Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Những bất cập quá rõ trong sách giáo khoa môn Tiếng Việt hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.47 KB, 4 trang )

Viện Khoa học xã hội
vùng Nam Bộ
Điện thoại: 08 38295076

TS. NGUYỄN ĐỨC
DƢƠNG

Emai:


NHỮNG BẤT CẬP
Q R
TRONG
SÁCH GIÁO KHOA
MƠN TIẾNG VIỆT
HIỆN HÀNH

TĨM TẮT
Sách giáo khoa tiếng Việt hiện hành cịn khơng ít các bất cập khó chấp nhận về
ngữ âm, chính tả, ngữ pháp. Khắc phục những bất cập này sẽ giảm nhẹ áp lực cho học
sinh khi học tiếng Việt, giúp cho công cuộc giảng dạy tiếng mẹ đẻ ngày càng thiết thực
hơn.
Từ khóa: sách giáo khoa, tiếng Việt, bất cập.
ABSTRACT
Obvious Inadequacies in Current Vietnamese Language Arts Textbooks
The paper presents unacceptable inadequacies of pronunciation, spelling and
grammar in current Vietnamese Language Arts textbooks which should be resolved to
reduce students‟ pressure in learning as well as improve the practicality of mother
tongue education.
Key words: textbooks, Vietnamese language, inadequacies
1. Mới đây, Bộ trƣởng Bộ GD-ĐT có khẳng định: “[…] cả ba lần cải cách giáo dục đều


có mục tiêu và định hƣớng rõ ràng, song không giải quyết đƣợc các yếu kém của ngành
giáo dục do nặng về đổi mới chƣơng trình giáo dục mà chƣa chú trọng đến đổi mới
phƣơng pháp dạy và học” và “ngành giáo dục cần một cuộc đại phẫu toàn diện và có hệ
thống ở mọi cấp học mà trong đó đổi mới phƣơng pháp dạy và học là đổi mới căn bản
nhất” (Thời báo Kinh tế Sài Gòn 7.1.2014). Gần đây hơn, hôm 5.2.2014, trên trang
mạng báo Văn học Quê nhà, PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống, Phó Vụ trƣởng Vụ Giáo dục
trung học, Thƣờng trực Ban soạn thảo Đề án Đổi mới chƣơng trình và sách giáo khoa
phổ thơng sau 2015, cũng có nhận định tƣơng tự.
Những khẳng định vừa nêu, theo thiển nghĩ, vẫn chƣa chỉ ra đƣợc ai là “thủ phạm”
gây nên sự giảm sút hiệu quả công việc giảng dạy tiếng Việt cho học sinh [HS]. Theo
225


chúng tơi, “thủ phạm” gây nên thực trạng trên có lẽ chẳng ai khác cả mà chính là sách
giáo khoa [SGK], bởi lẽ SGK là văn bản chính thống thể hiện chƣơng trình [CT] và
khơng một cải tiến nào thốt li đƣợc những nội dung cụ thể của SGK cả. Đó là lí do
chính khiến bài này chỉ tập trung vào SGK.
2. Tiếp theo, chúng ta hãy cùng nhau điểm lại xem: SGK tiếng Việt hiện hành đã xứng
đáng chƣa trong việc làm chỗ dựa đáng tin cậy của công việc giảng dạy môn tiếng Việt?
Câu trả lời chắc chắn là chƣa vì SGK tiếng Việt hiện hành cịn để lộ q rõ khơng ít các
bất cập khó chấp nhận.
a) Chẳng hạn, về ngữ âm, SGK hiện vẫn chƣa có những quy định đủ minh xác về tên
gọi các kí tự, nhất là các kí tự đƣợc ghi bằng hai/ba chữ cái (nhƣ PH-, GH-, NG-, NGH, TR-, v.v.), tuy ai cũng biết mƣời mƣơi rằng ngoài âm ra, mỗi kí tự cịn có một tên
riêng nhất định. Hậu quả là chúng ta đang phải chứng kiến nhiều lối đọc chả giống ai
trong HS, nhƣ các nƣớc gờ 8 sắp nhóm họp nay mai tại Sochi, muốn rút tiền, nhƣng các
điểm a tê em mờ đều đóng cửa, chiều cao hờ của tam giác a bờ cờ cắt đƣờng tròn tâm
Ơ tại điểm en nờ, v.v. và v.v..
b) Cịn về chính tả thì mãi tận giờ, SGK vẫn ni tham vọng dùng cách “phát âm
chuẩn” nhƣ một phƣơng tiện để giúp HS viết đúng chính tả. Tiếc thay, đây rõ ràng là
một chủ trƣơng đã thất bại ngay từ điểm xuất phát, bởi lẽ hiện chƣa có ai trong số tám

mƣơi, chín mƣơi triệu ngƣời Việt nói đúng nhƣ chính tả cả thì biết lấy ai đây để làm
thầy. Vả lại, chắc các nhà biên soạn chả bao giờ tự hỏi tại sao lại giải quyết một chuyện
dễ hơn (viết đúng chính tả) bằng một giải pháp khó hơn gấp bội: nói đúng âm chuẩn?
Ấy là chƣa kể liệu có nên nhân danh cách phát âm chuẩn để buộc cả giáo viên lẫn HS
đua nhau làm cái việc còn tệ hơn cả “chửi cha” [ngƣời ta] là “pha tiếng”, nhƣ tục ngữ
từng chỉ rõ. Một điều đáng nói nữa là chẳng hiểu tại sao các nhà biên soạn vẫn làm ngơ,
mặc dù chuyện này đã đƣợc khơng ít ngƣời nhắc nhở nhiều lần. Và kết quả: tới nay vẫn
rất khó tìm thấy một bài viết nào của HS, thậm chí cả sinh viên, hồn tồn sạch bóng
các loại lỗi chính tả lớn nhỏ!
Nhƣng hai điểm vừa nêu chƣa phải những “hạt sạn” nổi cộm nhất của SGK hiện
hành, mà công trình biên khảo cơng phu và tốn kém này cịn phơi bày khơng ít những
bất cập đáng suy nghĩ hơn thế, nhất là về mặt ngữ pháp.
c) Nhƣ mọi ngƣời đều nhận thấy, một trong những điểm yếu rõ nhất của HS ta là
khả năng diễn đạt. Nếu tạm bỏ qua một loạt nguyên do gián tiếp, chắc hẳn ai cũng sẽ dễ
dàng đồng ý với chúng tôi rằng nguyên do căn bản gây nên tình trạng đáng buồn ấy là
SGK vẫn chƣa giúp cho HS trả lời mau lẹ và minh xác câu hỏi: câu là gì? Mà câu, nhƣ
mọi ngƣời đều biết, là cái mà ai cũng phải nắm chắc khi giao tiếp, bởi lẽ ai trong chúng
ta cũng nói bằng câu, nói thành câu, chứ ít thấy ai nói bằng các từ ngữ rời rạc. Một hậu
226


quả đáng tiếc nữa là do chƣa hình dung đủ rõ câu là gì, nên HS chúng ta chẳng tài nào
nhận biết nổi đâu là thành ngữ, đâu là tục ngữ, và thậm chí cịn gọi thành ngữ là “câu
thành ngữ”, tuy ai cũng biết mƣời mƣơi rằng “mỗi [đơn vị] tục ngữ dù ngắn đến đâu
cũng phải là câu” (Vũ Ngọc Phan).
Hơn nữa, ngoài việc chƣa giúp HS nắm đƣợc các dấu hiệu hình thức của câu (do họ
chƣa đƣợc học bao giờ), SGK còn buộc họ phải chấp nhận thêm khái niệm “nòng cốt
câu”, một khái niệm vốn hết sức rắc rối và mù mờ, cùng một hệ thống nào là câu đơn,
nào là câu ghép, nào là câu phức, còn mù mờ và rắc rối hơn gấp bội. Thêm vào đó SGK
cịn “tặng” thêm cho câu hai thành phần phụ nữa là bổ ngữ và định ngữ, tuy ai cũng biết

mƣời mƣơi rằng cặp thành phần này là hai bộ phận phụ của ngữ đoạn, chứ chả phải của
câu!
d) Nhờ Cao Xuân Hạo, hiện ai cũng biết trong tiếng Việt chẳng làm gì có thứ từ loại
nào là tính từ, mà chỉ có vị từ tĩnh (tức tính từ) và vị từ động (tức động từ). Ấy thế
nhƣng cho tới giờ, SGK vẫn nghiễm nhiên coi tính từ là một nội dung giảng dạy, cơng
nhận đó là một từ loại chính bên cạnh cái gọi động từ hay danh từ cùng các từ loại khác
và thậm chí cịn địi hỏi HS đi tìm từ loại đó trong một văn bản cụ thể.
e) Theo PGS. TS. Huỳnh Văn Thơng cùng nhiều ngƣời khác nữa thì trong từ loại vị
từ, bên cạnh hai nhóm lớn là vị từ động và vị từ tĩnh nhƣ vừa nói, tiếng Việt cịn có một
nhóm từ khá đơng đúc là vị từ tình thái (nhƣ đã, đang, sẽ, đƣợc, bị, muốn, định, toan,
rất, v.v.), những vị từ chuyên làm trung tâm của ngữ vị từ (chứ chẳng phải là phụ ngữ)
và bao giờ cũng cần đƣợc bổ nghĩa bằng một/những vị từ thƣờng hay một/những vị từ
tình thái khác có cùng chủ thể.
g) Nhờ công lao của GS. Nguyễn Tài Cẩn và nhất là của nhà ngữ học Cao Xuân
Hạo, hầu nhƣ ai trong chúng ta cũng biết rõ rằng tuyệt đại đa số các âm tiết (“tiếng”)
tiếng Việt đều có nghĩa hoặc đều tiềm tàng mang nghĩa; cho nên đó đều là từ hoặc có
tiềm năng là từ. Vậy mà SGK vẫn bắt HS phân biệt nào là từ đơn, nào là từ ghép loại
này loại nọ. Lối xử trí ấy đã khiến con trẻ hết sức đau đầu, chẳng biết đâu là từ ghép và
đâu là ngữ đoạn. Giá SGK cứ nhất loạt coi các biểu thức ngôn từ do hai/ba âm tiết tạo
thành (ngoại trừ một số hết sức ít ỏi nhƣ bù nhìn, mồ hơi, mồ hóng, v.v.) là ngữ đoạn,
HS chúng ta chắc chẳng những sẽ đỡ khổ hơn với việc phân biệt từ với ngữ, mà còn dễ
dàng và mau lẹ cho biết đâu là ngữ đơn (chỉ có một âm tiết), đâu là ngữ ghép cả thuộc
loại đẳng lập lẫn chính phụ (khi có từ hai âm tiết trở lên và phi láy âm), và đâu là ngữ
láy. Lối xử trí đang nói cịn giúp giải thoát HS khỏi mối băn khoăn khi phải đối mặt với
một câu hỏi: chẳng hiểu sao trong từ ngữ tiếng Việt lại hiện diện hết sức thƣờng trực hai
mối quan hệ cú pháp là đẳng lập và chính phụ, những mối quan hệ vốn chỉ hay gặp
trong địa hạt cú pháp.
227



h) Từng có mƣời mấy cuốn sách và bài báo về loại hình học xếp tiếng Việt chúng ta
vào loại ngơn ngữ điển hình khơng có phạm trù thì, mà chỉ có phạm trù thể. Trong khi
đó SGK của ta tuyệt nhiên chẳng hề đả động gì đến thể, mà chỉ nói đến ba thì, q khứ,
hiện tại và tƣơng lai vốn đƣợc đánh dấu bằng ba chữ đã, đang và sẽ, y hệt nhƣ trong
sách ngữ pháp các thứ tiếng châu Âu của các thập niên 30 hay 40, bất chấp mọi hiểu
biết phổ thơng về phạm trù thì và hoàn toàn trái với cách dùng ba từ này trong tiếng
Việt.
Trở lên là những bất cập nổi rõ nhất trong SGK hiện hành.
1. Từ những gì vừa nêu, chúng ta có thể đi đến kết luận: ƣớc gì SGK của những năm tới
hồn tồn vắng bóng loạt bất cập đã nêu cùng những bất cập tƣơng tự khác nữa, để giảm
nhẹ áp lực cho HS khi học tiếng Việt và nhất là giúp cho công cuộc giảng dạy tiếng mẹ
đẻ ngày càng thiết thực hơn, nhƣ toàn xã hội vẫn trông mong.

228



×