Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tài liệu chuong 6 PTTD201107 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.77 KB, 8 trang )

CHƯƠNG VI: BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
Mục tiêu: Chương này sẽ nghiên cứu các loại hình bảo lãnh, quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân
hàng và những nội dung phân tích đề nghị bảo lãnh đối với khách hàng.
Nội dung:
6.1. BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
6.1.1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng
Bảo lãnh là một dạng nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, xuất hiện vào những năm 60 của thế kỷ 20 trong
thị trường nội địa nước Mỹ và đến những năm 70 bắt đầu được sử dụng trong các giao dịch thương mại quốc
tế. Kể từ đó đên nay, với khả năng ứng dụng rộng rãi trong các loại giao dịch (tài chính, phi tài chính, thương
mại, phi thương mại), vị trí bảo lãnh ngân hàng ngày càng được củng cố một cách chắc chắn ở trong nước và
quốc tế, doanh số bảo lãnh của các ngân hàng trên thế giới gia tăng nhanh chóng.
ở Việt Nam, khi nền kinh tế bắt đầu hội nhập (đầu năm 90), các hoạt động của ngân hàng cũng đa
dạng hơn, trong đó nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh cũng ra đời và phát triển. Để tạo điều kiện cho hoạt
động bảo lãnh ngân hàng phát triển, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp lý cho hoạt
động này như: QĐ 192/NH-QĐ (17/91992) về bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài, QĐ 196/NH14
(16/91994) về quy chế nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, QĐ 283/2000/QĐ-NHNN14 (25/8/2000) về quy chế
bảo lãnh ngân hàng để thay thế các văn bản trước đây.
Bảo lãnh ngân hàng có thể hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau:
- Xét theo khía cạnh học thuật, bảo lãnh ngân hàng là một hình thức tín dụng chữ ký, là hoạt động
không dùng đến vốn của ngân hàng
- Theo luật TCTD Việt Nam quy định bảo lãnh ngân hàng là một trong các hình thức cấp tín dụng,
được thực hiện thông qua sự cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền về việc thực hiện
nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết.
- Trong thương mại quốc tế, bảo lãnh ngân hàng được xem như một loại hình tài trợ ngoại thương,
nhằm chống đỡ những tổn thất của người thụ hưởng bảo lãnh do sự vi phạm nghĩa vụ của bên đối tác liên
quan.
Trong nghiệp vụ bảo lãnh thường có ít nhất ba thành phần sau:
- Người bảo lãnh là người phát hành bảo lãnh (ngân hàng)
- Người được bảo lãnh là người yêu cầu bảo lãnh
- Người thụ hưởng bảo lãnh là người nhận cam kết bảo lãnh


Như vậy, một nghiệp vụ bảo lãnh không đơn thuần là quan hệ giữa NHBLvà người hưởng bảo lãnh
mà còn bao hàm những mối quan hệ, đó là:
- Quan hệ giữa người được bảo lãnh và người hưởng bảo lãnh. Đây là mối quan hệ gốc phát sinh yêu
cầu bảo lãnh , trong mối quan hệ này, người được bảo lãnh có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện đối với người
hưởng bảo lãnh.
- Quan hệ giữa NHBLvới người được bảo lãnh. Đây là quan hệ giữa ngân hàng cấp tín dụng với khách
hàng hưởng tín dụng.
6.1.2. Chức năng bảo lãnh ngân hàng
6.1.2.1. Bảo lãnh là công cụ bảo đảm
Đây là chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh, bằng việc cam kết chi trả bồi thường khi xảy ra các
biến cố vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh, các NHBLđã tạo ra một sự đảm bảo chắc chắn cho người
thụ hưởng. Chính sự tin tưởng này tạo điều kiện cho hợp đồng được ký kết suông sẻ và thuận lợi. Với chức
năng này, NHBLcũng thường xuyên kiểm tra, giám sát tạo ra một áp lực thực hiện tốt hợp đồng, giảm thiểu vi
phạm về phía người được bảo lãnh.
6.1.2.2. Bảo lãnh là công cụ tài trợ
Bảo lãnh là công cụ tài trợ về mặt tài chính cho người được bảo lãnh. Thông qua người bảo lãnh,
người được bảo lãnh không phải xuất quỹ, được thu hồi vốn nhanh chóng, được vay nợ hoặc được kéo dài
thời gian thanh toán tiền hàng, nộp thuế. Vì vậy, mặt dù không trực tiếp cấp vốn nhưng với việc phát hành bảo
lãnh, ngân hàng đã giúp cho khách hàng được hưởng những thuận lợi về ngân quỹ như khi được cho vay thực
sự.
6.1.3. Các loại bảo lãnh ngân hàng
6.1.3.1. Theo bản chất của bảo lãnh
- Bảo lãnh đồng nghĩa vụ: ngân hàng và người được bảo lãnh được xem là đồng nghĩa vụ, tuy nhiên,
khách hàng có nghĩa vụ đầu tiên, còn ngân hàng có nghĩa vụ bổ sung, nghĩa vụ bổ sung được thực hiện khi có
các bằng cớ nghĩa vụ đầu tiên bị vi phạm.
- Bảo lãnh độc lập: cơ chế hoạt động của loại bảo lãnh này dựa trên 2 quy tắc là độc lập và hoàn toàn
phù hợp. Theo đó, nghĩa vụ của ngân hàng hoàn toàn tách rời với nghĩa vụ của người được bảo lãnh. Việc
thanh toán chỉ căn cứ vào những điều kiện, điều khoản quy định trong văn bản bảo lãnh được thoả mãn. Tuy
nhiên, tính độc lập của loại bảo lãnh này không hoàn toàn tuyệt đối mà phụ thuộc vào các điều kiện thanh toán
đã được quy định trong văn bản bảo lãnh.

6.1.3.2. Theo mục đích bảo lãnh

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: nhằm chống đỡ rủi ro cho người thụ hưởng trong trường hợp người
cung cấp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng. Bảo lãnh này được thay thế cho yêu cầu ký quỹ mà
người đặt hàng đề nghị với người cung ứng để bảo đảm bồi thường vi phạm hợp đồng. Hiệu lực hợp đồng bảo
lãnh kết thúc khi người được bảo lãnh hoàn thành nghĩa vụ cung ứng hàng hoá của họ.
- Bảo lãnh hoàn thanh toán: đây là loại bảo lãnh mà ngân hàng cam kết sẽ trả lại số tiền cho người
mua đã ứng cho người bán hay người cung cấp dịch vụ khi người bán vi phạm hợp đồng, ngân hàng tạo niềm
tin cho người mua và giúp cho người bán thoát khỏi những khó khăn về tài chính tạm thời (số tiền bảo lãnh
tương ứng với số tiền dã ứng trước, kể cả lãi và tiền bị phạt nếu có).
- Bảo lãnh trả chậm: loại bảo lãnh này được sử dụng trong các hợp đồng mua bán thiết bị hàng hoá trả
chậm hay còn gọi bảo lãnh thanh toán. Quan hệ giữa người bán và người mua là quan hệ tín dụng thương mại.
Để tránh rủi ro không thanh toán đầy đủ và đúng hạn của người mua, người bán yêu cầu bảo lãnh trả chậm
của ngân hàng.
- Bảo lãnh dự thầu: mục đích của bảo lãnh này nhằm bù đắp những thiết hại về thời gian và chi phí
cho người tổ chức đấu thầu do những vi phạm của bên tham gia dự thầu như rút đơn dự thầu, không ký tiếp
hợp đồng sau khi trúng thầu, bổ sung các điều kiện khi ký hợp đồng so với bản dự thầu. Đây là phương tiện
thay thế cho việc ký quỹ của người tham gia dự thầu nên giá trị của bảo lãnh được quy định theo mức ký quỹ
do người tổ chức thầu đưa ra.
- Các loại bảo lãnh tài chính khác: những loại bảo lãnh này được sử dụng nhằm đảm bảo thanh toán
những nghĩa vụ tài chính của khách hàng trong trường hợp họ vi phạm, người hưởng bảo lãnh thường là các
cơ quan công quyền như hải quan, toà án, cơ quan thuế,...,.
Chú ý: theo quyết định 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/8/2000 có các loại bảo lãnh cơ bản sau: bảo
lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp động, bảo lãnh đảm bảo chất
lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán.
6.1.3.3. Căn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh
- Bảo lãnh trực tiếp: là loại bảo lãnh trong đó ngân hàng chịu trách nhiệm phát hành bảo lãnh trực tiếp
theo yêu cầu của người được bảo lãnh. Sau khi ngân hàng bồi thường cho người thụ hưởng bảo lãnh , ngân
hàng trực tiếp đòi bồi hoàn từ người được bảo lãnh.
- Bảo lãnh gián tiếp: là loại bảo lãnh trong đó người được bảo lãnh sẽ yêu cầu ngân hàng thứ nhất (gọi

là ngân hàng chỉ thị) đề nghị ngân hàng thứ hai (ngân hàng phát hành) đưa ra cam kết bảo lãnh chuyển cho
người thụ hưởng. Trong loại bảo lãnh này, người được bảo lãnh không bồi hoàn trực tiếp cho ngân hàng phát
hành bảo lãnh mà chính ngân hàng chỉ thị sẽ bồi hoàn cho ngân hàng phát hành thông qua một cam kết gọi là

bảo lãnh đối ứng do chính ngân hàng này đưa ra. bảo lãnh đối ứng cũng có nội dung và các điều khoản quy
định như trong bảo lãnh chính. Sau khi đã bồi hoàn cho ngân hàng phát hành bảo lãnh chính, đến lượt mình
ngân hàng chỉ thị lại có thể truy đòi từ người được bảo lãnh .
- Đồng bảo lãnh: để giảm thiểu rủi ro các ngân hàng có thể thực hiện đồng bảo lãnh trong một số dự
án có giá trị lớn. Trong trường hợp này, một ngân hàng đứng ra đóng vai trò đầu mối phát hành bảo lãnh
nhưng có sự tham gia của nhiều ngân hàng đồng minh khác. Nếu phải chi trả cho người thụ hưởng, ngân hàng
chính có thể đòi bồi hoàn từ các ngân hàng đồng minh theo tỷ lệ tham gia của họ dựa trên các bảo lãnh đối
ứng do các ngân hàng phát hành. Đến lượt mình, các ngân hàng này lại tiến hành truy đòi từ người được bảo
lãnh.
6.1.3.4. Theo điều kiện thanh toán của bảo lãnh
- Bảo lãnh theo yêu cầu: là loại bảo lãnh mà điều kiện thanh toán của nó là người thụ hưởng bảo lãnh
chỉ cần xuất trình yêu cầu thanh toán cho ngân hàng phát hành. Yêu cầu thanh toán có thể là văn bản yêu cầu
thanh toán hoặc văn bản yêu cầu thanh toán kèm với tờ trình về sự vi phạm hợp đồng của người được bảo
lãnh (các văn bản này do người thụ hưởng lập và không xác nhận của bên thứ ba độc lập hoặc người được bảo
lãnh)
- Bảo lãnh kèm chứng từ: Điều kiện thanh toán ở đây là phải có chứng từ xác nhận của bên thứ ba
(thường là 1 bên độc lập có đủ tư cách chuyên môn để xác nhận). Chứng từ có thể được xuất trình theo 1
trong 2 cách sau:
+ Người thụ hưởng xuất trình các chứng từ xác nhận hành vi vi phạm nghĩa vụ từ phía người được bảo
lãnh
+ Người thụ hưởng xuất trình yêu cầu thanh toán, ngoài ra không cần phải xuất trình bất cứ 1 chứng từ
nào khác như bảo lãnh theo yêu cầu. tuy nhiên, quyền thanh toán của người này bị đình lại nếu người được
bảo lãnh cung cấp chứng từ của bên thứ ba xác nhận việc hoàn thành hợp đồng.
- Bảo lãnh kèm phán quyết của trọng tài hoặc của toà án: Điều kiện thanh toán ở đây là người thụ
hưởng phải cung cấp một phán quyết của toà án hoặc trọng tài khẳng định việc vi phạm nghĩa vụ của người
được bảo lãnh và trách nhiệm bồi hoàn đối với người thụ hưởng.

61.4. Nội dung văn bản bảo lãnh
Việc soạn thảo văn bản bảo lãnh là công việc rất quan trọng trong toàn bộ quy trình bảo lãnh. Do yêu
cầu bảo lãnh xuất phát từ hợp đồng nên các yếu tố từ văn bản bảo lãnh không phải do ngân hàng tự sáng tạo
hoặc đề xuất mà phải xây dựng từ nội dung hợp đồng giao dịch và giấy đề nghị của khách hàng. Hợp đồng
gốc được xem là hợp đồng cơ sở và việc nghiên cứu nó phải được thực hiện thận trọng trước khi soạn thảo

văn bản bảo lãnh. Hợp đồng bảo lãnh thường có hình thức của một thư bảo đảm, gởi trực tiếp cho người thụ
hưởng (hoặc thông qua ngân hàng thông báo). Không có mẫu văn bản bảo lãnh thống nhất cho tất cả các loại
bảo lãnh và cho tất cả ngân hàng phát hành. Tuy nhiên, nội dung hợp đồng bảo lãnh chứa đựng những yếu tố
sau:
1. Chỉ định các bên tham gia: tên của người được bảo lãnh, người thụ hưởng bảo lãnh, ngân hàng phát
hành, ngân hàng thông báo.
2. Mục đích của bảo lãnh: tuỳ thuộc vào bản chất của hợp đồng gốc, tên gọi văn bản bảo lãnh thống
nhất với mục đích bảo lãnh và cần phải tham chiếu đến số hiệu hợp đồng gốc.
3. Số tiền bảo lãnh: là giới hạn mức thanh toán của NHBL đối với người thụ hưởng khi xảy ra sự cố.
Số tiền bảo lãnh quy định mức tối đa và xác định dựa trên bản chất của giao dịch và giá trị của hợp đồng gốc,
thường ghi một số tiền cụ thể. Cần phải đưa vào hợp đồng bảo lãnh các điều khoản giảm giá trị bảo lãnh nếu
có để tránh sự lạm dụng của người thụ hưởng.
4. Các điều kiện thanh toán: quy định các chứng từ cần thiết phải xuất trình làm cơ sở cho việc thực
hiện cam kết thanh toán của ngân hàng bảo lãnh. Khi các điều kiện này thoả mãn, NHBLphải thanh toán cho
người thụ hưởng bảo lãnh. Việc quy định các loại chứng từ xuất trình tuỳ thuộc vào việc lựa chọn điều kiện
thanh toán của bảo lãnh mà cơ sở là sự thoả thuận giữa người thụ hưởng và người được bảo lãnh trong hợp
đồng chính. Để thực hiện tốt vai trò kiểm tra trước khi thanh toán, các chứng từ thanh toán cần phải quy định
cụ thể.
5. Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh: là khoảng thời gian mà ngân hàng chịu trách nhiệm thực hiện cam
kết thanh toán bất kỳ khi nào điều kiện thanh toán được thoả mãn. Thời hạn hiệu lực được quy định cụ thể
trong văn bản bảo lãnh. Thời hạn bắt đầu có hiệu lực thường ngay khi phát hành, hoặc sau một sự kiện cụ thể
nào đó (sau khi hợp đồng chính được ký,,..). Thời hạn chấm dứt hiệu lực có các cách xác định như: ấn định
vào một ngày cụ thể, hoặc cộng thêm 1 khoảng thời gian sau khi hợp đồng chính hết hiệu lực hoặc kết hợp cả
hai. Ngoài ra, thời hạn hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh chấm dứt khi hợp đồng gốc vô hiệu hoặc khi bảo lãnh

được huỷ bỏ (có sự đồng ý của người hưởng bảo lãnh) hoặc khi người được bảo lãnh thực hiện xong nghĩa vụ
hay NHBL thực hiện xong nghĩa vụ.
6. Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm của NH bảo lãnh
7. Tham chiếu luật áp dụng: nội dung này cho biết cơ sở để phát hành và giải quyết những tranh chấp
trong quan hệ bảo lãnh. Điều này rất cần để bảo vệ cho các bên có liên quan.
6.2. NỘI DUNG PHÂN TÍCH ĐỀ NGHỊ BẢO LÃNH
6.2.1. Kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của các giấy tờ có liên quan

×