưởng kém.

Hình 4.22. Quả mãng cầu ta bị rệp sáp phấn hại
3.3. Biện pháp phòng và trị rệp sáp phấn
3.3.1. Biện pháp c nh tác
- Chọn cây mãng cầu ta khỏe để trồng, trồng mãng cầu đúng kỹ thuật giúp cây sinh
trưởng, phát triển tốt nhằm chống lại rệp sáp phấn hoặc phục hồi nhanh khi bị rệp sáp hại.
- Sau khi thu hoạch, tỉa xén cành làm cho vườn thật thông thoáng đồng thời loại bỏ
cành đã bị nhiễm rệp sáp.
- Bón phân, tưới nước đầy đủ và cân đối giúp cho cây mãng cầu ta sinh trưởng phát
triển tốt, làm tăng tính chống chịu đối với sự gây hại của sâu.
- Không trồng cây đu đủ xem với mãng cầu ta vì rệp sáp phấn sẽ sinh trưởng, phát triển
thuận lợi trên cây mãng cầu ta và cây đu đủ.
3.3.2. Biện pháp cơ giới
- Cắt bỏ trứng sâu ở cành, lá bị hại nhằm hạn chế rệp sáp phấn lây lan sang cành khác
và sang cây khác.

- Hun khói được khuyến cáo để hạn chế phát triển của rệp sáp.
- Làm hàng rào chắn các cây theo dãy để ngăn chặn lây lan rệp sáp.
- Vệ sinh dụng cụ thu hoạch, dụng cụ làm vườn hạn chế sự phát tán.
- Tưới rửa trơi: Rệp sáp có thể bị rửa trơi với vòi nước mạnh và liên tục. Xử lý bằng
vòi nước nhiều lần khi cần cũng là biện pháp tốt trong điều kiện bị nhiễm nhẹ.
- Dùng xà phòng trừ sâu: Xà phịng trừ sâu có bán trên thị trường. Tuy nhiên, chúng ta
có thể tự làm bằng cách sử dụng chất xà phịng rửa chén nhưng khơng dùng xà phịng có tẩm
dầu thơm và chất phụ gia có thể ảnh hưởng cây. Trộn xà phịng với ít nước phun lên cây.
- Dùng dầu neem: Dầu neem được chiết xuất từ cây neem (hoặc có thể cây sầu đơng)

17


sử dụng theo sự hướng dẫn trên nhãn sản phẩm. Có lợi kết hợp vì dầu neem cũng là chất diệt
sâu và nấm (khi cây trồng hấp thu dầu neem nó có thể phịng trừ cơn trùng khơng tiếp xúc
trực tiếp).

Hình 4.23. Cành và lá mãng cầu ta bị rệp
- Có thể sử dụng những đồ gia vị như tỏi, gừng, ớt… để tạo chất phòng trừ rệp sáp theo
hướng hữu cơ một cách an toàn. Dùng 1 củ tỏi, 1 củ hành và 1 muỗng ớt bột trộn và nghiền
nhỏ bằng dụng cụ nghiền nhà bếp chế biến thành bột nhão. Rót khoảng 1 lít nước khuấy đều
và ngâm khoảng 1 giờ. Sau đó lọc qua vải thưa rồi cộng thêm 1 muỗng xà phòng rửa chén
và tiếp tục khuấy đều. Hợp chất này có thể sử dụng và bảo quản khoảng 1 tuần trong ngăn
mát tủ lạnh.

(a)
(b)
(c)
Hình 4.24. Hỗn hợp bột ớt (a), hành (b) và tỏi (c) dùng trị rệp sáp hại mãng cầu
3.3.3. Biện pháp sinh học

Biện pháp sinh học đó là sử dụng các lồi thiên địch nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt
những thiệt hại do rệp sáp phấn gây ra đối với cây mãng cầu ta.

18


Có nhiều lồi ong ký sinh, và nhiều lồi bọ ăn thịt là thiên địch tấn công rệp sáp. Một
số lồi nấm gây bệnh cũng có thể gây hại rệp sáp. Một điều tra nghiên cứu ở Ai Cập báo cáo
có 12 lồi ong ký sinh trên rệp sáp, 9 lồi bọ ăn thịt gồm: Bọ rùa, bướm, nhện…
Ni ong thả trên vườn mãng cầu ta là biện pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao, bên
cạnh đó bảo vệ các loài thiên địch bằng cách dùng các loại thuốc hóa học trừ rệp sáp phấn
hại mãng cầu ta cần chú ý tìm loại thuốc ít gây độc đối với các lồi thiên địch.

Hình 4.25. Bọ rùa thiên địch của rệp sáp phấn

Hình 4.26. Ong ký sinh rệp sáp
3.3.4. Biện pháp hó học

Hình 4.27. Kiến ăn rệp

Hình 4.28. Rệp sáp chết đen trên quả mãng cầu ta khi phun thuốc trừ sâu
19


Thường xuyên kiểm tra vườn ươm để kịp thời phát hiện rệp và các loại thiên định của
rệp từ đó có chế độ phun thuốc phịng trừ thích hợp.
- Khi mật độ rệp cao, có thể sử dụng các
loại thuốc trừ sâu ít gây hại cho thiên địch
như: Dragon 585EC (15ml/ 8 lít nước),
Agiaza 0.03 EC, 4.5EC, Dimenat 20EC. Nên

phun 2 lần liên tiếp cách nhau 7-10 ngày để
bảo đảm diệt sạch rệp sáp.
Chú ý đảm bảo thời gian cách ly, lựa
chọn loại thuốc có trong danh mục thuốc
BVTV theo Thông tư số: 03/2016/TTBNNPTNT ngày 21 tháng 4 năm 2016 của
Bộ trưởng Bộ Nơng nghiệp và PTNT.

Hình 4.29 . Thuốc Dragon 585EC
4. Sâu đục quả
4.1. Đặc điểm hình thái
- Sâu trưởng thành là lồi bướm có màu nâu xám, cánh trước có màu xanh ánh kim.
Sâu non có màu đen, khi phái triển đầy đủ, sâu non dài khoảng 20-22mm, sải cánh rộng
khỏang 26-28mm.
- Con cái thường đẻ trứng trên các vết nứt của quả từ khi quả còn non.
- Sâu non mới nở bắt đầu đục vào bên trong thịt quả. Khi đẫy sức ấu trùng thường hóa
nhộng ngay bên trong trái trong một cái vỏ kén được dệt bằng tơ. Ban đầu nhộng có mầu
vàng nâu, khi gần vũ hóa chúng chuyển dần sang mầu đen.
4.2. Triệu chứng gây hại
- Sau khi trứng sâu nở ấu trùng đục vào bên trong ăn phá phần thịt quả sau đó thải
phân ra ngồi.

Hình 4.30. Quả mãng cầu ta bị sâu hại

20


- Những hạt phân nhỏ ly ty mầu nâu đen được kết dính lại với nhau thành từng cục,
bám dính ở bên ngồi vỏ quả, vì thế khi quả mãng cầu ta bị sâu gây hại nhìn bề ngồi rất dễ
nhận biết.
- Trong một quả mãng cầu ta có thể có đến vài con ấu trùng cùng gây hại.

4.3. Biện pháp phòng trị
4.3.1. Biện pháp cơ giới
- Thu gom và tiêu hủy quả đã bị sâu hại: Từ khi cây mãng cầu ta có quả non trở đi cần
kiểm tra thường xuyên, để phát hiện sớm những quả đã bị sâu tấn cơng. Thu gom sớm tịan bộ
những quả đã bị sâu gây hại đem chôn để diệt sâu bên trong.
- Nếu làm tốt được biện pháp cơ giới sẽ có tác dụng rất lớn để hạn chế mật số sâu ở
những đợt kế tiếp.
- Sử dụng tú nilon bao quả mãng cầu ta khi còn non là biện pháp hạn chế sâu đục quả,
chú ý trước khi bao quả cần phun thuốc BVTV nhằm hạn chế sâu đục quả có sẵn trong các
khe quả.

Hình 4.31. Bao nilon bao quả

Hình 4.32. Vệ sinh vườn mãng cầu ta
- Bón phân cân đối và đầy đủ giúp cho cây mãng cầu ta sinh trưởng phát triển tốt, làm
tăng tính chống chịu đối với sự gây hại của sâu.
- Vệ sinh vườn mãng cầu ta băng cách nhổ sạch cỏ quanh gốc cây, cắt bỏ các lá khô
đem hủy nhằm cắt đứt nơi sinh sống của sâu trưởng thành vào cuối thu, đầu đông mỗi năm.
21


4.3.2. Biện pháp sinh học
Trong tự nhiên trứng sâu đục quả mãng cầu ta bị ký sinh bởi ong ký sinh và kiến, do
đó tạo điều kiện thuận lợi cho các loài này phát triển cũng giảm được thiệt hại do sâu gây ra.
Cần bảo vệ các loài thiên địch bằng cách nuôi ong mắt đỏ, hạn chế sử dụng thuốc
BVTV hoặc sử dụng thuốc BVTV ít độc đồi với lồi thiên địch.
4.3.3. Biện pháp hó học
Khi mãng cầu ta có quả, cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện sâu kịp thời. Loại
bỏ những quả bị sâu ra khỏi vườn. Sử dụng một trong các loại thuốc như sau: Sherzol
205EC (20 ml pha cho 1 bình 8 lít nước phun khi quả cỡ ngón tay út); Aztron DF 35000

DMBU; Catex 1.8 EC, 3.6 EC; Javitin 36EC; Javitin 36EC, 100WP; Megamectin 20EC;
Miktin 3.6EC; Phumai 1.8EC, 3.6EC, 5.4EC; Thuricide HP…
Chú ý phun kỹ vào quả, không cần phun tràn lan cả vườn nhằm duy trì được quần thể
thiên địch trong vườn, cũng cần bảo đảm thời gian cách ly như quy định.

Hình 4.33. Dùng Sherzol trị sâu đục quả

Hình 4.34. Dùng Catex trị sâu đục quả

Hình 4.35. Thuốc Phumai 1.8EC
5. Bọ vịi voi gây hại ơng mãng cầu t

Hình 4. 36. Thuốc Thuricide HP

22


5.1. Đặc điểm hình thái
- Trứng bọ vịi voi hại quả mãng cầu ta hình ơ van, mới đẻ màu trắng trong, kích thước
trung bình khoảng 1 mm. Ấu trùng mới nở màu trắng đục, sau chuyển thành màu vàng nhạt,
khơng có chân. Sau nở khoảng 8-10 tuần thì ấu trùng vào nhộng, chiều dài 6-8 mm. Nhộng
dạng nhộng trần, màu trắng hơi vàng.
- Trưởng thành bọ vòi voi quả mãng cầu ta có màu nâu đen, phần đầu có vòi dài
(nguồn gốc của tên gọi bọ vòi voi). Trên 2 cánh trước có 4 đốm lớn màu vàng. Trưởng thành
dài 6-8 mm, rộng 1,5 mm.
- Bộ vòi voi hại mãng cầu ta là các lồi bọ cánh cứng có màu nâu lợt, đầu kéo dài ra
trước tựa như cái vòi, miệng nhai ở cuối vòi.
- Con cái đẻ trứng vào các vết đục trên cánh hoa. Cả thành trùng và ấu trùng đều ăn, đục
phá cánh hoa.


Hình 4.37. Hoa đen do bị vịi voi hại
- Tấn cơng hoa mới nở làm cho hoa đen và khô, các hoa bị khơ vẫn dính vào cây. Mỗi
hoa có thể có từ 5-10 con bọ vòi voi.
5.2. Biện pháp phòng trừ
Dùng nấm xanh sinh học Metarhizium anisopliae (Ma) để phun xịt lên gốc, thân và
ngọn để nấm ký sinh diệt trừ bọ vòi voi.
Diaphos 10GR; Vimatox 5;SG; Ometar 1.2 x 109 bào tử/g; Actara 25WG; Diaphos 10GR;

Vimatox 5SG;

Do bọ vòi voi thường ẩn nấp trong cánh hoa nên các loại thuốc trừ sâu thơng thường ít
hiệu quả với chúng. Phải sử dụng các loại thuốc có tính xơng hơi mạnh mới có thể xua đuổi
con trưởng thành và tiêu diệt được ấu trùng. Có thể sử dụng các loại thuốc sau: Diaphos
10GR; Vimatox 5SG; Ometar 1.2 x 109 bào tử/g; Actara 25WG; Diaphos 10GR; Vimatox
5SG…

23


H 4.38. Thuốc Vimatox 5SG trừ bọ vịi voi

Hình 4.39. Chế phẩm sinh học Ometar

Hình 4.40. Thuốc Actara 25WG
Hình 4.41. Thuốc Diaphos 10GR
6. Bọ xít muỗi hại mãng cầu t
6.1. Đặc điểm hình thái
Trưởng thành: Gọi là bọ xít muỗi vì đây là lồi cơn trùng có cấu tạo miệng kiểu vịi chọc
hút, con trưởng thành có hình dạng giống như con muỗi, thân dài khoảng 4,3 - 5,2 mm, đầu
màu nâu và có các vệt, dải màu vàng, mắt màu nâu đen, râu đầu dài màu nâu. Trên lưng có

một chuỳ nhỏ nhơ lên giống như kim, phần bụng màu xanh lá mạ đến màu xanh lơ.
Trứng: Trứng bọ xít hình ơ van, màu trắng trong suốt, phía đầu nhỏ của trứng có 2 lơng
mảnh dài khơng bằng nhau nhơ ra ngồi mơ cây. Trứng được đẻ ở trong phần cọng búp hoặc
trên gân chính lá non.
Bọ xít non: Khi mới nở bọ xít nọ có màu vàng có nhiều lông, đến khi đẫy sức chuyển
sang màu xanh ánh vàng, chuỳ và mầm cánh có màu vàng nâu, mầm cánh phủ hết đốt bụng
thứ tư.

24


×