Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

Hoạt động ngoại giao văn hóa của việt nam đối với asean giai đoạn 2009 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.22 KB, 74 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu
của riêng tôi. Ngoại trừ những nội dung đã được tham
khảo có kèm theo nguồn trích dẫn, luận văn này khơng
bao gồm một phần hoặc tồn bộ nội dung của bất kỳ
một cơng trình nào đã được cơng bố để nhận một văn
bằng hay học vị ở bất kỳ một cơ sở đào tạo nào khác.
Đà Nẵng, ngày 28 tháng 5 năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Ngô Huyền Phương


TĨM TẮT
Trong thời đại của hội nhập và tồn cầu hóa, Hiệp hội các Quốc gia Đơng
Nam Á (ASEAN) ln chú trọng xây dựng chương trình hợp tác và tìm kiếm cơ hội
phát triển trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt, trong giai đoạn 2009 - 2020, ASEAN xác định
văn hóa là một phần khơng thể tách rời trong q trình xây dựng và phát triển Cộng
đồng ASEAN. Việt Nam, với tư cách là một thành viên ASEAN, đã chủ động, tích
cực đề xuất những chính sách giao lưu văn hóa, tổ chức các hoạt động giao lưu văn
hóa - nghệ thuật nhằm thúc đẩy hợp tác, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và quảng
bá hình ảnh của ASEAN trong khu vực và trên toàn thế giới; nâng cao vị thế và gia
tăng uy tín của Việt Nam trong ASEAN và cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó, Việt
Nam và ASEAN đã rất thành công trong việc kết hợp và sử dụng ngoại giao văn hóa
trong việc phát triển kinh tế, thu hút du lịch, hợp tác thương mại, thu hút vốn đầu tư
nước ngoài.

ABSTRACT
In the era of integration and globalization, Association of Southeast Asian
Nations (ASEAN) has focused on building co-operation and development programs
in all areas. Especially, in the period from 2009 - 2020, ASEAN has defined cultural


identity as an indispensable part of ASEAN Community building and development.
Vietnam has actively proposed and implemented cultural exchange policies,
organized arts and culture activities to foster cooperation, enhanced mutual
understandings and promoted images of ASEAN in the region and all over the world,
advanced and increased the prestige Vietnam's position in ASEAN and international
community. Besides, Vietnam and ASEAN have been very successful in combining
and using cultural diplomacy in economic development, tourist attraction, trade
cooperation, attracting foreign direct investments.


MỞ ĐẦU .................................................................................................................................1
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA VIỆT
NAM ĐỐI VỚI ASEAN .........................................................................................................6
1.1...................................................................................................................................C
Ơ SỞ LÝ LUẬN .....................................................................................................6
1.1.1. Khái niệm ngoại giao ......................................................................................... 6
1.1.2. Khái niệm văn hóa ............................................................................................. 8
1.1.3. Khái niệm ngoại giao văn hóa............................................................................ 10
1.1.4. Tầm quan trọng của ngoại giao văn hóa ............................................................ 13
1.2...................................................................................................................................K
HÁI QT TÌNH HÌNH CỦA VIỆT NAM TỪ KHI GIA NHẬP ASEAN ..........15
1.2.1. Sự gia nhập của Việt Nam vào ASEAN ............................................................ 15
1.2.2. Những thành tựu Việt Nam đã đạt được kể từ khi gia nhập ASEAN ................ 16
1.3. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI
ASEAN ................................................................................................................................19
1.3.1. Xu thế toàn cầu hóa............................................................................................. 19
1.3.2. Bối cảnh trong nước ........................................................................................... 21
1.3.3. Sự tham gia của Việt Nam trong Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN............22
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO VĂN HÓA

CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI ASEAN GIAI ĐOẠN 2009-2020.........................................25
2.1........................................................TRÊN LĨNH VỰC NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN
..................................................................................................................................25
2.2...................................................................................................................................TR
ÊN LĨNH VỰC AUDIO-VISUAL (NGHE NHÌN) ................................................33
2.3...................................................................................TRÊN LĨNH VỰC GIÁO DỤC
..................................................................................................................................37
2.4...................................................................................................................................TR
ÊN LĨNH VỰC HỢP TÁC DU LỊCH.....................................................................40
CHƯƠNG 3. TRIỂN VỌNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA VIỆT
NAM VỚI ASEAN.................................................................................................................45
3.1.
TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA VIỆT
NAM ĐỐI
VỚI ASEAN ........................................................................................................................45
3.1.1. Tích cực...............................................................................................................45
3.1.2. Tiêu cực...............................................................................................................49
3.2...................................................................................................................................TR
IỂN VỌNG NGOẠI GIAO VĂN HĨA GIỮA VIỆT NAM VÀ ASEAN .............52
3.2.1. Kịch bản 1: Việt Nam duy trì nguyên trạng và tăng cường các hoạt động ngoại
giao
văn hóa đối với ASEAN .................................................................................................52


3.2.2.

Kịch bản 2: Việt Nam hạn chế các hoạt động ngoại giao văn hóa đối với ASEAN
54
3.3...........................................................................................................KHUYẾN NGHỊ
..................................................................................................................................56

KẾT LUẬN..............................................................................................................................59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................62


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
AC

Viết đầy đủ bằng tiếng Anh
ASEAN Community

Viết đầy đủ bằng tiếng Việt
Cộng đồng ASEAN

ACC

ASEAN - China Centre

Trung tâm ASEAN - Trung
Quốc

ACMECS

Ayeyawady Chao Phraya
Mekong Economic
Cooperation Stategy

Tổ chức Chiến lược hợp tác
kinh tế Ayeyarwady - Chao
Phraya - Mekong


ACWC

ADMM

Ủy ban Thúc đẩy và Bảo vệ
The ASEAN Commission on quyền phụ nữ và trẻ em
the Promotion and Protection ASEAN
of the Rights of Women
ASEAN Defence Ministers'
Meeting

Hội nghị Bộ trưởng Quốc
phòng ASEAN

ADMM+

ASEAN Defence Ministers'
Meeting - Plus

Hội nghị Bộ trưởng Quốc
phòng ASEAN mở rộng

AEC

ASEAN Economic
Community

Cộng đồng Kinh tế ASEAN


AJC

ASEAN - Japan Centre

Trung tâm ASEAN - Nhật
Bản

AKC

ASEAN - Korea Centre

Trung tâm ASEAN - Hàn
Quốc

AMM

ASEAN Ministerial Meeting

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại
giao ASEAN

APSC

ASEAN Political - Security
Community

Cộng đồng An ninh - Chính trị
ASEAN

ARF


ASEAN Regional Forum

Diễn đàn Khu vực ASEAN

ASCC

ASEAN Socio - Cultural
Community

Cộng đồng Văn hóa - Xã hội
ASEAN

ASEAN

Association of Southeast Asian Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á
Nations


ASEAN - COCI

The ASEAN Committee on
Culture and Information

ASED

ASEAN Education Ministers Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục
Meeting
ASEAN


ATF

ASEAN Tourism Forum

Diễn đàn Du lịch ASEAN

ATIGA

ASEAN Trade in Goods
Agreement

Hiệp định Thương mại hàng
hóa ASEAN

AUN

ASEAN University Network

Hệ thống Đại học ASEAN

AUN - ACTS

AUN - ASEAN Credit
Transfer System

Hệ thống trao đổi tín chỉ của
ASEAN

CLMV


Cambodia - Laos - Myanmar - Campuchia - Lào - Myanmar Vietnam
Việt Nam

COC

The Code of Conduct for the
South China Sea

DOC

Declaration on Conduct of the Tuyên bố về cách ứng xử của
Parties in the South China Sea các bên trên Biển Đông

EAS

East Asia Summit

Hội nghị cấp cao Đông Á

EU

European Union

Liên minh châu Âu

FDI

Foreign Direct Investment


Vốn đầu tư trực tiếp nước
ngồi

GMS

Greater Mekong Subregion

Tiểu vùng Sơng Mekong Mở
rộng

SEAMEC

Southeast Asian Ministers of
Education Organization
Council Conference

Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng
Giáo dục các nước Đông Nam
Á

Southeast Asian Ministers of
Education Organizations
Regional Center for Lifelong
Learning

Trung tâm Khu vực về Học tập
suốt đời của Tổ chức Bộ
trưởng Giáo dục các quốc gia
Đông Nam Á


SEAMEO CELLL

SEANWFZ

Ủy ban Văn hóa Thơng tin
ASEAN

Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển
Đông

Hiệp ước Khu vực Đông The Southeast Asian Nuclear - Nam Á khơng có vũ khí hạt
Weapon - Free Zone Treaty
nhân


Cuộc họp các quan chức cấp
cao

SOM

Senior Officials' Meeting

SVTC

Viet Nam - Singapore Tourism Ủy ban hợp tác Du lịch Việt
Cooperation
Nam - Singapore

TAC


Hiệp ước Thân thiện và Hợp
Treaty of Amity and
tác ở Đông Nam Á
Cooperation in Southeast Asia

TVCC

Viet Nam - Thailand Tourism Ủy ban hợp tác Du lịch Việt
Cooperation
Nam - Thái Lan

UN

United Nations

Liên Hiệp Quốc

UNESCO

United Nations Educational
Scientific and Cultural
Organization

Tổ chức Giáo dục, Khoa học
và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

WTO

World Trade Organization


Tổ chức Thương mại Thế giới


-1-

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua hơn 50 năm hợp tác và phát triển, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á (ASEAN) đã trở thành một tổ chức khu vực có ảnh hưởng sâu rộng tới khu vực
châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và thế giới nói chung. Trong q trình hợp tác
và phát triển, ASEAN với tham vọng hình thành một Cộng đồng chung có gắn kết
chặt chẽ và sâu sắc đã gặp khơng ít thử thách, khó khăn. Một trong những thách thức
mà tổ chức này gặp phải đến từ sự khác biệt trong bản sắc văn hóa của khu vực.
Trong khi các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) có khá nhiều điểm tương
đồng về lịch sử và văn hóa, ASEAN lại là một tổ chức khu vực có nhiều điểm khác
biệt cả về lịch sử phát triển, thể chế chính trị cho tới các yếu tố văn hóa, tơn giáo,
ngơn ngữ, v.v. Mặc dù có nhiều khác biệt về văn hóa, chính trị, ASEAN vẫn đạt được
nhiều thành tựu phát triển và ngày càng nâng cao vị thế của mình trên trường quốc
tế.
Văn hóa vốn có vai trị quan trọng, cơ bản trong đời sống quan hệ quốc tế
nói chung và mỗi quốc gia nói riêng. Văn hóa cịn được xem là một vũ khí mang lại
sức mạnh mềm đối với các nước lớn. Việt Nam xem trọng ngoại giao văn hóa - là
một trong ba trụ cột chính của nền ngoại giao trong “Chiến lược Ngoại giao Văn hóa
đến năm 2020”. Trong thời đại “Cách mạng Cơng nghiệp 4.0” với sự phát triển vượt
bậc của khoa học - kỹ thuật và dưới tác động của tồn cầu hóa, bản sắc văn hóa dân
tộc của quốc gia bị ảnh hưởng sâu sắc, nguy cơ quốc gia bị đồng hóa về văn hóa cao.
Bản thân tồn cầu hóa mang hai xu hướng hoàn toàn trái ngược nhau. “Thế giới
phẳng” là hệ quả của tồn cầu hóa, một mặt mang lại những tác động tích cực lên
nền kinh tế, thúc đẩy hợp tác và phát triển trong khu vực. Mặt khác, quá trình này
gây nên những mối đe dọa lớn đến bản sắc và giá trị truyền thống của quốc gia. Vì

vậy, tồn cầu hóa khơng chỉ tác động đến sự phát triển chung của khu vực mà còn
ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa của từng quốc gia.


-2-

Trong quá trình hợp tác và phát triển, sự tham gia của Việt Nam trong Cộng
đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC) đã và đang có những đóng góp quan trọng


đối với sự phát triển chung của ASEAN, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa. Tiêu biểu
là “Tuyên bố Hồ hợp ASEAN” nhằm xây dựng bản sac ASEAN thơng qua các hoạt
động hợp tác nghiên cứu Văn hóa - Xã hội. Năm 2003, Việt Nam cũng đã ký “Tuyên
bố Hòa hợp ASEAN 2” với mục tiêu tạo nên một Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột
trong “Tầm nhìn ASEAN 2020”. Bên cạnh đó, Việt Nam cịn nỗ lực thúc đẩy tiến
trình xây dựng và thực hiện kế hoạch giai đoạn 2009 - 2015 nhằm thành lập Cộng
đồng Văn hóa - Xã hội và tầm nhìn chiến lược của Cộng đồng giai đoạn 2015 - 2020.
Việt Nam luôn tham gia và tổ chức thành công các cuộc họp cấp cao và đưa ra sáng
kiến, đề xuất giải pháp trong các vấn đề nội bộ. Vai trị của Việt Nam ln được đánh
giá cao trong việc thúc đẩy hịa bình và hợp tác trong khu vực. Phó Thủ tướng, Bộ
trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã đánh giá vai trị chủ tịch ASEAN của Việt
Nam trong năm 2010 đã góp phần thúc đẩy “văn hóa thực thi” và cụ thể hóa một
bước quan trọng mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN 2015, nâng cao vai trò, vị
thế quốc tế của Hiệp hội. Đặc biệt, Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN
năm 2020, vì vậy, Việt Nam ngày càng dành nhiều nguồn lực để phát triển ngoại giao
văn hóa và tăng cường các hoạt động hợp tác với ASEAN nhằm nâng cao sự gắn kết
trong khu vực và quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra thế giới [64].
Vì vậy, với mong muốn đem lại một cái nhìn rõ ràng, sâu sắc hơn về hoạt
động hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và ASEAN tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên
cứu “Hoạt động ngoại giao văn hóa của Việt Nam đối với ASEAN giai đoạn 2009 2020” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Thông qua việc phân tích, nhận xét, đánh

giá q trình hoạt động ngoại giao văn hóa giữa Việt Nam với các nước ASEAN, dự
đốn và nhận định xu hướng vận động của các hoạt động đó trong những năm tới
cũng như định hướng trong quan hệ Việt Nam - ASEAN. Từ đó, đưa ra những bàn
luận và cái nhìn tổng quan nhất nhằm đề xuất những khuyến nghị thúc đẩy hoạt động
ngoại giao văn hóa Việt Nam đối với ASEAN nói riêng và cộng đồng quốc tế nói
chung.


-3-


-4-

5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là:

>
>
>
>

Phương pháp lịch sử;
Phương pháp logic;
Phương pháp phân tích và tổng hợp;
Phương pháp dự báo.

6. Đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đóng góp những lý luận, đánh giá về
ngoại giao văn hóa và thực tiễn của các hoạt động ngoại giao văn hóa Việt Nam và
ASEAN giai đoạn 2009 - 2020. Bên cạnh đó, luận văn sẽ trở thành nguồn tài liệu

tham khảo cho các hoạt động học thuật, nghiên cứu về Quan hệ quốc tế, Văn hóa
học, v.v. Ngồi ra, nghiên cứu còn cung cấp những đề xuất, triển vọng trong hoạt
động ngoại giao văn hóa giữa Việt Nam và các nước ASEAN.
7. Cấu trúc tổng quát của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của đề tài bao gồm 3 chương:


Chương 1: Cơ sở lý luận hoạt động ngoại giao văn hóa của Việt Nam đối
với ASEAN
Chương này sẽ trình bày về cơ sở lý luận về hoạt động ngoại giao văn hóa,
khái qt tình hình của Việt Nam từ khi gia nhập ASEAN. Đồng thời chương này
cũng sẽ đề cập đến các nhân tố tác động đến chính sách ngoại giao văn hóa giữa Việt
Nam đối với ASEAN.
Chương 2: Thực tiễn triển khai hoạt động ngoại giao văn hóa của Việt
Nam đối với ASEAN giai đoạn 2009 - 2020
Chương này sẽ trình bày thực tiễn của các hoạt động ngoại giao văn hóa
giữa Việt Nam đối với ASEAN cùng với những thành tựu, tồn tại trong giai đoạn
2009 - 2020 trên các lĩnh vực như: nghệ thuật biểu diễn, nghe nhìn (audio - visual),
giáo dục và du lịch.
Chương 3: Triển vọng hoạt động ngoại giao văn hóa của Việt Nam đối với
các nước ASEAN
Chương 3 sẽ đưa ra sự đánh giá về tác động của hoạt động ngoại giao văn
hóa của Việt Nam đối với ASEAN từ đó dự đoán xu hướng thách thức và triển vọng
của hoạt động ngoại giao văn hóa của Việt Nam đối với ASEAN giai đoạn 2009 2020.


-6-



-7-

Theo quan điểm này, văn hóa bao gồm cả giá trị vật chất và tinh thần. Giá trị
vật chất là những sản phẩm do con người tạo ra nhằm phục vụ nhu cầu hằng ngày.
Các giá trị tinh thần gồm tư tưởng, ngôn ngữ, những phẩm chất cao quý, ý nghĩa của
con người trong cộng đồng. Hồ Chí Minh đã khẳng định: “nhân dân ta rất anh hùng,
dũng cảm, hăng hái, cần cù, v.v.” [48]. Đây được xem là những giá trị văn hóa truyền
thống, nhân tố tạo nên sức mạnh quốc gia, dân tộc.
Tóm lại, có thể khái quát khái niệm văn hóa như sau: Văn hóa là tồn bộ
những giá trị vật chất và tinh thần, những tiến bộ mà con người đã sáng tạo nên
trong quan hệ giữa con người với xã hội.
1.1.3.

Khái niệm ngoại giao văn hóa
1.1.3.1. Mối quan hệ giữa ngoại giao và văn hóa

Ngoại giao và văn hóa đều ra đời từ rất sớm trong nền văn minh của nhân
loại. Trong bối cảnh những nền văn minh cổ đại, giao thương và truyền giáo là các
hoạt động thúc đẩy sự tác động qua lại giữa các nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên
vào thời kỳ này sự giao lưu văn hóa chưa thực sự mạnh mẽ và có tác động lớn đến an
ninh cũng như lợi ích của một quốc gia. Ngoại giao văn hóa chưa có một chỗ đứng
nhất định. Đến thời hiện đại, đặc biệt là trong kỷ ngun tồn cầu hóa, sự phụ thuộc
ngày càng mạnh mẽ giữa các quốc gia làm cho việc giao lưu văn hóa trở thành một
xu hướng với việc giữ gìn văn hóa truyền thống và tạo dựng bản sắc dân tộc nhằm
khẳng định vị thế và sức ảnh hưởng của mình.
Đến thời hiện đại, đặc biệt là trong kỷ ngun tồn cầu hóa, sự bùng nổ công
nghệ thông tin đã giúp con người thu hẹp khoảng cách về mặt địa lý vô cùng lớn. Sự
thay đổi tồn cầu cùng với sự phát triển của cơng nghệ đã ảnh hưởng đáng kể đến
ngoại giao văn hóa. Ngoại giao văn hóa ngày càng trở nên quan trọng và là phương
thức thực hiện các mục tiêu đối ngoại của nhiều quốc gia. Đặc biệt, Giáo sư Đại học

Harvard (Mỹ), Joseph S. Nye đưa ra khái niệm đầu tiên về sức mạnh mềm (Soft
power) vào những thập niên cuối của thế kỷ 20, ông cho rằng: “Sức mạnh mềm là
một loại năng lực, có thể giúp đạt được mục đích thơng qua sức hấp dẫn chứ khơng


-8-

phải ép bức hoặc dụ dỗ. Sức hấp dẫn này đến từ quan điểm về giá trị văn hố, chính
trị và chính sách ngoại giao của một nước” [49]. Trong đó, văn hóa là nguồn quan
trọng để tạo nên sức mạnh mềm. Chính vì vậy mà ngoại giao văn hóa ngày càng
khẳng định được vai trò và tầm quan trọng trong quan hệ quốc tế. Các hoạt động
ngoại giao văn hóa diễn ra ngày càng nhiều và ngoại giao văn hóa trở thành yếu tố
khơng thể thiếu trong chính sách đối ngoại của các quốc gia trên thế giới.
Ngoại giao và văn hóa là hai khái niệm hồn tồn khác nhau, song ngoại
giao và văn hóa lại có mối quan hệ biện chứng, chặt chẽ với nhau. Ngoại giao chính
là con đường để văn hóa lan tỏa. Văn hóa được sử dụng như là một công cụ ngoại
giao nhằm tăng cường sức ảnh hưởng, thúc đẩy quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực.
Ngược lại, việc thúc đẩy các hoạt động ngoại giao cũng nhằm mục đích nâng cao
những giá trị văn hóa của dân tộc. Tóm lại, ngoại giao chính là phương tiện để văn
hóa có thể lan tỏa ra bên ngoài và đồng thời ngoại giao củng cố sự phát triển của
chính văn hóa ở bên trong.
Có thể nói văn hóa chính là cầu nối tinh thần giữa các quốc gia trên thế giới.
Văn hóa đang đưa các dân tộc trở nên gần gũi với nhau hơn bao giờ hết. Khơng chỉ
vậy, văn hóa cịn đóng vai trị là một nhân tố thúc đẩy sự hợp tác trên mọi lĩnh vực.
Trong quá trình hội nhập và giao lưu văn hóa quốc tế, văn hóa giữ vai trị quan trọng
trong việc kết nối, thúc đẩy hợp tác và tăng cường sức ảnh hưởng. Chính vì vậy mà
ngoại giao văn hóa ra đời có vai trị hết sức quan trọng trong việc truyền tải những
giá trị văn hóa, quảng bá hình ảnh đất nước và gia tăng sức mạnh mềm.
1.1.3.2. Khái niệm ngoại giao văn hóa
Ngoại giao văn hóa đã xuất hiện từ hàng thế kỷ, song vấn đề này vẫn còn

khá mới mẻ trong quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Bằng chứng là
ngày càng có nhiều hoạt động văn hóa diễn ra trên quy mơ rộng lớn. Đầu tiên phải kể
đến mơ hình “ngoại giao bóng bàn”, đã từng rất thành cơng trong lịch sử, đã mở ra
cánh cửa trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc. Hay việc


-9-

Nhật Bản tặng 3000 cây hoa anh đào cho Washington DC (Mỹ) đã tạo nên mối quan
hệ hữu nghị vô cùng tốt đẹp giữa hai nước mà cây anh đào chính là cầu nối [15].
Khái niệm ngoại giao văn hóa là một khái niệm phức tạp. Cũng như khái
niệm văn hóa, ngoại giao văn hóa có vơ vàn các khái niệm được đưa ra bởi các học
giả trên toàn thế giới. Có ý kiến cho rằng ngoại giao văn hóa đơn thuần chỉ là một
cơng cụ của chính sách đối ngoại. Khơng chỉ vậy ngoại giao văn hóa được hiểu trên
nhiều phương diện khác nhau. “Ngoại giao văn hóa là một tiến trình lâu dài của
chính sách, sáng kiến và hoạt động nhằm nâng cao lợi ích phát triển của một quốc
gia” [8]. Xét về mặt chính trị, ngoại giao văn hóa được xem là một lĩnh vực của hoạt
động ngoại giao, sử dụng văn hóa để làm ngoại giao. Milton C. Cummings Jr định
nghĩa: “Ngoại giao văn hóa trao đổi những tư tưởng, thơng tin, nghệ thuật, và các
khía cạnh khác của văn hóa giữa những quốc gia và dân tộc của họ nhằm xây dựng
sự hiểu biết lẫn nhau” [12]. Khái niệm này có thể được hiểu là thơng qua giao lưu
văn hóa, trao đổi những giá trị để nâng cao sự hiểu biết, thúc đẩy hợp tác trên các
lĩnh vực.
Theo trang “Institute for Cultural Diplomacy”, ngoại giao văn hóa được nhìn
nhận từ góc độ chính trị: “Ngoại giao văn hóa là một q trình dựa trên việc sử dụng
sự trao đổi tư tưởng, giá trị, truyền thống và những khía cạnh khác của văn hóa hoặc
bản sắc nhằm thắt chặt các mối quan hệ, nâng cao sự hợp tác trên lĩnh vực văn hóa xã hội, phục vụ lợi ích quốc gia và ngoại giao văn hóa có thể được ứng dụng trong
các lĩnh vực cơng, lĩnh vực tư hoặc xã hội dân sự” [16]. Văn hóa chính là phương
tiện để thực hiện được mục tiêu cơ bản của một quốc gia là an ninh và phát triển.
Trong khi đó ngoại giao văn hóa khơng chỉ bó hẹp trong lĩnh vực công bao gồm các

hoạt động của quốc gia với các chủ thể khác. Ngoại giao văn hóa cịn được mở rộng
sang các lĩnh vực tư nhân và đặc biệt là xã hội. Ngoại giao văn hóa tạo nên sự hợp
tác sâu rộng hơn trên các lĩnh vực đặc biệt là xã hội, chính trị và kinh tế, đồng thời
giảm thiểu xung đột giữa các chủ thể; từ đó xây dựng nền tảng chung của sự tin
tưởng lẫn nhau giữa các quốc gia với nhau.


- 10
Trong cuốn Ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng cộng
sản Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, Nghiên cứu sinh Trịnh Thanh Mai đã
đưa ra khái niệm ngoại giao văn hóa: “Ngoại giao văn hóa là một lĩnh vực ngoại giao
đặc thù, ở đó, văn hóa được coi là phương tiện, đồng thời cũng là đối tượng, mục
đích trong quan hệ ngoại giao nhằm đạt được các mục tiêu, lợi ích của mỗi quốc gia”
[3].
Nhìn chung có thể khái qt khái niệm ngoại giao văn hóa trong dưới góc độ
quan hệ quốc tế như sau: Ngoại giao văn hóa là hoạt động ngoại giao của một quốc
gia, trong đó văn hóa vừa là công cụ vừa là đối tượng hướng tới mục tiêu cơ bản của
một quốc gia là tồn tại và phát triển. Hoạt động ngoại giao văn hóa rất đa dạng và
phong phú trên nhiều lĩnh vực và hình thức khác nhau như: nghệ thuật, phim ảnh, âm
nhạc, ẩm thực, v.v.
1.1.4.

Tầm quan trọng của ngoại giao văn hóa

Trong thời hiện đại, các quốc gia đang ngày càng dành sự quan tâm đến tầm
quan trọng của ngoại giao văn hóa. Đặc biệt trong thời đại hịa bình với xu thế “đối
thoại thay cho đối đầu” như hiện nay, văn hóa đóng một vai trị quan trọng của ngoại
giao. Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng
định vai trò đặc biệt của ngoại giao văn hóa: “Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại
của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân; giữa ngoại giao chính trị với

ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa; giữa đối ngoại với quốc phịng, an ninh”
[52]. Hơn nữa, ngoại giao văn hóa cũng được xem là một trong ba trụ cột của ngoại
giao Việt Nam đương đại [17].
Ngoại giao văn hóa đóng vai trị là cầu nối giữa các nền văn hóa với nhau và
là cánh cửa rộng mở để thúc đẩy hợp tác và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau phù
hợp với xu thế hịa bình, hợp tác và phát triển. Ngoại giao văn hóa tác động đến
nhiều lĩnh vực đặc biệt là chính trị, kinh tế và xã hội.
Về chính trị, văn hóa có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc thiết lập và
thúc đẩy mối quan hệ giữa các quốc gia, khiến các quốc gia trở nên gắn kết hơn. Một


- 11 -

ví dụ điển hình là quan hệ Mỹ - Trung. Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc được
thành lập năm 1946, quan hệ Mỹ - Trung xấu đi, hai bên bắt đầu đối đầu nhau. Vào
năm 1971, Trung Quốc đã mời đội tuyển bóng bàn Mỹ sang Trung Quốc thi đấu và
viếng thăm một số địa danh nổi tiếng. Sự kiện ngoại giao này còn được biết đến với
cái tên “ngoại giao bóng bàn” đã mang lại nhiều thành công, đặc biệt là tiền đề để
Mỹ và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao tám năm sau đó. Bên cạnh đó, "Cuộc
gặp bóng bàn" đã có những tác động lên nền chính trị tồn cầu, đặc biệt là cán cân
quyền lực giữa Mỹ, Trung Quốc và Liên Xô [63]. Bản chất của sự kiện này là chất
xúc tác trong việc tháo gỡ nút thắt trong quan hệ hai nước. Nói một cách cụ thể,
ngoại giao văn hóa chính là nhân tố quan trọng để hai nước “phá vỡ” bức tường
chính trị, chuyển từ thế thù địch sang bình thường hóa quan hệ.
Về kinh tế, ngoại giao văn hóa có vai trị thu hút du lịch và đầu tư nước
ngồi thơng qua việc quảng bá hình ảnh của đất nước. Chẳng hạn như Nhật Bản, một
quốc gia nổi tiếng với cây hoa anh đào. Nhật Bản đã sử dụng cây hoa anh đào như là
một món quà nhằm nâng cao mối quan hệ tốt đẹp với Mỹ. Khơng những thế, nhờ
thành cơng trong việc quảng bá hình ảnh về cây hoa anh đào, Nhật Bản thu hút một
lượng lớn khách du lịch đến đây hàng năm.

Về xã hội, sự tác động qua lại làm cho văn hóa của quốc gia thu nhận những
điều mới mẻ và tiến bộ nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng sống của con người và
xã hội.
Văn hóa là một cơng cụ hữu ích trong ngoại giao. Bằng chứng là nó đang
được sử dụng ngày càng rộng rãi và phổ biến hiện nay. Ngoại giao văn hóa khơng chỉ
là cầu nối giữa các dân tộc mà cịn là một nhân tố khơng thể thiếu làm gia tăng sức
mạnh mềm đối với các quốc gia lớn. Đồng thời, ngoại giao văn hóa cịn có vai trị
quảng bá hình ảnh, thu hút du lịch và đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế, xây
dựng lịng tin và tình hữu nghị giữa các dân tộc khác nhau; tiếp thu kinh nghiệm, văn
hóa nước ngồi để làm cho văn hóa nước nhà trở nên phong phú, đa dạng hơn.
Tóm lại, ngoại giao văn hóa là cơng cụ để thực hiện các chính sách đất
nước, phương thức hoạt động của ngoại giao văn hóa kết hợp chặt chẽ trên nhiều


- 12
lĩnh vực nhằm quảng bá hình ảnh đất nước đến với quốc tế, quảng bá giá trị văn hóa
quốc gia, thu hút du lịch, giao lưu văn hóa và là công cụ gia tăng sức mạnh mềm
hiệu quả.

1.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CỦA VIỆT NAM TỪ KHI GIA NHẬP
ASEAN
1.2.1. Sự gia nhập của Việt Nam vào ASEAN
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập ngày 08/08/1967.
Ban đầu, có 5 nước thành viên sáng lập (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore
và Thái Lan), sau 4 lần mở rộng năm 1984, 1995, 1997, 1999 đến nay ASEAN đã có
sự tham gia, đóng góp của 10 quốc gia Đơng Nam Á.
Năm 1992, Việt Nam đã tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) và trở thành quan sát viên của ASEAN. Đây là sự kiện quan trọng
đánh dấu bước đầu hội nhập của Việt Nam kể từ sau Đổi mới, và là tiền đề để Việt
Nam gia nhập ASEAN ba năm sau đó. Việt Nam cũng đã bắt đầu hợp tác với
ASEAN từ rất sớm. Điển hình là tham gia các hoạt động của một số Ủy ban hợp tác

chuyên ngành ASEAN. Quan hệ Việt Nam - ASEAN dần được cải thiện và phát triển
lên một tầm cao mới khi Việt Nam được các nước trong khu vực mời tham dự cuộc
họp đầu tiên và Việt Nam cũng là một trong những thành viên sáng lập Diễn đàn Khu
vực ASEAN (ARF) năm 1994.
Ngày 28/07/1995, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28
(AMM - 28) tại Brunei Darussalam, Việt Nam được chính thức công nhận là thành
viên thứ 7 của ASEAN. Sự kiện này là cột mốc quan trọng đánh dấu thành công của
ngoại giao Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Kể từ đó, hợp tác khu vực của
Việt Nam và ASEAN ngày càng được thúc đẩy, tăng cường trên mọi lĩnh vực. Tính
từ khi hội nhập khu vực đến nay, Việt Nam đã có những đóng góp to lớn vào sự phát
triển của ASEAN; đồng thời nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế. Hơn
nữa, Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm cao thực hiện đầy đủ cam kết và nghĩa vụ
thành viên của mình trong ASEAN. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM
ASEAN Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng đã phát biểu rằng: “Trong một số lĩnh vực


- 13
như: Thực hiện mục tiêu của Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Việt Nam là nước đứng
thứ 2 sau Singapore thực hiện đầy đủ cam kết” [50].
Bên cạnh đó, ASEAN đã được các nước thành viên xác định thúc đẩy liên
kết nội khối sâu và toàn diện hơn nữa, hướng tới mục tiêu hình thành Cộng đồng
ASEAN với ba trụ cột: Cộng đồng An ninh - Chính trị ASEAN (APSC), Cộng đồng
Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC) vào năm
2015, dựa trên cơ sở pháp lý chung là Hiến chương ASEAN. ASEAN đã đạt được
những thành tựu ấn tượng, nhờ có vị trí địa chính trị quan trọng, khu vực rộng lớn
này đang ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm từ các quốc gia và tổ chức quốc
tế. Nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Đơng Nam Á chiếm giữ vị trí
quan trọng trên con đường hàng hải nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, tập
trung nhiều mơ hình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội hiện đại và đang là “thỏi nam
châm” thu hút đầu tư, cạnh tranh và hợp tác. Nắm bắt xu thế của thời đại, ASEAN

ln có những chính sách khuyến khích, kêu gọi nhà đầu tư nước ngồi và phát triển
tự do thương mại trong khu vực. Đặc biệt, trong quá trình hội nhập và phát triển,
ASEAN thúc đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao văn hóa trong khu vực.
1.2.2.

Những thành tựu Việt Nam đã đạt được kể từ khi gia nhập
9




9
•1
ASEAN
Từ khi tham gia vào ASEAN, Việt Nam ngày càng chủ động đổi mới tư duy

đối ngoại, vận dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh về “thêm bạn, bớt
thù”, từng bước hình thành và triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương
hóa, đa dạng hóa, ưu tiên cải thiện, củng cố, phát triển quan hệ với các nước láng
giềng khu vực, đặc biệt là các nước trong khối ASEAN. Việt Nam luôn chú trọng
việc hợp tác với ASEAN trong mọi lĩnh vực từ kinh tế, an ninh quốc phịng đến văn
hóa - xã hội. Vai trị và vị trí của Việt Nam đang ngày càng được khẳng định, củng cố
qua từng năm. Việt Nam đã đạt được những thành cơng, đóng góp sâu sắc trong mọi
lĩnh vực góp phần làm cho tổ chức ngày càng lớn mạnh, khẳng định được vị thế của


- 14
mình trong khu vực, đặc biệt là xây dựng và phát triển Cộng đồng ASEAN. Phó Thủ
tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã nhấn mạnh:
“Chúng ta đã cùng xây dựng và thực thi các mục tiêu, chỉ tiêu để thành

lập Cộng đồng ASEAN. Cho đến nay Việt Nam có thể nói là một trong
những nước đi đầu trong việc thực hiện các mục tiêu xây dựng Cộng
đồng ASEAN 2015. Với gần 95% dòng hành động được triển khai, có thể
nói Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc thực thi mục tiêu
đó. Đó là những đóng góp hết sức quan trọng cho việc thành lập, hình
thành Cộng đồng ASEAN” [59].
Về kinh tế, kể từ khi gia nhập ASEAN đến nay, thâm hụt thương mại ln
nghiêng về Việt Nam nhưng ASEAN ln đóng vai trị là đối tác kinh tế hàng đầu
của Việt Nam. ASEAN là thị trường tiêu thụ hàng hóa đứng thứ 4 sau Mỹ, Liên minh
Châu Âu (EU) và Trung Quốc. Theo Bộ Cơng Thương, tính đến năm 2018, tỷ lệ xóa
bỏ thuế quan của Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại hàng hóa
ASEAN (ATIGA) là 98%, cao nhất so với các hiệp định thương mại tự do khác mà
Việt Nam ký kết [51]. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất
khẩu giữa Việt Nam và các nước ASEAN từ 2,58 tỷ đô la Mỹ năm 1996 [18] tăng
hơn 10 lần lên 24,96 tỷ đô la Mỹ vào năm 2019 [54]. Trong khi đó nhập khẩu vào
Việt Nam đạt 32,056 tỷ đô la Mỹ tăng gần 30 tỷ đô so với năm 1996. Bên cạnh đó,
việc gia nhập ASEAN cịn giúp Việt Nam trở thành một thị trường thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI). Sự thành lập AEC, một trong ba trụ cột chính của Cộng
đồng ASEAN đã và đang tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam cũng như các
nước thành viên. Cuối cùng, với vai trò là cầu nối kinh tế ASEAN đã tạo cơ hội cho
Việt Nam thúc đẩy hợp tác, phát triển cùng với các quốc gia trong khu vực Đông Bắc
Á, châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Thơng qua cơ chế hợp tác như:
ASEAN+1, ASEAN+3, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Thượng đỉnh
Đông Á (EAS), Việt Nam ngày càng mở rộng thị trường xuất nhập khẩu và đã đạt
được 12 hiệp định thương mại tự do với các đối tác: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Chile, v.v. Hợp tác kinh tế nội khối và ngoại


- 15
khối của ASEAN không chỉ giúp Việt Nam mà cả các thành viên khác có cơ hội đối

thoại, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau để cùng nhau phát triển xây dựng Cộng
đồng ASEAN vững mạnh.
về chính trị - an ninh, mục tiêu quan trọng hàng đầu của Việt Nam khi gia
nhập ASEAN là tăng cường an ninh, đảm bảo hịa bình, ổn định trong khu vực. Đầu
tiên, ngay khi vừa gia nhập, Việt Nam là nhân tố thúc đẩy, đưa 3 nước Lào,
Campuchia và Myanmar trở thành thành viên của khối, tạo nên một Cộng đồng
ASEAN - 10 đồng nhất và gắn kết. Việt Nam là thành viên có trách nhiệm cao và
ln đề cao sự ổn định, hịa bình trong khu vực. Vì vậy, sau khi ký kết Hiến chương
ASEAN, Việt Nam luôn nêu cao tầm quan trọng và đưa hiến chương này vào thực
tiễn. Bên cạnh đó, Việt Nam đã góp phần xây dựng, củng cố hịa bình trong khu vực,
đặc biệt là ở Biển Đông. Việt Nam đã đưa hiệp ước thân thiện và hợp tác (TAC) trở
thành bộ quy tắc ứng xử chung đồng thời giải quyết các tranh chấp theo các hiệp ước
đã ký với các nước không chỉ với các thành viên mà cả với các quốc gia bên ngoài.
Đặc biệt, là việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)
đồng thời thúc đẩy đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông với Trung Quốc
(COC) và xúc tiến Hiệp ước Khu vực Đông - Nam Á khơng có vũ khí hạt nhân
(SEANWFZ) [19]. Ngồi ra, với vai trị là chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã kết nạp Mỹ
và Nga tham gia vào EAS, qua đó khẳng định vị thế ngày càng tăng của ASEAN
[20].
Về văn hóa - xã hội, sau 25 năm gia nhập ASEAN, Việt Nam đã hội nhập
với các nước trong khối không chỉ ở lĩnh vực kinh tế, an ninh - chính trị, mà cịn ở
lĩnh vực văn hóa - xã hội. Xét trên khía cạnh văn hóa, Việt Nam đã tham gia tích cực,
tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa trong khu vực. Qua đó quảng bá, giới thiệu
hình ảnh đất nước để các nước thành viên cũng như các nước trên thế giới hiểu rõ
Việt Nam hơn nhằm mục tiêu nâng cao tình đồn kết, hợp tác hữu nghị của các quốc
gia trong Hiệp hội. Việt nam đã để lại dấu ấn của mình trong nhiều hoạt động, tham
gia tích cực vào ASCC. Trong năm 2010, với vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã
đưa ra sáng kiến, chủ trì xây dựng và các Lãnh đạo Cấp cao ASEAN thông qua hai



- 16
văn kiện quan trọng của ASCC là Tuyên bố Hà Nội về Phúc lợi và Phát triển cho phụ
nữ và trẻ em trong ASEAN và Tuyên bố của Lãnh đạo cấp cao ASEAN về Phát triển
nguồn nhân lực và kỹ năng nghề cho phục hồi kinh tế và phát triển bền vững. Ngồi
ra, Việt Nam cịn đưa ra sáng kiến, hưởng ứng thực hiện, tích cực triển khai một số
tuyên bố khác như: Tuyên bố ASEAN về Tăng cường an sinh xã hội; Tuyên bố về
xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và xóa bỏ bạo lực đối với trẻ em trong ASEAN; v.v.
[19] nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, xây dựng một Cộng đồng
ASEAN trên cơ sở luật lệ và đặc biệt là lấy người dân làm trung tâm.

1.3. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA VIỆT NAM
ĐỐI VỚI ASEAN
1.3.1.

Xu thế tồn cầu hóa

Kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực tan rã, thế giới đang ngày
càng thay đổi. Trái ngược với tình thế đối đầu căng thẳng, trong thời đại ngày nay
hịa bình, ổn định đang khiến các quốc gia thay đổi đường lối trong chính sách đối
ngoại của mình để phù hợp với xu hướng hợp tác và phát triển. Tồn cầu hóa diễn ra
mạnh mẽ và mang lại nhiều lợi ích tích cực đối với khơng chỉ nền kinh tế tồn cầu
mà cịn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là văn hóa. Bên cạnh đó, tồn cầu hóa giúp các
quốc gia dễ dàng trao đổi, giao lưu và phát triển mối quan hệ với quy mơ và số lượng
ngày càng tăng. Tồn cầu hóa khiến các quốc gia trở nên phụ thuộc lẫn nhau ngày
càng sâu sắc hơn. Đồng thời, sự lan tỏa văn hóa và tiếp biến văn hóa làm cho văn
hóa của quốc gia trở nên đa dạng, phong phú hơn. Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng hay
tính hấp dẫn từ văn hóa mang lại cho quốc gia sức mạnh hay sức mạnh mềm để chi
phối các chủ thể trong quan hệ quốc tế.
Văn hóa có vai trị quan trọng trong việc thiết lập bản sắc dân tộc và duy trì
nền văn hóa truyền thống, và có mối liên kết chặt chẽ với sức mạnh mềm. Trong thời

đại đối thoại thay cho đối đầu hiện nay, sức mạnh mềm đã và đang là đối tượng mà
các quốc gia quan tâm đặc biệt đến như là một thứ bắt buộc phải có để phát triển và
khẳng định vị thế của mình. Vì vậy, việc gắn kết chặt chẽ văn hóa với một số ngành


- 17
cơng nghiệp văn hóa trên một số lĩnh vực như âm nhạc, công nghiệp điện ảnh, v.v.
vừa là một yếu tố quan trọng để các quốc gia gia tăng sức mạnh mềm và sức ảnh
hưởng của mình; vừa là động lực cho sự phát triển bền vững trong tương lai.
Tác động của tồn cầu hóa trong thời đại 4.0 lên lĩnh vực văn hóa - xã hội là
nhân tố thúc đẩy các quốc gia thay đổi cách nhìn về đời sống chính trị hiện nay và là
nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến ngoại giao văn hóa. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thơng tin, rào cản về khơng gian đã khơng cịn, sự giao lưu
văn hóa diễn ra mạnh mẽ hơn khơng chỉ tạo cơ hội cho sự hiểu biết lẫn nhau và học
hỏi cùng tiến bộ mà còn làm cho sự khác biệt biến mất, tạo nên cơ hội chung sống
hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
Về khía cạnh chính trị, với tham vọng sức mạnh của các quốc gia lớn trên
thế giới, văn hóa là vũ khí, là sức mạnh để thực hiện lợi ích của mình trên trường
quốc tế. Văn hóa là nhân tố then chốt để các quốc gia trên thế giới tiến tới một nền
văn hóa chung của sự đa dạng, phát triển và thịnh vượng chung. Trái lại, khi ranh
giới khơng cịn nữa thì thách thức mang lại cho các quốc gia đó là sự đồng hóa văn
hóa, kéo theo là sự suy vong của một quốc gia, dân tộc. Vì vậy, mỗi quốc gia cần coi
trọng việc giữ gìn và xây dựng bản sắc riêng, duy trì tính độc lập văn hóa, biết tiếp
thu có chọn lọc những giá trị văn hóa đồng thời gạt bỏ những giá trị văn hóa khơng
phù hợp. Văn hóa và bản sắc trong thời đại tồn cầu hóa có vai trị quan trọng hơn
bao giờ hết. Vì vậy, việc tiếp thu tinh hoa của nhân loại song song với việc đảm bảo
duy trì những giá trị cốt lõi của nền văn hóa dân tộc là nhân tố quan trọng góp phần
làm cho nền văn hóa nước nhà phong phú đa dạng nhiều màu sắc hơn và phát triển.
Để làm được điều này, các quốc gia cần phải quan tâm, coi trọng, dành nhiều nguồn
lực cho ngoại giao văn hóa.
Đối với khối ASEAN, việc thúc đẩy giao lưu, hợp tác văn hóa đã và đang

diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn với sự thành lập của Cộng đồng ASEAN (AC) năm
2015 đánh dấu bước phát triển mới của khối trên lĩnh vực văn hóa - xã hội. Tồn cầu
hóa ảnh hưởng sâu sắc đến tiến trình hội nhập của các thành viên trong khối và là


×